1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công ty (tập đoàn) công nghiệp hàng không Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hello_Vietnam, 08/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Công ty (tập đoàn) công nghiệp hàng không Việt Nam

    Theo tôi nghĩ Bộ Quốc phòng Việt Nam nên thành lập một công ty chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực hàng không (máy bay, động cơ, cánh quạt, hệ thống điện...).
    Có thể lấy tên là Tập đoàn công nghiệp hàng không Việt Nam (Vietnam Aviation Industrial Coporation. - VAIC)

    Sau khi chúng ta đã sản xuất được máy bay không người lái M-400 và máy bay lưỡng dụng VNS-41, tôi nghĩ chúng ta nên tiến thêm một bước nữa trong việc chuyên nghiệp hóa lĩnh vực công nghiệp hàng không. Dù các sản phẩm M-400, VNS-41 (và một loại máy bay gì đó được sản xuất từ thập kỷ 80, giờ đang nằm trong viện bảo tàng) còn khá thô sơ, có tính chất lắp ráp nhưng tôi nghĩ sau khi chúng ta làm được một vài chuyện nho nhỏ như vậy chúng ta cần nghĩ tới chuyện lớn hơn. Hãng Embraer của Brazil lúc mới bắt đầu cũng như thế thôi. Giờ thì hãng đó đã trở thành tập đoàn sản xuất máy bay chở khách lớn thứ tư thế giới và đứng thứ nhất thế giới trong lĩnh vực máy bay chở khách vừa và nhỏ (dưới 190 khách).

    Trong hình dung của tôi, Công ty (tập đoàn) công nghiệp hàng không Việt Nam sẽ đầu tư vào những hướng sau (mỗi bộ phận sau có thể hoạt động dưới dạng một công ty con của VAIC):

    - Nghiên cứu công nghệ hàng không (sử dụng ngân sách quốc phòng hằng năm cùng với một phần lợi nhuận của công ty vào hoạt động nghiên cứu). Hoạt động này sẽ giúp chúng ta có thêm những cơ sở vững chắc để có một ngành công nghệ hàng không thực thụ, không đơn thuần là mua của nước ngoài về để lắp ráp.

    - Nâng cấp và sửa chữa các loại máy bay quân sự và dân dụng. Ban đầu có thể chỉ là việc sơn sửa, thay phụ tùng. Sau đó sẽ tiến tới việc nâng cấp các bộ phận công nghệ cao như radar, linh kiện điện tử, trang bị vũ khí.

    - Sản xuất máy bay: Trên cơ sở các loại M-400, VNS-41, chúng ta tiến tới việc sản xuất những máy bay tương tự hoặc quy mô hơn, với độ cải tiến cao hơn, chất lượng, chuẩn mực an toàn cao hơn. Chú trọng các loại máy bay phục vụ nông nghiệp, máy bay tập lái, máy bay không người lái, các loại vật thể bay làm mục tiêu giả định, máy bay nhỏ phục vụ quay phim, thám hiểm... Nói chung chúng ta chú trọng vào lĩnh vực máy bay nhỏ và xác định đó là mũi nhọn của chúng ta. Các tập đoàn lớn trên thế giới cũng thường lấy một hoặc hai loại sản phẩm làm mũi nhọn, như Tupolev là bomber và chở khách, Embraer là máy bay chở khách vừa và nhỏ, Sukhoi là fighter, Boeing chú trọng máy bay chở khách, vận tải và các siêu bomber. Chúng ta có thể hợp tác với các hãng sản xuất máy bay nhỏ của nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, thiết kế, cải tiến.

    - Sản xuất phụ tùng phục vụ ngành hàng không dân dụng và quân sự. Có thể hợp tác với nước ngoài để phát huy hoạt động trong lĩnh vực này. Bộ phận này có thể chia nhỏ ra thành nhiều nhánh: nhánh chuyên vê điện tử, nhánh về cơ khí, nhánh về vật tư...

    - Nghiên cứu sản xuất các loại tên lửa hạng nhẹ, phù hợp với nhu cầu và khả năng của các nước nghèo. Sản phẩm này sẽ phục vụ cho mục đích quốc phòng và xuất khẩu.

    - Sản xuất các trang thiết bị, trang phục cho phi công, chiến sĩ không quân, các loại trang bị trên máy bay dân dụng như phao, máy thở, thảm... Thiết kế các mô hình máy bay và buồng lái phục vụ cho việc đào tạo phi công.

    - Sản xuất các trang thiết bị cho các sân bay, trạm không lưu, trạm kiểm soát an ninh hàng không.

    - Bộ phận sáng tạo sẽ phụ trách việc tạo ra những ý tưởng cho sản phẩm mới. Có thể phụ trách luôn khâu thiết kế. Ngoài ra còn có thể nghiên cứu các phương pháp mới (về tập luyện, làm việc...) để ứng dụng trong các trường đào tạo, nhà máy, lực lượng không quân.

    - Tiếp thị và xuất nhập khẩu. Cái này có thể do một công ty con phụ trách. Công ty này sẽ phụ trách quảng cáo thương hiệu của tập đoàn, chào bán các sản phẩm trong nước và xuất khẩu, kêu gọi hợp tác, đầu tư, nhập khẩu linh kiện.

    - Bộ phận chuyển giao công nghệ. Sau khi xuất khẩu hoặc bán sản phẩm, bộ phận này sẽ phụ trách hướng dẫn sử dụng cho khách hàng, bảo trì, lắp đặt... Ngoài ra còn có thể bán các công nghệ không phải "độc chiêu" cho nước ngoài.

    - Có thể lập riêng một bộ phận chuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm, sử dụng thử, nghiệm thu... Hoặc có thể bộ phận này là một ban trực thuộc các bộ phận (công ty con) nói trên.

    Tôi đã nghiên cứu khá kỹ cơ cấu của các công ty công nghệ hàng không quốc gia của các nước như Israel, Czech, Ba Lan... cũng như các gã khổng lồ của hàng không thế giới tại Mỹ, Nga, Brazil, Canada. Tôi thấy trong điều kiện Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể có một tập đoàn tương tự như thế (tất nhiên với quy mô nhỏ hơn nhiều, không thể so sánh với Boeing, Sukhoi, Embraer... được và chúng ta cũng xác định trước là không bao giờ cạnh tranh với họ, sau 100 năm nữa thì có thể nghĩ tới chuyện này).

    Tôi đã nghiên cứu kỹ và thấy rằng một công ty dạng này có thể sinh lời sau 5 năm hoạt động. Lời ở đây là lợi nhuận đơn thuần, tức tiền. Còn nói về cái lợi vĩ mô (tạo được sự tự chủ trong công nghệ hàng không, tạo ra những tiền đề để phát triển trong tương lai, tạo ra vật liệu chất lượng cao nhưng giá thành hạ, phát huy nội lực, trí tuệ và tâm huyết của người Việt, giúp niềm kiêu hãnh của người Việt bay cao hơn...) thì ngay khi thành lập chúng ta đã thu lợi rồi.

    Theo tôi thì việc thành lập một tập đoàn như vậy sẽ giúp tập hợp được trí tuệ, nhân tài vốn đang rất tản mát của Việt Nam. Giúp cho các hoạt động trong lĩnh vực này vốn đang rất rải rác, được tập hợp lại để phát huy sức mạnh cao nhất, kiểu như "câu chuyện bó đũa" vậy.
  2. nta522

    nta522 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2004
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    VNS 41 thật sự bay được bao nhiêu giờ rồi?
  3. aerohung

    aerohung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên phải có ít nhất
    1. 10 kĩ sư có bằng tiến sĩ hoặc sau tiến sĩ đang là những kĩ sư trưởng đang nghiên cứu và làm việc tại những công ty hoặc phòng thí nghiệm tại các quốc gia trên thế giới. Phải thuyết phục bằng được những vị này.
    2. Đào tạo:
    +50 vị kĩ sư tiến sĩ và sau tiến sĩ chuyên ngành kỹ thuật hàng không
    Chi phí = $150,000 x 50 = $7,5000,000
    ( cho 8 -10 năm học và nghiên cứu tại 1 trường đại học nước ngoài))
    +100 vị kĩ sư thạc sĩ chuyên về kỹ thuật hàng không
    Chi phí= $100,000 x 100 =$10,000,000
    ( cho 7-8 năm học và nghiên cứu)
    +300 kĩ sư cử nhân chuyên về kỹ thuật hàng không
    Chi phí = $60,000 x 300 = 18,000,000
    ( cho 5 năm học)
    +50 nhà quản trị MBA
    Chi phí = $60,000 x 300 = 18,000,000
    ( cho 5 năm học)
    + 50 nhà kiểm toán ( Accounting)
    Chi phí = $60,000 x 300 = 18,000,000
    ( cho 5 năm học)
    +50 nhà tiếp thị ( Sale & Marketing)
    Chi phí = $60,000 x 300 = 18,000,000
    ( cho 5 năm học)
    + 3000 công nhân lành nghề kỹ thuật chính xác
    Chi Phí = $15,000 x 3000 = $45,000,000
    Bước đầu tiên là sẽ phải chi ra khoảng bao nhiêu đó tiền, và mất 10 năm.
    Sau khi đã hòan thành bước trên thì có thể bắt đầu cho bước chuẩn bị. Từ lúc này cho đến khi chuẩn bị xong cả cho cả 1 công ty đi vào vận hành sẽ mất khoảng 5 năm nữa
    Tính trung bình sơ sơ
    Lương $1000 cho 1 tháng cho khoảng gần 4000 người này là
    $1000 x 4000 x 12 x 5 = $ 240 ,000,000
    --------------------------
    Phía trên là chỉ phần cơ bản về vấn đề con người và chưa tính đến các vị trí không chuyên môn khác để vận hành một công ty
    Ngoài ra còn có những nhiều phần khác, thì mọi người cứ thêm vào.
    Sơ sơ thôi thì đã như thế, làm gì mà sau 5 năm có thể có lãi được. Nội Bộ Quốc Phòng phải nuôi cái lữ đoàn " chuyên viên" này thôi thì cũng đủ hộc máu rồi.
    ----------------------------------------------------
    Theo mình nghĩ thì cứ tư nhân hoá ngành hàng không dân dụng trước cái đã, sau đó thì " nhà nước và nhân dân cùng làm".
    Khi hàng không dân dụng phát triển rồi thì phía bên quân sự sẽ được hỗ trợ rất đắc lực về nền tảng.
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Có mấy anh Hai Lúa làm đuợc máy bay rồi, nhưng mà chẳng có ai giúp đỡ hay khuyến khích mà lại còn gặp trở ngại (không đuợc phép bay)
    Có lẽ giúp đỡ mấy anh này không có lợi và lại mất thế độc quyền nên phải cấm.
  5. 040239407

    040239407 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Ba cái chong chóng đó chắc cũng lắc lư mà bay lên được nhưng rớt vào nhà người ta thì ai đền, Tệ hơn, con VNS-41 đó mà dám thí mạng phi công mà bay thử, may mà...
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hơ hơ, chuyện này mấy ông thầy em có nói là chưa qua kiểm tra, thử nghiệm kĩ lưỡng thì chưa cho bay là bình thường, máy bay xịn nó cũng còn thử chán mới dám cho phi công lái thật. Hai bác kia cũng có thử nghiệm nhưng làm chưa đúng cách - cái này hôm đấy 2 bác ấy cũng công nhận. Chẳng qua có mấy đám dek hiểu gì nên làm ỏm tỏi lên thôi.
    Hôm đấy thấy nói là bên HK của BKTPHCM sẽ cử người đến hỗ trợ mấy bác này hoàn thiện 2 con trực thăng (đầu tiên là làm bản vẽ, vì nó vốn chẳng có bản vẽ gì), không biết giờ thế nào rồi.
    u?c chiangshan s?a vo 09:07 ngy 09/10/2006
  7. My2Cents

    My2Cents Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Khà khà, nếu mà VN mình có từng này người thì chắc đủ sức cạnh tranh với Boeing hay Airbus ấy nhỉ. Hoành tráng ra phết..... I have a dream!!!!!!!
  8. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Thấy bản danh sách bạn liệt kê ra đây (dù rất thiếu cơ sở nhưng tôi vẫn lạm bàn), có vẻ như bạn muốn thành lập một tập đoàn cỡ Bombadier, Saab... Ý tôi muốn nói ở đây là ta lập tập đoàn quy mô nhỏ. Thực ra, sở dĩ ta không làm được bởi ta có thói quen tự đưa ra những mục tiêu quá cao để nhát ma bản thân. Như tôi đã nói ở trên, đầu tiên ta chỉ làm những cái nhỏ, theo chiến thuật hôm nay làm lớn hơn hôm qua một chút. Cứ nhích dần từng bước vậy. Thêm vào đó, ta cũng không so sánh mình với các tập đoàn lớn mà vận dụng chiến thuật "đánh du kích".
    Sự thiếu tự tin nó có thể giết chết ý chí vươn lên của các bạn. Sự tự tin thái quá cũng nguy hiểm tương tự. Vấn đề là phải tính toán, đặt ra những mục tiêu vừa tầm để mà tiến từ từ. Bạn mới học lớp 5, bạn có nghĩ rằng mình sẵn sàng cạnh tranh với một tiến sĩ ngay bây giờ không? Đó là điều ngu xuẩn. Nhưng là một học sinh lớp 5, bạn có cách làm riêng của mình. Vị tiến sĩ chắc chắn sẽ không bao giờ chịu làm phép tính 1+1=2, còn bạn thì luôn sẵn sàng. Đúng không?
    Một điều nữa, cứ cho là cái con số 240 triệu USD của bạn là chính xác, thì đó cũng không phải quá lớn nếu so sánh với ngân sách quốc phòng của ta.
    Tôi xin nhắc lại là Việt Nam không và không thể cạnh tranh với Boeing, Airbus... Sau 100 năm nữa hẵng tính.
    Lúc thành lập một công ty nước giải khát có gas, bạn nghĩ mình sẽ cạnh tranh với Coca-Cola, Pepsi...? Nếu nghĩ như vậy là sai lầm. Trước hết, bạn hãy nghĩ rằng mình nên đánh vào những thị trường mà Coca-Cola, Pepsi... chưa vươn tới (vùng sâu, vùng xa, vùng sông nước) và bạn cũng sản xuất những sản phẩm mà Coca-Cola, Pepsi "không thèm" làm.
    Vào thời điểm năm 2005, Công ty PepsiCo có tới 153.000 nhân viên trên thế giới và họ đạt doanh thu 33 tỷ USD. Nếu mới thành lập một công ty nước uống có gas mà bạn đem ra so sánh với PepsiCo rồi... sợ là điều quá ngây thơ. Công ty ta ví dụ có 153 nhân viên (khá lớn rồi đấy nhé) nhưng làm sao có thể so sánh với PepsiCo và so sánh để làm gì? Doanh thu họ mỗi năm 33 tỷ USD, mục tiêu của ta là đạt doanh thu 33.000 USD thôi.
    Bạn có nghĩ rằng Boeing sẽ sản xuất những chiếc máy bay có giá 1 tỷ đồng VN không? Có lẽ điều này không nằm trong kế hoạch của họ, ít nhất là vài chục năm nữa.
    Tôi thấy các bạn có vẻ như mang nặng sự tự ti của người yếu. Nếu cứ mặc cảm như vậy, nhà Trần đã bị quân Mông-Nguyên đánh cho tan nát rồi, nước Việt Nam của chúng ta với một dúm kỹ sư du học về cũng làm sao chọi được Lầu Năm Góc với hàng ngàn tiến sĩ, hàng chục ngàn kỹ sư, hàng trăm ngàn nhân viên kỹ thuật... chứ?
    Embraer thành công vì họ biết đánh vào thị trường mà Boeing, Airbus đã bỏ qua. Tribeco (Công ty nước giải khát tại quận 3, TPHCM) cũng thành công vì họ biết tránh đụng đầu trực tiếp với Coca-Cola, Pepsi...
    Còn vấn đề về VNS-41, tôi không nói đó là một thành công vượt bậc. Đó có thể là sản phẩm của một quá trình mày mò, cóp nhặt mà ra. Đó cũng chưa thể là sản phẩm thương mại được. Nhưng về mặt tinh thần, VNS-41 có tác dụng rất to lớn trong việc đánh thức tiềm năng của người Việt.
    Được hello_Vietnam sửa chữa / chuyển vào 13:07 ngày 09/10/2006
    Được hello_Vietnam sửa chữa / chuyển vào 16:25 ngày 09/10/2006
  9. dnab8

    dnab8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Trên báo Việt nam net có bài: Cho phép ?oHai lúa? bay thử nghiệm máy bay tự chế?
    http://www2.vietnamnet.vn/xahoi/2006/08/607846/
    Trích:
    ..Và để chứng minh sản phẩm của mình có thể ?ocất cánh? hai ông đã làm đơn xin được thử nghiệm thiết bị bay do mình chế tạo. Lần này, Bộ Quốc phòng đã cử đoàn công tác do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Dương, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Quốc phòng) đến Tây Ninh xem xét thực trạng, từ đó có kiến nghị lên Bộ có ý kiến chính thức.
    Sau thời gian làm việc, đến ngày 14/08/2006, Đoàn đã thống nhất trình Bộ Quốc phòng theo hướng cho phép thử nghiệm thiết bị bay theo đề nghị của hai ông Danh và Hải, trong đó xác định rõ thời gian kết thúc việc thử nghiệm là ngày 31/12/2006....
  10. nta522

    nta522 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2004
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Máy bay ERJ, CRJ, và Saab cũng xài rất nhiều phù tùng của các cty khác
    Còn VNS41 là một copy của loại máy bay kit của Nga không hơn không khém

Chia sẻ trang này