1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công việc ở Quảng Ngãi

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi kessin, 19/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kessin

    kessin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Công việc ở Quảng Ngãi



    Sau khi nghiên cứu danh mục các bài đã post lên, tôi xin phép được mở một chủ đề mới, có thể đặt là Công việc ở Quảng Ngãi" chẳn hạn....

    Tôi đang làm việc ở Sài Gòn và mong muốn có một ngày sẽ về quê sống và làm việc ở đó. Tuy nhiên, tôi không biết rõ đã có nhiều nhà đầu tư vào Quảng Ngãi nói chung và KCN Dung Quất nói riêng chưa? Tóm lại là có nhiều cơ hội việc làm không? Công việc hiện giờ ở Sài Gòn rất tốt, thu nhập cũng khá nhưng mình vẫn mong muốn về làm việc ở quê hương, được sống gần cha mẹ, được lấy vợ Quảng Ngãi (nấu cơm cho tôi ăn chứ thức ăn ở đây tôi không thích mấy!)... Nhiều lý do lắm nhưng tóm lại là hai tiếng "quê hương" rất đỗi thân thương, luôn thôi thúc tôi hướng về (hơi "sến" nhỉ?). Thế nhé, ai cùng suy nghĩ với mình thì chia sẻ nhé!

    Nhân đây cho mình giới thiệu nhé:
    Tên là Công, cựu sinh viên ĐH Bách Khoa. Sinh ngày 10 - 3 (ai cùng sinh nhật thì lên tiếng nhé!). Đang làm việc ở Tp HCM, nick: lovin_dungnhi. Mail: lovin_dungnhi@yahoo.com

    Sở thích: học tiếng Nhật, nghe nhạc Enya, kitaro, Kenny G và Yanni, thích truyện Siêu quậy Teppi và thần đồng đất Việt. (mặc dù tuổi không còn nhỏ). Ghét nhất trên đời là nghe ca sĩ Sài Gòn hát, nhất là những ca sĩ như UHP, QTD, DVH, HTT, vân vân và vân vân (những ca sĩ hát những bài nghe không vô...)

    Xin lỗi nếu động chạm tới ai có thần tượng là những ca sĩ trên nhé!!!
  2. nitatqng

    nitatqng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    3.815
    Đã được thích:
    0
    Mọi câu hỏi khác thì mình miễn bình luận?
    Nhưng thấy câu hỏi trên (quoted above) thì xin hỏi bác có quan tâm đến quê hương thật không vậy?
    Thông tin về đầu tư vào Quảng ngãi nói chung , Dung quất nói riêng được đưa lên báo thường xuyên mà
    Võ Quý Cầu báo tuổi trẻ, Thanh Toàn, Thanh Thảo báo Thanh Niên?
    Ở đây có HoaPhan cũng hay đăng tin mà?
  3. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Phải nhìn nhận một sự thật hiển nhiên là box chúng ta có một chủ đề sưu tầm những bài viết, những tin tức về kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh nhà, nhưng rất ít nhận được sự quan tâm của mọi người.
  4. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Thấy thông tin này đăng cũng lâu,nhưng bạn thử liên lạc xem biết đâu còn có cơ hội những người như bạn luôn hướng về muốn làm việc cho quê hương thì sao,ở ngày 7-4-2006 của diễn đàn việc làm của tuổi trẻ online
    Chúc bạn may mắn
    Được Levantam20_11 sửa chữa / chuyển vào 15:07 ngày 21/05/2006
  5. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0


    Dung Quất - việc ?okhát? người
    Thiếu hàng vạn kỹ sư, công nhân
    Ông Dominique Perffeit, phó chủ tịch của Tổ hợp nhà thầu Technip tại châu Á - Thái Bình Dương (nhà thầu chính xây dựng nhà máy này), cho biết dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã bắt đầu triển khai xây dựng và lúc này đang rất cần thợ hàn với số lượng lớn: khoảng 2.000 thợ bậc cao.
    Vào giai đoạn cao điểm, công trình xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất cần khoảng 15.000 chuyên gia, kỹ sư và CN. Ngoài ra, công trình này còn cần rất nhiều CN cơ khí đủ khả năng lắp ráp dây chuyền thiết bị siêu trường, siêu trọng.
    Và đó mới chỉ là nhu cầu nhân lực cho việc xây dựng nhà máy; khi nhà máy đi vào sản xuất còn phải cần một lượng lớn lao động nghề hóa dầu nữa. Nhu cầu nhân lực để vận hành dây chuyền công nghệ khi nhà máy hoàn thành cũng là một vấn đề nan giải. ?oBởi vì hiện nay CN bậc cao ở VN rất khó tìm? - ông Dominique Perffeit nói.
    Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất cũng đang có nhu cầu tuyển dụng CN lành nghề với số lượng lớn. Từ nay đến cuối năm, mỗi tháng cần thêm 100 CN; để đến năm 2008 có đủ 5.000 kỹ sư, CN. Tháng 9-2006, nhà máy bắt tay vào đóng tàu chở dầu đầu tiên có trọng tải 100.000 tấn mang tên Dung Quất 1 để kịp hạ thủy vào năm 2007. Mới đây, Công ty
    Tàu thủy Việt Nam có qui định các đơn vị thành viên Vinashin, kể cả các nhà máy đóng tàu ở miền Trung, trả lương cho CN tay nghề cao không được thấp hơn mức 1.800.000 đồng/tháng. Để được hưởng mức lương khá cao này, người lao động phải được đào tạo bài bản, có tay nghề cao.
    Chính vì thế càng xảy ra tình trạng khan hiếm CN kỹ thuật cao tại các nhà máy đóng tàu, đặc biệt là ở khu vực miền Trung như Dung Quất, Đà Nẵng, Qui Nhơn.
    Ông Đinh Tiến Dũng, phó tổng giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, cho biết: ?oChúng tôi thấy rõ tầm quan trọng của lao động có tay nghề nên phải có chính sách thu hút loại lao động này. Chẳng hạn tạo điều kiện ăn ở, sinh hoạt, phương tiện đưa đón, chế độ tiền lương ưu đãi...?.
    Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Dung Quất cũng đã đầu tư lớn, sắm dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
    Để vận hành có hiệu quả các thiết bị hiện đại, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất cũng đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động có tay nghề.
    Riêng bốn nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu đang cần trên 200 kỹ sư, CN kỹ thuật lành nghề. Ông Nguyễn Văn Hải, phó giám đốc Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Tam Minh, cho biết trong chu trình sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, nếu có kỹ sư thiết kế mẫu thì sản phẩm mới có thể cạnh tranh được trên thị trường.
    Các dự án công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng cũng đang gặp nhiều trở ngại vì không đủ CN để hoạt động. Trường hợp Công ty may mặc xuất khẩu Việt Mỹ (ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn) là một ví dụ. Theo kế hoạch, nhà máy chính thức hoạt động từ đầu tháng 6-2006, nhưng hơn hai tháng rồi máy móc vẫn còn ?ođắp mền? vì thiếu đến 2.000 CN.
    Trước đó, công ty đã chủ động đặt hàng nhân lực với Trường Đào tạo nghề và Trung tâm Giới thiệu việc làm Dung Quất cùng các trung tâm đào tạo nghề ở Quảng Ngãi, đồng thời ráo riết tìm CN ở các tỉnh miền Trung nhưng đến nay mới chỉ được khoảng 20% so với nhu cầu.
    Công ty đã đầu tư hơn 30 tỉ đồng để xây dựng nhà xưởng với 48 dây chuyền may, hơn 1.000 máy may các loại và mỗi tháng phải trả 150 triệu đồng lãi vay ngân hàng.
    Một số dự án khác có qui mô lớn như nhà máy luyện cán thép lò cao của Tập đoàn Tycoons (Đài Loan), Nhà máy chế tạo thiết bị công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc) cần trên 10.000 kỹ sư và CN tay nghề cao.
    Tuyển dụng và đào tạo: không tương thích
    Ông VÕ PHIÊN - phó giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi:
    Trung bình mỗi năm có trên 6.000 HS Quảng Ngãi thi đậu vào các trường ĐH, CĐ, THCN; chưa kể khoảng 5.000 lao động đào tạo nghề nữa. Mỗi năm tỉnh chỉ tuyển 500-700 sinh viên, số còn lại đã tốt nghiệp nhưng chưa tìm được việc làm.
    Mà các doanh nghiệp hiện cần tuyển dụng chủ yếu là công nhân kỹ thuật. Hiện nay, trước xu thế phát triển của Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp của tỉnh, chúng tôi đã tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi một số cơ chế chính sách để thu hút nguồn nhân lực về lại quê hương.
    Ông NGUYỄN VĂN ANH - phó hiệu trưởng Trường Đào tạo nghề Dung Quất:
    Trường Đào tạo nghề Dung Quất sẽ nâng qui mô đào tạo từ 2.000 lên 3.000 HS, trong đó hệ CNKT từ 1.000 lên 1.500. Ngoài ra, trường đang hoàn thành đề án và các thủ tục để Bộ LĐ-TB&XH nâng thành trường cao đẳng nghề vào năm học 2007-2008, với nguồn nhân lực đào tạo đa dạng.
    Hiện nay, trường tập trung nâng cao đội ngũ giáo viên có trình độ sau ĐH. Đồng thời, nhà trường sẽ liên kết với các trường dạy nghề trong khu vực, các trường ĐH trong nước để đào tạo thêm một số ngành nghề mà Khu kinh tế Dung Quất đang có nhu cầu nhưng trường chưa đào tạo được.
    Chẳng hạn liên kết thành lập trung tâm đào tạo thợ hàn bậc cao cho các nhà thầu Technip (thi công nhà máy lọc dầu), dự kiến khóa đầu tiên khai giảng vào tháng 9-2006.
    * Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, từ nay đến cuối năm 2007: cần 2.400 kỹ sư và CN kỹ thuật bậc 3/7 trong các lĩnh vực: lắp ráp vỏ tàu thủy, cơ khí động lực, gò hàn, điện, điện tử, gia công cơ khí?
    * Công ty Kỹ thuật dịch vụ dầu khí (PTSC), giai đoạn 2007- 2008: cần 530 CN kỹ thuật 3G- 6G với các nghề: hàn, lắp ống, kết cấu thép, điện.
    * Công ty Hanvico - Dung Quất: tháng 10-2006 cần 260 CN trình độ trung cấp trong các lĩnh vực: hàn, pitup (gá lắp), điện, thợ phụ.
    * Công ty Chiến Thắng: tháng 10-2006 đến tháng 1-2007, cần 230 CN kỹ thuật bậc 2/7 đến 6G, trong các lĩnh vực: hàn điện, gia công cơ khí...
    * Công ty Thiên Đàng: tháng 11-2006 cần 62 nhân viên: lễ tân, giao tế, đầu bếp chuyên các món ăn Âu, Á, phục vụ nhà hàng, kỹ thuật viên massage (có ngoại hình, biết ít nhất một ngoại ngữ).
    * Công ty may mặc xuất khẩu Việt Mỹ đang cần 2.000 CN may; Công ty may Phương Đông cần khoảng 500 CN may.
    Cơ sở đào tạo tại Quảng Ngãi
    * Hai trường dạy nghề trực thuộc trung ương: Trường Công nhân cơ giới 2 (thuộc Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn) và Trường Đào tạo nghề Dung Quất (Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất).
    * 14 trung tâm dạy nghề thuộc các sở, ngành, UBND huyện và của tư nhân.
    * Khoa công nghiệp công nghệ (thuộc Trường cao đẳng Cộng đồng Quảng Ngãi).
    * Hai trung tâm giới thiệu việc làm: Trung tâm giới thiệu việc làm của Sở LĐ-TB&XH Quảng Ngãi và Trung tâm giới thiệu việc làm Khu kinh tế Dung Quất (Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất).

    http://hr.vietnamnet.com.vn/hrvnn/default.aspx?tabid=325&ID=290&CateID=172


  6. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Có một thực tế
    Thị trường lao động đầu năm: Nơi thừa chỗ thiếu, vì sao?
    Bắt đầu từ mùng 5 tết, hàng loạt nhà máy, xí nghiệp tại các khu công nghiệp trong tỉnh đều thông báo tuyển lao động. Trong khi đó, dọc Quốc lộ 1A và tại các bến xe, nhà ga, hàng nghìn người lao động vẫn "chảy" về các tỉnh phía Nam. Thị trường lao động của tỉnh ta đang ở hai chiều trái ngược nhau. Thoạt nghe tưởng như vô lý, song đi vào thực tế thì có rất nhiều điều cần phải giải quyết mới có thể hạn chế tình trạng "chảy máu" lao động vào miền Nam.

    Tổng quan về thị trường lao động
    Ông Phan Đình Tường - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH đưa ra con số khiến những ai khó tính mấy cũng? phấn khởi cùng mình: "Năm qua, tỉnh ta đã giải quyết việc làm cho 33.200 lao động, trong đó tạo việc làm mới cho khoảng 14.000-16.000 người". Hỏi: "Dựa vào đâu để có số liệu ấy?". Ông Tường: "Dựa vào tiêu chí phát triển kinh tế của tỉnh với cách tính thế này: Nếu kinh tế tăng trưởng 1% thì sẽ tạo việc làm mới cho 0,35% số người tương ứng". Hóa ra là những con số trên đây đều mang tính phỏng đoán chứ không phải đó là kết quả của một cuộc điền dã cụ thể! Tuy nhiên, không cần phải tính trên giấy như thế chúng ta cũng có thể đưa ra những con số ấn tượng về tình hình giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh năm qua. Chỉ tính riêng các doanh nghiệp, lượng công nhân vào làm ở các nhà máy đã lên đến hàng nghìn người. Chưa có nơi nào như các nhà máy ở Dung Quất, số công nhân tốt nghiệp tại Trường đào tạo Nghề Dung Quất bao nhiêu, họ "hớt" bấy nhiêu, nhưng vẫn thiếu! Vậy, vì sao hàng nghìn người vẫn cắm cúi lên đường hành phương Nam? Nghịch cảnh này không chỉ diễn ra mới đây mà đã tồn tại từ nhiều năm qua, nhất là khi hàng loạt các khu công nghiệp tỉnh ta được hình thành với số nhà máy ngày một nhiều thêm.

    Thừa
    Thống kê từ năm 2000 cho biết, hằng năm tỉnh ta có khoảng 60.000 người phải rời quê để vào các tỉnh phía Nam tìm việc. Có người tách hẳn nông nghiệp, nhưng cũng không ít người hễ rảnh rỗi mùa vụ thì mới "lên đường". Theo ông Phan Đình Tường, năm nay, con số ra đi chỉ ở mức 40.000 người. Cũng chỉ là ước đoán thế thôi nhưng có một thực tế cần phải thừa nhận rằng, hiện nay đi về một số vùng nông thôn, thanh niên đã đi "rỗng ruột" xóm làng! Nhiều đám mía chín rũ trên đồng nhưng vẫn không thuê được người chặt mía dù công lao động cho công việc này là rất cao. Như vậy, nói thừa lao động thì cũng không đúng, nhưng số thanh niên bỏ làng ra đi thì hiểu theo nghĩa nào đây? Rõ ràng là thừa lao động thì họ mới ra đi. Chặt mía thì cũng vài ba tháng, thời gian còn lại trong năm, họ biết làm gì để sống? Thế là lên đường! Vô miền Nam làm gì? Làm đủ thứ nghề, từ thợ hồ, bán vé số, đánh giày đến bán kim chỉ, mì gõ. Đây là những nghề "không cần học qua trường lớp cũng làm được". Có lẽ đó là lý do vì sao, chỗ thừa thì vần thừa mà nơi thiếu thì vẫn thiếu.

    Thiếu
    Một doanh nghiệp đưa ra cụm từ để chỉ về sự hẫng hụt lao động tại nhà máy của ông sau tết: "Thiếu nát mem!". Nhà máy may Đại Cát Tường tại Khu công nghiệp Tịnh Phong suốt 10 ngày qua không ngớt "gào thét" tuyển công nhân. Họ đưa ra mức lương khá hấp dẫn. Người lao động đến thử tay nghề, nếu được thì làm ngay chứ không hẹn ngày! Đại Cát Tường là nhà máy may có phần lận đận mấy năm qua nên công nhân không mặn mà lắm với nhà máy này thì cũng là chuyện dễ hiểu. Một doanh nghiệp nhà nước hẳn hoi, lại được "doanh nghiệp mẹ" đỡ đầu như Nhà máy may Dung Quất nhưng cũng thiếu "nát mem". Rồi Công ty may Việt Nhật, các nhà máy chế biến gỗ tại Phân khu Sài Gòn-Dung Quất cũng liên tục thông báo tuyển công nhân. Nhiều nhà máy tin tưởng vào lực lượng công nhân tại chỗ nên đầu tư hàng tỷ đồng để mua máy móc, mở rộng dây chuyền, hiện giờ máy thì nằm đợi công nhân, trong khi chủ doanh nghiệp phải méo mặt trả lãi vay ngân hàng. Đợt "lên đường" những ngày sau tết của hàng vạn lao động trong tỉnh khiến nhiều nhà máy tại các khu công nghiệp rơi vào tình cảnh khốn khó thật sự về nhân công. Dự báo có thể thiếu khoảng 2.000-3.000 lao động trong thời điểm này.

    Vì sao?
    Như đã đề cập ở trên, hàng vạn người ra đi sau tết nhưng có đến 90% là lao động phổ thông, trong khi các doanh nghiệp trong tỉnh lại cần công nhân có tay nghề. Cũng có một số công nhân có nghề nhưng vẫn đi Nam, vì theo họ "đi cho biết đó biết đây". Số này không nhiều và sẽ quay trở lại. Nhà máy may Đại Cát Tường hiện có 1.000 công nhân nhưng trong đó 80% là số công nhân từng đi may tại các khu công nghịêp phía Nam, giờ trở về và trụ lại. Điều đó chứng tỏ rằng, nếu lương và các điều kiện làm việc khác đảm bảo tương đối cho cuộc sống của họ thì công nhân sẽ không đi tìm việc ở phía Nam. Nói điều đó để thấy rằng, công việc đào tạo nghề của tỉnh ta trong những năm qua đã không đảm bảo để có thể cung cấp nguồn nhân lực cho các nhà máy. Thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp đã nhận công nhân "chay", sau đó mới tự đào tạo nghề cho họ! Về phía các nhà máy cũng không đảm bảo thu nhập ổn định và các quyền lợi khác cho công nhân nên họ không mặn mà để có thể gắn đời mình với nhà máy. Chính vì không tìm được tiếng nói chung nên nơi thừa thì vẫn cứ thừa, chỗ thiếu thì vẫn cứ thiếu.
    Trần Đăng
  7. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Boy thấy chủ đề này hơi bị nguội, có thể chuyển hướng một chút được không? Đây không phải là vấn đề cần tranh luận nên Boy nghĩ không cần đưa vào "Mỗi tuần một cuộc tranh luận". Nội dung là: Mọi người dù đang làm việc xa quê hay ở quê đều có lý do của mình, và bạn thích hay không thích nơi làm việc của bạn (ở cấp độ tỉnh thành), và bạn có muốn thay đổi nó hay không, và lý do tại sao? Mong mọi người cùng chia sẻ. Chỉ là tiếng nói riêng mỗi người, không phải là tranh luận đâu nghen!
  8. Vic_PTN

    Vic_PTN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2005
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Bình hoài mà có hết chuyện đâu nhỉ ?!!!
  9. BoyChanDoi78

    BoyChanDoi78 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    2.631
    Đã được thích:
    0
    Không phải bình, chia sẻ quan điểm cá nhân thôi mà.
  10. guruvietnam

    guruvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2007
    Bài viết:
    449
    Đã được thích:
    0
    Kỹ Sư Cơ Khí
    Ngành, nghề: Cơ khí-Chế tạo

    Yêu cầu công việc: Làm giám sát kỹ thuật cơ khí tại công trường.

    Yêu cầu trình độ: Đại học

    Kinh nghiệm: ưu tiên có kinh nghiệm.

    Thời gian làm việc: Toàn Thời Gian

    Nơi làm việc: Quảng Ngãi, Việt Nam

    Số lượng cần tuyển: 2

    Mức lương khởi điểm: 3 triệu - 5 triệu

    Thời gian thử việc: 1 tháng

    Mức lương thử việc: 80% lương chính thức

    Quyền lợi được hưởng: Các ứng viên trúng tuyển sẽ được hưởng mức lương 2000.000đồng đến 9000.000đồng / tháng tùy từng vị trí. Được đóng BHYT + BHXH Theo Quy Định của nhà nước.

    Hồ sơ bao gồm: - Sơ yếu lý lịch. - Giấy Khai Sinh. - Giấy Khám Sức Khỏe của cơ sở y tế cấp quận huyện trở lên. - Bản sao bằng tốt nghiệp ĐH + Bảng Điểm - Bản sao Chứng Minh Thư Nhân Dân = Hộ Khẩu. - Đơn Xin việc viết tay có dán ảnh 4x6. - Bản sao các văn bằng chứng chỉ có liên quan. - 4 ảnh 4x6

    Hạn nộp hồ sơ: 30-01-2008

    THÔNG TIN LIÊN HỆ
    Người liên hệ: Phòng Tổ Chức Lao Động

    Địa chỉ liên hệ: Tòa Nhà CT Khu Đô Thị Mỹ Đình, Từ Liêm


    Điện thoại: 04.2030854 / 0915070329


    Website: www.cavicoming.com.vn


    Công Ty Xây Dựng Và khai Thác Mỏ.
    Giới thiệu nhà tuyển dụng: Là đơn vị thuộc tập đoàn cavico Việt Nam. Chuyên Xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng và khai thác khoáng sản.

    Địa chỉ: Tầng 3 - Nhà Số 5 - Ngõ 1333 - Đường Giải Phóng - HN

    Tỉnh/ Thành phố: Hà nội

    Quốc gia: Viet Nam

    Điện thoại: 04.2305258




Chia sẻ trang này