1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Convert tên lửa chống tàu thế hệ cũ thành tên lửa hành trình tầm xa

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mig19Farmer, 06/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Convert tên lửa chống tàu thế hệ cũ thành tên lửa hành trình tầm xa

    Sau khi quá chán ngán với việc tranh luận vô bổ về thời điểm bắt đầu của chiến tranh vùng Vịnh là năm 67 hay năm 91 hoặc năm 2003 thì F-4 được bao nhiêu tuổi, tôi muốn lập một cái topic gì cho nó có vẻ thực tế một chút theo đúng đường lối của cái diễn đàn này, mong các bác ủng hộ.

    Việc chuyển đổi các loại tên lửa hành trình chống tàu sang tên lửa hành trình đối đất không phải là điều gì mới mẻ, Mẽo cũng có dự án chuyển một ít Harpoon AGM-84 sang Stand-off Land-Attack Missile SLAM/AGM-84E. Brahmos của Ấn cũng có 2 chế độ đối hải và đối đất.

    Tuy nhiên hầu hết các tên lửa chống tàu hiện đại đều có lượng thuốc nổ mang theo không được bao nhiêu, thêm vào đó lại quá đắt đỏ để xứng đáng đem ra làm tên lửa hành trình đối đất. Trong khi đó đám tên lửa đối tàu thế hệ 196x thì đã quá lạc hậu: to lớn và cồng kềnh, tốc độ dưới âm nên rất khó làm nên chuyện với các chiến hạm được phòng không đến tận răng ngày nay. Nhưng chính kích thước lớn kềnh cành của chúng là điều kiện lý tưởng để cho các dự án chuyển đổi mục đích của chúng có đất sống.

    Tôi sẽ trình bày tóm tắt các ý chính của ý tưởng này trong các bài viết sau dựa trên những dự đoán của Mẽo về những gì mà các nước đang phát triển sẽ làm với hơn 75.000 quả tên lửa SS-N-2 cũ kỹ của mình để biến chúng thành những quả tên lửa hành trình tầm xa lợi hại có thể làm đau đầu nước Mẽo sau bài học về những quả đạn bất ngờ của Iraq trong cơn dãy chết đã xuyên thủng lưới phòng không Patriot tiên tiến nhất- điều mà những tên lửa đạn đạo Scud đắt tiền cũng không làm nổi.

    PS: Chú Tuất cứ tiếp tục tranh luận về G và xe tăng bay nhé. Nếu chú không thò mũi vào đây thì anh cảm ơn chú nhiều. Hãy làm ơn cho anh cố gắng cứu vãn danh dự của vũ khí Nga một chút sau khi chú làm nó tan nát thê thảm đến như bây giờ.
  2. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Bắt đầu từ một sự việc trong chiến tranh vùng Vịnh. Các dàn tên lửa Patriot của Mẽo đã làm việc rất tốt trong việc ngăn chặn các tên lửa đạn đạo Scud của Iraq bắn sang Kuwait. Các chuyên gia quân sự Mẽo vì thế rất yên tâm, đối với họ chỉ có Scud là mối lo thực sự: tầm bắn xa, tốc độ cao cho phép nó tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương, thế nhưng Patriot giải quyết bọn này rất tốt. Người Mẽo không thể ngờ rằng vẫn có thứ có thể xuyên qua lưới phòng không hiện đại bậc nhất của mình, nó đây:
    [​IMG]
    SS-N-2 Styx, một loại tên lửa chống tàu chiến cổ lỗ thời những năm 60 của Nga hoặc những phiên bản copy của Tàu Khựa được bán rất phổ biến cho Iraq. Mẽo không lạ gì loại đồ chơi này, họ cho rằng nó quá yếu không đáng quan tâm:
    - Trước hết là nó quá nhỏ so với mối lo thực sự là Scud: Dài có 7,36m, đường kính có 0,76m, sải cánh 2,4m và nặng chỉ vẻn vẹn có 3 tấn.
    - Tầm bắn quá gần: xấp xỉ 100 km
    - Thiếu hệ thống dẫn đường cho tên lửa hành trình.
    Nhưng đó chính là sai lầm chết người:
    - Dù kích thước nhỏ hơn Scud nhiều, nó cũng mang được đầu nổ có khối lượng tương đương : tầm 500kg.
    - Tầm bắn của nó không phải đơn giản là một đường tròn nhỏ hẹp với bán kính là các điểm gần sát biên giới. Do là tên lửa chống tàu có cánh xếp lại được, nó có thể đặt trên các tàu chiến cỡ nhỏ, bí mật áp sát các bờ biển và phóng đạn nên độ linh hoạt rất cao. Thêm nữa nếu gỡ bỏ hệ dẫn đường cổ lỗ đi và thay bằng hệ dẫn đường mới thì sẽ giảm khối lượng và có 1 khoang trống đáng để làm chỗ cho thêm nhiên liệu. Nhưng ta sẽ bàn đến chuyện này sau
    - Hệ dẫn đường chính xác thì đúng là Iraq không có nhưng với sự giúp đỡ của chính công nghệ Mẽo: các bộ thu GPS nhỏ xíu vẫn có thể dẫn đường cho những quả tên lửa già cỗi đến mục tiêu. Điều này sẽ hoàn toàn thay đổi nếu như việc nâng cấp này được thực hiện bởi những quốc gia có khả năng công nghệ khá hơn như Bắc Triều Tiên hoặc đặc biệt là Trung Quốc. Điều này đã được chứng minh bằng những ghi nhận về các vụ thử của các dự án kiểu này của BTT trên vùng biển Nhật bản.
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Vậy tại sao tên lửa hành trình lại làm được những điều mà tên lửa đạn không làm được.
    1. Tên lửa đạn đạo tầm ngắn tuy có tốc độ cao nhưng lại bay trên một quỹ đạo tương đối cao, dễ dàng bị radar phát hiện hơn. Nếu đối phương có những hệ thống phòng không hiện đại kiểu S-300 hay Patriot thì có thể bắn hạ. Tôi không có ý nói đến các loại ICBM của Nga hay Mỹ vì chúng lại là một chủ đề hoàn toàn khác không cần đề cập đến ở đây. Trong khi đó tên lửa hành trình có kích thước nhỏ, bay rất thấp, bám sát địa hình nên cự ly bị phát hiện là rất ngắn và rất khó bắn hạ. Việc ngăn chặn bọn này chủ yếu dựa vào các hệ thống phòng không tầm thấp bố trí dọc các đường bay nhưng Mẽo đem quân đi đánh xứ người nên không thể có đủ các hệ thống phòng không tầm thấp bố trí dày đặc như vậy trên khắp lãnh thổ Kuwait
    2. Các bệ phóng tên lửa đạn đạo Scud dù là loại cơ động nhưng kích thước vẫn không hề nhỏ, chúng là mục tiêu săn đuổi của các trực thăng đối phương. Trong khi đó các loại tên lửa hành trình kiểu SS-N-2 có kích thước rất nhỏ, giá phóng có thể đặt gọn nhẹ trên các xe rơ moóc kéo bởi xe tải nhẹ:
    [​IMG]
    Hoặc trên các thân xe tăng hạng nhẹ như PT-76 cũ
    [​IMG]
    Hoặc được đặt trên các chiến hạm cỡ cực nhỏ (chả khác ca nô là mấy), những giá phóng cơ động này có thể di chuyển linh hoạt để áp sát mục tiêu cần tiêu diệt.
    3. Khi tên lửa đạn đạo bắt đầu đi vào quỹ đạo, đối phương lập tức có thể tính ra được mục tiêu mà nó nhắm đến để có biện pháp đối phó như sơ tán hay báo động cho các hệ thống phòng không trên quỹ đạo bay của tên lửa để có biện pháp đối phó. Với tên lửa hành trình thì khác, do nó bay rất thấp nên chỉ bị phát hiện trong 1 cự ly rất gần, kể cả đối phương có hệ thống cảnh báo dày đặc cũng khó phòng tránh hơn vì quỹ đạo của nó không cố định, có thể thay đổi đường bay linh hoạt. Đối phương cũng không thể đoán được chính xác mục tiêu của nó nhằm đến. Việc tiêu diệt những tên lửa này cũng chủ yếu dựa vào việc phục kích đường bay của chúng bằng các hệ thống phòng không tầm thấp nhưng việc triển khai được đủ các hệ thống này để bảo vệ tất cả các mục tiêu kinh tế, chính trị và quân sự quan trọng cũng là rất khó khăn với bất kỳ quốc gia nào.
    4. Tên lửa đạn đạo đắt tiền hơn nhiều so với tên lửa hành trình có khả năng mang vác và tầm xa tương đương nên các nước thế giới thứ 3 khó lòng trang bị hàng loạt được.
  4. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Tranh thủ giới thiệu chút về loại tên lửa SS-N-2 Styx nha, em là em khóai thằng này lắm, bác nào ở Hà nội đi qua đường Nguyễn Tri Phương thì sẽ thấy một em nằm trong bảo tàng đấy (mỗi tội dân ta phá ghê quá, hồi nó mới được mang vào thấy ngon lành lắm, giờ bị trầy xước tứ tung, cánh phụ và cánh đuôi cong vênh hết cả rồi)
    SS-N-2 STYX là tên lửa chống tàu tầm trung với động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng(liquid propellant rocket engine) và một động cơ khởi động nhiêu liệu rắn. Hình dáng giống hệt một chiếc máy bay cỡ nhỏ với cánh tam giác và thân giống điếu xì gà. Tầm bắn tùy theo phiên bản mà thay đổi từ 35km đến 135 km.
    [​IMG]
    Nó là loại tên lửa chống tàu bắn từ tàu chiến (ship-launched missile) duy nhất trong lịch sử từng bắn hạ một tàu chiến lớn của đối phương. Đó là vào ngày 21 tháng 10 năm 1967, chiếc destroyer Eilat của Do Thái bị dính 3 trái trong số 4 trái nhằm vào nó và chìm tức khắc. Nhưng đến năm 1973, các điểm yếu của nó đã bị phát hiện và đối phương đã cảnh giác hơn nên cả 52 trái bắn ra bởi quân Ai Cập và Syrian vào các tàu chiến Do Thái đều vô tích sự. Lý do chính là quân Do Thái dùng ECM để đánh lừa hệ thống dẫn đường cổ lỗ của SS-N-2 khiến chúng bay chệch đường.
    [​IMG]
    SS-N-2 được sản xuất bởi CCCP cũ, Tàu, Ấn và Bắc Hàn và cả Ai Cập. Trong đó nước sản xuất chính Tàu với nhiều cải tiến. Hiện có khoảng trên 75000 trái SS-N-2 các loại đang ở trong biên chế của hải quân các nước, chủ yếu là các nước đang phát triển.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 09:35 ngày 07/12/2005
  5. 0123456

    0123456 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    1.quả này của bác hình như cung có phương án dặt trên xe kéo để bắn đất đối hải đấy
    2.giai đoạn cuối của loại này cũng gần như là hành trình, nó được tự dẫn bằng radar chủ động phát ra từ mũi
    3.Theo tôi các khó khăn khi convert là:
    -không khắc phục được cơ cấu lái để hành trình trong suôt thời gian bay
    -thay đổi kết cấu là thay đổi trọng tâm của đạn, việc này thường là không khả thi
    -tầm bắn quá gần, bệ phóng bị tiêu diệt trước khi mò vào vị trí bắn, cái cano mà bác đề xuất để gắn cái đồ này là khoảng 400 tấn đó (thực ra các tầu gắn tên lửa loại này thường được gọi là boat, tuy nhiên nó cung hànd trăm tấn)
    -bắn trên biển thì không quan ngại lắm về độ cao địa hình, tuy nhiên bắn trên đất liền thì đây là bài toán khó mà chỉ có mỗi tomahaw là có lời giải, còn VN thì ôi thôi, ai tai
    mạn phép mấy lời với Bac Mig "nông dân"
  6. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    SS-N-2 là tên lửa hành trình ngay từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối bác ạ. Giai đoạn đầu nó bay bằng autopilot đến 1 khu vực xác định trước. Hệ thống lái có thiết bị đo cao để luôn giữ độ cao ổn định so với mặt biển trong suốt quá trình bay. Tất nhiên bay trên biển dễ hơn trên đất liền rất nhiều do "địa hình" bằng phẳng, không cần liên tục thay đổi độ cao theo địa vật. Đến giai đoạn cuối nó mới bật radar tìm kiếm mục tiêu (to dùng, nổi bật luôn) rồi lao vào.
    Ý tưởng cải tạo này không phải là của tôi mà dựa vào các tài liệu báo cáo của các chuyên gia quân sự Mỹ về mối đe dọa có thực của các dự án nâng cấp này của Trung Quốc và Bắc Hàn. Họ tính tóan các tham số và kết hợp với số liệu do thám các vụ thử nghiệm gần đây của Bắc Hàn để đưa ra cảnh báo về mối đe dọa có thực này. Tôi thấy đây là vấn đề rất hay vì nhà ta cũng có không ít loại tên lửa này.
    Các vấn đề cần quan tâm của dự án nâng cấp này bao gồm:
    1. Nâng cấp hệ thống dẫn đường
    2. Tăng tầm bắn
    3. Phương pháp sử dụng hiệu quả
    Tôi sẽ lần lượt trình bày trong các bài viết sau
  7. 0123456

    0123456 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    tôi cũng có biết cái của nợ này, sau khi phóng, nó mở ra trước mũi một rẻ quạt radar khoảng 30 độ (chưa phát sóng), đoạn autopilot phải dẫn làm sao cho mục tiêu sẽ nằm trong cái quạt này. Đến giai đaọn sục sạo thì bật radar và radar dân no vào mục tiêu
    như vậy để biến nó thành tomahawk với đường bay zigzag cũng hơi mệt
  8. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Đây là tên lửa được phát triển trên máy bay MIG-19, bác MIG hay quá, mãi cũng tìm được topic mang tên bác.
    Hồi đó, máy tính chưa mạnh, người ta đóng một máy báy MIG-19 rồi thay đổi kết cấu dần dần. Máy bay có buồng lái cho phi côpng, các bài bay cơ bản đưọc thực hiện, lấy tham số cho autopilot sau này. Bản ban đầu xuất phát từ máy bay ném bom TU-16 chống hạm. Sau đó, các bản có tên lửa xuất phát rắn(đuôi, giữ các đuôi lái) được thực hiện, phóng trên xe và chiến hạm. Quá trình phóng có mấy giai đoạn. Một, tên lửa xuất phát bằng hệ dẫn đường quán tính, hai: lái thủ công quan radio hoặc chương trình lập sẵn, ba: tên lửa đến mục tiêu bằng định hướng radio. Radar của nó tồi, hầu như chỉ có khả năng định hướng, không thể định vị được mục tiêu. Khả năng nhận dạng cũng tồi, nên mới bị ECM đánh lừa như vậy. (cũng không hổ thẹn lắm, vì xung đột Mỹ-Iran, Mỹ bắn mấy phát toàn trượt, sau phải đem SAM đi diệt hạm). Tín hiệu radar đường truyền về bệ phóng bằng liên kết radio để kết hợp dẫn đường thủ công.
    Bản P1, tên lửa diệt hạm nhỏ phóng từ tầu chiến được lên kế hoạch phát triển năm 1953. SS-N-1 Scrubber là tên NATO đặt. Sau đó, bản P5 là phát triển tiếp theo, thử nghiệm năm 1957 SS-N-3A Shaddock, sau đó là P35, 1959 năm SS-N-3B Sepal. Tên Sepan NATO đặt thực ra dùng cho hai đời là một ấn bản giống SSC-1B Sepal.
    Các tên lưả hành trình diệt hạm được mô tả trong này là những cải tiến của P1 (projetct-1). Cụ thể, cái ảnh đầu tiên là P15, NATO code name = SS-N-2 Styx tầm bắn loại A và B 80km, loại C và D 130km. Tốc độ A và B M0,9, loại C và D M1,3. CŨng như các P-1 khác, Liên Xô ít đóng ít dùng. Lúc đó, những cải tiến của AS-1 có ích hơn nhiều (nặng 2 tấn, tốc độ M0,9, đầu đạn 500kg, sau cải tiến M1,3). Sau cải tiến động cơ, các AS-1 có tầm hơn 300km rồi 500km, thì của nợ này chỉ đạt 130km. (các cải tiến phóng từ xe và tầu được thực hiện san ấn bản đầu phóng từ máy bay).
    http://www3.ttvnol.com/quansu/571089/trang-21.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/quansu/571089/trang-20.ttvn
    Ảnh sau nữa là một bản khác, hơi lạ, có thể là cải tiến của nước ngoài, sử dụng động cơ không dùng không khí.

    Nhược điểm lớn của nó là động cơ, hiệu suất rất thấp. Cái ở đường Nguyễn Tri Phương, cạnh con A-37 là một loại tên lửa khác, dẹt hơn, nhưng cũng cùng cấu hình.

    Để cả tiến nó, không khác gì cải tiến tầu buồm thân gỗ thành tầu phóng lôi ???? Hệ thống dẫn đường thì có thể được. Hệ thống lái thì mấy tấm nhôm. Nhưng không thể lắp động cơ đường kính lớn tiết kiệm nhiên liệu cho nó được. Động cơ turbojet của Tomahaw chỉ có đường kinh 60cm, động cơ MIG-15 cũng vậy, MIG-21 hơn chút, trong khi chú này có đường kính thân từ 70cm-90cm tuỳ đời. Thế nhưng phần sau thân đã có RATO (trợ lực cất cánh tên lửa). Ngay đời sau của con này, Liên Xô đã cải tiên để sử dụng động cơ mới tầm 350km, tốc độ M1,4 sát mặt biển. (tên lửa thân rất dài). Sau đó là Granit. CHúng sử dụng cấu hình động cơ đặt trong thân. Nhưng Tầu Khựa năm 1960 đã gầm ghè, nên Tầu chỉ có loại này thôi. Giống hệt MIG-19. Ở Liên Xô, MIG-19 vướng động cơ ra đời muộn 5 năm. Đến khi cất cánh thì máy bay mới, động cơ mới, cửa hút gió mới và phương pháp không chiến mới bằng vũ khí mới đã thay thế là MIG-21. Nên MIG-19 mới được đóng nhiều ở Tầu. (MIG-21 là máy bay đầu tiên sử dụng các tiên bọ kỹ thuật: động cơ Tumansky, cửa hút gió góc gập, tên lửa, cánh tam giác).
    http://www3.ttvnol.com/quansu/571089/trang-19.ttvn
    Bác nào chụp ảnh con ở Nghuyễn Tri Phương lên xem cái.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 02:13 ngày 08/12/2005
    LarvaNH thích bài này.
  9. tommy_teo

    tommy_teo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Xem các bác bàn tui thấy đừng cải tiến tên lửa này làm gì nữa bởi vì:
    - phải cải tiến hệ thống dẫn đường, sợ không đủ chổ lắp đặt, nếu được thì cũng ngoài khả năng của VN phải nhờ người ngoài - dùng gps hay ra đa địa hình cũng như nhau.
    - tầm bắn quá ngắn so với các tên lửa ht khác (ít ra từ 300-500Km).
    - Phải cải tạo động cơ và hệ thống điều khiển.
    Thế nên VN nên giữ nguyên chức năng của nó, chỉ cần cải tạo ra đa và chống ECM là đủ. Đem chúng nó thay pháo bờ biển, hay ra Cát dài... tàu của khựa vào gần 100Km trở lại thì làm thịt nó.
  10. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    thật sự khi nhìn vào tên của diễn đàn này em đã thấy có ấn tượngk rồi các bác ạh
    chẳng phải nói gì cả nhưng đúng là lâu lắm rồi em mới thấy có một chủ đề thật sự có tính xây dựng như thế này còn đâuy toàn các bố ăn to nói phét vào toàn đả kích linh tinh thôi ,vả lại tên lửa đối hải nâng cấp nên để làm tên lửa hành trình là hợp lý. CHiều nay em mới đi qua đường Nguyễn CHi Phương và lần nào đi qua đó cũng nhìn con SS-N-2 và cũng chẳng phải nó hầm hố đâu, so với tên lửa đối hải hiện đại bây giờ thì nó cồng kềnh quá, điều quan trọng là chúng ta phải sử dụng làm sao có hiệu quả hét sức kho vũ khí của ta một cách thật sự có hiệu quả, vậy thì nâng cấp nó lên là điều dễ hiểu và cần thiết cực kỳ vì điều kiện KT đấtnước ko cho phép chúng ta vung tay quá chán để mua những công nghệ và hàng mới thật nhiều được, em cũng đã đứng xem vài cái ảnh ở cổng vào của Bảo tàng Quân đội thì thấy chúng ta hiện tai cũng có dây chuyền để SX tên lửa , chắc là phòng không nhưng bác nào ko tin thì cứ ra cổng của Bảo Tàng quân đội mà xem và nếu có máy ảnh thì cứ chụp nguyên mộth đồng chí lãnh đạo đang thăm và xem xét dây chuyền sản xuất tên lửa, em quên mất tên của phân xưởng đó rồi và hiện tại trường học viện Kỹ thuật quân sự cũng đã có khoa vũ khí không quân và chế tạo tên lửa, thì chắc là ý tưởng mà chúng ta đưa ra sẽ là vẫn đề hay ho đẻ cho các vị lãnh đạo của chúng ta có thêm một ý kiến hay và hợpk với điều kiện KT và thực tế làm tăng hệ thống phòng thủ đất nước và răn đe các thế lực thù địch phải ko các bác, em xin vote cho bác mig19 con 5* to tướng vì cái ý tưởng của bác rất hay , quan trọng lắm đó

Chia sẻ trang này