1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Convert tên lửa chống tàu thế hệ cũ thành tên lửa hành trình tầm xa

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mig19Farmer, 06/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Bác Mig19Farmer thân mến.
    Ý tưởng của bác quá hay, quá tuyệt, song em nghĩ rất phù phiếm, vì:
    1/ Mục đích của tự vệ là đánh lại thằng xâm chiếm. Thằng xâm chiếm thì nó linh động hơn ông phòng thủ -> sử dụng tên lửa hành trình tầm ngắn cho phía phòng thủ là dùng sở đoản của vũ khí. Cái tên lửa hành trình, kể cả như tomahawk, là để đánh mục tiêu cố định.
    2/ Cải tiến đạn tốt nhưng hình như bác chưa có phương án trinh sát dẫn bắn. Bác dùng máy bay trinh sát rồi về chỉnh cho cái quả tên lửa cách đó 100km thì thà bác treo béng nó vào máy bay, thấy đâu táng đó có phải gọn hơn không? Hay ta thuê vệ tinh??? Nhưng mà ơ kìa, bác phải chụp bao nhiêu ảnh 1 ngày để trinh sát??? Khi bác chụp được 1 khu vực thì thằng địch nó chụp được mấy lần cái khu vực bác để bệ phóng rồi???
    3/ Thời gian chuẩn bị bắn của tên lửa hành trình bao lâu và cần gì ạ??? Cả 1 tổ hợp máy tính để phân tích thông tin, lập trình đường bay, nạp và phóng. Ôi trời, với chừng ấy thời gian thì máy bay trinh sát của nó chắc điểm danh được từng ông lập trình viên của bác.
    Nói chung, việc làm tên lửa hành trình có khó không thì em không biết, nhưng mà ta chẳng định đánh ai cả thì chả cần chuyển loại làm gì. Giờ mà cứ cải tiến dẫn bắn cho quả đấy để nó làm tốt hơn cái nhiệm vụ chính của nó là tốt rồi.
    Mà cải tiến như thế dễ hơn nhiều so với cải tiến thành tên lửa hành trình.
    Nhà mình đang khát vũ khí đánh hạm, thế mà bác lại xui dại chuyển vũ khí đánh hạm thành vũ khí đánh bộ Đang cần phòng thủ đảo, bác lại bảo chuyển vũ khí bảo vệ đảo thành vũ khí bảo vệ biên giới
    Xin lỗi nếu làm bác cụt hứng
    Được kien098 sửa chữa / chuyển vào 04:00 ngày 08/12/2005
  2. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Híc, cảm ơn các bác đã ủng hộ. Bản thân em đã mê con SS-N-2 từ lần đầu nhìn thấy nó trên đường Nguyễn Tri Phương. Linh cảm của em cho thấy hình dáng cồng kềnh lạc hậu của nó cùng với hình dáng giống máy bay của nó là điều kiện lý tưởng cho việc biến nó thành tên lửa hành trình đối đất. Nhưng với trình độ quân sự phọt phẹt của mình, em cũng chỉ lơ mơ mường tượng ra việc thay thế động cơ tên lửa nhiên liệu rắn của nó bằng 1 động cơ phản lực dùng không khí cỡ nhỏ kiểu như loại GE-J85 của thằng A-37 (cũng ngay cạnh nó trên đường Nguyễn Tri Phương ấy).
    Thế rồi hôm vừa rồi em đọc được cả đống bài phân tích của mấy thằng "chiên gia" Mẽo cảnh báo về các vụ thử tên lửa SS-N-2 của Bắc Hàn với tầm xa vượt trội so với thiết kế cùng với việc nhắc lại bài học về những quả tên lửa cũ kỹ này xuyên thủng lưới Patriot trong chiến tranh vùng Vịnh như thế nào. Chúng nó phán đóan các phương án nâng cấp có thể và đưa ra kết luận rằng các nước đang phát triển hoàn toàn có khả năng năng cấp kho tên lửa lạc hậu của mình thành những vũ khí tấn công nguy hiểm cho nước Mỹ với các công nghệ dân sự bán đầy trên thị trường. Em sẽ cố gắng tổng hợp mấy bài viết lan man này một cách ngắn gọn dễ hiểu để đóng góp chút gì đó cho diễn đàn.
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Nhiệm vụ thứ nhất: Tăng tầm bắn
    Các tên lửa SS-N-2 cùng các phiên bản cải tiến của nó đều có tầm rất ngắn (khoảng 100km), cá biệt là các phiên bản dùng động cơ turbojet như HY-4 của Khựa có tầm bắn 150km, vẫn quá ngắn để có thể làm tên lửa hành trình. Vì vậy cần các phương án nâng tầm bắn cho nó.
    1. Thay thế hệ thống dẫn đường để giảm khối lượng
    Hệ thống dẫn đường của SS-N-2 bao gồm cả 1 radar to lớn và nặng nề cùng hệ thống autopilot cổ lỗ dùng đèn điện tử cồng kềnh. Nếu được thay thế bằng hệ thống dẫn đường tích hợp INS/GPS thì sẽ giảm được một khối lượng hết sức đáng kể, đồng thời lại cho 1 khoang trống lớn để chứa thêm nhiên liệu, từ đó tăng đáng kể tầm bắn.
    2. Giảm khối lượng đầu đạn:
    Đầu đạn của mỗi trái SS-N-2 nặng tới 500kg trên toàn bộ khối lượng cất cánh là 2,5 tấn đến 3 tấn (tùy theo phiên bản) của nó. Nếu mục đích tấn công của ta cần tầm bắn xa, ta có thể giảm khối lượng đuầu đạn xuống 300kg hoặc thậm chí 150kg để dùng phần khối lượng dư ra đó cho nhiên liệu.
    3. Thay đổi cơ chế hoạt động:
    Các tên lửa SS-N-2 có tốc độ Mach 0.8. Nhưng khi tấn công mục tiêu mặt đất, việc luôn luôn bay với tốc độ tối đa của tên lửa chống tàu là hoàn toàn không cần thiết do nó tốn nhiên liệu hơn rất nhiều lần, ta có thế thấy ví dụ về tầm bay tối đa và tầm bay chiến đấu của các máy bay chiến đấu là hoàn toàn khác xa nhau. Nếu như các tên lửa SS-N-2 được lắp các hệ thống autopilot mới có khả năng điều chỉnh tốc độ linh hoạt sao cho tối ưu hóa hiệu suất sử dụng nhiên liệu trên đường bay, chỉ tăng tốc khi đến gần mục tiêu thì tầm bay sẽ tăng vọt. Tất nhiên với các động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng thì việc điều khiển tốc độ luồng phụt có vẻ khó khăn nhưng với các động cơ Turbojet trong các phiên bản HY-4 của Khựa thì việc này là quá dễ dàng.
    4. Thay đổi động cơ
    Tôi không có ý nói đến việc ta bổ các tên lửa SS-N-2 cũ ra để thay động cơ mà tối muốn nói đến các phiên bản HY-4 mà Khựa bán rất phổ biến ra thị trường. Nó đây:
    [​IMG]
    Sử dụng 1 động cơ WP-11 (là bản copy của động cơ GE-J69 trên các máy bay do thám tầm cao FireBee của Mẽo bị bắn rơi tại miền Bắc Việt Nam- sau này FireBee sử dụng các động cơ GE-J85 như A-37 hay F-5, như vậy tôi đoán 2 loại này có đường kính xấp xỉ nhau), các tên lửa HY-4 kéo dài chút cấu trúc thân của SS-N-2 và giữ nguyên hệ thống dẫn đường cũng như đầu nổ, nó có tầm bay 150 km với tốc độ tối đa M 0.8. Nhờ sự ưu việt của động cơ turbojet trong sử dụng nhiên liệu, tầm bay của nó như vậy đã tăng gấp rưỡi. Nếu như được điều chỉnh tốc độ hợp lý, tầm bay sẽ tăng hơn rất nhiều. Người ta tính nếu như giảm tốc độ hành trình xuống M 0.68, còn lại giữ nguyên các cấu hình khác, tầm bay sẽ vọt lên trên 250km (một con số đã tương đối ấn tượng rồi, phải không ạ)
    5. Lắp thêm drop tank.
    Nhờ vào hình dáng giống máy bay của mình, việc lắp thêm thùng dầu phụ của nó là hoàn toàn khả thi. Các chuyên gia Mẽo đã tính tóan, nếu 1 quả HY-4 của Khựa được lắp thêm 2 thùng dầu phụ nhỏ (nó cóc nói chính xác nhỏ là bao nhiêu ), tốc độ được điều chỉnh như phần 4 và đầu nổ vẫn giữ nguyên như nguyên bản thì tầm bắn có thể đạt trên 700 km (bảy trăm ki lô mét ạ )
    Như vậy nếu kết hợp tất cả các phương án trên: mua HY-4 của Khưa, thay hệ dẫn đường, cải tiến thùng dầu trong thân cho chóan hết kích thước của khoang trống có được nhờ thay hệ dẫn đường, lắp can xăng phụ, lắp hệ điều chỉnh tốc độ ...thì ta hoàn toàn có thể có 1 loại vũ khí có tầm bắn đủ sức uy hiếp rất nhiều mục tiêu quan trọng nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 09:18 ngày 08/12/2005
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    (trang trước đã nói)
    Thứ nhất là quả tên lửa ở đầu Nguyễn Tri Phương, cạnh con A-37 tiết diện hình bầu dục, trong khi đó SS-N-2 hình tròn.
    Thứ hai là, để caỉ tiến SS-N-2, cần phải:
    Sử dụng động cơ trong thân, nâng đường kính động cơ lên tối thiểu 60cm.
    Do không thể sử dụng cửa hút gió kiểu MIG-15, MIG-17, MIG-19 cho động cơ trong thân nữa, nên phải sử dụng cửa hút gió MIG-21 (mẫu thử YE-2) hoặc F-16 (mẫu thử YE-8). Như vậy, ta có cấu hình khí động của Granit hoặc SS-N-19.
    Tóm lại, để cải tiến tên lửa cần thay động cơ, sử dụng động cơ có chỉ số gió thông qua lớn. Ở M1. áp suất lớn nhất do khí tự nén là 5 atm, trong động cơ đạt 3-4. Ta cần động cơ có tỷ số nén 7-10. Với lượng nhiên liệu vài trăm kg, nếu sử dụng đốt đít (cháy ở áp suất 3-4atm) thì tầm được khoảng 300km, còn nếu không đốt đít (cháy ở 7-10atm) thì tầm có thể 500km hay hơn. Động cơ rẻ nhất là kiểu turbine một tầng nén ly tâm và một tầng turbine phát động. Áp suất chỉ đạt 3-4 atm, loại. Vậy, phải sử dụng R-11 của MIG-21.
    Mất tối thiểu một cái động cơ MIG-21, một kết cấu thân của Granit hay Moskit cho việc cải tiến ????? Thế thì giữ lại đỗng nhôm vụn ???
    Thật ra, baì toán chế tạo tên lửa không khó, vì Đức đã chế tạo từ thế chiến. Giải sử như chúng ta vẫn đáng trường chinh chống Mỹ, cấm vận kinh tế kỹ thuật, thì vẫn vẽ lại và phân tích hình dạng thành phần các chi tiết động cơ Mỹ được. Các động cơ của Bắc Hàn cấu hình thế này:
    (như trang trước, SS-N-2 là một đời vô duyên như MIG-19, quê hương của nó ghét, nên làm ăn xa ở Tầu). Thân tên lửa cải tiến của Bắc hàn sử dụng kết cấu 1/4. Động cơ trong thân cưả hút gió siêu âm (giống Grranit nhưng nghèo kỹ thuật hơn). 1/3 đến 1/2 tên lửa lúc xuất phát là RATO, sau đó, khi đã gần M1, động cơ R-11 hoặc R-15 đơn giản hoạt động (số tầng nén rất thấp, hai trục ***g nhau không kiểm soát, giá rẻ giật mình). Khoảng 1/4đến 1/5 khối lượng xuất phát là thuốc nổ hữu ích. Nếu xuất phát từ máy bay thì khoảng 1/3 đến 1/2.
    Điều khác biệt dó là chế tạo mới chứ không cải tiến.
    LarvaNH thích bài này.
  5. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Nói ngoài lề một chút, nếu nhà ta về sau công nghiệp phát triển hơn một chút mà thiết kế lại loại SS-N-2 này thành phiên bản tên lửa hành trình ngay từ đầu từ quá ngon.
    - Air frame thì Khựa nó làm được từ 40 năm trước, chả lẽ 10 năm nữa mình không làm nổi, tụt hậu thì cũng vừa vừa thôi chứ.
    - Động cơ thì ban đầu xài tạm đám GE-J85 của tháo ra từ A-37 cũ (chỉ cần sửa chữa sao cho đảm bảo vài giờ bay an toàn là được). Việc copy những động cơ này thì tôi không dám mơ đến nhưng ta có thể mua các động cơ cho máy bay thương mại trên thị trường. Ví dụ như con này bọn Tàu đang định mua để thay thế cho đám WP-11 nhái của bọn nó:
    [​IMG]
    [​IMG]
    FJ-44, loại động cơ Turbofan dành cho máy bay dân dụng được phát triển từ các động cơ quân sự, kích thước nhỏ (tầm 21"), lực đẩy tương đương hoặc vượt trội các động cơ Turbojet có kích thước tương đương như GE-J69 hay GE-J85 mà hiệu suất sử dụng nhiên liệu tốt hơn nhiều. Được quảng cáo là thích hợp cho máy bay dân sự nhỏ, hiệu suất sử dụng nhiên liệu và cho sức mạnh vượt trội so với turbojet có kích thước tương đương. Mỗi tội là đắt
    Có mấy phiên bản:
    FJ44-4 - 3500 lbf
    FJ44-3 - 3000 lbf
    FJ44-2 - 2300 - 2400 lbf
    FJ44-1AP - 1900 ?" 2100 lbf
    FJ44-1 - 1500 - 1900 lbf
    Lưu ý: Bọn này bị xếp hạng là Turbofan, nhưng nó tự cho mình là Fanjet- tôi không hiểu lắm về vụ này. Cái này thì chú Tuất chắc được việc đấy, chú làm ơn nói ngắn gọn nhá, bỏ bớt mấy phần lan man sang các máy bay siêu đẳng Nga hộ anh, nếu được thì anh cám ơn nhiều.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 11:44 ngày 08/12/2005
  6. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304

    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 14:25 ngày 08/12/2005
    LarvaNH thích bài này.
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Sao ấy nhỉ.
    Thứ nhất là WP-11 không phải là động cơ máy bay Mỹ, đó là động cơ R-11-300 Tầu hoá (hoặc thế nào đó, Tuất không nhớ lắm, có thể nhầm).
    Cái ảnh trên là một động cơ turbofan after burner. Động cơ
    Động cơ R-11 là động cơ đầu tiên sử dụng kết cấu Tumansky, hai trục ***g nhau, tốc độ trục trong bằng cộng tốc độ hai bạc đỡ. Truyền động bánh răng kiểu mặt trời.
    Động cơ dưới khác động cơ R-11 ở 2 điểm, có quạt và máy nén áp cao kiểu Nene (động cơ của MIG-15). Chỉ khác là phát động áp cao có hai tầng. Như vậy, nếu không kể trục Fan, đây là động cơ có lõi Nene bọc trong trục R-11. Turbine Nene (turbine nén áp cao) ly tâm có hiệu quả nén cao, thời hiện đại thường dùng cho động cơ đường kính nhỏ. Nhưng nó rất bí gió và gây lực cản ở tốc độ cao trên âm thanh.
    Không khí đi qua Fan được phun nhiên liệu đốt tiếp (turbofan after burner), loại này cho kích thước nhỏ, thường được gọi là turbojet, hay là fanjet.
    Ảnh trên cho thấy con HY-4 đã được thiết kế lại, ống động cơ kiểu Tomahaw hoặc SS-N-19. MIG-21 cải tiến không chứa được động cơ fan vì khoang động cơ quá bé.
    Động cơ turbojet không hề có hiệu quả lực đẩy/nhiên liệu, chỉ có lợi về trọng lượng và đường kính. Có một lợi nữa là kỹ thuật không cao lắm, rẻ, nên R-15 (động cơ trước đây của MIG-25) được dùng phổ biến cho tên lửa.
    Có hai cách tăng lực đẩy: một là tăng tốc độ dòng phụt, hai là tăng khối lượng dòng phụt. Cách thứ hai tiết kiệm nhiên liệu, của máy bay dân sự và quân sự hiện đại. Cách thứ nhất là của các turbojet và tiếp theo là after burner. Các thứ hai là của các động cơ cánh quạt (quạt ngoài) và fan(quạt trong). Khi cần tăng tốc, thì biến turbofan thành jet bằng after burner.
    Nói gì thì gì, không thể cải tiến SS-N-2 được, như Tuất đã nói trên, chỉ có phương án "cải tiến thiết kế". Hay nói cách khác là thiết kế một tên lửa lai căng.
    Chiếc HY-4 trên, không cần những động tác bay mạnh ở trên M1, nên có kiểu hút gió của Tomahaw. Granit sử dụng cửa hút gió của MIG-21 (mẫu YE-2), SS-N-19 dùng kiểu HY-4 trên nhưng cho siêu âm, kéo dài và thu nhỏ miệng để tích áp, chống xung M1 (kiểu cửa hút gió của YE-8). Chiếc Tomahaw cũng vậy, nó bay dưới âm và hiệu suất rất thấp nên không cần cửa hút gió đặc biệt, đầu đạn bé xíu (128kg), đắt như vàng, tính ra, mỗi cân thuốc nổ đến nơi giá 15 ngàn đô. Kết quả thì dinh thự của Sadam trúng đạn suốt ngày vẫn chằng mảy may suy suyển.
    Tốc độ tiến công là một đặc tính quan trọng của tên lửa hành trình, do đó, cần tiến công ở độ cao thấp tốc độ trên siêu âm. Các tên lửa Liên Xô do đó, không cần fan. Áp suất do gió tạo ra ở trên M1 đã là 5. M1,4 đã là 9. Với điều kiện đó, động cơ R-11 rẻ nhất thiên hạ, lại không cần công nghệ cao.
    Dù được chế tạo công phu thế nào, nó vẫn là đạn. Do đó, nếu nó đắt hơn thứ nó diệt được (một cáo lô cốt, đoạn hào... hay tốt ra thì một cái kho hay một cái tầu), thì dịch sẽ cười khi ta "chế tạo thành công".
    Tốc độ tấn công trên âm thanh, đầu đạn nặng ít ra 250kg, giá rẻ bất ngờ, không cần dùng công nghệ cao vật liệu quý là những yêu cầu cơ bản của tên lửa hành trình.
    Các AS-1 với đầu đạn 500kg, tầm 100km sau đó được cải tiến động cơ mới đạt tầm 350 rồi 500km, đầu những năm 1960, quá vượt yêu cầu, hay lại cải lui bằng chúng. Nói chung, R-11 và R-15 là những ứng cử viên tốt nhất cho chức này.
    Động cơ trước đây, kết cấu Nene được dùng cho động cơ đường kính nhỏ hiệu suất thấp. Nó rẻ (một tầng nén ly tâm đúc bằng nhôm), nhưng áp suất thấp và tốc độ vòng quay cao (chóng hỏng). Ở đây, tốc độ vòng quay cao tạo bởi cơ chế Tumansky của R-11 (qua truyền động, máy nén áp cao và phát động áp cao cùng một trục rỗng, trong trục này là trục máy nén áp thấp và phát động áp thấp. Hai trục truyền động qua cơ cấu bánh răng mặt trời. Tốc độ trục rỗng (áp cao) bằng cộng tốc độ hai hệ đỡ, đạt 10-20 ngàn vòng phút). Đây là động cơ được thiết kế đường kính nhỏ, tốc độ dưới âm và hiệu suất của động cơ turbojet đời đầu (áp suất đốt 3-4 atm).
    [​IMG]
    LarvaNH thích bài này.
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1

    Cám ơn bác kien098 đã góp ý, em cũng xin cố bảno vệ quan điểm của em một chút:
    Bác ạ, ta muốn có hòa bình thực sự thì cần luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh, có như vậy thì đối phương mới gờm mà không dám đánh. Thủ sẵn một ít đồ nóng chính là để như vậy, thế bác nghĩ nhà mình mua Scud là để tấn công ai à, hay Su-27 ngày xưa cũng thế, chỉ để dọa cho kình thôi bác ạ. Việc thủ các loại tên lửa đối đất để làm gì e nói ra hơi nhạy cảm, em xin có 1 ví dụ sinh động, bác tự suy luận nhé:
    Giả sử bác là 1 hiệp sĩ, đao thương kiếm kích loại gì cũng có, bác lại được nhồi sọ tư tưởng chinh phạt lũ man di để mở rộng bờ cõi. Nếu thằng hàng xóm nhà bác chỉ có 1 cái...dùi cui ngắn để tự vệ thì khi nào bác thấy nó ngứa mắt, hay bác thấy con vợ nó hay hay, hay bác thấy mảnh vườn nhà nó trông cũng ưng ý...mà các nhà hàng xóm khác lại đang bận việc không để ý thì bác có sang nện cho nó tơi bời hoa lá để ăn cướp không. Nhưng nếu thằng hành xóm ấy có 1 cái gậy tre vót nhọn thì lại là chuyện khác, ai mà biết được lúc mình sang gây sự nó chả chọc cho 1 cái, mà nếu nó quẫn lên làm liều mà bôi ít PHÂN BẮC lên đấy thì cũng phiền. Đành rằng que tre đánh không lại đao thương kiếm kích đồ xịn thật, nhưng đánh được nó mà nói dại bị nó chọc cho 1 cái về xài uốn ván chết thì cũng phiền. Thôi, thế là bác đành tặc lưỡi ...tạm tha cho nó vậy.
    Gộp chung 2 câu trên để trả lời cho gọn nhá. Ngày cao điểm của chiến tranh vùng Vịnh, Mẽo bắn đến 1000 quả Tomahawk vào Iraq bác ạ, chẳng lẽ nó có lắm siêu máy tính để làm những việc ghê gớm đến thế.
    - Việc trinh sát mục tiêu thì Mẽo khỏi phải nói rồi, nhưng khi trinh sát thấy mục tiêu nó chỉ cần báo tọa độ chính xác, tên lửa tức khắc bắn ngay. Ta không trinh sát tốt thì bây giờ lo lập chính xác tọa độ của các sân bay quân sự, kho tàng, hải cảng, ... của đối phương đi.
    - "Phân tích thông tin, lập trình đường bay" : chỉ cần biết tọa độ mục tiêu, đường bay chỉ cần set waypoint qua 1 loạt điểm kiểm tra định trước (cũng thông qua các tọa độ định sẵn), càng nhiều waypoint thì đường bay cành mịn, tất cả các công việc này chỉ vài phút với 1 máy tính cá nhân thông thường là quá đủ.
    - "Nạp và phóng": chỉ bấm nút là ăn bác ạ, không ai lại đến lúc cần bắn mới đút tên lửa vào bệ đâu.
    - "Nhà mình đang khát vũ khí đánh hạm, thế mà bác lại xui dại chuyển vũ khí đánh hạm thành vũ khí đánh bộ Đang cần phòng thủ đảo, bác lại bảo chuyển vũ khí bảo vệ đảo thành vũ khí bảo vệ biên "
    Dù có thiếu đạn đến đâu đi nữa cũng không nên dùng đám SS-N-2 cổ lỗ này cho mục đích chống tàu chiến nữa. Tốc độ chậm và kích thước quá lớn của nó là mồi ngon cho các hệ thống phòng không của tàu chiến hiện đại như pháo bắn nhanh, tên lửa tầm ngắn (đấy là em nói nếu ta đã nâng cấp hệ thống dẫn đường đối hạm tiên tiến nhất cho nó để chống ECM rồi nhá). Công việc này để đám AS-20 của bọn Uran làm ngon hơn nhiều. Hơn nữa 1 quả AS-20 tuy đầu nổ chỉ bằng 1/2 nhưng tổng khối lượng bằng có 1/4 nên 1 tàu mang được nhiều đạn hơn nhiều, thêm nữa, xác suất thành công của 1 quả AS-20 cũng cao hơn nhiều. SS-N-2 giờ chỉ nên dùng để phang tàu chở quân, chờ hàng hay chiến hạm kiểu cũ, mà cho dù có vậy đi nữa thì vẫn không hiệu quả bằng lũ AS-20.
    Trong khi đó nếu ta có 1 đám tên lửa hành trình đủ tầm vươn tới 1 loạt mục tiêu quan trọng nằm sâu trong lãnh thổ đối phương (nếu cho lên tàu chiến có khi uy hiếp được các căn cứ không quân và hải quân trên đảo Hải Nam) thì sẽ là 1 con ngáo ộp tương đối to (nếu tính đến cả khả năng có thể rải phân bắc).
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 09:51 ngày 09/12/2005
  9. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn chú Tuất về vụ cái động cơ nhá
    Chắc chắn là chú nhầm rồi
    Động cơ copy R-11-300 của Khựa là WP-7 có lực đẩy 9,700 lb st (43.15kN) và 13,450 lb st (58kN) khi xài afterburning.
    Trong khi đó WP-11 là copy của GE-J69 của Mẽo lắp trên các Fire Bee đời đầu cũng như nhiều loại Target drone và UAV khác của Mẽo. Loại này nhỏ hơn R-11-300 rất nhiều và công suất chỉ tầm 2000 lb st (chỉ bằng 1/5). Khựa nhặt được vài con bị bắn rơi ở miền Bắc về copy lại và xài trên đám Target drone và UAV của nó, sau này cải tiến SS-N-2 (tên Tàu là SY-1) lắp con WP-11 này vào và thành con HY-4 ở trên.
    Không thể lắp R-11-300 cũng như các loại hàng nhái của nó lên các loại SS-N-2 được. Lý do không phải đồ Mẽo tốt hơn đồ Nga đâu mà chú lo, đơn giản là động cơ R-11-300 quá to và công suất quá lớn, chúng vốn dùng cho các fighter nặng hơn 8 tấn bay với tốc độ Mach 2,2 nên không ai lại dùng trên các tên lửa hành trình nặng chưa đầy 3 tấn bay dưới âm hết (HY-4 nặng có 2 tấn)
    Cái động cơ Fanjet FJ-44 mà tôi đưa ra có đường kính chỉ 21" (tầm 53,4 cm) mà lực đẩy có thể tới 3500 lbf. Như vậy là quá dư thừa cho 1 quả SS-N-2 rồi.
    Cám ơn chú vì đã bình luận. Có vài dự án kiểu thế này đã thành công.
    - Trong cuộc tấn công của Mẽo vào Iraq năm 2003. Anh trích nguyên văn nhá:
    While US and Kuwaiti Patriot theater ballistic missile defense (TBMD) batteries intercepted and destroyed all nine Iraqi ballistic missiles launched at military targets, they failed to detect or intercept any of the five HY-2/CSSC-3 Seersucker cruise missiles launched against Kuwait. One came close to hitting Camp Commando, the US Marine Corps headquarters in Kuwait, on the first day of the war. Another landed just outside a shopping mall in Kuwait City. The missiles also contributed to fratricide, causing the loss of two coalition aircraft and the death of three crewmembers
    Như vậy Iraq đã khá thành công với việc dùng SS-N-2 như tên lửa hành trình đối đất đấy chứ.
    - Mấy vụ thử tên lửa của Bắc Hàn gần đây được ghi nhận cũng cho thấy tầm bắn của loại SS-N-2 của họ có tầm bắn "gây ngạc nhiên" cho giới quan sát.
    - Gần đây nhất, Pakistan công bố thử nghiệm thành công tên lửa hành trình. Chính vì anh thấy hình ảnh quả tên lửa ấy trên VTV3 giống y xỳ con SS-N-2 nên anh mới dùng Gú gờ để sợt và ra các đống này đấy chú ạ
    - Kết quả của vụ sợt này còn cho thấy cả mấy con HY-4 nâng cấp mới toe của Khựa theo hướng tên lửa hành trình đối đất, thằng này có vẻ là nguy hiểm nhất.
    Tên lửa hành trình đời đầu mới được thiết kế theo xu hướng bay vượt âm (có loại tới M 3,5) và ở tầng cao. Sau này các dự án này bị hủy hết hoặc cải lùi như chú nói, đơn giản vì với tính năng như vậy nó kém xa tên lửa đạn đạo và dễ bị bắn hạ hơn nhiều. Tên lửa hành trình ngày nay được thiết kế theo hướng:
    - Bay bám sát địa hình. Nhờ bay thấp nên nó tránh được tối đa sự trừng phạt của hỏa lực phòng không của đối phương. Nhưng vì chỉ bay cách địa hình có 15 đến 30 m nên nó không thể bay siêu âm được (tôi cũng chưa từng nghe nói có thiết bị bay nào vượt được tường âm thanh ở độ cao này, nếu có chắc cũng ko dám làm thử vì không thể điều khiển nổi).
    - Tầm bay xa: Như Tomahawk tầm tới trên 1500km, các động cơ jet có vẻ không phù hợp lắm với nhiệm vụ này do chúng xài nhiên liệu quá không hiệu quả.
  10. megafone

    megafone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    cải tiến để rồi lợn lành thành lợn què.đề nghị chuyển chủ đề ngay

Chia sẻ trang này