1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Convert tên lửa chống tàu thế hệ cũ thành tên lửa hành trình tầm xa

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mig19Farmer, 06/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Thưa bác MIG, sau khi quá thất vọng vì bay F-15 bị xe tăng bay 40 tuổi đói 12 năm đánh đuổi, bác đã sang đây chế tên lửa hành trình.
    Nhưng bác cần học hết cấp hai đã.
    Tuất xin phát hỏi bác vài điều.
    Bác bảo con cạnh chiếc A-37 ở đường Nguyễn Tri Phương là SS-N-2, nhưng Tuất thấy tiết diện của nó hình bầu dục.
    Bác à, tên lửa dù là loại gì thì cũng là đạn, vậy nó phải đến được mục tiêu và rẻ hơn mục tiêu.
    Loại tên lửa như Tomahaw giá 1,5 triệu đến 2,5 triệu. bằng 1/5 hay 1/10 con F-16, mang đầu đạn bé tẹo 128km, bắn liên tiếp cả chiến dịch không làm mẻ tường dinh thự Sadam thì dùng làm gì.
    Tốc độ dưới âm, bị súng các nhân bắn hạ, dễ bị nhiễu.....
    Đây là turbine Nene
    [​IMG]
    Hay được dùng với buồng đốt có lưới chắn lửa hình khuyên:
    [​IMG]
    Động cơ Nene được dùng cho MIG-15 với tên VK-1. Sau đó, caỉ tiến của nó với hi vọng M1,7 là VK-5 được trang bị cho MIG-19. VK-5 ra đời chậm 8 năm, đã biến MIG-19 thành kẻ bơ vơ vô duyên mang súng trong thời đại tên lửa. Ngày nay, nó hay được dùng trong các thiết bị tốc độ thấp và đứng yên. Nó có thể nén tốt mà nhẹ, do nó không truyền lực đẩy dọc trục. Đây là turbine nén ly tâm, chỉ cần lực xoay trục. Bế tắc khi nâng tốc độ là do kết cấu tấm của nó, khi tốc độ cao, nó tạo thành áp suất cao trước turbine mà áp thấp trong buồng đốt, không "thoáng".
    Kết cấu do Tumansky thiết kế đã thay thế đã mở ra một thời kỳ mới, đưa các máy bay đến M2 (MIG-21 với R-11 và R-13) và M3 xe tăng bay với R-15). Đó là động cơ nâng tuổi thọ ổ đỡ quay tốc độ cao bằng hai trục ***g nhau cộng tốc độ bởi truyền động cơ cấu mặt trời. DO có tốc độ vòng quay cao 10-20 ngàn vòng phút), nên nó không cần nhiều tầng nén hay tấm nén ly tâm Nene, tốc độ cao thoán gió biến thành ramjet. Ngày nay, cơ cấu này trở thành lõi của các động cơ turbine, như cái động cơ của bác cũng dùng. Động cơ trên của bác, do dùng tấm ly tâm Nene nên chỉ bay dưới âm là hợp.
    Hay bác bảo quân đội ta mua laọi đạn 128 kg đầu đạn, giá triệu rưỡi ????? Nổ như gãi ghẻ và vị súng máy 7,62mm bắn hạ.
    Tầu chiến ngày nay, được bảo vệ bằng hệ thống tác chiến tầm ngắn, nên mới cần tốc độ trên M1,5 sát mặt biển để tấn công. Nếu không thì như xung đột Iran-Mỹ, các tên lửa đối hạm Mỹ chả cằn bắn chặn cũng tự rụng hết, sau phải đem tên lửa phòng không ra địch tầu chiến.
    ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke
    Đây là R-13, động cơ R-15 đã từng đẩy xe tăng bay 43 tấn đi M3,2. Chính là hệ động cơ của tên lửa, Tumasky là động cơ của các tên lửa siêu âm. Bác đừng đem cái trò hề M3,5 mà nói rằng đạn không cần tốc độ cao.
    http://www3.ttvnol.com/quansu/571089/trang-19.ttvn
    Yêu cầu của tên lửa hành trình là:
    M1,5 tối thiểu ngang mặt nước biển để tấn công, tránh hệ thống tác chiến tầm ngắn.
    Đầu đạn tối thiểu 300kg (vỏ các tuần dương hạm hạng nặng Mỹ và các thiết giáp hạm còn thừ thời thế chiến vô hại với Tomahaw).
    Nếu có thiết giáp dầy như bom tall boy thì không cái gì chống lại được.
    LarvaNH thích bài này.
  2. Bac_gia

    Bac_gia Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    LMFAO!!!!!!! So all than_dau_tuat wanna say Mig19_faggot is "STFU"? ROFLMAO!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Phù, chán chú lắm. Anh biết ngay thế nào chú cũng bị chạm nọc mà lăng mạ anh mà. Chú thông cảm nhé, đây là chủ đề về tên lửa hành trình, anh nhờ chú thể hiện chút kiến thức về động cơ thế là đủ. Không cần phun thêm về các loại động cơ Nga siêu đẳng khác vào đây, nếu cần thì chú tạo thêm 1 cái về động cơ rồi vào đấy mà xả xì trét rồi làm ơn để cho cái topic này sạch sẽ chút. Anh cảm ơn chú nhiều.
    PS: Anh đang nói về tên lửa hành trình đối đất nên mới nói nó cần bay dưới âm chứ có ai nói về tên lửa hành trình chống hạm đâu mà chú phải gào tóang lên thế. Động tí thì già mồm chửi bới người khác ngay để lấn át.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 11:32 ngày 09/12/2005
  4. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Vì cái chú Tuất lắm mồm này làm vỡ hết kế hoạch pót tiếp phương án nâng cấp hệ thống dẫn đường mới cho SS-N-2. Tôi đành viết tiếp 1 chút về lịch sử phát triển tên lửa hành trình vậy.
    Tên lửa hành trình được chia làm 2 loại chính:
    - Tên lửa hành trình chống hạm: ASCM - Anti Ship Cruiser Missile
    - Tên lửa hành trình tấn công mặt đất LACM - Land Attack Cruiser Missile
    Tên lửa hành trình đầu tiên là loại LACM- tên lửa V-1 của phát xít Đức. Nó là 1 máy bay không người lái dùng động cơ pulsejet, đầu nổ 800kg và tầm bắn 300km. Sau thế chiến thứ 2, Nga và Mẽo đều copy V-1 để sử dụng và phát triển tiếp, lúc này nhu cầu chống hạm được đặt ra và tên lửa đối hạm tách ra thành 1 dòng riêng.
    Tên lửa hành trình đối hạm đã qua 4 thế hệ
    1. Thế hệ 1:
    Các tên lửa có hình dáng máy bay, kích thước tương đối lớn, bay tốc độ dưới âm. Độ cao trên mặt biển tầm 300 m trở xuống.
    Các đại diện tiêu biểu của thế hệ này
    - SS-N-2
    - Tomahawk . Vâng, có lẽ ít ai biết rằng Tomahawk sinh ra với mục đích ban đầu là tên lửa đối hạm - The Tomahawk was originally developed as an ASCM, the BGM-109B Tomahawk Anti Ship missile.
    Ban đầu chúng thu được thành công lớn do các chiến hạm chưa trang bị thiết bị phòng thủ thích hợp. Nhưng chúng nhanh chóng bọc lộ nhược điểm:
    - Kích thước quá lớn của chúng khiến chúng làm mục tiêu ngon lành cho các hệ thống phòng không.
    - Tốc độ quá chậm khiến thời gian từ lúc chúng bị phát hiện tới lúc chúng tới chiến hạm mục tiêu là khá dài. Trong thời gian đó, đối phương có nhiều phương án để đối phó: thả mồi giả, ECM, tên lửa, súng bắn nhanh... Trong cuộc chiến năm 73, Do Thái còn nghĩ ra 1 trò để lừa SS-N-2: họ cho trực thăng của hải quân bay sát mặt biển chặn đường đến mục tiêu của tên lửa, tên lửa tưởng nhầm trực thăng là mục tiêu và lao vào, trực thăng đột ngột tăng độ cao, tên lửa leo theo không kịp và rớt. (Ngày nay với các loại tên lửa tốc độ cao và khả năg cơ động lớn, bố bảo phi công nào dám làm trò này).
    - Khối lượng nặng khiến chúng chỉ có thể làm tên lửa phòng thủ bờ biển hoặc lắp trên hạm tàu. Việc lắp lên máy bay rất khó khăn, chỉ có thể dùng các bomber cỡ trung trở lên.
    Vì vậy ngày nay chúng được nghiên cứu để chuyển mục đích sử dụng sang LACM để tấn công mặt đất. Tomahawk là một ví dụ điển hình. Tất nhiên so sánh Tomahawk với SS-N-2 thì là đem công so với quạ. Tomahawk thể hiện sự vượt trội về thiết kế: Cánh và cửa hút gió gấp gọn trong thân nên trước khi bắn không khác 1 cái bút chì để nó có thể chứa được số lượng lớn trên các tàu chiến hoặc thậm chí bắn từ ống phóng ngư lôi của tàu ngầm. Trong khi đó SS-N-2 chỉ gập được cánh vuông góc, to kềnh càng. Tomahawk tầm bắn trên 1000km trong khi đó SS-N-2 phiên bản dùng động cơ turbo jet của Khựa với ống hút gió cố định thô thiển có cố hết sức cũng chỉ tầm 700km (như tôi trình bày trang trước). Nhưng bù lại SS-N-2 rẻ và đơn giản hơn rất nhiều, nó phù hợp với các nước nghèo như VN ta. (chả hiểu chú Tuất nghe thế nào mà lại bảo anh xúi nhà mình mua con Tomahawk, anh quen xài đồ rẻ tiền nên mới đưa ra ý tưởng cải tiến đồ ghẻ vứt xó trong kho này với giá bèo, chú chuyên môn lèo lá, bẻ cong ý kiến của người khác )
    2. Thế hệ 2:
    Đại diện tiêu biểu của thế hệ này là Exocet, Harpoon, AS-20... chúng có các đặc điểm:
    - Kích thước và khối lượng chỉ bằng 1/4 so với thế hệ trước nên có thể trang bị trên các máy bay chiến đấu thông thường. Điều này khiến việc sử dụng chúng linh hoạt hơn nhiều.
    - Khối lượng đầu nổ nhỏ hơn nhiều (tầm 150kg)nhưng thực tế chứng minh chỉ cần như vậy cũng đủ vô hiệu hóa 1 chiến hạm, việc bắn chìm không thực sự cần thiết.
    - Tốc độ vẫn dưới âm
    - Độ cao sát mặt biển hơn (khoảng 15m) nên khó bắn hạ hơn nhiều
    3. Thế hệ 3
    Là các loại tên lửa có khả năng bay siêu âm nên cực khó bắn hạ. Kết cấu cho phép chúng có độ cơ động cao nên vào giai đoạn cuối có chế độ vòng lượn và ngoạt gấp vào mục tiêu khiến cực khó cho các hệ thống phòng không (các pháo bắn nhanh được chứng minh là hoàn toàn vô tích sự, các tên lửa phòng không có xác suất diệt mục tiêu thấp).
    Độ cao bay cách mặt biển chỉ 5m đến 10 m, kết hợp với tốc độ cao khiến thời gian báo động của nạn nhân chỉ tính bằng giây, việc thả mồi nhử là không thể thực hiện kịp.
    4. Thế hệ 4: Vẫn đang phát triển
    - Giai đoạn đầu bay hạ âm để tiết kiệm nhiên liệu và tăng tầm bay
    - Đến gần mục tiêu thì cắt bỏ động cơ hành trình và bật động cơ tấn công để bay siêu âm
  5. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Tình cờ bác nào khoái đọc bài báo cáo "THE CRUISE MISSILE CHALLENGE" của tác giả Thomas G. Mahnken thuộc Center for Strategic and Budgetary Assessments của Mẽo viết về vấn đề này tháng 3 năm 2005 thì đăng ký địa chỉ mail nhá.
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 12:13 ngày 09/12/2005
  6. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    XW-41, bản nâng cấp của HY-4
    [​IMG]
    Dài 7.36 m
    Đường kính 0.76 m
    Sải cánh 2.4 m
    Nặng 1740 kg
    Đầu nổ 500 kg
    The XW-41, which is expected to have an increased range of 300 km. Neither of these ASCMs are restricted exports under the MTCR and China is quite willing to sell them to anyone offering to buy
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 12:30 ngày 09/12/2005
  7. souri

    souri Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    7
    Tactical Tomahawk giá chỉ còn có $575,000 , 1/2 so với Block IV.
    http://navysite.de/weapons/tomahawk.htm
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Ỵ-63, phiên bản LACM của XW-41
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    MAKER: CHINA National Precision Machinery Import and Export Corp. (CPMIEC)
    TYPE: AIR LAUNCHED CRUISE MISSILE
    LENGTH: 21 FEET
    SPAN: 9 FEET
    RANGE: 300 MILES
    DIAMETER: 29.5 INCHES
    WEIGHT: 5,500 POUNDS EMPTY
    ENGINE: TURBOJET
    TOP SPEED: MACH .68
    WEAPON LOAD: 1,100 POUNDS HIGH EXPLOSIVE
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke
    Tuất có lăng mạ bác đâu, chỉ hỏi chút thôi. SS-N-2 tiết diện hình tròn mà cái ở đường Nguyễn Tri Phương tiết diện hình bầu dục. Kết cấu thân rộng được sử dụng sau SS-N-2 nhiều, nó được dùng cho các thiết bị bay ít quan tâm nhiều đến lực cản, như là tốc độ thấp.
    Bác không tìm cách chứng minh nó là SS-N-2 lại bảo Tuất lăng mạ bác, xằng bậy.
    Tomahaw ban đầu không phải được thiết kế để chống hạm. Hồi những năm 1980 và 1970, các thiết giáp hạm hồi thế chiến vẫn còn dùng nhiều, chúng có vỏ liên hợp dầy 700mm, đầu đạn 128kg không thể phá được. Thực chất, cái lý sự nói Tom là tên lửa chống hạm chỉ để che dấu một thất bại đáng xấu hổ. Tom có các hệ thống dẫ đường quán tính, radar địa hình nhưng nổi nhất là JPS, hồi đó đang thịnh. Hệ thống định vị toàn cầu mới ra cho phép các hệ thống dẫn đường tự động rất chính xác và tin cậy, hồi đó đang là model. Ngày nay chúng dễ bị nhiễu thế nào thì quá rõ.
    Tom ban đầu được chế tạo làm tên lửa mang đầu đạn chiến lược, nên đầu đạn của nó mới nhỏ thế. Lợi thế của nó là có thể update thông tin về hệ thống phòng không đối phương, bay thấp luồn lách tránh. Do những nhược điểm động cơ Nene như đã kể trên, tên lửa có tốc độ dưới âm, bị các súng phòng không bắn hạ thế nào thì đã rõ. Do được thiết kế mang đầu đạn chiến lượng nên Tôm rất đắt, mỗi chiến hạm lớn chỉ mang được vài chục chú tầu ngầm thì hơn chục chú. Do đó, để bắn khoảng 100 tấn thuốc nổ đến mục tiêu (bằng hơn ba cái B-52 hồi chiến tranh Việt Nam), thì cần đến một ngàn Tom, nên bắn một loạt đạn 100 tôm thì phải mất cả tuần nạp đạn cho toàn bộ các chiến hạm trong hạm đội, bắn một trận thì cả nước Mỹ hết Tom, như chiến tranh Iraq lần 2, năm 2003. Tom kông đảm bảo độ an toàn để chở đầu đạn chiến lược, nên được dùng mang đầu đạn thông thường với mục đích đánh mục tiêu được phòng thủ tốt, như dinh thự Sadam, cả chiến dịch không mẻ tường, sau chiến tranh loạn quân vào hôi của. Một chiếc F-16 mang được lượng thuốc nổ hữu ích bằng 30 lần Tom nếu dùng bom thông thường, 15 lần Tom nếu dùng tên lửa thông minh cực chính xác. Giá chiếc F-16 chỉ bằng 10 Tom giá cũ hay 15 Tom giá mới (ban đầu, 2,5 triệu đên 3 triệu một con, sau còn triệu rưỡi).
    ke ke ke ke ke ke ke ke,
    thế mà đòi đánh vỏ thiết giáp hạm.
    ke ke ke ke ke ke ke ke
    ke ke ke ke ke ke ke ke
    Các chiến hạm đều có hệ thống tác chiến tầm ngắn, chuyên đánh tên lửa. Đó chính là các pháo phòng không ngắm bắn tự động, như chiếc ZSU-23mm bốn nòng nhà ta dùng hồi đánh Mỹ. Chúng làm thịt 100% các mục tiêu tốc độ dưới âm, làm gì có chuyện Tom đánh chiến hạm. Để só sánh vơm Tom cơ thể dùng chú Khờ 55 (Kh55) tầm 3000 km, đầu đạn nửa tấn, tốc độ dưới âm, đường kính 550mm hoặc 770mm (tầm trung và ngắn).
    Tên lửa chống hạm thế này.
    Nước đầu tiên sử dụng tên lửa chống hạm là NHật Bản, tên lửa chống hạm chạy cánh quạt có người điều khiển, máy bay tự rụng càng Thần Phong.
    Thực ra, tên lửa chống ham được Đức phát triển trong thế chiến. Lợi thế là tầu chiến vốn là cỗ kim loại khổng lồ, nên có thể sử dụng phương pháp định hướng radio để đầu đạn tự lao vào nó. Ban đầu, các bom lượn không động cơ được sử dụng tầm 30km, nhưng các nhược điểm cề động lực và điều khiển đã làm chương trình dừng lại. Cải tiến bom lượn có động cơ, không động cơ mang hệ dẫn đường mới biệt danh "củ cải" thay thế, nhưng không kịp.
    Liên Xô và các nước khác đều phát triển tên lửa hành trình và hệ dẫn đường chống hạm. Ban đầu, Liên Xô sử dụng động cơ pulse ramjet như của Đức. DO các động cơ này hay tắt giữa chừng, các tên lửa Liên Xô sử dụng 2 động cơ. NHưng cũng như các ấn bản của P1 (projetct-1 mà trong đó P15 chính là SS-N-2 Styx đang được nói đến). Dòng tên lửa này rất ít được sử dụng, nó cúng như MIG-19 vô duyên, chỉ được Tầu Khựa dùng làm vũ khí chính. Nhược điểm của chúng là lai căng, động cơ ngoài thân. Người ta cố gắng thiết kế cái gì đó khác máy bay, với động cơ thật rẻ.
    Dòng tên lửa được Liên Xô sử dụng nhiều là thứ khác, các tên lưa rhành trình được thiết kế lại từ máy bay. Thời 1950, khi các autopilot chưa khéo, người ta đóng máy bay cải tién hướng tên lửa, phi công thật bay lấy các động tác cơ bản, rồi lập trình cho phi công điện tử. Sau đó, các tên lửa hành trình khác nhiều máy bay vì tiến bộ của autopilot, nhưng vẫn mang chủ yếu các thành tự kỹ thuật máy bay. Đây, các tên lửa đó đây KS-1 Kometa mở đầu cho chúng:
    http://www3.ttvnol.com/quansu/571089/trang-21.ttvn
    http://www3.ttvnol.com/quansu/571089/trang-22.ttvn
    Kể từ sau MIG-19, Liên Xô đã có động cơ Tumansky. Động cơ nhanh chóng được cả thế giới áp dụng. Tốc độ vòng quay cao và lực đẩy dọc trục (lớn hơn vài lần lực đẩy máy bay, đè lên các gối đỡ và thân trục) làm nó có tuổi thọ thấp. Nhưng cho đến giờ, động cơ này vẫn có tỷ lệ lực đẩy / khối lượng và kích thước lớn nhất. MIG-21, đời máy bay liền sau, cuộc cách mạng kỹ thuật, nhưng lại ra đời gần sát MIG-19, kẻ biến MIG-19 thành vô duyên.... chính là chiếc đầu tiên dùng động cơ này. ĐỘng cơ không cần dùng nhiều kỹ thuật cao, nguyên liệu hiếm, rẻ giật mình chính là chọn lựa chính xác cho tên lửa. Các bác đã thấy những động cơ cuối cùng của Liên Xô dùng động cơ cũ Nene, sau đó, các cải tiến đã cho chúng lên M1,3 tầm bắn 350km thành cho tốc độ M0,9 tầm bắn 100km.
    Các bác đọc lại topíc trên, AS-1 mở đầu cho những kỹ thuật tên lửa hành trình Soviet. Nó có nhiều bản, nhưng rất ít trong đó được chế tạo hàng loạt. Có laọi đã từng làm vũ khí khưng chỉ số lượng ít ỏi, như chiếc MIG-9 với phi công tự động định hướng radio bằng track radar. Đo cao radio, định hướng radar, truyền dữ liệu qua radio, dẫn đường quán tính, là những yếu tố cơ bản tạo nên bộ não tên lửa hành trình.
    Như đã nói trên, tên lửa hành trình gắn liền với máy bay. Thay MIG-19 là MIG-21, với cửa hút gió góc gập (các mẫu thử YE-4, YE-5, YE-7, YE-9 và mẫu thử không được chế tạo hàng loạt YE-6), đó là cửa hút gió của Granit. Một trong nhưng mẫu thử của MIG-21 là YE-8 sử dụng cửa hút gió tích áp, được sử dụng trong Moskit và SS-N-19. Chúng liên tiếp đưa tốc độ tấn công của tên lửa lên cao.
    http://www3.ttvnol.com/quansu/571089/trang-27.ttvn
    Động cơ R-11 và R-13 đã đưa máy bay chiến đấu lên M2, R-15 đưa lên M3. Các tên lửa hành trình cũng vậy, chúng lên M2 rồi M3 (Moskit sử dụng cửa hút gió góc gập, có tốc độ ở độ cao lớn M3, tốc độ cao nhất khi tấn công ngang mặt biểm M2,2. Alfa và Yahkont đều đạt M3). Đảm bảo xác xấu trúng rất lớn
    Chiến tranh thế giới, các thiết giáo hạm dùng đại bác bắn đạn xuyên và vỏ dầy để đối kháng. Khàng 20 năm trung gian, vũ khí đáng tầu chủ yếu là máy bay ném bom. Sau những năm 1960, tên lửa và hệ thống tác chiến tầm ngắn trở thành đạn và giáp chính của chiến hạm.
    Ngày nay, tên lửa hành trình và diệt hạm gặp phải khó khăn lớn khi đối phó với các hệ thống hệ thống gây nhiễu.
    Yakhont hiện nay là tên lửa chiến thuật vô địch thiên hạ với độ cao 5-15 mét song song mặt biển cùng tốc độ M2,5 (cao nhất 3). Nó có tỷ số thuốc nổ hữu ích thấp (4 tấn cất cánh đâù đạn 200kg), nhưng không ái phát hiện ra trước khi nó phát nổ. Không súng nào kịp lấy đường ngắm khi nó ở trong tầm đạn có 1-2 giây. Còn quả đạn SS-N-25 Switchblade nặng 400-630kg (không có và có tên lưẻ rắn khởi động, xuất phát từ máy bay và mặt đất), tốc độ M1, đầu đạn 140kg thì nhỏ nhẹ nhưng công phá ngang AS-2, hơn Tom.
    Tên lửa diệt hạm có thời gian thai nghén lâu, ra quân cũng vất vả. Sau chiến công đầu tiên diệt hạm Israel, tên lửa Aicập bị gây nhiễu. Rồi các Excocet Pháp làm cỏ chiến hạm Anh Quốc, bắn chìm tuốt tuột: khu trục, tuần dương hạm hay tầu sân bay. Nhưng rồi, các tên lửa Mỹ đã làm nên một vụ bôi tro trát trấu vào bộ mặt vốn thiện chiến anh hùng. Trong xung đột Mỹ-Iran, khi một thuyền chiến nhỏ Iran đến gần mọt tuần dương hạm lớn Mỹ, liên tiếp người Mỹ bắn các tên lửa diệt hạm trượt. Có lẽ tí nữa thì tầu lớn Mỹ bj thuyền Iran hạ. May sao, một sỹ quan phòng không điều khiển một SAM diệt được (SAM có đầu đạn 300kg, quá đủ để diệt thuyền chiến, vốn có tốc độ nhỏ hơn nhiều máy bay).
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 13:47 ngày 09/12/2005
    LarvaNH thích bài này.
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Như đã nói, không thể cải tiến SS-N-2 được, ngoài nước Tầu lai căng.
    http://www3.ttvnol.com/quansu/616082/trang-1.ttvn
    Tuất đã nói rằng, để cải tiến nó cần phải thay đổi hệ thống dẫn đường, động cơ và kết cấu thân để nhét động cơ trong thân. Như thế, khác nào cải tiến tầu chiến gỗ chạy buồm thành tầu phóng lôi. Chỉ có Tầu Khựa, có thiết kế SS-N-2, nhưng không có kỹ thuật để thay đổi kết cấu thân, mới dùng lai căng như vậy.
    Việc cải tiến SS-N-2 cũng vô duyên như MIG-19 vậy, bác MIG quả có nhiều duyên với MIG-19 vô duyên, vì SS-N-2 cũng được thiết kế trên các đặc tính khí động của MIG-19.
    Mà bác cũng cho ít ra là cái ảnh của con SS-N-2 Nguyễn Tri Phương đi chứ.
    Nhưng một yêu cầu vài trăm ngàn đo cho một đầu đạn quả thật khó, theo Tuất, nên dùng kết cấu này:
    Tên lửa khởi động nhiên liệu rắn. Nhiên liệu là hỗn hợp bột nhôm, NH3NO3 và cao su, sau một thời gian thử nghiệm sẽ tìm được phụ gia và cao su tốt. Tầng này chiếm một nửa khối lượng đẩy tên lửa đến M1 (300 met giây).
    Động cơ hành trình ramjet, có một turbine nhỏ phát điện. Áp suất trong động cơ là 4atm.
    Hệ thống dẫn dường quán tính cho xuất phát và ổn định điện tử trên đường bay. JPS cho option nhiều cách đánh chống đối kháng địch, radio range đo cao, dẫn đường radar chủ động nhiều tần số (chỉ track). Do kết hợp JPS và radio, nên đối đất đối hải đều tốt.
    Tổng khối lượng khoảng 1 tấn, đầu đạn 300kg, tầm bay 300km. Xuất phát trên không và mặt đất. Khi tốc độ xuất phá M1 thì trọng lượng xuất phát còn có 600km. Giá rẻ giật mình, 200 ngàn đô (nếu sản xuất hàng loạt thì chỉ còn 20 ngàn).
    ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke
    Diệt hạm thì hơn Tom chút, đối đất thì đủ để chống SAM, được đấy chứ.
    Với các tên lửa đối đất hạng nặng, sử dụng ngay động cơ MIG-21 (và thân nó luôn cũng được). Có ngay quả đạn xuất phát 9 tấn, đầu đạn 1 tấn, tầm bay 1000km. Nếu hy sinh chút tầm bay và đầu đạn, có ngay tàng hình. Hơn chán Tom.
    Nếu có xe tăng bay cũ, có ngay đầu đạn 10 tấn, hy sinh chút đầu đạn để có giáp trước dầy 100mm của Boy Tall, không súng phòng không nào chống được. Tầm bay 2000km, cất cánh 50 tấn, tốc độ M3 trên cao, M1,5 sát biển, cải tiến chút có M2 sát biển. (chết, cái này thì chết)
    ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke ke
    KH-35-25, tên lửa hành trình chiến thuật, hệ thống dẫn đường điện đa năng dễ lập trình, chống radar, diệt hạm, đối đất đều tốt. Kết cấu bền nhẹ tin cậy. Giá rẻ giật mình.
    [​IMG]
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 21:25 ngày 09/12/2005
    LarvaNH thích bài này.

Chia sẻ trang này