1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cóp nhặt từng ngày : Thương hoài câu vọng cổ....!

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi home_nguoikechuyen, 21/04/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Chà, văn chương lai láng wá nhỉ
    Nhưng mà...
    Ước sao:
    Ví đây đổi phận làm gái được
    Thì sự ... tuyển phu há (chỉ có) bấy nhiêu
    (Kính sorry nữ sĩ Hồ Xuân Hương)
    Xin lỗi Home, bọn tớ lại kéo vô đây đùa nghịch rồi. Về Vọng cổ thì Home post như vậy là khá đầy đủ, nếu không có gì viết thêm thì Lys sẽ bổ sung chút ít, sau đó Lys sẽ tiếp tay Home chuyển sang thể loại khác nhé. Hò, Lý chẳng hạn.
    Chúc về quê vui vẻ
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
     
    Nhạc sĩ Cao Văn Lầu có phải là ông tổ ngành cải lương?
     
    [​IMG]

    Gần đây, trong một buổi gặp gỡ các bạn trẻ sinh viên yêu thích cải lương và âm nhạc truyền thống, các bạn có đặt câu hỏi: "Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là cha đẻ bản Dạ cổ hoài lang, vậy ông có phải là ông tổ của ngành cải lương không?". Bài viết sau đây cung cấp thêm một số thông tin về nhạc sĩ họ Cao cũng như về bản Dạ cổ hoài lang...

    Ông Cao Văn Lầu tức Sáu Lầu sinh ngày 22/12/1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sáp nhập với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Năm 1901, ông Cao theo gia đình đến lập nghiệp tại Bạc Liêu rồi ở luôn tại đây cho đến hết đời (ông qua đời ngày 13/8/1976). Thuở nhỏ, ông học chữ nho rồi học chữ quốc ngữ đến "lớp nhì năm thứ hai" (Cours moyen 2e année) tức lớp bốn ngày nay; sau đó quy y tại chùa Vĩnh Phước - Bạc Liêu. Sau khi rời cửa Phật, ông học nhạc lễ và là một trong những môn đệ giỏi về nhạc lễ của nhạc sư Lê Tài Khị (Nhạc Khị). Ông sử dụng rành rẽ đờn tranh, cò, kìm và trống lễ. Nhắc đến ông, người ta nhớ ngay đến bản Dạ cổ hoài lang (1919) được xem là tiền thân của bản vọng cổ ngày nay. Ông viết bản nhạc trên gồm 20 câu, nhịp 2 để trút cạn nỗi niềm tâm sự.

    [​IMG]


    Nhạc sĩ Sáu Lầu và các nhạc sư cổ nhạc tại Sài Gòn (1963)
    Nỗi niềm ấy ra sao? Nhiều lần ông thổ lộ với bạn tri âm: "Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ tôi. Năm tôi viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con. Tam niên vô tử bất thành thê. Vợ chồng ăn ở với nhau trong 3 năm, vợ không sanh con, chồng được quyền bỏ để cưới người khác hầu có con nối dõi tông đường. Thời phong kiến có những quan niệm chưa đúng. Người ta cho rằng vợ chồng không sanh con là do lỗi của người đàn bà. Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ vợ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu, xót thương cho vợ chồng tôi gặp phải cảnh đau lòng mà cho ở đậu qua ngày với hy vọng vợ chồng tôi sẽ có con và chiến thắng một quan niệm khắc nghiệt, lạc hậu, chịu ảnh hưởng nặng đạo lý thời phong kiến?. Trong thời gian dài phu thê phải cam chịu cảnh ?oĐêm đông gối chiếc cô phòng", tâm tư nặng trĩu u buồn nên nhạc sĩ Sáu Lầu đêm đêm mượn tiếng đờn nắn nót đôi câu để bớt cơn phiền muộn. Ông thừa hiểu người bạn đời cũng đau xót như ông. Bản Dạ cổ hoài lang ra đời trong bối cảnh như thế.
    Nói cho rõ hơn, trong thời gian tác phẩm chưa hoàn toàn hoàn chỉnh, nhạc sĩ Sáu Lầu cùng anh em tài tử địa phương đờn tới đờn lui bản này để lấy ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp về phương diện sáng tác. Chuông, trống "công phu" ngân vang khiến anh em nhạc sĩ đất Bạc Liêu nhớ lại hồi chín, mười tuổi ông Sáu Lầu quy y làm "Sa di" tại chùa Vĩnh Phước. Chú tiểu từng đánh trống, dộng chuông công phu hai buổi sớm chiều. Do đó, anh em đề nghị thêm hai chữ "Dạ cổ" (tiếng trống về đêm) cho ý nghĩa thêm sâu đậm. Ông Sáu hoan nghênh nên bản nhạc có tên hoàn chỉnh là "Dạ cổ hoài lang", tức "Đêm nghe tiếng trống nhớ chồng".
    Từ "Dạ cổ hoài lang" đến vọng cổ
    Dạ cổ hoài lang khởi điểm từ nhịp 2. Đó là đứa con của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Nhưng khi "Dạ cổ" hòa nhập vào sân khấu cải lương thì hai soạn giả tiền phong góp công đầu để biến bản nhạc này từ nhịp 2 trở thành nhịp 4 là Huỳnh Thủ Trung (tức Tư Chơi) và Mộng Vân (Trần Tấn Trung). Tiếng nhạn kêu sương là bản "Vọng cổ hoài lang" nhịp 4 đầu tiên do soạn giả Huỳnh Thủ Trung (1907 - 1964) sáng tác vào năm 1925. Trên những chặng đường phát triển, khi bản "Vọng cổ hoài lang" được nâng lên nhịp 8 (từ khoảng năm 1934 đến 1944) thì nó có tên mới là "Vọng cổ" (không còn cái đuôi "hoài lang"). Từ khoảng 1944 - 1954, vọng cổ tăng lên nhịp 16; thời kỳ kế tiếp: 1955 - 1964: tăng lên nhịp 32 rồi nhịp 64 từ năm 1965 đến nay.                                                 *** Hậu thế đã nhận định như sau: Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là cha đẻ Dạ cổ hoài lang khởi điểm từ nhịp 2. Bản "Vọng cổ" từ nhịp 4 trở đi, trên những chặng đường phát triển, thuộc công trình chung của tài tử tứ phương. Còn ông tổ cải lương dứt khoát không phải là Cao Văn Lầu. Bản Dạ cổ hoài lang chào đời năm 1919, trong khi sân khấu cải lương ra đời khoảng năm 1916.
    Ông tổ cải lương là ai? Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định ngành cải lương thờ chung một ông tổ với hát bội.
    Đi sâu nghiên cứu,chúng tôi thấy có nhiều tư liệu khác biệt:
    1) Theo NSƯT, nhạc sĩ Vũy Chỗ xác định cụ thể: Chính Thầy Thống tức ông Trần Xuân Thơ, với sự đồng ý của nhạc sĩ Sáu Lầu, viết bài ca Từ phu tướng, đồng thời có chấn chỉnh một vài chữ nhạc ở câu thứ nhất và thứ bảy cho sắc sảo hơn (Báo Sân khấu số 333 ngày 26/5/1997).
    2) Theo nhà nghiên cứu Hoài Ngọc, trong biên khảo "Sân khấu cải lương" (chưa xuất bản), tác giả viết theo lời kể của NS Sáu Lầu: "...Chừng mấy tháng sau, tôi nghe người ta có đặt bài ca cho bản Dạ cổ hoài lang của tôi rồi, và ca cho tôi nghe, thật đúng y như chữ đờn..." (người ta ở đây là nhóm tài tử Sài Gòn - ghi chú của NV).
    3) Qua bài viết của ông Trần Phước Thuận, đồng hương với nhạc sĩ Sáu Lầu, xác nhận "Bản Dạ cổ hoài lang, cả nhạc lẫn lời đều do ông Cao Văn Lầu sáng tác" (Tạp chí Nghiên cứu và phát triển số 2 (40) 2003, trang 37).
    Huỳnh Công Minh - Thiên Mộc Lan Báo Thanh Niên
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
     
    Nhạc sĩ Cao Văn Lầu có phải là ông tổ ngành cải lương?
     
    [​IMG]

    Gần đây, trong một buổi gặp gỡ các bạn trẻ sinh viên yêu thích cải lương và âm nhạc truyền thống, các bạn có đặt câu hỏi: "Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là cha đẻ bản Dạ cổ hoài lang, vậy ông có phải là ông tổ của ngành cải lương không?". Bài viết sau đây cung cấp thêm một số thông tin về nhạc sĩ họ Cao cũng như về bản Dạ cổ hoài lang...

    Ông Cao Văn Lầu tức Sáu Lầu sinh ngày 22/12/1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sáp nhập với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Năm 1901, ông Cao theo gia đình đến lập nghiệp tại Bạc Liêu rồi ở luôn tại đây cho đến hết đời (ông qua đời ngày 13/8/1976). Thuở nhỏ, ông học chữ nho rồi học chữ quốc ngữ đến "lớp nhì năm thứ hai" (Cours moyen 2e année) tức lớp bốn ngày nay; sau đó quy y tại chùa Vĩnh Phước - Bạc Liêu. Sau khi rời cửa Phật, ông học nhạc lễ và là một trong những môn đệ giỏi về nhạc lễ của nhạc sư Lê Tài Khị (Nhạc Khị). Ông sử dụng rành rẽ đờn tranh, cò, kìm và trống lễ. Nhắc đến ông, người ta nhớ ngay đến bản Dạ cổ hoài lang (1919) được xem là tiền thân của bản vọng cổ ngày nay. Ông viết bản nhạc trên gồm 20 câu, nhịp 2 để trút cạn nỗi niềm tâm sự.

    [​IMG]


    Nhạc sĩ Sáu Lầu và các nhạc sư cổ nhạc tại Sài Gòn (1963)
    Nỗi niềm ấy ra sao? Nhiều lần ông thổ lộ với bạn tri âm: "Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ tôi. Năm tôi viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con. Tam niên vô tử bất thành thê. Vợ chồng ăn ở với nhau trong 3 năm, vợ không sanh con, chồng được quyền bỏ để cưới người khác hầu có con nối dõi tông đường. Thời phong kiến có những quan niệm chưa đúng. Người ta cho rằng vợ chồng không sanh con là do lỗi của người đàn bà. Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ vợ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu, xót thương cho vợ chồng tôi gặp phải cảnh đau lòng mà cho ở đậu qua ngày với hy vọng vợ chồng tôi sẽ có con và chiến thắng một quan niệm khắc nghiệt, lạc hậu, chịu ảnh hưởng nặng đạo lý thời phong kiến?. Trong thời gian dài phu thê phải cam chịu cảnh ?oĐêm đông gối chiếc cô phòng", tâm tư nặng trĩu u buồn nên nhạc sĩ Sáu Lầu đêm đêm mượn tiếng đờn nắn nót đôi câu để bớt cơn phiền muộn. Ông thừa hiểu người bạn đời cũng đau xót như ông. Bản Dạ cổ hoài lang ra đời trong bối cảnh như thế.
    Nói cho rõ hơn, trong thời gian tác phẩm chưa hoàn toàn hoàn chỉnh, nhạc sĩ Sáu Lầu cùng anh em tài tử địa phương đờn tới đờn lui bản này để lấy ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp về phương diện sáng tác. Chuông, trống "công phu" ngân vang khiến anh em nhạc sĩ đất Bạc Liêu nhớ lại hồi chín, mười tuổi ông Sáu Lầu quy y làm "Sa di" tại chùa Vĩnh Phước. Chú tiểu từng đánh trống, dộng chuông công phu hai buổi sớm chiều. Do đó, anh em đề nghị thêm hai chữ "Dạ cổ" (tiếng trống về đêm) cho ý nghĩa thêm sâu đậm. Ông Sáu hoan nghênh nên bản nhạc có tên hoàn chỉnh là "Dạ cổ hoài lang", tức "Đêm nghe tiếng trống nhớ chồng".
    Từ "Dạ cổ hoài lang" đến vọng cổ
    Dạ cổ hoài lang khởi điểm từ nhịp 2. Đó là đứa con của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Nhưng khi "Dạ cổ" hòa nhập vào sân khấu cải lương thì hai soạn giả tiền phong góp công đầu để biến bản nhạc này từ nhịp 2 trở thành nhịp 4 là Huỳnh Thủ Trung (tức Tư Chơi) và Mộng Vân (Trần Tấn Trung). Tiếng nhạn kêu sương là bản "Vọng cổ hoài lang" nhịp 4 đầu tiên do soạn giả Huỳnh Thủ Trung (1907 - 1964) sáng tác vào năm 1925. Trên những chặng đường phát triển, khi bản "Vọng cổ hoài lang" được nâng lên nhịp 8 (từ khoảng năm 1934 đến 1944) thì nó có tên mới là "Vọng cổ" (không còn cái đuôi "hoài lang"). Từ khoảng 1944 - 1954, vọng cổ tăng lên nhịp 16; thời kỳ kế tiếp: 1955 - 1964: tăng lên nhịp 32 rồi nhịp 64 từ năm 1965 đến nay.                                                 *** Hậu thế đã nhận định như sau: Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là cha đẻ Dạ cổ hoài lang khởi điểm từ nhịp 2. Bản "Vọng cổ" từ nhịp 4 trở đi, trên những chặng đường phát triển, thuộc công trình chung của tài tử tứ phương. Còn ông tổ cải lương dứt khoát không phải là Cao Văn Lầu. Bản Dạ cổ hoài lang chào đời năm 1919, trong khi sân khấu cải lương ra đời khoảng năm 1916.
    Ông tổ cải lương là ai? Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định ngành cải lương thờ chung một ông tổ với hát bội.
    Đi sâu nghiên cứu,chúng tôi thấy có nhiều tư liệu khác biệt:
    1) Theo NSƯT, nhạc sĩ Vũy Chỗ xác định cụ thể: Chính Thầy Thống tức ông Trần Xuân Thơ, với sự đồng ý của nhạc sĩ Sáu Lầu, viết bài ca Từ phu tướng, đồng thời có chấn chỉnh một vài chữ nhạc ở câu thứ nhất và thứ bảy cho sắc sảo hơn (Báo Sân khấu số 333 ngày 26/5/1997).
    2) Theo nhà nghiên cứu Hoài Ngọc, trong biên khảo "Sân khấu cải lương" (chưa xuất bản), tác giả viết theo lời kể của NS Sáu Lầu: "...Chừng mấy tháng sau, tôi nghe người ta có đặt bài ca cho bản Dạ cổ hoài lang của tôi rồi, và ca cho tôi nghe, thật đúng y như chữ đờn..." (người ta ở đây là nhóm tài tử Sài Gòn - ghi chú của NV).
    3) Qua bài viết của ông Trần Phước Thuận, đồng hương với nhạc sĩ Sáu Lầu, xác nhận "Bản Dạ cổ hoài lang, cả nhạc lẫn lời đều do ông Cao Văn Lầu sáng tác" (Tạp chí Nghiên cứu và phát triển số 2 (40) 2003, trang 37).
    Huỳnh Công Minh - Thiên Mộc Lan Báo Thanh Niên
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Dạ Cổ Hoài Lang - Một Xuất Xứ Buồn
    Vào đầu thế kỷ thứ 20, âm nhạc Tài tử miền Nam đã thành hình, nhờ các nhạc sĩ, nhạc quan của triều Nguyễn, theo phong trào Cần Vương vào Nam, đem theo truyền thống âm nhạc đất thần kinh, chuyển thành hơi miền Nam, có khi đi ngang qua các tỉnh miền Quảng Nam, Quảng Ngãi trước khi vào Nam, nên các bực thầy trong nghề thường nói gốc đờn tài tử là từ đờn Huế hay đờn Quảng. Chữ "tài tử" có nghĩa là "người có tài", mà cũng có nghĩa là "không chuyên nghiệp". Mà không chuyên nghiệp không phải là tài nghệ không cao, không cần luyện tập. Những người nổi tiếng trong giới Tài tử là những bực thầy, bài bản đầy đủ, lại có những ngón đờn, những chữ độc đáo, tuyệt diệu. Nhưng muốn nghe tiếng đờn kỳ diệu đó, không phải có tiền mà được. Người đờn "tài tử" chỉ gặp nhau trong những buổi hòa nhạc để thưởng thức tài nghệ chớ không phải đờn để kiếm tiền mưu sống. Tác giả bài Dạ cổ hoài lang Ông Sáu Lầu, tên là Cao Văn Lầu sanh ra vào lối năm 1890 tại xã Thuận Lễ, tỉnh Tân An. Năm lên 6 tuổi, theo cha về Bạc Liêu (theo ông Trần Văn Khải, Nghệ thuật sân khấu Việt Nam, Sài Gòn, Khai Trí, xuất bản năm 1970) hay là năm 1892 theo lời ông Bùi Trung Tín (Bản vọng cổ trên từng chặng đường phát triển, tạp chí Văn Hóa tháng 5.1994). Trong bài báo Một cuộc phỏng vấn bất ngờ của Thanh Cao đăng trong báo Dân Mới ngày chủ nhật 20-12-53, khi Thanh Cao hỏi ông Sáu Lầu: "Chẳng hay từ ngày bác cho ra đời bản Vọng cổ, đến nay đã được bao nhiêu năm rồi. Và bác còn nhớ năm nào chăng?". Ông Sáu Lầu đã trả lời:"Tôi không nhớ rõ đã được bao nhiêu lâu, nhưng chỉ nhớ năm ấy tôi được 29 tuổi và bây giờ tôi đã lên 63". Báo đăng bài phỏng vấn năm 1953, ông 63 tuổi năm ấy, tức là ông chào đời năm 1890. Và năm ông sáng tác bài Dạ cổ hoài lang là năm 1919, lúc "khủng hoảng tinh thần", trong "hoàn cảnh đau thương", bị mẹ bắt buộc phải ly dị với vợ ông sau 8 năm chung sống, vì lý do bà vợ không sanh con nối dòng. Ông buồn nhớ bạn lang nên đặt ra bài ca tên Hoài lang. Ông Bùi Trung Tín cũng nói lý lẽ như trên và thêm chi tiết là ông Bảy Kiên đề nghị thêm vô hai chữ Dạ cổ là tiếng trống ban đêm... Năm sáng tác là 1920, và nơi sáng tác là nhà đèn Bạc Liêu.GS Thuyết Phong thì ghi rằng: ông Sáu Lầu sáng tác bài Dạ cổ hoài lang vào khoảng 1919-1920, không phải vì thương nhớ bạn lang, nhớ vợ bị bắt buộc ly dị, mà nhân dịp có một nhóm nghệ sĩ từ Huế vào trình diễn trong Nam, ông Sáu Lầu sáng tác bài Dạ cổ hoài lang để đáp lễ nhóm nghệ sĩ Huế (Thế giới âm thanh Việt Nam - Hoa Cau xb, California, tr.72).Tuy những việc ấy không quan trọng lắm nhưng tôi ghi lại để các bạn thấy rằng chỉ có mấy điểm: năm sanh ông Sáu Lầu, năm sáng tác bài Dạ cổ hoài lang và trường hợp sáng tác, mà các nhà báo, nghiên cứu âm nhạc chưa nhất trí. Ông Sáu Lầu là học trò ông Nhạc Khi, thường gọi là ông Hai Khi thầy đờn tại Bạc Liêu. Ngoài bài Dạ cổ hoài lang, ông Sáu Lầu còn sáng tác bài Minh Hoàng thưởng nguyệt, Giọt mưa đêm nhưng không ai biết mấy bài ấy. (Thanh Cao, Báo Dân Mới 20-12-53, trang 3). Lời bài Dạ cổ hoài langTừ là từ phu tướngBáu kiếm sắc phán lên đườngVào ra luống trông tin nhạnNăm canh mơ màngEm luống trông tin chàngÔi gan vàng thêm đauĐường dù xa ong ****Xin đó đừng phụ nghĩa tào khangCòn đêm luống trông tin bạnNgày mỏi mòn như đá vọng phuVọng phu luống trông tin chàngLòng xin chớ phụ phàngChàng là chàng có hayĐêm thiếp nằm luống những sầu tâyBiết bao thuở đó đây sum vầy ?Duyên sắc cầm đừng lợt phaiLà nguyện cho chàngHai chữ bình anTrở lại gia đàngCho én nhạn hiệp đôi(Trích trong bài của Bùi Trung Tín đã dẫn phía trên).Nhớ người ra đi, nhắc người đừng phụ tình bạc nghĩa. Người ở nhà mòn mỏi trông tin nhạn, luôn luôn mong mỏi từng giây phút trùng phùng. Tâm trạng đó là tâm trạng chung của nhiều thiếu phụ Việt Nam thời bấy giờ. Vì bổn phận, vì nhiệm vụ chồng phải "chấp kiếm lên đường", đi ra biên ải. Biên ải thật sự hay biên ải của một cuộc đấu tranh giành độc lập cho xứ sở. Hay biên ải xa vời của những người lính Việt bị mộ sang Pháp trong thế chiến thứ nhất (1914-1918). Trong các trường hợp ấy, người thiếu phụ trông chồng phải vì nghĩa chung mà gác niềm tây. Cái buồn của người Việt Nam thường ém vào trong, muốn nói, lắm khi nghẹn ngào chẳng thốt nên lời, nhưng nó đã có từ khi lập quốc, vì phải chống thiên tai, chống ngoại xâm, cái buồn khó tả khôn nguôi trong thời bị trị. Cái buồn dính liền với bản chất người Việt Nam đa tình, đa cảm, hay quyến luyến, hay bịn rịn, dầu sanh ly hay tử biệt, khó cắt đứt sợi dây vô hình cột chặt người ở lại với người ra đi.Bài Dạ cổ hoài lang gợi lên được cái buồn bí ẩn trong thâm tâm của con người Việt Nam.Trong cổ nhạc Việt Nam chưa có bài nào, bản nhạc nào được như bài Dạ cổ hoài lang, biến thành "Vọng cổ", từ một sáng tác tập thể, sanh ra từ thế kỷ, lớn lên, sống mạnh, phát triển không ngừng, biến hóa thiên hình vạn trạng, mà sẽ còn sống mãi trong lòng người Việt trong nước và rải rác khắp năm châu. GS. Trần Văn KhêParis - 1998
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Dạ Cổ Hoài Lang - Một Xuất Xứ Buồn
    Vào đầu thế kỷ thứ 20, âm nhạc Tài tử miền Nam đã thành hình, nhờ các nhạc sĩ, nhạc quan của triều Nguyễn, theo phong trào Cần Vương vào Nam, đem theo truyền thống âm nhạc đất thần kinh, chuyển thành hơi miền Nam, có khi đi ngang qua các tỉnh miền Quảng Nam, Quảng Ngãi trước khi vào Nam, nên các bực thầy trong nghề thường nói gốc đờn tài tử là từ đờn Huế hay đờn Quảng. Chữ "tài tử" có nghĩa là "người có tài", mà cũng có nghĩa là "không chuyên nghiệp". Mà không chuyên nghiệp không phải là tài nghệ không cao, không cần luyện tập. Những người nổi tiếng trong giới Tài tử là những bực thầy, bài bản đầy đủ, lại có những ngón đờn, những chữ độc đáo, tuyệt diệu. Nhưng muốn nghe tiếng đờn kỳ diệu đó, không phải có tiền mà được. Người đờn "tài tử" chỉ gặp nhau trong những buổi hòa nhạc để thưởng thức tài nghệ chớ không phải đờn để kiếm tiền mưu sống. Tác giả bài Dạ cổ hoài lang Ông Sáu Lầu, tên là Cao Văn Lầu sanh ra vào lối năm 1890 tại xã Thuận Lễ, tỉnh Tân An. Năm lên 6 tuổi, theo cha về Bạc Liêu (theo ông Trần Văn Khải, Nghệ thuật sân khấu Việt Nam, Sài Gòn, Khai Trí, xuất bản năm 1970) hay là năm 1892 theo lời ông Bùi Trung Tín (Bản vọng cổ trên từng chặng đường phát triển, tạp chí Văn Hóa tháng 5.1994). Trong bài báo Một cuộc phỏng vấn bất ngờ của Thanh Cao đăng trong báo Dân Mới ngày chủ nhật 20-12-53, khi Thanh Cao hỏi ông Sáu Lầu: "Chẳng hay từ ngày bác cho ra đời bản Vọng cổ, đến nay đã được bao nhiêu năm rồi. Và bác còn nhớ năm nào chăng?". Ông Sáu Lầu đã trả lời:"Tôi không nhớ rõ đã được bao nhiêu lâu, nhưng chỉ nhớ năm ấy tôi được 29 tuổi và bây giờ tôi đã lên 63". Báo đăng bài phỏng vấn năm 1953, ông 63 tuổi năm ấy, tức là ông chào đời năm 1890. Và năm ông sáng tác bài Dạ cổ hoài lang là năm 1919, lúc "khủng hoảng tinh thần", trong "hoàn cảnh đau thương", bị mẹ bắt buộc phải ly dị với vợ ông sau 8 năm chung sống, vì lý do bà vợ không sanh con nối dòng. Ông buồn nhớ bạn lang nên đặt ra bài ca tên Hoài lang. Ông Bùi Trung Tín cũng nói lý lẽ như trên và thêm chi tiết là ông Bảy Kiên đề nghị thêm vô hai chữ Dạ cổ là tiếng trống ban đêm... Năm sáng tác là 1920, và nơi sáng tác là nhà đèn Bạc Liêu.GS Thuyết Phong thì ghi rằng: ông Sáu Lầu sáng tác bài Dạ cổ hoài lang vào khoảng 1919-1920, không phải vì thương nhớ bạn lang, nhớ vợ bị bắt buộc ly dị, mà nhân dịp có một nhóm nghệ sĩ từ Huế vào trình diễn trong Nam, ông Sáu Lầu sáng tác bài Dạ cổ hoài lang để đáp lễ nhóm nghệ sĩ Huế (Thế giới âm thanh Việt Nam - Hoa Cau xb, California, tr.72).Tuy những việc ấy không quan trọng lắm nhưng tôi ghi lại để các bạn thấy rằng chỉ có mấy điểm: năm sanh ông Sáu Lầu, năm sáng tác bài Dạ cổ hoài lang và trường hợp sáng tác, mà các nhà báo, nghiên cứu âm nhạc chưa nhất trí. Ông Sáu Lầu là học trò ông Nhạc Khi, thường gọi là ông Hai Khi thầy đờn tại Bạc Liêu. Ngoài bài Dạ cổ hoài lang, ông Sáu Lầu còn sáng tác bài Minh Hoàng thưởng nguyệt, Giọt mưa đêm nhưng không ai biết mấy bài ấy. (Thanh Cao, Báo Dân Mới 20-12-53, trang 3). Lời bài Dạ cổ hoài langTừ là từ phu tướngBáu kiếm sắc phán lên đườngVào ra luống trông tin nhạnNăm canh mơ màngEm luống trông tin chàngÔi gan vàng thêm đauĐường dù xa ong ****Xin đó đừng phụ nghĩa tào khangCòn đêm luống trông tin bạnNgày mỏi mòn như đá vọng phuVọng phu luống trông tin chàngLòng xin chớ phụ phàngChàng là chàng có hayĐêm thiếp nằm luống những sầu tâyBiết bao thuở đó đây sum vầy ?Duyên sắc cầm đừng lợt phaiLà nguyện cho chàngHai chữ bình anTrở lại gia đàngCho én nhạn hiệp đôi(Trích trong bài của Bùi Trung Tín đã dẫn phía trên).Nhớ người ra đi, nhắc người đừng phụ tình bạc nghĩa. Người ở nhà mòn mỏi trông tin nhạn, luôn luôn mong mỏi từng giây phút trùng phùng. Tâm trạng đó là tâm trạng chung của nhiều thiếu phụ Việt Nam thời bấy giờ. Vì bổn phận, vì nhiệm vụ chồng phải "chấp kiếm lên đường", đi ra biên ải. Biên ải thật sự hay biên ải của một cuộc đấu tranh giành độc lập cho xứ sở. Hay biên ải xa vời của những người lính Việt bị mộ sang Pháp trong thế chiến thứ nhất (1914-1918). Trong các trường hợp ấy, người thiếu phụ trông chồng phải vì nghĩa chung mà gác niềm tây. Cái buồn của người Việt Nam thường ém vào trong, muốn nói, lắm khi nghẹn ngào chẳng thốt nên lời, nhưng nó đã có từ khi lập quốc, vì phải chống thiên tai, chống ngoại xâm, cái buồn khó tả khôn nguôi trong thời bị trị. Cái buồn dính liền với bản chất người Việt Nam đa tình, đa cảm, hay quyến luyến, hay bịn rịn, dầu sanh ly hay tử biệt, khó cắt đứt sợi dây vô hình cột chặt người ở lại với người ra đi.Bài Dạ cổ hoài lang gợi lên được cái buồn bí ẩn trong thâm tâm của con người Việt Nam.Trong cổ nhạc Việt Nam chưa có bài nào, bản nhạc nào được như bài Dạ cổ hoài lang, biến thành "Vọng cổ", từ một sáng tác tập thể, sanh ra từ thế kỷ, lớn lên, sống mạnh, phát triển không ngừng, biến hóa thiên hình vạn trạng, mà sẽ còn sống mãi trong lòng người Việt trong nước và rải rác khắp năm châu. GS. Trần Văn KhêParis - 1998
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Dạ cổ hoài lang
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Dạ cổ hoài lang
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hiccccc, hôm trước đã up mấy bài Dạ Cổ Hoài Lang do các ca sĩ Phi Nhung,Hạnh Nguyên, Kim Chung,Hương Lan trình bày.Mỗi người mỗi kiểu.Thì TTVNOL đang sữa chữa, hôm nay thì cái trăng nhạc bên fanexpress của mình đếch vào được.Khổ chưa chứ lị.
    Hẹn mọi người hôm sau post vậy.
    Nhắn @lys:
    Không biết chuyện lys làm cái tiểu luận Đồng Dao đến đâu rồi.
    Lys gửi vào mail cho Home cái dàn ý, để Home còn biết đường viết để giúp Lys.Không Home cứ làm theo ý Home,sợ rằng khi gửi cho Lys lại bị trùng, toàn cái Lys có rồi, thì khổ thân Home lắm, dành mấy ngày nghỉ làm việc công toi.
    Gửi nhanh Lys ơi!
    Mai Home về Thanh rồi.
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hiccccc, hôm trước đã up mấy bài Dạ Cổ Hoài Lang do các ca sĩ Phi Nhung,Hạnh Nguyên, Kim Chung,Hương Lan trình bày.Mỗi người mỗi kiểu.Thì TTVNOL đang sữa chữa, hôm nay thì cái trăng nhạc bên fanexpress của mình đếch vào được.Khổ chưa chứ lị.
    Hẹn mọi người hôm sau post vậy.
    Nhắn @lys:
    Không biết chuyện lys làm cái tiểu luận Đồng Dao đến đâu rồi.
    Lys gửi vào mail cho Home cái dàn ý, để Home còn biết đường viết để giúp Lys.Không Home cứ làm theo ý Home,sợ rằng khi gửi cho Lys lại bị trùng, toàn cái Lys có rồi, thì khổ thân Home lắm, dành mấy ngày nghỉ làm việc công toi.
    Gửi nhanh Lys ơi!
    Mai Home về Thanh rồi.
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    uh, cảm ơn Lys đã góp ý.
    Nhưng Home không giám mở một topic rộng như vậy đâu Lys ơi. Kẻo mọi người tưởng mình biết nhiều, hành mình, thì có mà nước độn thổ.
    Mà không biết khi cái box Cổ Nhạc được thành lập, Home có thể làm được việc như đã hứa với Basten không nữa. Chuẩn bị Rửa tay gác kiếm rồi.
    Trở lại với chuyên ngành của mình thôi.
    Và kiếm cô người iu, cho đỡ bớt tháng ngày cô quạnh

Chia sẻ trang này