1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cóp nhặt...

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi no_cry, 17/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Cóp nhặt...

    Có một số thứ đọc được thấy hay hay muốn chia sẻ với các bác mà lại chẳng biết post vào đâu, thôi thì mở cái topic này xem như là cái kho dự trữ vậy. Các mod thấy bài nào thích hợp với topic nào thì cứ vô tư vận chuyển. Tui dễ tính mà. Ơ mà sợ các bác đọc hết rồi cũng nên.


    Ở Trung Hoa, nghệ thuật của hoạ sĩ thuộc về Đạo. Nhiệm vụ của hoạ sĩ là thoát ra khỏi cái vỏ tĩnh tại của sự vật để khám phá cho được cái nguyên lí làm cho chúng sinh động. Ở Ấn Độ, hoạ sĩ cũng có nhiệm vụ tương tự: hoạ sĩ phải chỉ rõ cho chúng ta cái chân lí Bản thể, nguyên lí sống động của nó và vẻ đẹp tinh thần của nó. Đúng là trong thời cổ Hy Lạp, Platon đã có nghi ngở rằng hoạ sĩ là phải trả giá, nhưng không hề phủ nhận sụ cần thiết của hội hoạ , và Philostrate xem nghệ thuật nầy là ?o sáng tạo của thần linh ?o và ?ogắn liền với sự sử dụng lí trí?. Thời trung cổ có ảnh hưởng Cơ đốc giáo. Hội hoạ, được thánh Luc bảo hộ, là một trong những phương tiện mà Adam truyền lại cho chúng ta để tái chinh phục Địa đàng mà ông đã để mất. Hội hoạ là ?o di sản của Thượng đế? và tất cả tác gia của chúng ta đều khuyên rằng ai có thiên tư và sự hiểu biết đó không nên để nó mai một. Ở thời Phục hưng, nhiệm vụ thần bí đó của hội hoạ nhường chỗ cho nhiệm vụ khoa học. Đối với Vinci, toàn thể vũ trụ đã trở thành đối tượng của hội họa chứ không phải chỉ có con người; hoạ sĩ , do bản chất của mình, là một nhà thí nghiệm của thế giới, là người vượt qua cái bề ngoài và phong tục để đạt tới chân lí của thiên nhiên. Ở Poussin, chủ nghĩa tự nhiên tối cao đó vươn tới một thứ tâm lý suy tôn, trong đó con người không chỉ được biết đến và chinh phục ở phần hình thể mà ở cả phần tâm hồn và lý tưởng hành động nữa. Nếu ở thế kỉ 18, ý niệm về hội họa chủ yếu trở nên ?~nghệ thuật?T hơn, ý niệm này không ngừng đảm nhiệm công việc cao hơn: thể hiện những dục vọng của con người ở chỗ chúng tỏ ra siêu việt và xác định thiên tài. Khuynh hướng này càng rõ nét hơn trong thế kỉ 19, và Delacroix đã không ngần ngại nhìn thấy trong nghệ thuật của nghệ sĩ một ?oma lực? như người xem một tuyệt tác xuất thần ra khỏi phạm vi hình thể và đạt tới trạng thái ngây ngất khó tả.
    Bắt đầu từ Delacroix, nếu các trường phái nở rộ và công kích lẫn nhau, ấy chỉ là để công nhận cho hội hoạ một quy chế tự trị chặt chẽ hơn, tìm cho hội hoạ một mục đích tự thân. không phải là ấn định cho hội hoạ vị trí này hay vị trí kia trong hệ thống hoạt động của con người nữa . Hội hoạ trở thành cần và đủ và có thể so sánh với bất kì hoạt động nào khác. Nó là một nhu cầu cơ bản của tinh thần mà không gì có thể thoả mãn . Hoạ sĩ biết điều đó rất rõ và ?osống? cuộc sống hội hoạ như một Định mênh khổ nhục. Van Gogh và Gauguin là những kẻ bị đóng đinh câu rút theo cách riêng của họ. Và ngay cả Manet, con người minh triết, con người cần lao châm biếm, khi tuyên bố rằng Đức Chúa bị đóng đinh có lẽ là đề tài tuyệt vời nhất để ông vẽ, thì con người vô thần đó có nghĩ một cách mơ hồ rằng sự ?ođau khổ? của người mẫu của mình có thể là sự thể hiện cuộc chiến đấu của ông, với tư cách hoạ sĩ, cho lý tưởng của hội hoạ không?
    VÌ vậy trong thế giới hiện đại, hội hoạ trở thành một thứ bù đắp cho những tầm thường trước mắt của cuộc sống...Ngày nay hội hoạ không còn chịu sự cấm đoán nào nữa...Thứ hội hoạ thần bí nhất chỉ mới vài giờ trước đây, bây giờ nhanh chóng ra khỏi hầm mộ và chễm chệ ngồi giữa công chúng. Có thể chuyện đó không phải là không có hại cho hội hoạ, có thể đó là mưu mô sau cùng của một thế giới chịu chấp nhận cho nghệ sĩ một ân huệ trọn vẹn để xiềng xích anh ta vào với nó chặt hơn.



    Jacques Charrpier


    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi
  2. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    "Thế rồi trên cái nền thật sống động và phẳng lặng, có lẽ tôi muốn vẽ chân dung"
    VANGOCH
    Tôi vẽ một cái cửa sổ như tôi nhìn qua một cái cửa sổ.
    Picasso
    Đối với con người chúng ta, thiên nhiên quan trọng ở bề sâu hơn bề mặt.
    CEZANNE
    Tìm đâu ra những đường nét trong thiên nhiên? Trong thiên nhiên, tôi chỉ có thể phân biệt được những hình thể sáng và những hình thể tối...
    Goya
    Sức mạnh lặng lẽ thoạt tiên chỉ trao đổi với con mắt nhìn nó và chiến thắng và xâm chiếm tát cả năng lực của tâm hồn.
    Delacroix
    Một bức tranh được vẽ ra không phải để ngửi; anh hãy lùi lại, mùi sơn dầu độc lắm!
    Rambrandt
    Hỡi các bạn hoạ sĩ, khi bạn muốn tìm một thú giải trí có lợi...bạn nên tập cho mắt quen ước lượng chiều dài và chiều rộng các vật.Leonard de Vinci.
    Tôi thích cái người ta gọi là phong cách, nhưng tôi không thích kiểu cách.
    David.
    Được no_cry sửa chữa / chuyển vào 12:33 ngày 19/08/2003
  3. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Đây là so sánh của Leonard de Vinci giữa hội hoạ và thi ca, có lẽ sẽ có nhiều người không đồng ý, nhưng chúng ta phải đặt ý kiến này trong hoàn cảnh ra đời của nó, khi mà các nhà thơ rất coi thường các hoạ sĩ. Mặc dù không phải là hoạ sĩ, và cũng không hoàn toàn tán thành sự so sánh của ông, nhưng đọc cái này tui cũng khoái. Post lên để bác nào chưa đọc thì đọc cho vui.
    HỘI HỌA VÀ THI CA
    Đây là lý do hội họa hơn hẳn mọi công trình của con người, do những khả năng tinh tế mà nó chứa đựng:
    Mắt, cửa sổ tâm hồn, là con đường chính, qua nó trí tuệ của chúng ta có thể đánh giá một cách đầy đủ và tuyệt vời tác phẩm của thiên nhiên. Tai là con đường thứ hai và tính cách cao quý của tai là nó có thể nghe câu chuyện về những điều mà mắt đã thấy. Nếu các bạn là nhà chép sử, thi nhân hay nhà toán học, các bạn sẽ gặp khó khăn khi thuật lại trong sách vở của mình những điều mà mắt chưa từng trông thấy. Và nếu bạn là thi sĩ, bạn miêu tả một câu chuyện bằng ngòi bút thì hoạ sĩ hình dung nó với cây cọ một cách thoả đáng hơn và dễ hiểu hơn. Nếu bạn gọi hội hoạ là ?othơ câm? thì hoạ sĩ cũng có thể gọi nghệ thuật của nhà thơ là ?otranh mù?.Vậy thì bạn hãy cân nhắc xem mù hay câm đau khổ hơn. Tuy rằng nhà thơ có thể lựa chọn để tài rộng rãi như hoạ sĩ, nhưng tưởng tượng của nhà thơ không thể làm con người thoả mãn bằng những bức tranh, vì nếu thi ca cố thể hiện hình thể, động tác và cảnh tượng bằng ngôn từ thì hoạ sĩ, cũng để hình dung những thứ đó, lại sử dụng những hình ảnh chính xác của các hình thể đó. Thế thì anh hãy cân nhắc xem cái nào cần thiết hơn cho con người, cái tên của sự vật hay hình ảnh của nó? Cái tên thay đổi tuỳ nơi, hình thể không khác chút nào, trừ khi bị huỷ hoại.
    Nếu nhà thơ sử dụng cái tai làm phương tiện cho trí tuệ thì hoạ sĩ dùng mắt là giác quan cao quý hơn. Tôi chỉ xin nói điều này: cứ cho một hoạ sĩ thể hiện sự ác liệt của một cuộc chiến đấu, và một nhà thơ cũng mô tả nó, rồi đem hai hình thức đó trình bày cho công chúng. Và anh sẽ thấy ngay hình thức nào lôi cuốn người xem, họ sẽ chú ý tới cái nào, cái nào dược nhiều người tán thưởng, và cái nào làm người xem thích thú hơn. Chắc chắn là bức tranh, có ích hơn và đẹp hơn, sẽ cho ta thú vị nhiều hơn.
    Hãy viết tên của Thượng đế ở một nơi nào đó và đối diện là hình ảnh của Người, anh sẽ thấy đối tượng nào được tôn kính hơn.
    Trong khi hội hoạ bao trùm mọi hình thể trong thiên nhiên, nhà thơ chỉ có ngôn từ là thứ không toàn diện như hình thể. Anh ?" nhà thơ ?" có được tác dụng của những cách biểu hiện; chúng tôi - hoạ sĩ ?" có được sự biểu hiện của những tác dụng.
    Nếu nhà thơ mô tả nhan sắc của một phụ nữ cho người tình của nàng biết, còn hoạ sĩ thì vẽ chân dung của nàng, anh sẽ thấy nhà thẩm định si tình nghiêng về phía nào nhiều hơn. Chắc chắn, trong trường hợp này, quyết định của kinh nghiệm sẽ cho thấy rất rõ.
    Anh đã đặt hội hoạ vào hàng những nghệ thuật máy móc. Thật ra nếu hoạ sĩ cũng có những phương tiện như anh để ca ngợi tác phẩm của mình bằng chữ viết, tôi ngỡ là tác phẩm của họ sẽ bị chê trách tồi tệ. Nếu anh gọi hội hoạ là máy móc chỉ vì, bằng công việc tay chân, bàn tay thể hiện những gì trí tưởng tượng tạo ra, thì sách vở của anh cũng ghi lại bằng ngòi bút ?" cũng là bàn tay - những gì phát ra từ trí óc. Nếu anh gọi hội hoạ là máy móc vì nó được trả công thì ai rơi vào chỗ sai lầm hơn chính anh, nếu có sự sai lầm ? Khi anh biện giải trong học đường, anh không hướng về người thưởng công cho anh nhiều nhất sao? Anh có làm việc gì mà không được trả công?
    Song le, những điều tôi nói đó không phải để chỉ trích những ý kiến kia, vì bất cứ công việc nào cũng mong được thưởng công. Và nếu như nhà thơ nói : ?oTôi sẽ tạo ra một điều tưởng tượng để diễn đạt những điều vĩ đại? thì hoạ sĩ cũng nói được như vậy. Nếu anh nói rằng thi ca trường cửu hơn, tôi sẽ trả lời rằng sản phẩm của người thợ làm soong chảo còn lâu bền hơn nữa, vì thời gian bảo tồn chúng lâu hơn tác phẩm của anh và của tôi. Thế mà, những sản phẩm đó chỉ chứng tỏ có rất ít trí tưởng tượng; và tranh vẽ trên đồng khảm men màu còn bền bỉ hơn nhiều.
    Trong lĩnh vực nghệ thuật, người ta có thể coi chúng ta là con cháu của Chúa. Nếu thi ca đề cập tới thái độ tinh thần thì hội hoạ lấy cảm hứng từ thái độ đối với thiên nhiên;cái này mô tả hoạt động tinh thần, cái kia khảo sát tinh thần qua chuyển động của thân thể; nếu cái này làm người ta xúc động vì những điều tưởng tượng ghê gớm thì cái kia cũng làm được như vậy bằng cách cho thấy những điều tương tự trong hành động. Và nếu nhà thơ thi đua với hoạ sĩ để thể hiện một hình ảnh đẹp đẽ hay hãi hùng, một vật xấu xa hay quái đản, và, theo cách của mình, tuỳ tiện thay đổi mọi hình thể, thì hoạ sĩ lại không làm được một cách thoả đáng hơn sao? Chúng ta há đã chẳng xem qua những bức tranh giống thật đến độ làm cho người và thú vật cũng phải lầm đó sao?
    Nếu anh có thể khêu gợi là mô tả bề ngoài của hình thể thì hoạ sĩ có thể cho thấy chúng sống động với ánh sáng và bóng; những thứ này tạo được cả những biểu lộ của mặt. Trong chuyện này, ngòi bút của các anh không thể sánh bằng cây cọ của chúng tôi.
    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi
  4. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Góp vui nhé:
    * "Hình hoạ đó là danh dự của hội hoạ" - Ingres
    * "Tôi muốn ám sát hội hoạ" - J.miro
    * "Vẽ là thở,ngày mai mà vẽ giống ngày hôm nay thì bẻ bút đi" -Nguyễn Sáng
    "Thời gian sẽ công bằng với những cái đẹp chưa được công nhận" - Bùi Xuân Phái
    "Tôi sinh ra là để cải tổ lại hội hoạ" - S.dalí
    Màu gì nhỉ?...màu DA CAM
    DACAM
  5. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Dacam nhiều, không có bài của bác tui cảm thấy mình đang độc thoại một mình, không biết có ai quan tâm đọc đến không nữa. Thấy hào hứng lên rồi. Vô box hội hoạ của các bác thấy mọi người thân nhau quá nên tự nhiên thấy mình đi lạc...
    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi
  6. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Trí nhớ của một hoạ sĩ:

    Phía trên là bức tranh của Franco Magnani, một hoạ sĩ người San Francisco, vẽ theo trí nhớ đáng ngạc nhiên của ông về ngôi làng thời thơ ấu ở Pontito, Ý, và phía dưới là ảnh chụp của ngôi làng. Magnani rời khỏi làng năm 1985 lúc ông mới khoảng 25 tuổi. 8 năm sau, khi bị bệnh nặng, ông bắt đầu nhớ về Pontito và gần như bị ám ảnh bởi những hình ảnh về quê hương.
    Từ trí nhớ của mình, ông bắt đầu vẽ nhiều phong cảnh khác nhau của làng quê. Đây là một trong các bức tranh đó của ông.
    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi
  7. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Đây là Leonardo de vinci
    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi
  8. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là "NGười đàn bà xa lạ" của Kramxkoi, cũng là vẽ theo trí nhớ. No_cry hay lắm!
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  9. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn butsat. Được thể tui lại post tiếp. Hơi dài một tí. Đây là đoạn hội thoại giữa Francisco de Hollanda (bạn của Michelangelo) và ngài Lattanzio nói về hội hoạ và thi ca
    Latttanzio nói:
    ?oRất dễ chứng minh rằng thi ca là chị em của hội hoạ ở điểm nào. Nhưng, để cho ông Francisco biết hội hoạ cần tới thi ca như thế nào, và những gì là tuyệt diệu mà nó có thể mượn của thi ca tôi xin chứng minh là các thi nhân quý chuộng người thực hành và hiểu được hội hoạ tới chừng nào, và tự hào ca tụng hội hoạ hoàn hảo biết bao. Ngoài ra, các nhà thơ chỉ có mục đích chỉ dẫn những bí mật của hội hoạ và những điều cần phải tránh hay phải tìm ra để thành công hay sao? (...)
    Tôi nhớ là Virgile, nhà thơ kiệt xuất ngả mình nằm ngủ dưới gốc một cây sồi rừng. Ông dùng văn chương ?ovẽ? ra kiểu thức của hai cái bình do Alcime?Tdon chế tạo, và một cái hang đá phủ đầy nho dại, với những con dê đang gặm lá cây liễu, và ở đằng xa là những rặng núi lam, rải rác những cụm khói bốc lên. Rồi ông bỏ cả một ngày ngồi chống cằm suy tính phải cho ngọn gió và những đám mây nào xuất hiện trong cơn bão của E?Tole, phải vẽ hải cảng Carthago như thế nào trong một cái vịnh với một hòn đảo án ngữ, và xung quanh là những cây thông và bụi cây nhỏ ra sao. Kế đó ông mô tả thành Troie trong biển lửa; rồi những lễ hội ở đảo Sicile, và ngoài ra, ông còn mô tả trong vùng phụ cận Cumes con đường xuống địa ngục đầy quái vật, và một đoàn linh hồn đang qua sông Acheron; rồi Champs-Elise?Tes, việc chọn lọc những người tốt phúc, trừng phạt, khảo tra những kẻ vô đạo; rồi vũ khí tinh xảo do Vulcain rèn được; xa hơn một chút là một nữ chiến sĩ A-ma-zon và Turnus đầu trần đang lên cơn cuồng nộ. Ông miêu tả chiến trận, bại binh, tử sĩ, thành tích anh hùng, chiến quả. Bạn hãy đọc hết tác phẩm của Virgile đi và bạn sẽ nó giống như nghệ thuật của Michelangelo.
    ( ...) Tôi không nói ra điều gì đáng ngờ, vì chính họ cũng đồng ý và vì họ đặt tên cho hội hoạ là thơ câm.?
    Francisco trả lời:
    ?o ...Những thi sĩ tài hoa chỉ dùng chữ nghĩa làm cái việc mà những hoạ sĩ, dù xoàng nhất, cũng làm được bằng màu sắc. Việc mà hoạ sĩ biểu thị một cách minh bạch thì họ trình bày dưới dạng một câu chuyện. Một đàng, dùng ngôn ngữ rườm rà, và không phải lúc nào cũng làm ta vui tai; một đàng thì làm ta thích mắt và làm mọi người say mê như đứng trước một phong cảnh đẹp. Mục đích mà những nhà thơ giỏi cố hết sức đạt tới, đôi khi phải dùng những lời rườm rà, thừa thải, mục đích mà họ cho là tài khéo tuyệt vời là trình bày cho ta thấy, như trong một bức tranh, một cơn bão trên mặt biển hay đám cháy trong thành phố(...). Nhưng khi anh đọc xong, không phải là không khó nhọc, anh đã quên mất đoạn đầu, và anh chỉ còn nhớ câu thơ cuối mà mắt anh nhìn thấy.
    Còn hội hoạ kể được cho anh nhiều biết bao về cơn bão đó, cùng lúc cho anh thấy sấm chớp, những lượn sóng, những con tày đắm, những mỏm đá chớn chở!
    Tương tự như vậy, hội hoạ đưa anh tới chứng kiến đám cháy một thành phố ở mọi ngõ ngách; nó cho ta thấy đám cháy như có thật. Đầu này là những người đang chạy qua các đường phố; đầu kia, nhiều người đang trên đầu tường thành và tháp cao nhảy xuống. Ở chỗ khác, những đền thờ đang sụp đổ, và ánh lửa phản chiếu trên mặt nước sông, bờ sông sáng rực; Panthe?Te chạy khập khễnh, lưng vác thần tượng, tay kéo đứa cháu nội; con ngựa thành Troie đang thả các chiến sĩ ra giữa một quảng trường. Xa hơn, thần Neptune cuồng nộ đang xô ngã tường thành; Pyrrhus đang chặt đầu Priam; Ene?Te cõng cha trên lưng có Ascagne và Cre?Tuse theo sau, hãi hùng trong đêm tối. Và tất cả tạo thành một toàn bộ biểu hiện và tự nhiên đến nỗi nhiều lần người ta tưởng là mình không được an toàn, và người ta rất sung sướng khi chợt nhận ra rằng trước mắt mình chỉ là những màu sắc không làm hại được ai. (Chưa bao giờ tui cảm nhận được đến mức này cả )
    Nều thi ca cho anh thấy tất cả những cái đó bằng những âm thanh rời rạc, đến nỗi khi đã quên chuyện xảy ra trước và không biết chuyện gì sẽ tiếp theo, chỉ nhớ có câu thơ đang đọc ( hơn nữa, ai không phải là nhà ngữ pháp thì cũng khó lòng hiểu được câu ấy); trái lại trong hội hoạ, mắt anh thưởng ngoạn tỏ tường quang cảnh đó như thể nó có thực, và tai anh chừng như nghe được tiếng kêu thét, la ó của người trong tranh. Anh dường như hít thở được mùi khói, chạy tránh ngọn lửa, kinh sợ các dinh thự sụp đổ; anh toan đưa tay giúp đỡ những người đang ngã, những chiến sĩ yếu thế, anh chạy trốn với những người đang chạy hay giữ vững vị trí với những người dũng cảm.
    Nghệ thuật đó thoả mãn không chỉ với người sáng suốt, mà cả người tầm thường, dân quê và người già nữa. Người xứ khác như Sarmate, Ấn độ, BaTư, những người không bao giờ hiểu nổi và câm lặng trước những câu thơ của Virgile hay Home`re, cũng cảm thấy khoái trá trước một tác phẩm hội hoạ và hiểu được nó ngay. Hơn thế nữa, những người man di sẽ hết tính man di và thông hiểu cái mà không một thứ thi ca hay vần điệu nào dạy được, vì hội hoạ là một nghệ thuật hùng biện.
    Dù sao, nếu thi ca quả quyết rằng vẽ Ve?Tnus quì dưới chân của Jupiter, Ve?Tnus cũng đâu có nói được, thì lý luận đó không đủ để buộc nàng hội hoạ thông thái phải câm miệng và ngăn cản nàng CMR , trong trường hợp này cũng như những trường hợp khác, nàng hơn hẳn hay ít nhất cũng ngang hàng với nàng thi ca quí phái.
    Thật vật, một hoạ sĩ có tài khi thể hiện Ve?Tnus nước mắt ràn rụa quì dưới chân Jupiter sẽ có lợi thế hơn một thi sĩ nhiều. Thứ nhất, ông ta sẽ vẽ bầu trời, nơi giả đinh xảy ra sự việc; con người, quần áo, thái độ và cử chỉ của Jupiter, với con đại bàng và lưỡi tầm sét của ông. Hoạ sĩ cũng sẽ vẽ một cách tinh vi đầy nghệ thuật mọi chi tiết nhan sắc của Ve?Tnus, quần áo nhẹ như tơ của nàng và thái độ khẩn cầu của nàng, đến nỗi, mặc dầu môi nàng run rẩy, dường như nàng lên tiếng thật sự bằng ánh mắt, bằng cử chỉ của bàn tay và bằng môi của nàng, và người ta tưởng đang nghe nàng than van và cầu khẩn. Còn khi một thầy đồ cất giọng khàn khàn đọc lời của Ve?Tnus, liệu bạn có nghe ra giọng êm ái, ngọt ngào của nữ thần không?(...)
    Do đó tôi kết luận rằng hội hoạ có hiệu quả hơn thi ca: nó có mãnh lực gây niềm vui và cái cười, nỗi buồn và nước mắt trong tâm hồn con người hơn cả thi ca, và nó hùng biện hơn thi ca.
    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi
  10. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Mấy cái này ngắn ngắn này:
    Tôi cho rằng hình hoạ, cái nguồn gốc sáng tạo và tạo sinh khí của hội hoạ và điêu khắc, nó có sự hoàn hảo trọn vẹn ngay từ cội nguồn của mọi vật. (...) Ai dám nói rằng mẫu hình được bàn tay của đấng toàn năng nhào nặn lại không hiến cho ta kiểu mẫu hoàn hảo của mọi cái đẹp mà điêu khắc đòi hỏi, và của tính mềm mại và của sự tiếp xúc hài hoà giữa ánh sáng và bóng phủ mà hội hoạ tìm kiếm?
    Giorrgio Vasari
    Những màu đẹp nhất là màu đen và màu trắng, bởi chúng tạo hình nổi cho các hình diện bằng ánh sáng và bóng phủ.
    Le Tintoret
    Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi

Chia sẻ trang này