1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Copa America 2004

Chủ đề trong 'Brazil (BrFC)' bởi Ronaldo, 11/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ronaldo

    Ronaldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    0

    Peru (phải) sẽ tạo nên kỳ tích tại Copa America 2004?
    Đội tuyê?n Peru: Lâ?n thứ 3?
    Dù đã 2 lần vô địch Copa America, 4 lần được thi tài tại VCK World Cup, nhưng Peru chưa bao giờ được đánh giá cao, họ vẫn chỉ là đội bóng hạng trung bình tại Nam Mỹ. Là nước chủ nhà của Copa America lần này, ĐT Peru không muốn bỏ qua cơ hội đánh bóng hình ảnh của mình.
    Quay ngược về quá khứ, Peru đã từng là vua của bóng đá Nam Mỹ vào năm 1939 ở giải Copa America lần thứ 15. Với tư cách chủ nhà, dưới sự dẫn dắt của một HLV người Anh, ông Jack Greenwell, Peru đã lần lượt đánh bại những ?oông lớn? thời đó như Ecuador, Chile, Paraguay? để đăng quang ngôi vô địch ngay tại Lima và lần đầu tiên phá bỏ thế chân vạc của 3 đại gia Brazil ?" Argentina ?" Paraguay thay nhau vô địch trong 14 lần trước. Vinh quang của ?ođội bóng đỏ trắng? phải đợi đến 36 năm sau mới được tái hiện khi họ lần thứ 2 lên ngôi vua Nam Mỹ (1975). Đó là một dấu son chói lọi trong lịch sử bóng đá Peru và người dân đất nước này sẽ không bao giờ quên trận chung kết tuyệt vời gặp Colombia. Đó là kết quả xứng đáng khi Peru có một dàn cầu thủ tài hoa bậc nhất thế giới như Sartor, Hugo Sotil, Teofilo Cubillas, Oblitas? Số phận của trận chung kết ấy được quyết định bởi bàn thắng duy nhất của Hugo Sotil (cầu thủ của Barcelona), một bàn thắng không thể đẹp hơn.
    29 năm sau, Peru lại đứng trước vận hội mới khi trở thành chủ nhà của Copa America lần thứ 41. Đây là lần thứ 6 Peru được đăng cai một trong những giải đấu lâu đời nhất thế giới này (sau các năm 1927, 1935, 1939, 1953 và 1957) và họ có lý do để tự tin. Có lẽ đã lâu rồi, Peru mới sản sinh ra một thế hệ tài năng đến thế. Claudio Pizarro (Bayern Munich), Nolberto Solano (Aston Villa), Miguel Rebosio (Zaragoza), Roberto Palacios (Morelia)? Họ là những cầu thủ đã và đang làm rạng danh bóng đá Peru trên đấu trường quốc tế. Bên cạnh đó, với Paulo Autuori, ĐT Peru có một HLV tài năng, giàu kinh nghiệm và cũng rất ?omodel? với một tư tưởng bóng đá phóng khoáng, lấy tấn công làm đầu. Ông đã biết kết hợp giữa những trụ cột trên với những cầu thủ trẻ đầy hứa hẹn như Juan Cominges, Jorge Soto, Marko Ciurlizza, Juan Jayo và đặc biệt là tiền đạo mới 19 tuổi Jefferson Farfan. Đây là những cầu thủ sáng giá nhất của bóng đá Peru hiện nay và giải đấu này sẽ là nơi để họ thể hiện giá trị thực của mình. Dù vậy, nhưng rõ ràng nếu đem đội hình của Autuori đặt bên cạnh những Argentina, Brazil, Uruguay, thậm chí là Ecuador sẽ thấy sự chênh lệch về đẳng cấp cũng như tên tuổi, nhưng điều làm cho Peru đáng sợ là họ biết kết hợp những sức mạnh đơn lẻ ấy thành sức mạnh tổng hợp. Tuy nhiên, điểm yếu của Peru khiến họ không thể thành công trong những giải đấu gần đây là kinh nghiệm và vẫn dựa quá nhiều vào một số trụ cột. Nhưng với khát vọng chiến thắng của tuổi trẻ, Peru vẫn có thể tin tưởng vào một chiến thắng.
    Một điểm tựa nữa cho niềm tin của Peru là họ có lợi thế sân nhà với những miền đất cao chót vót như Arequipa (cao 2.400m so với mực nước biển), Cusco (ở độ cao 3.600m)? Thử hỏi, những nghệ sĩ Brazil, Argentina, Uruguay, Paraguay? liệu có chịu nổi những trận đấu tra tấn? phổi như thế không? Đã thế, theo dự tính, Copa America tại Peru sẽ thu hút 6 tỷ lượt người theo dõi qua truyền hình và con số lượt khán giả bản địa đến sân ủng hộ đội nhà sẽ không dưới 40.000 người/trận. Một luồng không khí nóng bỏng, gầm rú như một sân bay phản lực, đội bóng nào sẽ trụ nổi?
    Dù chơi không thành công tại vòng loại World Cup 2006 khu vực Nam Mỹ (đứng thứ 7 với 9 điểm sau 7 trận), nhưng không thể nhìn vào đó mà luận rằng Peru sẽ gục ngã tại Copa America ngay tại sân nhà. Bằng chứng là các hãng cá cược lớn đã đặt cửa đoạt chức vô địch của Peru đứng thứ 3 với tỷ lệ 6/1 (đặt 1 ăn 6), chỉ dưới Argentina (11/4) và Brazil (3/1). Hãy chờ một kỳ tích của người Peru.
    Vài nét về Peru
    Diện tích: 1.285.220 km2
    Dân số: 28.409.897
    Thủ đô : Lima
    Chiều dài biên giới: 5.536 km
    Chiều dài bờ biển: 2.414 km
    Ngôn ngữ : Tiếng Tây Ban Nha.
    LĐBĐ Peru: thành lập năm 1922, gia nhập FIFA năm 1924.
    Chủ tịch: Manuel Burga.
    Thành tích: 2 lần vô địch Copa America (1939, 1975).
    Xếp hạng FIFA: 72
    HLV và cầu thủ tiêu biểu
    Trong đội hình của Peru, chỉ có 9 cầu thủ đang thi đấu ở nước ngoài, trong đó người hâm mộ dường như chỉ biết đến 2 cái tên nổi danh là Nolberto Solano (Aston Villa) và Claudio Pizarro (Bayern Munich). Đó chắc chắn sẽ là những cầu thủ nòng cốt của Peru trong cuộc chinh phục Copa ngay trên sân nhà lần này.
    Với Solano, sau khi chuyển sang chơi cho Aston Villa, anh vẫn thể hiện mình là một cầu thủ quan trọng của đội bóng như thời còn thi đấu cho Newcastle. Những pha đi bóng thần kỳ với tốc độ tên lửa và kỹ thuật đậm chất Nam Mỹ vẫn là điểm mạnh của Solano. Với thành tích nổi bật của mình, anh đã được bầu chọn là ?oNhân vật trong năm của Peru? và giải thưởng thể thao (trong cuộc bình chọn ?onhân vật tiêu biểu của châu Mỹ?).
    Ngoài khả năng thiên phú của một tiền đạo, Solano còn có thể chơi như một hộ công, và điều đó sẽ rất hữu ích khi Peru có sự góp mặt của một tiền đạo thuần tuý khác: Claudio Pizarro. Dù Bayern có một năm thi đấu không tốt, nhưng với cá nhân Pizarro, mùa giải vừa qua không đến nỗi tệ, nhất là anh vẫn phải vật lộn với vết thương chưa thực sự lành hẳn.
    Người Peru có thể tin tưởng vào ĐT của họ dưới sự dẫn dắt của HLV trẻ (48 tuổi) với cái tên khó đọc: Paulo Autuori de Mello. Mới 48 tuổi, nhưng HLV sinh tại Rio de Janeiro (Brazil) này đã từng dẫn dắt 11 CLB của Bồ Đào Nha, Brazil và Peru suốt từ năm 1987 đến nay. Với kinh nghiệm của ông Autuori, Peru hy vọng sẽ xoá bỏ thành tích nghèo nàn tại Copa America trong 2 giải gần đây.
  2. Ronaldo

    Ronaldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    0

    Colombia (trái) khó bảo vệ ngôi VĐ
    Tương lai nào cho Colombia?
    Ngày 29/07/2001 tại Bogota, pha đánh đầu của hậu vệ I.Cordoba ở phút 65 trong trận chung kết Copa America đã đem lại chiến thắng cho Colombia trước vị khách mời Mexico. Đội bóng chủ nhà khi ấy đã cứu vãn cả giải đấu khỏi thảm cảnh ngôi vô địch Copa America (giải đấu của các đội Nam Mỹ) bị đội bóng Trung Mỹ cướp mất (có lẽ vì thế mà trong trận đấu đó, cả Rodriuez lẫn Torrado của Mexico đều bị nhận thẻ đỏ để Colombia có được chiến thắng)...
    3 năm sau, Colombia quay lại mặt trận Copa America với tư cách ĐKVĐ nhưng trong một tình huống không hề dễ dàng. Thế hệ vàng son của những năm 90, từng mang lại cho thành công cho nền bóng đá Colombia (Cúp Libertadores của Nacional năm 1989; ĐT trẻ Colombia vô địch Nam Mỹ 1987, 1993; 2 chiến thắng ở Giải đấu Hy vọng Toulon trong các năm 1999, 2000), giờ chỉ còn là quá khứ.
    Với HLV Reinaldo Rueda, cuộc cách mạng ngay trong lòng đội tuyển đã và đang diễn ra (có tới 8 cầu thủ trong đội hình năm 2001 không tham dự giải đấu năm nay) nhưng hệ quả và hình ảnh của bóng đá Colombia có long lanh như ngày xưa hay không thì còn phải xét. Sau triều đại của Francisco Maturana, Colombia của HLV Rueda thực hiện những cải cách cả về con người lẫn chiến thuật thi đấu. Hàng thủ gần như giữ nguyên với những tên tuổi đã thành danh như O.Cordoba - Lopez, I.Cordoba hay Yepes nhưng ở tuyến giữa thì cả là một cuộc cách mạng. Kể từ sau World Cup 1998 khi Carlos Valderrama giã từ sân cỏ, Colombia không còn sở hữu một số 10 dù Giovanni Hernandez (biệt hiệu là Pibe) rất tài năng. HLV Rueda trọng dụng những cầu thủ chơi tốc độ và giàu thể lực hơn với những Juan Pablo Angel, Sergio Herrera, Freddy Grisales hay Frankie Oviedo.
    Bản thân HLV Rueda cũng đã tuyên bố trước khi lên đường sang Peru tham dự Copa America 2004 rằng: ?oBảo vệ ngôi vô địch là nhiệm vụ quan trọng nhưng không phải là sống còn đối với ĐTQG nói riêng và nền bóng đá Colombia nói chung. Chúng ta không thể vì thành tích mà phá vỡ cái kế hoạch đã được LĐBĐ Colombia hoạch định sẵn cho một tương lai lâu dài?. Theo đó, để chuẩn bị cho tương lai, những thế hệ cầu thủ Colombia sẽ được chuyển giao một cách từ từ nhưng chắc chắn (HLV Rueda sẽ triệu tập một số cầu thủ vào ĐTQG để thử nghiệm tại Giải đấu này). Nhưng quan trọng là ngay từ bây giờ, bóng đá Colombia đã ?otậu? được 1 dàn cầu thủ tài năng và có triển vọng ở độ tuổi 20 (sinh năm 1983 và 1984). HLV Rueda tuyên bố: ?oVới những thế hệ cầu thủ đó, chúng tôi hoàn toàn có thể tự tin cho mục tiêu ở World Cup 2010?. Tại Giải VĐTG trẻ tổ chức ở UAE, Colombia đã xuất sắc giành vị trí thứ 3.
    Và các CĐV đội bóng sắc màu xanh vàng này hoàn toàn có thể hy vọng một số ngôi sao trong đội hình đó sẽ lại lập công cho ĐTQG tại Copa America 2004. Thực tế sân cỏ chứng minh HLV Rueda đã đúng khi gọi ngôi sao mới 19 tuổi Abel Aguilar hiện đang chơi cho CLB Deportivo Cali. Ngoài ra, Avimiled Rivas của Polideportivo Ejido (1 CLB hạng 2 của Tây Ban Nha), Jose de la Cuesta (Cadiz) đều là những nhân tố được coi là xứng đáng kế thừa những Carlos Valderrama, Faustino Asprilla, Adolfo Valencia hay Freddy Rincon trong quá khứ (được cả thế giới ngưỡng mộ khi giúp Colombia thắng Argentina 5-0 vào ngày 5/9/1993 tại vòng loại World Cup).
    Gặp Venezuela trong trận đấu mở màn có thể là một điềm lành cho Colombia (trong 4 lần gặp nhau gần đây nhất, họ thắng 3, hoà 1, ghi 10 bàn và để lợt lưới có 2 quả). Nhưng quá khứ cho thấy, Colombia nói riêng và Nam Mỹ nói chung không mặn mà gì lắm với Copa America. Ngoại trừ lần đăng quang năm 2001, thành tích của Colombia tại giải đấu này là khá khiêm tốn: 16 lần tham dự, 90 trận đấu, họ chỉ thắng 32 trận, hoà 19 trận, thua tới 39 trận, ghi được 110 bàn và để lọt lưới tới 159 quả.
    Vài nét về Colombia:
    Diện tích: 1.138.910 km2
    Dân số: 42.310.775
    Thủ đô: Bogota
    Chiều dài biên giới: 6.004 km
    Chiều dài bờ biển: 3.208 km
    Ngôn ngữ : Tiếng Tây Ban Nha
    LĐBĐ Colombia: COLFUTBOL, thành lập năm 1924, gia nhập FIFA năm 1936.
    Chủ tịch: Oscar Astudillo
    Thành tích: 1 lần vô địch Coppa America (2001).
    Xếp hạng FIFA: 36
    HLV và cầu thủ tiêu biểu
    Ở tuổi 46, HLV Reinaldo Rueda bị coi là quá trẻ khi dẫn dắt ĐT Colombia. Trước khi lên nắm quyền ĐTQG vào tháng 2/2004, chiến thuật gia sinh tại thành phố Cali đã có nhiều năm gắn bó với ĐT U17 (1987), U20 (1993), U23 (1999) cũng như một số CLB nổi tiếng ở trong nước như Deportivo Cali (97-98), Independiente Medellin (2002). Tuy nhiên, chừng đó chưa giúp HLV Rueda tạo được dấu ấn trước một Colombia đang thời kỳ chuyển giao dẫu rằng ông khá hiểu các học trò của mình. Trong 3 trận vừa qua, Colombia dưới triều đại của ông thắng 2, hoà 1, ghi được 5 bàn và để thủng lưới 1 quả, một thành tích khá ấn tượng (nhất là trận đại thắng Uruguay 5-0 ở vòng loại World Cup 2006 vừa qua). Nhưng hiện tại, Colombia vẫn đang xếp thứ 8/10 trong BXH vòng loại World Cup 2006. Khi mà mãi đến ngày 04/09/04, vòng loại World Cup 2006 khu vực Nam Mỹ mới quay trở lại (Colombia phải làm khách trên sân của Chile) thì Copa America là cơ hội quý báu để HLV Rueda rà soát lực lượng.
    Pacheco, cầu thủ đã ghi bàn mở tỷ số trong trận đấu với Uruguay, được coi là niềm hy vọng của bóng đá Colombia. Chàng trai hiện đang đầu quân cho CLB Mexico Atlante có lối đi bóng tốc độ và cái chân trái tuyệt vời này hứa hẹn sẽ mang lại những giây phút đầy cảm xúc cho các CĐV Colombia.
    Pacheco có thể toả sáng nhưng chuyện Colombia có lặp lại thành tích vô địch Copa America năm 2001 thì còn phải xét. Trước hết là trận mở màn, Colombia phải thắng được Venezuela, đội bóng nhược tiểu nhưng đang chơi rất tiến bộ trong thời gian gần đây! Không dễ một chút nào.
    Các trận đấu của Colombia ở bảng A
    Ngày
    Thành phố
    SVĐ
    Giờ (Peru)
    Trận

    06/7/04
    Lima
    Monumental
    17h30
    Colombia-Venezuela

    09/7/04
    Lima
    Nacional
    17h30
    Colombia-Bolivia

    12/7/04
    Trujillo
    Mansiche
    19h45
    Colombia-Peru

  3. Ronaldo

    Ronaldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    0

    Ronaldo sẽ không có mặt
    Brazil & Copa America: Thêm một lần cưỡi ngựa xem hoa
    Đúng là vũ điệu Samba đã chinh phục cả thế giới bởi đơn giản, trên hành tinh này có ai làm được như họ, nhà vô địch vĩ đại nhất mọi thời đại với 5 lần bước lên ngai vàng của bóng đá thế giới, thế nhưng có một điều lạ, mỗi khi trở lại với ?omảnh sân sau? Copa America, cũng vẫn người Brazil, cũng vẫn vũ điệu Brazil nhưng đâu còn chất đam mê cháy bỏng, đâu còn sự quyến rũ đến mê say?
    Copa America là cái gì trong mắt người Brazil? Nó đơn giản? chẳng là cái gì. Với một đất nước từng sản sinh ra Pele, ra Tostao, ra Jairzinho, ra Zico? từng 5 lần vô địch thế giới, Copa America chỉ xứng đáng là ?o? một giải đấu dành cho những chú nhóc con??, là nơi các chàng trai Brazil tập lừa, tập sút, tập chuyền bóng bởi với họ, chỉ có World Cup mới là tất cả. Vì thế, đâu có gì lạ khi người Brazil có thể chờ đợi đến? 40 năm để có một lần đăng quang tại Copa America (suốt từ năm 1949 đến 1989, Brazil luôn trắng tay) trong khi chỉ cần một lần trắng tay tại World Cup thôi, từ quân đến tướng, từ Chủ tịch CBF đến HLV, thậm chí là cầu thủ cũng có thể bị lôi ra? tế sống, đâu có gì lạ khi cho đến tận Copa America - Bolivia 1997, Brazil mới lần đầu tiên giành chức vô địch trên xứ người và cũng? đâu có gì lạ khi tại Nam Mỹ, Brazil chỉ là số 3 sau Argentina và Uruguay (đều 14 lần vô địch trong khi Brazil chỉ có 6 lần). Và lẽ dĩ nhiên là lần Copa thứ 41 này cũng chẳng có gì khá hơn, tức sẽ lại thêm một chuyến? cưỡi ngựa, xem hoa.
    Vài nét về Brazil
    Diện tích: 8,5 triệu km2
    Dân số: 178,5 triệu người
    Thủ đô: Brasília
    Ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha
    LĐBĐ Brazil (Confederacão Brasileira de Futebol-CBF) được thành lập năm 1914 , gia nhập FIFA năm 1923
    Chủ tịch: Ricardo Terra Teixeira
    Thành tích: 6 lần vô địch Copa America (1919, 1922, 1949, 1989, 1997, 1999)
    Xếp hạng FIFA: 1
    Không Ronaldo, không Ronaldinho, không Kaka, thậm chí đến cả một số trụ cột nhưng thuộc loại làng nhàng chứ chẳng thể được gọi là siêu sao như Marcos, Roque Junior, Edmilson, Juninho? cũng không xuất hiện trong bản danh sách 22 tuyển thủ được Alberto Parreira triệu tập lần này. Trong khi đó, những ai sẽ đại diện cho cường quốc bóng đá số 1 thế giới tại ?ogiải đấu hạng hai? này? Là Fábio, là Nery, là Dudu, là Maicon? (họ là ai vậy nhỉ?) và cũng chỉ có dăm ba cái tên đáng gọi là? quen quen như Adriano (Inter Milan), Diego (Santos), Oliveira (Valencia), Kléberson (M.U), và niềm hy vọng lớn nhất của người Brazil trên hàng công chỉ là gã trai 23 tuổi lắm tài nhiều tật được biết nhiều với biệt danh là ?othú hoang? hơn là tên thật Luis Fabiano.
    Tuy nhiên, đúng là người Brazil bước vào kỳ Copa America lần này với tâm lý ?othắng cũng được mà không thắng cũng chẳng sao? nhưng không vì thế mà có thể đánh giá thấp họ bởi đơn giản, những Fábio, Dudu, Maicon? tuy vô danh thật nhưng mai sau, đây sẽ là những ngôi sao mới bởi bóng đá xứ sở Samba chưa bao giờ thiếu tài năng. Không biết chừng, chính những anh tài hạng hai này lại vào trận máu lửa hơn cả những Ronaldo, Ronaldinho, Kaka hay Cafu? bởi đây là cơ hội duy nhất để họ thể hiện mình, để lấy điểm trước con mắt khe khắt của Carlos Parreira và quan trọng hơn, để tìm đường sang châu Âu đánh thuê!
    Danh sách ĐT Brazil tham dự Copa America 2004
    Thủ môn: Fábio (Vasco da Gama), Júlio César (Flamengo)
    Hậu vệ: Maicon (Cruzeiro), Mancini (Roma), Juan (Leverkusen), Cris (Cruzeiro), Bordon (Stuttgart), Luisão (Benfica), Gustavo Nery (São Paulo), Gilberto (São Caetano),
    Tiền vệ: Dudu (Kashiwa Reysol), Renato (Santos), Kléberson (Manchester United), Edu (Arsenal), Felipe (Flamengo), Alex (Cruzeiro), Diego (Santos), Júlio Baptista (Sevilla);
    Tiền đạo: Adriano (Intern Milan), Oliveira (Valencia), Vágner (Palmeiras), Luis Fabiano (São Paulo)
  4. risky99

    risky99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.446
    Đã được thích:
    0
    Xem danh sách này thấy cũng tương đối được, đều cả 3 tuyến có những tên tuổi khá. Đội hình B này của Brazil cũng hấp dẫn hơn cái Euro này. Hy vọng các chú chơi hết mình, đẹp mắt và hiệu quả.
    Danh sách ĐT Brazil tham dự Copa America 2004
    Thủ môn: Fábio (Vasco da Gama), Júlio César (Flamengo)
    Hậu vệ: Maicon (Cruzeiro), Mancini (Roma), Juan (Leverkusen), Cris (Cruzeiro), Bordon (Stuttgart), Luisão (Benfica), Gustavo Nery (São Paulo), Gilberto (São Caetano),
    Tiền vệ: Dudu (Kashiwa Reysol), Renato (Santos), Kléberson (Manchester United), Edu (Arsenal), Felipe (Flamengo), Alex (Cruzeiro), Diego (Santos), Júlio Baptista (Sevilla);
    Tiền đạo: Adriano (Intern Milan), Oliveira (Valencia), Vágner (Palmeiras), Luis Fabiano (São Paulo)
    [/quote]
  5. Computerdeptrai

    Computerdeptrai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2003
    Bài viết:
    1.486
    Đã được thích:
    0
    ko hẳn vô danh đâu anh Ronaldo ạ?tên tuổi của những cầu thủ này còn khá xa lạ với người Việt Nam chúng ta nhưng đối với những tuyển trạch viên,những người săn lùng tài năng họ sẽ là những viên ngọc trong tương lai.Có khá nhiều cầu thủ trong đội hình này là những nhà vô địch thanh niên thế giới,đó chính là niềm hy vọng của chúng ta
  6. Ronaldo

    Ronaldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này anh sưu tầm được,chứ ko phải anh viết đâu
    Lần sau sẽ nhớ ghi rõ nguồn gốc để khỏi lẫn lộn
    Nhưng công nhận nhiều cái tên trong đội hình này cũng mới chỉ nghe lần đầuĐể xem Copa này,các chú ý sẽ đá đấm ra sao
  7. Ronaldo

    Ronaldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    0

    Khó khăn đang chờ đón Uruguay
    Chân dung đội tuyển Uruguay: Chỉ quyết tâm thôi chưa đủ!
    Cùng với Argentina, Uruguay là một trong hai đội bóng chơi thành công nhất tại Copa America với 14 lần đoạt Cúp (chưa kể 6 lần giành ngôi Á quân). Nhưng dường như thời kỳ vàng son đã qua từ lâu với Uruguay, đội bóng từng 2 lần đoạt chức VĐTG (1930 và 1950). Lần gần đây nhất Uruguay đăng quang tại Copa America cũng đã cách đây gần 1 thập kỷ (1995).
    Nhiều chuyên gia cho rằng Uruguay chơi thành công tại Copa America chẳng qua là do các quốc gia Nam Mỹ không mặn mà tìm kiếm thành tích, chứ thực ra sức mạnh của ĐTQG này cũng chỉ ở mức trung bình. Những lời nhận xét đó có phần không sai nếu như so với kết quả của Uruguay trong những năm gần đây. Tại Copa America năm 1999, trong trận chung kết với Brazil vừa đá vừa đi dạo, đội quân của HLV Víctor Haroldo Púa khi ấy đã bị thua trắng 3 bàn không gỡ (Rivaldo: 2 bàn, Ronaldo 1 bàn). Còn tại vòng loại World Cup 2006 khu vực Nam Mỹ, sau 7 vòng đấu, Uruguay thắng 2, hoà 1, thua tới 4 trận và ngậm ngùi xếp ở vị trí áp chót với 7 điểm (chỉ hơn được Bolivia).
    Sự ra đi của HLV Juan Ramon Carrasco (sau trận thua lịch sử 0-3 ngay trên sân nhà Centenario trước Venezuela ngày 31/3/04) không giải quyết được tình hình, thậm chí còn khiến ĐT Uruguay chơi bết bát hơn. Trong 2 trận đấu tiếp theo tại vòng loại, những gì tân HLV Jorge Fossati (lên nắm quyền vào ngày 12/04/2004) làm được là 2 trận thua đậm đà trước Peru (1-3) và Colombia (0-5).
    Mớ kiến thức hỗn loạn của một thủ môn (trong màu áo Penarol, Rampla Juniors, Bella Vista, Independiente, Rosario Central) và kinh nghiệm của một HLV (cho Penarol, Cerro Porteđo, Danubio) khiến HLV Fossati lúng túng khi dẫn dắt ĐT Uruguay. Với chiến thuật gia 52 tuổi này thì thể lực và sự thực dụng là hai vấn đề sống còn. Thế nên chuyện HLV Jorge Fossati tuyên bố sẽ để rất nhiều cầu thủ trụ cột ở nhà nghỉ dưỡng sức cũng là điều logic. Những người yêu bóng đá Uruguay sẽ không có cơ hội chiêm ngưỡng những ngôi sao như Alvaro Recoba (Inter Milan); Pablo García (Osasuna); Richard Nunez (Grasshoppers); Walter Pandiani (Deportivo La Coruna); Gianni Guigou (Siena) thể hiện tài năng tại Copa America mùa giải năm nay. Đó cũng là quyết định hoàn toàn đúng đắn khi mà những ngôi sao đó đã phải vắt kiệt sức lực cho những trận đấu bên trời Âu suốt mùa giải vừa qua (trung bình mỗi cầu thủ chơi khoảng 50-60 trận). Họ cần được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho mặt trận quan trọng hơn: vòng loại World Cup 2006.
    Nhưng điều đó không có nghĩa là Uruguay buông xuôi tại Copa America. Đây là dịp để các nhà tuyển trạch phát hiện tài năng trẻ. 3 tuần qua, LĐBĐ nước này đã cử toàn bộ 31 thành viên của đội bóng sang tập huấn tại Madrid (Tây Ban Nha). Không phải chịu bất kỳ một sức ép nào, HLV Fossati vứt bỏ lối chơi phòng thủ cũ kỹ tại vòng loại để thử nghiệm chiến thuật 3-4-1-2 cởi mở hơn. Nhưng có một vấn đề chống lại Uruguay, đó là lịch thi đấu của bảng B. Argentina và Mexico là những đối thủ trên cơ, Ecuador không dễ gì nuốt được. Cơ hội dành cho Uruguay tại Copa America là không nhiều dù 38 lần tham dự trước đó họ thắng tới 98 trận, hoà 26, thua 48, ghi được 189 bàn và để thủng lưới 175 quả.
    *****Nguồn:baobongda.com*****
  8. Ronaldo

    Ronaldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    0

    Venezuela, sự bất ngơ? mới me?

    Venezuela, đã có lúc người ta chỉ biết đến xứ sở này, cái thiên đường hạ giới ?otiểu Venice? mà ông vua biển cả Alonso de Ojeda khám phá ra 500 năm về trước (năm 1499) như là cái ?olò? sản xuất Hoa hậu, một mỏ dầu khổng lồ của Mỹ Latin, một nơi mà bóng chày mới là tôn giáo. Tuy nhiên, tất cả đã đổi thay bởi giờ đây, tất cả chỉ có bóng đá và? bóng đá!
    Trong những ngày này, từ Maracaibo cho đến Salto Aponguao, từ Caracas ngược lên San Carlos de Niro Negro? người Venezuela đã tạm quên thói quen xuống đường biểu tình chống Tổng thống Hugo Chavez, đã chẳng còn thèm đổ xô đến sân VĐ để thưởng thức môn thể thao từng được xem là ?oquốc hồn, quốc tuý? như bóng chày bởi tất cả đã bị hút hồn bởi trái bóng tròn. Bầu không khí Copa America bắt đầu lan tràn tại xứ sở này, cả dân tộc như lên cơn sốt bởi lẽ rất đơn giản, chưa bao giờ niềm tin của 26,4 triệu người Venezuela đặt vào đoàn quân Vinotinto của HLV Richard Paez lại lớn đến như vậy!
    Đã qua lâu lắm rồi cái thời mọi đối thủ tại Nam Mỹ, từ Bolivia cho đến những Colombia, Peru, Uruguay? chỉ cần nghe cái tên Venezuela là đã có thể xoa tay đút túi 3 điểm, là nghĩ đến một cơn mưa bàn thắng mà chỉ đếm cũng đã đủ mệt bởi chưa bao giờ Venezuela lại khó chơi, lại đáng sợ đến như vậy. Còn đâu một đội bóng phải cần đến 16 năm liên tiếp (1966-1982) mới biết được mùi vị chiến thắng lại vòng loại World Cup, một kẻ chỉ biết thi đấu để thua và luôn trở thành kẻ đầu tiên phải ra về trong mọi giải đấu mà họ tham gia, biết nói thế nào về Venezuela bây giờ nhỉ? Chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây, tất cả đã thay đổi một cách chóng mặt. Nếu như trong lịch sử 58 năm tham dự vòng loại WC, Venezuela mất 52 năm đầu tiên để tìm kiếm được? 2 chiến thắng thì chỉ trong vòng 7 trận cuối cùng của vòng loại WC 2002, họ đã làm được hơn thế với 4 trận thắng, mà đối thủ là ai? Là Chile, là Uruguay, là Paraguay, là Peru? để rồi lần đầu tiên trong lịch sử lê mình lên khỏi vị trí? bét bảng!
    Còn vào thời điểm hiện tại, thầy trò Paez cũng đang ngất ngưởng tại một vị trí ít ai ngờ trong vòng loại WC 2006: 7 trận đã qua, Venezuela thắng đến 3, hoà 1, kiếm được 10 điểm và đang đứng thứ 5/10 (nếu vòng loại kết thúc ngay bây giờ, Venezuela sẽ có suất đấu vớt đến nước Đức với đội vô địch châu Đại Dương), trong đó có những trận thắng lịch sử trước Uruguay ngay tại thánh địa Centenio, hạ gục Colombia trên đất khách Barranquilla.
    Với sự thăng tiến đến chóng mặt chỉ trong vòng 2 năm vừa qua, chưa bao giờ người Venezuela lại bước vào một VCK Copa America với cái đầu ngẩng cao đến thế, với tâm trạng hưng phấn và tự tin đến thế! Quá khứ về 12 chuyến hành trình Copa đầy buồn thảm, về chuỗi 42 trận liên tiếp mà chỉ có vẻn vẹn? 1 chiến thắng, về chuyện ghi được có 27 bàn thắng trong khi nhận lại tới 144 ?otrứng?? có lẽ sẽ không còn ám ảnh thầy trò Paez được nữa. Đội hình lên đường đến Peru lần này là sự kết hợp hài hoà giữa kinh nghiệm của Urdaneta (đang giữ kỷ lục 63 lần khoác áo ĐT Venezuela), Manuel Rey, Arango? với sức trẻ và tài năng của những Margiotta, Jiménez? và được hun đúc bởi khát khao chiến thắng mãnh liệt của Richard Paez. Trong các đối thủ tại bảng A, chỉ có chủ nhà Peru là đáng ngại, Bolivia không còn là chính mình nếu không có độ cao chóng mặt của La Paz, Colombia chưa bao giờ tệ hại đến thế, cơ hội lần đầu tiên đi xa hơn vòng bảng đang mở rộng trước mắt Venezuela!
    Danh sách ĐT Venezuela tham dự Copa America - Peru 2004
    Thủ môn: Angelucci (Maracaibo), Sanhouse (Táchira), Toyo (Caracas)
    Hậu vệ: Cichero (Nacional), Hernández (Dundee), Vallenilla (Caracas), Manuel Rey (Caracas), Rouga (Caracas), Rojas (Caracas), Vielma (Maracaibo)
    Tiền vệ: Arango (Puebla), Urdaneta (Young Boys), David Páez (Barcelona - Ecuardor), A.González (Defensor), H.González (Colón), Jiménez (Maracaibo), Vitali (Caracas), Pablos (Táchira)
    Tiền đạo: Margiotta (Vicenza), Noriega (Medellín), Morán (Maracaibo), Cásseres (Maracaibo), Rondón (Táchira)
    Vài nét về Venezuela
    + Diện tích: 912.050 km2
    + Dân số: 24,65 triệu người
    + Thủ đô: Caracas
    + Ngôn ngữ: Tây Ban Nha
    + LĐBĐ Venezuela: Federación Venezolana de Fútbol (FVF), thành lập năm 1926, gia nhập FIFA năm 1952
    + Chủ tịch: Rafael Esquivel
    + Thành tích: chưa một lần tham dự World Cup, chưa một lần vượt qua vòng đấu bảng Copa America.
    + Xếp hạng FIFA: 49
    LỊCH THI ĐẤU CỦA ĐT VENEZUELA TẠI BẢNG A

    Ngày
    Thành phố
    SVĐ
    Thời gian
    Trận

    Thứ Ba, 06/07
    Lima
    Monumental
    17:30
    Venezuela - Colombia

    Thứ Sáu, 09/07
    Lima
    Nacional
    19:45
    Venezuela - Peru

    Thứ Hai, 12/07
    Trujillo
    Mansiche
    17:30
    Venezuela - Bolivia

    *****Nguồn:baobongda.com*****
    Được Ronaldo sửa chữa / chuyển vào 12:27 ngày 01/07/2004
  9. bytecode

    bytecode Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Các fan bóng đá có thể giúp thằng em kém hiểu biết này được không?Chỉ còn gần 1 ngày nữa là tới Copa rồi,mà em chả có thông tin gì chính xác về tất cả các đội tham dự Copa cả.
    Vậy các đại ca có biết website nào chứa đựng tất cả thông tin chi tiết về tất cả các đội tham dự giải lần này ko ạ????????Nhất là về mấy ông huấn luyện viên ý ạ.
    Chả là thế này,trình độ em thì ko hiểu biết gì,lại ham hố cá độ,cho nên.....Nhờ các bác giúp em ạ.Cám ơn các bác trước!!!!!!!!!Mong mong mong!!!!!!!!!!
  10. Computerdeptrai

    Computerdeptrai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2003
    Bài viết:
    1.486
    Đã được thích:
    0
    Copa America: Argentina và Brazil là hai ứng viên lớn nhất
    Sáng 7/7, giải vô địch Nam Mỹ (Copa America 2004) sẽ khai mạc tại Peru. 10 đội tuyển Nam Mỹ cùng hai khách mời Mexico và Costa Rica sẽ tranh tài tại giải đấu kéo dài tới sáng 26/7. Đây là đấu trường cấp đội tuyển lâu đời nhất thế giới, tuy không được đánh giá cao về chuyên môn như Euro hay World Cup.
    Argentina và Brazil vẫn là hai gã khổng lồ của giải, cho dù thành phần tham dự của họ thiếu vắng nhiều ngôi sao. Đương kim vô địch thế giới Brazil sẽ không có bộ ba "R" gồm Ronaldo, Roberto Carlos và Ronaldinho, vì họ đã quá mệt mỏi sau một mùa giải căng thẳng ở châu Âu. Thay vào đó là những cầu thủ trẻ, và giải lần này được coi là cuộc tập dượt trước khi các đội bước vào những trận đấu quan trọng tiếp theo tại vòng loại World Cup 2006 - đấu trường mà Brazil hiện dẫn đầu với 13 điểm sau 7 trận, hơn đội đứng thứ hai là Argentina 1 điểm. HLV Brazil, Carlos Alberto Parreira, phát biểu: "Mục tiêu của chúng tôi là lựa chọn những cầu thủ hàng đầu cho tương lai. Tuy vậy, khi thi đấu, chúng tôi vẫn cố gắng giành được chức vô địch". Đội bóng của xứ sở vũ điệu samba nằm cùng bảng C với Paraguay, Costa Rica và Chile
    Đội tuyển Argentina sẽ có mặt một số cầu thủ từ đội hình tham dự World Cup 2002. Sau những màn trình diễn nghèo nàn, và thiếu ấn tượng thời gian vừa qua, sức ép đang tăng lên rất nhiều với HLV Marcello Bielsa. Những tên tuổi lớn như Hernan Crespo, Pablo Aimar, Walter Samuel sẽ được cho nghỉ ở nhà, nhưng Argentina vẫn sở hữu một đội hình được đánh giá là mạnh nhất trong số các đội dự giải lần này. Và chỉ có chức vô địch Copa America mới làm thoả lòng những người hâm mộ bóng đá Argentina.
    Đội tuyển chủ nhà Peru với 2 niềm hy vọng là tiền vệ Nolberto Solano và tiền đạo Claudio Pizarro, hai cầu thủ đang thi đấu ở châu Âu, đang khát khao có được danh hiệu vô địch Copa lần thứ 3. Peru được xếp vào bảng A, được coi là dễ nhất trong 3 bảng đấu.
    Trong khi đó, bảng B hứa hẹn sẽ rất khốc liệt với sự góp mặt của Argentina, Uruguay, Ecuador, và vị khách mời Mexico. Đội tuyển Mexico tại giải lần này vẫn có sự góp mặt của các cựu binh như Claudio Suarez, Jared Borgetti, Francisco Valencia và thủ môn Oscar Perez. Và họ đang hy vọng trở thành đội bóng không thuộc khu vực Nam Mỹ đầu tiên giành được chức vô địch Copa America - giải đấu đã có lịch sử 88 năm tồn tại.
    Trong ngày khai mạc, đội đương kim vô địch Colombia sẽ phải đối đầu với một Venezuela đang có phong độ tốt, và hy vọng kiếm được chiến thắng đầu tiên tại một kỳ Copa kể từ năm 1967.
    Để chuẩn bị cho giải đấu năm nay, nước chủ nhà Peru đã phải nâng cấp nhiều sân vận động ở 7 thành phố lớn. Lễ khai mạc và bế mạc sẽ diễn ra tại thủ đô Lima, trên sân vận động Quốc gia được xây dựng từ năm 1953, có sức chứa 45.000 chỗ ngồi.
    Tại Copa America 2004, các đội sẽ đấu vòng tròn một lượt theo ba bảng. Các đội đứng nhất nhì mỗi bảng cùng với hai đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất sẽ vào tứ kết.
    Bảng A: Peru, Colombia, Venezuela, Bolivia.
    Bảng B: Argentina, Uruguay, Mexico, Ecuador.
    Bảng C: Brazil, Paraguay, Costa Rica, Chile.
    Các trận đấu đầu tiên của giải, diễn ra sáng 7/7. 5h30?T, Venezuela ?" Colombia. 7h45?T, Peru ?" Bolivia.

Chia sẻ trang này