1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cox-chia Lùn - I.Lich-xta-nốp

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Marmu, 31/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    Cox-chia Lùn - I.Lich-xta-nốp

    Cuốn sách "Cox-chia Lùn" của I.Lich-xta-nop viết về những năm tháng chiến tranh. Song ở đây tác giả không kể về những anh hùng quân đội Liên Xô mà về mặt trận lao động, về những con người đã làm việc với tất cả sức mình... phục vụ cho tiền tuyến.
    Nhân vật chính của chúng ta là Cox-chia Lùn là một chú bé vụng về, lầm lì nhưng là một con người giàu nghị lực, có trái tim nhân hậu đã được nhà văn miêu tả một cách nổi bật đến mức bạn sẽ không quên nổi chú bé đó.

    ----------------------------------------
    Khi đọc quyển truyện này, tôi thấy nó không thực sự hay nhưng không hiểu tại sao lại không thể không đọc tiếp, truyện không có quá nhiều triết lí, chỉ là những mẩu chuyện nhẹ nhàng trong cuộc sống lao động thời chiến tranh mà thôi.
    Hy vọng được chia sẽ với những bạn yêu thích văn học Nga
  2. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    Phần thứ nhất
    Chương một
    ?oNHỮNG CHIẾC Ô TÔ BUÝT XANH?
    Ôm bọc quần áo vào lòng, em bé ngồi trong hành lang nhà ga, nhìn ra đường? Những chiếc xe hơi rất đẹp chạy đến đón khách rồi lại lăn bánh đi, nhường chỗ cho những chiếc khác đẹp hơn. Những toa tàu điện chật ních người cũng đang rời bến. Tiếng loa phóng thanh từ trên cao thỉnh thoảng lại oang oang vọng xuống. Em bé đã nhiều lần nghe thấy giọng nói y hệt như thế ở câu lạc bộ công nhân mỏ vàng, chỉ có điều là loa ở đó nói nhỏ hơn.
    Giá là một lúc nào khác, quang cảnh này hẳn sẽ làm em thích lắm, nhưng lúc này thì em làm sao mà vui được. Một cơn gió lạnh thổi ào tới đem theo những giọt mưa. Tấm áo khoác ngắn và chiếc quần mỏng không đủ ấm khiến em phải ngồi co ro, luồn đôi bàn tay rét cóng vào hai ống tay áo. Chắc em cũng chẳng dám tự hỏi mình xem bây giờ nên làm gì, bởi vì không còn cách nào khác nữa rồi.
    Loa phóng thanh báo tin đoàn tàu lại chuyển bánh. Sân ga vừa yên tĩnh trở lại thì một anh công an đến bên em bé. Anh đã biết đầu đuôi câu chuyện và không hài lòng về cách xử sự của em.
    - Nếu em không nói dối thì sao em lại dại dột thế hả ? ?" anh nói với vẻ chê trách. Đi tìm ông chú một cách hú họa, rồi lại để tiền và giấy tờ trong vali nữa chứ. Thật là ngốc. Rốt cuộc, ông chú cũng chẳng gặp được, vali thì bị mất, giờ mới sống dở chết dở. Nếu em không nói dối thì? Thôi được, em cứ ngồi đây nhé. Chốc nữa bác trung sĩ sẽ dẫn em đến nơi cần đến. ?" Anh công an quay người bước tiếp trên mặt đường nhựa ướt bóng loáng.
    Nếu em bé can đảm hơn, em sẽ hỏi cho rõ ?onơi cần đến? nghĩa là thế nào, những hôm ấy em đã mất hết cả can đảm, và gương mặt em trông chẳng tươi tỉnh gì hơn bầu trời u ám đang rắc mãi rắc hoài làn mưa bụi lạnh lẽo xuống sân ga.
    Bỗng em giật mình. Có ba chiếc ô tô buýt nối đuôi nhau chạy vào ga, cả ba đều sơn màu xanh như bầu trời mùa hè trong sáng. Ngay lúc ấy từ sau góc phố ùa ra một đám thanh thiếu niên, người xách vali, người bê hòm, người đeo balô. Nhiều người mặc áo ca-pốt đen, nhưng cũng có những người ăn mặc xuềnh xoàng như ở nhà. Tất cả tíu ta tíu tít tưởng như ai cũng muốn cùng một lúc ngồi vào cả hai chiếc ô tô buýt vậy. Phụ trách việc sắp xếp đám thiếu niên lên xe là một ông già to béo, cao lớn, mặc áo khoác ngắn màu đen, đầu đội mũ lưỡi trai nhỏ.
    - Các cháu trật tự nào, cháu nào rỗi cũng khắc có chỗ ngồi ! Đừng chen lấn nhau thế, các cháu ! ?" ông vui vẻ nói to.
    - Trật tự nào, trật tự đi chứ ! ?" anh công an nhắc lại.
    Khi đám thanh niên đã lên xe hết, anh công an mới giơ tay lên vành mũ chào ông già, nói với ông vài lời và hất đầu về phía em bé chúng ta đã quen biết. Ông già lại gần em.
    - Cháu bao nhiêu tuổi ?... Có biết đọc biết viết không ? Chau có muốn vào làm ở nhà máy không, hay là vẫn thích đi lang thang thế này ? ?" ông hỏi nhanh và không đợi em bé trả lời, nắm luôn lấy tay em, đặt em lên bậc ô tô buýt.
    Lũ trẻ trong ô tô buýt ồn ồn lên : ?o Bạn này không phải ở tổ chúng cháu đâu ạ!? ?" nhưng ông già nói ngay : ?oĐược, không ở tổ nào cũng chẳng sao?. Cửa ô tô buýt khép lại, xe lắc lư làm cậu hành khách mới lên mất thăng bằng, ngồi phịch xuống chiếc ghế da mềm mại. Nhà ga từ từ lùi về phía sau xe rồi xa dần. Bên ngoài các ô cửa sổ, những ngôi nhà đồ sộ như bập bềnh trôi qua. Phía trước, mấy toa xe điện đang lăn bánh tới. Đám hành khách ngồi trên ô tô buýt lấy tay áo lau kính mờ hơi nước, hồi hộp nhìn ra ngoài.
    - Thành phố to thật ! - một thanh niên mặc áo ca-pốt đen thốt lên.
    - Thấm gì, - cô bé ngồi phía trước phản đối ngay. ?" Thành phố Đơ-nhi-e-prô-pê-tơ-rốp-xcơ của chúng em to hơn nhiều.
    - Em đo thành phố của em bằng gì, bằng cái bím tóc của em, phải không ? Thế thì phải mất bao nhiêu năm ấy nhỉ ! - anh thanh niên mỉm cười, rồi ngay lúc ấy quay sang hỏi em bé ngồi lù rù bên cạnh : ?oCòn cậu cũng là dân sơ tán hay ở trên trời rơi xuống đấy ??
    - Chúng em ở Uran, làng Rumianxepca, - em này trả lời giọng khàn khàn, mắt chăm chú nhìn thẳng phía trước.
    - ?oChúng em? ở đây là số nhiều hay số ít đấy ? ?" anh thanh niên hỏi và không được trả lời, vì cậu bé ngồi bên cạnh không hiểu lối nói bí hiểm ấy. ?" Tên em là gì ?
    - Côx-chia Ma-lư-sép, - cậu bé dõng dạc, mắt vẫn nhìn ra phía trước.
    - Tên oai gớm nhỉ ! Nhưng người em ngắn có một mẩu thế này, cứ gọi là Cô-xchia Lùn cho xong! - Rồi anh thanh niên vui tính đưa khuỷu tay thân mật hích khẽ Cô-xchia.
    Vẻ hồ hởi trên gương mặt xương xương rám nắng của anh thanh niên với chiếc mũi hơi bị nẻ và đôi mắt nhỏ dài tươi cười khi nhìn Cô-xchia khiến em bất giác cũng mỉm cười với anh bạn mới.
    - Có lẽ chẳng bao giờ chúng mình đến nơi được đâu ! ?" anh bạn mới của Cô-xchia làm như chợt nhớ ra và kêu lên : Các cậu ơi, ô tô của chúng ta lạc đường rồi !
    Tất cả cười ầm ĩ, một em làm trò kêu meo meo tài hơn cả mèo thật, còn cô bé ở Đơ-nhi-e-prô-pê-tơ-rốp-xcơ thì khinh khỉnh nhận xét :
    - Anh Mi-sa Po-li-an-truc lại giở cái món pha trò nhạt thếch ấy ra.
    - Chắc bạn ấy ám chỉ anh đây ! ?" anh thanh niên ngồi bên cạnh Cô-xchia vui vẻ nhận. ?" Mi-sa là anh. Po-li-an-truc nữa thì đích thị là anh rồi.
    Thế là Cô-xchia biết được họ tên anh thanh niên ngồi bên cạnh mình, một người mà em thấy mến ngay vì anh ấy không có thái độ kênh kiệu, mặc dù hơn em ba tuổi.
    Được marmu sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 31/05/2005
  3. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    Phần thứ nhất
    Chương một
    ?oNHỮNG CHIẾC Ô TÔ BUÝT XANH?
    Ôm bọc quần áo vào lòng, em bé ngồi trong hành lang nhà ga, nhìn ra đường? Những chiếc xe hơi rất đẹp chạy đến đón khách rồi lại lăn bánh đi, nhường chỗ cho những chiếc khác đẹp hơn. Những toa tàu điện chật ních người cũng đang rời bến. Tiếng loa phóng thanh từ trên cao thỉnh thoảng lại oang oang vọng xuống. Em bé đã nhiều lần nghe thấy giọng nói y hệt như thế ở câu lạc bộ công nhân mỏ vàng, chỉ có điều là loa ở đó nói nhỏ hơn.
    Giá là một lúc nào khác, quang cảnh này hẳn sẽ làm em thích lắm, nhưng lúc này thì em làm sao mà vui được. Một cơn gió lạnh thổi ào tới đem theo những giọt mưa. Tấm áo khoác ngắn và chiếc quần mỏng không đủ ấm khiến em phải ngồi co ro, luồn đôi bàn tay rét cóng vào hai ống tay áo. Chắc em cũng chẳng dám tự hỏi mình xem bây giờ nên làm gì, bởi vì không còn cách nào khác nữa rồi.
    Loa phóng thanh báo tin đoàn tàu lại chuyển bánh. Sân ga vừa yên tĩnh trở lại thì một anh công an đến bên em bé. Anh đã biết đầu đuôi câu chuyện và không hài lòng về cách xử sự của em.
    - Nếu em không nói dối thì sao em lại dại dột thế hả ? ?" anh nói với vẻ chê trách. Đi tìm ông chú một cách hú họa, rồi lại để tiền và giấy tờ trong vali nữa chứ. Thật là ngốc. Rốt cuộc, ông chú cũng chẳng gặp được, vali thì bị mất, giờ mới sống dở chết dở. Nếu em không nói dối thì? Thôi được, em cứ ngồi đây nhé. Chốc nữa bác trung sĩ sẽ dẫn em đến nơi cần đến. ?" Anh công an quay người bước tiếp trên mặt đường nhựa ướt bóng loáng.
    Nếu em bé can đảm hơn, em sẽ hỏi cho rõ ?onơi cần đến? nghĩa là thế nào, những hôm ấy em đã mất hết cả can đảm, và gương mặt em trông chẳng tươi tỉnh gì hơn bầu trời u ám đang rắc mãi rắc hoài làn mưa bụi lạnh lẽo xuống sân ga.
    Bỗng em giật mình. Có ba chiếc ô tô buýt nối đuôi nhau chạy vào ga, cả ba đều sơn màu xanh như bầu trời mùa hè trong sáng. Ngay lúc ấy từ sau góc phố ùa ra một đám thanh thiếu niên, người xách vali, người bê hòm, người đeo balô. Nhiều người mặc áo ca-pốt đen, nhưng cũng có những người ăn mặc xuềnh xoàng như ở nhà. Tất cả tíu ta tíu tít tưởng như ai cũng muốn cùng một lúc ngồi vào cả hai chiếc ô tô buýt vậy. Phụ trách việc sắp xếp đám thiếu niên lên xe là một ông già to béo, cao lớn, mặc áo khoác ngắn màu đen, đầu đội mũ lưỡi trai nhỏ.
    - Các cháu trật tự nào, cháu nào rỗi cũng khắc có chỗ ngồi ! Đừng chen lấn nhau thế, các cháu ! ?" ông vui vẻ nói to.
    - Trật tự nào, trật tự đi chứ ! ?" anh công an nhắc lại.
    Khi đám thanh niên đã lên xe hết, anh công an mới giơ tay lên vành mũ chào ông già, nói với ông vài lời và hất đầu về phía em bé chúng ta đã quen biết. Ông già lại gần em.
    - Cháu bao nhiêu tuổi ?... Có biết đọc biết viết không ? Chau có muốn vào làm ở nhà máy không, hay là vẫn thích đi lang thang thế này ? ?" ông hỏi nhanh và không đợi em bé trả lời, nắm luôn lấy tay em, đặt em lên bậc ô tô buýt.
    Lũ trẻ trong ô tô buýt ồn ồn lên : ?o Bạn này không phải ở tổ chúng cháu đâu ạ!? ?" nhưng ông già nói ngay : ?oĐược, không ở tổ nào cũng chẳng sao?. Cửa ô tô buýt khép lại, xe lắc lư làm cậu hành khách mới lên mất thăng bằng, ngồi phịch xuống chiếc ghế da mềm mại. Nhà ga từ từ lùi về phía sau xe rồi xa dần. Bên ngoài các ô cửa sổ, những ngôi nhà đồ sộ như bập bềnh trôi qua. Phía trước, mấy toa xe điện đang lăn bánh tới. Đám hành khách ngồi trên ô tô buýt lấy tay áo lau kính mờ hơi nước, hồi hộp nhìn ra ngoài.
    - Thành phố to thật ! - một thanh niên mặc áo ca-pốt đen thốt lên.
    - Thấm gì, - cô bé ngồi phía trước phản đối ngay. ?" Thành phố Đơ-nhi-e-prô-pê-tơ-rốp-xcơ của chúng em to hơn nhiều.
    - Em đo thành phố của em bằng gì, bằng cái bím tóc của em, phải không ? Thế thì phải mất bao nhiêu năm ấy nhỉ ! - anh thanh niên mỉm cười, rồi ngay lúc ấy quay sang hỏi em bé ngồi lù rù bên cạnh : ?oCòn cậu cũng là dân sơ tán hay ở trên trời rơi xuống đấy ??
    - Chúng em ở Uran, làng Rumianxepca, - em này trả lời giọng khàn khàn, mắt chăm chú nhìn thẳng phía trước.
    - ?oChúng em? ở đây là số nhiều hay số ít đấy ? ?" anh thanh niên hỏi và không được trả lời, vì cậu bé ngồi bên cạnh không hiểu lối nói bí hiểm ấy. ?" Tên em là gì ?
    - Côx-chia Ma-lư-sép, - cậu bé dõng dạc, mắt vẫn nhìn ra phía trước.
    - Tên oai gớm nhỉ ! Nhưng người em ngắn có một mẩu thế này, cứ gọi là Cô-xchia Lùn cho xong! - Rồi anh thanh niên vui tính đưa khuỷu tay thân mật hích khẽ Cô-xchia.
    Vẻ hồ hởi trên gương mặt xương xương rám nắng của anh thanh niên với chiếc mũi hơi bị nẻ và đôi mắt nhỏ dài tươi cười khi nhìn Cô-xchia khiến em bất giác cũng mỉm cười với anh bạn mới.
    - Có lẽ chẳng bao giờ chúng mình đến nơi được đâu ! ?" anh bạn mới của Cô-xchia làm như chợt nhớ ra và kêu lên : Các cậu ơi, ô tô của chúng ta lạc đường rồi !
    Tất cả cười ầm ĩ, một em làm trò kêu meo meo tài hơn cả mèo thật, còn cô bé ở Đơ-nhi-e-prô-pê-tơ-rốp-xcơ thì khinh khỉnh nhận xét :
    - Anh Mi-sa Po-li-an-truc lại giở cái món pha trò nhạt thếch ấy ra.
    - Chắc bạn ấy ám chỉ anh đây ! ?" anh thanh niên ngồi bên cạnh Cô-xchia vui vẻ nhận. ?" Mi-sa là anh. Po-li-an-truc nữa thì đích thị là anh rồi.
    Thế là Cô-xchia biết được họ tên anh thanh niên ngồi bên cạnh mình, một người mà em thấy mến ngay vì anh ấy không có thái độ kênh kiệu, mặc dù hơn em ba tuổi.
    Được marmu sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 31/05/2005
  4. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    ?oEM NGỜ NGHỆCH QUÁ?
    Ba chiếc ô tô buýt dừng lại bên cạnh một ngôi nhà hai tầng màu trắng ở ngoại ô. Đám hành khách tập trung cả vào một gian phòng lớn ấm áp. Mọi người xô đẩy nhau, nói cười ầm ĩ. Nhưng trong cảnh nhốn nháo ấy Mi-sa lại thoải mái như cá gặp nước. Anh len vào một góc, đặt chiếc hòm màu xanh xuống sàn, rồi nhìn quanh một lượt.
    Cô-xchia làm ra vẻ như em đến bên Mi-sa một cách ngẫu nhiên, mặc dù hoàn tòan không phải như vậy, - em không dám rời mắt khỏi người bạn duy nhất em quen ở đây. Mi-sa không nói nhiều lời, che chở cho bạn một cách độ lượng.
    - Em ngồi xuống chiếc hòm này, ngồi nguyên như thế nhé, - Mi-sa nói. Để anh ra kia xem có chuyện gì.
    Trong phòng ồn ào. Thỉnh thoảng từ một góc phòng xa xa có tiếng phụ nữ vọng lại :
    - Trật tự, trật tự đi các em ! Gớm, ồn quá !
    Cô-xchia vẫn nhìn chăm chăm về phía trước, dường như tất cả những chuyện đó không hề liên quan gì đến em. Bỗng em nuốt nước bọt đánh ực một cái. Ngồi trên chiếc hòm bằng gỗ dán bên cạnh em là một cậu bé nhỉnh hơn em một chút. Mặt cậu này thuôn dài, tai tái, đôi mắt trầm ngâm màu sẫm. Cậu ta đang nhẩn nha ăn bánh mì với mỡ lợn muối.
    Mãi bây giờ Cô-xchia mới cảm thấy bụng em đói meo và tương lai em thật mờ mịt. May sao, vừa lúc ấu Mi-sa lách từ trong đám đông ra.
    - Ta đi làm thủ tục giấy tờ đí, Cô-xchia! ?" Anh rút chiếc ví nilông ra rồi nói với vẻ băn khoăn. ?" Nào, đưa giấy tờ của em cho anh nào.
    - Em không có, - Cô-xchia ấp úng trả lời.
    - ?oKhông có? là thế nào ? Cần phải có giấy tờ, em hiểu không, để ghi cho đúng em là ai. Kẻo nhỡ em lại là người khác thì sao.
    - Em không phải là người khác, - Cô-xchia lo lắng đáp ! ?" Em để giấy khai sinh trong vali? Ngồi trên tàu, em ngủ quên, thế là mấy va li.
    - Thích nhỉ ! Em ngờ nghệch quá ! Ai lại để giấy tờ trong vali bao giờ ? Dớ dẩn thật! ?" Mi-sa suy nghĩ một chút rồi quyết định : Dù sao chúng ta cũng cứ ra làm thủ tục đi. Em cứ nói rằng giấy tờ của em bị mất khi đi đường. Em muốn vào làm ở nhà máy chứ gì ? Thôi cứ nói như thế nhé. Biết đâu họ nhận chăng.
    - Ngồi đằng sau cái chấn song bằng gỗ mộc là hai phụ nữ. Người lớn tuổi hơn tìm họ tên các thanh thiếu niên mới đến theo danh sách và nói với người kia : ?oCô phát cho cháu này đi !? thế rồi lần lượt mọi người đều được tất cả những thứ giấy tờ cần thiết.
    - Giữ cẩn thận đấy nhé, - người phụ nữ nhắc đi nhắc lại. -Phiếu bánh mì này, phiếu thực phẩm này, tich-kê lĩnh bánh thêm này, thẻ vào nhà ăn này. Cháu ký nhận đi. Tắm rửa và ăn trưa xong, cháu sẽ được bố trí vào ở nhà tập thể. Đến lượt ai nào ?
    - Thưa cô, em này bị mất hết giấy tờ ạ, - Mi-sa dẫn người bạn được mình đỡ đầu tới bên chấn song và nói. ?" Em ấy nhập vào đoàn chúng cháu ở giữa đường và từ lúc đó ở luôn với đòan chúng cháu. Em ấy được bác kia cho lên xe đấy, các bác ra ga đón trẻ sơ tán ấy cô ạ?
    - Bác Ba-bin Ghê-ra-xim I-va-no-vich đấy mà, - người phụ nữ mách bảo. -Nếu thế thì ổn cả rồi? Nhưng này, tại sao cháu ấy lại bé thể hả ? ?" nhìn mãi mà không thấy Cô-xchia sau chấn song, chị ngạc nhiên hỏi, - Bao nhiêu tuổi ?
    - Em ấy không bé đâu cô ạ, chỉ hơi lùn thôi, - Mi-sa giải thích, vẻ mặt hết sức nghiêm trang. ?" Tính đến thứ ba tuần trước em ấy chưa đầu mười lăm tuổi đấy cô ạ. Cháu biết rõ mà. - Rồi anh nháy mắt với đám bạn đứng xếp hàng đằng sau.
    - Đừng có tếu nữa, - người phụ nữ nói, chị cũng mỉm cười. ?" Đây không phải rạp xiếc, mà là phòng tổ chức cán bộ?Còn cháu, cháu hãy điền vào tờ khai lý lịch này rồi đưa cho cô.

    TỜ KHAI LÝ LỊCH CỦA CÔX- CHIA
    Tờ khai sơ yếu lý lịch có rất nhiều mục. Mi-sa giúp Cô-xchia ngồi lên bệ cửa sổ và giúi bút vào tay em :
    - Em viết đi : ?oMa-lư-sep Cô-xchia ?? Rồi gì nữa hả ?
    Cô-xchia mím môi, mặt đỏ bừng nắn nót viết họ tên mình.
    - Này anh bạn, hình như anh mù chữ thì phải! ?" Mi-sa phỏng đoán.
    Kể ra cũng không hoàn toàn như vậy. Cô-xchia có thể coi là người đã thoát nạn mù chữ, nhưng tùy theo mùa mà em viết lúc đẹp, lúc xấu. Cuối năm học thì em viết không đến nỗi tồi, nhưng khi vào năm học mới, tay em bị chai sần sau một màu hè lao động nên chữ em cứ như gà bới.
    - Anh biết em giỏi giang thế nào rồi ! Bây giờ khai đi, để anh viết cho, - Mi-sa cầm lấy cái bút trong tay Cô-xchia rồi hỏi câu đầu tiên : Em là nam hay nữ ?
    - Cứ như anh không trông thấy ấy ! ?" Cô-xchia phát cáu.
    - Ta viết thế này nhé : ?oNữ, mũi hơi hếch này, mắt xám này, trên má có lúm đồng tiền, ửo cằm có một cái lúm nữa?, Mi-sa lẩm bẩm nói thế thôi, chữ tất nhiên vẫn viết đùng Cô-xchia là nam. ?" Em sinh ở đâu ?
    - Em sinh ở Ip-đen, nhưng sau này em cùng với anh Mi-tơ-ri đến sinh sống ở làng Ru-mi-an-xep-ca. Gần đó thôi?
    - Em dân tộc gì, Nga phải không ?
    - Tất nhiên là Nga rồi? Nhưng ở vùng chúng em có cả người Man-xi. *
    - Người Man-xi thì dính dáng gì đến chuyện này ? Sao em cứ làm anh rối cả đầu óc lên thế ?
    Tất nhiên người Man-xi chẳng dính dáng gì đến chuyện này thật, nên Cô-xchia chỉ khịt khịt mũi.
    - Bố mẹ em làm gì ?
    - Bố em trước kia đãi vàng ?
    - Đãi được nhiều không? Một pút ** hay một toa tàu ?
    - Lấy đâu ra một pút ! Bố em không gặp may. Em nhiều khi còn may hơn.
    - Vùng cậu có nhiều vàng không ?
    Người hỏi câu này là cậu bé mặt tai tái vừa nhai bánh mỳ xong. Cậu ta chằm chằm nhìn Cô-xchia, cặp mắt sẫm màu mở to, ánh lên vẻ tò mò.
    - Này, anh chàng hám tìm vàng, đừng có quấy rầy! ?" Mi-sa nói. Có thấy người ta đang bận đây không ?
    Hai anh em lại quay trở lại với bản lý lịch. Thì ra có một vài câu hỏi trả lời rất dễ, chỉ cần gạch một gạch ngắn là xong. Tuổi đảng - một gạch ngang. Như vậy nghĩa là không có tuổi đảng. Học vị, quá trình tham gia vào các cơ quan dân cử, quá trình phục vụ trong quân đội ?" toàn gạch ngang cả.
    - Em có những ai là người thân thích ? ?" Mi-sa hỏi.
    - Anh Mi-tơ-ri ở ngoài mặt trận. Anh ruột em đấy?Còn chú em nữa. Em đến chỗ chú em, nhưng chú em?cũng đã ra mặt trận rồi.
    - Thế tại sao em không viết thư cho chú em trước đã rồi hãy đến ?
    - Làm sao em biết được là chú em đã ra mặt trận !
    Nghe câu trả lời kỳ lạ ấy, Mi-sa tuyên bố như đinh đóng cột :
    - Em đúng là một tay ngờ nghệch hạng nhất !
    Bị gọi là ?ongờ nghệch? lần nữa, Cox-chia không chịu nổi. Mắt em nhoà nước, đôi môi run lên. Viết xong mấy chữ : ?oKhông còn ai nữa?, Mi-ssa an ủi :
    - Đừng buồn, chú Lùn ạ. Vào nhà máy làm rồi sẽ ổn thôi. Chỉ có điều là, em ít tuổi quá? Nhưng không sao. Có lẽ người ta cũng không để ý đâu. Em ký vào đây, chúng ta nộp bản khai này rồi đi ăn.
    Thế là ở một nhà máy quân giới không có tên, chỉ mang số hiệu, đã xuất hiện cậu công nhân Côx-chia.
    Vào những ngày ấy, có hàng nghìn công nhân sơ tán đến U-ran. Trong số đó có cả học sinh các trường học nghề và những thiếu niên đã mất cha mẹ trong cơn dông tố chiến tranh. Nhiều thanh thiếu niên quê ở U-ran cũng vào làm việc ở các nhà máy để giúp đỡ tiền tuyến.
    - Còn anh thì ở thành phố Khác-cốp, chỗ con sông Lô-pan ấy, là sông nhưng nước không bao giờ chảy đâu, - Mi-sa nói. Thế là anh không kịp tốt nghiệp trường học nghề? - Anh im lặng một chút, vẻ mặt đăm chiêu. - Bố mẹ anh ở lại Khác-cốp. Anh lo cho hai cụ lắm? Bọn phát xít ở đó, em ạ. Em thấy thế nào ?? -Rồi anh đẩy đĩa ra, không ăn hết món khoai tây nghiền nhừ.
    Chuyện đó xảy ra khi Mi-sa cùng Côx-chia đang ăn ở nhà ăn. Chị công nhân ngồi bên thở dài :
    - Bây giờ ai chả có những nỗi lo như thế.
    Côx-chia cũng có cảm giác món khoai tây, đăng đắng thế nào ấy.
    ---------------------------------------------------------------
    * Tên một dân tộc thiểu số ở Cộng hòa Liên bang Nga
    ** Đơn vị trọng lượng Nga, 1 pút bằng 16,3kg.

  5. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    ?oEM NGỜ NGHỆCH QUÁ?
    Ba chiếc ô tô buýt dừng lại bên cạnh một ngôi nhà hai tầng màu trắng ở ngoại ô. Đám hành khách tập trung cả vào một gian phòng lớn ấm áp. Mọi người xô đẩy nhau, nói cười ầm ĩ. Nhưng trong cảnh nhốn nháo ấy Mi-sa lại thoải mái như cá gặp nước. Anh len vào một góc, đặt chiếc hòm màu xanh xuống sàn, rồi nhìn quanh một lượt.
    Cô-xchia làm ra vẻ như em đến bên Mi-sa một cách ngẫu nhiên, mặc dù hoàn tòan không phải như vậy, - em không dám rời mắt khỏi người bạn duy nhất em quen ở đây. Mi-sa không nói nhiều lời, che chở cho bạn một cách độ lượng.
    - Em ngồi xuống chiếc hòm này, ngồi nguyên như thế nhé, - Mi-sa nói. Để anh ra kia xem có chuyện gì.
    Trong phòng ồn ào. Thỉnh thoảng từ một góc phòng xa xa có tiếng phụ nữ vọng lại :
    - Trật tự, trật tự đi các em ! Gớm, ồn quá !
    Cô-xchia vẫn nhìn chăm chăm về phía trước, dường như tất cả những chuyện đó không hề liên quan gì đến em. Bỗng em nuốt nước bọt đánh ực một cái. Ngồi trên chiếc hòm bằng gỗ dán bên cạnh em là một cậu bé nhỉnh hơn em một chút. Mặt cậu này thuôn dài, tai tái, đôi mắt trầm ngâm màu sẫm. Cậu ta đang nhẩn nha ăn bánh mì với mỡ lợn muối.
    Mãi bây giờ Cô-xchia mới cảm thấy bụng em đói meo và tương lai em thật mờ mịt. May sao, vừa lúc ấu Mi-sa lách từ trong đám đông ra.
    - Ta đi làm thủ tục giấy tờ đí, Cô-xchia! ?" Anh rút chiếc ví nilông ra rồi nói với vẻ băn khoăn. ?" Nào, đưa giấy tờ của em cho anh nào.
    - Em không có, - Cô-xchia ấp úng trả lời.
    - ?oKhông có? là thế nào ? Cần phải có giấy tờ, em hiểu không, để ghi cho đúng em là ai. Kẻo nhỡ em lại là người khác thì sao.
    - Em không phải là người khác, - Cô-xchia lo lắng đáp ! ?" Em để giấy khai sinh trong vali? Ngồi trên tàu, em ngủ quên, thế là mấy va li.
    - Thích nhỉ ! Em ngờ nghệch quá ! Ai lại để giấy tờ trong vali bao giờ ? Dớ dẩn thật! ?" Mi-sa suy nghĩ một chút rồi quyết định : Dù sao chúng ta cũng cứ ra làm thủ tục đi. Em cứ nói rằng giấy tờ của em bị mất khi đi đường. Em muốn vào làm ở nhà máy chứ gì ? Thôi cứ nói như thế nhé. Biết đâu họ nhận chăng.
    - Ngồi đằng sau cái chấn song bằng gỗ mộc là hai phụ nữ. Người lớn tuổi hơn tìm họ tên các thanh thiếu niên mới đến theo danh sách và nói với người kia : ?oCô phát cho cháu này đi !? thế rồi lần lượt mọi người đều được tất cả những thứ giấy tờ cần thiết.
    - Giữ cẩn thận đấy nhé, - người phụ nữ nhắc đi nhắc lại. -Phiếu bánh mì này, phiếu thực phẩm này, tich-kê lĩnh bánh thêm này, thẻ vào nhà ăn này. Cháu ký nhận đi. Tắm rửa và ăn trưa xong, cháu sẽ được bố trí vào ở nhà tập thể. Đến lượt ai nào ?
    - Thưa cô, em này bị mất hết giấy tờ ạ, - Mi-sa dẫn người bạn được mình đỡ đầu tới bên chấn song và nói. ?" Em ấy nhập vào đoàn chúng cháu ở giữa đường và từ lúc đó ở luôn với đòan chúng cháu. Em ấy được bác kia cho lên xe đấy, các bác ra ga đón trẻ sơ tán ấy cô ạ?
    - Bác Ba-bin Ghê-ra-xim I-va-no-vich đấy mà, - người phụ nữ mách bảo. -Nếu thế thì ổn cả rồi? Nhưng này, tại sao cháu ấy lại bé thể hả ? ?" nhìn mãi mà không thấy Cô-xchia sau chấn song, chị ngạc nhiên hỏi, - Bao nhiêu tuổi ?
    - Em ấy không bé đâu cô ạ, chỉ hơi lùn thôi, - Mi-sa giải thích, vẻ mặt hết sức nghiêm trang. ?" Tính đến thứ ba tuần trước em ấy chưa đầu mười lăm tuổi đấy cô ạ. Cháu biết rõ mà. - Rồi anh nháy mắt với đám bạn đứng xếp hàng đằng sau.
    - Đừng có tếu nữa, - người phụ nữ nói, chị cũng mỉm cười. ?" Đây không phải rạp xiếc, mà là phòng tổ chức cán bộ?Còn cháu, cháu hãy điền vào tờ khai lý lịch này rồi đưa cho cô.

    TỜ KHAI LÝ LỊCH CỦA CÔX- CHIA
    Tờ khai sơ yếu lý lịch có rất nhiều mục. Mi-sa giúp Cô-xchia ngồi lên bệ cửa sổ và giúi bút vào tay em :
    - Em viết đi : ?oMa-lư-sep Cô-xchia ?? Rồi gì nữa hả ?
    Cô-xchia mím môi, mặt đỏ bừng nắn nót viết họ tên mình.
    - Này anh bạn, hình như anh mù chữ thì phải! ?" Mi-sa phỏng đoán.
    Kể ra cũng không hoàn toàn như vậy. Cô-xchia có thể coi là người đã thoát nạn mù chữ, nhưng tùy theo mùa mà em viết lúc đẹp, lúc xấu. Cuối năm học thì em viết không đến nỗi tồi, nhưng khi vào năm học mới, tay em bị chai sần sau một màu hè lao động nên chữ em cứ như gà bới.
    - Anh biết em giỏi giang thế nào rồi ! Bây giờ khai đi, để anh viết cho, - Mi-sa cầm lấy cái bút trong tay Cô-xchia rồi hỏi câu đầu tiên : Em là nam hay nữ ?
    - Cứ như anh không trông thấy ấy ! ?" Cô-xchia phát cáu.
    - Ta viết thế này nhé : ?oNữ, mũi hơi hếch này, mắt xám này, trên má có lúm đồng tiền, ửo cằm có một cái lúm nữa?, Mi-sa lẩm bẩm nói thế thôi, chữ tất nhiên vẫn viết đùng Cô-xchia là nam. ?" Em sinh ở đâu ?
    - Em sinh ở Ip-đen, nhưng sau này em cùng với anh Mi-tơ-ri đến sinh sống ở làng Ru-mi-an-xep-ca. Gần đó thôi?
    - Em dân tộc gì, Nga phải không ?
    - Tất nhiên là Nga rồi? Nhưng ở vùng chúng em có cả người Man-xi. *
    - Người Man-xi thì dính dáng gì đến chuyện này ? Sao em cứ làm anh rối cả đầu óc lên thế ?
    Tất nhiên người Man-xi chẳng dính dáng gì đến chuyện này thật, nên Cô-xchia chỉ khịt khịt mũi.
    - Bố mẹ em làm gì ?
    - Bố em trước kia đãi vàng ?
    - Đãi được nhiều không? Một pút ** hay một toa tàu ?
    - Lấy đâu ra một pút ! Bố em không gặp may. Em nhiều khi còn may hơn.
    - Vùng cậu có nhiều vàng không ?
    Người hỏi câu này là cậu bé mặt tai tái vừa nhai bánh mỳ xong. Cậu ta chằm chằm nhìn Cô-xchia, cặp mắt sẫm màu mở to, ánh lên vẻ tò mò.
    - Này, anh chàng hám tìm vàng, đừng có quấy rầy! ?" Mi-sa nói. Có thấy người ta đang bận đây không ?
    Hai anh em lại quay trở lại với bản lý lịch. Thì ra có một vài câu hỏi trả lời rất dễ, chỉ cần gạch một gạch ngắn là xong. Tuổi đảng - một gạch ngang. Như vậy nghĩa là không có tuổi đảng. Học vị, quá trình tham gia vào các cơ quan dân cử, quá trình phục vụ trong quân đội ?" toàn gạch ngang cả.
    - Em có những ai là người thân thích ? ?" Mi-sa hỏi.
    - Anh Mi-tơ-ri ở ngoài mặt trận. Anh ruột em đấy?Còn chú em nữa. Em đến chỗ chú em, nhưng chú em?cũng đã ra mặt trận rồi.
    - Thế tại sao em không viết thư cho chú em trước đã rồi hãy đến ?
    - Làm sao em biết được là chú em đã ra mặt trận !
    Nghe câu trả lời kỳ lạ ấy, Mi-sa tuyên bố như đinh đóng cột :
    - Em đúng là một tay ngờ nghệch hạng nhất !
    Bị gọi là ?ongờ nghệch? lần nữa, Cox-chia không chịu nổi. Mắt em nhoà nước, đôi môi run lên. Viết xong mấy chữ : ?oKhông còn ai nữa?, Mi-ssa an ủi :
    - Đừng buồn, chú Lùn ạ. Vào nhà máy làm rồi sẽ ổn thôi. Chỉ có điều là, em ít tuổi quá? Nhưng không sao. Có lẽ người ta cũng không để ý đâu. Em ký vào đây, chúng ta nộp bản khai này rồi đi ăn.
    Thế là ở một nhà máy quân giới không có tên, chỉ mang số hiệu, đã xuất hiện cậu công nhân Côx-chia.
    Vào những ngày ấy, có hàng nghìn công nhân sơ tán đến U-ran. Trong số đó có cả học sinh các trường học nghề và những thiếu niên đã mất cha mẹ trong cơn dông tố chiến tranh. Nhiều thanh thiếu niên quê ở U-ran cũng vào làm việc ở các nhà máy để giúp đỡ tiền tuyến.
    - Còn anh thì ở thành phố Khác-cốp, chỗ con sông Lô-pan ấy, là sông nhưng nước không bao giờ chảy đâu, - Mi-sa nói. Thế là anh không kịp tốt nghiệp trường học nghề? - Anh im lặng một chút, vẻ mặt đăm chiêu. - Bố mẹ anh ở lại Khác-cốp. Anh lo cho hai cụ lắm? Bọn phát xít ở đó, em ạ. Em thấy thế nào ?? -Rồi anh đẩy đĩa ra, không ăn hết món khoai tây nghiền nhừ.
    Chuyện đó xảy ra khi Mi-sa cùng Côx-chia đang ăn ở nhà ăn. Chị công nhân ngồi bên thở dài :
    - Bây giờ ai chả có những nỗi lo như thế.
    Côx-chia cũng có cảm giác món khoai tây, đăng đắng thế nào ấy.
    ---------------------------------------------------------------
    * Tên một dân tộc thiểu số ở Cộng hòa Liên bang Nga
    ** Đơn vị trọng lượng Nga, 1 pút bằng 16,3kg.

  6. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    hêê, em post nhầm
    Được marmu sửa chữa / chuyển vào 21:30 ngày 02/06/2005
  7. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    hêê, em post nhầm
    Được marmu sửa chữa / chuyển vào 21:30 ngày 02/06/2005
  8. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    HAI NGƯỜI CÒN LẠI.
    Một toán thanh thiếu niên lỉnh kỉnh nào vali, nào hòm, nào balô đi nối đuôi nhau thành hàng dài trên một đường phố ngoại ô. Họ nói chuyện ầm ĩ :
    - Ở đây y như nông thôn ấy.
    - Nhà cũng tòan bằng gỗ cả, các cậu ạ.
    - Chẳng thấy có xe điện gì cả.
    Một người vóc dáng bé nhỏ, vẻ mặt lo âu, tay vung vẩy chiếc cặp dẫn toán thanh thiếu niên đi. Ông dừng lại bên mỗi ngôi nhà, nhìn vào bản danh sách rồi ra lệnh : ?oBa em nam! Hai em nam!... Thế là năm nhé!...? Chọn đủ số người, ông đi cùng các em vào nhà rồi một phút sau lại bước ra. Khi toán thanh thiếu niên chỉ còn lại chừng mươi người, ông gọi : ?oBảy em nhé!? ?" và mở tiếp cánh cổng cạnh đó ra cho các em vào sân rồi đếm :
    - Một, hai? bảy! Đủ rồi. Cháu thứ tám kia gượm đã !
    Người thứ bảy là Mi-sa, còn người thứ tám là Cô-xchia. Cánh cổng đóng sập lại ngay trước mũi em.
    - Em ấy đi cùng với cháu ! Em ấy muốn ở cùng với cháu đấy ạ ! ?" Mi-sa kêu to.
    - Đừng có lằng nhằng ! ?" ông dẫn đường nghiêm khắc nói. ?" Vào nhà đi !
    Cô-xchia bất lực nhìn cậu bé đang đứng tựa vào cột điện thoại, hai tay đút túi chiếc áo bành-tô đen đã sờn rách. Gương mặt tai tái thuôn dài của cậu ta nom rất bình tĩnh, còn đôi mắt thì như mỉm cười với Cô-xchia.
    - Chúng mình đi đâu nhỉ ? ?" Cô-xchia bối rối hỏi. - Hết phố mất rồi.
    - Cậu sợ à ? - Cậu bé kia nhếch mép cười. ?" Chúng mình không bị bỏ ngoài đường đâu. Có thể chúng mình sẽ ở cùng với nhau, - cậu ta đoán, suy nghĩ một lát rồi nói thêm : - Tớ không phản đối. Cậu có ích cho tớ đấy.
    Như vậy nghĩa là thế nào nhỉ ? Nhưng cánh cổng đã mở, ông dẫn đường bước ra, vui vẻ cung vẩy chiếc cặp da.
    - Đúng quá, phòng kế toán tính khớp thật, còn lại hai chú bé đây, - ông nhận xét. Khớp quá đi mất. ! Nào, các cháu, ta đi thôi! Nhanh chân lên !
    - Cô-xchia ơi, đừng buồn, thể nào anh cũng kéo được em về ở với bọn anh! ?" Mi-sa từ trong cổng gọi với ra.
    - Được rồi, được rồi! ?" ông dẫn đường mỉm cười. Gớm nhỉ, cứ làm như chỉ huy ấy! Bác không đưa hai em này đến chỗ tồi đâu mà sợ?
    Sau một bãi rộng bỏ hoang và một gò đất, hóa ra vẫn còn đường phố. Ở đây có một số ngôi nhà nhỏ mới xây, còn chưa hoàn chỉnh : nhà thì chưa có hàng rào, nhà thì chưa lợp xong mái, nhà thì chưa lắp hết cánh cửa sổ. Ngôi nhà mà ông dẫn đường cùng hai em thiếu niên đi tới vừa có hàng rào vây quanh, vừa có cổng có mái che, lại có cả ghế dài làm bằng thân gỗ tròn.
    Sau đó một lát, trong gian bếp rộng rãi, sáng sủa của ngôi nhà này có một cuộc bàn bạc. Giọng nói kiên quyết nhưng niềm nở, du dương là của bà cụ có gương mặt tròn trịa, đôn hậu.
    - Tôi suy nghĩ mãi, lúc đầu không muốn nhưng rồi tôi lại đồng ý, - bà vừa nói vừa mỉm cười với khách. Cứ để cho các cháu đến đây ở cũng được. Chỉ có điều nếu các cháu nghịch ngợm thì bác phải đưa ngay đi nơi khác đấy : cháu Ca-chi-a nó bực tôi lắm, nó bảo tại sao tôi lại nhận bọn con trai đến ở. Bọn con trai bao giờ chẳng tinh nghịch, nó bảo thế. ?" Bà cụ thở dài rồi nói thêm : Còn củi thì chở cho tôi nhanh lên, bác I-a-cốp Xê-mê-nô-vít ạ. Thằng Va-xa-li nhà tôi không kịp trữ củi cho mùa đông. Rét đến nơi rồi, phải đốt sưởi, nhưng bác thấy đấy, chỗ củi của nhà rôi khéo lắm sưởi được một lần là hết.
    - Bà cứ yên tâm, bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na ạ. Trong tuần này, tự tôi sẽ đưa củi đến. Chúng rôi không để gia đình bộ đội phải chịu rét đâu. Còn về hai cháu này thì không phải do tôi quyết định. Ông giám đốc ra lệnh cho tất cả các cháu gái ở gần nhà máy, còn các cháu trai ra ở phố Na-gô-rơ-nai-a. Tôi chọn đến đây hai cháu đi sau cùng, trông có vẻ hiền lành, nhưng ai biết được, có thể chúng nghịch như quỷ sứ cũng nên. Nếu thế thật, bà hãy nghiêm khắc với chúng một chút nhé.
    - Tôi chịu thôi! ?" Bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na xua tay. Đến cháu gái tôi, tôi cũng không bảo được nữa là. Nó định bỏ học để làm ở nhà máy, giúp đỡ tiền tuyến đấy bác ạ, mà nó vừa khỏi cúm chứ có khỏe mạnh gì cho cam. Bác nó bảo nó vào ở với bác ấy trong khu gây rừng để cho nó uống sữa, còn gì bằng nữa, thế mà nó cứ nằng nặc không nghe?
    - Vâng, cháu Ca-chi-a cũng chẳng phải tay vừa thật, - ông I-a-cốp Xê-mê-nô-vit xác nhận. Ông vuốt lại chiếc mũ lưỡi trai đội lên mái đầu hói rồi vội vã dặn dò : - Các cháu coi chừng đấy nhé! Gia đình đây là một gia đình trí thức, các cháu chớ làm những chuyện tầm bậy đấy. Hãy giúp đỡ gia đình xách nước hoặc chẻ củi. Ngoài hai cháu, nhà này không còn ai là nam giới đâu. Thôi, tôi về đây. Chẳng có thời gian ngồi chơi lâu đâu. Người sơ tán ở khắp nước Nga đang lũ lượt kéo về đây. Ban quản trị nhà cửa chúng tôi ai cũng bận túi bụi vì phải xếp chỗ ở cho cán bộ công nhân mới mà? - Ông mỉm cười, khẽ vỗ vào lưng Cô-xchia : - Cũng công nhân kia đấy, một tráng sĩ lao động. Không hiểu cháu sẽ làm được cái gì?
    Ông ra đi. Cô-xchia cảm thấy buồn. Cậu kia cũng ngao ngán, mắt nhìn xuống, vẻ ủ rũ.
    Bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na không vội vã tìm hiểu hai chú bé. Bà chỉ hỏi tên các em, Cô-xchia lí nhí xưng tên, còn cậu bạn em vẫn nhìn xuống đất, lúng búng :
    - Cháu tên là Xê-va ạ.
    - Nào, sang đây bà chỉ chỗ ở cho.
    Ở GIAN NHÀ PHỤ
    Đó là một gian nhà phụ rộng rãi, tường xếp bằng gỗ tròn không trát vữa. Cửa gian này thông với phòng ngoài. Hai chiếc giường gỗ phủ chăn xám, một bàn nhi và một ghế đẩu - tiện nghi trong buồng chỉ có thế. Bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na kể cho hai em nghe rằng gian này do con trai bà, chú Va-xi-li Gan-kin, làm thâm để có chỗ yên tĩnh viết luận án phó tiến sĩ. Nhưng rồi Va-xi-li không trở thành phó tiến sĩ được vì chú đi chiến đấu, thế là gian này bỏ không.
    - Các cháu có quần áo lót không ? ?" bà im lặng một lát rồi hỏi. Đưa bà xem nào?
    Trong tay nài của Cô-xchia có một chiếc mũ bịt tai lót lông hươu non, một khăn mặt và một ca nhôm. Xê-va moi trong hìm ra một bộ quần áo lót dệt kim, một đôi giày trắng đi mùa hè, một khăn quàng cố xanh.
    - Tội nghiệp các cháu! ?" bà cụ bất giác thốt lên. ?" Mưa chẳng có gì mà che, gió chẳng có gì mà mặc?
    - Cháu không đến nỗi tội nghiệp đâu! - mắt Xê-va lóe lên tức giận. - Ở Ca-men-ca gia đình cháu sống cũng chẳng kém gì nhà bà.
    - Thế bố cháu làm gì ?
    - Bố cháu là kỹ sư nông học ở trạm máy kéo, - Xê-va kiêu hãnh đáp rồi khẽ nói thêm : -Còn bây giờ, bố cháu là du kích đấy.
    - Mẹ cháu ở đâu ? ?" bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na ngập ngừng hỏi.
    - Ở Ca-men-ca ạ, - Xê-va nói nhát gừng rồi quay sang xếp lại các thứ trong hòm. Đến lúc bà cụ thở dài bước ra, cậu ta tiếp tục làu bàu : - Tất nhiên là gia đình này sống sung túc, nhưng dù sao cũng không nên kiêu ngạo mới phải. Bà cụ lại bảo mình là tội nghiệp! Trong phòng khách ở đây, đồ gỗ đều được bọc cẩn thận, lại có nhiều cây cảnh nữa? Từ dưới bếp, tớ trong thấy tất. Nhưng ở nhà tớ hồi trước cũng thế, còn sang hơn ấy chứ? Chỉ có điều là không có da gấu trải trên sàn nhà thôi, bởi vì ở U-crai-na không có gấu. - Cậu ta nhìn ra cửa sổ và tìm ngày được một thiế sót lớn của gia đình này : - Vựa chứa cỏ khô của họ không có cỏ cậu ạ, chắc hẳn họ không có bò, vậy mà nhà tớ có những hai con bò đấy nhé. Cứ bảo người ta tội nghiệp mãi đi?
    - Cả chó cũng không có, - Cô-xchia nói thêm, Anh Mi-tơ-ri tớ hồi trước có hai con cơ.
    - Hai con bò ấy à ?
    - Không, hai con chó? Con Mu-xca và con Cu-xa-trơ-ca.
    Sau tất cả những sự việc xảy ra trong ngày hôm ấy, Cô-xchia mệt rã rời, mắt em cứ hoa lên. Em đưa tay lên giụi mắt, ngáp dài, sờ cạp quần để tin chắc rằng cái ?othủ lợn? và mảnh ước hiệu ?" tài sản và niềm tự hào của em - vẫn còn ở đó, rồi mới cởi quần áo ngoài đi nằm. Nằm trên lớp đệm cứng, đắp tấm chăn ram ráp mà Cô-xchia thấy chiếc giường này xiết bao ấm áp, êm ái? Ngay lúc ấy, giấc ngủ tràn đến dập tắt mọi ý nghĩ của em. Cô-xchia thiếp đi?
    ?oXE TĂNG ĐẾN?
    Em có cảm giác như em chợt thức giấc ngay vì một tiếng kêu khàn khàn. Tim đập thình thịch , Xê-va ngòi nhỏm dậy. Trời rất tối, nhưng em vẫn trông thấy ở giường bên kia cũng có ai đang ngồi.
    - Xe tăng? Xe tăng đến! ?" Xê-va nói nhanh, giọng như bị nghẹn.
    - Cậu ngủ mê rồi, - Cô-xchia hoảng sợ đáp.
    Chiếc giường kêu cót két. Thoát khỏi cơn ác mộng, Xê-va thở hổn hển, lẩm bẩm điều gì, rồi lại nằm xuống, nhưng hình như cậu ta vẫn lắng tai nghe.
    - Tớ đã nhìn thấy xe tăng rồi, - Cô-xchia nói để phá vỡ sự im lặng đầy lo âu. - Ở câu lạc bộ công nhân mỏ vàng, trong bức tranh duyệt binh ấy, có cả xe tăng. Nhiều xe tăng lắm cậu ạ!
    - Nhưng đó không phải những xe tăng tớ vừa nằm mơ thấy? Xe tăng của chúng ta có sơn hình ngôi sao.
    - Thế còn xe tăng nào khác nữa ?
    - Còn xe tăng có hình chữ thập ngoặc? của bọn phát-xít. - Rồi Xê-va giải thích : - Bọn phát-xít xộc vào thị trấn Ca-men-ca chúng tớ bằng xe tăng. - Cậu ta im lặng một chút rồi nói tiếp với giọng ngập ngừng, như để tự kiểm tra lại :
    - Xe tăng từ ngoài đường xông vào nhà tớ. Tất cả mọi thứ đổ sụp, mẹ tớ kêu thét lên? Sau đó tớ nhìn thấy một chữ thập ngoặc màu trắng, ở giữa lại đen cậu ạ? Chiếc xe tăng chạy xuyên qua nhà tớ?
    - Để làm gì mới được chứ ? ?" Cô-xchia sửng sốt thì thầm hỏi.
    - Để vượt qua sân nhà tớ sang con đường khác mà lại? Bọn phát-xít tàn ác hơn cả lang thú cậu ạ. Chúng muốn tiêu diệt Chính quyền Xô-viết, chúng muốn bắt chúng ta phải làm nô lệ. Chúng muốn cướp đất đai của chúng ta. - Cậu ta im lặng một lúc lâu rồi hỏi : - Cậu biết cách đãi vàng đấy à ? Thật không ? Cậu không nói dối chứ ?
    - Tớ đã từng đãi vàng, - Cô-xchia nghiêm trang khẳng định. - Tớ đã từng tìm vàng, đúng thế ! Tớ nói dối làm gì?
    - Đãi thế nào hả cậu, tìm vàng thế nào hả cậu ? Cậu kể cho tớ nghe nhé, được không? Tớ cần mà? Đoàn tàu chúng tớ đi hôm nọ dừng lại ở một nhà ga xe lửa rất lâu, có đến nửa ngày trời ấy cậu ạ. Đằng sau ga có một ngôi nhà, trên tường dán một tấm áp-phích lớn : ?oCác công nhân khai thác vàng, hãy cung cấp cho nhà nước nhiều vàng hơn nữa! Càng có nhiều vàng, chúng ta càng có nhiều xe tăng , đại bác, máy bay để đánh bại kẻ địch ghê tởm?. Cậu hiểu không? Bọn phát-xít cướp xe tăng của tất cả các nước bị chúng chiếm đóng. Thành ra chúng có nhiều xe tăng hơn chúng ta. Phải khai thác nhiều vàng ở U-ran, mua hàng nghìn xe tăng và đủ các loại vũ khí khác nữa. Cậu hiểu không? Rồi ngay lập tức, đêm tất cả ra đánh bọn phát-xít, đè bẹp tất cả bọn chúng, không để sót một tên nào? Quân súc sinh đáng nguyền rủa!..
    Cậu ta nói say sưa và sôi nổi.
    - Thôi được rồi! Ngủ đi, - cậu ta kết thúc câu chuyện. ?" Mai chúng mình sẽ bàn việc sau?
    Cô-xchia nằm cuộn tròn người lại. Trước khi thiếp đi, em còn nghĩ rằng thật sung sướng biết bao nếu dùng xe tăng đè bẹp được tất cả bọn phát-xít, để không còn bóng một tên nào trên đất nước Xô-viết. Sau đó, em nghĩ đến anh Mi-tơ-ri. Cô-xchia chỉ có một người ruột thịt thực sự là anh Mi-tơ-ri vui tính, tốt bụng, còn bố mẹ thì Cô-xchia hoàn toàn không nhớ nữa : bố mẹ em mất đã lâu rồi. Bây giờ anh Mi-tơ-ri đang ở đâu nhỉ ? Anh ấy ở ngoài mặt trận, xa xôi lắm. Cô-xchia còn lại có một mình. Em rất biết ơn nhà máy. Nhà máy cho em ăn uống, phát cho em quần áo, sắp xếp chỗ ở cho em. Em sẽ làm gì ở nhà máy nhỉ ? Từ trước tới nay em mới chỉ đãi vàng và tìm vàng, làm lán gỗ ở công trường và săn bắn sóc. Nhưng ở thành phố, những việc ấy hoàn toàn chẳng có tác dụng gì. Nếu ngày mai người ta bảo em : ?oCháu không làm được ở nhà máy, thêm nữa, cháu ít tuổi quá. Cháu đi đâu tùy cháu? thì sao nhỉ ? Mi-sa liệu có giúp đỡ được không ? Anh ấy tốt quá. Thật đáng buồn là mình không được ở cùng nhà với anh ấy !
    Xê-va cũng nằm mãi không chợp mắt được. Giấc ngủ bị chiếc xe tăng phá vỡ, mãi không quay trở lại. Bỗng cậu ta mơ thấy một ngôi nhà xinh xắn quét vôi trắng, mái lợp ngói, năm giữa khu vườn cây um tùm. Mẹ cậu đứng trên thềm âu yếm gọi : ?oXê-va yếu quý, vào ăn đi con!?. Nước mắt chảy đầm đìa trên mặt cậu. Cậu biết chiếc xe tăng phát-xít có hình chữ thập ngoặc màu trắng sẽ đến và tất cả sẽ đổ sụp, cậu sẽ chui ra khỏi nhà rồi chạy thục mạng. Cậu sẽ chạy mãi, chạy mãi cho tới khi gặp các chú hồng quân. Cậu sẽ đi U-ran và sẽ không trở lại thị trấn Ca-men-ca có những ngôi nhà màu trắng, cây cối xanh rờn và chan hòa ánh nắng nữa?
    ( Còn tiếp )
  9. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    HAI NGƯỜI CÒN LẠI.
    Một toán thanh thiếu niên lỉnh kỉnh nào vali, nào hòm, nào balô đi nối đuôi nhau thành hàng dài trên một đường phố ngoại ô. Họ nói chuyện ầm ĩ :
    - Ở đây y như nông thôn ấy.
    - Nhà cũng tòan bằng gỗ cả, các cậu ạ.
    - Chẳng thấy có xe điện gì cả.
    Một người vóc dáng bé nhỏ, vẻ mặt lo âu, tay vung vẩy chiếc cặp dẫn toán thanh thiếu niên đi. Ông dừng lại bên mỗi ngôi nhà, nhìn vào bản danh sách rồi ra lệnh : ?oBa em nam! Hai em nam!... Thế là năm nhé!...? Chọn đủ số người, ông đi cùng các em vào nhà rồi một phút sau lại bước ra. Khi toán thanh thiếu niên chỉ còn lại chừng mươi người, ông gọi : ?oBảy em nhé!? ?" và mở tiếp cánh cổng cạnh đó ra cho các em vào sân rồi đếm :
    - Một, hai? bảy! Đủ rồi. Cháu thứ tám kia gượm đã !
    Người thứ bảy là Mi-sa, còn người thứ tám là Cô-xchia. Cánh cổng đóng sập lại ngay trước mũi em.
    - Em ấy đi cùng với cháu ! Em ấy muốn ở cùng với cháu đấy ạ ! ?" Mi-sa kêu to.
    - Đừng có lằng nhằng ! ?" ông dẫn đường nghiêm khắc nói. ?" Vào nhà đi !
    Cô-xchia bất lực nhìn cậu bé đang đứng tựa vào cột điện thoại, hai tay đút túi chiếc áo bành-tô đen đã sờn rách. Gương mặt tai tái thuôn dài của cậu ta nom rất bình tĩnh, còn đôi mắt thì như mỉm cười với Cô-xchia.
    - Chúng mình đi đâu nhỉ ? ?" Cô-xchia bối rối hỏi. - Hết phố mất rồi.
    - Cậu sợ à ? - Cậu bé kia nhếch mép cười. ?" Chúng mình không bị bỏ ngoài đường đâu. Có thể chúng mình sẽ ở cùng với nhau, - cậu ta đoán, suy nghĩ một lát rồi nói thêm : - Tớ không phản đối. Cậu có ích cho tớ đấy.
    Như vậy nghĩa là thế nào nhỉ ? Nhưng cánh cổng đã mở, ông dẫn đường bước ra, vui vẻ cung vẩy chiếc cặp da.
    - Đúng quá, phòng kế toán tính khớp thật, còn lại hai chú bé đây, - ông nhận xét. Khớp quá đi mất. ! Nào, các cháu, ta đi thôi! Nhanh chân lên !
    - Cô-xchia ơi, đừng buồn, thể nào anh cũng kéo được em về ở với bọn anh! ?" Mi-sa từ trong cổng gọi với ra.
    - Được rồi, được rồi! ?" ông dẫn đường mỉm cười. Gớm nhỉ, cứ làm như chỉ huy ấy! Bác không đưa hai em này đến chỗ tồi đâu mà sợ?
    Sau một bãi rộng bỏ hoang và một gò đất, hóa ra vẫn còn đường phố. Ở đây có một số ngôi nhà nhỏ mới xây, còn chưa hoàn chỉnh : nhà thì chưa có hàng rào, nhà thì chưa lợp xong mái, nhà thì chưa lắp hết cánh cửa sổ. Ngôi nhà mà ông dẫn đường cùng hai em thiếu niên đi tới vừa có hàng rào vây quanh, vừa có cổng có mái che, lại có cả ghế dài làm bằng thân gỗ tròn.
    Sau đó một lát, trong gian bếp rộng rãi, sáng sủa của ngôi nhà này có một cuộc bàn bạc. Giọng nói kiên quyết nhưng niềm nở, du dương là của bà cụ có gương mặt tròn trịa, đôn hậu.
    - Tôi suy nghĩ mãi, lúc đầu không muốn nhưng rồi tôi lại đồng ý, - bà vừa nói vừa mỉm cười với khách. Cứ để cho các cháu đến đây ở cũng được. Chỉ có điều nếu các cháu nghịch ngợm thì bác phải đưa ngay đi nơi khác đấy : cháu Ca-chi-a nó bực tôi lắm, nó bảo tại sao tôi lại nhận bọn con trai đến ở. Bọn con trai bao giờ chẳng tinh nghịch, nó bảo thế. ?" Bà cụ thở dài rồi nói thêm : Còn củi thì chở cho tôi nhanh lên, bác I-a-cốp Xê-mê-nô-vít ạ. Thằng Va-xa-li nhà tôi không kịp trữ củi cho mùa đông. Rét đến nơi rồi, phải đốt sưởi, nhưng bác thấy đấy, chỗ củi của nhà rôi khéo lắm sưởi được một lần là hết.
    - Bà cứ yên tâm, bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na ạ. Trong tuần này, tự tôi sẽ đưa củi đến. Chúng rôi không để gia đình bộ đội phải chịu rét đâu. Còn về hai cháu này thì không phải do tôi quyết định. Ông giám đốc ra lệnh cho tất cả các cháu gái ở gần nhà máy, còn các cháu trai ra ở phố Na-gô-rơ-nai-a. Tôi chọn đến đây hai cháu đi sau cùng, trông có vẻ hiền lành, nhưng ai biết được, có thể chúng nghịch như quỷ sứ cũng nên. Nếu thế thật, bà hãy nghiêm khắc với chúng một chút nhé.
    - Tôi chịu thôi! ?" Bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na xua tay. Đến cháu gái tôi, tôi cũng không bảo được nữa là. Nó định bỏ học để làm ở nhà máy, giúp đỡ tiền tuyến đấy bác ạ, mà nó vừa khỏi cúm chứ có khỏe mạnh gì cho cam. Bác nó bảo nó vào ở với bác ấy trong khu gây rừng để cho nó uống sữa, còn gì bằng nữa, thế mà nó cứ nằng nặc không nghe?
    - Vâng, cháu Ca-chi-a cũng chẳng phải tay vừa thật, - ông I-a-cốp Xê-mê-nô-vit xác nhận. Ông vuốt lại chiếc mũ lưỡi trai đội lên mái đầu hói rồi vội vã dặn dò : - Các cháu coi chừng đấy nhé! Gia đình đây là một gia đình trí thức, các cháu chớ làm những chuyện tầm bậy đấy. Hãy giúp đỡ gia đình xách nước hoặc chẻ củi. Ngoài hai cháu, nhà này không còn ai là nam giới đâu. Thôi, tôi về đây. Chẳng có thời gian ngồi chơi lâu đâu. Người sơ tán ở khắp nước Nga đang lũ lượt kéo về đây. Ban quản trị nhà cửa chúng tôi ai cũng bận túi bụi vì phải xếp chỗ ở cho cán bộ công nhân mới mà? - Ông mỉm cười, khẽ vỗ vào lưng Cô-xchia : - Cũng công nhân kia đấy, một tráng sĩ lao động. Không hiểu cháu sẽ làm được cái gì?
    Ông ra đi. Cô-xchia cảm thấy buồn. Cậu kia cũng ngao ngán, mắt nhìn xuống, vẻ ủ rũ.
    Bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na không vội vã tìm hiểu hai chú bé. Bà chỉ hỏi tên các em, Cô-xchia lí nhí xưng tên, còn cậu bạn em vẫn nhìn xuống đất, lúng búng :
    - Cháu tên là Xê-va ạ.
    - Nào, sang đây bà chỉ chỗ ở cho.
    Ở GIAN NHÀ PHỤ
    Đó là một gian nhà phụ rộng rãi, tường xếp bằng gỗ tròn không trát vữa. Cửa gian này thông với phòng ngoài. Hai chiếc giường gỗ phủ chăn xám, một bàn nhi và một ghế đẩu - tiện nghi trong buồng chỉ có thế. Bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na kể cho hai em nghe rằng gian này do con trai bà, chú Va-xi-li Gan-kin, làm thâm để có chỗ yên tĩnh viết luận án phó tiến sĩ. Nhưng rồi Va-xi-li không trở thành phó tiến sĩ được vì chú đi chiến đấu, thế là gian này bỏ không.
    - Các cháu có quần áo lót không ? ?" bà im lặng một lát rồi hỏi. Đưa bà xem nào?
    Trong tay nài của Cô-xchia có một chiếc mũ bịt tai lót lông hươu non, một khăn mặt và một ca nhôm. Xê-va moi trong hìm ra một bộ quần áo lót dệt kim, một đôi giày trắng đi mùa hè, một khăn quàng cố xanh.
    - Tội nghiệp các cháu! ?" bà cụ bất giác thốt lên. ?" Mưa chẳng có gì mà che, gió chẳng có gì mà mặc?
    - Cháu không đến nỗi tội nghiệp đâu! - mắt Xê-va lóe lên tức giận. - Ở Ca-men-ca gia đình cháu sống cũng chẳng kém gì nhà bà.
    - Thế bố cháu làm gì ?
    - Bố cháu là kỹ sư nông học ở trạm máy kéo, - Xê-va kiêu hãnh đáp rồi khẽ nói thêm : -Còn bây giờ, bố cháu là du kích đấy.
    - Mẹ cháu ở đâu ? ?" bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na ngập ngừng hỏi.
    - Ở Ca-men-ca ạ, - Xê-va nói nhát gừng rồi quay sang xếp lại các thứ trong hòm. Đến lúc bà cụ thở dài bước ra, cậu ta tiếp tục làu bàu : - Tất nhiên là gia đình này sống sung túc, nhưng dù sao cũng không nên kiêu ngạo mới phải. Bà cụ lại bảo mình là tội nghiệp! Trong phòng khách ở đây, đồ gỗ đều được bọc cẩn thận, lại có nhiều cây cảnh nữa? Từ dưới bếp, tớ trong thấy tất. Nhưng ở nhà tớ hồi trước cũng thế, còn sang hơn ấy chứ? Chỉ có điều là không có da gấu trải trên sàn nhà thôi, bởi vì ở U-crai-na không có gấu. - Cậu ta nhìn ra cửa sổ và tìm ngày được một thiế sót lớn của gia đình này : - Vựa chứa cỏ khô của họ không có cỏ cậu ạ, chắc hẳn họ không có bò, vậy mà nhà tớ có những hai con bò đấy nhé. Cứ bảo người ta tội nghiệp mãi đi?
    - Cả chó cũng không có, - Cô-xchia nói thêm, Anh Mi-tơ-ri tớ hồi trước có hai con cơ.
    - Hai con bò ấy à ?
    - Không, hai con chó? Con Mu-xca và con Cu-xa-trơ-ca.
    Sau tất cả những sự việc xảy ra trong ngày hôm ấy, Cô-xchia mệt rã rời, mắt em cứ hoa lên. Em đưa tay lên giụi mắt, ngáp dài, sờ cạp quần để tin chắc rằng cái ?othủ lợn? và mảnh ước hiệu ?" tài sản và niềm tự hào của em - vẫn còn ở đó, rồi mới cởi quần áo ngoài đi nằm. Nằm trên lớp đệm cứng, đắp tấm chăn ram ráp mà Cô-xchia thấy chiếc giường này xiết bao ấm áp, êm ái? Ngay lúc ấy, giấc ngủ tràn đến dập tắt mọi ý nghĩ của em. Cô-xchia thiếp đi?
    ?oXE TĂNG ĐẾN?
    Em có cảm giác như em chợt thức giấc ngay vì một tiếng kêu khàn khàn. Tim đập thình thịch , Xê-va ngòi nhỏm dậy. Trời rất tối, nhưng em vẫn trông thấy ở giường bên kia cũng có ai đang ngồi.
    - Xe tăng? Xe tăng đến! ?" Xê-va nói nhanh, giọng như bị nghẹn.
    - Cậu ngủ mê rồi, - Cô-xchia hoảng sợ đáp.
    Chiếc giường kêu cót két. Thoát khỏi cơn ác mộng, Xê-va thở hổn hển, lẩm bẩm điều gì, rồi lại nằm xuống, nhưng hình như cậu ta vẫn lắng tai nghe.
    - Tớ đã nhìn thấy xe tăng rồi, - Cô-xchia nói để phá vỡ sự im lặng đầy lo âu. - Ở câu lạc bộ công nhân mỏ vàng, trong bức tranh duyệt binh ấy, có cả xe tăng. Nhiều xe tăng lắm cậu ạ!
    - Nhưng đó không phải những xe tăng tớ vừa nằm mơ thấy? Xe tăng của chúng ta có sơn hình ngôi sao.
    - Thế còn xe tăng nào khác nữa ?
    - Còn xe tăng có hình chữ thập ngoặc? của bọn phát-xít. - Rồi Xê-va giải thích : - Bọn phát-xít xộc vào thị trấn Ca-men-ca chúng tớ bằng xe tăng. - Cậu ta im lặng một chút rồi nói tiếp với giọng ngập ngừng, như để tự kiểm tra lại :
    - Xe tăng từ ngoài đường xông vào nhà tớ. Tất cả mọi thứ đổ sụp, mẹ tớ kêu thét lên? Sau đó tớ nhìn thấy một chữ thập ngoặc màu trắng, ở giữa lại đen cậu ạ? Chiếc xe tăng chạy xuyên qua nhà tớ?
    - Để làm gì mới được chứ ? ?" Cô-xchia sửng sốt thì thầm hỏi.
    - Để vượt qua sân nhà tớ sang con đường khác mà lại? Bọn phát-xít tàn ác hơn cả lang thú cậu ạ. Chúng muốn tiêu diệt Chính quyền Xô-viết, chúng muốn bắt chúng ta phải làm nô lệ. Chúng muốn cướp đất đai của chúng ta. - Cậu ta im lặng một lúc lâu rồi hỏi : - Cậu biết cách đãi vàng đấy à ? Thật không ? Cậu không nói dối chứ ?
    - Tớ đã từng đãi vàng, - Cô-xchia nghiêm trang khẳng định. - Tớ đã từng tìm vàng, đúng thế ! Tớ nói dối làm gì?
    - Đãi thế nào hả cậu, tìm vàng thế nào hả cậu ? Cậu kể cho tớ nghe nhé, được không? Tớ cần mà? Đoàn tàu chúng tớ đi hôm nọ dừng lại ở một nhà ga xe lửa rất lâu, có đến nửa ngày trời ấy cậu ạ. Đằng sau ga có một ngôi nhà, trên tường dán một tấm áp-phích lớn : ?oCác công nhân khai thác vàng, hãy cung cấp cho nhà nước nhiều vàng hơn nữa! Càng có nhiều vàng, chúng ta càng có nhiều xe tăng , đại bác, máy bay để đánh bại kẻ địch ghê tởm?. Cậu hiểu không? Bọn phát-xít cướp xe tăng của tất cả các nước bị chúng chiếm đóng. Thành ra chúng có nhiều xe tăng hơn chúng ta. Phải khai thác nhiều vàng ở U-ran, mua hàng nghìn xe tăng và đủ các loại vũ khí khác nữa. Cậu hiểu không? Rồi ngay lập tức, đêm tất cả ra đánh bọn phát-xít, đè bẹp tất cả bọn chúng, không để sót một tên nào? Quân súc sinh đáng nguyền rủa!..
    Cậu ta nói say sưa và sôi nổi.
    - Thôi được rồi! Ngủ đi, - cậu ta kết thúc câu chuyện. ?" Mai chúng mình sẽ bàn việc sau?
    Cô-xchia nằm cuộn tròn người lại. Trước khi thiếp đi, em còn nghĩ rằng thật sung sướng biết bao nếu dùng xe tăng đè bẹp được tất cả bọn phát-xít, để không còn bóng một tên nào trên đất nước Xô-viết. Sau đó, em nghĩ đến anh Mi-tơ-ri. Cô-xchia chỉ có một người ruột thịt thực sự là anh Mi-tơ-ri vui tính, tốt bụng, còn bố mẹ thì Cô-xchia hoàn toàn không nhớ nữa : bố mẹ em mất đã lâu rồi. Bây giờ anh Mi-tơ-ri đang ở đâu nhỉ ? Anh ấy ở ngoài mặt trận, xa xôi lắm. Cô-xchia còn lại có một mình. Em rất biết ơn nhà máy. Nhà máy cho em ăn uống, phát cho em quần áo, sắp xếp chỗ ở cho em. Em sẽ làm gì ở nhà máy nhỉ ? Từ trước tới nay em mới chỉ đãi vàng và tìm vàng, làm lán gỗ ở công trường và săn bắn sóc. Nhưng ở thành phố, những việc ấy hoàn toàn chẳng có tác dụng gì. Nếu ngày mai người ta bảo em : ?oCháu không làm được ở nhà máy, thêm nữa, cháu ít tuổi quá. Cháu đi đâu tùy cháu? thì sao nhỉ ? Mi-sa liệu có giúp đỡ được không ? Anh ấy tốt quá. Thật đáng buồn là mình không được ở cùng nhà với anh ấy !
    Xê-va cũng nằm mãi không chợp mắt được. Giấc ngủ bị chiếc xe tăng phá vỡ, mãi không quay trở lại. Bỗng cậu ta mơ thấy một ngôi nhà xinh xắn quét vôi trắng, mái lợp ngói, năm giữa khu vườn cây um tùm. Mẹ cậu đứng trên thềm âu yếm gọi : ?oXê-va yếu quý, vào ăn đi con!?. Nước mắt chảy đầm đìa trên mặt cậu. Cậu biết chiếc xe tăng phát-xít có hình chữ thập ngoặc màu trắng sẽ đến và tất cả sẽ đổ sụp, cậu sẽ chui ra khỏi nhà rồi chạy thục mạng. Cậu sẽ chạy mãi, chạy mãi cho tới khi gặp các chú hồng quân. Cậu sẽ đi U-ran và sẽ không trở lại thị trấn Ca-men-ca có những ngôi nhà màu trắng, cây cối xanh rờn và chan hòa ánh nắng nữa?
    ( Còn tiếp )
  10. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    Chương hai
    CON CHÓ SA-GHI-XTƯI VÀ CÔ CHỦ CỦA NÓ
    Buổi sáng, trời giá lạnh và trong sáng. Cô-xchia rón rén đi ra ngoài thềm và nhìn xung quanh. Ở giữa sân có giếng nước và chiếc gàu gỗ, còn trên cột kho chứa cỏ khô có treo một cái thùng đựng nước rửa tay bằng sắt đã gỉ.
    Cô-xchia ra giếng múc nước rửa mặt. Bỗng em nghe thấy sau lưng có tiếng gầm gừ. Thoạt tiên em ngây người ra, sau đó, tự kiềm chế mình, em thong thả, bình tĩnh ngoảnh lại. Một con chó giống lai-ca cao to, lông màu xám mọc rất dày ở cổ, đang nhe nanh dọa dẫm. Cuộc gặp gỡ bất ngờ này chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp. ?oTrông như một con gấu con, - Cô-xchia thoáng nghĩ. - Sẽ gay go đây!?. Chỉ còn cách đứng yên mới trì hoãn được cuộc ?ođụng độ? ?" trì hoãn thôi chứ không tránh hẳn được đâu. Con chó đã ngồi chồm hỗm, chuẩn bị tấn công. Cần có ngay một hành động gì đó.
    Trong sân diễn ra một cảnh vật lộn thầm lặng. Cô-xchia nhảy bật lên như một quả bóng. Vụt một cái, con chó cũng lao qua, răng nó gõ vào nhau kêu đôm đốp. Nó nhẹ nhành đặt chân xuống đất rồi quay ngoắt ngay lại, như thể bị bỏng vậy, rồi nó hếch mõm lên. Ngồi trên mấy cái sào của kho chứa cỏ, hai chân thu lại, tay ôm đầu gối, Cô-xchia chăm chú quan sát kẻ địch vừa bị lừa, nhưng em không để lộ vẻ vui mừng.
    - Này, mày muốn gì hả ? ?" em chậm rãi nói. ?" Tao có động chạm đến mày đâu, thế mà mày lại gầm ghè tao? Mày cần gì ? Tao là người nhà, mày hiểu chưa ? Tao là người nhà, tao sống ở đây? Ngốc ơi là ngốc !
    Chán nản vì thất bại, con chó gục đầu xuống, ngờ vực lắng tai nghe giọng nói của kẻ lạ mặt.
    Khung cửa sổ kêu lạch cạch. Từ đó vang ra một tiếng quát :
    - Sa-ghi-xtưi, không được hỗn ! Sa-ghi-xtưi !
    Một cô bé gày gò, có lẽ cũng trạc tuổi Cô-xchia, đứng bên cửa sổ mỉm cười nhìn em. Cô bé vừa chải tóc vừa lắc đầu vì lược cứ bị mắc kẹt trong bộ tóc mềm mại vàng óng.
    - Có thế mà cũng sợ ! ?" cô bé buông một câu khinh khỉnh. ?" Quá lắm Sa-ghi-xtưi cũng chỉ quật ngã cậu xuống thôi. Nó không cắn trẻ con đâu? Cậu ở nhà tớ phải không ? Thế nậu không thích ở vườn bách thú nữa à ? Chắc cậu học được cách nhảy như thế ở lũ khỉ đuôi dài đấy nhỉ . Vậy cậu cứ ngồi ở vựa cỏ nhé, tớ sẽ mang cho cậu một củ cà rốt. Sa-ghi-xtưi, cứ ở đấy canh con khỉ đuôi dài của chúng ta nhé !
    Thật không thể nghĩ ra được điều gì cay độc hơn những lời ấy nữa. Cô-xchia đỏ bừng mặt và chẳng hề suy xét, nhảy luôn xuống đất. Con Sa-ghi-xtưi chồm hai chân lên vai em rồi vừa gầm gừ vừa phả hơi nóng bỏng vào mặt em.
    - Sa-ghi-xtưi, Sa-ghi-xtưi, không được thế ! Xuống ngay! Người nhà đấy mà ! ?" cô bé bước qua bậu cửa sổ và quát.
    - Sao cậu lại sợ ? ?" Cô-xchia nhếch mép cười va cố giấu nỗi khiếp hãi. ?" Sa-ghi-xtưi không động đến tớ đâu! ?" Nhìn thẳng vào mắt con chó, em rắn rỏi nói : - Người nhà ! Hiểu chưa, tao là người nhà.
    Đôi mắt xanh lè của con chó Sa-ghi-xtưi ban nãy long lên giờ đã dịu lại. Bây giờ phải tỏ ra mạnh bạo hơn nữa. Cô-xchia hất phăng đôi chân nặng trịch của nó ra khỏi vai rồi đi ra giếng. Cách xử sự của chú bé làm Sa-ghi-xtưi bối rối. Ai cũng sợ nó, thế mà chú bé này lại không sợ. Đúng là người nhà rồi.
    Nó vờ vĩnh há hốc mõm ngáp một cái, lé mắt nhìn cô bé rồi lập tức quay nhìn phía khác và cụp đuôi lại.
    - Ban nãy mày chạy đâu thế ? ?" cô bé nghiêm khắc hỏi. ?" Mày tưởng tao không biết đấy hả ? Ai cho phép mày ra khỏi sân ? Tao đã bảo bao nhiều lần là không được sang nhà bác Pê-xtơ-ri-a-cốp cơ mà ! Rõ là đồ hư hỏng ! Rồi tao sẽ viết thư ra mặt trận mách với bố tao cái thói hỗn xược của mày, bố tao sẽ cho mày biết tay ! (Hai tai con Sa-shi-xtưi cụp xuống, trông nó có vẻ biết lỗi, nhưng cô bé đã không chú ý đến nó nữa ). Cậu sẽ làm việc ở nhà máy đấy à ? ?" cô bé hỏi Cô-xchia.
    - Chứ còn ở đâu nữa ! ?" Cô-xchia vừa đổ nước vào chậu vừa trả lời với thái độ như người ta thường trả lời một câu hỏi vớ vẩn.
    - Hôm nay tớ cũng sẽ xin vào nhà máy? Cậu là thợ tiện hay thợ nguội ? - Thấy Cô-xchia nín thinh, cô bé ?oxì? một tiếng : - Kiêu gớm nhỉ ! Tớ cũng sẽ là thợ tiện, cậu đừng có lên mặt ! ?" cô bé đóng sập cửa sổ lại.
    Trở vào nhà, Cô-xchia bảo con chó : ?oTao bảo phải nghe đấy?, - rồi vẩy nước ở tay lên con chó Sa-ghi-xtưi. Con chó hơi há mõm ra như mỉm cười, cái đuối xù lông tơ của nó thoáng vẫy một cái. Như thế nghĩa là : ?oTôi hiểu rồi, không được đớp chân cậu chứ gì?. Nó lại gầm gừ, nhưng đã có vẻ do dự : trên bậc thềm lại xuất hiện một người lạ mặt nữa, vai vắt chiếc khăn mặt.
    - Ngoan nào ! ?" Cô-xchia quát. ?" Đây cũng là người nhà đấy ! - Rồi em bảo Xê-va : - Cậu đừng sợ, nó không cắn đâu.
    - Sợ đếch gì ! Trong nhà này còn có một con chó khác dữ hơn nữa cơ. ?" Xê-va bực tức nói, - nó không cho tớ rửa mặt trong bếp. Cứ như tớ không biết cách rửa mặt thế nào để nước khỏi tung tóe ra sàn ấy? Đồ ngốc !
    Bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na đón Cô-xchia ở phòng ngoài.
    - Gớm, cháu dậy sớm thế?- bà nói như hát, rồi ngoảnh lại nhìn mé cửa bếp, bà thì thầm : - Xê-va vừa mới cãi nhau với công nương của bà đấy. Cháu ra rửa mặt ở chỗ kho cỏ nhé, để cho con bé nó dịu đi đã.
    - Vâng, rửa mặt ở chỗ kho cỏ còn thích hơn bà ạ, - Cô-xchia nói, em nhìn vào thùng chứa nước rồi bảo bà cụ : Cháu sẽ xách nước,bà nhé? Bà cho cháu cả búa và đinh nữa. Để cháu đóng lại bậc thềm cho chắc chắn.
    - Ừ, cháu để ý sửa sang giúp bà nhé ! ?" bà cụ mừng rỡ. ?" Nhà vắng chủ chẳng khác gì đứa trẻ côi cút cháu ạ? Còn bây giờ bà sang cô Nhi-na Páp-lốp-na một tí. Cô ấy sẽ chỉ cho các cháu đường tắt đến nhà máy.
    Khi Cô-xchia đang đóng lại bậc thềm gỗ, con chó Sa-ghi-xtưi lại gần và giụi mũi vào vai em. Cô-xchia gãi gãi tai nó, tìm bắt bọ.
    NHI-NA PÁP-LỐP-NA
    Bà cụ cho hai chú bé ăn khoai tây luộc và uống nước chè. Xê-va nhấp từng ngụm ở cốc như người lớn, còn Cô-xchia không biết uống như thế, em uống ít một ở chiếc đĩa. Em cảm thấy nóng bức, mặt vã mồ hôi, cứ phải khịt mũi luôn.
    - Cháu hỉ mũi đi ! ?" bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na không ghìm được mình. - Mới bé tí thế này mà đã vào làm nhà máy? Ôi, cái thằng Hít-le ấy thật tàn ác! Nó làm bao nhiêu người phải bỏ quê hương làng xóm mà đi !
    Có tiếng gõ cửa, rồi một phụ nữ trẻ bước vào. Chị đội mũ len xanh, mặc áo bành tô xám đã cũ. Cô-xchia đoán ngay ra đó là cô Nhi-na Páp-lốp-na người sẽ dẫn các em tới nhà máy theo đường tắt.
    - Chào mẹ ! Hai cháu sẽ cùng đi với con đâu ạ ! - chị dịu dàng nói. - Ái chà, các chàng trai cao to gớm nhỉ !
    Gian bếp vốn đã sáng sủa, như càng sáng sủa hơn vì tiếng cười trong sáng của người phụ nữ này. Gương mặt ngăm ngăm đen rất dễ thương của chị rạng rỡ một niềm vui sướng vô hạn.
    - Mẹ vừa về thì con nhận được thư của anh Va-xi-li, - chị nói với bà cụ. ?" Anh ấy vẫn khỏe và bảo con hôn mẹ, như thế này, như thế này này, và như thế này nữa ! Con sung sướng quá ! Suốt mười hôm chẳng có một chữ nào của anh ấy gửi về? - Chị gõ cửa phòng khách : - Ca-chi-a yêu quý, dì vừa nhận được thư của bố đấy ! - Chị vội vã nói thêm : - Chắc hẳn đến mai cả bà và con cũng sẽ có thư. Con có muốn dì đọc cho nghe một đoạn không?
    Đằng sau cánh cửa có tiếng chân bước rồi lặng đi, nhưng không thấy Ca-chi-a trả lời. Bà cụ đặt mạnh chiếc tách xuống đĩa.
    - Tính với nết đến là ngang bướng ! ?" bà nói. ?" Thôi, mặc nó con ạ?
    - Nào, ta đi đi các cháu, - Nhi-na Páp-lốp-na thở dài, rõ ràng là chị buồn hẳn đi. Chị nhìn bà cụ như chờ mong sự giúp đỡ, rồi cố ghìm mình, chị lại gõ cửa phòng khách : - Ca-chi-a ! Con có nghe thấy không, Ca-chi-a yêu quý ! Bác giám đốc nhà máy đã cho phép nhận con làm nhân viên thí nghiệm ở phân xưởng nhiệt luyện. Con đến ngay hôm nay nhé. Dì đã bảo làm giấy ra vào cho con rồi. Đừng quên mang theo giấy chứng nhận của nhà trường và giấy khai sinh đấy.
    Bây giờ, từ sau cánh cửa mới vọng ra tiếng nói lạnh lùng của Ca-chi-a, tiếng nói mà Cô-xchia đã quen thuộc :
    - Cháu cảm ơn cô? Cháu không định vào làm ở phân xưởng nhiệt luyện nữa. Hôm nay cháu và Lê-na sẽ xin học tiện ở phân xưởng cơ khí của thanh niên.
    - Không nên đâu, hoàn toàn không nên đâu ! ?" Nhi-na Páp-lốp-na lo lắng. ?" Con đã khỏe hẳn đâu cơ chứ. Bác sĩ bảo bệnh của con có thể biến chứng. Làm ở phân xưởng nhiệt luyện, công việc nhẹ nhàng hơn và con vẫn góp phần giúp đỡ được tiền tuyến cơ mà.
    - Cảm ơn sự quan tâm của cô, - Ca-chi-a đáp lại bằng giọng nhạo báng, -Nhưng mà cháu không muốn làm ở cùng một phân xưởng với? người nhà đâu.
    - Con bé ngốc nghếch quá ! ?" Nhi-na Páp-lốp-na thì thầm, lông mày nhíu lại như đang bị đâu vậy.
    - Tính với nết gì thế ! ?" bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na tức giận nhắc lại.
    - Một lát sau, ba người bước ra khỏi nhà và đi xuống dọc theo đường phố. Hai chú bé đi theo sau chị Nhi-na Páp-lốp-na. Cô-xchia cố nghĩ xem tại sao Ca-chi-a lại có thái độ lạnh nhạt như vậy đối với người phụ nữ này, nhưng tất nhiên em không thể giải đáp nổi.
    Chị Nhi-na Páp-lốp-na bước chậm lại đợi hai em.
    - Đến nhà máy, tiện nhất là qua đồi Dem-li-a-nôi. - Chị nói. Đó là đường ngắn nhất. Các cháu trông xem, cảnh trí thật mênh mông.
    Thành phố bắt đầu từ một nơi cách quả đồi không xa và trải rộng trước mắt. Thoạt tiên, rải rác bên bờ một dòng sông nhỏ có những ngôi nhà gỗ xinh xắn bình dị. Sau đó các ngôi nhà bắt đầu xích lại gần nhau hơn, hình thành những đường phố rộng rãi. Rồi ngày càng thấy nhiều nhà gạch, và tít xa, những ngôi nhà cao như chụm vào nhau. Đây đó các ống khói nhà máy tỏa ra những làn khói màu xám và màu sắt giả. Trên phố xá lấm tấm những chấm đen, nhìn xa tưởng như bất động ?" đó là những người đang đi trên phố. Còn có cả tàu điện và ô tô nữa, chúng chuyển động trông khá rõ.
    - Thành phố to thật ! ?" Cô-xchia đĩnh đạc nhắc lại những lời hôm trước em nghe Mi-sa nói.
    - Đúng, to lắm ! ?" Nhi-na Páp-lốp-na mỉm cười. Thành phố chúng ta bây giờ có hơn một triệu người. Tất cả mọi người đều làm việc cho tiền tuyến để mau chóng cung cấp đủ số vũ khí mặt trận yêu cầu. Chú Va-xi-li, chồng cô, viết thư về bảo rằng các chiến sĩ ngoài mặt trận hy vọng rất nhiều ở U-ran, và chúng ta sẽ không phụ lòng tin của họ. - Chị thở dài. ?"Ngay Ca-chi-a cũng sắp đến nhà máy làm việc. Nó còn yếu quá? Sau khi chú Va-xi-li đi chiến đấu, nó ốm mãi đấy các cháu ạ.
    - Cháu muốn rửa mặt ở bếp, thế mà bạn ấy không cho, cô ạ ! ?" Xê-va bỗng nói. Suốt cả buổi sáng, cậu ta cau có, ấm ức về chuyện va chạm với Ca-chi-a, nhưng rồi cuối cùng vẫn cứ phải kêu ca. ?" Nhà cháu có bồn rửa bằng đá hoa cơ, chứ không bằng sắt thế này đâu. Ra vẻ bà chủ lắm ! Bạn ấy tiếc đấy mà !
    Chị Nhi-na Páp-lốp-na nghiêm khắc nhìn cậu ta.
    - Hóa ra cháu đã cãi nhau với Ca-chi-a rồi đấy, - chị nhận xét. - Kể ra cũng khó tránh thật. Ca-chi-a hay kiếm chuyện lắm ! Nhưng Xê-va này, cháu đừng vội thành kiến với bạn ấy. Ca-chi-a không phải là thiên thần. Bạn ấy nóng nảy, bướng bỉnh như con dê con vậy, cô sẽ phê bình bạn ấy về chuyện chiếc chậu rửa và thế nào bạn ấy cũng sẽ hối hận. Còn nói chung, bạn ấy rất độ lượng, hào phóng. Khi khu phố quyên góp quần áo ấm cho bộ đội, Ca-chi-a mang đến tất cả những thứ không dùng đến? và không phải chỉ mang những thứ không dùng đến thôi đâu? - Chị còn định nói điều gì nữ, nhưng tự ngắt lời mình : - Nhà máy chúng ta kia rồi !
    Con đường nhỏ uốn vòng quanh quả đồi. Ở phía dưới hiện ra khu ngoại ô gồm vài đoạn phố nằm giữa đường nhựa và đường sắt. Sau bức tường vây cao có ba tòa nhà kề sát nhay, mái uốn cong như mái các toa tàu. Phía trên vươn cao một ống khói to mới làm được một nửa, trông giống một mẩu bút chì đỏ bị gãy. Dãy nhà gạch một tầng dọc theo mấy tòa nhà lớn cũng chưa xây xong.
    Nhìn thật kĩ, Cô-xchia thấy những bóng người nhỏ xíu chạy đi chạy lại giữa các tòa nhà.
    Từ trong rừng, một chiếc đầu tàu chạy xộc ra, chạy tới sân nhà máy, móc lấy ba toa, rít còi rồi kéo vào rừng, y như một bà mẹ dẫn con đi dạo vậy.
    - Nhà máy nhỏ thôi, - Xê-va thất vọng lẩm bẩm. ?" Xí nghiệp chế tạo máy ở Ca-men-ca trước kia lớn hơn. Ở đây chế tạo gì thế ạ ?
    - Tất nhiên nhà máy của chúng ta không thuộc loại khổng lồ rồi, - chị Nhi-na Páp-lốp-na trả lời, giọng chị có vẻ hơi tự ái, - nhưng cô bảo đảm với cháu rằng nó chế tạo ra những thứ khiến bọn phát-xít không sống nổi đâu.
    Xê-va mỉm cười không tin, còn Cô-xchia thì nghĩ rằng nhà máy này không phải là xoàng, điều đó làm em thấy dễ chịu.
    ----------------------------------------------
    (còn tiếp )
    đoạn đầu này đọc ko hấp dẫn mấy nhỉ

Chia sẻ trang này