1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cox-chia Lùn - I.Lich-xta-nốp

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Marmu, 31/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    Chương hai
    CON CHÓ SA-GHI-XTƯI VÀ CÔ CHỦ CỦA NÓ
    Buổi sáng, trời giá lạnh và trong sáng. Cô-xchia rón rén đi ra ngoài thềm và nhìn xung quanh. Ở giữa sân có giếng nước và chiếc gàu gỗ, còn trên cột kho chứa cỏ khô có treo một cái thùng đựng nước rửa tay bằng sắt đã gỉ.
    Cô-xchia ra giếng múc nước rửa mặt. Bỗng em nghe thấy sau lưng có tiếng gầm gừ. Thoạt tiên em ngây người ra, sau đó, tự kiềm chế mình, em thong thả, bình tĩnh ngoảnh lại. Một con chó giống lai-ca cao to, lông màu xám mọc rất dày ở cổ, đang nhe nanh dọa dẫm. Cuộc gặp gỡ bất ngờ này chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp. ?oTrông như một con gấu con, - Cô-xchia thoáng nghĩ. - Sẽ gay go đây!?. Chỉ còn cách đứng yên mới trì hoãn được cuộc ?ođụng độ? ?" trì hoãn thôi chứ không tránh hẳn được đâu. Con chó đã ngồi chồm hỗm, chuẩn bị tấn công. Cần có ngay một hành động gì đó.
    Trong sân diễn ra một cảnh vật lộn thầm lặng. Cô-xchia nhảy bật lên như một quả bóng. Vụt một cái, con chó cũng lao qua, răng nó gõ vào nhau kêu đôm đốp. Nó nhẹ nhành đặt chân xuống đất rồi quay ngoắt ngay lại, như thể bị bỏng vậy, rồi nó hếch mõm lên. Ngồi trên mấy cái sào của kho chứa cỏ, hai chân thu lại, tay ôm đầu gối, Cô-xchia chăm chú quan sát kẻ địch vừa bị lừa, nhưng em không để lộ vẻ vui mừng.
    - Này, mày muốn gì hả ? ?" em chậm rãi nói. ?" Tao có động chạm đến mày đâu, thế mà mày lại gầm ghè tao? Mày cần gì ? Tao là người nhà, mày hiểu chưa ? Tao là người nhà, tao sống ở đây? Ngốc ơi là ngốc !
    Chán nản vì thất bại, con chó gục đầu xuống, ngờ vực lắng tai nghe giọng nói của kẻ lạ mặt.
    Khung cửa sổ kêu lạch cạch. Từ đó vang ra một tiếng quát :
    - Sa-ghi-xtưi, không được hỗn ! Sa-ghi-xtưi !
    Một cô bé gày gò, có lẽ cũng trạc tuổi Cô-xchia, đứng bên cửa sổ mỉm cười nhìn em. Cô bé vừa chải tóc vừa lắc đầu vì lược cứ bị mắc kẹt trong bộ tóc mềm mại vàng óng.
    - Có thế mà cũng sợ ! ?" cô bé buông một câu khinh khỉnh. ?" Quá lắm Sa-ghi-xtưi cũng chỉ quật ngã cậu xuống thôi. Nó không cắn trẻ con đâu? Cậu ở nhà tớ phải không ? Thế nậu không thích ở vườn bách thú nữa à ? Chắc cậu học được cách nhảy như thế ở lũ khỉ đuôi dài đấy nhỉ . Vậy cậu cứ ngồi ở vựa cỏ nhé, tớ sẽ mang cho cậu một củ cà rốt. Sa-ghi-xtưi, cứ ở đấy canh con khỉ đuôi dài của chúng ta nhé !
    Thật không thể nghĩ ra được điều gì cay độc hơn những lời ấy nữa. Cô-xchia đỏ bừng mặt và chẳng hề suy xét, nhảy luôn xuống đất. Con Sa-ghi-xtưi chồm hai chân lên vai em rồi vừa gầm gừ vừa phả hơi nóng bỏng vào mặt em.
    - Sa-ghi-xtưi, Sa-ghi-xtưi, không được thế ! Xuống ngay! Người nhà đấy mà ! ?" cô bé bước qua bậu cửa sổ và quát.
    - Sao cậu lại sợ ? ?" Cô-xchia nhếch mép cười va cố giấu nỗi khiếp hãi. ?" Sa-ghi-xtưi không động đến tớ đâu! ?" Nhìn thẳng vào mắt con chó, em rắn rỏi nói : - Người nhà ! Hiểu chưa, tao là người nhà.
    Đôi mắt xanh lè của con chó Sa-ghi-xtưi ban nãy long lên giờ đã dịu lại. Bây giờ phải tỏ ra mạnh bạo hơn nữa. Cô-xchia hất phăng đôi chân nặng trịch của nó ra khỏi vai rồi đi ra giếng. Cách xử sự của chú bé làm Sa-ghi-xtưi bối rối. Ai cũng sợ nó, thế mà chú bé này lại không sợ. Đúng là người nhà rồi.
    Nó vờ vĩnh há hốc mõm ngáp một cái, lé mắt nhìn cô bé rồi lập tức quay nhìn phía khác và cụp đuôi lại.
    - Ban nãy mày chạy đâu thế ? ?" cô bé nghiêm khắc hỏi. ?" Mày tưởng tao không biết đấy hả ? Ai cho phép mày ra khỏi sân ? Tao đã bảo bao nhiều lần là không được sang nhà bác Pê-xtơ-ri-a-cốp cơ mà ! Rõ là đồ hư hỏng ! Rồi tao sẽ viết thư ra mặt trận mách với bố tao cái thói hỗn xược của mày, bố tao sẽ cho mày biết tay ! (Hai tai con Sa-shi-xtưi cụp xuống, trông nó có vẻ biết lỗi, nhưng cô bé đã không chú ý đến nó nữa ). Cậu sẽ làm việc ở nhà máy đấy à ? ?" cô bé hỏi Cô-xchia.
    - Chứ còn ở đâu nữa ! ?" Cô-xchia vừa đổ nước vào chậu vừa trả lời với thái độ như người ta thường trả lời một câu hỏi vớ vẩn.
    - Hôm nay tớ cũng sẽ xin vào nhà máy? Cậu là thợ tiện hay thợ nguội ? - Thấy Cô-xchia nín thinh, cô bé ?oxì? một tiếng : - Kiêu gớm nhỉ ! Tớ cũng sẽ là thợ tiện, cậu đừng có lên mặt ! ?" cô bé đóng sập cửa sổ lại.
    Trở vào nhà, Cô-xchia bảo con chó : ?oTao bảo phải nghe đấy?, - rồi vẩy nước ở tay lên con chó Sa-ghi-xtưi. Con chó hơi há mõm ra như mỉm cười, cái đuối xù lông tơ của nó thoáng vẫy một cái. Như thế nghĩa là : ?oTôi hiểu rồi, không được đớp chân cậu chứ gì?. Nó lại gầm gừ, nhưng đã có vẻ do dự : trên bậc thềm lại xuất hiện một người lạ mặt nữa, vai vắt chiếc khăn mặt.
    - Ngoan nào ! ?" Cô-xchia quát. ?" Đây cũng là người nhà đấy ! - Rồi em bảo Xê-va : - Cậu đừng sợ, nó không cắn đâu.
    - Sợ đếch gì ! Trong nhà này còn có một con chó khác dữ hơn nữa cơ. ?" Xê-va bực tức nói, - nó không cho tớ rửa mặt trong bếp. Cứ như tớ không biết cách rửa mặt thế nào để nước khỏi tung tóe ra sàn ấy? Đồ ngốc !
    Bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na đón Cô-xchia ở phòng ngoài.
    - Gớm, cháu dậy sớm thế?- bà nói như hát, rồi ngoảnh lại nhìn mé cửa bếp, bà thì thầm : - Xê-va vừa mới cãi nhau với công nương của bà đấy. Cháu ra rửa mặt ở chỗ kho cỏ nhé, để cho con bé nó dịu đi đã.
    - Vâng, rửa mặt ở chỗ kho cỏ còn thích hơn bà ạ, - Cô-xchia nói, em nhìn vào thùng chứa nước rồi bảo bà cụ : Cháu sẽ xách nước,bà nhé? Bà cho cháu cả búa và đinh nữa. Để cháu đóng lại bậc thềm cho chắc chắn.
    - Ừ, cháu để ý sửa sang giúp bà nhé ! ?" bà cụ mừng rỡ. ?" Nhà vắng chủ chẳng khác gì đứa trẻ côi cút cháu ạ? Còn bây giờ bà sang cô Nhi-na Páp-lốp-na một tí. Cô ấy sẽ chỉ cho các cháu đường tắt đến nhà máy.
    Khi Cô-xchia đang đóng lại bậc thềm gỗ, con chó Sa-ghi-xtưi lại gần và giụi mũi vào vai em. Cô-xchia gãi gãi tai nó, tìm bắt bọ.
    NHI-NA PÁP-LỐP-NA
    Bà cụ cho hai chú bé ăn khoai tây luộc và uống nước chè. Xê-va nhấp từng ngụm ở cốc như người lớn, còn Cô-xchia không biết uống như thế, em uống ít một ở chiếc đĩa. Em cảm thấy nóng bức, mặt vã mồ hôi, cứ phải khịt mũi luôn.
    - Cháu hỉ mũi đi ! ?" bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na không ghìm được mình. - Mới bé tí thế này mà đã vào làm nhà máy? Ôi, cái thằng Hít-le ấy thật tàn ác! Nó làm bao nhiêu người phải bỏ quê hương làng xóm mà đi !
    Có tiếng gõ cửa, rồi một phụ nữ trẻ bước vào. Chị đội mũ len xanh, mặc áo bành tô xám đã cũ. Cô-xchia đoán ngay ra đó là cô Nhi-na Páp-lốp-na người sẽ dẫn các em tới nhà máy theo đường tắt.
    - Chào mẹ ! Hai cháu sẽ cùng đi với con đâu ạ ! - chị dịu dàng nói. - Ái chà, các chàng trai cao to gớm nhỉ !
    Gian bếp vốn đã sáng sủa, như càng sáng sủa hơn vì tiếng cười trong sáng của người phụ nữ này. Gương mặt ngăm ngăm đen rất dễ thương của chị rạng rỡ một niềm vui sướng vô hạn.
    - Mẹ vừa về thì con nhận được thư của anh Va-xi-li, - chị nói với bà cụ. ?" Anh ấy vẫn khỏe và bảo con hôn mẹ, như thế này, như thế này này, và như thế này nữa ! Con sung sướng quá ! Suốt mười hôm chẳng có một chữ nào của anh ấy gửi về? - Chị gõ cửa phòng khách : - Ca-chi-a yêu quý, dì vừa nhận được thư của bố đấy ! - Chị vội vã nói thêm : - Chắc hẳn đến mai cả bà và con cũng sẽ có thư. Con có muốn dì đọc cho nghe một đoạn không?
    Đằng sau cánh cửa có tiếng chân bước rồi lặng đi, nhưng không thấy Ca-chi-a trả lời. Bà cụ đặt mạnh chiếc tách xuống đĩa.
    - Tính với nết đến là ngang bướng ! ?" bà nói. ?" Thôi, mặc nó con ạ?
    - Nào, ta đi đi các cháu, - Nhi-na Páp-lốp-na thở dài, rõ ràng là chị buồn hẳn đi. Chị nhìn bà cụ như chờ mong sự giúp đỡ, rồi cố ghìm mình, chị lại gõ cửa phòng khách : - Ca-chi-a ! Con có nghe thấy không, Ca-chi-a yêu quý ! Bác giám đốc nhà máy đã cho phép nhận con làm nhân viên thí nghiệm ở phân xưởng nhiệt luyện. Con đến ngay hôm nay nhé. Dì đã bảo làm giấy ra vào cho con rồi. Đừng quên mang theo giấy chứng nhận của nhà trường và giấy khai sinh đấy.
    Bây giờ, từ sau cánh cửa mới vọng ra tiếng nói lạnh lùng của Ca-chi-a, tiếng nói mà Cô-xchia đã quen thuộc :
    - Cháu cảm ơn cô? Cháu không định vào làm ở phân xưởng nhiệt luyện nữa. Hôm nay cháu và Lê-na sẽ xin học tiện ở phân xưởng cơ khí của thanh niên.
    - Không nên đâu, hoàn toàn không nên đâu ! ?" Nhi-na Páp-lốp-na lo lắng. ?" Con đã khỏe hẳn đâu cơ chứ. Bác sĩ bảo bệnh của con có thể biến chứng. Làm ở phân xưởng nhiệt luyện, công việc nhẹ nhàng hơn và con vẫn góp phần giúp đỡ được tiền tuyến cơ mà.
    - Cảm ơn sự quan tâm của cô, - Ca-chi-a đáp lại bằng giọng nhạo báng, -Nhưng mà cháu không muốn làm ở cùng một phân xưởng với? người nhà đâu.
    - Con bé ngốc nghếch quá ! ?" Nhi-na Páp-lốp-na thì thầm, lông mày nhíu lại như đang bị đâu vậy.
    - Tính với nết gì thế ! ?" bà An-tô-nhi-na An-tô-nốp-na tức giận nhắc lại.
    - Một lát sau, ba người bước ra khỏi nhà và đi xuống dọc theo đường phố. Hai chú bé đi theo sau chị Nhi-na Páp-lốp-na. Cô-xchia cố nghĩ xem tại sao Ca-chi-a lại có thái độ lạnh nhạt như vậy đối với người phụ nữ này, nhưng tất nhiên em không thể giải đáp nổi.
    Chị Nhi-na Páp-lốp-na bước chậm lại đợi hai em.
    - Đến nhà máy, tiện nhất là qua đồi Dem-li-a-nôi. - Chị nói. Đó là đường ngắn nhất. Các cháu trông xem, cảnh trí thật mênh mông.
    Thành phố bắt đầu từ một nơi cách quả đồi không xa và trải rộng trước mắt. Thoạt tiên, rải rác bên bờ một dòng sông nhỏ có những ngôi nhà gỗ xinh xắn bình dị. Sau đó các ngôi nhà bắt đầu xích lại gần nhau hơn, hình thành những đường phố rộng rãi. Rồi ngày càng thấy nhiều nhà gạch, và tít xa, những ngôi nhà cao như chụm vào nhau. Đây đó các ống khói nhà máy tỏa ra những làn khói màu xám và màu sắt giả. Trên phố xá lấm tấm những chấm đen, nhìn xa tưởng như bất động ?" đó là những người đang đi trên phố. Còn có cả tàu điện và ô tô nữa, chúng chuyển động trông khá rõ.
    - Thành phố to thật ! ?" Cô-xchia đĩnh đạc nhắc lại những lời hôm trước em nghe Mi-sa nói.
    - Đúng, to lắm ! ?" Nhi-na Páp-lốp-na mỉm cười. Thành phố chúng ta bây giờ có hơn một triệu người. Tất cả mọi người đều làm việc cho tiền tuyến để mau chóng cung cấp đủ số vũ khí mặt trận yêu cầu. Chú Va-xi-li, chồng cô, viết thư về bảo rằng các chiến sĩ ngoài mặt trận hy vọng rất nhiều ở U-ran, và chúng ta sẽ không phụ lòng tin của họ. - Chị thở dài. ?"Ngay Ca-chi-a cũng sắp đến nhà máy làm việc. Nó còn yếu quá? Sau khi chú Va-xi-li đi chiến đấu, nó ốm mãi đấy các cháu ạ.
    - Cháu muốn rửa mặt ở bếp, thế mà bạn ấy không cho, cô ạ ! ?" Xê-va bỗng nói. Suốt cả buổi sáng, cậu ta cau có, ấm ức về chuyện va chạm với Ca-chi-a, nhưng rồi cuối cùng vẫn cứ phải kêu ca. ?" Nhà cháu có bồn rửa bằng đá hoa cơ, chứ không bằng sắt thế này đâu. Ra vẻ bà chủ lắm ! Bạn ấy tiếc đấy mà !
    Chị Nhi-na Páp-lốp-na nghiêm khắc nhìn cậu ta.
    - Hóa ra cháu đã cãi nhau với Ca-chi-a rồi đấy, - chị nhận xét. - Kể ra cũng khó tránh thật. Ca-chi-a hay kiếm chuyện lắm ! Nhưng Xê-va này, cháu đừng vội thành kiến với bạn ấy. Ca-chi-a không phải là thiên thần. Bạn ấy nóng nảy, bướng bỉnh như con dê con vậy, cô sẽ phê bình bạn ấy về chuyện chiếc chậu rửa và thế nào bạn ấy cũng sẽ hối hận. Còn nói chung, bạn ấy rất độ lượng, hào phóng. Khi khu phố quyên góp quần áo ấm cho bộ đội, Ca-chi-a mang đến tất cả những thứ không dùng đến? và không phải chỉ mang những thứ không dùng đến thôi đâu? - Chị còn định nói điều gì nữ, nhưng tự ngắt lời mình : - Nhà máy chúng ta kia rồi !
    Con đường nhỏ uốn vòng quanh quả đồi. Ở phía dưới hiện ra khu ngoại ô gồm vài đoạn phố nằm giữa đường nhựa và đường sắt. Sau bức tường vây cao có ba tòa nhà kề sát nhay, mái uốn cong như mái các toa tàu. Phía trên vươn cao một ống khói to mới làm được một nửa, trông giống một mẩu bút chì đỏ bị gãy. Dãy nhà gạch một tầng dọc theo mấy tòa nhà lớn cũng chưa xây xong.
    Nhìn thật kĩ, Cô-xchia thấy những bóng người nhỏ xíu chạy đi chạy lại giữa các tòa nhà.
    Từ trong rừng, một chiếc đầu tàu chạy xộc ra, chạy tới sân nhà máy, móc lấy ba toa, rít còi rồi kéo vào rừng, y như một bà mẹ dẫn con đi dạo vậy.
    - Nhà máy nhỏ thôi, - Xê-va thất vọng lẩm bẩm. ?" Xí nghiệp chế tạo máy ở Ca-men-ca trước kia lớn hơn. Ở đây chế tạo gì thế ạ ?
    - Tất nhiên nhà máy của chúng ta không thuộc loại khổng lồ rồi, - chị Nhi-na Páp-lốp-na trả lời, giọng chị có vẻ hơi tự ái, - nhưng cô bảo đảm với cháu rằng nó chế tạo ra những thứ khiến bọn phát-xít không sống nổi đâu.
    Xê-va mỉm cười không tin, còn Cô-xchia thì nghĩ rằng nhà máy này không phải là xoàng, điều đó làm em thấy dễ chịu.
    ----------------------------------------------
    (còn tiếp )
    đoạn đầu này đọc ko hấp dẫn mấy nhỉ
  2. wampee

    wampee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Marmu ơi! Tớ đọc cuốn này từ hồi tớ còn bé tí tẹo. Giờ thì tớ không thể tìm được cuốn này bán ở đâu cả. Tớ muốn đọc lại. Có thể suggest cho tớ mua được ở đâu ko?
    Thx nhìu nhìu nhá!
  3. wampee

    wampee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Marmu ơi! Tớ đọc cuốn này từ hồi tớ còn bé tí tẹo. Giờ thì tớ không thể tìm được cuốn này bán ở đâu cả. Tớ muốn đọc lại. Có thể suggest cho tớ mua được ở đâu ko?
    Thx nhìu nhìu nhá!
  4. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    hìhì, tớ chịu thôi, đây là cuốn sách tớ xin của bác tớ, quyển này cũ lắm rồi, xuất bản ở bên Nga cơ, hồi bác tớ đi sang bên đó mua về.
    Còn ở đây thì tớ chịu, ko thấy có bán, truyện này cũng ko phải là most-wanted lắm mà.
    chẳng giúp được gì, tớ chỉ có mỗi cách là tiếp tục post thui, nếu cậu thích thì copy về vậy, chúc vui
  5. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    hìhì, tớ chịu thôi, đây là cuốn sách tớ xin của bác tớ, quyển này cũ lắm rồi, xuất bản ở bên Nga cơ, hồi bác tớ đi sang bên đó mua về.
    Còn ở đây thì tớ chịu, ko thấy có bán, truyện này cũng ko phải là most-wanted lắm mà.
    chẳng giúp được gì, tớ chỉ có mỗi cách là tiếp tục post thui, nếu cậu thích thì copy về vậy, chúc vui
  6. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    TRÊN TẤM SẮT
    Đi về phía cổng nhà máy có các cô các bác lớn tuổi, các thanh thiếu niên. Một số người chào hỏi chị Nhi-na Páp-lốp-na, trao đổi với chị về những tin tức của nhà máy.
    - Tàu chở phôi ở Pe-rơ-vô-u-ran-xcơ đến rồi đấy chị ạ?
    - Có, tôi đã trông thấy đầu tàu kéo toa không trở ra.
    - Chúng ta vừa được cấp thêm máy. Máy cũng tàm tạm, dùng được?
    Người nói câu vừa rồi là một ông già cao lớn và to béo. Ca-chi-a nhận ra ông ngay và cũng nhớ ngay cả họ, tên và phụ danh của ông ?" Ba-bin Ghê-ra-xim I-va-nô-vích, - bởi vì trí nhớ em rất tốt. Ông này tất nhiên là già rồi, nhưng đồng thời lại như vẫn còn trẻ. Chiếc mũ lưỡi trai đầy dầu mỡ y hệt chiếc bánh đặt trên cái đầu tròn xoe của ông trông rất ngộ. Bộ ria và cặp lông mày của ông bạc trắng, nhưng đôi mắt lại như hai hòn bi ve bằng thủy tinh đen nấp trong những nếp nhăn tươi cười. Hình như ông cũng nhận ra Cô-xchia .
    - Bác nhận cho hai cháu này vào phân xưởng thanh niên, - Nhi-na Páp-lốp-na nói. ?" Có bác, các cháu sẽ mau chóng quan với công việc và không dám nghịch ngơm. Hai cháu này ở với bà cụ anh Va-xi-li nhà tôi đấy bác ạ.
    - Nhận thì tôi sẵn sàng nhận, nhưng làm với bọn trẻ là gay lắm : chúng chỉ hay đánh hỏng dụng cụ chứ chẳng được tích sự gì, - ông Ba-bin đùa. Rồi ông nói thêm, giọng nghiêm trang : - Chị Nhi-na ạ, chúng ta sẽ làm gì đây, gay go lắm ! Chúng ta được cấp rất nhiều máy, nhưng lại không có đồ nghề. Chẳng có dao cắt gọt, cũng chẳng có dao phay. Đến cái lắc lê cũng thiếu. Trong khi chờ đợi bộ đồ nghề mới, chúng tôi cứ phải ngồi không như bị cụt tay vậy, mà ông giám đốc vẫn đòi hỏi phải thực hiện đúng kế hoạch sản xuất chứ có châm chước đâu?
    - Ai chẳng có môi lo riêng hả bác, - chị Nhi-na Páp-lốp-na đáp. - Ở phân xưởng nhiệt luyện chúng tôi, việc lắp ráp kéo dài đến nỗi ức phát khóc lên ấy bác ạ.
    - Sao lại khóc kia chứ ! ?" ông già an ủi. ?" Trong có một tháng chúng ta đã ổn đinh được nhà máy. Anh Va-xa-li nhà chị có về cũng không nhận ra chỗ này đâu. Hồi trước, đây chỉ là một xưởng nhỏ, đùng một cái đã xuất hiện một nhà máy? Mà không phải chỉ thế này đâu.
    Bác bảo vệ mở toang cổng. Một chiếc máy kéo lăn bánh ra ngoài. Nó kéo theo sau một tấm sắt lớn lê rầm rầm trên mặt đường. Trên tấm sắt, giống như trên một cái khay, có ba thiếu niên đứng bám vào nhau đang khoái chí với chuyến đi náo động này.
    - Đi đâu thế các cháu ? ?" ông Ba-bin kêu lên.
    - Bác quản đốc phân xưởng cử chúng cháu ra quãng tàu tránh để thu nhặt các đồ nghề người ta đem sơ tná bác ạ, - em lớn nhất đáp lại.
    - Dừng lại ! ?" ông Ba-bin thét.
    Người lái hãm ngay máy kéo.
    Ông già nắm lấy tay Cô-xchia và Xê-va, cùng các em chạy lên tấm sắt và bảo chị Nhi-na Páp-lốp-na :
    - Chị làm ơn nói giúp với ông Chi-mô-sen-cô là tôi ra quãng tàu tránh với các cháu nhé, kẻo mấy đứa ngốc nghếch này chỉ lấy toàn những thứ vớ vẩn về thôi? Nào đồng chí lái xe, cho tăng thêm ga nào ! Các chau bám chắc vào nhé !
    Tất cả các em đứng trên tấm sắt đều bám vào ông Ba-bin. Tấm sắt lê giần giật, kêu rầm rầm. Ông Ba- bin giơ mũ vẫy chị Nhi-na Páp-lốp-na đang cười, và để cho vui nhộn, ông đội chiếc mũ lên đầu cho lưỡi trai ngược về sau gáy, rồi ông lại còn nhảy giậm chân cồm cộp nữa chứ. Nếu các bạn không tin, tôi thề danh dự với các bạn là đúng như vậy đấy !
    - Nếu đốc xông Ba-bin này đã bắt tay vào làm việc gì, thì không bao giờ bỏ dở đâu nhé ! ?" ông hét to. ?" Đúng không, con đại bàng ? - Rồi ông lắc vai Cô-xchia rõ mạnh.
    Khu rừng thông đã lùi lại đằng sau. Máy kéo chạy tới nền đường sắt rồi rẽ vào một bãi hoang. Cô-xchia cảm thấy bàn tay ông Ba-bin đặt trên vai em nặng hẳn lên. Em ngẩng đâu và thấy ông đang cau mày, vẻ vui nhộn lúc nãy đã biến mất.
    - Trông kìa, các cháu trông kìa ! ?" ông Ba-bin làu bàu.
    Ông bảo người lái xe hãm máy kéo lại rồi đi dọc theo nền đường sắt.
    Thoạt đầu Cô-xchia tưởng phía dưới nền đường là một bụi cây rậm rạp, lạ lùng, thân cây to sù, cành ngắn cũn, uốn cong một cách kỳ quặc. Nhưng không, đó không phải là bụi cây. Đó là hàng trăm cỗ máy bị dỡ xuống bên lề đường. Nếu Ca-chi-a biết kỹ thuật nhà máy, em sẽ hiểu rằng số thiêt bị này đủ trang bị cho vài nhà máy cơ khí và gồm đủ những loại máy móc khác nhau : nào máy tiện, máy bào, nào máy mài, máy khoan. Nhưng dù không biết, em cũng hiểu rằng máy móc vứt thế này là không ổn. Quả thật một số cỗ máy có được phết lớp mỡ dày, còn tay gạt được bọc giấy tẩm dầu, nhưng ở nhiều cỗ máy khác đã xuất hiện những vết gỉ đo đỏ.
    - Bọn phát-xít tàn ác gây ra cảnh như vậy đó, biết bao nhiêu máy móc phải dỡ khỏi nhà máy ! ?" ông đốc công già lắc lắc đầu, miệng lẩm bẩm.
    - Những cái mày này mang ở đâu đến hả bác ? ?" Cô-xchia hỏi.
    - Ở đâu ấy à ? Làm sao bác biết được ! Có thể là từ miền nam, mà cũng có thể là từ Lê-nin-grát. Chúng ta chở máy đi để khỏi lọt vào tay bọn phát-xít.
    Trên một cỗ máy, các em trong thấy dòng chữ viết bằng sơn dầu trắng : ?oTrên cỗ máy này, ngày 20 tháng 6 năm 1941 tôi đã lập kỷ lục : đạt 750 phần trăm định mức. Ngày 25 tháng sáu tôi lên đường đánh bọn phát-xít. Chào cỗ máy yêu quý ! Xê-mi-ôn Cra-vét ?o.
    - Cra-vét cừ lắm ! ?" ông đốc công tán thưởng. ?" Nghĩa là cậu ấy đi chiến đấu, còn cỗ máy thì phải xa chủ?
    - Bác Ba-bin ạ, phải đem tất cả máy móc về chứ bác ! Sao lại để ở đây ạ ? Sắp có tuyết rơi rồi, máy sẽ bị vùi lấp hết, - các em tranh nhau nói.
    - Đem về để ở đâu mới được chứ ! ?" ông Ba-bin buồn rầu đáp và phẩy tay một cái.
    ?o KIM LOẠI CỨNG PÔ-BÊ-ĐÍT?
    Bác bảo vệ mặc áo ca-pốt loại ngắn, vai đeo súng trường tiến lại gần những người mới đến. Hai chân bác quấn xà cạp chặt nên trông có vẻ khẳng khiu.
    - Bác và các cháu ở nhà máy nào đến thế ? ?" bác bảo vệ hỏi. - Định lấy những gì đây ?
    Một em đưa giấy tờ cho bác. Bác chuyển cây súng sang vai kia, xin thuốc hút, kết thân ngay với các thiếu niên và ông Ba-bin rồi kể chuyện rằng đêm hôm qua lại có một đoàn tàu nữa chở máy móc tới.
    Máy móc được bốc dỡ xuống cẩn thận, còn đồ nghề thì bị trút luôn xuống mé sau cây bạch dương kia.
    Mọi người đi ra chỗ sau cây bạch dương.
    - Máy kéo đâu, lại đây ! ?" ông Ba-bin gọi và bắt đầu lục lọi ởmột đống mà theo Cô-xchia nghĩ, chỉ toàn những thanh sắt, bàn rèn, đai ốc có những đường ren rất đẹp. - Trời, thế này có phí không! ?" ông Ba-bin vừa nói vừa đẩy chiếc mũ lưỡi trai lúc thì xuống tai, lúc thì lên đỉnh đầu. ?" Bao nhiêu là dao phay ! Các chau ơi, nhặt đi, nhặt mau tay đi rồi để lên tấm sắt nhé !
    Lúc đâu công việc có vẻ còn nhẹ nhàng, cho nên Cô-xchia xem xét kỹ từng thứ : những thanh sắt ở đầu có một phiến nhỏ sáng loáng như cái móng tay này là cái gì nhỉ ? Chúng dùng để làm gì ? Nhưng em không có thời giờ để hỏi cho rõ.
    - Các cháu ơi, các chau ở lại đây nhé ! ?" ông Ba-bin ra lệnh khi tấm sắt đã chất đầy đồ nghề. ?" Bác về nhà máy gọi thêm người đến giúp. Bác sẽ quay lại ngay !
    Chiếc máy kéo giận dữ xả hơi phì phì và nặng nhọc kéo đi tấm sắt đầy đồ nghề cùng với ông Ba-bin mặt mày rạng rỡ. Cô-xchia và Xê-va đi chầm chậm dọc theo nền đường sắt.
    - Tớ biết các loại máy, - Xê-va nói. - Trạm máy kéo của bố tớ có một xưởng nhỏ, ở đó có nhiều loại máy lắm cậu ạ? Kia là máy tiện.Nó cắt gọt sắt đấy?
    - Cắt gọt sắt sao được ! ?" Cô-xchia ngạc nhiên. - Sắt cứng thế kia mà.
    - Cứng gì ! Ngay cả thép nó cũng cắt gọt được, thép còn cứng gấp trăm lần ấy chứ. ?" Xê-va nhặt một thanh có đầu nhọn. ?" Đây là dao cắt gọt này. Nó được lắp vào cái kia. - Cậu ta chỉ cỗ mãy. ?" Cái kia quay rất nhanh, còn dao cứ cắt, cứ gọt? Phoi tuồn ra có thể là sắt, là đồng, có khi là thép nữa. Đẹp lắm cậu ạ.
    - Thích nhỉ ! ?" Cô-xchia gật đầu như đã hiểu cả. - Ước gì tớ được học cắt gọt sắt và cả? thép nữa !
    Đôi mắt Xê-va sáng lên. Cậu ta khéo léo trườn giữa các cỗ máy đến chỗ có một đống hòm. Từ trong một hòm rơi ra những thanh đỏ như lửa.
    - Cái gì đây ? ?"Xê-va đưa cho Cô-xchia một thanh nặng và sốt ruột hỏi, - Vàng phải không?
    - Ai người ta lại vứt vàng cho cậu ! ?" Cô-xchia mỉm cười, - Đồng đấy.
    - Thế mà cậu bảo ở U-ran nhiều vàng lắm?
    - Nhiều, nhưng khó lấy lắm.
    - Khó quái gì ! ?" Xê-va quả quyết nói, cậu ta bỏ mũ ra, xoa bù mớ tóc mềm mại màu tro mọc rất rậm. ?" Dù sao tớ cũng sẽ không ở lại nhà máy đâu và tớ khuyên cậu cũng nên như thế. Ở đây chúng ta làm được bao lăm cơ chứ ! Chúng ta có thể đem lại nhiều lợi ích hơn, cậu ạ. Nếu tớ biết khai thác vàng, tớ sẽ? - Rồi cậu ta huýt một tiếng sáo ngụ ý bảo : lúc ấy thì có trời mà tìm được?
    - Sắp mùa đông rồi. Nếu được làm, tớ sẽ ở lại nhà máy, - Cô-xchia trả lời, em hiểu Xê-va muốn hướng em tới điều gì và em không đống ý.
    - Cậu cứ nói thẳng là cậu đã khoác lác cho xong ! Cậu đếch biết cách khia thác vàng. Cậu mà đòi làm được việc ấy !
    - Tớ không nói khoác đâu, - Cô-xchia tức tối đáp. ?" Tìm kiếm vàng là tớ hay gặp may lắm. Tự tớ cũng tìm ra, và nếu cần tớ đem bao nhiêu vàng của người Man-xi đến cũng đựoc. Tớ có mảnh ước hiệu để đến chỗ họ đấy?
    Sau khi nói tới điều huyền bí khiến bạn phải sửng sốt ấy, Cô-xchia đi tiếp và trông thất một chồng hòm gỗ. Trên hòm nào cũng có mấy chữ bằng sơn đen : ?oKim loại cunứg pô-bê-đít?. Thế nghĩa là gì nhỉ ? Cô-xchia thử nhấc chiếc hòm trên cùng, nhưng không thể nào nhấc nổi. Thò hai ngón tay vào kẽ hở, Cô-xchia rút ra được một thanh mỏng nhỏ xíu bọc bằng giấy dầu giống như cái kẹo. Em nâng nâng trên lòng bàn tay và ngạc nhiên, thấy rất nặng. Thanh này làm bằng một thứ kim loại màu sẫm óng ánh vàng.
    Có tiếng sắt thép rầm rầm và tiếng máy kéo xả hơi phì phì :
    - Lại đây các cháu ơi ! ?" ông Ba-bin vui vẻ gọi. - Đến ăn bánh mì và mỡ muối này. Nước ở trong thùng kia?
    Trước khi lấy suất ăn, Cô-xchia đưa cho ông đốc công thanh kim loại ban nãy, nhưng em không kịp hỏi đó là cái gì.
    - Cháu nhặt ở đâu thế này ? Chỉ chỗ cho bác đi ! ?" Ông già nhảy bổ theo em, và khi trông thấy những chiếc hòm, ông om chặt lấy Cô-xchia, - Bác phải hôn cháu mới được ! ?" nói sao làm vậy, ông hôn đánh chụt một cái vào má em. ?" Cháu may mắn đấy, mà người may mắn bao giờ cũng là người có ích? - Đây là ?oKim loại cứng pô-bê-đít?, một hợp kim ép. Cháu hiểu không? Thép nào nó cũng cắt được. Đối với nhà máy, ?oKim loại cứng pô-bê-đít? quý hơn vàng đấy !
    - Quý hơn sao được ! ?" Xê-va nhún vai lẩm bẩm.
    Mọi người lại tiếp tục xếp đồ nghề lên tấm sắt. Ai cũng thấy vất vả hơn so với trước khi ăn.
    Bàn tay các em trở nên đen xì, quần áo lem nhem những vết dầu máy và vết sắt gỉ. Một em bị kẹp ngón tay đang ngồi mút chỗ đau. Ông Ba-bin cho máy kéo đi được ba chuyến, sau đó ông đưa cả hai chiếc ô tô vận tải ba tấn đến. Ông chỉ chịu ngừng công việc khi mặt trời đã ngả xuống gần tới rừng thông.
    - Nghỉ tay các cháu ơi ! ?" ông nói nhưng vẫn tiếc rẻ. ?" Các cháu làm việc khá lắm. Các cháu đã tích cực góp phần xây dựng nhà máy của chúng ta. Vì vậy, bác sẽ cho các cháu ăn vượt tiêu chuẩn. Ông giám đốc đã cấp phiếu bồi dưỡng rồi.
    Các em đổ xô lên xe.
    MÓN CHÁO U-RAN
    Lũ trẻ quần áo lem luốc dầu mỡ, người mệt mỏi nhưng phấn khởi. Các em chiếm hai chiếc bàn trong phòng ăn. Các em được lĩnh súp mì sợi nấu với thịt mỡ, cá hộp với mì sợi và bánh ngọt bằng mì sợi.
    - Hết mì lại mì, - Xê-va làu bàu ra ý không bằng lòng.
    Cô-xchia nghe có tiếng gọi sau lưng :
    - Cô-xchia Lùn ! Em có khỏe không?
    Mi-sa! Đó là Mi-sa, người mà hôm nay Cô-xchia nhiều lần nhớ tới và em rất muốn được gặp. Đang uống nước chè, em nhoẻn miệng cười với anh bạn thân thiết. Mi-sa đến ngồi bên cạnh em.
    - Em ở nhà ấy thế nào ? ?" Mi-sa hỏi ngay. ?" Có ấm áp, sạch sẽ không? Anh đã thuyết phục được một cậu đổi chỗ ở với em, nhưng hóa ra chúng mình cũng không được ở cùng với nhau em ạ, anh sắp đi Bắc Cực. Anh nói thật đấy ! Chi nhánh lắp ráp của nhà máy được đặt tên như vậy. Cách đây mười cây số, cứ đi thẳng, không kể một số chỗ rẽ. Anh sẽ làm đội trưởng ở phân xưởng thanh niên.
    - Thế bên ấy lắp ráp cái gì ? ?" Xê-va hỏi.
    - Xin chào nhà tìm vàng lừng danh ! ?" Mi-sa đã nhận ra cậu ta và thì thầm to đến nỗi tất cả đều nghe thấy : - Hỏi dò về nhà máy ít thôi, kẻo sẽ bị tình nghi và bị bắt vì tội làm gián điệp đấy. Chúng ta nấu ?omón cháo U-ran? cho Hít-le để hắn bị nghẹn mà chết.
    - Cháu ba hoa gì thế hả ? ?" ông Ba-bin nghiêm khắc chặn lời Mi-sa. ?" Cháu lớn hơn các bạn thì phải gương mẫu, đừng có bép xép. Lúc đầu đùa vui, sau ăn nói hớ hênh, thế là bọn gián điệp lợi dụng được. Nhà máy chúng ta sản xuất các mặt hàng thường dùng, Còn cụ thể những gì thì không biết !
    - Sản xuất đai ốc và đàn ba-la-lai-ca, - một thiếu niên chêm vào.
    - Tạm biệt Cô-xchia Lùn nhé ! ?" Mi-sa ngượng chín người, anh nó. ?" Ô tô buýt đi ?oBắc Cực? sắp chuyển bánh rồi. Anh vội lắm? Nay mai thế nào chúng mình cũng lại gặp nhau. Em sẽ ở phân xưởng nào ?
    - Phân xưởng cơ khí thanh niên, tổ một, - ông Ba-bin đáp.
    - Nghĩa là cậu ấy sẽ học tiện à ?
    - Nam thì tạm làm thợ phụ đã, - ông Ba-bin quyết định. ?" Không để con gái làm việc ấy được.
    Qua vẻ mặt Mi-sa, Cô-xchia hiểu rằng Mi-sa không thích thú lắm với quyết định như thế. Thợ phụ à ? Thế thợ phụ làm những việc gì ? Xê-va cũng không biết. Mãi đến khi các em chạy về tới cổng nhà, gặp Ca-chi-a và một cô bé to béo, đeo kính, mọi chuyện mới được sáng tỏ.
    - Chúng tới được nhận vào học tiện rồi ! ?" Ca-chi-a sung sướng khoe. ?" Ngày mai chúng tớ sẽ nhận máy ở tổ của bá Ba-bin. Thế cậu cũng học tiện chứ ?
    - Tớ sẽ làm thợ phụ, - Cô-xchia ấp úng.
    - Ôi, thợ phụ phải đi đổ phoi và lấy vật liệu đấy ! ?" cô bé to béo vung tay.
    - Thợ phụ à !... Ca-chi-a kéo dài giọng. - Hết vênh vang nhé ! - Rồi ngẩng cao đầu lên, cô bé vừa cường giễu cợt vừa đi vào nhà.
    - Ngốc lắm, đần lắm, hèn lắm ! ?" Xê-va hét theo Ca-chi-a, nhưng khi cùng Cô-xchia bước qua ngưỡng cửa gian nhà phụ, cậu ta ?ohừm? một tiếng : - Thấy chưa ! Biết đãi vàng mà lại chịu đi đổ rác. Thế mà cậu cũng bằng lòng à ?
    Đúng vậy, Cô-xchia bằng lòng. Em sung sướng vì được làm việc tại nhà máy.
    ------------------
    ( còn tiếp )
  7. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    TRÊN TẤM SẮT
    Đi về phía cổng nhà máy có các cô các bác lớn tuổi, các thanh thiếu niên. Một số người chào hỏi chị Nhi-na Páp-lốp-na, trao đổi với chị về những tin tức của nhà máy.
    - Tàu chở phôi ở Pe-rơ-vô-u-ran-xcơ đến rồi đấy chị ạ?
    - Có, tôi đã trông thấy đầu tàu kéo toa không trở ra.
    - Chúng ta vừa được cấp thêm máy. Máy cũng tàm tạm, dùng được?
    Người nói câu vừa rồi là một ông già cao lớn và to béo. Ca-chi-a nhận ra ông ngay và cũng nhớ ngay cả họ, tên và phụ danh của ông ?" Ba-bin Ghê-ra-xim I-va-nô-vích, - bởi vì trí nhớ em rất tốt. Ông này tất nhiên là già rồi, nhưng đồng thời lại như vẫn còn trẻ. Chiếc mũ lưỡi trai đầy dầu mỡ y hệt chiếc bánh đặt trên cái đầu tròn xoe của ông trông rất ngộ. Bộ ria và cặp lông mày của ông bạc trắng, nhưng đôi mắt lại như hai hòn bi ve bằng thủy tinh đen nấp trong những nếp nhăn tươi cười. Hình như ông cũng nhận ra Cô-xchia .
    - Bác nhận cho hai cháu này vào phân xưởng thanh niên, - Nhi-na Páp-lốp-na nói. ?" Có bác, các cháu sẽ mau chóng quan với công việc và không dám nghịch ngơm. Hai cháu này ở với bà cụ anh Va-xi-li nhà tôi đấy bác ạ.
    - Nhận thì tôi sẵn sàng nhận, nhưng làm với bọn trẻ là gay lắm : chúng chỉ hay đánh hỏng dụng cụ chứ chẳng được tích sự gì, - ông Ba-bin đùa. Rồi ông nói thêm, giọng nghiêm trang : - Chị Nhi-na ạ, chúng ta sẽ làm gì đây, gay go lắm ! Chúng ta được cấp rất nhiều máy, nhưng lại không có đồ nghề. Chẳng có dao cắt gọt, cũng chẳng có dao phay. Đến cái lắc lê cũng thiếu. Trong khi chờ đợi bộ đồ nghề mới, chúng tôi cứ phải ngồi không như bị cụt tay vậy, mà ông giám đốc vẫn đòi hỏi phải thực hiện đúng kế hoạch sản xuất chứ có châm chước đâu?
    - Ai chẳng có môi lo riêng hả bác, - chị Nhi-na Páp-lốp-na đáp. - Ở phân xưởng nhiệt luyện chúng tôi, việc lắp ráp kéo dài đến nỗi ức phát khóc lên ấy bác ạ.
    - Sao lại khóc kia chứ ! ?" ông già an ủi. ?" Trong có một tháng chúng ta đã ổn đinh được nhà máy. Anh Va-xa-li nhà chị có về cũng không nhận ra chỗ này đâu. Hồi trước, đây chỉ là một xưởng nhỏ, đùng một cái đã xuất hiện một nhà máy? Mà không phải chỉ thế này đâu.
    Bác bảo vệ mở toang cổng. Một chiếc máy kéo lăn bánh ra ngoài. Nó kéo theo sau một tấm sắt lớn lê rầm rầm trên mặt đường. Trên tấm sắt, giống như trên một cái khay, có ba thiếu niên đứng bám vào nhau đang khoái chí với chuyến đi náo động này.
    - Đi đâu thế các cháu ? ?" ông Ba-bin kêu lên.
    - Bác quản đốc phân xưởng cử chúng cháu ra quãng tàu tránh để thu nhặt các đồ nghề người ta đem sơ tná bác ạ, - em lớn nhất đáp lại.
    - Dừng lại ! ?" ông Ba-bin thét.
    Người lái hãm ngay máy kéo.
    Ông già nắm lấy tay Cô-xchia và Xê-va, cùng các em chạy lên tấm sắt và bảo chị Nhi-na Páp-lốp-na :
    - Chị làm ơn nói giúp với ông Chi-mô-sen-cô là tôi ra quãng tàu tránh với các cháu nhé, kẻo mấy đứa ngốc nghếch này chỉ lấy toàn những thứ vớ vẩn về thôi? Nào đồng chí lái xe, cho tăng thêm ga nào ! Các chau bám chắc vào nhé !
    Tất cả các em đứng trên tấm sắt đều bám vào ông Ba-bin. Tấm sắt lê giần giật, kêu rầm rầm. Ông Ba- bin giơ mũ vẫy chị Nhi-na Páp-lốp-na đang cười, và để cho vui nhộn, ông đội chiếc mũ lên đầu cho lưỡi trai ngược về sau gáy, rồi ông lại còn nhảy giậm chân cồm cộp nữa chứ. Nếu các bạn không tin, tôi thề danh dự với các bạn là đúng như vậy đấy !
    - Nếu đốc xông Ba-bin này đã bắt tay vào làm việc gì, thì không bao giờ bỏ dở đâu nhé ! ?" ông hét to. ?" Đúng không, con đại bàng ? - Rồi ông lắc vai Cô-xchia rõ mạnh.
    Khu rừng thông đã lùi lại đằng sau. Máy kéo chạy tới nền đường sắt rồi rẽ vào một bãi hoang. Cô-xchia cảm thấy bàn tay ông Ba-bin đặt trên vai em nặng hẳn lên. Em ngẩng đâu và thấy ông đang cau mày, vẻ vui nhộn lúc nãy đã biến mất.
    - Trông kìa, các cháu trông kìa ! ?" ông Ba-bin làu bàu.
    Ông bảo người lái xe hãm máy kéo lại rồi đi dọc theo nền đường sắt.
    Thoạt đầu Cô-xchia tưởng phía dưới nền đường là một bụi cây rậm rạp, lạ lùng, thân cây to sù, cành ngắn cũn, uốn cong một cách kỳ quặc. Nhưng không, đó không phải là bụi cây. Đó là hàng trăm cỗ máy bị dỡ xuống bên lề đường. Nếu Ca-chi-a biết kỹ thuật nhà máy, em sẽ hiểu rằng số thiêt bị này đủ trang bị cho vài nhà máy cơ khí và gồm đủ những loại máy móc khác nhau : nào máy tiện, máy bào, nào máy mài, máy khoan. Nhưng dù không biết, em cũng hiểu rằng máy móc vứt thế này là không ổn. Quả thật một số cỗ máy có được phết lớp mỡ dày, còn tay gạt được bọc giấy tẩm dầu, nhưng ở nhiều cỗ máy khác đã xuất hiện những vết gỉ đo đỏ.
    - Bọn phát-xít tàn ác gây ra cảnh như vậy đó, biết bao nhiêu máy móc phải dỡ khỏi nhà máy ! ?" ông đốc công già lắc lắc đầu, miệng lẩm bẩm.
    - Những cái mày này mang ở đâu đến hả bác ? ?" Cô-xchia hỏi.
    - Ở đâu ấy à ? Làm sao bác biết được ! Có thể là từ miền nam, mà cũng có thể là từ Lê-nin-grát. Chúng ta chở máy đi để khỏi lọt vào tay bọn phát-xít.
    Trên một cỗ máy, các em trong thấy dòng chữ viết bằng sơn dầu trắng : ?oTrên cỗ máy này, ngày 20 tháng 6 năm 1941 tôi đã lập kỷ lục : đạt 750 phần trăm định mức. Ngày 25 tháng sáu tôi lên đường đánh bọn phát-xít. Chào cỗ máy yêu quý ! Xê-mi-ôn Cra-vét ?o.
    - Cra-vét cừ lắm ! ?" ông đốc công tán thưởng. ?" Nghĩa là cậu ấy đi chiến đấu, còn cỗ máy thì phải xa chủ?
    - Bác Ba-bin ạ, phải đem tất cả máy móc về chứ bác ! Sao lại để ở đây ạ ? Sắp có tuyết rơi rồi, máy sẽ bị vùi lấp hết, - các em tranh nhau nói.
    - Đem về để ở đâu mới được chứ ! ?" ông Ba-bin buồn rầu đáp và phẩy tay một cái.
    ?o KIM LOẠI CỨNG PÔ-BÊ-ĐÍT?
    Bác bảo vệ mặc áo ca-pốt loại ngắn, vai đeo súng trường tiến lại gần những người mới đến. Hai chân bác quấn xà cạp chặt nên trông có vẻ khẳng khiu.
    - Bác và các cháu ở nhà máy nào đến thế ? ?" bác bảo vệ hỏi. - Định lấy những gì đây ?
    Một em đưa giấy tờ cho bác. Bác chuyển cây súng sang vai kia, xin thuốc hút, kết thân ngay với các thiếu niên và ông Ba-bin rồi kể chuyện rằng đêm hôm qua lại có một đoàn tàu nữa chở máy móc tới.
    Máy móc được bốc dỡ xuống cẩn thận, còn đồ nghề thì bị trút luôn xuống mé sau cây bạch dương kia.
    Mọi người đi ra chỗ sau cây bạch dương.
    - Máy kéo đâu, lại đây ! ?" ông Ba-bin gọi và bắt đầu lục lọi ởmột đống mà theo Cô-xchia nghĩ, chỉ toàn những thanh sắt, bàn rèn, đai ốc có những đường ren rất đẹp. - Trời, thế này có phí không! ?" ông Ba-bin vừa nói vừa đẩy chiếc mũ lưỡi trai lúc thì xuống tai, lúc thì lên đỉnh đầu. ?" Bao nhiêu là dao phay ! Các chau ơi, nhặt đi, nhặt mau tay đi rồi để lên tấm sắt nhé !
    Lúc đâu công việc có vẻ còn nhẹ nhàng, cho nên Cô-xchia xem xét kỹ từng thứ : những thanh sắt ở đầu có một phiến nhỏ sáng loáng như cái móng tay này là cái gì nhỉ ? Chúng dùng để làm gì ? Nhưng em không có thời giờ để hỏi cho rõ.
    - Các cháu ơi, các chau ở lại đây nhé ! ?" ông Ba-bin ra lệnh khi tấm sắt đã chất đầy đồ nghề. ?" Bác về nhà máy gọi thêm người đến giúp. Bác sẽ quay lại ngay !
    Chiếc máy kéo giận dữ xả hơi phì phì và nặng nhọc kéo đi tấm sắt đầy đồ nghề cùng với ông Ba-bin mặt mày rạng rỡ. Cô-xchia và Xê-va đi chầm chậm dọc theo nền đường sắt.
    - Tớ biết các loại máy, - Xê-va nói. - Trạm máy kéo của bố tớ có một xưởng nhỏ, ở đó có nhiều loại máy lắm cậu ạ? Kia là máy tiện.Nó cắt gọt sắt đấy?
    - Cắt gọt sắt sao được ! ?" Cô-xchia ngạc nhiên. - Sắt cứng thế kia mà.
    - Cứng gì ! Ngay cả thép nó cũng cắt gọt được, thép còn cứng gấp trăm lần ấy chứ. ?" Xê-va nhặt một thanh có đầu nhọn. ?" Đây là dao cắt gọt này. Nó được lắp vào cái kia. - Cậu ta chỉ cỗ mãy. ?" Cái kia quay rất nhanh, còn dao cứ cắt, cứ gọt? Phoi tuồn ra có thể là sắt, là đồng, có khi là thép nữa. Đẹp lắm cậu ạ.
    - Thích nhỉ ! ?" Cô-xchia gật đầu như đã hiểu cả. - Ước gì tớ được học cắt gọt sắt và cả? thép nữa !
    Đôi mắt Xê-va sáng lên. Cậu ta khéo léo trườn giữa các cỗ máy đến chỗ có một đống hòm. Từ trong một hòm rơi ra những thanh đỏ như lửa.
    - Cái gì đây ? ?"Xê-va đưa cho Cô-xchia một thanh nặng và sốt ruột hỏi, - Vàng phải không?
    - Ai người ta lại vứt vàng cho cậu ! ?" Cô-xchia mỉm cười, - Đồng đấy.
    - Thế mà cậu bảo ở U-ran nhiều vàng lắm?
    - Nhiều, nhưng khó lấy lắm.
    - Khó quái gì ! ?" Xê-va quả quyết nói, cậu ta bỏ mũ ra, xoa bù mớ tóc mềm mại màu tro mọc rất rậm. ?" Dù sao tớ cũng sẽ không ở lại nhà máy đâu và tớ khuyên cậu cũng nên như thế. Ở đây chúng ta làm được bao lăm cơ chứ ! Chúng ta có thể đem lại nhiều lợi ích hơn, cậu ạ. Nếu tớ biết khai thác vàng, tớ sẽ? - Rồi cậu ta huýt một tiếng sáo ngụ ý bảo : lúc ấy thì có trời mà tìm được?
    - Sắp mùa đông rồi. Nếu được làm, tớ sẽ ở lại nhà máy, - Cô-xchia trả lời, em hiểu Xê-va muốn hướng em tới điều gì và em không đống ý.
    - Cậu cứ nói thẳng là cậu đã khoác lác cho xong ! Cậu đếch biết cách khia thác vàng. Cậu mà đòi làm được việc ấy !
    - Tớ không nói khoác đâu, - Cô-xchia tức tối đáp. ?" Tìm kiếm vàng là tớ hay gặp may lắm. Tự tớ cũng tìm ra, và nếu cần tớ đem bao nhiêu vàng của người Man-xi đến cũng đựoc. Tớ có mảnh ước hiệu để đến chỗ họ đấy?
    Sau khi nói tới điều huyền bí khiến bạn phải sửng sốt ấy, Cô-xchia đi tiếp và trông thất một chồng hòm gỗ. Trên hòm nào cũng có mấy chữ bằng sơn đen : ?oKim loại cunứg pô-bê-đít?. Thế nghĩa là gì nhỉ ? Cô-xchia thử nhấc chiếc hòm trên cùng, nhưng không thể nào nhấc nổi. Thò hai ngón tay vào kẽ hở, Cô-xchia rút ra được một thanh mỏng nhỏ xíu bọc bằng giấy dầu giống như cái kẹo. Em nâng nâng trên lòng bàn tay và ngạc nhiên, thấy rất nặng. Thanh này làm bằng một thứ kim loại màu sẫm óng ánh vàng.
    Có tiếng sắt thép rầm rầm và tiếng máy kéo xả hơi phì phì :
    - Lại đây các cháu ơi ! ?" ông Ba-bin vui vẻ gọi. - Đến ăn bánh mì và mỡ muối này. Nước ở trong thùng kia?
    Trước khi lấy suất ăn, Cô-xchia đưa cho ông đốc công thanh kim loại ban nãy, nhưng em không kịp hỏi đó là cái gì.
    - Cháu nhặt ở đâu thế này ? Chỉ chỗ cho bác đi ! ?" Ông già nhảy bổ theo em, và khi trông thấy những chiếc hòm, ông om chặt lấy Cô-xchia, - Bác phải hôn cháu mới được ! ?" nói sao làm vậy, ông hôn đánh chụt một cái vào má em. ?" Cháu may mắn đấy, mà người may mắn bao giờ cũng là người có ích? - Đây là ?oKim loại cứng pô-bê-đít?, một hợp kim ép. Cháu hiểu không? Thép nào nó cũng cắt được. Đối với nhà máy, ?oKim loại cứng pô-bê-đít? quý hơn vàng đấy !
    - Quý hơn sao được ! ?" Xê-va nhún vai lẩm bẩm.
    Mọi người lại tiếp tục xếp đồ nghề lên tấm sắt. Ai cũng thấy vất vả hơn so với trước khi ăn.
    Bàn tay các em trở nên đen xì, quần áo lem nhem những vết dầu máy và vết sắt gỉ. Một em bị kẹp ngón tay đang ngồi mút chỗ đau. Ông Ba-bin cho máy kéo đi được ba chuyến, sau đó ông đưa cả hai chiếc ô tô vận tải ba tấn đến. Ông chỉ chịu ngừng công việc khi mặt trời đã ngả xuống gần tới rừng thông.
    - Nghỉ tay các cháu ơi ! ?" ông nói nhưng vẫn tiếc rẻ. ?" Các cháu làm việc khá lắm. Các cháu đã tích cực góp phần xây dựng nhà máy của chúng ta. Vì vậy, bác sẽ cho các cháu ăn vượt tiêu chuẩn. Ông giám đốc đã cấp phiếu bồi dưỡng rồi.
    Các em đổ xô lên xe.
    MÓN CHÁO U-RAN
    Lũ trẻ quần áo lem luốc dầu mỡ, người mệt mỏi nhưng phấn khởi. Các em chiếm hai chiếc bàn trong phòng ăn. Các em được lĩnh súp mì sợi nấu với thịt mỡ, cá hộp với mì sợi và bánh ngọt bằng mì sợi.
    - Hết mì lại mì, - Xê-va làu bàu ra ý không bằng lòng.
    Cô-xchia nghe có tiếng gọi sau lưng :
    - Cô-xchia Lùn ! Em có khỏe không?
    Mi-sa! Đó là Mi-sa, người mà hôm nay Cô-xchia nhiều lần nhớ tới và em rất muốn được gặp. Đang uống nước chè, em nhoẻn miệng cười với anh bạn thân thiết. Mi-sa đến ngồi bên cạnh em.
    - Em ở nhà ấy thế nào ? ?" Mi-sa hỏi ngay. ?" Có ấm áp, sạch sẽ không? Anh đã thuyết phục được một cậu đổi chỗ ở với em, nhưng hóa ra chúng mình cũng không được ở cùng với nhau em ạ, anh sắp đi Bắc Cực. Anh nói thật đấy ! Chi nhánh lắp ráp của nhà máy được đặt tên như vậy. Cách đây mười cây số, cứ đi thẳng, không kể một số chỗ rẽ. Anh sẽ làm đội trưởng ở phân xưởng thanh niên.
    - Thế bên ấy lắp ráp cái gì ? ?" Xê-va hỏi.
    - Xin chào nhà tìm vàng lừng danh ! ?" Mi-sa đã nhận ra cậu ta và thì thầm to đến nỗi tất cả đều nghe thấy : - Hỏi dò về nhà máy ít thôi, kẻo sẽ bị tình nghi và bị bắt vì tội làm gián điệp đấy. Chúng ta nấu ?omón cháo U-ran? cho Hít-le để hắn bị nghẹn mà chết.
    - Cháu ba hoa gì thế hả ? ?" ông Ba-bin nghiêm khắc chặn lời Mi-sa. ?" Cháu lớn hơn các bạn thì phải gương mẫu, đừng có bép xép. Lúc đầu đùa vui, sau ăn nói hớ hênh, thế là bọn gián điệp lợi dụng được. Nhà máy chúng ta sản xuất các mặt hàng thường dùng, Còn cụ thể những gì thì không biết !
    - Sản xuất đai ốc và đàn ba-la-lai-ca, - một thiếu niên chêm vào.
    - Tạm biệt Cô-xchia Lùn nhé ! ?" Mi-sa ngượng chín người, anh nó. ?" Ô tô buýt đi ?oBắc Cực? sắp chuyển bánh rồi. Anh vội lắm? Nay mai thế nào chúng mình cũng lại gặp nhau. Em sẽ ở phân xưởng nào ?
    - Phân xưởng cơ khí thanh niên, tổ một, - ông Ba-bin đáp.
    - Nghĩa là cậu ấy sẽ học tiện à ?
    - Nam thì tạm làm thợ phụ đã, - ông Ba-bin quyết định. ?" Không để con gái làm việc ấy được.
    Qua vẻ mặt Mi-sa, Cô-xchia hiểu rằng Mi-sa không thích thú lắm với quyết định như thế. Thợ phụ à ? Thế thợ phụ làm những việc gì ? Xê-va cũng không biết. Mãi đến khi các em chạy về tới cổng nhà, gặp Ca-chi-a và một cô bé to béo, đeo kính, mọi chuyện mới được sáng tỏ.
    - Chúng tới được nhận vào học tiện rồi ! ?" Ca-chi-a sung sướng khoe. ?" Ngày mai chúng tớ sẽ nhận máy ở tổ của bá Ba-bin. Thế cậu cũng học tiện chứ ?
    - Tớ sẽ làm thợ phụ, - Cô-xchia ấp úng.
    - Ôi, thợ phụ phải đi đổ phoi và lấy vật liệu đấy ! ?" cô bé to béo vung tay.
    - Thợ phụ à !... Ca-chi-a kéo dài giọng. - Hết vênh vang nhé ! - Rồi ngẩng cao đầu lên, cô bé vừa cường giễu cợt vừa đi vào nhà.
    - Ngốc lắm, đần lắm, hèn lắm ! ?" Xê-va hét theo Ca-chi-a, nhưng khi cùng Cô-xchia bước qua ngưỡng cửa gian nhà phụ, cậu ta ?ohừm? một tiếng : - Thấy chưa ! Biết đãi vàng mà lại chịu đi đổ rác. Thế mà cậu cũng bằng lòng à ?
    Đúng vậy, Cô-xchia bằng lòng. Em sung sướng vì được làm việc tại nhà máy.
    ------------------
    ( còn tiếp )
  8. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG BA
    ?oCÓ ĐỒNG Ý KHÔNG HẢ ??
    Trong đời sống có những ngày tốt lành và những ngày bình thường, nhưng cũng có những ngày thật xúi quẩy. Thật ra những ngày như vậy không nhiều, như thế cũng là may rồi. Đây là một ngày rủi ro trong cuộc đời của Cô-xchia và Xê-va, thợ phụ phân xưởng một.
    - Đã bảo là cậu không được rửa mặt bằng chậu mà !
    - Cô-xchia Lùn rửa mặt trong bếp được, còn tớ thì cứ nhất thiết phải ra ngoài trời giá rét hả ?
    - Cô-xchia Lùn chịu khó xách nước và khi rửa ráy không làm rớt nước ra sàn.
    - Ngày chủ nhật tớ cũng xách nước đấy thôi.
    - Thì chủ nhật cậu hẵng rửa, hôm nay là thứ ba cơ mà ! Cậu đem cái miếng giẻ bẩn thỉu này ra đi !
    - Cậu tưởng chỉ mỗi mình cậu có khăn mặt tốt thôi đấy ! Thợ tiện giỏi gớm ! Máy thì cho quay ngược, còn dao cắt lại đi kẹp lộn đầu. Cả phân xưởng cứ lăn ra mà cười?
    - Bà ơi, bà đừng tin bạn ấy ! Máy của cháu không chạy ngược đâu. Bạn ấy bịa đấy !
    - Thợ tiện bậc không ! ?" Xê-va giễu cợt.
    - Đồ chây lười, ê, Xê-va trốn việc ! ?" Ca-chi-a không chịu thua.
    Xê-va bước vào gian nhà phụ với vẻ mặt tức tối thường thấy ở cậu ta sau mỗi lần va chạm với Ca-chi-a. Cậu ta quẳng khăn mặt lên giường, và vứt xà phòng lên bệ cửa sổ, đội mũ bịt tai, rồi mặt áo bông vào, ngồi xuống sàn, nghĩ ngợi một lúc. Sau đó cậu ta cởi giày cao cổ ra, lấy trong hòm đôi giày màu trắng đi vào chân.
    - Cậu đi giày trắng làm gì thế ! ?" Cô-xchia ngạc nhiên.
    - Cậu không thấy đế đôi giày cao cổ của tớ bị bong rồi à ? ?" Xê-va cáu kỉnh đáp rồi bảo : - Tốt hơn hết là cậu hãy nói cho con bé Ca-chi-a của cậu biết, nếu nó còn gọi tớ là đồ trốn việc một lần nữa thì nó đừng có trách !
    - Sao cậu lại bảo Ca-chi-a là của tớ mới được chứ ! ?" Cô-xchia đáp, mặt đỏ bừng lên. - Cậu ngốc lắm !
    - Vâng, cậu thì thông minh? Có phải ngẫu nhiên hai cái tai cậu lại mọc dài thế kia đâu.
    Đó là cậu ta ám chỉ chiếc mũ lót lông hươu có hai dải bịt tai dài mà Cô-xchia đang đội. Anh Mi-tơ-ri mua chiếc mũ này của người Man-xi cho em. Mũ đội rất ấm, nhưng bạn bè em cứ chế. Đã đành là chẳng nên để ý tới những tiếng cười ngu ngốc làm gì, nhưng Cô-xchia vẫn cảm thấy khó chịu.
    Mùa đông xua tới những đám mây xám, rắc tuyết xuống và cắt xén ngày cho ngắn bớt đi. Khi Cô-xchia và Xê-va ra khỏi nhà, trời vẫn còn tối, nhưng đã có thể thấy ngay đôi giày màu trắng của Xê-va . Khi đến cổng, hai em gặp Lê-na, bạn của Ca-chi-a.
    - Có lẽ Ca-chi-a đi trước rồi ! ?" Lê-na hoảng sợ, nhưng liền đó, nhìn kỹ đôi giày trắng của Xê-va, em cười vang : - Ôi, buồn cười đến chết mất ! Một anh chàng thợ phụ lội tuyết đến dự vũ hội !
    - Liệu hồn đấy, đồ bốn mắt ! ?" Xê-va nạt.
    Cô-xchia và Xê-va im lặng bước đi. Thời gian gần đây, quan hệ giữa hai em xấu hẳn. Xê-va nằng nặc đòi Cô-xchia nói ?ođồng ý? nhưng Cô-xchia cứ một mực ?okhông?. Em không bằng lòng , thế là xong ! Vì dại dột, em đã kể cho Xê-va nghe câu chuyện sương mù xanh va thậm chí còn cho bạn xem mảnh ước hiệu của ông già người Man-xi tên là ba-khơ-chi-a-rốp, nhưng như vậy hoàn toàn không có nghĩa là em muốn bỏ nhà máy để đi tìm vàng.
    Em hy vọng ông Ba-bin sẽ cho em học tiện và hình như hy vọng như vậy không phải là vô ích. Ông đốc công già rất mến em vì em cố gắng làm việc và mau chóng quen với nhà máy. Em đã biết có những loại máy nào và những loại máy ấy dùng để làm gì. Có phút nào rảnh rỗi, em lại đến bên các cỗ máy, thèm thuồng nhìn các bạn em cắt thép, và? làm sao có thể so sánh chiếc gàu đãi vàng, thậm chí cả chiếc máng đãi vàng nữa, với một cỗ máy tiện được !...
    Trời còn chưa sáng rõ, ở mé bên lờ mờ một bóng người mặc áo bông, đội chiếc mũ to tướng có hai tai chìa ra.
    - Chào các cậu ! ?" bóng người nói, giọng the thé.
    Xê-va đáp : ?oChào cậu? còn Cô-xchia nín lặng. Em không thích cậu thợ tiện này. Cậu ta tên là Cô-li-a, làm ở phân xưởng sửa chữa, khá thân với x. Cô-li-a là người gầy gò, dễ coi, mặt hồng hào, miệng khá xinh xắn. Cậu ta lúc nào cũng lăng xăng, có vẻ bận rộn, như mải mê một việc gì. Cũng nhữ, Cô-li-a không coi trọng công việc của nhà máy. Cậu ta cho rằng đó là công việc vặt vãnh chẳng thú vị gì, và những công việc thực sự thì có thể hoàn thành ở bất cứ nơi nào cũng được, chỉ có điều là không phải ở phân xưởng. Một con người rỗng tuếch, mặc dù đã là thợ tiện bậc hai?Nhưng không thể không công nhận một cái tài của Cô-li-a, cậu ta kể chuyện rất hay về những người da đỏ man rợ, về các thủy thủ đi biển và về cách săn hổ. Về đời sống gia đình cậu ta thì Cô-xchia chỉ biết rất ít : Cô-li-a ở với mẹ và hai em gái tại nhà riêng gần đồi Dem-li-a-nôi; bố Cô-li-a là đại úy cận vệ đang chiến đấu ngoài mặt trận và cậu ta rất tự hào về bố !
    Cô-li-a rút trong túi ra một cuốn sách đưa cho Xê-va :
    - Cầm lấy này. Cuốn ?o Kỵ sỹ không đầu? đấy. Hay lắm ! Mất trang đầu, nhưng cậu cứ đọc rồi khắc hiểu.
    - Tớ đọc ?o Kỹ sĩ không đầu? rồi. Còn quyển ?oCơn sốt vàng? đâu ?
    - ?oCơn sốt vàng? thằng I-van đang cầm. Ngày kia nó sẽ trả? Ái chà, cậu đi giày trắng cơ đấy ! Cậu tưởng làm như vậy, ôgn Ba-bin sẽ xin giầy cho cậu chắc !
    - Nhất định rồi ! Phân xưởng phải cấp giày bảo hộ lao động chú. Còn đôi giày cao cổ của tớ, tớ sẽ chữa và sẽ cất giữ cho tới ngày vào rừng tai-ga.
    - Cậu khá lắm, - Cô-li-a tán thưởng.
    Câu chuyện ban nãy lại tiếp tục khi các em đi tới quả đồi.
    - Thế nào, cậu ấy có đồng ý không? ?" Cô-li-a hỏi Xê-va .
    - Thế nào, cậu có đồng ý không? ?" Xê-va lại hỏi Cô-xchia.
    Để lẩn tránh câu hỏi dai dẳng ấy, Cô-xchia rảo bước.
    - Nó thích chở phoi hơn ! ?" Xê-va giễu cợt.
    - Tớ sẽ được đứng máy, - Cô-xchia đáp lại, - Không thể tự tiện bỏ nhà máy được, - em đưa them một lý do nữa.
    Cô-li-a dấn bước đuổi kịp Cô-xchia và đi bênh cạnh em , thỉnh thoảng lại trược chận vào các đống tuyết ngay sắt con đường hẹp.
    - Cậu phải suy nghĩ kỹ đi chứ ! ?" Cô-li-a sôi nổi. -Cậu giúp đỡ được gì cho tiền tuyến ? Cậu chỉ chở phoi tiện ra Hi-mã-lạp-sơn thôi. Cậu là một anh chàng thợ phụ, có thế thôi. Giả sử cậu có được đứng máy tiện thì biết đến bao giờ cậu mới trở thanh một người thợ tiện thực sự ! Phải một hoặc hai năm nữa ! Còn nếu chúng ta đi rừng tai-ga thì khi về, báo chí thể nào cũng sẽ viết về chúng ta, tớ nói thật đấy !
    Cô-xchia thấy lòng mình quặn đau. Em đã chán chở phoi ra cái bãi rác mà mọi người vẫn gọi đùa là Hi-mã-lạp-sơn lắm rồi ! Đã bao làn em mơ thấy rừng tai-ga. Ở đó đợt khai thác vàng mùa đông đã bắt đầu từ lâu. Ước gì em bay được về Íp-đen, về làng Ru-mi-an-xép-ca một phút thôi để được gặp các bạn, được khoác khẩu súng săn của anh Mi-tơ-ri, được trượt tuyết vào rừng, được hít thở làn không khí thân thiết?
    - Cậu hãy dẫn chúng tớ tới Íp-đen đi, - Cô-li-a vẫn tiếp tục rủ rê Cô-xchia. - Cậu hãy chỉ đường cho chúng tớ đến mỏ vàng. Cậu phải hiểu rằng, chúng ta sẽ mang lại ngay lập tức một lợi ích vô cùng to lớn? Còn phoi tiện thì để đứa khác chở cũng được chứ sao.
    - Trên đường đi chúng ta sẽ bị bắt mất, - Cô-xchia nói, em cảm thấy mỗi lúc một đau lòng hơn.
    - Nó khoác lác đấy ! ?" Xê-va nói xen vào. ?" Nó đã bịa ra chuyện cái mảnh ước hiệu gì đó của người Man-xi, bây giờ nó phải đánh trống lảng đấy.
    - Không, chuyện thật quá đi chứ. Tớ cũng nghe đồn người Man-xi biết những chỗ có nhiều vàng? Nhưng trước hết phải có được một người bạn là người Man-xi? Ý kiến cậu thế nào, Cô-xchia Lùn ? -Cô-li-a vẫn tiếp tục nài nỉ, cậu ta nhìn thẳng vào mặt Cô-xchia. - Cậu bằng lòng đi, tớ bảo thật đấy !
    Có tiếng còi nhà máy vọng tới. Thoạt tiện tiếng còi còn xa xăm, khàn khàn, nhưng sau đó nó mạnh hẳn lên, nó tìm được Cô-xchia, thế là ngay lập tức, trái tim em không còn gơn một chút vẩn đục. Phải mau mau đến vị trí làm việc, có thế thôi.
    - Sao các cậu cứ bám dai như đỉa ấy thế ! ?" em nói và ngay lúc đó, em ngã nhào khỏi lề đường, rơi xuống một đống tuyết sâu.
    - Đồ chó ! ?" Xê-va tức giận hét lên. ?" Mày không muốn giúp đỡ tiền tuyến ! Lần sau, tao sẽ cho mày một trận không phải chỉ như thế này đâu !
    Hai mắt Cô-xchia tối sầm lại. Em cố bò lên nhưng tuyết và đất sét khô cứ lở ra dưới hai bàn tay run bần bật của em.
    - Cháu giữ chặt nhé ! ?" Cô-xchia nghe thấy một giọng nói lạ. Em nắm chặt lấy chiếc gậy có đầu bịt cao su dày tư trên đưa xuống chỗ em, cố leo lên đường và thấy mình đứng trước mặt một người mặc áo ca-pốt bộ đội, đầu đội mũ lưỡi trai không gắn sao.
    Đó là một người cao, gầy, mặt nhợt nhạt gần như xanh bủng, có bộ râu thưa vàng óng. Tì tay trái lên gậy, ông mỉm cười nhìn Cô-xchia. Em đang vừa phủi tuyết và đất trên quần áo vừa thở hổn hển.
    - Sao ở hậu phương các cháu lại không đoàn kết với nhau thế ? ?" ông hỏi. - Phải chiến đấu ở mặt trận chứ, thế mà các cháu lại đánh nhau ở hậu phương. Sao hai bạn kia lại đẩy cháu xuống hố tuyết thế ?
    - Cháu cũng sẽ cho chúng nó biết tay ! ?" Cô-xchia ***g lên đuổi theo hai kẻ đã bắt nạt em.
    Nhưng người lạ mặt chăn em lại.- Đứng lại đã, đừng có vội đi đánh nhau, - ông bình tĩnh nói. ?" Cháu không biết cám ơn à ?
    - Cháu cám ơn bác ạ, - Cô-xchia ngượng nghịu nói, rồi em hỏi một câu mà chính em cũng không ngời : -Bác ở ngoài mặt trận về đấy ạ ?
    - Không phải bác về ngay đây đâu? Bác còn nằm ở quân y viện lâu lắm. ( Mãi bây giờ Cô-xchia mới để ý thấy người lạ mặt giữ cho tay phải gập lại như cánh tay bằng gỗ vậy ). Thế cháu làm ở đâu ? Ở nhà máy nào ?
    - Ở nhà máy mang số hiệu kia ạ.
    - Làm ở nhà máy mà không đoàn kết với nhau là không tốt, - người lạ mặt nói có ý chê trách. ?" Các cháu sẽ chẳng làm việc được bao nhiêu?
    - Không, không phải ai cũng thế đâu ạ, - Cô-xchia bênh vực nhà máy của em. - Ở nhà máy cháu, không phải cứ tức một tí là chúng cháu đánh nhau đâu ạ. Bác đốc công đã cấm đánh nhau. Còn hai bạn này? Hai bạn này ngốc nghếch lắm?
    - Hình như cháu đã bình tĩnh lại rồi đấy, - người lạ mặt nói. ?" Cháu chạy đến nhà máy đi kẻo muộn.
    Cô-xchia lao vụt từ trên đồi xuống như một quả bóng lăn nhanh. Người mặc áo ca-pốt mỉm cười nhìn theo. Rồi ông cũng đi khập khiễng về hướng ấy, mắt chăm chú quán sát kỹ nhà máy như ông đang nghiên cứu nó vậy.
    --------------------
    (còn tiếp)
  9. Marmu

    Marmu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    4.661
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG BA
    ?oCÓ ĐỒNG Ý KHÔNG HẢ ??
    Trong đời sống có những ngày tốt lành và những ngày bình thường, nhưng cũng có những ngày thật xúi quẩy. Thật ra những ngày như vậy không nhiều, như thế cũng là may rồi. Đây là một ngày rủi ro trong cuộc đời của Cô-xchia và Xê-va, thợ phụ phân xưởng một.
    - Đã bảo là cậu không được rửa mặt bằng chậu mà !
    - Cô-xchia Lùn rửa mặt trong bếp được, còn tớ thì cứ nhất thiết phải ra ngoài trời giá rét hả ?
    - Cô-xchia Lùn chịu khó xách nước và khi rửa ráy không làm rớt nước ra sàn.
    - Ngày chủ nhật tớ cũng xách nước đấy thôi.
    - Thì chủ nhật cậu hẵng rửa, hôm nay là thứ ba cơ mà ! Cậu đem cái miếng giẻ bẩn thỉu này ra đi !
    - Cậu tưởng chỉ mỗi mình cậu có khăn mặt tốt thôi đấy ! Thợ tiện giỏi gớm ! Máy thì cho quay ngược, còn dao cắt lại đi kẹp lộn đầu. Cả phân xưởng cứ lăn ra mà cười?
    - Bà ơi, bà đừng tin bạn ấy ! Máy của cháu không chạy ngược đâu. Bạn ấy bịa đấy !
    - Thợ tiện bậc không ! ?" Xê-va giễu cợt.
    - Đồ chây lười, ê, Xê-va trốn việc ! ?" Ca-chi-a không chịu thua.
    Xê-va bước vào gian nhà phụ với vẻ mặt tức tối thường thấy ở cậu ta sau mỗi lần va chạm với Ca-chi-a. Cậu ta quẳng khăn mặt lên giường, và vứt xà phòng lên bệ cửa sổ, đội mũ bịt tai, rồi mặt áo bông vào, ngồi xuống sàn, nghĩ ngợi một lúc. Sau đó cậu ta cởi giày cao cổ ra, lấy trong hòm đôi giày màu trắng đi vào chân.
    - Cậu đi giày trắng làm gì thế ! ?" Cô-xchia ngạc nhiên.
    - Cậu không thấy đế đôi giày cao cổ của tớ bị bong rồi à ? ?" Xê-va cáu kỉnh đáp rồi bảo : - Tốt hơn hết là cậu hãy nói cho con bé Ca-chi-a của cậu biết, nếu nó còn gọi tớ là đồ trốn việc một lần nữa thì nó đừng có trách !
    - Sao cậu lại bảo Ca-chi-a là của tớ mới được chứ ! ?" Cô-xchia đáp, mặt đỏ bừng lên. - Cậu ngốc lắm !
    - Vâng, cậu thì thông minh? Có phải ngẫu nhiên hai cái tai cậu lại mọc dài thế kia đâu.
    Đó là cậu ta ám chỉ chiếc mũ lót lông hươu có hai dải bịt tai dài mà Cô-xchia đang đội. Anh Mi-tơ-ri mua chiếc mũ này của người Man-xi cho em. Mũ đội rất ấm, nhưng bạn bè em cứ chế. Đã đành là chẳng nên để ý tới những tiếng cười ngu ngốc làm gì, nhưng Cô-xchia vẫn cảm thấy khó chịu.
    Mùa đông xua tới những đám mây xám, rắc tuyết xuống và cắt xén ngày cho ngắn bớt đi. Khi Cô-xchia và Xê-va ra khỏi nhà, trời vẫn còn tối, nhưng đã có thể thấy ngay đôi giày màu trắng của Xê-va . Khi đến cổng, hai em gặp Lê-na, bạn của Ca-chi-a.
    - Có lẽ Ca-chi-a đi trước rồi ! ?" Lê-na hoảng sợ, nhưng liền đó, nhìn kỹ đôi giày trắng của Xê-va, em cười vang : - Ôi, buồn cười đến chết mất ! Một anh chàng thợ phụ lội tuyết đến dự vũ hội !
    - Liệu hồn đấy, đồ bốn mắt ! ?" Xê-va nạt.
    Cô-xchia và Xê-va im lặng bước đi. Thời gian gần đây, quan hệ giữa hai em xấu hẳn. Xê-va nằng nặc đòi Cô-xchia nói ?ođồng ý? nhưng Cô-xchia cứ một mực ?okhông?. Em không bằng lòng , thế là xong ! Vì dại dột, em đã kể cho Xê-va nghe câu chuyện sương mù xanh va thậm chí còn cho bạn xem mảnh ước hiệu của ông già người Man-xi tên là ba-khơ-chi-a-rốp, nhưng như vậy hoàn toàn không có nghĩa là em muốn bỏ nhà máy để đi tìm vàng.
    Em hy vọng ông Ba-bin sẽ cho em học tiện và hình như hy vọng như vậy không phải là vô ích. Ông đốc công già rất mến em vì em cố gắng làm việc và mau chóng quen với nhà máy. Em đã biết có những loại máy nào và những loại máy ấy dùng để làm gì. Có phút nào rảnh rỗi, em lại đến bên các cỗ máy, thèm thuồng nhìn các bạn em cắt thép, và? làm sao có thể so sánh chiếc gàu đãi vàng, thậm chí cả chiếc máng đãi vàng nữa, với một cỗ máy tiện được !...
    Trời còn chưa sáng rõ, ở mé bên lờ mờ một bóng người mặc áo bông, đội chiếc mũ to tướng có hai tai chìa ra.
    - Chào các cậu ! ?" bóng người nói, giọng the thé.
    Xê-va đáp : ?oChào cậu? còn Cô-xchia nín lặng. Em không thích cậu thợ tiện này. Cậu ta tên là Cô-li-a, làm ở phân xưởng sửa chữa, khá thân với x. Cô-li-a là người gầy gò, dễ coi, mặt hồng hào, miệng khá xinh xắn. Cậu ta lúc nào cũng lăng xăng, có vẻ bận rộn, như mải mê một việc gì. Cũng nhữ, Cô-li-a không coi trọng công việc của nhà máy. Cậu ta cho rằng đó là công việc vặt vãnh chẳng thú vị gì, và những công việc thực sự thì có thể hoàn thành ở bất cứ nơi nào cũng được, chỉ có điều là không phải ở phân xưởng. Một con người rỗng tuếch, mặc dù đã là thợ tiện bậc hai?Nhưng không thể không công nhận một cái tài của Cô-li-a, cậu ta kể chuyện rất hay về những người da đỏ man rợ, về các thủy thủ đi biển và về cách săn hổ. Về đời sống gia đình cậu ta thì Cô-xchia chỉ biết rất ít : Cô-li-a ở với mẹ và hai em gái tại nhà riêng gần đồi Dem-li-a-nôi; bố Cô-li-a là đại úy cận vệ đang chiến đấu ngoài mặt trận và cậu ta rất tự hào về bố !
    Cô-li-a rút trong túi ra một cuốn sách đưa cho Xê-va :
    - Cầm lấy này. Cuốn ?o Kỵ sỹ không đầu? đấy. Hay lắm ! Mất trang đầu, nhưng cậu cứ đọc rồi khắc hiểu.
    - Tớ đọc ?o Kỹ sĩ không đầu? rồi. Còn quyển ?oCơn sốt vàng? đâu ?
    - ?oCơn sốt vàng? thằng I-van đang cầm. Ngày kia nó sẽ trả? Ái chà, cậu đi giày trắng cơ đấy ! Cậu tưởng làm như vậy, ôgn Ba-bin sẽ xin giầy cho cậu chắc !
    - Nhất định rồi ! Phân xưởng phải cấp giày bảo hộ lao động chú. Còn đôi giày cao cổ của tớ, tớ sẽ chữa và sẽ cất giữ cho tới ngày vào rừng tai-ga.
    - Cậu khá lắm, - Cô-li-a tán thưởng.
    Câu chuyện ban nãy lại tiếp tục khi các em đi tới quả đồi.
    - Thế nào, cậu ấy có đồng ý không? ?" Cô-li-a hỏi Xê-va .
    - Thế nào, cậu có đồng ý không? ?" Xê-va lại hỏi Cô-xchia.
    Để lẩn tránh câu hỏi dai dẳng ấy, Cô-xchia rảo bước.
    - Nó thích chở phoi hơn ! ?" Xê-va giễu cợt.
    - Tớ sẽ được đứng máy, - Cô-xchia đáp lại, - Không thể tự tiện bỏ nhà máy được, - em đưa them một lý do nữa.
    Cô-li-a dấn bước đuổi kịp Cô-xchia và đi bênh cạnh em , thỉnh thoảng lại trược chận vào các đống tuyết ngay sắt con đường hẹp.
    - Cậu phải suy nghĩ kỹ đi chứ ! ?" Cô-li-a sôi nổi. -Cậu giúp đỡ được gì cho tiền tuyến ? Cậu chỉ chở phoi tiện ra Hi-mã-lạp-sơn thôi. Cậu là một anh chàng thợ phụ, có thế thôi. Giả sử cậu có được đứng máy tiện thì biết đến bao giờ cậu mới trở thanh một người thợ tiện thực sự ! Phải một hoặc hai năm nữa ! Còn nếu chúng ta đi rừng tai-ga thì khi về, báo chí thể nào cũng sẽ viết về chúng ta, tớ nói thật đấy !
    Cô-xchia thấy lòng mình quặn đau. Em đã chán chở phoi ra cái bãi rác mà mọi người vẫn gọi đùa là Hi-mã-lạp-sơn lắm rồi ! Đã bao làn em mơ thấy rừng tai-ga. Ở đó đợt khai thác vàng mùa đông đã bắt đầu từ lâu. Ước gì em bay được về Íp-đen, về làng Ru-mi-an-xép-ca một phút thôi để được gặp các bạn, được khoác khẩu súng săn của anh Mi-tơ-ri, được trượt tuyết vào rừng, được hít thở làn không khí thân thiết?
    - Cậu hãy dẫn chúng tớ tới Íp-đen đi, - Cô-li-a vẫn tiếp tục rủ rê Cô-xchia. - Cậu hãy chỉ đường cho chúng tớ đến mỏ vàng. Cậu phải hiểu rằng, chúng ta sẽ mang lại ngay lập tức một lợi ích vô cùng to lớn? Còn phoi tiện thì để đứa khác chở cũng được chứ sao.
    - Trên đường đi chúng ta sẽ bị bắt mất, - Cô-xchia nói, em cảm thấy mỗi lúc một đau lòng hơn.
    - Nó khoác lác đấy ! ?" Xê-va nói xen vào. ?" Nó đã bịa ra chuyện cái mảnh ước hiệu gì đó của người Man-xi, bây giờ nó phải đánh trống lảng đấy.
    - Không, chuyện thật quá đi chứ. Tớ cũng nghe đồn người Man-xi biết những chỗ có nhiều vàng? Nhưng trước hết phải có được một người bạn là người Man-xi? Ý kiến cậu thế nào, Cô-xchia Lùn ? -Cô-li-a vẫn tiếp tục nài nỉ, cậu ta nhìn thẳng vào mặt Cô-xchia. - Cậu bằng lòng đi, tớ bảo thật đấy !
    Có tiếng còi nhà máy vọng tới. Thoạt tiện tiếng còi còn xa xăm, khàn khàn, nhưng sau đó nó mạnh hẳn lên, nó tìm được Cô-xchia, thế là ngay lập tức, trái tim em không còn gơn một chút vẩn đục. Phải mau mau đến vị trí làm việc, có thế thôi.
    - Sao các cậu cứ bám dai như đỉa ấy thế ! ?" em nói và ngay lúc đó, em ngã nhào khỏi lề đường, rơi xuống một đống tuyết sâu.
    - Đồ chó ! ?" Xê-va tức giận hét lên. ?" Mày không muốn giúp đỡ tiền tuyến ! Lần sau, tao sẽ cho mày một trận không phải chỉ như thế này đâu !
    Hai mắt Cô-xchia tối sầm lại. Em cố bò lên nhưng tuyết và đất sét khô cứ lở ra dưới hai bàn tay run bần bật của em.
    - Cháu giữ chặt nhé ! ?" Cô-xchia nghe thấy một giọng nói lạ. Em nắm chặt lấy chiếc gậy có đầu bịt cao su dày tư trên đưa xuống chỗ em, cố leo lên đường và thấy mình đứng trước mặt một người mặc áo ca-pốt bộ đội, đầu đội mũ lưỡi trai không gắn sao.
    Đó là một người cao, gầy, mặt nhợt nhạt gần như xanh bủng, có bộ râu thưa vàng óng. Tì tay trái lên gậy, ông mỉm cười nhìn Cô-xchia. Em đang vừa phủi tuyết và đất trên quần áo vừa thở hổn hển.
    - Sao ở hậu phương các cháu lại không đoàn kết với nhau thế ? ?" ông hỏi. - Phải chiến đấu ở mặt trận chứ, thế mà các cháu lại đánh nhau ở hậu phương. Sao hai bạn kia lại đẩy cháu xuống hố tuyết thế ?
    - Cháu cũng sẽ cho chúng nó biết tay ! ?" Cô-xchia ***g lên đuổi theo hai kẻ đã bắt nạt em.
    Nhưng người lạ mặt chăn em lại.- Đứng lại đã, đừng có vội đi đánh nhau, - ông bình tĩnh nói. ?" Cháu không biết cám ơn à ?
    - Cháu cám ơn bác ạ, - Cô-xchia ngượng nghịu nói, rồi em hỏi một câu mà chính em cũng không ngời : -Bác ở ngoài mặt trận về đấy ạ ?
    - Không phải bác về ngay đây đâu? Bác còn nằm ở quân y viện lâu lắm. ( Mãi bây giờ Cô-xchia mới để ý thấy người lạ mặt giữ cho tay phải gập lại như cánh tay bằng gỗ vậy ). Thế cháu làm ở đâu ? Ở nhà máy nào ?
    - Ở nhà máy mang số hiệu kia ạ.
    - Làm ở nhà máy mà không đoàn kết với nhau là không tốt, - người lạ mặt nói có ý chê trách. ?" Các cháu sẽ chẳng làm việc được bao nhiêu?
    - Không, không phải ai cũng thế đâu ạ, - Cô-xchia bênh vực nhà máy của em. - Ở nhà máy cháu, không phải cứ tức một tí là chúng cháu đánh nhau đâu ạ. Bác đốc công đã cấm đánh nhau. Còn hai bạn này? Hai bạn này ngốc nghếch lắm?
    - Hình như cháu đã bình tĩnh lại rồi đấy, - người lạ mặt nói. ?" Cháu chạy đến nhà máy đi kẻo muộn.
    Cô-xchia lao vụt từ trên đồi xuống như một quả bóng lăn nhanh. Người mặc áo ca-pốt mỉm cười nhìn theo. Rồi ông cũng đi khập khiễng về hướng ấy, mắt chăm chú quán sát kỹ nhà máy như ông đang nghiên cứu nó vậy.
    --------------------
    (còn tiếp)
  10. wampee

    wampee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Ừa, cám ơn bạn nhiều lắm. Tớ đã từng lùng khắp Hà Nội mà chả kiếm được quyển này, cả các hiệu sách cũ nữa chứ. Ấy cứ post hết lên nhá, cho tớ coi ké vậy. Tks!

Chia sẻ trang này