1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CQ - 88

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 03/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    A Flight Over the Spratlys
    (sự lo lắng của chú Phi)
    http://www.paf.mil.ph/publications/spratlys/spratlys.html
    Philipin theo Lý Quang Diệu là một trong 4 con Hổ của Châu Á, mà 4 con Hổ đó là Thái Lan, Inđônêxia,Malaixia, và Phi, theo mình thfi Phi ko phải là con Hổ nào cả
  2. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    Tiềm lực hải quân của CHINO
    http://www.sinodefence.com/navy/default.asp
    Gửi lúc 13:28, 01/07/03
  3. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    và để cho đỡ căng các bác xem vài hình ảnh về biển Đông của chúng ta nhé
    [​IMG]
    các vùng trữ lượng dầu mỏ chủ yếu ở biển Đông Việt Nam
  4. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    đây là các tuyến hàng Hải chủ yếu của thế giới và biển Đông VIệt Nam lúc nào cũng là một tuyến hàng Hải hết sức quan trọng của thế giới, với các nước như Nhật và Hàn Quốc thì đây cũng là tuyến đường biển chủ yếu để họ phát triển kinh tế
    [​IMG]
    [​IMG]
    đây là ảnh vệ tinh về phân bố trữ lượng giàu mỏ và khí đốt ở biển Đông VIệt Nam
    [​IMG]
    Được lionking_hau sửa chữa / chuyển vào 09:56 ngày 14/10/2006
  5. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    Ký ức Hoàng Sa
    --------------------------------------------------------------------------------
    Phạm Quang Đẩu - LĐ số 195 Ngày 14.07.2003
    Mới rồi, tôi đến Đài thiên văn Phủ Liễn (Kiến An, Hải Phòng), được gặp ông Đậu - một cán bộ khí tượng thuỷ văn kỳ cựu. Trong lúc trò chuyện, ông cho tôi biết hiện còn một người, có lẽ là duy nhất ở nước ta sống đến ngày nay, từng làm việc trên quần đảo Hoàng Sa (tên gọi khác là Paracels). Đó là cụ Nguyễn Đình Dư, sinh năm 1916, quê ở Nghi Hoà, Nghi Lộc, Nghệ An. Giờ muốn tìm cụ, cần qua người cháu ruột là ông Nguyễn Đình Miên - Thanh tra của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn.
    Trở về Hà Nội, tôi lòng vòng đi tìm ông Miên ngay. May mắn là khi đến nhà, ông Miên cũng vừa đón cụ Dư là chú ruột từ nhà người con gái cả về chơi. Cụ Dư tóc bạc phơ cắt ngắn, da đỏ au, đôi mắt tinh anh, đang ngồi trên giường, buông thõng một chân. Tôi ngại cụ lẫn, nói nhỏ với ông Miên, muốn ông ngồi bên để làm rõ thêm câu chuyện. Ông cười bảo, trí nhớ cụ rất tốt, khỏi cần. Cụ cứ rì rầm kể, giọng xứ Nghệ nhỏ nhẹ, có lúc còn cao hứng đọc một lèo hết cả bài thơ dài mấy chục câu do cụ sáng tác từ hồi công tác ở Nha Khí tượng, mà chẳng thiếu, chẳng nhịu từ nào ...
    Giáp mặt với chúa đảo
    ... Năm 1936, tôi đậu Prime Trường Cao Xuân Dục, Vinh, bỏ nhà vào Nam kiếm sống. Mãi đến 1939 mới xin được chân thư ký công nhật ở Sở Thuỷ nông Sài Gòn. Một hôm có ông Nguyễn Xiển là kỹ sư khoa học bên Sở Khí tượng sang xin số liệu. Chúng tôi có quen biết nhau từ trước, do ông là bạn học với người con bà cô tôi bên Pháp. Ông Xiển thấy tôi nói tiếng Pháp lưu loát, liền bảo bên sở của ông đang thiếu người, sang đấy mà xin việc.
    Từ năm 1937, Pháp đã xây trên quần đảo Paracels một trạm quan trắc, nằm trong mạng lưới khí tượng toàn Đông Dương. Đang tuổi đôi mươi muốn bay nhảy, biết ngoài ấy cần người, thế là tôi học thêm vài tháng nghề quan trắc thời tiết. Vào đầu năm 1941, tôi được lệnh lên đường. Anh Cáp là bạn thân cùng quê, đang trong Tổ chức Hướng đạo sinh Sài Gòn, tính tình sôi nổi cũng thích sóng gió đại dương, xin được cùng đi với tôi. Từ Sài Gòn ra Tourane (tên gọi ngày ấy của thành phố Đà Nẵng), rồi con tàu nhỏ rẽ sóng ra khơi, sau một ngày đêm, chúng tôi đã cặp đảo Patle thuộc quần đảo Hoàng Sa.
    Quần đảo Hoàng Sa gồm khoảng 30 đảo san hô lớn nhỏ, có đảo chỉ nổi lên khi thuỷ triều cạn ròng. Có 3 đảo lớn Patle, Robert và Boisee là có người ở. Dân đất liền ra đây làm việc theo thời hạn, cứ mỗi tháng lại có tàu ra tiếp tế lương thực, thực phẩm. Tàu chúng tôi cặp vào mạn một cầu tàu đang xây dở trên đảo Patle. Đảo Patle hình trái trứng, đường kính lớn nhất khoảng 700 mét và cao hơn mặt biển lúc lặng sóng là 6 mét. Cư dân trên đảo thời tôi ở gồm 30 lính khố xanh, 30 phu tạp dịch, 1 nhân viên phát tín hiệu vô tuyến, 1 nhân viên khí tượng và 1 phiên dịch. Năm ấy, tôi ra thay người phụ trách khí tượng tên là Trần. Anh này lúc đi đã mang theo một phụ nữ trẻ, nhưng đành phải cho "bồ" về trước, vì trên đảo toàn cánh đàn ông không tiện chút nào.
    Chúa đảo đầu tiên tôi gặp tên là Moutshine, là một người Pháp lai, tính tình rất thô bạo hay đánh đập chửi bới lính và phu. Tôi đụng ông ta ngay ngày đầu chân ướt chân ráo ở đảo. Chả là, máy gió tự ghi của trạm khí tượng bị hỏng bộ phận cảm ứng, tôi liền nảy ra sáng kiến tháo cái cầu vai Hướng đạo sinh ba màu xanh, vàng, đỏ của Cáp, kết thành một dải dài cắm lên sân thượng để xem hướng gió. Thấy vậy, Moutshine liền phùng mang, trợn mắt bắt tôi hạ xuống ngay. Tôi không chịu, hắn quát: "Anh đừng quên, ta là chúa đảo". Tôi cũng chơi rắn: "Ông cũng đừng quên, tôi là đại diện cho Sở Khí tượng Đông Dương ở đây!". Hắn hậm hực bỏ đi. Biết thế nào hắn cũng báo về đất liền kể xấu, tôi đánh ngay một bức điện tường trình với "sếp" về tình huống cái máy gió bị hỏng, phải tạm khắc phục như vậy và đã bị chúa đảo gây khó dễ.
    Ai ngờ bức điện lại được Giám đốc Khí tượng Đông Dương quan tâm, báo ngay sang Sở Hiến binh. Thế là, một tháng sau, Moutshine có lệnh phải trở về trước thời hạn. Cả đảo ai cũng mừng thầm vì Moutshine vốn được mệnh danh là "bạo chúa". Thay hắn là một người Pháp tính tình nhã nhặn, vui vẻ. Ông ta từng hoạt động trong đoàn Hướng đạo sinh, nên càng dễ hoà hợp với tôi và Cáp.
    Thấy nhiều lính và phu đảo hết giờ làm việc là vùi đầu vào đánh bạc, tôi đề xuất với chúa đảo mới, tổ chức cho anh em buổi chiều chơi thể thao, buổi tối sinh hoạt văn nghệ. Chúa đảo đồng ý ngay và giao cho đội khố xanh đứng ra làm việc này. Thế là từ đó trên đảo dẹp được nạn cờ bạc sát phạt nhau. Buổi chiều, lính và phu chia ra hai đội đấu bóng đá ngay sát mép nước, còn tối tối thường vang lên tiếng hát, lời ca cây nhà lá vườn. Tôi biết hầu hết người lao động ở đây mù chữ, liền ngỏ ý muốn dạy thêm cho họ, không ngờ được sự hưởng ứng rất nhiệt tình. Thế là hàng tuần lại có thêm những buổi học văn hoá.
    Những thú vui ...
    Tôi còn có cái thú là cùng Cáp dành thì giờ rảnh rỗi đi khắp đảo Patle và hai đảo bên cạnh, tìm hiểu lịch sử và thiên nhiên vùng quần đảo. Vào khoảng giữa những năm 30 của thế kỷ XX, người Nhật đã đưa quân ra chiếm quần đảo Paracels nhằm khống chế Đông Dương. Pháp biết mưu thâm của Nhật, liền có đối sách là mượn danh Chính phủ Nam triều đòi lại chủ quyền.
    Đầu năm 1937, một sĩ quan Pháp dẫn 50 lính khố xanh đổ bộ lên đảo tuyên bố là thừa lệnh Hoàng đế An Nam tiếp quản Paracels. Phía Nhật không chịu, hai bên định choảng nhau. Điện tới tấp vào đất liền xin chỉ thị, cuối cùng đi đến một thoả thuận: An Nam giữ một phần ba diện tích làm đồn trú bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phần còn lại cho người Nhật mượn để khai thác phân chim trên đảo (gọi là phốt phát), lính Nhật thì phải rút hết.
    Tôi còn được nghe kể, cũng năm 1937 phu đảo Patle đã đào được một bộ xương đàn ông còn đeo cái bài ngà. Đấy là viên quan triều đình Huế trông coi đảo, lâm bệnh nặng, có nguyện vọng an táng tại đây. Đảo có một cái hố đường kính tới 4 mét, không có nước, bên hố có hai cây dừa khô bật gốc và một cái miếu thờ thổ công thổ địa. Người ta bảo đây là cái giếng hứng nước mưa được đào từ thời xa xưa, còn dừa thì do lính đồn trú nhà Nguyễn trồng, gặp cơn bão lớn đã thổi tung gốc. Tôi và Cáp cũng đã nhiều lần sang đảo Robert, nơi có nhiều cây cối nhất và là nơi chăn nuôi bò, lợn, dê, cừu cung cấp thực phẩm tươi sống cho toàn quần đảo.
    Đảo này có một cái chòi cao ngất ngưởng, trên đó lính canh ban ngày thì đánh tín hiệu bằng cờ, ban đêm bằng đèn cho đảo Patle. Đảo Boisee ở xa nhất, cách Patle ngót 100 cây số về phía bắc, lớn gấp ba lần đảo Patle. Ngày ấy mấy hòn đảo có người ở đều có rừng, mọc mỗi một loài cây lá to gọi là cây phốt phát. Cây phốt phát nom bề ngoài nó rất yếu ớt, thân khẳng khiu như cây sắn, gỗ lại xốp. Chim biển đậu trắng trên ngọn cây và lớp phân chim từ bao đời tích lại dày tới nửa mét. Mỗi tháng tàu ra tiếp tế, khi trở về người ta không quên chất lên tàu khoảng 200 bao phân chim. Nghe nói, mỗi chuyến như thế chi phí tới 4.000 đồng Đông Dương, chủ tàu mang về mỗi bao phân phốt phát bán được khoảng dăm đồng bạc.
    Tôi trở lại Hoàng Sa một lần nữa vào cuối năm 1944, giữa lúc tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động. Phe Đồng minh ào ạt tấn công phe trục phátxít. Rồi đầu năm 1945 Nhật nhảy vào hất cẳng Pháp ở nước ta, tiếp đến Anh thay mặt Đồng minh vào Nam Bộ giải giáp vũ khí quân Nhật.
    Tôi ở trên đảo đã 11 tháng, quá gần hai lần thời hạn quy định. Những ngày tháng tám lịch sử diễn ra trên đất nước ta mà chúng tôi vẫn còn chơ vơ giữa biển khơi. Mấy tháng không có tàu tiếp tế lương thực, có lúc đã phải bắt cá, cua cáy ăn độn cho qua ngày. Trông ngóng mãi rồi cũng có tàu ra, ai ngờ đó là chuyến tàu tiếp tế cuối cùng cho Hoàng Sa thời thuộc Pháp. Người thay tôi tên là Chi, quê gốc Hà Nội.
    Về đất liền, tôi được cuốn ngay vào phong trào cách mạng sục sôi. Tôi vào đội du kích quận Tân Bình. Đến ngày Toàn quốc kháng chiến cuối 1946, tình cờ tôi gặp lại Chi người kế nhiệm trên đảo Patle mấy tháng trước. Anh cho biết về một biến cố bất ngờ. Đảo lúc đó bị cô lập, bởi tàu phe Đồng minh kiểm soát trên biển rất gắt gao. Không thể ngồi chờ chết, anh em quyết định đẵn cây đóng bè vượt biển. Chúa đảo ngăn cản, liền bị trói gô ném lên bè. Ông ta van xin mang theo chiếc valy hành lý. Một người chạy vào lấy đại ra một chiếc, về sau mới biết valy tiền bạc của chúa đảo thì để lại, chiếc này toàn đựng toàn đồ nghề và vỏ sò vỏ ốc. May mắn thế nào mà chiếc bè mỏng manh ấy lại vượt được hàng trăm kilômét trùng dương, cặp bến an toàn.
    ***
    Kể xong câu chuyện, cụ Dư bỗng ngồi thừ một lúc, đôi mắt dường như đọng chút nỗi buồn nào đó và nhìn ra xa. Tôi hỏi: "Cụ nhớ Hoàng Sa phải không ạ?". "Quên sao được" - giọng cụ trầm trầm - Hoàng Sa cũng như Trường Sa là phên giậu ngoài biển Đông của đất nước. Con cháu đời đời phải gìn giữ. Năm trước tôi đã viết xong tập "Ký ức Hoàng Sa". Tiếc là để ở nhà, không thì đưa anh xem thử. Ký ức Hoàng Sa - mới ngày nào, mà đã 60 năm trôi qua ...
  6. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    Quần đảo Hoàng Sa: Lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam
    Cách đây đúng 30 năm, giữa lúc nhân dân Việt Nam đang tập trung nỗ lực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý, đã vì một số lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của ta. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của mình. Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và nhà nước Việt Nam đã quản lý và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.
    Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre (1749), J.Chaigneau (1816-1819), Teberd (1833), Gutzlaff (1849)...; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các "đội Hoàng Sa" xưa ở cửa biển Sa Kỳ và đảo Lý Sơn (cù lao Ré) nay, mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch trong đó có những văn bản mang tính chất nhà nước của Việt Nam.
    Cho dù có một thực tế là, vì nhiều lý do khác nhau, các nguồn tư liệu thành văn của Việt Nam bị mất mát, thì cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các Chúa Trịnh và Đàng Trong của các Chúa Nguyễn đều lấy danh nghĩa tôn phò nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776).
    Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư được vẽ theo bút pháp đương thời với chú rất rõ ràng: "Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm... Họ Nguyễn mỗi năm vào cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn...".
    Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.
    Với sách Phủ Biên Tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân nhận chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam.
    Sách dành nhiều trang để mô tả về "Đội Hoàng Sa" và "Bắc Hải" của Chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tứ Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc đến Hoàng Sa để thu lượm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (cù lao Ré) còn nói tới "đội Quế hương" cũng là một hình thức tổ chức do dân lập, xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.
    Sang thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là "Vạn Lý Trường Sa" (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).
    Hai bộ sách địa lý quan trọng của triều Nguyễn là phần Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833) đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều nhất quán với những nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các "đội Hoàng Sa".
    Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên, chép về các tiên triều, bộ niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn.
    Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc (1848) đã có 11 đoạn ghi chép sự kiện liên quan đến những quần đảo này. Nội dung là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và đội Hoàng Sa ra đảo để "xem xét đo đạc thuỷ trình" (quyển 50, 52... đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa "dựng miếu, lập bia, trồng cây", "vẽ bản đồ về hình thế", "cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền" (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).
    Ngoài ra còn có các bộ Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (1851) là một bộ điển chế của triều Nguyễn cũng ghi rõ những công việc nhà nước Đại Nam đã thực thi trên lãnh thổ Hoàng Sa. Đặc biệt quý giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lãnh thổ này qua lời phê duyệt của nhà vua.
    Ví như, phê vào phúc tấu của Bộ Công ngày 12.2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết: "Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ "Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu"; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đo đạc, vẽ bản đồ v.v...
    Cần phải nói lại một lần nữa là trong suốt nhiều thế kỷ liên tục trước đây các tài liệu thư tịch của nhà nước Việt Nam kế thừa nhau và những chứng tích như cầu tàu, trạm khí tượng, hải đăng... của Việt Nam (trước đây do người Pháp sử dụng, khai thác và chính quyền Sài Gòn cũ quản lý) vẫn còn đó, thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
    Giáo sư sử học Dương Trung Quốc
    Theo Lao Động
    Quần đảo Hoàng Sa
    Là một quần đảo san hô nằm trong khoảng vĩ độ 15045'''' Bắc, kinh độ 1110 đến 1130 Đông, án ngữ ngang cửa vào vịnh Bắc Bộ, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi, VN)hơn 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc)khoảng 140 hải lý.
    Quần đảo gồm trên 30 hòn đảo, đá, cồn san hô, bãi cát nằm trên một vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý, từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lý, chiếm diện tích biển khoảng 16.000km2. Tổng diện tích phần nổi của đảo Hoàng Sa 10km2.
    Lớn nhất là đảo Phú Lâm, rộng khoảng 1,5km2. Các đảo còn lại diện tích nhỏ hơn nhiều.
  7. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    đây là một số thông tin từ một số cuốn sách nước ngoài
    Tàu ghẻ và công cuộc bành trướng trên biển ĐôngSau khi quân đội Tàu ghẻ chiến đấu zưới mức tồi tệ trong cuộc xung đột Trung Việt năm 1979 người ta mạnh mẽ xem xét lại lý luận quân sự, từ một quân đội nhân zân biển người nhưng chiến đấu yếu kém chuyển sang một quân đội nhà nghề có trang bị vũ khí hiện đại. Việc tàu sân bay Minsk vào biển Nam Hải năm 1979 rồi không lâu sau hạm đội Liên xô đóng ở Cam Ranh làm chính phủ KHựA thấy rõ sự cần thiết phải phát triển hải quân và tăng cường sức nặng cho lập luận của họ chống lại những người chủ trương đánh zu kích trên biển, Cảng Cam ranh đã trở thành căn cứ không quân chính của Liên xô ở Đông Nam Á tiếp sau là căn cứ không quân Đà nẵng và cảng Kong Pong Som. nếu như cuộc chiến tranh cũng chỉ rõ rằng việc giao chiến với quân Liên xô ở bờ biển Việt nam là điều hạn chế thì sự cần thiết phải có một lực lượng hải quân có khả năng đối chọi với những tham vọng của Việt Nam và Liên xô lại nổi rõ, đây là điều mà Đặng tiểu Bình không quên nhắc lại với các nhân vật bảo thủ không tán thành quan điểm của ông về một hạm đội viễn zương.
    Năm 1990 đã có sự hoà zịu Trung Xô và năm 1991 hạm đội của Liên xô đã rút về căn cứ ở Xibia . Nhưng các chương trình hải quân vàhiện đại hoá quân đội của Tàu ghẻ không những không giảm mà còn tăng. Việc bình thường hoá này cùng với cuộc khủng hoảng tài chính của Nga cho phép các nhà lãnh đạo Tàu ghẻ có thể mua được các tranh thiết bị quân sự với giá hời mà Matxcova tìm các bán đi để tiếp sức cho nguồn tài chính của họ. Việc hướng về một nguồn cung cấp ngoại quốc,hơn nữa lại là nguồn Matxcova là một sự đảo lộn về đường lối chủ đạo.
    Trong xu hướng hợp lí là ?ocần phải zựa vào sức mình là chính? Trung cộng đã cố gắng tự phát triển nhiều loại tàu và máy bay riêng. những máy bay zập khuân theo Mig 19 và Mig 21 cũng như TU 12 chắc chắn đã đi vào hoật động nhưng các kiểu nội địa này giống như loại F8 hoặc A5 đều có nhiều khiếm khuyết. từ năm 1989 đến 1993 Trung cộng đã chi gần 1,6 tỉ đô la để phát triển loại F9. Có nhiều tin tức cho thấy loại máy bay này đã được thử nghiệm thành công và đã được đưa vào biên chế. Nhưng việc đưa ra chương trình chế tạo F10 và FC 1 hợp tác với Nga ngố và Pakistan cho thấy rằng không phải lúc nào quân đội cũng thoả mãn với nó.
    Chính zo ý thức về sự khẩn thiết đã khiến Peking hướng về các nguồn cung cấp Nga và chấp nhận tiếp tục phụ thuộc về mặt công nghề zù họ mong muốn điều đó chỉ là tạm thời. trong thực tế Tàu ghẻ đã thử mua công nghệ máy bay Su 27, Mig 31 và sẵn sàng chi 5 tỉ USD cho thiết bị điện tủ và công nghệ tên lửa không đối không. Việc đua ra chương trình máy bay mới F10( phỏng theo máy bay Lavi của Israel và đượch sự trợ giúp kỹ thuật của Irsael)
    Trong lĩnh vực hải quân, Trung cộng cũng có thể biết được nhữung hạn chế của khả năng kỹ thuật của họ. Các tàu ngầm lớp Romeo và Whisky vẫn là những mục tiêu zễ phát hiện đối với một lực lưọng hải quân có trang bị chống ngầm, zù là trang bị thô sơ. Tàu ngầm hạt nhân lớp Hán cũng không được tự zo hoạt động nhiều lắm, còn tàu ngầm phóng tên lửa hạt nhân lớp Hạ thì cần phải có nhiều thời gian nữa mới có thể đi vào hoạt động được. tình trạng của lực lượng tàu ngầm Trung cộng giải thích quyết định mua một số tàu ngầm lớp Kilo của Nga. tuy vậy, chương trình hiện đại hoá tàu nổi đã có kết quả thựuc sự với việc đưa ra loại khu trục hạm phóng tên lửa lớp Luhu vào đầu năm 1993 và đang đóng một lớp tàu khu trục nhỏ Giang vệ mang tên lửa. Các hệ thống vũ khí đặt trên tàu thường là các loại công nghệ cao mua của nước ngoài. Tàu ghẻ khẳng định rằng chương trình quana sự của họ theo hứơng phòng thủ. Họ lấy việc Nhật và Ấn tăng cường các chương trình hải quân để biện minh cho mình.
    Ngân sách hải quân Ấn tăng từ tỉ lệ 4% ngân sách quân sự vào giữa nhữung năm 1960 lên 45 % vào nửa sau những năm 1970, trong khi tải trọng của hạm đội Ấn tăng 98.000 tân năm 1985 lên 185.000 tấn năm 1989. tuy nhiên hải quân của Ấn và Nhật zù thường xuyên tăng lên nhưng còn lâu mới đe zoạ được Trung cộng.Các căn cứ của Ấn ở quá xa và nếu nhưu hải quân đánh bộ Nhật hiện đại,có trang bị tốt và nhiều hạm tàu đáng gờm ví zụ như tàu khu trục hạm lớp Kongo , thì nó lại thiếu các tàu hậu cần để có thể thực hiện một trận đánh tầm cỡ nhằm vào Trung cộng. hơn nữa Khựa thực hiện chương trình hải quân sau khi hai cường quốc chính đã có những bước rút lui. Mối đe zoạ từ Liên xô đã yếu hẳn và sự rút lui của hạm độ 7 đầy xa mối đe zoạ từ Mỹ, một mối đe zoạ zù sao vẫn còn xa vời zo mối quan hệ Thái bình zương giữa Hoa Thịnh đốn và Pecking. Như vật khó biện minh cho chương trình phát triển hải quân của Trung cộng với lập luận phòng ngự. Trái lại,với đơn đặt hàng 10 tàu ngầm lớp Kilo, bước thúc đẩy hải quân hiện đại hóa đã quá rõ. Từ đầu năm 1989,các chương trình Luhu và Giang vệ là một sự thay đổi quan trọng về chất lượng, hơn nữa những mục tiêu nêu trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8(1991-1995) bao gồm vịêc đóng thêm các tàu khu trục nhỏ Giang vệ, một tàu khu trục lớp Luhu, một số tàu ngầm lớp Ming, một số tàu tuẫn tiễu cao tốc mang tên lửa lớp Hán và các tàu thính sát. Cuối cùng mọt việc quan trọng là nâng cao khả năng hậu cần của hải quân Khựa một cách tuyệt đối và trong tương quan với hải quân của các nước Đông nam Á.
    Như vậy với sự hoà giải Xô trung ziễn ra vào đầu những năm 90 cho thấy bước phát triển hải quân vào cuối nhữung năm 80 đầu nhữung năm 90 không gắn với mối đe zoạ từ Liên Xô. Đặng và các nhà lãnh đạo của Trung cộng ngay từ những năm 1985 đã zự đoán rằng rất ít khả năng xảy ra một cuộc đụng đầu lớn giữa Trung và Liên xô. Quan điểm chiến trang cục bộ hạn chế và cường độ thấp ra đời.Quan điểm này được định nghĩa như một cuộc chiến tranh trong không gian hẹp hơn, thời gian ngắn hơn và mục tiêu rất chính xác(!?). Trong khung cảnh này thì trận đánh 1974 ở Hoàng sa trước khi quan điểm này ra đời và trận đánh ở Trường Sa năm 1988 là minh chứng tuyệt vời cho quan điểm này. nó cũng hàm ý rằng cần xây zựng chiến tranh kỹ thuật với các phương tiện chính xác hiện đại,có khả năng đánh bại địch nhanh chóng. Trong thực tế từ năm 1987 đô đôc Lưu Hoa Thanh đã đưa hải quân vào một chương trình hiện đại hoá mới trong khi theo đuổi chương trình hải quân nhằm đối phó với mối đe zoạ từ Liên Xô. từ một lực luợng phòng thủ ven biển, hải quân Trung cộng đã trở thành một lực lượng biển xa quan trọng trong vòng 15 năm. Chính nhờ 2 tàu khu trục với tàu frigate hiện đại mà hải quân Trung ghẻ đã thắng Việt Nam năm 1988(???)
    Từ năm 1985 Bộ chỉ huy Hải quân đã yêu cầu 1 tàu sân bay. Các nhà cầm quyền Trung cộng nắm được những thông tin trái ngược về việc làm rõ đặc điểm phòng thutrong bước phát triển hải quân Tàu ghẻ.Thực ra Trung cộng chưa có các máy bay hiện đại chuyên zùng cho hải quân. hơn nữa bộ ngoại giao chống lại việc mua một con tàu như vậy vì lý zo tài chính đồng thời vì cái giá chính trị của một bước phát triển khả năng tấn công của Trung cộng:Các nước ASEAN không thể không thấy mối đe zoạ từ sự phát triển này. tuy nhiên có nhiều zấu hiệu cho thấy rõ ràng Peking ý định trang bị cho mình một tàu sân bay. Trước hết, tư lệnh hải quân lúc đó là Đô đốc Lưu Thanh hoa đã thành lập Học viện Hải quân ở Quảng châu và tại đây đã tổ chức nhiều khoá chri huy tàu sân bay. Mặt khác nhân sự kiên Thiên An Môn năm 1989, hợp đồng mua tàu sân bay HMAS Menbơn của Úc đã được điều chỉnh và mọi thiết bị công nghệ cao đã được gỡ khỏi con tàu. Nhưng các kỹ sư Trung cộng đã kiên trì tháo rời con tàu để nghiên cứu cấu tạo. từ năm 1987 không quân đã cấu hình tại một bộ phận của sân bay phía bắc Peking nhằm tạo cho nó vẻ ngoài zống như bong tàu Menbơn.Cũng trong năm đó ở căn cứ hải quân Lushun đã tiến hành phóng thửu kiểu máy bay F8 chuyên zùng cho hải quân.
    Năm 1990-1992 Trung cộng đã tro ý rất muốn có các tàu sân bay của Liên xô cũ. Đầu tiên peking định mua tàu sân bay Varyag(trọng tải 67.500 tấn có trang bị công nghê phóng máy bay) lúc đó đang được đóng tại xưởng đóng tàu của Ucraina. Nhưng cái giá 2 tỉ đô la đã làm nguội lạnh nhiệt tình của Trung cộng và khiến họ từ chối không mua. Sau đó họ zự kiến mua tàu sân bay lớp Kiev có lắp đặt các thiết bị cất cánh thẳng đứng. Lập luận về mặt tài chính zừơng như khó mà tin được vì việc tìm ngân sách cho việc mua 24, rồi 26 chiếc Su 27( khoảng 2,1 tỉ USD cho những đơn đặt hàng kéo zài trong 3 năm) và việc đồng thời phải mua một số tàu Kilo và kỹ thuật tiếp zầu trên không zường như chẳng là vấn đề gì đối với KHựA. Khi hạm đội Viễn đông của Nga bán 2 tàu sân bay Minsk và Novosibirk để lấy tiền mặt vào tháng 11 năm 1994. KHựA không tỏ ý muốn mua zù cho giá bán rất hời. Hơn nữazo không có loại máy bay chuyên zùng cho hải quân, đồng thời cũng cho thấy khả năng yếu kém của nước này trong việc bảo vệ chống tàu ngầm và chống máy bay
    ( sách "chiến lưọc địa chính trị của Tàu ở biển Nam Hải)
  8. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    (tiếp..)Năm 1993, hải quân Tàu ghẻ đã đi vào thảo luận với nhà cầm quỳên về tầm vóc của các thiết bị cảng zự kiến xây zựng trên đảo Stonecutter của Hôngkong. Zường như hải quân TG muốn có ít nhất một bến cảng có thể tiếp nhận cỡ tàu 68.000 tấn. Mặt khác Hongkong là cảng nước sâu zuy nhất của vùng bờ biển phía nam KHựA.
    Cuối cùng vào tháng 7 năm 1994, tờ tạp chí Tàu ghẻ Shidia thân chính phủ đã đưa tin một số phi công của lực lượng khôngquân của hải quân KHựA tham zự huấn luyện về kỹ thuật chỉ huy tàu sân bay ở Quảng Châu.Vào tháng 10,cũng tờ báo này đã zự kiến rằng: ?onếu không có một cụm chiến đấu lấy trọng tâm là tàu sân bay thì hải quân nước này không thể bảo vệ có hiệu quả lãnh hải quốc gia ở Trường Sa(!??.hừm)..Qua đó khẳng định mục tiêu của các vị đô đốc mua một tàu sân bay để triển khai ở biển Nam Hải. tháng 9 năm 1992 Chủ tịch Zuơng Thượng Con đã khẳng định sự cần thiết phải có một hạm tàu như vậy để bảo vệ quần đảo Trường Sa(?..he..)
    Những hòn đảo mục tiêu và công cuộc bành trướng về phía Nam
    Mục tiêu của Tàu ghẻ là zữ ưu thế trên biển Nam Hải. Bước phát triển về lực lượng máy bay của hải quân KHựA khiến cho bất kỳ ai cũng thấy rằng thực ra bộ tham mưu hải quân không thể lý giải các vấn đề bằng lý zo phòng ngự. Đương nhiên là nước này có đường bờ biển rất zài và hạm tàu của họ bố trị ở 3 khu vực tác chiến là Hạm đội Bắc hải, hạm đội Đông hải( có căn cứ ở Thượng hải) và hạm đội Nam hải (Có căn cứ ở Trạm Giang). Quảng châu và Thượng Hải là 2 khu vực đóng tàu lớn nơi sản xuất ra các tầu ngầm và tàu khu trục. bộ chỉ huy hải quân trước đây đã cung cấp cho hải quân miền nam nhiều tàu đã lỗi thời. Thực ra, hạm đội Việt nam chưa bao giò là mối đe zoạ nghiêm trọng đối với an ninh KHựA và mối đe zoạ từ Liên xô buộc họ phải bố trí nhiều hạm tàu tốt hơn ở các chiến trường Đông và Bắc. nhưng trong những năm vừa qua hạm đội Nam Hải đã nhận được phần tăng lên trong chi phí zành cho Hải quân. Người ta thấy một số hoạt động đặc biệt của hải quân Tàu ghẻ trong khu vực: Nhiều tàu đổ bộ đã được chuyển từ hạm đội Bắc Hải sang hạm đội Nam hải trong những năm 1980,sau đó 3 tầu ngầm cũng được chuyển vị trí. David Muller năm 1983 đã nhận xét: việc triển khai lực luợng hải quân KHựA trong những thập kỷ trước khiến người ta nghĩ đến việc tiến hành các trận tấn công đổ bộ đường biển?,quy mô của thành phần thuỷ bộ trong hải quân KHựA và thời điểm xây zựng nó cho thấy nhiệm vụ đầu tiên của là zành sở hữu quần đảo Trường sa khi có thời cơ.
    theo hải quân Đài loan, fần lớn các cuộc diễn tập gần đây của hải quân Tàu ghẻ đã diễn ra ở biển Nam hải. ông Derek da Cunha, chuyên viên nghiên cứu tại viện nghiên cứu ĐNA của Singapo khẳng định: : một phần nỗ lực hiện đại hoá của các nước duyên hải chắc chắn gắn với cuộc chiến tranh dành giật quần đảo Trường sa? > Tứong Mohamad ali Alwi, phó tham mưu trường fụ trách kế hoạch hoá nhận xét rằng, từ chương trình hải quân Tàu ghẻ ta thất nỗi lo sợ và ám ảnh của các nước nhỏ ven biển là hoàn toàn chính đáng/
    Trong thực tế Malai đã chuyển các tàu đóng ửo căn cú Lumut (Ấn độ Duơng) sang Tanjung Gelang trên biển Nam Hải.Cũng tương tự,các máy bay trinh sát điện tử EC-2 Hawkeye của Singapo từ năm 1991 đã bắt đầu tuần tra sâu ở khu vực đó để kiểm soát sự đi lại của tàu bè Tàu ghẻ ở Hải Nam và Hoàng sa. Quần đảo Trường sa đã đựơc quân sự hoá ở mức độ lớn.
    Lịch sử của cuộc chinh phục biển Nam hải dần từng bước chó thấy ngày càng nổi rõ chính sách triển khai về phía nam của hải quân KHựA và sự hội nhập giữa tham vọng của Peking ở khu vực biển này với chương trình hiên đại hoá không quân, hải quân tầm cỡ quốc tế. Chắc chắn toàn bộ hành động của KHựA không được hoặch định từ lúc nêu ra yêu sách đòi chủ quyền biển Nam hải nhưng kết hợp chủ nghĩa cơ hội chính trị với sự lựa chọn phát triển một hải quân biển xa, chính phủ KHựA dần dần đã tự đặt cho mình vị thế một diễn viên chính trên khu vực này.Năm 1956, KHựA đã chiếm cụm đảo Amphỉtite của Hoàng Sa,còn quân Nam Việt chiếm cụm đảo chữ thập. Trận đánh 1/1974 cho phép họ giữ địa vị chủ nhân duy nhất của khu vực này. Chỉ 3 tuần sau khi Nam Việt nam sạup đổ năm 1975, Việt Nam đã chiếm quần đảo Trường sa, thực sự nhằm mục đích ngăn chặn ý đồ của KHựA. Cử chỉ này làm peking phật lòng. Nhưng với KHựA thì vấn đề chiếm các hòn đảo ở biển Nam Hải chỉ còn là thời gian.
  9. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    Trong các năm 1975-1978 hải quân KHựA tích cưc tuần tiễu Hoàng Sa. Ngày 8.11.1980 Hai máy bay ném bong H6 bay trên vùng trời Trường Sa. Một cuộc viễn chinh thăm dò quan trọng ( bao gồm 85 tàu hải quân) đã được tổ chức ở biển Nam Hảivào tháng 5.1983. kéo dài đến tận đảo James ?ođiểm xa nhất của lãnh thổ KHựA?(??).Cũng trong năm đó đã xảy ra nhiều cuộc đụng chamk giữa tàu KHựA và tàu Vn ở Hoàng sa rồi tháng 5.1987 nhiều hoạt động trinh sát đã bắt đầu trong phạm vi quần đảo Trường Sa. Tháng 11 năm đó, nhiều lính hải quân của Tàu ghẻ đã đổ bộ lên các đảo và bắt đầu xây dựng bãi neo tàu vào tháng 2.1988. Song song với hiện tượng nhảy vào quần đảo này với lực lượng lớn, Tàu ghẻ cũng đã thử nghiệm sức kháng cự của Vn để rồi xảy ra trận đánh ngày 14.3 năm sau.Theo một số tin tức, hải quân tàu ghẻ đã hoặch định một trận đánh nữa vào cuối năm 1989 nhưng tình trạng thiếu tiền và triển vọng mất thể diện quốc tế đã thuyết phục những cái đầu nóng của tàu ghẻ dừng lại. Mùa xuân ănm 1989 nhiều cuộc diễn tập đổ bộ đã diễn ra ở Hoàng Sa.Tháng 10 năm 1990 trên các đảo thuộc Trường Sa đã diễn ra cuộc diễn tập nhảy dù đầu tiên gồm khoảng 600 tên khựa. Toàn bộ các cuộc diễn tập,cũng nhưu các hoạt động và định hứơng của các chương trình trang bị cho thấy Tàu ghẻ muốn tham chiến nhanh nhờ sự hiệp đồng của các lực lượng như máy bay, hải quân,các đơn vị có khả năng hoạt động ngày càng xa bờ cũng như muốn kiểm soát vùng biển mà họ nhận chủ quyền
    Chưong trình hiện đại hoá hải quân dự kiến đọng các tàu khu trục mang tên lửa và các tàu tấn công đổ bộ đường biển, điều mà trong khi xảy ra căng thẳng cao độ với Vn năm 77-85 nguời ta chưa dự kiến. Chỉ riêng lực lượng hải quân đánh bộ (ra đời năm 1980) đã đạt tới cấp sư đoàn và được triển khai đến Trạm giang phía bắc Hải Nam. năm 1982 Lưu Hoa Thanh tuyên bố một trong các mục tiêu của hạm đội là khẳng định chủ quyền của Khựa ở biển Nam Hải. Từ giữa thập niên 70 toàn bộ chiến lược hải quân của Tàu ghẻ luôn luôn nhằm trang bị cho mình một công cụ quân sự cho phép loại bỏ nhữung yêu sách của các nươc duyên hải. Từ Nam hải những chiếc Su 27 mới mua sẽ đảm bao ưu thế Không quân của Khựa ở nửa fần fía bắc của biển Nam Hải (Nhờ kỹ thuật tiếp dầu trên không và bán kính hoạt động rộng). Số máy bay này sẽ là đối thủ đáng gờm trên bầu trời Trường Sa đối với laọi F16 hoặc F/A 18 trong tay các nước ASEAN.
    Để hộ trợ cho ảnh hưởng của họ ở phía bắc biển Nam Hải, Tàu ghẻ đã ch xây dựng một cảng trên đảo Tri tôn thuộc Has năm 1982 và năm 1993 đã hoàn thành một căn cứ không quân có đường băng dài 2,6km trên đảo Woody,tại đây khựa đã bố trí khoảng 20 chiếc cường kích F-8 hoặc A-5 và cả H-5 Badger có trang bị tên lửa đối hạm. Hoàng sa đã trở thành một căn cứ tiếp sức quan trọng về hứong Nam của vùng biển này. Theo lời của Bộ trưởng Công an tàu ghẻ lúc bầy giờ thì việc xây dựng căn cứ này là do nhìn nhận ?okhả năng xảy ra một cuộc xung đột ở biển Nam Hải?.Một cảng và sân bay trực thăng sẽ được xây dựng trên đảo fiery Cross thuộc Trường Sa.
    Chắc chắn có lúc Quân an hại nhân dân (l?Tarme de liberation du peuple) phải đưa các trang thiết bị mới vào khuôn khổ học thuyết của mình và phải tổ chức một cuộc tấn công vào các đảo mà đối phưong ?ochiếm giữ? ở Trường Sa. Lúc này có vẻ như Khựa chưa có đủ phương tiện hậu cần cho một cuộc tấn công có quy mô toàn cầu trong khu vực quần đảo. Địa lý của khu vực bểin này(khép kín) khiến cho mọi cuộc bành trướng của hải quân trong trường hợp có xung đột trên tất cả các nước ven biển trở nên nguy hiểm.Bên cạnh đó các tàu của Khựa vẫn chưa được cải tiến. Trước khi tàu của khựa đánh vào các lực lượng Vn năm 1988, người ta cho rằng bọn này chưa có khả năng thực hiện một trận đánh như vậy.
    Cho dù Tảu ghẻ có dự kiến một cuộc tấn công hay không thì chính nhận thức về tham vọng của Trung Quốc đã gây ra nhữung mối lo ngai của các nước láng giềng và dẫn đến sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của họ. hiện tại một cuộc xung đột chỉ có lợi cho Khựa trừ khi các nước Asean chấp nhân liên minh các lực lương của họ( cái này có khi cũng phải tính đến đây!).vấn đề đặt ra là liên minh lực lương( về chính trị) và tiến tới việc hợp nhất công tác chỉ huy(vấn đề kỹ thuật).Vn hiện nắm giữ nhiều đảo nhâts nên đề nghị các cuộc đàm phán mà they nghĩ là có thể có đất làm ăn trên thế mạnh. Chiến lược của Tàu là tự cho mình là một trong những nước đòi chủ quyền và trong chờ vào thời gian, một nhân tố có lợi cho việc củng cố sức mạnh quân sự của ghẻ trong tương quan với các nước làng giềng.
  10. ga_nhep

    ga_nhep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2005
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    0
    Thanks! bác....[r2)]
    yêu tổ quốc - căm thù bọn khựa

Chia sẻ trang này