1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CQ - 88

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 03/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Krazvn001

    Krazvn001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Quả thật, qua bút ký này ta có thể hiểu thêm phần nào không chỉ về chiến sự, mà còn hiểu sâu sắc hơn những tâm tư, tình cảm của người lính Hải quân nhân dân Việt Nam cũng như thực trạng và những hạn chế của Hải quân nói riêng và kinh tế - xã hội Việt Nam lúc ấy. Vote 5*
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Chúng tôi đã đến đoàn công binh Sông Mã gặp Hà Quốc Vĩnh. Thú thực khi nghe đồng chí Chủ nhiệm chính trị Quân chủng nói về các anh và thông báo về kỷ lục này, tôi cứ ngờ ngợ rằng, hoặc có sự nhầm lẫn, hoặc có sự "tuyên truyền" theo cái lối "xây dựng điển hình" mà ta vẫn từng làm xưa nay. Vì vậy, khi đến tiểu đoàn 2, tôi và anh Viết Thái, phóng viên báo Phú Khánh, đã yêu cầu phó tiểu đoàn trưởng Cù Duy Tài thuyết minh kỹ cho chúng tôi từng công đoạn trong quy trình xây dựng kiểu nhà cao chân này, đồng thời chỉ rõ cho chúng tôi thấy những "kẽ hở" mà Hà Quốc Vĩnh và đồng đội của anh đã phát hiện ra để hợp lý hoá toàn bộ quy trình một cách tối ưu. Sau đó chúng tôi mới bắt đầu tiếp xúc với Hà Quốc Vĩnh và đồng đội của anh. Qua những gương mặt xạm đen vì nắng gió, những bàn tay chai sạn và bằng cách diễn tả giản dị chân thực, không chút khoa trương của các anh, tôi đã hình dung được năm ngày lao động vô cùng khẩn trương và căng thẳng của các anh trên biển cả. Kỷ lục đó của các anh hiện nay là đỉnh cao, khó ai có thể vượt qua. Chính các anh cũng thừa nhận rằng, chưa chắc lần sau đi làm nhà ở những hòn đảo khác chúng tôi đã đạt tới cái kỷ lục kỳ diệu này. Đó là cách nói hiện thực và khiêm tốn. Ở đây tôi chỉ suy nghĩ về một điều, nếu như ở bất kỳ đâu chúng ta cũng có những con người lao động tự giác và hết mình, luôn hướng tới những đỉnh cao như thế, có lẽ từ lâu chúng ta đã không còn lõm bõm trong tình trạng trì trệ, lạc hậu và nghèo đói như hiện nay.
    Bằng máu và mồ hôi, các chiến sĩ đang hoạt động trên quần đảo Trường Sa đã khẳng định thêm một lần nữa chủ quyền thiêng liêng của đất nước đối với quần đảo này; khẳng định thêm một lần nữa phẩm chất cao quý của anh bộ đội *****, khẳng định phẩm giá của những người chân chính.
    NHỮNG ĐỢT SÓNG NGẦM
    Tôi muốn dành trọn phần này để nói hộ các chiến sĩ hải quân nhân dân đang hoạt động trên biển và trên quần đảo Trường Sa về những tâm tư nguyện vọng, những băn khoăn lo lắng và đôi khi cả những bất bình phẫn nộ của họ đối với những vấn đề liên quan tới quyền lợi chân chính của bản thân và gia đình họ, liên quan tới đời sống hàng ngày và hiệu quả lao động chiến đấu của họ. Những vấn đề đang khiến "đất liền" nhức nhối thì trên đại dương chính là những đợt sóng ngầm. Hậu quả của nó sẽ không thể nào mà lường được nếu như tình trạng thờ ơ, vô trách nhiệm, bệnh quan liêu và tệ bất công vẫn tồn tại, hàng ngày làm tổn thương lòng tin và tình cảm của những người cầm súng.
    Trước hết, tôi muốn trở lại những con tàu. Ở phần đầu của bài bút ký này tôi đã ca ngợi việc chắp vá, hồi phục cấp tốc những con tàu đã quá hạn sử dụng, đã rách nát ọp ẹp để khẩn trương đưa ra biển đi chi viện cho Trường Sa. Trong chiến đấu, việc chấp nhận mạo hiểm là cần thiết. Khi nhiệm vụ đã trở nên khẩn cấp, khi đồng đội ngoài khơi xa kia đang kêu gọi, thì dẫu phải ra khơi với những con thuyền gỗ, những con tàu ọp ẹp, người chiến sĩ hải quân nhân dân cũng sẵn sàng. Nhưng trong điều kiện bình thường thì việc đưa những con tàu không đủ tiêu chuẩn an toàn ra khơi là một việc không thể chấp nhận được. Gần đây, nhà văn Xuân Cang đã viết một cuốn sách trong đó nói về một vụ đắm tàu do sự vô trách nhiệm của các cơ quan đăng kiểm và các cơ quan quản lý tàu bè hoạt động trên biển. Nhưng tôi ngờ rằng, với trí tưởng tượng của một nhà tiểu thuyết, anh Xuân Cang cũng chưa "tưởng tượng" hết được quy mô của sự vi phạm quy chế an toàn trên biển của tàu bè Việt Nam.
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Khi tới thăm các tàu của hải quân vừa đi làm nhiệm vụ trên biển về, tôi cứ ngờ ngợ là đang gặp lại cái tàu Sông Tràm của nhà văn này, thậm chí cái "Sông Tràm" còn được nhà văn mô tả "tươm tất" hơn những con tàu mà tôi đã gặp nhiều lắm. Trở lại con tàu mang tên Sông Thao mà Bộ Giao thông vừa chuyển nhượng gấp cho Hải quân để "tất cả vì Trường Sa thân yêu" để làm một ví dụ so sánh. Con tàu này đã có thâm niên 28 năm hoạt động trên biển và đáng lý đã phải mổ ra làm sắt vụn từ lâu rồi, nhưng đối với hải quân thì đây vẫn là con tàu có sức chở lớn và hiện đại, mà nếu không có sự kiện Trường Sa 14-3 thì có nằm mơ cũng chưa có nó. Trong mười năm qua, nhiều tỉnh và thành phố có cảng ven biển đều đã mua được những chiếu tàu vận tải có sức chở lớn và tương đối hiện đại, có thành phố có hẳn một đội tàu viễn dương. Vậy thì tại sao, với một đất nước có 3.500km bờ biển, có một hải phận mênh mông phải quản lý, lại có một quần đảo tít mù ngoài khơi nữa, vậy mà hải quân lại không có lấy một đội tàu vận tải hiện đại có sức chở lớn? (Tôi chưa nói đến những đoàn tàu chiến lớn). Tàu buôn thì có trang bị radar hiện đại, có máy đo sâu hiện đại, điện đài hiện đại, thậm chí cabin thuỷ thủ cũng khá hiện đại, vậy mà tàu hải quân thì lại trang bị thô sơ cổ lỗ? Đó là một điều không thể giải thích được?
    Trong những ngày tháng sôi động vừa qua ở Trường Sa các thuỷ thủ tàu đánh cá, tàu vận tải cỡ nhỏ, trang bị thô sơ của hải quân đã làm nên kỳ tích. Nhưng nếu họ có trong tay những con tàu hiện đại hơn, hẳn họ sẽ lao động và chiến đấu có hiệu quả hơn và đỡ tốn mồ hôi xương máu hơn. Tôi đã gặp ở một quân cảng chiếc tàu 712 vừa hoạt động ròng rã sáu tháng trời trên biển về. Trông con tàu thật tang thương, boong, mạn tả tơi, máy móc cọc cạch, để đưa nó về nơi sửa chữa đã phải dùng một con tàu khác kèm cặp lai kéo. Anh em thuỷ thủ trên tàu, nhờ giời, vẫn mạnh khoẻ. Khi tôi hỏi thuyền trưởng Nguyễn Văn Thuỵ rằng, anh nghĩ gì khi đã hoàn thành một đợt đi biển dài ngày như thế, anh lắc đầu cười "Về đến bến thì mới biết là an toàn". Đúng vậy, với một con tàu như thế này giữa đại dương thì điều gì cũng có thể xảy ra cả.
    Chúng ta yêu hoà bình, không chủ trương chạy đua vũ trang nhưng muốn được yên ổn để mà "yêu hoà bình" thì cũng phải có lực lượng tự vệ đủ mạnh để đủ sức chặn đứng những bước xâm lăng của kẻ thù từ mọi hướng khi cần thiết. Khi kể chuyện với chúng tôi, anh em thuỷ thủ đều uất ức mỗi khi kể về những sự "bắt nạt" trên biển của các tàu chiến đối phương. Chúng nó có cả một hạm đội mạnh, trang bị hiện đại. Tàu của chúng thường xuyên lao tới chặn đường, dùng vũ lực và cả sức dồi của sóng tàu để ép tàu ta. Anh em mình đành nén nhịn, dũng cảm đương đầu và tránh bị khiêu khích. Bởi vì nếu ta nổ một phát súng trước, địch sẽ lập tức dội tên lửa và đại bác vào tàu của mình ngay. Chiến đấu trên biển, sức mạnh trang bị kỹ thuật không phải là không đáng kể.
    Tôi không dám đặt câu hỏi, ai phải chịu trách nhiệm về tình trạng thiếu thốn và lạc hậu về trang bị kỹ thuật đến mức như vậy của hải quân ta. Bởi vì, như thường lệ, sẽ rất khó tìm ra câu trả lời. Có một nguyên nhân to tát và luôn luôn đúng là đất nước ta còn nghèo, mà đã nghèo thì làm sao mạnh được? Nhưng, nếu có một cách nghĩ khác, một tầm nhìn khác hơn thì mười năm qua hải quân có lẽ cũng không đến nỗi thiếu thốn về trang bị kỹ thuật đến như vậy. Bên cạnh đó, các nước bạn của ta lại có hải quân vào hàng hùng mạnh của thế giới. Nhưng kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, trước hết chính mình lo bảo vệ lấy mình đã.
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Nói đến tàu rồi phải nói đến con người. Trong đợt đi thực tế vừa qua tôi đã có điều kiện để hiểu thêm về đời sống của bộ đội họat động trên biển, trước đó chúng tôi đã có những đợt đi đến với những người lính trên biên giới phía Bắc, và có thể đi đến kết luận rằng: đã là người lính thì ở đâu cũng phải chấp nhận sự thua thiệt và chỉ có người lính là không bao giờ mặc cả với Tổ quốc, với Đảng. Nhưng là người làm báo, có lẽ chúng ta cũng phải báo động một tình trạng có thực, một đợt sóng ngầm đang diễn ra trong lòng những người cầm súng. Đó là tình trạng người lính, nhất là các sĩ quan trong quân đội, đã cảm thấy mình bị đối xử bất công. Chúng ta đều biết rằng, một sĩ quan trung cấp trong quân đội hiện nay không có cách nào mà có thể giải thích được cái phương trình về đời sống của mình gồm hai vế: sự tồn tại của mình và sự tồn tại của vợ con mình bằng đồng lương của mình. Anh nào cho là có thể sống được và còn dư để chi tiêu cho kỳ nghỉ phép của mình bằng đồng lương chân chính là nói trạng. Đối với một sĩ quan đóng quân ở Hà Nội và có gia đình ở Hà Nội cũng vậy? Còn đối với các sĩ quan làm nhiệm vụ ngoài hải đảo hay trên biên giới thì lại càng khó khăn hơn gấp bội.
    Ở đây tôi chỉ muốn nói đến chế độ lương và chế độ sinh hoạt phí đối với các sĩ quan, công nhân viên và thủy thủ hoạt động trên các con tàu và trên các đảo ngoài quần đảo Trường Sa mà thôi. Xưa nay, nói đến thủy thủ, người ta thường hình dung đó là một lớp người lính có cuộc sống phóng khoáng, tiêu tiền như rác. Hiện nay ở nước ta cũng đang hình thành một lớp thủy thủ như vậy, nhưng đó là các thủy thủ hoạt động trên các đoàn tàu buôn, tàu viễn dương. Nếu so sánh cuộc sống của họ với cuộc sống của các thuyền trưởng và thủy thủ tài ba và dũng cảm của hải quân nhân dân thì thật là khập khễnh. Tôi cũng xin nói ngay rằng tôi không mấy băn khoăn về cuộc sống sung túc của các thủy thủ viễn dương, họ đáng được hưởng như vậy sau những ngày lênh đênh trên biển cả, chấp nhận đương đầu với sóng gió đại dương. Điều đáng nói là ở chỗ, cũng hoạt động trên biển, trong đó cán bộ và thủy thủ của hải quân dĩ nhiên phải chấp nhận hiểm nguy nhiều hơn, phải hoạt động trong những điều kiện thời tiết bất lợi nếu có nhiệm vụ. Vậy mà chế độ ăn uống sinh hoạt của họ lại thua kém quá xa các thủy thủ hoạt động cho các cơ quan kinh tế nhà nước. Trong khi đó, ở các cơ quan kinh tế nhà nước còn có khả năng "tự điều chỉnh" bằng nhiều hình thức kể cả chế độ thưởng tiền và hiện vật mà hiện nay, đối với nhiều cơ sở kinh tế, thu nhập này đã trở nên "nặng đồng cân" hơn lương chính thức. Trong khi đó thủy thủ hoạt động trên biển và các cán bộ sĩ quan công tác trên các đảo ngoài Trường Sa thì "điều chỉnh" vào đâu? Các sĩ quan công tác ngoài đảo sau một năm vào nhận lương để đi phép thì đồng tiền đã "trượt dài", mất tất cả cái phần tiền ưu đãi (cán bộ ở đảo được hưởng thêm 100% tiền ưu đãi khu vực và khí hậu tính theo lương chính).
    Sự kiện xảy ra trên đảo Gạc Ma vừa qua đã khiến cả nước bừng tỉnh. Người lính Trường Sa bỗng trở thành người anh hùng được cả nước biết đến. Trung ương đã huy động cả nước tham gia chi viện cho Trường Sa. Đã có nhiều lực lượng, nhiều địa phương tham gia vào nhiệm vụ này, trong đó có một số tàu của các địa phương cũng được huy động tham gia chi viện cho Trường Sa. Tất cả các con tàu đó đều được các chiến sĩ Trường Sa hoan nghênh "Bằng con đường nào cũng được, miễn là họ giúp chúng ta một tay". Một đồng chí phụ trách công tác phối hợp các lực lượng chi viện cho Trường Sa đã nói với chúng tôi như vậy. Vì, không phải không có những vị cán bộ đến phối hợp công tác với bộ đội Trường Sa với tâm lý của một kẻ đi làm giúp! Xem như việc bảo vệ Trường Sa là của riêng hải quân, của riêng quân đội vậy! Những đội tàu được các địa phương huy động đi chi viện cho Trường Sa cũng có năm bảy loại. Có những đội tàu đến với bộ đội Trường Sa với tinh thần tình nguyện như tàu Thuận An 02 Bình Trị Thiên. Tàu này đã ra Trường Sa chuyến thứ hai trong vòng hai tháng và được bộ đội nhiệt liệt hoan nghênh.
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Khi tàu Thuận An 02 rời đảo Thuyền Chài lần thứ hai, các chiến sĩ trên đảo đã bắn tất cả các loại sung, kể cả pháo hiệu, pháo sang để tiễn con tàu về đất liền. Nhưng cũng có những đội tàu đến ?olàm giúp? bộ đội Trường Sa một cách miễn cưỡng. Trước khi đi họ đã mặc cả với địa phương của họ về đủ mọi điều, từ chế độ đãi ngộ, tiền lương, tiền thưởng đến quyền được đi nước ngoài sau khi hoàn thành chuyến vận tải ra Trường Sa? Tỉnh đã cho họ ăn mỗi ngày 1.500 đồng nhưng họ vẫn chưa thỏa mãn, ngành chủ quản phải huy động tất cả các lái xe trong tỉnh quyên góp để đủ cho mỗi người 6.000 đồng tiền ăn trong một ngày đi biển. Khi đến với bộ đội hải quân họ còn tiếp tục mặc cả, đòi phải được cung cấp đủ thứ, phải có bò non, gà non đưa xuống tàu, phải có bia 333 và thuốc lá ngoại! Đã thế họ vẫn còn chần chừ chưa chịu nhổ neo khi hàng đã chất lên tàu làm ảnh hưởng đến tiến độ chung. Một đồng chí chỉ huy bộ đội hải quân viết thư đến nhắc nhở, yêu cầu họ nhổ neo, thì họ còn ngang ngược trả lời ?oTướng của các anh cũng chẳng là cái cóc gì đối với chúng tôi hết!?. Đến khi những đồng chí làm nhiệm vụ phối hợp phải làm găng, định báo cáo về tỉnh và trả tàu về cho tỉnh họ mới miễn cưỡng ra đi.
    Những hiện tượng ?omặc cả? để đi Trường Sa như vậy không phải chỉ diễn ra ở một con tàu, có điều mỗi nơi mỗi vẻ, nơi tế nhị kín đáo hơn, nơi thì vô cùng trắng trợn như vậy. Kể ra những chuyện này là để chúng ta biết quý hơn người lính của chúng ta. Với mức sinh hoạt 236 đồng một ngày trong thời giá hiện nay thì quả là quá kham khổ, nhưng họ vẫn vui vẻ lên đường, không một lời mặc cả. Các vị khách tới phối hợp, chỉ đi một hai chuyến rồi lại trở về để đi viễn dương, còn họ thì năm này qua năm khác gắn bó với Trường Sa. Đất nước và quân đội phải nghĩ đến họ, dù họ không một lời mặc cả.
    Nói đến mặc cả thì cũng xin nói luôn, hiện tượng đầu cơ kiếm chác xung quanh vấn đề Trường Sa đã xuất hiện. Nhất là hiện tượng buôn bán vật tư, trang thiết bị và phụ tùng cho tàu thuyền. Do tình trạng tàu bè của hải quân như vậy, nên trong thời gian tăng cường hoạt động vừa qua đã phải sửa chữa thường xuyên. Hiện tượng khan hiếm phụ tùng đã tạo nên cơ hội cho bọn đầu cơ kiếm lời. Để hoàn thành nhiệm vụ, quân đội đã phải mua của họ các thiết bị, phụ tùng cho tàu thuyền bằng bất kỳ giá nào. Dĩ nhiên, tiền chi vào ngân sách quốc phòng, nhưng rơi vào chỗ giời ơi đất hỡi, ai không xót.
    Cũng còn có những chuyện buôn bán tệ hại hơn ở một vài địa phương khi trung ương có chủ trương giao cho các địa phương gánh vác thêm sự nghiệp phòng thủ Trường Sa.Trung ương yêu cầu mỗi tỉnh, trước hết là các tỉnh ven biển hãy làm cho bộ đội Trường Sa một ngôi nhà tình nghĩa. Thế là đẻ ra vấn đề các tỉnh phải tự đưa người, vật tư thiết bị ra làm nhà. Và ở một vài nơi đẻ ra tình trạng thuê người đi Trường Sa với những hình thức thuê mướn rất kỳ cục mà thoạt nghe thật khó tin. Có địa phương cử hẳn một cán bộ đến lien hệ với hải quân xin được thuê chính bộ đội Trường Sa(!) dĩ nhiên với một khoản tiền công rất cao, để làm ?ongôi nhà tình nghĩa cho địa phương họ, để mà họ có cái mà báo cáo với Trung ương (!) mà cán bộ và nhân dân địa phương không phải nhọc nhằn gì. Ông cán bộ ấy đã được trả lời rằng, bộ đội chúng tôi tuy nghèo thật, những cũng không ?odễ mua? đến thế, rằng thành phố các anh, đia phương các anh lắm tiền thật, có thể mua được bất kỳ cái gì, trừ mồ hôi và sương máu của bộ đội chúng tôi.
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tất cả những điều trên đây và còn nhiều điều nhức nhối hơn nữa, tôi nghe được trong chuyến đi công tác vừa qua. Nhiều đồng chí kể những chuyện này xong đều kèm theo một câu ?oCác anh nghe vậy để biết thôi, chứ? viết ra có khi lại thêm khó dễ cho chúng tôi trong công tác. Vì lúc này là lúc chúng ta phải tranh thủ mọi lực lượng, mọi địa phương tham gia vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Trường Sa, nói ra họ không hài long, làm việc với họ đâm phiền phức thêm?. Tôi cũng đã thực hiện tinh thần ?otự kiềm chế tối đa? đúng như các chiến sĩ của chúng ta đã tự kiềm chế trên biển khi bị khiêu khích. Vì vậy, trong bài này, tôi mới chỉ nhắc ra các vụ việc, các hiện tượng, mà có lẽ khi đọc bài báo này, các cán bộ và chiến sĩ hải quân tham gia hoạt động trong chiến dịch vừa qua đều có thể ngay lập tức biết tên những con tàu ấy, những vị cán bộ ấy, những địa phương ấy là ai? Phải nhắc để mọi người cùng suy nghĩ, vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Trường Sa con lâu dài chứ đâu chỉ chuyện một sớm một chiều.
    Điều cuối cùng mà một số cán bộ công tác trên các đảo Trường Sa yêu cầu chúng tôi lên tiếng, đó là sự quan tâm đến đời sống tinh thần của những người lính. Điều này báo chí cũng đã nói nhiều, không hiểu sao Cục Chính trị Bộ Tư lệnh hải quân vẫn chưa khắc phục được? Vừa qua vào công tác tại căn cứ Cam Ranh, tôi được biết nhiều địa phương đã gửi tặng bộ đội Trường Sa radio cassette, theo một đồng chí trợ lý tuyên huấn của vùng 4 hải quân cho biết thì số lượng radio cassette quà tặng đã có thể thể đủ trang bị cho mỗi đảo một chiếc, mong rằng số quà tặng này mau chóng tới Trường Sa góp phần cải thiện đời sống văn hóa của anh em chiến sĩ giữ đảo (theo tôi hiểu, hiện nay quà của cả nước gửi cho Trường Sa vẫn còn ùn trên bờ và có thể sẽ hư hỏng thất thoát nếu không giải quyết tốt).
    Đến công tác ở các đơn vị bộ đội Trường Sa tôi đã được nghe và được gặp một số cán bộ có thâm niên phục vụ trên các đảo hàng chục năm. Theo tôi đó chưa chắc đã phải là một điều hay của công tác cán bộ. Trong lý lịch sĩ quan của chúng ta thường có một câu rất ?ođộc?, ấy là câu ?oChiến trường quen thuộc?? Hãy ghi vào đi, đồng chí đại úy, chiến trường quen thuộc của anh là Trường Sa ư? Thế thì mệt cho anh rồi đấy! Nếu chiến trường quen thuộc của anh là Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh thì lại là chuyện khác? Không nên để những người đã quen chịu đựng gian khổ hy sinh thì cứ tiếp tục chịu đựng mãi. Ở đây tôi xin kể về một trường hợp, đồng chí Lê Đại Nghĩa, phó tiểu đoàn trưởng chính trị tiểu đoàn 2, đơn vị giữ đảo. Chiến trường quen thuộc của anh là Trường Sa nên anh đã ra đảo từ năm 1976 cho tới tháng 1-1987 mới được lên bờ làm phó tiểu đoàn trưởng chính trị của một tiểu đoàn công binh chuyên xây dựng đảo! Nghĩa là anh mới có được 1 chân trên bờ thôi, còn một chân vẫn ở đảo. Hai mươi năm tuổi quân chưa có một cái tết nào được ăn tết với gia đình, trong đó có tám cái tết ăn tết ở đảo. Một thành tích như vậy cũng đáng kể đấy chứ? Nhưng anh Nghĩa cũng chưa phải là người giữ kỷ lục về số năm công tác ở Trường Sa. Ở các đơn vị có ?ochiến trường quen thuộc? là Trường Sa, còn có những người thâm niên ở đảo hơn anh nhưng tôi chưa hân hạnh được gặp. Ở đảo thật gian khổ, vì vậy ?ohoa thơm? nên để mỗi người ngửi một tí thì công bằng hơn, hẳn nhiều đồng chí cán bộ của bộ đội hải quân đồng ý với tôi về điều này.
    Bài viết của tôi đáng lẽ đã có thể chấm dứt nhưng vào cuối chuyến đi thì đã có một sự kiện quan trọng mà tôi không thể không danh một vài trang để viết nên những ý nghĩ của mình. Xin ban đọc hãy vui lòng nán lại cùng tôi để chúng ta cùng thắp một nén hương cho những đồng đội thân yêu hy sinh trên biển cả vì sự nghiệp bảo vệ Trường Sa thân yêu.
  7. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    ai phải chịu trách nhiệm vì lực lượng Hải Quân còn yếu và lạc hậu ư, hehe thật là buồn cười và buồn nữa, hãy cứ để cho bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ngồi trên những con tàu đó thì biết ngay ấy mà, càng nói về Hải Quân, càng thấy buồn mà chẳng hiểu làm sao lại buồn
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    TƯỞNG NIỆM
    Tôi và nhà phê bình văn học Hồng Diệu đã quyết định bỏ chuyến bay trở về Hà Nội từ sân bay Thành Sơn đê theo đồng chí đoàn trưởng đoàn công bình Sông Mã, trung tá Nguyễn Văn Tĩnh và đoàn cán bộ của đơn vị ra Đà Nang tổ chức lễ truy điệu các đồng chí đã hy sinh và mất tích trên biển trong sự kiện 14-3 ở khu vực đao Gạc Ma. Đà Nẵng là hậu phương của đoàn công binh Sông Mã. Con em nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nang có mặt khá đông trong đội hình của đoàn. Trong số những anh em đã hy sinh và mất tích trên biển trong sự kiện 14-3 vừa qua, riêng đoàn Sông Mã có 32 đồng chí trong đó con em của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng là 10 đồng chí, riêng phường Hòa Cường thuộc thành phố Đà Nẫng có tám trong số mười đồng chí của tỉnh không trở về.
    Chính vì vậy nên mặc dù phần lớn đơn vị đang công tác ở phía trước, đồng chí đoàn trưởng vẫn quyết định xin phép quân chủng cho anh được về hậu cứ tổ chức lễ truy điệu anh em và gặp gỡ thân nhân, gia đình những đồng chí đã hy sinh, mất tích cho đúng với đạo nghĩa của người Việt Nam.
    Tất cả các gia đình, thân nhân những người đã hy sinh và mất tích đều có mặt theo lời mời của chỉ huy đoàn. Đại điện các cơ quan, chính quyền, đại diện các đơn vị bạn cùng mang vòng hoa tới viếng. Gần một trăm em học sinh của trường phổ thông cơ sờ Lý Tự Trọng do cô hiệu trướng Chu Thị Hồng Tuyết dẫn đầu đã có mặt rất sớm tại nơi cử hành buổi tưởng niệm hơn hai trăm chiến sĩ trẻ vừa mới nhập ngũ đang trong thời kỳ huấn luyện tại hậu cứ sắp hàng nghiêm ngắn trước lễ đài.
    Hương trầm nghi ngút... Tiếng nhạc chiêu hồn tử sĩ vang lên da diết. Các đoàn đại biểu lặng lẽ tiến vào đặt vòng hoa. Sau đó là bài điếu văn trang trọng và đầy xúc động của trung tá Nguyễn Văn Tĩnh. Các mẹ, các chị, các em đều nghẹn ngào cố nén tiếng khóc. Tôi nhìn về phía những thân nhân của những người hy sinh và nhận ra những mái đầu bạc trảng .của những người cha, người mẹ những mái tóc hay còn xanh của những người chị, người em, người yêu, người vợ. Bỗng thấm thía. những hy'' sinh vô cùng to lớn mà những người lính và gia đình họ phải chịu đựng vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tôi được biết, trong số những người cha, người mẹ có con hy sinh và thất tích kia có những người đến nay cũng vẫn đang còn trong tình trạng choáng váng, có người cha suốt ngày ra bờ sông tìm con, vì đinh ninh rằng nhất định nó sẽ phải trở về bằng con đường này, vì nó là chiến sĩ hải quân; lại có những người mẹ suốt ngày đi bới đất để tìm hơi hướng của đứa con thân yêu, có những người vợ mỗi khi có người tới thăm hỏi lại lăn ra bất tỉnh nhân sự. Vậy mà trong phút thiêng liêng này, đứng trong hàng ngũ, trước bàn thờ anh linh của Tổ quốc, tất cả những người thân yêu ấy đã đứng vững, không một ai gục ngã như chúng tôi đã dự kiến. Hình như các mẹ, các chị, các em đều nghĩ rằng trong lúc này phải gắng mà nén tâm để tiếp sức cho chúng tôi, những người lính. .Sự bi lụy và sầu thương đã được nén lại để bảo đảm tính chất nghiêm trang, bi tráng của buổi lễ . Các chiến trẻ cũng hiểu như vậy và họ đả hiểu họ phải làm gì khi ngày mai ra trận.
    Sau buổi lễ, chúng tôi có dịp để tiếp xúc với thân nhân các gia đình liệt sĩ và gia đình nhưng người mất tích. Điều dằn vặt tất cả mọi người chính là cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể xác định được chính xác ai là người hy sinh, ai là người mất tích để chính thức báo cho các gia đình: Vì thế cá. 74 gia đình có danh sách mất tích vẫn còn trong tình trạng căng thắng, khắc khoải. Đó là một tội ác mà nhà cầm quyền Trung Quốc phải gánh chịu. Nếu họ để cho các tàu cứu hộ Việt Nam vào trục vớt những con tàu đắm và công bố danh sách những người chúng bắt giữ hẳn chúng ta đả có điều kiện đê tra lời câu hỏi bức thiết và chính đáng của các gia đình nói trên.
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Chiểu hôm đó, tôi theo tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Tĩnh tới thăm vợ con của đồng chí Trần Văn Phòng, một trong số những cán bộ mất tích trên tàu 604. Anh Trần Văn Phòng là phó đại đội trưởng về chính trị nhưng lần này đã trực tiếp chỉ huy một đội công binh đi làm nhà ngoài đảo. Vợ anh, chị Lạc, là một quân y sĩ của đoàn. Chị cùng con gái nhỏ chưa đầy hai tuổi sống trong khu tập thể của đoàn ngay cạnh căn cứ. Khi báo công bố danh sách những người mất tích, mặc dù vô cùng đau xót chị đã phải nén lòng, vội vã đưa con gái về quê để an ủi mẹ chồng. Chị vừa trở vào đơn vị nhưng sợ mình không chịu đựng nổi nên chị đã không tới dự buổi lễ truy điệu. Vừa nhìn thấy đồng chí đoàn trưởng, chị đã òa lên khóc nức nở. Chúng tôi ngồi lặng bên nhau và đều rưng rưng nước mắt, không ai biết phải làm thế nào để an ủi chị. Bé Lan còn quá thơ dại, cháu chưa biết gì về tai họa của gia đình nên vẫn cười nói bi bô. Sự thơ ngây của con trẻ đã cứa vào lòng những người lính chúng tôi và tôi phải vội vã quay đi lau những dòng nước mắt vừa trào ra. Sự giản dị đơn sơ của căn phòng mà vợ chồng anh đã sống những năm hạnh phúc ngắn ngủi khiến bất kỳ ai bước vào cũng phải se lòng. Trên bàn thờ là tấm ảnh ***g trong khung kính. Đó là một người thanh niên trẻ, đẹp và cương nghị, năm nay anh mới hai mươi tám tuổi đời .
    Cuối cùng, khi không còn chịu đựng nổi tiếng khóc của người vợ mất chồng nữa, anh Tĩnh, người lính từng trải nhất trong số chúng tôi quyết định đứng lên. Anh bước tới bên giường, nơi Lạc đang than khóc vật vã, bằng tình cảm của một người anh, hơn là một thủ trưởng, anh đã nhanh chóng an ủi chị và cuối cùng Lạc đã đứng dậy được. Chúng tôi dành thời gian còn lại để nghe chị nói về anh về gia đình anh. Chị kể rằng trong lá thư cuối cùng anh viết cho chị, anh chỉ có một nỗi băn khoăn rằng mình là cán bộ chính trị, trình độ chuyên môn còn yếu, không biết có
    hoàn thành được nhiệm vụ hay không.
    Các anh đã hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành sứ mạng của mình. Máu cửa các anh đã đổ, máu của các anh đã lên tiếng kêu gọi mọi người hãy cảnh giác với kẻ thù từ mọi hướng. Máu của các anh đế nhắc nhở những. người còn sống yên ổn trên đất liền hãy nhớ tới các chiến sĩ đang đứng chơi vơi trên những hòn đảo giữa đại dương, hãy sống lương thiện hơn, có trách nhiệm hơn... và... chớ có cả tin.
    Xin châm một nén hương lên bàn thờ tưởng niệm các anh với tấm lòng đồng đội.
    HẾT
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Để các bạn hiểu thêm về cuộc sống và chiến đấu của những người lính đang ngày đêm canh giữ bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Triumf mạn phép tiếp tục một loạt các bài viết, bút ký về những người lính Trường Sa. Thực ra các bài viết này đã được Triumf post lên cách đây... mấy năm. Tuy nhiên lúc đó chưa có công nghệ số hóa ảnh thành text, nên sau khi đổi server, số bài viết (bằng ảnh scan) đó đã bị bay mất, nay phải post lại:
    HOÀNG HÔN MÀU LÁ MẠ
    Chu Lai
    Đến với Trường Sa hôm nay, giữa mùa biển lặng này, dường như cái khái niệm về sự gian khổ thiếu thốn không còn nhiều lắm nữa.
    Nhưng đó chỉ là bề nổi. Một khi con người không phải vật vã với cái đói khát, cái dữ dội bên ngoài nữa thì cái thế giới bên trong mới được dịp quậy phá lộng hành. Cái bên trong nhiều khi lại khốc liệt hơn cái bên ngoài gấp nhiều lần.
    ?oCó một con tàu từ đảo Sơn Ca đưa một bệnh binh bị nhiễm trùng máu vào đất liền nhưng cách bờ bốn chục hải lý thì máy hỏng. Nước sâu, không neo được, thế là đánh thả trôi theo dòng hải lưu. Hàng ngày vẫn bắt được liên lạc nhưng vì trên tàu không có máy định vị nên bản than nó cũng không thể báo về cụ thể đang ở vĩ độ, kinh độ nào mà đến cứu?. Ngay buổi sáng đầu tiên, chuẩn đô đốc Lê Văn Xuân, thân hình cao ráo, có dáng một giáo sư hàng hải hơn là một tướng lĩnh hải quân báo cho tôi với cái vẻ lo toan thường nhật của một người đang gánh chịu sự an toàn cho hết thảy một triệu cây số vuông thềm lục địa.
    ĐẢO NHÀ CHÒI
    Hình hài đảo nhà chòi trông xa tựa cái tháp canh trong đồn địch. Gần hơn chút nữa, nó mang dáng một cái tháp nước giữa phố phường. Cuối cùng, nó thật giống cái giàn khoan thu nhỏ. Nhưng rút cuộc nó vẫn chỉ là cái nhà chòi với những cái chân sắt khổng lồ cao hàng chục mét để nâng nổi một cái đầu dềnh dàng bằng thép, diện tích chừng một trăm mét vuông, vách cao đến ba, bốn mét. Cỏ một số con người sống trên đó, ngồi trên đống vật liệu trị giá sáu tỷ đồng. Con số này chỉ thật có nghĩa khi trên nóc nhà đang phần phật bay lá quốc kỳ mà vì dãi dầu nắng gió, màu đỏ nền và màu vàng sao gần như hòa vào nhau thành một màu bạc phếch.
    - Không một thứ sắt thép nào chịu nổi với nước mặn - Thượng úy đảo trưởng nói với tôi - Dây chằng to bằng bắp chân toàn loại thép đặc biệt, nhưng cứ thay nhau đứt phừn phựt. Chỉ cần sóng cấp ba cấp bốn là cả căn nhà chung chiêng, rợn lắm. Khi đó, lính tráng ôm phao vào lòng, suốt đêm không dám ngủ để... nếu có nghiêng là nhảy. Tháng trước cũng có một cái nhà như thế này đổ ụp xuống, do để pông-tông trượt khỏi thềm san hô.
    - Thoát cả không?
    - Hy sinh hết. Anh bảo, đất liền ở xa hai ngày hai đêm rong ruổi, tàu trực cũng còn lo tránh bão, dòng hải lưu ở đây lại chảy mạnh như lũ, đến lúc sóng yên biển lặng, tàu to, tàu nhỏ chia nhau đi tìm thì không còn một ai nữa! Bão Trường Sa kinh khủng lắm ! Cần thiết, sóng có thể dựng lên, vượt qua luôn cả mái nhà cao ba mươi ba mét này. Thành ra số phận những chiếc tàu trực cũng thật mỏng manh. Đã có một chiếc xoay xỏa kịp, cùng một lúc gió và nước vặn theo chiều vỏ đỗ, bị lật nhào, chìm nghỉm...
    - Này! Mình cảm thấy cái chòi này cũng có vẻ thế nào ấy? Tôi hỏi để cố xóa đi cái kết cục tất nhiên của con tàu bị vặn vỏ đỗ ấy.
    - Có vẻ gì nữa, anh ? - Một trung úy bác sĩ, ria mép lơ thơ, có dáng dấp thành thị chêm vào - Nghiêng đứt đuôi con nòng nọc, nghiêng mấy tháng nay rồi. Chỉ ở xa mới biết là nghiêng. Ở tại chỗ không có máy đo không biết đâu. Bọn em cứ căn cứ vào lượng nước mưa mà khẳng định thôi.
    - Nước mưa thì có dính dáng gì vào đây?
    - Dính ngon. Năm ngoái, mỗi trận mưa bọn em hứng được hai téc nước. Năm nay, chỉ còn một téc. Như vậy là nhà bọn em đã nghiêng đi một téc nước.

Chia sẻ trang này