1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CQ - 88

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 03/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Bước sang một doanh trại khác. Cũng toàn lính trẻ láu lỉnh.
    - Vẫn nghe đài theo dõi tin tức đều đều đấy chứ, ông? - Vị tướng hói với cái cười rất dễ tin cậy.
    - Đều đều thủ trương ạ. Suốt từ ?onín thở đến tiếng thở?.
    - Báo chí có về đều không?
    - Ít nhung chỉ thích đọc ?oTiền phong?.
    - Vì sao ?
    - Vì có mục ?oTìm bạn bốn phương?
    - Thế ông tìm được chưa?
    - Rồi ạ.
    - Đã nhận được mấy lá thư của người đẹp?
    - Sáu lá.
    - Còn ông gửi lại mấy?
    - Hai trăm mười một lá.
    - Trời ! Mỗi ngày một lá? Sao dữ dội vậy?
    - Ở đảo, không viết thư, buồn lắm thủ trưởng ạ!
    - Thôi được rồi. Được rồi ! ông đọc thử một lá sắp gửi đi cho bọn này nghe xem nào. Lá nào ướt át tình tứ nhất ấy.
    Ngần ngại một lúc, anh lính trẻ rút một tờ giấy gấp tư ra khỏi túi rồi ngượng nghịu đọc: "Bạn thân yêu! Trường Sa sắp vào mùa dông bão. Cây bàng vuông tôi trồng trước cửa hầm bây giờ đã lên búp xanh nõn. Gián vẫn nhiều. Con gián màu nâu hay bò trong chạn bát ấy mà. Đêm khuya buồn quá, thằng Hóa ở 12 ly 7 hay đi lại ngoài sân nghêu ngao hát: ?ongày xưa biển chưa có gián như bây giờ..." (Vị tướng vỗ tay cười vang). Bạn có được
    mạnh khỏe an khang không? Nghi Lộc quê ta chắc nóng, bạn đừng để nắng đốt đỏ tóc như tôi nhé ! Lúc này tôi đang đứng đây, chỉ cách...?.
    Anh lính đột ngột dừng lại, định dúi tờ thư vào túi. Vị tướng vội cầm lấy, cao giọng đọc tiếp: "... Tôi đang đứng đây chỉ cách đối phương có ba kilômét...". Ông buông người xuống, cười chảy cả nước mắt:
    - Bịa nhé!
    Tất ca cười ầm. Cậu lính ngượng quá, rút phắt lá thư chạy bắn ra ngoài. Ông quay sang vị tướng quân hàm xanh:
    - Ổn đấy chứ! Vẫn biết nói dóc như vậy là vẫn đứng vững được. Thật đáng yêu. Ngay như mình hồi mới vào Vệ quốc đoàn, đang ngồi ru rú sưởi lửa trong nhà sàn mà lại viết thư nói: "Ráng chiều nhuộm đo chiến hào...?.
    - Nói chung Trường Sa năm nay còn để lãng phí nhiều tài sản của nhân dân - ông noi với vị tướng hải quân ?" Coi chừng tâm lý ý lại, tâm lý kiêu binh. Phải nói rõ cho anh em hiểu: "Ở đây tuy gian khổ nhưng còn nhiều chỗ gian khổ hơn. Ơ đây tuy có lác đác những nấm mồ tử sĩ thật nhưng nơi khác vẫn có những người đang từng ngày ngã xuống?.
    Cơ chế cán bộ từ các quân binh chủng về tăng cường có thời hạn là cần nhưng chưa ổn. Đảo là của hải quân. Chúa đảo phải do sĩ quan hải quân chủ trì. Dân tăng cường chỉ nên làm phó. Như thế mới thực sự coi đảo là nhà, là sự nghiệp của mình. Anh có nên nghiên cứu một nhân sự như kiểu quản trị trưởng ở đảo không? Ông này ăn lương chuyên nghiệp để bám sát đảo từ đầu đến cuối trong khí sĩ quan chỉ huy lần lượt thay nhau. Ngoài ra, muốn người lính yên tâm ở đảo, ta nên tổ chức những tổ cắt tóc, tổ chụp ảnh, tổ tem thư. Một năm gửi 200 lá thư, phụ cấp lính lấy đâu ra. Anh thử nói với hậu cần chở thóc ra thay gạo xem. Thóc dễ bảo quản, trấu xay ra dùng trồng cây rất tốt. Hơn nữa, ngày ngày bộ đội giã gạo, say trấu nó cũng vui, đỡ nhớ nhà. À, mà xem chừng ở đây trồng được hoa giấy. Anh trao đổi với ông lữ đoàn trồng thư coi. Màu xanh rất quan trọng với thần kinh bộ đội đảo...".
    Chuẩn đô đốc Xuân im lặng. Người ta biết ông đang nghĩ đến một câu nói bâng quơ của lính: ?oTrường Sa có truyền thống ngược là được đón người của Bộ ra nhiều hơn quân chủng, quân chủng ra nhiều hơn vùng và vùng lại ra nhiều hơn lữ?.

    Con tàu ở đảo Sơn Ca kia sao đến tận giờ vẫn không thấy tung tích gì? Đã chìm xuống đáy đại dương hay đã dạt vào vùng đất xa lạ nào?
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    BỤI TRẮNG SAN HÔ VÀ ĐIỆU NHẢY ĐẠI DƯƠNG
    Cuộc hành trình ra với Vạn lý Trường Sa kéo dài 18 ngày đêm không dễ một lúc mà nói hết mọi chuyện, mọi điều. Nhưng cũng không thể không nói những cái tưởng như thừa, như không cần thiết cho sự hình thành tư duy vì quần đảo.
    Đảo chìm Tiên Nữ một sáng đẹp. Những người lính chăm chú lắng nghe lá thư của bạn bè gửi từ vùng Đồng Văn, Mèo Vạc.
    "A! Chào Trường Sa!
    ? Trên này tôi thiếu thịt, dưới ấy bạn thiếu nước. Trên này cả năm tôi toàn ăn cơm với muối cực nhưng thỉnh thoảng lại còn được gặp đàn bà con gái. Ngoài ấy bạn chắc đang rất cô đơn. Nhưng bạn hơn tôi là được nhìn thấy hoàng hôn trên biển và được cả nước hướng về. Còn nơi đây, trên tiền đồn biên giới bơn mùa mây bay, thiên hạ muốn bỏ quên chúng tôi rồi. Cả bình minh lẫn hoàng hôn đều chả nhìn thấy.
    Như vậy tôi và bạn, chúng ta đều gian khổ ca nhưng chả đổ tại ai. Hoàn cảnh chung cá thôi. Bạn có người yêu chưa? Tôi có rồi. Mới có hôm qua. Đẹp lắm nhưng phải cái bàn tay bàn chân hơi to, lại không biết... hôn nữa... Tôi dừng đây. Năm thằng chung nhau một cây đèn, phao dầu sắp cạn rồi. Hẹn thư sau viết dài gấp đôi. Chào thi đua đứa biển và rừng nhé".
    Không ai cười. Chỉ thấy những cặp mất bạc trắng chớp chớp? Nữ đại úy Hoài Thanh cầm đàn bước ra. Cô hát mà không nhìn ai, hát như tự sự. "Mang cánh thư về từ đảo xa... Anh thường nói rằng Trường Sa vẫn xa xôi...". Độ lắng chìm sâu xuống thêm một chút nữa.
    Năm ngoái Bích Việt nghẹn ngào khích lệ những chàng lính đảo trẻ tuổi: "Tất cả ở đây, kể cả đồng chí đảo trưởng đều là em tôi. Trước khi chia tay, tôi cho mỗi em hôn tôi một cái". Nhưng nào ai dám hôn ! Ai dám quàng tay qua cổ bà thiếu tá nghệ sĩ ưu tú đã bước sang tuổi ba mươi tư. Và cung không ai dám nhận lời thách đố: "Thằng nào hôn được bà Thúy Mỵ một cái, tao sẽ cho gói mai...". Nhưng hôm nay, dàn ca múa đồng rủng toàn các cô gái trẻ đẹp, lòng dũng cảm của các chàng trai đảo đội nón tai bèo, áo chuyên dụng mưa ướt mau khô vải valide và quần soóc màu xanh cho đỡ hư đầu gối đã được tăng lên tột độ. Thành thông lệ, cứ sau một bài hát, điệu múa là các chàng trai lại đùn nhau lên hay tự nguyện lên, cầm theo một con ốc đã được đánh bóng cẩn thận làm quà tặng và chớp nhoáng... hôn một cái. Hôn vào má, hôn rất nhanh. Hôn như không hề hôn. Hôn không có cảm giác giới tính. Hôn như thế để bày tỏ tình yêu với đất liền.
    "Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ... sóng vỗ điệp trùng bên nhành trúc san hô...".
    Giọng ca cô gái không còn trẻ càng sâu hun hút, tan hòa lượn lờ vào mép sóng, vào màu xanh bất tận và vào ánh mắt người nghe. Người ta thấy một chàng trai to lớn, râu ria phong trần đang ngọ nguậy, tay mân mê con ốc ?ođại tướng" màu hổ phách.
    ? ?oVẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em.... Trường Sa luôn bên anh. ..?. Hoài Thanh vừa dứt lời, chàng trai có hàng ria bặm trợn ấy từ từ đứng dậy và lừ lừ đi tới chỗ ca sĩ. "Thơm đi ! Dứa đi ! Dứa đi!?. Tiếng hò la thúc giục. Ca sĩ thoáng bối rối, hơi lùi lại nhưng không dám quay mặt đi. Chàng trai vẫn bước tới. Đúng vào khoảng cách cho phép, khoảng cách đủ để cho một vòng tay ôm vươn tới, thật bất ngờ, thay vì cái hôn bạo liệt như mọi người chờ đợi, chàng trai bỗng gục đầu vào vai cô gái, hai gò má sạm đen rung lên. Anh khóc. Khóc thầm lặng. Cô gái khẽ rùng mình một cái rồi cũng khóc theo. Tất cả lặng đi. Chỉ có giọt nước mắt lây lan trên khuôn mặt mọi người. Đứng từ xa, vị tướng ba sao cũng vội quay nhìn ra song để che đi giọt nước mắt xúc động đang ra từ khóe mắt...
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Vùng nhà chòi một ngày sóng lớn. Năm con tàu sắt xù xì như năm chú ngựa hoang được neo chặt vào nhau. Một đôi nam nữ đang nhảy một vũ điệu sôi nổi trẻ trung trên boong tầu cao nhất. Những khuôn mặt thủy thủ bảo vệ đảo ló ra ở khắp mọi nơi: ô tròn cửa sổ, dưới hầm máy, phòng chỉ huy, trên chót vót cột buồm... Năm con ngựa không chịu được cảnh trói buộc cứ chồm lên, chồm lên, hạ xuống tới độ cao năm mét như muốn bứt đứt đây ***g ra với mặt biển rộng dài. Người múa, người xem cũng chồm theo. Cô gái bỗng nhăn mặt bỏ bạn múa chạy vào trong khoang. Im lặng nuối tiếc... Lát sau cô lại lao ra, gò má tái nhợt, cặp môi tái nhợt gượng cười. Cô vừa nôn. Những chú ngựa càng điên cuồng giằng giật. Điệu múa tiếp tục sôi trào...
    Giữa trưa. Một doi cát trắng đến nhức mắt. Một khoảnh rau sam trồng trong chậu cũng xanh đến nhức mắt. Giống ngày trước ở vùng Đồng Nai Thượng không có muối ăn suốt ba tháng, đêm bò vào đồn địch, quân ta cho hạt muối ưu tiên vào miệng bỗng thấy... ngọt.
    Cát nơi đây không giống cát. Nó là tầng san hô tan vụn ra từ đời này qua đời khác. Cứ trảng tinh và bắt nắng óng ánh như tinh thể muối. Nhà đảo là cái trục, doi cát dựa theo mùa mà biến dạng, xoay quanh trục tựa chiếc kim đồng hồ. Chuyển động chứ không tan biến vì sóng đêm ngày miệt mài vun quén cho.
    Cô gái văn công có đôi mắt hơi lé, bộ điệu nghịch ngợm như con trai vừa nhảy vừa hát một làn điệu dân ca Inđônêxia (tính từ đây đến quần đảo dừa đó cũng không bao xa). Sóng kích thích; gió mời gọi, nhạc dập dồn... Những chàng lính đảo dường như bị đốt nóng, không ngồi im được nữa, đứng dậy, bủa vây quanh cô, cùng cô nhảy. Bụi trắng san hô tăng lên. Vẫn mũ tai bèo, áo chuyên dụng và chiếc quần soóc quen thuộc, những cặp chân sần sượng, những đầu gối củ lạc... Chẳng còn nhận ra ai là diễn viên, ai là khán giả. Niềm vui thật kỳ lạ và thiêng liêng.
    Bác sĩ Tuấn, người Hà Nội gốc có khuôn mặt hơi lai Tây, nói giọng ngàn ngạt:
    - Đêm Noen năm ngoái, nhớ phố phường, nhớ cà phê quá, bọn em kéo nhau ra cả đây. Catset không có, rađiô đã hết giờ, đành dựa vào sóng gõ thùng đạn mà nhảy. Nhảy đủ kiểu: van, tăng gô, đitscô, cha cha cha... nhảy hết điệu này sang điệu khác, người này mệt, người khác nhảy thay. Người nhảy đúng, người nhảy sai, giẫm chân đập tay loạn xạ nhưng không ai bỏ cuộc. Cũng cát bay, chân tay đầu gối loằng ngoằng đen đúa thế này. Sáng ra mười mấy thằng đực rựa nhìn nhau hốc hác, nằm vật xuống, nước mắt trào ra vẫn cười.
    Cũng chính cô gái sơn cước vừa tròn hai mươi tuổi có đôi mắt le lé đó đã bị một thượng úy thông tin tre trai ở đảo Khổ, An Bang hớp hồn "Ngay từ cái nhìn đầu tiên khi anh ấy vượt dòng chảy xiết bơi từ đảo ra tàu, em đã thay xao xuyến. Anh ấy không phải típ đẹp trai, đẹp trai ở Hà Nội thiếu gì nhưng tất cả con người anh ấy, từ đôi mắt buồn buồn màu tro, nước da rám nắng, hàm râu quai nón mờ mờ đến thân hình lăn lan trong bộ quần áo lính ướt sũng đã khiến cho em... Khó nói lắm!". Cô gái tâm sự với tôi trong một buổi chiều ngồi trên boong ngắm hoàng hôn.
    Và từ đó, như một điều hẹn ước ngầm, cứ chiều chiều, vào một thời gian nhất định, cô lại bồi hồi vào phòng điện đài trên tàu nhõng nhẽo xin được nói mấy câu hay đón nhận vài lời với chàng thượng úy nơi Đảo Khổ đó: Anh có khỏe không? Còn nhớ em đấy chứ? Không được vượt dòng chảy ấy nữa đâu đấy.
    ? Con tàu mỗi ngày một xa mà hòn đảo thì muôn đời dừng lại. Những lời nhắn gửi hỏi han vẫn theo cánh song thông tin bay ngược trở về...
    Những chàng thuỷ binh hùng mạnh đa tình tàu HQ.957 không khỏi có một chút ghen ghét khi nhìn vào đôi mắt cô gái nhưng rồi đành chấp nhận trong cái vẻ khoáng đạt vốn có: "ôi dà! Mới hôm qua còn ủ rũ biển một bên và xô một bên, hôm nay đã nhảy nhót trên boong vui như sáo tắm rồi".
    Yêu chăng? Một tình yêu sét đánh chăng? Không? Em đã yêu đâu! Cô gái bối rối nói - Mới chỉ thấy thương thấy mến thôi. Khi tiễn em lên tàu, thấy đôi mắt anh ấy buồn ghê lắm! Em chỉ muốn còn ngày nào lênh đênh trên biển, ngày ấy còn được nghe tiếng nói của nhau để anh ấy đỡ buồn.
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Cái lãng mạn đại dương tinh khiết này kéo dài được bao lâu? Sẽ theo cô gái vào Vũng Tâu, đến Sài Gòn hay ra tận Hà Nội, những địa danh luôn luôn có khả năng đánh tan loáng một sự lãng mạn mỏng manh xa xôi ở cuộc đời này? Điều đó không thể xét đoán trước, song chỉ biết rằng, dù ở thời buổi nào, mộng mơ hay thực dụng, hình ảnh người lính trên tiền đồn bao giờ cũng gợi lên những thắc thỏm bâng khuâng và đẹp vô cùng trong trái tim các cô gái, miễn là các cô gái ấy còn có một trái tim.
    Đại dương không chỉ có bâng khuâng mà còn có cả bạo liệt dữ dằn. Tôi tin rằng trong đoàn ba mươi nhăm người đi hôm ấy, không ai không nhắc nhở đến hình ảnh một thượng úy trợ lý công binh đẹp trai trong trẻo trên thủ đô của quần đảo bão táp. Hình anh đó sẽ không có gì gây ấn tượng mạnh nếu như trong đêm diễn giọng ca và dáng người cô ca sĩ đồng hương Yên Bái không ám ảnh anh. ?oHôm qua em đi Chùa Hương... mờ hơi sương... Em còn bé lắm các anh ơi!... Nam mô a di đà..." . Tiếng niệm nam mô lúng liêng đó không những không làm chàng sĩ quan tham mưu động lòng trắc ẩn mà còn cùng với trận rượu chia tay xô đẩy anh ta bám theo cô tiểu lên tàu.
    "Tất cả các đồng chí ở đảo nhanh chóng trớ về đảo"? Tiếng loa tay của vị đảo trưởng nóng tính và hơi gia trưởng không làm anh rung động. Không nói gì, không bày tỏ gì, chỉ im lặng nhìn và cười một bên mép. "Anh về đi ! Rồi em sẽ viết thư?. Cô tiểu van nài. "Không! Về buồn lắm!". ?oTàu sắp chạy rồi". ?oKệ! Tôi sẽ bơi theo tàu mười cây số kỳ đến khi nào kiệt sức!?. ?oÔi! Chết em?? Cô gái bối rối buông ánh mắt ra khắp nơi cầu viện. Nhưng tất cả đều lảng đi. Cầu viện gì ! Cái dáng người kia, cặp mắt kia và cái cười gần như sư tử giữ con kia là không đùa được, lơ mơ bị quầng xuống biển như chơi. Vả lại... Ai cũng nhận thấy rằng, vẻ khấn nài trong đôi mắt lá dăm ấy không có thật. Khấn nài gì mà lại như muốn nói: "Cứ để mặc anh ấy. Cứ đế mặc hai đứa em...".
    Tình trạng im lặng đáng sợ đó sẽ dẫn đến đâu nếu lúc ấy đại úy Hổ không hú còi chuẩn bị ra khơi. Thở dài đánh phựt một cái, anh chàng đưa mắt ai oán nhìn bạn: "Đi nhé! Cho hỏi thăm quê hương. Hỏi thăm tất cả". Rồi, vẫn dáng gườm gườm đó, anh hất người xuống biển nặng như một khối đá. Thì ra chàng trai ?osẵn sàng theo tàu mười cây số" bơi rất tồi, thậm chí không biết bơi. Quẫy lộn như con vích bị thương mà vẫn kiêu hùng giơ cánh tay lên vẫy vẫy. Rất may, nếu lúc đó không có một người bạn từ đảo cách 300 mét lao vội ra dìu đỡ thì không hiếu sự thể sẽ đi đến đâu? Vừa lúc tàu rời bến. Trong ánh chiều chạng vạng, mọi người trên boong còn kịp nhìn thấy hai người đã vào bờ nhưng dường như kiệt sức. Người nọ dìu người kia, thỉnh thoảng lại nga nhào xuống bãi san hô. Lại đứng lên, lại ngã xiêu vẹo, lúc ẩn lúc hiện, mờ nhòa như hai sinh linh bị trọng thương từ con tàu đắm giạt vào?
    Tôi không dám đứa mắt nhìn khuôn mặt "ni cô" lúc đó không hiểu đang đứng ở đâu. Tôi sợ phải bắt gặp một đôi một ráo hoảnh hay đang lúng liếng nhìn vào một ai đó trên tàu! Biết đâu? Bởi lẽ trong cuộc đời tôi đã từng thấy một tấm ảnh cô văn công xinh xắn trên túi ngực một tứ sĩ bị bỏ quên trong rừng. Khi trở về nói lại, cô văn công đó bình thản:?Thế à? Hùng nào nhỉ ? Chịu! Em không nhớ đấy".
    Mười tám ngày lênh đênh trên quần đảo Trường Sa. Tôi muốn lấy câu chuyện nhỏ này để kết thúc bài viết vội của mình. Con người trẻ tuổi đẹp trai đó dữ dằn trong mối quan hệ đơn thuần giới tính. Cũng như đồng đội, anh khát thèm đất liền, khát thèm bóng dáng làng quê còn nhọc nhằn nhưng vô cùng yên ả. Bởi vì, khi con tàu đi rồi, anh lại trở về với nỗi cô đơn đằng đẵng của mình. Lại biết đến bao giờ mới có một con tàu như thế ra đây. Chao ôi! Cái
    khái niệm gian khổ thiếu thốn nơi đảo xa tuy đã tạm chìm khuất nhưng cái gian truân vất vả trong lòng lại thừa dịp trỗi lên, quẫy cực khốc liệt hơn.
    Khi đó như nhật ký của Lân, đất liền như là một cứu cánh, một nỗi nhớ dặt dìu, một hoài niệm xanh tươi để tâm hồn lính neo vào, bám rễ. Da diết mong sao miền hoài niệm đó cứ là màu xanh, đừng tàn nhẫn thúc vào trái tim nhạy cảm của họ những điều tan vỡ không tốt lành.
    Tàu sắp cặp bờ thì một tin vui bay ra: đã tìm thấy con tàu đảo Sơn Ca. Nó đã trôi giạt về phía đảo của Trung Quốc. Họ đánh điện mời ta ra tiếp nhận.
    Thế là con tàu HQ.957 chưa kịp hoàn hồn, đã lại gấp rút chuẩn bị ra khơi làm một cuộc hành trình dằng dặc như thế này nữa.
    Trường Sa mùa này ít sóng nhưng Trường Sa không bao giờ tĩnh lặng.
    5.1991
    C.L
    HẾT​
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    NHỮNG NGƯỜI KHÁCH CỦA HÀNG KHÔNG MẪU HẠM
    Tô Hải Nam
    Ở quần đảo Trường Sa, trên đảo chìm Đá Nam đã mọc lên 2 ngoi nhà mới của quân ta. Một nhà xây lâu bền đứng sừng sững soi mình xuống vùng nước phía đông đảo; một pông-tông mà anh em thường gọi là "căn cứ nổi" được gắn chặt với nền san hô ngầm bằng những chiếc neo, mỗi neo nặng 1 tấn. Trên căn cứ nổi có đủ phòng ở, khoang chứa thực phẩm, sân chơi và trận địa chiến đấu cùng nhiều thiết bị phục vụ sinh hoạt. Thượng úy Bùi Văn Hường, phó đảo trưởng đảo Đá Nam trực tiếp chỉ huy căn cứ nổi này. Dưới Hường là một số chiến sĩ tuổi sàn sàn mười chín đôi mươi, tuổi quân chưa đầy năm. Được biên chế gian khó cùng chia, vinh quang cùng hưởng, quyết bảo vệ bằng được căn cứ nổi, vì đây là lãnh thổ nổi cùng với một vùng biển bao quanh mà Tổ quốc đã trao cho các anh gìn giữ.
    Ngay tháng cứ lần lượt qua đi. Họ quen với cuộc sống kham khổ của người lính đảo, quen với môi trường chí có nắng gió và tiếng ầm ào của sóng biển.
    Đảo Đá Nam là một trong số 21 hòn đảo mà cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa đang trấn giữ. Nhưng hòn đảo chìm này lại có vị trí hết sức quan trọng, mọi người thường gọi nó là con mắt của quân đảo. Đứng bất kỳ ở điểm nào trên hòn đảo chìm ấy cũng có thể phóng hết tầm nhìn về các hướng. Tất cả các mục tiêu lớn nhỏ xuất hiện trong tâm nhìn, các anh đều có thể "tóm" được và phân tích nhận định chính xác từng loại mục tiêu, từng dạng tàu thuyền, trước khi điện báo về đất liền. Nhận rõ tầm quan trọng của "con mắt" quần đảo, phó đảo trưởng Hường trong một cuộc họp đã hỏi ý kiến anh em:
    - Vị trí đảo của chúng ta thế nào mọi người đều biết. Bây giờ ai đề xuất được ý kiến mới để vừa giữ được pông-tông, vừa bảo toàn được lực lượng?
    Chiến sĩ Hiền, người được anh em gọi là vua ĐKZ nhanh nhảu nói:
    - Theo tôi, phải luyện tập thành thục hơn nữa các phương án tác chiến và phương pháp cấp cứu trên biển, để bất cứ địch nào đến là đánh, và nếu có sao cũng tự cấp cứu cho nhau được.
    - Địch đến là đánh thì dĩ nhiên rồi - Chiến sĩ Hiệp cắt ngang câu nói của Hiến, rồi tiếp: Tập luyện các phương án tác chiến thì tuần nào chúng ta cũng tập. Đến nay chúgn ta đã thành thục tất cả các phương án chính và hai phương án dự phòng. Còn cấp cứu thì ngày nào chúng ta chẳng tập bơi biển... theo tôi, chúng ta cứ tập tuần tự như kế hoạch. Còn bây giờ tôi đề nghị đảo phó nên dạy anh em cách nhận dạng các vì sao trên trời để biết chính xác các hướng ban đêm trên biển, hoặc sau này hoàn thành nghĩa vụ trở về, vào rừng có bị lạc thì nhìn sao trời cũng biết tìm đường mà ra.
    Mọi người đồng thành hưởng ứng, Hương nói: bắt đầu từ tối nay chúng ta sẽ học nhận dạng các vì sao. Còn sau đây tất cả đi bảo quản xích neo và kiểm tra thân vỏ pông-tông, vì đài báo cơn bão số 3 đang xuất hiện.
    Bắt đầu từ đêm ấy, mỗi đêm các anh đều dành ra một giờ để học nhận biết các vì sao. Trong đêm học đầu tiên, Hường nói với anh em:
    - Giá tôi là thuyền trưởng thì chắc chắn trong vòng 2 tuần, tôi sẽ hướng dẫn cho anh em biết hết các chòm sao chủ yếu trên bầu trời, nhưng vì không đủ kiến thức như thuyền trưởng nên hiểu biết đến đâu sẽ chỉ vẽ cho anh em đến đó. Bây giờ theo tay tôi chỉ là hướng bắc. Bốn vì sao như cái vòm tẩu thuốc kia và ba vì sao kế tiếp như cái cán tẩu thuốc kia là chòm sao Tiểu Hùng Tinh. Từ chòm sao đó, kéo dài xuống 7 lần thấy một vì sao đứng độc lập sáng nhất kia, chính là sao Bắc Đẩu. Đấy là hướng chính Bắc... Muốn là định đâu là hướng đông, đâu là hướng tây thì chỉ cần đứng nhìn vì sao Bắc Đẩu rồi giang hai tay ngang bằng vai, theo đầu cánh tay phải chính là hướng đồng, đó là nơi mặt trời mọc. Theo đầu cánh tay trái chính là hướng tây, đó là nơi mặt trời lặn. Còn khi đã xác định được hướng bắc thì sau lưng chúng ta sẽ là hướng nam....
    "Lớp thiên văn cấp tốc" của căn cứ nổi kết thúc sau một tối sát hạch nghiêm túc. Hướng cũng không ngờ chỉ có 15 giờ học trong 2 tuần mà kiểm tra giao hội các vị trí chòm sao, cậu nào cũng chỉ chính xác và trả lời đúng vanh vách. Kết quả đó khích lệ Hường tiếp tục mở lớp "khí tượng hải văn cấp tốc" theo đề nghị của anh em. Nội dung đề cập trong lớp này là sau khi giảng giải cho anh em biết tên các loại mây hay gây ra dông bão và cách nhận biết các dạng mây này, Hường đi sâu trao đổi về hiện tượng vòi rồng, lốc, dông và bão thường xuyên xuất hiện ở khu vực Trường Sa
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Một hôm, sau bữa cơm chiều, Hường nhận được bức điện: ?oChuẩn bị đón thêm xe tăng?. Đọc mật danh, Hường phán đoán ngay là cấp trên bổ sung cho căn cứ nổi x người. Thêm người là thêm tay sung, thêm việc làm, nhưng cũng thêm chỗ nằm, thêm miệng ăn và thêm một khoang chứa thực phẩm, dụng cụ, đó không phải là chuyện đùa? Hường nghĩ vậy, rồi tập trung anh em thong báo nội dung bức điện để mọi người chuẩn bị đón khách?
    Hai ngày sau, một chiếc tàu của đoàn Vân tải C55 từ từ tiến vào, buông neo ngay bên thềm san hô đảo. Hai mươi phút sau, chiếc xuồng chở người cùng nhiều lương thực, thực phẩm và các thiết bị khác cặp mạn pông-tông. Trung úy Đoàn Văn Có, cán bộ chỉ huy an hem mới bổ sung, vui vẻ lên tiếng:
    - Làm gì mà các cậu đón chúng mình như đón cấp trên thế?
    Từ trên ămtj pông-tông, Hường cũng nói vui:
    - Giá căn cứ nổi này có còi, chúng tôi còn kéo còi chào các cậu nữa đấy. Những câu nói đùa đầu tiên của hai chỉ huy hai bộ phận gây được ấn tượng vui vẻ ngay từ ban đầu. Rồi anh em cũng lao vào bốc hàng, củng cố nơi ăn ở và thông báo tình hình cho nhau. Bữa cơm đầu tiên của anh em cũng là bữa liên hoan của toàn căn cứ nổi. Ngoài thịt hộp, cá khô như ngày thường, bữa nay còn có rau xào, bí đỏ nấu và rượu cam được chuyển từ đất liền ra.
    - Nào chúng ta cùng nhau nâng bát.
    Ngày đầu tiên gặp mặt vui vẻ ấy làm cho anh em từ đất liền vừa ra hòa nhập ngay với cuộc sống của người lính đảo.
    Sáng sớm hôm sau, việc khảo sát độ sâu, chất đáy của khu vực bãi ngầm để chuẩn bị xây dựng thêm một nhôi nhà nổi lâu bền của đảo được cán bộ, chiến sĩ công binh tiến hành khá thuận lợi. Sau 20 ngày đo đạc tính toán, Hường cùng an hem thuộc căn cứ nổi lại được học thêm cách tính toán và dự trù cát, đá, xi măng, sắt thép, nước ngọt xây dựng công trình trong lòng nước mặn.
    Thêm một ngày bình thường nữa đã tới. Công việc của căn cứ nổi thì nhiều nên Hường và Có cùng an hem cứ lẳng lặng làm. Nhưng từ 7 giờ sang đến giờ, những đợt sóng lừng dàn hàng ngang liên tiếp trườn qua khu vực này, rong rêu, hoa biển trôi lềnh bềnh, mùi tanh tưởi bốc lên làm Hường chú ý. Sóng lừng xuất hiện. Anh nhận định phía xa đang có các trận cuồng phòng ngầm. Nếu một giờ nữa không giảm thì nguy cơ sẽ xuất hiện dông bão hoặc sóng thần. Thấy người chỉ huy lo lắng đứng nhìn từng mảng mây lớn đang lướt nhanh trên nền trời xám đục, các chiến sĩ của căn cứ nổi và cán bộ, chiến sĩ công binh cũng dừng tay nhìn trời, thoáng nỗi lo âu. Những kiến thức về mây, mưa, dông, bão mới học được hôm nào bây giờ được anh em đưa ra nhận định, phán đoán. Hiền và Hạ quả quyết chỉ một giờ nữa cả vùng này sẽ chìm trong vòng xoáy cuộn của một cơ dông cực lớn, vì từ phía chân trời hướng Tây Nam, những áng mây vũ ?" tích hình cái đe trên đầu viền một lớp sáng bạc kia trong lòng nó đang xảy ra một chuyển động xoáy? Trong lúc anh em vừa bàn luận, vừa cố định lại các đồ vật trên mặt pông-tông thì Hường và Có kéo nhau ra một góc pông-tông bàn bạc. Hai anh thống nhất với nhau là cả căn cứ nổi này chỉ có hai anh em là đảng viên. Tất tật mọi việc hai anh đều cùng bàn bạc thống nhất và chịu trách nhiệm trước cấp trên về sinh mạng của anh em ở đây. Sau khi thống nhất nhận định và đề ra phương án phòng chống, Hường ra lệnh:
    - Tất cả về vị trí, phòng chống dông bão cho pông-tông!
    Những bàn chân gằn nghe âm âm. Tất cả đã sẵn sang ở vị trí theo phương án đã luyện tập. Cuộc chiến đấu với dông bão sắp bắt đầu. Tiếng xích neo kêu loảng xoảng. Cuộn dây cáp lớn được gỡ ra, một đầu buộc sẵn vào than các cọc xích, các đầu dây kia buộc vào các tấm bê tong lớn để sẵn trên boong. Mười sáu dây neo của pông-tông được thu căng để thêm lực giữ. Tất cả mọi vật trên mặt boong, trong các khoang đều được cố định chặt. Tất cả an hem mặc đầy đủ áo phao. Toàn bộ tài liệu được đưa vào hòm sắt nắp kín lại. Hệ thống dây chằng từ tâm pông-tông với các vị trí quan sát được nối liền, dây mồi cấp cứu cũng được sẵn sang, phao cứu sinh được bơm căng. Tất cả đang chờ đợi cơn thịnh nộ của thiên nhiên đổ xuống.
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sự chờ đợi không lâu, năm phút sau, cơn dông cực lớn ập tới. Sóng, gió, mưa như cùng bao vây lấy chiếc pông-tông, như cùng muón tung lên cao rồi lại cùng muốn dìm xuống tận đáy sâu của biển cả. Tiếng sóng đập vào thành pông-tông nghe như tiếng búa máy. Mặt biển sôi lên ùng ục, gió lớn bứt tung một số thiết bị trên boong cuốn xuống biển.
    9 giờ 25 phút, một đợt sóng lớn tràn qua pông-tông, nếu không có hệ thống dây chằng buộc chặt vào từng người, có lẽ tất cả anh em đã bị cuốn xuống biển.
    9 giờ 45 phút, một đợt sóng cực lớn, như những dãy núi lừng lững tiến nhanh trong xoáy cuộn của mưa gió bổ nhào tới, nâng bổng chiếc pông-tông lên không trung. Sức nâng mạnh và đột ngột làm đứt luôn 10 cuộn dây xích neo của pông-tông.
    - Thả các tấm bê tông xuống quanh pông-tông!
    Dứt mệnh lệnh của Hường, từ các vị trí, anh em vừa lần theo đường dây, vừa đẩy các tấm bê tông lớn xuống nền san hô để tăng thêm sức ghì kéo pông-tông.
    9 giờ 55 phút, một đợ sóng cực lớn thứ hai chồm tới. Trong xoáy cuộn mịt mùng, mọi người chỉ thấy toàn thân mình bị tung lên cao rồi cú lao theo dòng nước trôi vun vút trên đỉnh sóng. Đợt sóng lớn thứ hai giật đứt phăng các dây xích còn lại và cuốn chiếc pông-tông đi theo vòng xoáy cuộn của cơn dông. Từ vị trí chỉ huy của pông-tông, ba phát tín hiệu đỏ liên tiếp bay vút lên yêu cầu cấp cứu. Từ ngôi nhà lâu bền ở phía đông đảo, ba phát tín hiệu xanh cũng bay vút lên báo tin nhận được tín hiệu cấp cứu khẩn cấp của pông-tông. Lúc ấy là 10 giờ trưa.
    Tín hiệu của pông-tông bắn lên yêu cầu cấp cứu cũng vô ích. Giữa cơn xoáy cuộn củ dông tố, tàu có lượng dãn nước 20 nghìn tấn cũng không dám vào, chứ đừng nói đến các tàu thuyền nhỏ. Hơp nữa, pông-tông chỉ như cái hộp sắt không chèo, không máy, không lái. Khi bị nước cuốn trôi như diều gặp gió, tàu nào dám xông vào mà cứu nạn. Hường cố dò dẫm từng bước lần theo các đường dây chằng trên boong đi kiểm tra xem ai còn, ai mất. Nhưng anh không thể nào tiến thêm một bước, vì khi đã đứt hết dây neo, chiếc pông-tông như con ngựa bất kham lúc phóng nhanh, lúc chồm lên, ngụp xuống. Có lúc lại tung lên cao quay tròn như chong chóng. Đúng là trên đời này mạnh nhất thuỷ. Hường chợt nghĩ vậy, rồi lợi dụng từng đợt sóng gió nhỏ, anh gọi tên từng người. May sao cuộc chiến đấu với cuồng phong từ đầu tới giờ chưa ai bị sứt mẻ.Thế là thắng lợi bước đầu. Anh thấy vững tâm về sinh mạng anh em, nhưng lại lo cho sức chịu đựng của pông-tông bị quăng quật trong dông gió. Kể từ lúc bị nạn tới giờ, pông-tông vẫn phóng vèo vèo trên đỉnh sóng. Chẳng có máy móc để đo, nhưng Hường dự kiến tốc độ cuốn trôi của pông-tông có lẽ tới 40km/giờ.
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đến 17 giờ, sóng gió giảm dần, nhưng vị trước đó 10 đợt sóng cực lớn tràn qua pông-tông cũng với hàng ngày đợt sóng lừng, sóng bạc đầu cấp 8, cấp 9 đổ liên hồi xuống, làm bên mạn phía mũi pông-tông thủng nhiều lỗ, nước lại tràn vào khoang hai, khoang ba, tât cả anh em lại tiếp tục tát nước, bịt rò. Nhưng bịt được chỗ này thì chỗ khác bên thành pông-tông lại có nguy cơ bục ra. Tình thế thật nguy nan, Hường ra lệnh tiếp tục tìm mọi cách chống chìm pông-tông và chuẩn bị phao cứu sinh phòng khi nước vào nhiều bị lật nghiêng. Anh phân công anh em khỏe thay nhau tát nước rồi dùng giẻ rách, xi-măng trám những chỗ bị rò, một số anh em khác chuẩn bị giấy tờ, tài liệu bọc kỹ ni lông cho vào hòm kín và đưa xuống đáy pông-tông.
    2 giờ sáng ngày hôm sau, khi việc tát nước bị rò tạm ổn thì cũg là lúc anh em kiệt sức. Cũng may, mưa gió giảm hẳn, sóng chỉ còn độ cấp 4, cấp 5 nên bớt say. Xa xa đường chân trời một mảnh trong xanh của vòm trời ban đêm hiện ra. Đã nhìn thấy một vài ngôi sao nhấp nháy. Bỗng từ mũi pông-tông, Hạ reo to:
    - A, nhìn thấy chòm sao Thần ông ở phía sau. Như vậy là chúng ta đang bị trôi lên phía đông bắc.
    Mọi người cũng nhìn về phía chân trời, phía Nam. Những tảng mây đen đặc tan dần càng lộ rõ vòm trời đầy sao trong đêm mùa hạ. Đúng là pông-tông đang bị trôi lên phía đông bắc. Làm cách nào báo cho đất liền biết vị trí và hướng trôi pông-tông, vì phiên liên lạc cuối cùng với đất liền mới nói được câu: "Mười giờ ngày 21, pông-tông đảo Đá Nam bị gặp nạn" thì sóng đã đánh tung máy vô tuyến điện rồi đập xuống, công với nước biển tràn vào làm tất cả máy chính, máy dự phòng đều bị hỏng. Sau khi cử người cảnh giới và trực canh các khoang bị thủng. Hường và Có bàn nhau triệt tập một cuộc họp quyết định những vấn đề then chốt nhất. Khi đông đủ anh em, Hường nói: "Máy thông tin bị hỏng, không liên lạc được với đất liên, pông-tông của ta không có máy và lái nên chúng ta phải chấp nhận pông-tông tự trôi. Nếu pông-tông bịt rò tốt, trôi tới một nước láng giềng thân thiết nào đó là điều tốt. Nếu chẳng may trôi vào đất địch thì anh em nghĩ thế nào?". Nhiều tiếng luận bàn sôi nổi, lát sau cuộc họp thống nhất ý kiên: Phải bảo đảm an toàn tuyệt đối giấy tờ, tài liệu mật. Nếu pông-tông trôi vào đất địch hoặc gặp địch thì kiên quyết chiến đấu không để giấy tờ, tài liệu rơi vào tay địch. Nếu pông-tông trôi vào các nước khác, dù có bị quyến rũ thế nào cũng xin kiên quyết trở về Việt Nam, không cư trú chính trị. Nếu gặp tàu, thuyền nước ngoài cứu trợ nhân đạo thì phải tỏ rõ phong thái, tư thế quân nhân...
    Sau khi tóm tắt các nội dung, Hường nói: Những điều đã bàn bạc thống nhất, tất cả cứ thế tiến hành. Chúng tôi có trách nhiệm với anh em, nhưng anh em cũng phải có trách nhiệm với công việc của chính mình. Chúng ta đã có thề với nhau: Gian khó cùng chia... bây giờ là lúc gian khó, anh em ta cùng nhau khắc phục.
    Pông-tông trôi tới hai ngày sau thì hết nước ngọt. Trưa hôm đó có một vài trận mưa nhỏ, anh em tranh thủ hứng được đầy một thùng phuy. Một thùng phuy dùng cũng chẳng được bao lâu. Hường và Có phát động mọi người tìm cách pha chế nước ngọt nhưng chưa đạt được kết quả.
    Sang ngày thứ năm, theo kinh nghiệm, anh em tìm được công thức pha chế bằng chất liệu có sẵn ở pông-tông, cứ 1 lít nước mưa, pha thêm 5 lít nước biển, cho vào nước đó 13 lọ thuốc đánh răng sẽ được 6 lít nước lợ. Thế là tất cả số thuốc đánh răng còn lại được huy động pha chế nước. Sau đó thì hết thuốc đánh răng, anh em lại tiếp tục bàn để tìm ra công thức pha chế mới, vì lương thực dự trữ của pông-tông thì không đáng ngại, đủ ăn một thời gian nữa, nhưng thiếu nước ngọt thì rất gay go.
    Đang lúc bàn bạc sôi nôit thì chiến sĩ công binh Lê Văn Tính đang làm nhiệm vụ trực canh chạy vội vào khoang báo cách pông-tông khoảng 3km có mọt chiếc thuyền đang lao về phía chúng ta. Thế là tất cả cùng ùa ra quan sát. Hường nhắc anh em cảnh giác đề phòng bọn cướp biển, đồng thời lệnh cho tổ kiểm tra thuyền lạ chuẩn bị sẵn sàng làm nhiệm vụ.
    Hơn 20 phút sau, một chiếc thuyền máy bằng gỗ nửa nổi nửa chìm cố sống cố chết lao vào rồi đi song song với pông-tông. Hường dùng cờ tay đánh tín hiệu hỏi: "Các anh thuộc quốc tịch nào?" Từ chiếc thuyền gỗ, hai người đàn ông lực lưỡng đứng lên mũi thuyền trả lời ngay bằng tiếng Việt: Chúng tôi là người tị nan Việt Nam bị gặp nạn. Thế các ông?
    Hường nghe câu trả lởi và câu hỏi lại của họ, anh đoàn ngay là thuyền vượt biên hặp nan. Hường và Có bàn bạc: Chúng ta đã gặp nạn, nhưng pông-tông của chúng ta chưa có khả năng chìm ngay. Họ là dân vượt biên, vì không thiết tha với Tổ quốc, hoặc vì một sự kích động nào đó mà bỏ Tổ quốc ra đi. Hiện họ cũng là người đang bị nạn, vả lại họ cũng là con người...
    Trong khi hai anh đang trao đỏi thì một đợt sóng bất thần xô tới cuốn con thuyền của họ ra xa làm một số người đang đứng bên mạn bị hất ra khỏi thuyền.
    - Cấp cứu thuyền bị nạn! - Hường ra lệnh. Từ trên mặt pông-tông, 5 chiến sĩ khoác theo dây và phao bơi rồi lao vút xuống biển. Khó khăn lắm các anh mới bơi được tới thuyền bị nạn, buộc được dây để anh em trên pông-tông kéo thuyền vào, tiếp đó, các anh lại bới ra cứu hết những người đang chơi vơi giữa luồng nước xoáy. Sau khi đưa được hết 29 người vượt biên trái phép lên pông-tông thì chiếc thuyền của họ bị nước vào đầy cũng từ từ chìm xuống. 29 người vượt biên có 16 nam, 8 nữ và 5 trẻ em. Các anh cho 16 người đàn ông ở riêng một chỗ dưới khoang rồi cử người canh giữ đề phòng họ cướp pông-tông, còn 8 phụ nữ và 5 trẻ con, cho vào phòng ở trên mặt boong. Lo cho các chiến sĩ của pông-tông ăn uống đã gay go, bây giờ lại lo cho thêm 29 người vượt biên ăn, uống lại càng gay go thêm.
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Từ lúc có thêm 29 người vượt biên trên pông-tông, sóng gió lại nổi lên ngày càng to, những chỗ đắp xi măng bên thành pông-tông lại bị rò và bục ra, nước chảy vào đầy ắp cả khoang 1 và nửa khoang 2. Mũi pông-tông bị chúc xuống và vĩ vậy pông-tông chỉ trôi vòng quanh, chứ không nhích thêm một mét nào.
    Thế rồi nước vào đầy tiếp khoang 2 và một phần khoang 3. Nước vào quá nhiều, tát không xuể, pông-tông bị nghiêng về bên phải hoàn toàn. Tình thế trở nên nguy cấp. Anh em xúm lại bàn bạc và quyết định dịch chuyển các vật liệu trong khoang để cân bằng pông-tông. Các anh huy động thêm cả 16 người vượt biên cùng bốc vác các khối đá từ mạn phải sang mạn trái, và bốc số hàng nhẹ từ mạn trái sang mạn phải để cân bằng pông-tông và huy động toàn lực tập trung tát nước, bịt rò cả 3 khoang phía mũi pông-tông.
    Lúc 10 giờ, Hạ đang nấu cơm, lại một cơn sóng bất thần giội lên hất tung thùng dầu và toàn bộ nồi, xoong, cơm canh xuống biển. Sóng làm một thùng dầu khác đổ xuống, bật nắp, dầu chảy ra bén vào bếp lửa. Chỉ chậm hai phút, lửa sẽ bén vào khu vực chứa dầu và khoang chứa đạn của pông-tông. Gần 11 giờ mới dập tắt được ngọn lửa và múc được hết nước ở khoang 2, khoang 3 của pông-tông. Gay nhất là bây giờ không còn nồi, niêu, xoong chảo để nấu cơm. Hạ nghĩ cách dùng xô nhôm làm nồi nấu cơm. Đến 12 giờ thì Hạ nấu xong một xô chè cho quân ta và cả người vượt biên cùng ăn.
    Sang hôm sau, mặt trời như mọc sớm hơn mọi ngày. Hường giở sổ nhật ký chiến đấu ghi chép và nhẩm tính: Từ hôm pông-tông bị nạn tới nay đã sang ngày thứ 12. Bao biến cố xảy ra trong từng giờ mà anh em phải vật lộn và đã chiến thắng. Giờ đây lương thực đã cạn, vì một số thực phẩm bị dầm trong nước mặn thồi và mốc hết và vì phải nuôi thêm 29 người vượt biên mới cứu vớt lên pông-tông. Nước lợ phải dè sẻn lắm mới đủ dùng. Nhưng từ hôm nay trở đi không còn nữa. Lại còn sinh mạng của 29 người vượt biên này giải quyết thế nào? Tuy không đo đạc chính xác nhưng anh ước tính pông-tông đã vượt ra khỏi vùng biển Việt Nam rất xa. Máy bay và tàu cứu hộ từ đất liền không thể ra tới vùng biển này được. Vả lại, đã 12 ngày đêm rồi dù đất liền không bỏ rơi các anh, nhưng cũng không biết pông-tông trôi về đâu mà tìm. Giờ này chắc cả nước đã biết tin anh em bị nạn. Gia đình, vợ con lo lắng và mong tin các anh đến chừng nào...
    Suy nghĩ một lát, Hường chủ động bàn với Có để cùng đề ra hướng khắc phục trong những ngày tới. Sau khi thống nhất ý kiến, Hường ra lệnh cho anh em lau chùi, bảo quản vũ khí sẵn sàng chiến đấu, còn anh và Đoàn Văn Có, tập trung 29 người vượt biên về phía mũi pông-tông tìm hiểu thêm hoàn cảnh của hộ để từ đó có hướng giải quyết.
  10. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Sau CQ-88 là DK hả bác?

Chia sẻ trang này