1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CQ - 88

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 03/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Những lý do khiến Trung Quốc không gửi quân tới Biển Đông

    Lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc tiếp giáp với các nước lân cận đang bị đe dọa nghiêm trọng như vùng Tây Tạng giáp với Ấn Độ hơn 100,000 Km vuông , quần đảo Diaoyu đã bị Nhật Bản kiểm soát và khu vực biển Đông Việt Nam thì Việt Nam kiểm soát 29 đảo và một số nước khác như Malaysia , Philippin , Bruney và Indonesia ?Đối mặt với các nước lân cận Trung Quốc là một nước lớn nhưng tại sao, các nhà cầm quyền Trung Quốc không sợ chiến tranh nhưng vấn đề lãnh thổ bị đe dọa nghiêm trọng, tại sao họ không tiếp tục điều thêm quân tới các vùng đe dọa, có một số nguyên nhân chính như sau:
    Trước tiên là lực lượng phòng không, không quân của Trung Quốc mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn là tụt hậu so với các nước. Lấy một ví dụ như nếu Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra chiến tranh, thì Trung Quốc ngoài loại thế như lực lượng đông đảo của các loại tên lửa và lợi thế tàu ngầm hơn một chút thì không thể so sánh với các loại trang thiết bị cao cấp và tốt hơn Trung Quốc của Nhật Bản .
    Thứ hai, các nước đang chiếm giữ các đảo trên biển Đông (Việt Nam) họ đã có một vị trí rất thuận lợi để phòng thủ và tấn công với một lực lượng trang thiết bị không cần quá mạnh. Trong khi đó lực lượng hải quân và không quân của Trung Quốc chưa đủ sức để vươn xa và tác chiến hỗ trợ cho nhau đồng bộ. Vì vậy phương án phải đóng Hàng không mẫu hạm là phương án rất cấp bách .
    Thứ ba, lực lượng hải quân Trung Quốc có quá ít kinh nghiệm tác chiến, lực lượng hải quân có thể nói là tương đối mạnh, nhưng hợp đồng tác chiến với không quân thiếu đồng bộ, lực lượng không quân quá mỏng. Lực lượng hải quân và không quân chỉ được thực hiện những cọ xát thực tế trong chiến tranh giải phóng và cuộc chiến chiếm quần đảo Hoàng Sa, thực sự lực lượng của Trung Quốc chưa thể tác chiến trong các cuộc chiến tranh hiện đại.
    Thứ tư, một phần lãnh thổ Trung Quốc tiếp giáp với Ấn Độ đã và đang là tranh chấp và chưa có văn bản cho hồi kết, Ấn Độ luôn xúi dục các phần tử gây quấy nhiễu vùng Tây Tạng và khả năng xảy ra chiến sự và bạo động, bất ổn giữa hai nước ở vùng này cũng rất cao. Mặc dù phía Trung Quốc đã thiết lập các căn cứ quân sự ở khu vực này, nếu Ấn Độ đụng độ với Pakistan Trung Quốc sẽ lập tức giúp đỡ Pakistan. Trung Quốc có một lực lượng thường trực sẵn sàng trực chiến với Ấn Độ.
    Thứ năm, những yếu tố liên quan đến Hoa Kỳ về vấn đề biển Đông (Việt Nam) mà chính phủ Trung Quốc cần phải xem xét lại. Để chiếm các đảo khu vực phía Nam Trung Quốc biển và các đảo Diaoyu và Huangyan và các đảo thuộc khu vực Biển Đông (Việt Nam) Trung Quốc sẽ phải đối mặt với lực lượng tham gia lớn của Hoa Kỳ, sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc và sự vươn xa của hải quân Trung Quốc luôn làm cho Hoa Kỳ và các nước đồng minh chú ký và họ luôn kiềm chế các năng lực của các lực lượng Trung Quốc.
    Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ hay Hạm đội 7 (United States 7th Fleet) là một đội hình quân sự của hải quân có căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản, với các đơn vị đóng gần Nam Hàn và Nhật Bản, đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương. Hạm đội 7 là Hạm Đội lớn nhất trong các hạm đội triển khai tiền phương của Hoa Kỳ, với 72 chiến hạm, 450 máy bay và 150,000 nhân sự hải quân và thủy quân lục chiến. Với sự hỗ trợ của các Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm, nó có ba việc được giao chính đó là:
    * Bộ tư lệnh lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp trong một thiên tai hoặc các cuộc hành quân hỗn hợp,
    * Bộ tư lệnh hành quân của tất cả các lực lượng hải quân trong vùng, và
    * Bảo vệ Bán đảo Triều Tiên.
    Blog''''s Hồ Trung Nghĩa
    Được anhoanp sửa chữa / chuyển vào 08:18 ngày 12/05/2009
  2. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    bài viết khá hay gần như phân tích hết mọi mặt từ địa lý - sức mạnh QS - ngoại giao- tư tưởng .... nhưng thực ra đó chỉ là những yếu tố căn bản để góp thêm phần TQ không gửi quân tới biển đông hay chính xác là chưa gửi quân tới biển đông . còn điểm chính lại là vấn đề chỗ khác .
    người xưa có câu để nhắc đến kết quả muốn đạt được đó là
    thiên thời- địa lợi- nhân hoà và để khẳng định thêm đó là câu : biết mình biết người , trăm trận trăm thắng
    chỉ tóm lại nếu hiện tại TQ manh động TQ lợi thì it mà thiệt thì nhiều
    LỢI : chiếm được HS -TS kể cả khu vực đảo điếu ngư đang tranh chấp với nhật ( với sức mạnh QS hiện tại )
    HẠi : về người về của sẽ rất nặng nề nếu dùng QS để chiếm biển đông vì TQ quá xa so với các nước tranh chấp . và sẽ bị cô lập và lên án trên thế giới trong khi TQ đang muốn tiến nói của mình có trọng lượng trên thế giới . chiêm được nhưng rất khó giữ và ky thuật trong tương lai gần vẫn chưa thể khai thác tiềm năng biển đông ....
    vì vậy TQ đang kết hợp chính sách răn đe QS cùng ngoại giao và lôi kéo ... ví dụ nếu TQ thành công trong việc hợp nhất đài loan thì nghiễm nhiên đảo ba bình ( đảo to nhất ) mà đài loan đang nắm giữ thì chuyện chiếm hết TS ( còn lại ) chỉ là chuyện sớm chiều , không dại gì manh động để thiệt mọi thứ . chính vì vậy mà chưa đưa quân ra biển đông còn chuyện thù trong ( tân cương, tây tạng, đài loan.. ) giặc ngoài ( ấn độ, nhật bản , các nước DNA .. ) chỉ là chuyện nhỏ dần dần bằng răn đe QS , ngoại giao, lôi kéo , lợi ích ... thì TQ cũng sẽ giải quiết được , vấn đề chỉ là thời gian .
    cho nên chuyện nhu CQ 88 sẽ không thể sảy ra trong tương lai gần bởi TQ cững như các nước có tranh chấp trên biển đông biết mình sẽ phải làm gì cho có lợi nhất .
  3. KAMAZTANK

    KAMAZTANK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    2
    Lên sách thì nói hay ho lắm chứ lúc ấy có cho bộ đội mình được bắn đâu, để cho lũ chó trung quốc giết bao nhiêu chiến sỹ của mình. mình có đọc ở đâu đó là có chiến sỹ bộ đội mình giữ đảo Gạc Ma bị quân trung cẩu dùng lê đâm hi sinh mà cấp trên vẫn ra lệnh giữ bình tĩnh không được manh động???? Đánh nhau với tàu chiến nó mà dùng tàu vận tải, sau lại bảo là không lường trước ý đồ thâm độc của địch, thật là lịch sử 4000 năm dựng nước chẳng lẽ chả rút ra được gì sao?
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Ai định đánh nhau với tàu chiến nó?
    Đến sợ với cái kiểu "đọc ở đâu đó" thế này thế kia.

    được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 12:46 ngày 12/05/2009
  5. caheonhon

    caheonhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2008
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Bác xetải-xetăng cần gì đọc đâu xa, cứ xem clip "Vòng tròn bất tử" là thấy ngay thôi mà. Đầu clip có cảnh quay mấy anh thủy thủ mình trước khi tàu TQ nổ súng, các anh ấy vẫn mặc áo ba lỗ, chân gác chéo ngắm tàu TQ từ xa kia mà. Chứng tỏ ta không hề chủ định đánh nhau với TQ trong tình huống đó.
  6. Su35Fk

    Su35Fk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2009
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Lúc đó có đem hết tàu chiến ra đánh với nó vẫn thua
  7. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    Một số bản em số hoá và hiệu chỉnh một số sai sót (in nghiêng) từ các bài của báo Nhân Dân ngay sau sự kiện 14/03/1988.
    Post lên đây để tiện việc tra cứu lại sau này.
    ---------------------------

    Báo Nhân Dân 25/3/1988

    Sự Thật ở Trường Sa

    Cuộc tiến công bằng tàu khu trục tên lửa của Trung Quốc vào ba tàu vận tải không có vũ khí tiến công
    của ta ở vùng đảo Sinh Tồn.


    Sự kiện ngày 14-3 xảy ra ở vùng đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa - một vùng lãnh thổ của Tổ quốc ta ở xa đất liền nên
    chúng ta mới chỉ được nghe thông báo qua hệ thống thông tin. Chỉ có những cán bộ, chiến sĩ trên các tàu vận tải đã bị các tàu
    khu trục 502, 506 (thực tế là 556) và 531 của Trung Quốc được trang bị tên lửa và pháo cỡ 100mm vô cớ tiến công, bắn
    chìm, mới biết rõ cụ thể sự việc xảy ra.

    Chúng tôi đã gặp nhiều cán bộ, chiến sĩ trên các con tàu vận tải mang số 604, 605 và 505 làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa,
    lương thực, phương tiện sinh hoạt và trực tiếp bảo vệ đảo.

    Ở trên các con tàu khác nhau nhưng tất cả mọi người đều kể lại diễn biến cuộc tiến công của các tàu chiến Trung Quốc một
    cách cụ thể, thống nhất cả về những tình tiết nhỏ.

    Từ buổi chiều ngày 13-3, các tàu vận tải của ta neo đậu ngay trước thềm các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc vùng đảo
    Sinh Tồn. Từ đây, nhìn về hướng bắc hơi chếch sang phía đông (nhìn từ đảo Cô Lin)) thấy rõ đảo Sinh Tồn.

    Thời gian này các tàu chiến Trung Quốc
    sau khi xâm nhập trái phép và đưa lực lượng quân sự lên hai bãi đá ngầm Chữ Thập và Châu Viên thuộc lãnh thổ của ta, tiếp
    tục gây khiêu khích, ngăn cản các tàu vận tải của ta, có lúc tàu chiến Trung Quốc bám đuôi và áp mạn tàu ta hăm dọa. Cậy thế
    tàu chiến, vũ khí hiện đại, chúng định đe dọa, làm nhụt ý cán bộ, chiến sĩ vùng đảo Trường Sa. Trên các con tàu nhỏ nhoi, chỉ có
    trang bị vũ khí bộ binh, cán bộ, chiến sĩ ta với tư thế là người chủ vùng đảo, nén căm thù, nhắc nhau tránh khiêu khích để
    hoàn thành nhiệm vụ. Đã hàng chục ngày đêm như thế nên không khí vùng đảo rất căng thẳng. Cán bộ, chiến sĩ trên các
    đảo dăm bảy đêm liền chưa yên một giấc ngủ. Với những chiếc tàu vận tải loại nhỏ 50-60 tấn, các sĩ quan và thủy thủ của ta đã
    vượt sóng gió cấp 5, cấp 6 đi lại hàng trăm hải lý. Trước âm mưu kẻ thù, với nhiệm vụ nặng nề được giao, không ai thấy mệt
    mỏi. Những đợt sóng lớn như muốn hất ngược con tàu lên đảo. Những chiếc nồi quân dụng vừa đổ nước, tàu bị sóng lắc
    mạnh, nước đổ cạn ráo. Lại thêm một bữa phải ăn lương khô. Bấy giờ đã nhìn thấy những chiếc tàu Trung Quốc lù lù xuất hiện
    ở phía tây và phía tây-nam vùng đảo.

    Đêm 13-3, các con tàu vận tải của ta vẫn trấn giữ ở các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Cán bộ, chiến sĩ không ai ngủ, dõi mắt
    chăm chú lọc màn đêm và vệt sáng của sóng biển, quan sát hoạt động của tàu chiến Trung Quốc. Mệnh lệnh chỉ huy và hoạt
    động của các thủy thủ trên tàu sôi nổi làm cho họ thấy gắn bó với con tàu và mong mốn trời chóng sáng để lên đảo làm
    nhiệm vụ.

    Rạng sáng, khi những vệt đỏ tím của ánh sáng mặt trời từ phía Đông rọi xuống trên sóng biển, các tàu chiến Trúng Quốc lại
    tiếp tục khiêu khích. Ba chiếc tàu lớn của chúng án ngữ phía ngoài. Ba chiếc tàu chiến mang số 556, 553 (thực tế là 531)
    và 552 (thực tế là 502) của chúng áp sát các tàu vận tải của ta. Có lúc tàu 506 (thực tế là 556) và 502 mở hết tốc độ như
    muốn lao thẳng vào các tàu 604, 605 (thực tế là 505) của ta ở Gạc Ma và Cô Lin.

    Lúc đó, trên đảo Gạc Ma, các chiến sĩ ta đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng ra hiệu cho các tàu chiến Trung Quốc biết đây là vùng
    đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Bất chấp luật pháp quốc tế và do cố ý dùng sức mạnh, các loại vũ khí hạng nặng trên các tàu chiến Trung Quốc đều chĩa về các
    tàu vận tải của ta. Bị uy hiếp nghiêm trọng, các tàu của ta vẫn bình tĩnh, tự kiềm chế, tránh khiêu khích, nhưng bám trụ kiên
    cường.

    Trên tàu 604, loại tàu "Đại Khánh" do Trung Quốc sản xuất, trọng tải 50 tấn, ta đã sử dụng hàng chục năm nay, đồng chí
    Thông, cán bộ chỉ huy, đứng trước mũi tàu nhắc nhở chiến sĩ tỉnh táo không để mắc mưu khiêu khích của địch. Đồng chí ra
    lệnh giọng vang át cả sóng biển :
    - Tất cả không được nổ súng khi tôi chưa ra lệnh !

    Có chiến sĩ chưa ra trận, trước thử thách này trở nên bình tĩnh, tự tin. Số đông chiến sĩ trên tàu 604 quê ở Bình Trị Thiên. Anh
    em từ hồi còn là học trò đã biết Trường Sa xa xôi, nay tận mắt thấy kẻ thù của vùng đảo. Trên tàu, các chiến sĩ không ai rời vị
    trí.

    Thượng úy Uông Xuân Thọ, 27 tuổi, máy trưởng tàu 605 bám con tàu trên biển từ mồng 2 Tết đến nay. Anh Nguyễn Duy Hòa,
    30 tuổi, thượng úy đài trưởng thông tin tàu 505. Các anh đều nhận được lệnh của người chỉ huy quyết tâm gắn bó với đảo,
    quyết không rời đảo, bất chấp mọi hành động ngang ngược của địch.

    Khiêu khích, đe dọa không làm cho cán bộ, chiến sĩ trên tàu vận tải của ta nhụt chí, không ai mắc mưu chúng, tàu chiến số 502
    của Trung Quốc liền lao vào tàu vận tải 604 của ta. Con tàu 604 vẫn hiên ngang, không nhổ neo. Ngay phía sau tàu 604, một số
    cán bộ, chiến sĩ do thiếu úy Trần Văn Phương, trung đội trưởng thuộc đoàn Trường Sa trực tiếp chỉ huy đang làm nhiệm vụ trên
    đảo có cắm lá cờ Tổ quốc. Chủ quyền vùng đảo của chúng ta được khẳng định bằng chiếc tàu đang neo tại bến và các chiến
    sĩ trên đảo. Một phân đội nhỏ được lệnh xuống chiếc ghe nhỏ, chở hàng hóa, luơng thực, thực phẩm vào bờ, không mang
    theo vũ khí.

    Điên cuồng trước thất bại uy hiếp tàu vận tải 604 của ta, từ trên chiếc tàu số 502, bọn chỉ huy Trung Quốc ra lệnh cho bọn lính
    chuyển xuống xuồng máy tiến công vào đảo Gạc Ma. Có 71 tên do một tên cầm súng ngắn chỉ huy. Đứa nào cũng cắt tóc ngắn,
    lăm lăm súng AK đeo đầy băng đạn trước ngực, súng đã giương lê. Một số tên nhảy vào cắt dây từ chiếc tàu 604 của ta
    dùng để kéo chiếc ghe nhỏ chở các chiến sĩ. Chiến sĩ Lục xông vào nối dây bị chúng đánh bằng súng AK vào đầu. Tên chỉ huy
    lăm lăm khẩu súng ngắn cùng hàng chục tên tràn lên bãi đảo của ta, nơi đã có lá cờ Tổ quốc Việt Nam và các chiến sĩ đoàn
    Trường Sa.

    Quen thói hung hăng, chúng chĩa mũi súng vào Trần Văn Phương. Một số tên nói tiếng Việt trắng trợn gào thét : "Đây là
    vùng đảo của Trung Quốc". Phương và các chiến sĩ ta vừa lên tiếng trả lời:
    - Hãy bỏ súng xuống ! Không nên gây đổ máu !

    Câu nói của Phương chưa dứt lời, một tên đã nhào vô hòng nhổ lá cờ đỏ sao vàng. Phương nhanh tay giằng lấy, Nguyễn
    Văn Lanh, binh nhất, 22 tuổi, lao lên giữ cờ. Một tên lính Trung Quốc cao to, giữ chiếc máy bộ đàm nhỏ trên tay nắm ngay chiếc
    xà-beng của chiến sĩ ta để trên đảo từ phía sau lao xả vào lưng Lanh. Anh kịp tránh. Phương giữ chặt lá cờ Tổ quốc thì bị một
    tên khác bắn xả vào anh một loạt đạn AK. Trần Văn Phương ngã xuống. Nguyễn Văn Lanh vừa đánh bật khẩu súng ngắn trên tay
    tên chỉ huy thì một tên lính khác dùng lưỡi lê đâm thẳng vào phía sau lưng Lanh trệch vào bả vai bên trái. Nó bắn tiếp viên
    đạn AK vào Lanh trúng sát vết lê đâm. Anh gục xuống trong đống máu đỏ.

    Lúc đó vào khoảng 7 giờ 45 phút, chiếc tàu 502 của quân Trung Quốc ở cách khoảng 400 mét dùng pháo 100mm nã đạn thẳng
    vào đài chỉ huy, vào khoang máy rồi khoang thủy thủ của tàu vận tải 604 của chúng ta. Một tội ác ghê tởm, bất ngờ, vô cùng
    dã man. Tàu 604 của ta bị cháy, chúng còn quay nòng pháo bắn tiếp hàng loạt đạn vào phía trước, phía sau con tàu. Chỉ có
    một số ít cán bộ, chiến sĩ trên con tàu kịp nhảy, bơi vào bờ đảo.

    Một kế hoạch tiến công trắng trợn đã được chuẩn bị sẵn. Cùng lúc đó, các tàu chiến 502, 556 và chiếc 502 (531) đều dùng
    pháo lớn bắn tới tấp vào các tàu vận tải 505 và tàu 605 của ta đang neo đậu ở bờ đảo Cô Lin và Len Đao. (thực tế là 502
    bắn phát pháo đầu tiên vào 604, rồi 556 phối hợp cùng 502 tiếp tục bắn phá HQ-604. Khi HQ-604 bắt đầu chìm thì 531 và 502
    bắt đầu rượt đuổi HQ-505 chạy về bãi Cô Lin. 531 là tàu đã trực tiếp bắn cháy HQ-505. Cuối cùng 556 chạy về hướng Len Đao...)
    Chiếc tàu khu trục 556 bắn vào tàu 605 của ta ở cự ly chưa đầy 350 mét.

    Sự thật tội ác của quân Trung Quốc ở vùng đảo Trường sa là như vậy. Cán bộ, chiến sĩ trên các tàu vận tải của ta đã chấp
    hành nghiêm túc mệnh lệnh của cấp trên, quyết tâm giữ vững vùng đảo thân yêu của Tổ quốc, không nổ súng trước để mắc
    mưu gây chiến của kẻ thù, nhưng tội ác của chúng đã vượt lên khỏi mọi đạo lý thông thường, mọi pháp luật quốc tế. Chiếc tàu
    vận tải 505 bị bắn cháy hôm nay vẫn nằm trên đảo Cô Lin, các chiến sĩ ta đang có mặt ở đảo Len Đao, dấu vết của cuộc chiến
    đấu trên đảo Gạc Ma, nơi có lá cờ Tổ quốc chúng ta cắm đầu tiên, nơi nhiều cán bộ chiến sĩ ta anh dũng hy sinh vì nghĩa vụ
    bảo vệ vùng đảo yêu thương là những bằng chứng thực tế nói lên hành động ngang ngược, tàn bạo của quân Trung Quốc.

    --------------------

    Báo Nhân Dân 27/3/1988

    Nén căm thù, biến căm thù thành sức mạnh

    Không đâu xa ngay ở phường tôi (Kim Liên), ở khu nhà tập thể của tôi, ở cầu thang của tôi, trong gia đình tôi.

    Chúng tôi vô cùng xúc động trước tinh thần anh dũng tuyệt vời của các chiến sĩ đã hy sinh, bị thương hay còn mất tích trong
    trận đụng độ cực ký vô lý ở Trường Sa vừa được thông báo. Mình là số ít, rất ít trước kẻ địch là số đông, đông hơn nhiều ;
    mình cũng có vũ khí để tự vệ mà không dùng đến, chỉ lấy tay không đối phó với kẻ địch vũ trang tận răng.

    Mình có chính nghĩa, có thể và có quyền sử dụng vũ khí để bảo vệ miếng đất thiêng liêng của Tổ Quốc, có thể và có quyền sử
    dụng vũ khí để "tự vệ chính đáng", quyền đương nhiên của mỗi con người khi mạng sống bị đe dọa.

    Thế mà các chiến sĩ ta đã cắn răng hy sinh trong khi giành lại lá cờ của Tổ quốc với tay không ! Thét lên tiếng thét vang lừng nơi
    biển cả. Tiếng thét chính nghĩa : "Đây là đất của Việt Nam ! Hãy bỏ súng xuống ! Không gây đổ máu "

    Cái chết của thiếu úy Trần Văn Phương, ôm chặt lá cờ Tổ Quốc, dòng máu thấm sâu vào bãi san hô, lãnh thổ của Tổ quốc, hòa
    tan trong biển cả nơi lãnh hải của Tổ quốc thật là oanh liệt và xúc động.

    Cũng như các vết thương của binh nhất Nguyễn Văn Lanh cùng với người chỉ huy trực tiếp của mình lao lên giữ cờ, làm cho mọi
    tâm hồn Việt Nam mến phục ! Không biết các vết thương của chiến sĩ trẻ trung mới 22 tuổi ấy đến hôm nay được chạy chữa
    ra sao ?

    Còn những chiến sĩ hy sinh khác, các chiến sĩ mất tích ?

    Các nhà sử học hãy làm lại trang sử oai hùng trong mấy mươi thế kỷ của dân tộc Việt Nam xem có kiểu hy sinh nào như các
    chiến sỹ Trường Sa không ?

    Gương hy sinh của các chiến sỹ đó, nhất là hoàn cảnh hy sinh của các chiến sĩ đó khiến cho mọi người chúng ta sôi sục căm
    hờn, vô cùng luyến tiếc, uất ức lên nữa, nhưng cũng rất tự hào !

    Nhất là các bậc cha mẹ, các gia đình đã có được những người con như thế.Trước cái chết thấy rõ, vẫn có gan nén căm thù, tự
    kiềm chế, cắn răng chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh cấp trên: "Không được bắn trước !".

    Rõ ràng : Người chiến thắng là các đồng chí, là các cháu, các con, các anh em đó thuộc dòng máu Việt Nam !

    Còn kẻ thù, những tên giết người hèn nhát, những kẻ sát nhân một cách lạnh lùng như thế, các phải gục đầu trước những đối
    thủ hiên ngang, gan đồng da sắt, anh dũng kiên cường khí tiết vô song, chính nghĩa sáng ngời như thế !

    Nếu chúng là những con người, còn chút tình người, chắc chứng phải thấy lương tâm dày vò, cắn rứt chứ ? Phải biết nhục
    chứ ! Phải biết đặt câu hỏi cho những kẻ đã ra lệnh đã bắt chúng phạm những tội ác dã man, thô bạo, tàn ác mà mọi
    người nguyền rủa chứ !

    Kèm theo đó là cái thái độ coi thường dư luận, bất chấp luật pháo, ngạo mạn kiêu ký của những kẻ cầm quyền ở Bắc Kinh,
    không dám đáp lại những đòi hỏi nghiêm minh, đây thiện chí, đầy tính nhân đạo của Việt Nam ta.

    Đây chững là thắng của ta : Thắng ở chính nghĩa, thiện chí ! Đây cũng là thua của đối phương : thua vì phi nghĩa và tàn bạo !

    Họ tưởng chừng hễ một khi có sức mạnh, lấy thịt đè người, cả vú lấp miệng em là làm gì cũng được !

    Họ phải thấy cái nén căm thù của các chiến sĩ ta, của nhân dân ta, đó là sức mạng mà họ không thể nào lường hết được !

    Dư luận công minh chính trực trên thế giới đã và sẽ ngày càng thấy thêm cái tàn bạo, cái độc ác, tham lam vô độ của những kẻ
    bành trướng. Họ tưởng đã chọn được thời điểm này khác bên ngoài cũng như bên trong nước ta hòng giễu võ dương oai,
    khiêu khích trắng trợn đi đôi với những âm mưu nham hiểm nhằm thực hiện những ý đồ đen tối của họ. Nhưng chắc chắn
    rằng công luận sẽ ngày càng vạch trần ...
    (xem tiếp trang 4)
    MINH VỸ
    (một cán bộ về hưu)

    Nén căm thù ...
    (tiếp theo trang 1)

    ...và lên tiếng phản đối mạnh mẽ hơn.

    Ngay nhân dân Trung Quốc, chắc chắn cũng thấy được âm mưu và hành động thô bạo của nhà cầm quyền trái với tinh thần
    hữu nghị và nguyện vọng chính đáng của họ !

    Và những người lính trong cái đội quân bị bắt buộc phải thực hiện những mưu đồ quá ư đen tôi, trắng trợn của cấp trên của
    họ, chắc cũng sẽ thấy là họ bị đầy đi làm những việc mà chỉ đứng trên phương diện đạo lý con người mà nói, rõ ràng là
    không có lợi gì cho quyền lợi cũng như thanh danh, uy tín của nhân dân Trung Quốc và trực tiếp của họ.

    Chẳng lẽ họ sẽ ghi trong công tích của họ là đã đi sát hại những đối thủ anh hùng có gan nén căm thù, kêu gọi họ "không
    nên gây đổ máu" trước những hành động hung bạo của họ à ?

    Còn ta ? Những hoạt động thù địch, khiêu khích của địch một lần nữa cho ta thấy rõ thêm, rõ hơn bộ mặt thật của chúng, làm
    cho khối căm thù đang cố nén lại phải nổ bùng lên thành sức mạnh mới theo hướng của Đảng : Nỗ lực mọi mặt, đến mức
    cao nhất để tăng cường thực lực của ta, cố gắng đến mức cao nhất, kiên quyết khắc phục những khó khăn mà kẻ thù đang
    nhằm vào để lợi dụng. Làm sao cho mỗi nhát cuốc, đường cày, mỗi việc làm hàng ngày để trừ sâu, chống hạn ; làm sao cho
    hoạt động ở mỗi công trường, xí nghiệp, mỗi con tàu, toa xe, mỗi cửa hàng, đều thấm sâu cái ý nghĩa đó, thực sự được thúc
    đẩy bởi tinh thần đó làm ra thêm nhiều của cải, ổn định dần đời sống nhân dân !

    Thật sự như thế là cả nước một lòng, toàn dân một lòng, trên dưới một lòng, quân dân một lòng : hơn lúc nào hết, lúc này là
    lúc cần siết chặt hàng ngũ để cho nội bộ Đảng, bộ máy nhà nước cố gắng vương lên, làm thất bại mọi âm mưu của kẻ địch.

    Cả nước hướng về Trường Sa ! Bằng những hành động có hiệu quả thật sự !

    Cứ như thế, những bậc cha mẹ, anh em, thân nhân của những chiến sĩ đã hy sinh, đang anh dũng chiến đấu sẵn sàng hy
    sinh, kiên cường đứng vững nơi đầu sóng ngọn gió sẽ được an ủi và cùng với đồng baog, đồng chí, bà con ta cũng biến đau
    thương thành hành động cụ thể, cùng với mọi người, tăng sức cho các chiến sĩ Trường Sa quý mến.



    Được Wehrmacht sửa chữa / chuyển vào 11:15 ngày 19/10/2009
  8. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    Số hoá & hiệu chỉnh : Wehrmacht

    Người phát ngôn bộ ngoại giao nước ta bác bỏ tuyên bố của phía Trung Quốc

    Trả lời câu hỏi của TTXVN về tuyên bố của một viên chức có liên quan của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc do đài Bắc
    Kinh đưa lại ngày 1-4-1988 nói rằng "cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Việt Nam trong quần đảo Trường Sa ngày
    14-3-1988 hoàn toàn do Việt Nam gây ra". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta vạch rõ :

    " Chúng ta hoàn toàn bác bỏ tuyên bố nói trên của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Luận điệu đổ vấy đó chỉ nhằm
    đánh lạc hướng dư luận, che đậy hành động xâm lấn và khiêu khích vũ trang của tàu Hải quân Trung Quốc đối với Việt Nam ở
    vùng quần đảo Trường Sa.

    Sự thật là từ trước cho đến cuối năm 1987, Trung Quốc hoàn toàn không có mặt ở quần đảo Trường Sa. Vì từ đầu năm nay,
    họ đưa tàu chiến xâm nhập vùng biển này, lấn chiếm các bãi đá ngầm, ngăn cản hoạt động bình thường và có những hành
    động khiêu khích quân sự đối với các tàu vận tải của Việt Nam, nên đã gây ra sự kiện ngày 14-3-1988. Nhà cầm quyền Trung
    Quốc phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với nhân dân hai nước Việt Nam, Trung Quốc và nhân dân thế giới về hành động
    trái phép của họ. Hành động cố ý của Trung Quốc còn thể hiện ở chỗ họ đã cố tình bắn cả vào những chiến sĩ hải quân Việt
    Nam từ những tàu vận tải đó nhảy xuống biển bơi vào các đảo. Cho đến nay họ vẫn còn gây trở ngại cho những tàu cứu hộ của
    Việt Nam và cản trở hoạt động của các tàu vận tải Việt Nam cho quần đảo Trường Sa.

    Chúng ta đòi phía Trung Quốc phải rút các tàu chiến của họ ra khỏi vùng quần đảo Trường Sa và trong khi chờ ngồi vào đàm
    phán không được gây ra xung đột và làm cho tình hình xấu thêm.

    Lập trường của chúng ta trước sau như một là giải quyết mọi tranh chấp giữa các nước bằng thương lượng hòa bình và
    không dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Phía Trung Quốc cần đáp ứng những đề nghị đã nêu trong các công hàm ngày 17-3,
    23-3 và 26-3 năm 1988 của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chấm dứt ngay những hành động vô
    nhân đạo gây trở ngại cho những tàu cứu hộ của Việt Nam vào làm nhiệm vụ ở vùng này. Chúng ta tin chắc rằng lập trường
    chính nghĩa và thái độ thiện chí của Chính phủ và nhân dân Việt Nam nhất định được sự đồng tình của dư luận rộng rãi ở
    Đông-Nam Á và trên thế giới ".

    *******

    Tuyên bố của Bộ Ngoại giao ta về tình hình hiện nay ở Quần đảo Trường Sa

    Ngày 6-4-1988, bộ ngoại giao ta đã ra tuyên bố như sau:

    Trong cuộc họp báo ngày 5-4-1988 ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã vu cáo Việt Nam đưa thêm
    tàu, tăng cường hoạt động không quân, tiến hành khiêu khích ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Cộng hòa
    Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên quyết bác bỏ mọi sự vu cáo của Trung Quốc, coi đó là sự bịa đặt hoàn toàn nhằm lừa gạt dư
    luận thế giới đang ủng hộ đề nghị của Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, đồng thời chuẩn bị dư luận
    cho mưu toan dùng vũ lực để mở rộng sự lấn chiếm của họ ở khu vực này.

    Mọi người đều đã biết, trước tháng 1-1988, Trung Quốc chưa hề bao giờ có mặt ở vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt
    Nam. Chỉ đến khi Trung Quốc đưa lực lượng lớn hải quân xâm nhập trái phép, khiêu khích vũ trang và gây xung đột đổ máu thì
    tình hình ở đây mới trở nên nghiêm trọng. Chẳng những thế, sau khi gây xung đột, trong khi Việt Nam kiên trì đề nghị hòa
    bình của mình và hết sực tự kiềm chế, không làm gì để tình hình xấu thêm, thì phía Trung Quốc tiếp tục ngăn cản hoạt động
    tiếp thế bình thường của tàu vận tải Việt Nam trong quần đảo, ngăn cản Việt Nam tiến hành công việc cứu hộ người và tàu của
    Việt Nam, phản đối sự có mặt của Ủy ban quốc tế Chữ Thập Đỏ ở nơi xảy ra sự việc ngày 14-3-1988 để chứng kiến việc cứu hộ :
    thậm chí phía Trung Quốc để lâu tới ba tuần mới thông báo việc bắt chín thủy thu Việt Nam và không cho biết tin tức về họ.

    Rất đáng tiếc là phát biểu ngày 5-4-1988 của người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc hoàn toàn lảng tránh đề nghị hợp
    tình hợp lý của Việt Nam về việc giải quyết tranh chấp giữa hai nước về quần đảo Trường Sa cũng như các vấn đề biên giới
    khác và quần đảo Hoàng Sa, không dùng vũ lực và tránh đụng độ để tình hình khỏi xấu thêm. Như vậy, một lần nữa tỏ rõ phía
    Trung Quốc không muốn đàm phán hòa bình và chỉ muốn dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

    Chính phủ Cộng hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam trước sau như một cho rằng thương lượng hòa bình là con đường duy nhất
    đúng đắn để giải quyết tranh chấp phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước Việt Nam, Trung Quốc, phù hợp với xu
    thế đối thoại và nguyện vọng của dư luận, nhất là ở Đông-Nam châu Á. Chính phủ Việt Nam kiên trì các đề nghị đã đưa ra trong
    những ngày 17, 23 và 26-3-1988 và nhấn mạnh một lần nữa : Trong khi chờ đợi phía Trung Quốc ngồi vào đàm phán, hai bên
    không dùng vũ lực và tránh mọi đụng độ để tình hình không phát triển xấu thêm.

    Việc cứu hộ thủy thủ và tàu của Việt Nam trong sự việc ngày 14-3-1988 là vấn đề nhân đạo cấp bách. Công việc này vừa qua
    gặp khó khăn phải kéo dài vì phía Trung Quốc cản trở đến chưa kết thúc vì chưa tìm thấy số người mất tích và chưa trục vớt
    được các tàu bị đắm. Phía Trung Quốc cần thực hiện lời hứa của họ là không ngăn cản Việt Nam tiến hành hoạt động cứu hộ
    như họ trả lời phía Việt Nam ngày 17-3-1988. Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan nghênh sự có mặt của đại
    diện Ủy ban quốc tế Chữ Thập đỏ ở khu vực đảo Sinh Tồn, nơi xảy ra xung đột ngày 14-3-1988 để giúp vào việc nhân đạo cứu
    người bị nạn.

    Nhân dân và Chính phủ Việt Nam quý trọng tình hữu nghĩ truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, đồng
    thời kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Nếu phía Trung Qốc cứ tiếp tục khiêu khích và lấn
    chiếm lãnh thổ Việt Nam thì họ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do họ gây ra.

    Dư luận đang chờ đợi sự đáp ứng tích cưc của Trung Quốc đối với thiện chí của Việt Nam. Câu trả lời hoàn toàn thuộc về phía
    Trung Quốc.
    ----------

    Báo Nhân Dân 24-4-1988

    Đến quần đảo Trường Sa

    Gặp các chiến sĩ, thủy thủ trên tàu cứu hộ Đại Lãnh ở vùng đảo Sinh Tồn.


    Chúng tôi, đoàn phóng viên báo chí, truyền hình và phát thanh theo tàu cứu hộ Mỹ A đến vùng đảo Sinh Tồn, vượt qua đảo lớn
    Trường Sa và các đảo Thuyền Chài, Phan Vinh với quãng đường hơn 520 hải lý đầy sóng gió, căng thẳng. Tàu Mỹ Á cặp
    mạn tàu Đại Lãnh vào lúc 11 giờ trưa 19-4, Phó thuyền trưởng tàu Đại Lãnh Nguyễn Hữu Hồng mở máy vệ tinh hàng hải. Một
    phút trôi qua, anh báo cho tôi vị trí con tàu đang neo ở vĩ độ 9 độ 46 phút 35 giây (bắc), kinh độ 114 độ 15 phút 33 giây (đông).

    Lúc này, tàu Đại Lãnh nằm ngay bên vùng đảo Cô Lin, cách tàu vận tải 505 bị quân Trung Quốc bắn chay sáng 14-3 chưa đến
    200 mét. Từ đây , bằng mắt thường, chúng tôi nhìn rõ các đảo Len Đao, Gạc Ma và tàu chiến Trung Quốc đang án ngữ đảo
    Gạc Ma của ta mà chúng đã lấn chiếm trái phép.

    Chỉ huy và thủy thủ tàu Đại Lãnh, sau mấy chục ngày đêm vất vả làm nhiệm vụ cứu hộ các tàu vận tải 605 và 505 ở cùng đảo này
    vẫn nhiệt tình đón khách. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Trưởng giới thiệu ngắn gọn với chúng tôi:

    - Tàu Đại Lãnh thuộc Liên hiệp xí nghiệp trục vớt cứu hộ, làm nhiệm vụ cứu hộ mang tính chất nhân đạo được Quốc tế xác
    nhận. Sau khi nhận nhiệm vụ cấp cứu các tàu vận tải của Hải quân ta trên vùng biển của Tổ quốc bị các tàu chiến Trung Quốc
    vô cớ tiến công bắn cháy, bắn chìm, chúng tôi nhanh chóng rời vị trí ở cảng Vũng tàu vào lúc 17 giờ ngày 2-4 vừa qua.Nhiệm vụ
    của chúng tôi là cứu người, cứu hàng và cứu các tàu vận tải. Đến nay tàu đã hoạt động gần hai mươi ngày trên vùng đảo
    Sinh Tồn.
    - Xin anh cho biết những kết quả của công việc cứu hộ.

    - Chúng tôi đã xác định được vị trí độ sâu các tàu 605 và 604, xác định mức độ hư hại của tàu 505. Ở Len Đao, chúng tôi đã
    quay ca-mê-ra dưới biển toàn cảnh và các chi tiết con tàu 605 bị chìm ở độ sâu 40 mét.

    Các anh thợ lặn, Tản, Thủy, Hồng có khuôn mặt sạm màu da chì, râu mọc lởm chởm, cho biết thêm:

    - Tổ lặn đã thực hiện nhiều ca làm việc khảo sát bên ngoài và phía trong con tàu 605. Tàu bị pháo lớn Trung Quôc bắn từ phía
    bên phải. Do đó, khi bị chìm đã lật nghiêng hơn 80 độ ở mạn phải, mạn trái bị một vết thủng lớn do đạn pháo xuyên qua, toàn
    bộ ca-bin và xuồng cứu sinh để trên tàu đều bị bắn nát.

    Không khí trở nên nghiêm trọng trước tình trạng con tàu dềnh lên mỗi khi có ngọn sóng xô tới, vượt qua. Những phút yên lặng
    trôi qua, tôi hỏi tiếp :
    - Như vậy tàu cứu hộ Đại Lãnh còn phải tiếp tục làm nhiều công việc ?

    Thuyền trưởng Nguyễn Văn Trưởng khẳng định :
    - Còn rất nhiều việc phải làm, trước mắt là phải đánh giá chính xác mức độ hư hại do bị bắn phá của tàu 505, tìm các phương
    án sửa chữa. Một mục tiêu quan trọng là xác định vị trí khảo sát tàu 604 bị bắn chìm, tìm kiếm tử sĩ. Những công việc này phải
    làm trong một thời gian khá dài.
    - Khó khăn lớn nhất đối với các anh hiện nay là gì ?

    Anh Trưởng trở nên sôi nổi, hoạt bát :
    -Chúng tôi đã làm việc bằng ý thức trách nhiệm thật sự của những người làm công tác cứu hộ nhưng rất tiếc các tàu chiến
    Trung Quốc thường xuyên ngăn cản, đe dọa tàu chúng tôi.

    Ai cũng biết tàu Đại Lãnh là tàu cứu hộ đã từng cứu hàng và tàu TELSTAR mang cờ Hy Lạp ở vùng biển Việt Nam - và các tàu
    Sông Cấm, Tam Bạc bị hư hỏng máy móc giữa biển khơi. Ngay từ những ngày đầu, tàu Đại Lãnh với vùng đảo Sinh Tồn thuộc
    quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã bị các tàu khu trục mạng số 511, 113, tàu chiến số 854 và một số tàu khác của Trung
    Quốc vô cớ đe dọa, ngăn chặn. Nghiên trọng nhất là chúng hàng hàng ngang ngăn cản, uy hiếp không cho tàu Đại Lãnh
    vào tìm kiếm tàu 604 ở đảo Gạc Ma. Hiện nay, tình hình vẫn tiếp diễn xấu như vậy do phía Trung Quốc gây nên. Ngay buổi chiều
    ngày 19-4, chúng tôi được chứng kiến tàu chiến Trung Quốc mang số 854 từ phía Gạc Ma ngang nhiên tiến vào sát các tàu
    Đại Lãnh, Mỹ Á dòm ngó, khiêu khích. Các phóng viên truyền hình và Xưởng phim tài liệu trung ương đã kịp thời ghi lại hình
    ảnh này.

    Những ngày làm nhiệm vụ cứu hộ nới đây, cán bộ, thủy thủ tàu Đại Lãnh được tận mắt chứng kiến cuộc sống gian lao, vất vả
    của các chiến sĩ Hải quân Trường Sa. Trong mắt các anh đọng lại hình ảnh người chiến sĩ thân thương mình trần, ăn uống
    kham khổ, vẫn vững niềm tin bảo vệ chủ quyền vùng đảo. Bởi thế mà ngay trên con tàu này, cán bộ, thủy tủ đã tự nguyện dành
    một phần tiêu chuẩn thực phẩm, nước ngọt của mình cho bộ đội. Đồng chí thuyền trưởng đã chỉ thị cho cán bộ, thủy thủ
    không tắm giặt để tiết kiệm nước ngọt, mang rau xanh dự trữ, mì ăn liền tặng các chiến sĩ tàu vận tải 505 và 605. Thuyền
    trưởng Nguyễn Văn Trưởng đã 58 tuổi, làm thuyền trưởng từ năm 1961, đã cùng với các con tàu rong ruổi hàng chục năm
    trên biển cả, xúc động nói :

    - Chưa bao giờ chúng tôi làm nhiệm vụ cứu hộ các con tàu và những con người cao cả thấy đẹp đến vậy. Các anh làm nhiệm
    vụ không vì một chút riêng mình, trọn đời hy sinh vì Tổ quốc.

    Tiếp xúc với các chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn lên thăm tàu, khi nghe kể đã ba năm nay không được nghe tiếng nói thân tình âu
    yếm của người mẹ, người chị, đứa em, tiếng gọi bi bô của các cháu nhỏ, thấy cuộc sống thiếu thốn trăm bề, không ai nén
    được xúc động. Niềm vui gặp gỡ đang chen trong nỗi buồn cảm phục và thương yêu các chiến sĩ.

    Câu chuyện với cán bộ, thủy thủ tàu Đại Lãnh chưa dứt, chúng tôi vội vàng nhảy xuống chiếc xuống nhỏ đến với cán bộ, chiến
    sĩ tàu vận tải 505. Lúc này thủy triều dâng lên. Tàu 505 nằm ghếch mũi lên đảo Cô Lin, vết tích của tội ác do các tàu chiến
    Trung Quốc vô cơ bắn phá gây nên vẫn còn nguyên vẹn. Tàu bị bắn cháy gần như hỏng toàn bộ lớp sơn, hàng trăm lỗ thủng chi
    chít trên đài chỉ huy. Hai bên sườn tàu, phía sau đuôi tàu, bên mặt phải và mặt trái có hàng chục vết đạn pháo bắn thẳng
    thủng to đường kính từ 30 đến 40 phân.Lương thực trong khoang bị cháy vụn thành tro bụi.

    Trên tàu 505, thiếu tá thuyền trưởng Vũ Huy Lễ giọng nói chậm rãi, cho biết :

    -16h 30 phút ngày 13-3, tàu 505 thả neo trước đảo Cô Lin thì sáng 14-3, tàu chiến Trung Quốc vô cớ tiến công và bắn cháy.
    Bất chấp nguy hiểm, sẵn sáng hy sinh để bào vệ vùng đảo chủ quyền của Tổ quốc, từ ngày đó, cán bộ chiến sĩ vẫn bám trụ con
    tàu nơi đây.

    Chúng tôi đã gặp những gương mặt cán bộ chiến sĩ trên tàu 505 : Thượng úy Phạm Huy Sơn, 32 tuổi, quê ở Hải Phòng,
    thuyền phó Ngô Thế Lân, thợ máy quê Hà Bắc, Ngô Sĩ Hữu, quê Nghệ Tĩnh v.v... Một trong những chiến sĩ trẻ là Hoàng Quốc
    Bảy, 27 tuổi, đoàn viên, chiến sĩ, quê ở Nghệ Tĩnh. Bây giờ trên boong tàu cháy xám, giữa cái nắng gắt không một làn gió,
    không khí trở nên sôi động. Nỗi nhớ đất liền đã giúp các anh tính được từng chuyến tàu cập bến ở đây trở về đất liền, nhớ rõ
    từng người đồng hương trong lần gặp gỡ. Sôi nổi là khi các anh say sưa kể về cuộc sống suốt gần năm mươi ngày đêm
    trên con tàu này. Chuyện thật mà như huyền thoại về người chiến sĩ. Gia tài chỉ còn chiếc quần cộc còn thì bị cháy tiêu hết,
    hằng ngày dành dụm, chia nhau từng giọt nước ngọt, cơm nấu nước lợ, ăn chát nghẹn ở cổ. Đêm nằm chỉ mơ một ngọn rau
    xanh, đi chém cá, bắt cả bên thềm san hô mà vẫn cứ tưởng tượng đến mấy ngọn rau muống, rau dền đang lập lờ trong
    sóng nước. Nhìn sóng nước vỗ mà thấy thương con tàu đã từng gắn bó. Hằng ngày nhìn thấy các tàu chiến Trung Quốc ngang
    ngược khiêu khích đe dọa mà lòng mình trào lên phẫn uất.
    Nhiệm vụ bảo vệ vùng đảo của Tổ quốc đối với các anh thật cụ thể, sinh động, nghĩa là quyết tâm bám trụ con tàu, chấp nhận
    mọi hy sinh.

    Cán bộ, thủy thủ tàu Đại Lãnh cảm phục, kính yêu và gắn bó với chiến sĩ trên tàu vạn tải 505. Các anh gọi nhau là đồng đội và
    hứa với nhau bằng những vần thơ mộc mạc:

    Chia nhau từng điếu thuốc,
    Từng ca nước, ngọn rau
    Một lòng quyết giữ đảo
    Đẹp Tổ quốc mai sau.
  9. Wehrmacht

    Wehrmacht Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    1.969
    Đã được thích:
    0
    Đến giờ vẫn chưa hiểu tại sao các tài liệu của báo ND và cả của Lịch sử HQNDVN 55-05 không hề nhắc đến chi tiết
    quân TQ đổ bộ chủ động rút lui hoàn toàn khỏi Gạc Ma, sau đó bất ngờ bắn 25mm lên đảo rồi mới bắn 100mm vào 604. Trong
    khi đó tài liệu từ TQ nói rất rõ việc này. Xem clip thì lại rõ.
    http://blog.sina.com.cn/s/blog_4cf54dc001009i7i.html~type=v5_one&label=rela_prevarticle

    P/S : Bác nào có quen biết cá nhân, hoặc người thân xa gần có mặt trên các tàu HQ-505, HQ-604 và HQ-605 trong sự kiện
    14/03/1988 có thể vui lòng liên hệ với BQT của *******.org , hoặc trực tiếp qua em (Wehrmacht) , một kênh online trao đổi
    nhắn tìm đồng đội CQ-88.

    ---------

    Báo Nhân Dân, ngày 15/03/1988

    Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao CHXHCN Việt Nam


    Ngày 14-3, Bộ Ngoại giao nước ta ra tuyên bố toàn văn như sau :

    Sáng ngày 14-3-1988, các tàu chiến của Trung Quốc đang hoạt động trái phép ở vùng biển quần đảo Trường Sa đã ngang
    nhiên nổ súng vào hai tàu vận tải của Việt Nam đang hoạt động bình thường ở bãi đá ngầm Gạc Ma thuộc khu đảo Sinh Tồn.
    Tàu của ta đã buộc phải nổ súng để tự vệ. Trong khi đó họ lại đổi trắng thay đen vu cáo tàu của Việt Nam khiêu khích vũ trang
    tàu chiến của Trung Quốc.

    Mọi người đều đã biết từ tháng 1-1988 đến nay, Trung Quốc đã không ngừng cho nhiều tàu chiến xâm nhập và khiêu khích
    quân sự ở các bãi đá ngầm Chữ Thập, Châu Viên và một số bãi đá ngầm khác ở khu vực đảo Sinh Tồn trong quần đảo
    Trường Sa của Việt Nam. Bất chấp sự phản đối của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự lo ngại của dư luận
    thế giới, trước hết là của các nước Đông-Nam Á, hành động trắng trợn nói trên bộc lộ rõ dã tâm của nhà cầm quyền Trung
    Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng an ninh của Việt Nam, phá hoại hòa bình ổn định
    và xu thế đối thoại ở Đông-Nam Á, thực hiện mưu đồ bành trướng ở biển Đông.
    Nhân dân và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vô cùng phẫn nộ và kiên quyết lên án hành động khiêu
    khích quân sự của nhà cầm quyền Trung Quốc. Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam một lần nữa khẳng định
    chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhà cầm quyền Trung Quốc phải chấm dứt ngay các hành
    động khiêu khích quân sự, rút ngay các tàu chiến của họ ra khỏi vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Họ phải
    chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hậu quả do hành động khiêu khích quân sự của họ gây ra.
    --------------

    Bộ Ngoại giao ta gửi công hàm phản đối Trung Quốc cho tàu chiến bắn vào tàu vận tải Việt Nam.

    Ngày 15-3-1988, đồng chí Nguyễn Phượng Vũ, Vụ trưởng Vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao ta, đã trao cho Đại sứ Trung Quốc
    tại Hà Nội Lý Thế Thuần công hàm của Bộ Ngoại giao ta gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

    Nội dung công hàm như sau :
    Tiếp theo những hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam diễn ra từ tháng 1-1988 ở hai bãi đá ngầm Chữ Thập,
    Châu Viên và gần đây nhất ở một số điểm khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngày 14 tháng 3 năm 1988, nhà cầm
    quyền Trung Quốc lại cho nhiều tàu chiến tiến hành khiêu khích và bắn vào tàu vận tải của Việt Nam ở bãi đá ngầm Gạc Ma gần
    khu vực đảo Sinh Tồn. Các tàu chiến của Trung Quốc hoạt động trái phép còn ngăn trở việc đi lại bình thường của tàu vận tải Việt
    Nam trong vùng biển Việt Nam và trên hải phận quốc tế. Những điều nêu trong công hàm ngày 14 tháng 3 năm 1988 của Bộ
    Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc là hoàn toàn đổi trắng thay đen. Tuyến
    bố ngày 14 tháng 3 năm 1988 của Bộ Ngoại giao Cộng Hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã vạch rõ và nghiêm khắc lên án
    những hành động sai trái của phía Trung Quốc.

    Bất chấp sự phản đối của nhân dân và Chính phủ Việt Nam, sự lo ngại sâu sắc của dư luận thế giới và các nước ven biển
    Đông, đi ngược lại nguyện vọng chung sống hữu nghị của nhân dân hai nước Việt - Trung, hành động nói trên một lần nữa
    chứng tỏ nhà cầm quyền Trung Quốc cố tình sử dụng vũ lực mưu toan mở rộng quy mô gây xung đột ở vùng biển quần đảo
    Trường Sa. Nhữnh hành động đó có thể dẫn đến hậu quả không thể lường được, làm cho dư luận trong khu vực
    Đông-Nam châu Á và trên thế giới phải hết sức cảnh giác.

    Chính phủ Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định một lần nữa chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa
    và quần đảo Hoàng Sa. Nhân dân và Chính phủ Việt Nam kiên quyết phản đối hành động khiêu khích quân sự và lấn chiếm
    lãnh thổ Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc, đồng thời kiên quyết áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ độc lập,
    chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Phía Trung Quốc phải chấm dứt ngay mọi hành động vũ trang xâm phạm chủ quyền
    lãnh thổ Việt Nam, phải rút ngay lực lượng quân sự ra khỏi vùng biển quần đảo Trường Sa, họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
    về mọi hậu quả do những hành động của họ gây ra.
    --------

    Báo Nhân Dân

    TTXVN - 12 giờ 35 phút ngày 4-4-1988,
    trong khi đang làm nhiệm vụ cứu hộ các thủy thủ và tàu Việt Nam bị Trung Quốc
    bắn chìm vào ngày 14-3-1988 tại cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, các tàu cứu hộ Việt Nam Đại
    Lãnh, 462 và 614 đã bị các tàu Trung Quốc mang biển số 854, 514, 513 vây quanh và uy hiếp, làm cho các tàu cứu hộ của Việt
    Nam không thể hoạt động bình thường, việc cứu hộ và tìm kiếm người mất tích không thể tiến hành được.

    Ngày 5-4-1988, Vụ trưởng Vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao ta Nguyễn Phượng Vũ đã tiếp tham tán sứ quán Trung Quốc Trần
    Tăng Lâm và trao thư của Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Đinh Nho Liêm gửi Đại sứ Trung Quốc Lý Thế Thuần.

    Trong thư, Thứ trưởng Đinh Nho Liêm khẳng định : "Đây là một hành động khiêu khích nghiêm trọng, trái với điều mà đại sứ đã
    bảo đảm ngày 17-3-1988 khi gặp tôi, là Trung Quốc sẽ không cản trở các hoạt động cứu hộ của Việt Nam.

    Phía Việt Nam kiên quyết đòi phía Trung Quốc chấm dứt ngay mọi hành động cản trở việc các tàu cứu hộ của Việt Nam tiến
    hành cứu hộ người và trục vớt tàu ".


    Được Wehrmacht sửa chữa / chuyển vào 12:14 ngày 19/10/2009
  10. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Móc topic lên phục vụ bà con

Chia sẻ trang này