1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CQ - 88

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 03/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164


    12031976 wrote today at 6:29 AM
    em ko có í kiến gì về bài viết này, thậm chí còn thấy rất khoái với sự trả lời của bác.
    em chỉ có một í muốn đính chính thôi ạ :D, đấy là hình như bác ko đọc kĩ chính sách dạy tiếng Tàu bậc tiểu học thì phải:D, hihi, vì theo báo đăng là sẽ dạy tiếng tàu cho cộng đồng người Hoa ở việt nam ( dựa trên nguyện vọng ) chứ ko phải là dạy cho học sinh việt bác ạ. Trong dự thảo của bộ có viết là tiếng Hoa trong dự thảo không phải để dạy cho tất cả các lớp tiểu học và trung học cơ sở, mà là để dạy cho các lớp tiểu học và trung học cơ sở cho người Hoa, kiểu như các tiếng Tày, Nùng... cho các dân tộc Tày, Nùng...Không có gì đáng phải ầm ĩ cả.

    Với dự thảo này, ở cấp tiểu học và trung học cơ sở giảng dạy tiếng Hoa cho học sinh người Hoa, sẽ có lợi hơn nhiều so với việc để người Hoa tự dạy ở các lớp riêng của họ cho con em họ, chúng ta có thể kiểm soát được nội dung giảng dạy, ngăn chặn ảnh hưởng tư tưởng Đại Hán trong các lớp họ tự tổ chức trong cộng đồng.

    Đưa tiếng Hoa vào chương trình học phổ thông cho học sinh người Hoa là điều cần thiết, để kiểm soát được nội dung giảng dạy, điều quan trọng là trong chương trình học, cần tách mối liên hệ giữa người Hoa ở Việt nam ra khỏi người Hoa ở Trung Quốc, truyền bá tư tưởng họ là một 1 bộ phận của Việt nam chứ không phải là cánh tay nối dài của Trung quốc cho học sinh gốc Hoa, điều này là tốt. :D hị hị, đây là í kiến cá nhân em, các bác đừng ném đá mà tội nghiệp em :D
    http://concunbeo.multiply.com/journal/item/1199/1199?replies_read=8
  2. assasin_of_love

    assasin_of_love Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    48
    Quay lại CQ - 88 đi các bác ơi
  3. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2

    Đúng là từ sau 14/3/1988 tới trước vụ Ga-veng 11/1990 thì đặc công VN đã phang TQ không dưới một lần rồi !
  4. hoangvista93

    hoangvista93 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2011
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    33
    Bên HSO đấy có một số bạn trẻ manh động kinh khủng động tí là %@#%#!$!@@%!$

    QUOTE=Wehrmacht1;21009619|16:04|16/03/2012]
    Đúng là từ sau 14/3/1988 tới trước vụ Ga-veng 11/1990 thì đặc công VN đã phang TQ không dưới một lần rồi !
    [/QUOTE]
    Thế hả bác , bác có rõ về vụ đó không [:D] Có thể lắm vì TQ có truyền thống khi bị đánh là im thít [:D]
  5. red_star_7545

    red_star_7545 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2005
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    255
    Giỏi chém gió, ăn sung mặc sướng rồi không biết làm gì lên mạng chém, thách cái đám trẻ ranh đấy làm thật đấy, giờ mà bảo gọi đi bộ đội có mà trốn sạch
  6. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    Gửi lòng ra nơi sóng đã cuốn Tuấn đi
    Thứ Sáu, 16/03/2012 (GMT+7)

    Gần 24 năm sau khi liệt sĩ Võ Đình Tuấn hy sinh khi bảo vệ đảo Gạc Ma, huyện đảo Trường Sa, người yêu của anh đã nhờ phóng viên gửi nhiều kỷ vật ra nơi sóng đã cuốn Tuấn đi.

    Ngày 26-5-2011, báo Khánh Hòa có bài viết “Muốn ra nơi sóng đã cuốn Tuấn đi”, kể về chuyện tình của cô giáo Nguyễn Thị Trang với liệt sĩ Võ Đình Tuấn, một trong 64 người lính đã hy sinh ở khu vực các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin của quần đảo Trường Sa, ngày 14-3-1988. Chị Trang ước nguyện được một lần ra tận nơi anh Tuấn hy sinh, “Muốn thấy ngọn sóng nào đã cuốn Tuấn ra đi”, muốn gửi cho Tuấn một số kỷ vật. Nếu không được ra Trường Sa, chị muốn nhờ tôi thực hiện ước nguyện ấy.

    Ngày 10-12-2011, được Tòa soạn cử đi cùng đoàn công tác của Vùng 4 Hải quân và Lữ đoàn 146 ra thăm, tặng quà Tết cho quân dân huyện đảo Trường Sa, tôi báo tin cho chị Trang. Trưa 12-12, Trang đến nhà tôi. Chị mang theo một hộp nhựa nhỏ trong suốt, phía nắp dán mảnh giấy trắng, ghi “12-12-2011 - Thương gửi Võ Đình Tuấn - Trang” và bức ảnh Trang thời sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang. Trong hộp, Trang xếp những trang nhật ký, những lá thư, mấy bài thơ chị viết cho Tuấn, khá lâu sau khi được tin anh đã hy sinh. Mặt kia của hộp dán bức ảnh hai người chụp chung trong dịp Noel năm 1987, được ép plastic. “Đây là bức ảnh Tuấn chưa từng được thấy trước lúc hy sinh” - Trang nghẹn ngào nói. Chị dán kỹ chiếc hộp bằng băng keo để khỏi thấm nước, nhờ tôi chuyển đến cho Tuấn ở nơi anh và đồng đội đã ngã xuống. Ngần ngừ một lúc, Trang mượn tôi chiếc máy ghi âm. Chị muốn Tuấn nghe giọng nói của mình...

    [​IMG]
    Gần 24 năm sau khi liệt sĩ Võ Đình Tuấn hy sinh khi bảo vệ đảo Gạc Ma, huyện đảo Trường Sa, người yêu của anh đã nhờ phóng viên gửi nhiều kỷ vật ra nơi sóng đã cuốn Tuấn đi. - Tấm ảnh anh Tuấn chưa từng được xem (Ảnh do nhân vật cung cấp).

    Trong dịp này, lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 được thực hiện trên tàu HQ-936, chở đoàn thăm cụm đảo giữa huyện đảo Trường Sa. Tôi không thể dự buổi lễ này, vì được phân công đi theo tàu HQ-996, thăm các đảo phía Bắc Trường Sa. Thấy trong nhóm nhà báo đi tàu HQ-936 có hai nhà báo nữ trẻ là Hồng Nhạn, Báo Ninh Thuận và Phương Duyên, Báo Gia Lai, tôi chuyển cho họ các kỷ vật của chị Trang. Tôi tin, hai cô gái trẻ sẽ đồng cảm với Trang, sẽ nâng niu trân trọng tấm lòng của một người phụ nữ dành cho người yêu đã hy sinh. Thượng tá Nguyễn Văn Thư, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Trưởng đoàn công tác trên tàu HQ-936 hứa, sẽ giúp Hồng Nhạn và Phương Duyên thực hiện ước nguyện của Trang.

    Đúng 8 giờ sáng 4-1-2012, Hồng Nhạn gọi điện thoại, cho tôi nghe tiếng còi tàu HQ-936 rền vang. Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 bắt đầu. Trên đảo Đá Lớn A, tôi đứng cúi đầu về hướng Đông Nam, nơi có vùng biển Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin. Điện thoại của tôi hiện lên tin nhắn của Trang: “Em gửi lòng mình và nước mắt vào mênh mông biển đảo Gạc Ma. Xin được tưởng niệm Tuấn và tất cả các chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển khơi vì Tổ quốc”.

    Em đã đến nơi chị mong được đến

    Có phải ngẫu nhiên hay sắp đặt mà tôi, một người không quen biết với chị Trang, lại là người chuyển tình yêu của chị đến liệt sĩ Võ Đình Tuấn, giữa biển khơi mênh mông. Sự kiện Gạc Ma diễn ra vào năm 1988, năm sinh của tôi, ngày chị Trang viết lại lá thư cho anh Tuấn cũng chính là ngày sinh của tôi, 28-8.

    Ngày 15-12-2011, khi được trao gửi kỷ vật của chị Trang, tôi và Phương Duyên đã hứa, sẽ không phụ lòng chị. Lên đảo Phan Vinh, chúng tôi tìm một khối san hô và một vỏ ốc thật đẹp, làm bệ và nắp che cho hộp kỷ vật của chị Trang. Các anh trong đoàn công tác giúp chúng tôi buộc chặt tất cả với nhau, để khi được thả xuống biển, kỷ vật sẽ đến được với anh Tuấn, ở lại với anh.

    Sáng 4-1-2012, biển trời trước đảo Cô Lin khá u ám, sóng lớn. Nhưng trước giờ làm lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988, trời hửng nắng soi xuống mặt biển xanh, sóng dịu hơn. Anh Văn Điệp, một sĩ quan trong đoàn công tác đặt kỷ vật của chị Trang và tờ báo Khánh Hòa có bài viết “Muốn ra nơi sóng đã cuốn Tuấn đi” lên ban thờ. Kể từ lúc thắp hương cho các hương hồn liệt sĩ, tôi đã để nước mắt lăn dài trên má. Sự hy sinh của anh Tuấn và đồng đội đã cho thế hệ chúng tôi được hưởng cuộc sống thanh bình hôm nay. Tôi hiểu hơn về sự chờ đợi, về khát khao của chị Trang được đến nơi này, nơi anh Tuấn đã hy sinh. Nước mắt cũng đã rơi trên gương mặt của nhiều cán bộ, chiến sĩ Hải quân và các phóng viên trên tàu HQ-996.

    Sau khi vòng hoa tưởng niệm được thả xuống biển, tôi thầm thì: “Chị Trang ơi, em đã đến nơi mà chị mong được đến, em sẽ trao cho anh Tuấn kỷ vật của chị”. Tôi mở đoạn ghi âm, để những lời nghẹn ngào của chị Trang vang đến anh Tuấn. “Tuấn à! Trang gửi Tuấn những kỷ vật của hai đứa mình từ ngày ấy... Mong rằng hương hồn Tuấn sẽ nhận được những gì mình gửi hôm nay. Trái tim Trang luôn nhường bước cho Tuấn, luôn luôn đợi Tuấn. Trang biết, hôm nay Tuấn sẽ cảm nhận được chút lòng của mình. Trang muốn nói, Trang sẽ mãi nhớ Tuấn, và yêu Tuấn”. Nâng gói kỷ vật lên ngang mày, tôi quỳ bên mạn tàu, khấn nhỏ với anh Tuấn, mong anh và đồng đội sẽ hiểu được tấm lòng của chúng tôi. Trong phút chốc, tôi thấy mình như chính là chị Trang! Tôi hôn lên kỷ vật của chị Trang trước khi thả về với biển, cùng với tờ báo. Biển thăm thẳm ôm trọn tất cả. Buổi xế chiều hôm ấy, trời đang ráo tạnh bỗng nổi một cơn mưa rào...

    Tình yêu của chị Trang và liệt sĩ Võ Đình Tuấn đã cho tôi, một người trẻ, tin sự vĩnh cửu của tình yêu không chỉ có trong cổ tích.

    Đình Quân – Hồng Nhạn

    http://www.baokhanhhoa.com.vn/Chinhtri-Xahoi/201203/Gui-long-ra-noi-song-da-cuon-Tuan-di-2138787/
  7. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2
    Một bài chính luận đanh thép trên trang http://ezheng.people.com.cn/ (đứng thứ 38 tại TQ và 218 trên thế giới về lượt truy cập) kiến nghị các giải pháp xây dựng & phòng thụ Nam Sa, có nhắc đến sự kiệng Ga-veng 1990:
    http://ezheng.people.com.cn/proposalPostDetail.do?id=323428&boardId=1
    ....11/7/1990 thấy mất tín hiệu, đến nơi thấy 6 xác chếc, 5 mất tích ... thấy rất nhiều lỗ đạn trong lô cốt, vớt từ dưới nước lên được mấy khẩu súng trường TQ ....
  8. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Bản thân tớ xem sử Tàu, phim Tầu ầm ầm có sao đâu nhỉ. Quan trọng ý thức được mình sống ở đâu, là người nước nào là được. Muốn thắng người phải hiểu người, mà muốn hiểu người ta thì tốt nhất phải hiểu sử người ta.
  9. vinaBoy1990

    vinaBoy1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2009
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    CP có nghị quyết đưc tiếng dân tộc thiểu số vào giảng dạy. Vậy những người Hoa(3 tàu) có phải dân tộc thiểu số ko? Không chúng ta chỉ có dân tộc Hoa(ở vùng núi phía bắc) cái này khác nhau hoàn toàn. Người Hoa(3 tàu) chỉ là 1 cộng đồng gồm nhiều dân tộc từ Tq di cư qua Vn nên ko thể coi họ là 1 tộc người, vì họ có xuất xứ từ nhiều nguồn gốc, ngay cả ngôn ngữ của họ dùng cũng ko thống nhất:tiếng Quảng, Minh hương, quan thoại.... Nên xét theo Nq điều này là ko đúng như Nq. Người Hoa ở Vn thì phải chấp nhận là 1 bp của cộng đồng Vn này, cùng chung Lp, tiền tệ, ngôn ngữ,... còn họ muốn bảo tồn Vh của họ thì có những chương trình cộng đồng riêng. Bài học ở Mỹ 1 số thương gia người Hia lợi dụng sự bất đồng ngôn ngữ với chính quyền bản địa để lách luật trốn thuế. Mấy ông lãnh đạo Vn nhiều cái thiết thực thì mãi ko làm , mấy cái tào lao thì nhanh lắm.:-??
  10. Wehrmacht1

    Wehrmacht1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Bài viết:
    852
    Đã được thích:
    2

Chia sẻ trang này