1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CQ - 88

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 03/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dua_con_cua_dao

    dua_con_cua_dao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ nói chuyện với bác Phụng là 1 trong những chiến sĩ tại Gạc Ma trong ngày 14-3 thì tụi nó đã đưa tàu chiến đến từ chiều 13, ngay lập tức cả 3 tàu vận tải của ta tạo ra thế chân vạc, bao vây nó. Nó rút, đến chiều tối nó lại cùng tàu khác đến và thả xuồng chạy quanh đảo thì các bác ấy đã điện về đất liền xin lực lượng. Thế thì kể từ giờ phút đó trở đi cho dù tàu chiến mình không ra kịp nhưng máy bay thì có thể ra vài lượt. Tại sao không ra?
  2. Negi91

    Negi91 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2009
    Bài viết:
    898
    Đã được thích:
    1
    Xin xác nhận là Baoleo nói đúng,
    Chuyện ta phang qua bên địch thì có, nhưng đoàn M28 không phải là lực lượng rãnh rỗi đi chuyển đất đá vì không phải là chuyên môn,và chuyên môn của M28 nguy hiểm đến chết người hơn việc "chuyển giao đất đá" kia kìa.[:D]
    Đoàn đặc công nước 125.....:-??
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    ============================

    Cái chủ đề này đã tranh cãi nhiều ở đây, quan điểm cá nhân của tớ như sau:

    1. Thế và lực của ta năm 1988 còn yếu:
    + Thế: VN lúc ấy chưa là thành viên ASEAN (mãi đến 1995 mới vào), quan hệ với các
    "đối tác chiến lược" như Nga, Ấn và cả Mỹ chưa nồng ấm như hiện nay. vấn đề biển Đông
    khi ấy còn chưa được thế giới quan tâm lắm.
    + Lực: Trang bị quân đội ta lúc ấy còn yếu, cũng mãi đến 1995 mới có SU 27,
    2010 mới có Bastion, 2011 mới có Gerpard, ....?? mới có Kilo.

    2. Âm mưu của TQ:
    Rất có thể TQ không "manh động" như ý kiến của bác Hoàng, mà sau hành động đó là
    cả một âm mưu xâm chiếm toàn bộ các đảo của ta. chỉ cần ta nóng đầu là trúng kế
    ngay. TQ sẽ huy động lực lượng tấn chiếm luôn các đảo khác, thì với "thế" của ta lúc
    ấy sẽ chẳng có bạn bè nào ứng cứu hoặc lên tiếng phản đối TQ. Các cụ có nhẽ cũng
    tính tới khả năng này rồi

    Bây giờ thì thế và lực của ta rất khác 1988, TQ muốn "manh động" cũng không dễ.
  4. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Luận điểm nghe quen quen.
    Chuyện Tàu khựa dùng hành động quân sự đi xâm chiếm Trường Sa năm 1988 thì nó quan tâm éo gì đến việc ta nóng đầu hay lạnh đít mà trúng với trật. Cương với cướp nó còn chùn lại chứ nhu là làm tới luôn. Cướp được càng nhiều càng tốt.
    Vứn đề bây giờ là quay trở lại câu hỏi của bạn dao kéo gì đó (sorry) ở trên.
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Trong hơn 20 ngày thăm Trường Sa, đoàn ghé thăm 11 đảo: Đá Lát, Đá Đông, Núi Le, Tốc Tan, Tiên Nữ, Trường Sa Lớn, Phan Vinh, Thuyền Chài, Trường sa Đông … Dịp đó trời yên biển lặng, mặt biển mênh mông xanh ngắt. Ở đảo Thuyền Chài, khách được lính đảo dẫn đi lặn ngắm san hô. Những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội giữa rừng san hô đủ các kiểu dáng như ở chốn thần tiên khiến họ choáng ngợp. Trường Sa đẹp vô cùng. Buổi tối, ngắm ánh trăng lung linh soi bóng xuống mặt biển, cảm giác thật êm đềm. Nhưng cũng có lúc không khí trở nên căng thẳng, đó là lần hai tàu chiến nước ngoài theo kèm, chạy cắt chéo đường chạy của tàu ta…Sau hơn 250 hải lý, điểm đầu tiên chúng tôi đến là Đảo Đá Lát. (NVT)[​IMG]

    Đá Lát ngày đó quân ta vẫn đóng trên nhà cao cẳng. Lưu ý hai chú "cảnh vệ" đã có mặt rất sớm, vẫy đuôi mừng khách.

    [​IMG]

    Tank đựng nước bằng nhôm bên tay phải là của cải quý nhất của lính đảo. Ngoài cùng bên trái là bác NV Thái.

    [​IMG]
    Chụp ảnh lưu niệm tại Đá Lát nào.

  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Đá Tây tháng 5/1988

    Công việc hằng ngày của lính đảo: lau chùi súng đạn, tập phòng thủ dưới cái nắng gay gắt.

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Trung tá, Chính trị viên Tiểu đoàn 3 Hoàng Văn Thạo nhớ lại:

    Nhà cao cẳng - cách anh em vẫn gọi vui về thế hệ nhà gỗ năm 1988 ở Trường Sa. Nhà rộng chừng 30m2, lợp mái tôn. Sàn ghép gỗ. Các phòng không có vách ngăn. Chỉ khi nhân viên cơ yếu làm việc, anh em dùng miếng vải lau súng làm vách ngăn.

    “Giường” là sàn gỗ. Tối, anh em trải chiếu nằm chung. Sóng và gió lay nhà rung từng phút. Quần áo anh em bị nước biển làm mục rất nhanh, dù mỗi người đã có thêm hai bộ “quần áo chống rách”. Rách chỗ nào cứ túm lại vá chằng vá đụp.

    “Hồi đó không có điện thoại, thư từ cũng khó khăn vì một năm may ra mới có tàu ra một lần. 15 người mà 14 người có thư là một người kia sẽ bỏ ăn, ngồi một góc, mặt buồn hiu. Ai hỏi tới là khóc ngay. Có người đọc thư nhiều tới mức nhàu cả lá thư, bợt nhòa cả chữ”, anh Thạo kể. Có những tờ báo chưa đọc đã bị cắt lủng những miếng vuông hay hình chữ nhật rất cẩn thận. Sau này mới biết đó là hình ảnh những cô gái xinh tươi bị một vài anh chàng láu cá cắt giấu mất trong balô.

    Năm 1989, anh em mới được cấp hai băng nhạc Bảo Yến và một máy cassette Philips. Mỗi lần máy hết điện, mọi người phải thay nhau quay gamônô mới có điện nghe tiếp. Cái thời còn đầy rẫy thiếu thốn, anh em chia sẻ cho nhau nghe từng băng nhạc. Một điểm đảo nghe 20-25 ngày rồi chuyển băng cho các điểm đảo khác nghe. Quanh đi quẩn lại chỉ có hai cái băng, anh em nghe cho đến lúc băng nhão nát mới thôi.

    Ngày đó đi từ điểm này qua điểm kia trên một đảo hoặc từ đảo này qua đảo khác chỉ có xuồng cao su. Nhưng rồi xuồng cao su cũng bị sụt hơi hoặc bị thủng do va vào đá san hô nhiều lần. Ngoài đảo không có bơm. Thế là người chuyển băng phải đi bộ. Chỉ cần lương khô, bình tông nước và một que sắt làm gậy chống.

    “Ớn nhất là đạp trúng san hô non. Nó giòn như bánh tráng, thụt xuống là chân tay bị cắt tơi tả. Đi từ đầu đến cuối đảo mất ba tiếng, còn từ điểm nọ qua điểm kia mất hai tiếng! Phải lựa lúc thủy triều cạn ban ngày mới được đi. Lúc đi nước rút xuống còn lấp xấp ngang đùi, đi một nửa đường thì nước cạn tới cổ chân. Tới nơi chuyển băng cho anh em thì nước đã lên tới đùi, phải ở lại”, anh Thạo kể.
  7. hongvebobinh

    hongvebobinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    693
    Đã được thích:
    1.443
    Các bác cho hỏi ngày đó TQ dùng máy bay gì để bay ra TS nhỉ???
    :-??
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Đảo Đá Lát. Tháng 5/1988.(NVT)


    [​IMG]
    Nhà cao cẳng trên đảo Đá Lát. Cờ Tổ quốc được sơn lên mái tôn như khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên đảo này. Xa xa là những gì còn lại của chiếc tàu Tuscany bị bão đánh dạt lên đảo từ năm 1962.

    [​IMG]

    Bên phải là những gì còn lại của phần mũi tàu Tuscany,bị bão đánh lên đảo rồi mắc cạn từ năm 1962, không hiểu từ đâu các chiến sĩ ta cho rằng đây là chiếc tàu ma có từ thời Pháp. "Ma" vì bất kỳ chiếc tàu nào định kéo nó đi cũng sẽ bị mắc cạn. (?)

    Thật ra vì chiếc tàu này nằm quá sâu trong đảo nên mọi nổ lực cứu nó đều vô vọng. Ngay từ năm 1962 chủ tàu đã đành phải bỏ tàu vì không có cách nào kéo nó trở lại với biển .


    [​IMG]

    Ảnh trên bác Thái chú thích là "Hai chiếc tàu chiến của Hải quân Trung Quốc triển khai đội hình kẹp tàu chúng tôi vào giữa. " Theo Vaputin bác Thái đã nhầm lẫn trong chú thích này. Từ trái qua phải trong ảnh là nhà cao cẳng của đảo Đá Lát, pông tông, một chiếc Petya và xác tàu Tuscany. HQ TQ không có Petya nên chiếc Petya này chỉ có thể là của HQ VN. Chiếc Petya này có thể là HQ-11 vì HQ-11 cũng xuất bến cuối tháng 4. Chiếc này đã có thễ đã được lệnh tuần tra khu vực Đá Lát và Đá Tây vài ngày trước khi phái đoàn ra đảo nhằm bảo vệ cho các sĩ quan cao cấp của Việt Nam. Sau đó HQ-11 đã đi thẳng ra Đá Lớn để bảo vệ Đảo này trong nhiều tháng trời. Ở Đá Lớn ngày 10/7/1988 HQ-11 đã cứu sống ba sĩ quan Mỹ khi máy bay họ bị rơi.

    [​IMG]
    Chiếc Petya đi theo sau HQ-861 ​
  9. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Tồng chí Vaputin làm ơn đóng cái watermark vào cái ko khéo lại bị bọn Tầu nó sang đây rồi lại ịn vào WM của nó[r2)] nữa
  10. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    chà, đọc mà cứ rơm rớm! may mà sinh ra thời này, chứ sinh ra thời trước, chắc không chịu nổi. đề nghị đ/c vaputin kể tiếp
    giờ vào gdqp chỉ canh để đọc cái này [:D]

Chia sẻ trang này