1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CQ - 88

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 03/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Đảo Phan Vinh

    Chiến sĩ ta thưởng thức ngay món quà tinh thần mang từ đất liền

    [​IMG]

    [​IMG]


  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Đảo Tốc Tan năm 1988

    Đảo Tốc Tan nằm ở 80 51’ 50” vĩ độ Bắc; 1140 kinh độ Đông. Cách đảo Đá Đông 78 hải lý, cách đảo Núi Le 6,5 hải lý.

    Cụm bãi đá Tốc Tan có chiều dài khoảng 20 km, rộng gần 7 km, diện tích khoảng 140 km2, thềm san hô phía bắc rộng tạo thành vành đai, hình thành hồ nước có độ sâu từ 15-20m. Khi nước thủy triều xuống thấp một số đá mồ côi nhô lên khỏi mặt nước. Những ngày biển động đi từ xa chúng ta dễ dàng nhận ra đảo bởi sóng đập mạnh vào dải san hô tung bọt trắng xoá.


    Ngày 22-2-1988, Bộ Tư lệnh Hải quân đã lệnh cho tàu HQ713 và HQ 07 có nhiệm vụ đóng giữ đảo Tốc Tan. Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng đã xây dựng một nhà ở tây bắc Đảo Tốc Tan, hoàn thành ngày 8-8-1988. Trong khi đó công binh Hải quân cũng xây dựng 3 nhà cao chân trên đảo. Tháng 8-1988 Phòng bảo đảm hàng hải Quân chủng Hải quân đã thả trong lòng Hồ Tốc Tan 3 phao buộc tàu mỗi phao nặng 2 tấn, khi thời tiết xấu tàu có thể vào neo đậu tránh sóng gió.



    [​IMG]



    [​IMG]


    Vì lý do nào đó bác Thái không vào đảo Tốc Tan, trên chiếc xuồng bơi từ đảo ra có thể chở Đảo trưởng ra tàu báo cáo
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Đảo Núi Le. Tháng 5/1988

    Đảo Núi Le nằm ở 80 46’ vĩ độ, 1140 11’ kinh độ Đông. Nằm cách đảo Tốc Tan 6,5 hải lý về phía Nam, chiều dài nhất của đảo là 10km, chiều rộng nhất là 5km.
    Bãi san hô Núi Le có thềm san hô tương đối khép kín. Phía trong bãi san hô có hồ, chiều dài hồ khoảng 8,3km, chiều rộng khoảng 3,5km. Khi thủy triều xuống thấp, rải rác có những hòn đá nhô lên khỏi mặt nước. Hải quân nhân dân Việt Nam đóng giữ Núi Le từ ngày 2/3/1988.

    Nhà báo Viết Thái với một chiến sỹ trên đảo núi le. Tháng 5 năm 1988.

    [​IMG]


    Nhà cao cẳng và điểm ném đá xây nhà đá chẻ Núi Le

    [​IMG]
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Đảo Núi Le
    Tháng 5/1988

    Chấp hành Chỉ thị của Bộ Tư Lệnh Hải quân về việc thực hiện nhiệm vụ CQ 88, ngày 28-2-1988 tàu HQ 633 đã đưa lực lượng công binh và vật liệu ra xây dựng nhà cao chân ở đảo Núi Le. Ngày 23-03-1988, đã hoàn thành và bàn giao cho cán bộ, chiến sỹ bảo vệ đảo, sau đó ta làm nhà cấp 2 và đưa ra thêm 1 pông tông. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng, năm 1997 xây dựng nhà lâu bền ở điểm A, năm 2001 xây nhà lâu bền ở điểm B.

    [​IMG]

    Chiều trên đảo Núi Le.

    [​IMG]

  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Đảo Núi Le
    Tháng 5/1988

    Ném đá xây nhà đá chẻ ở Núi Le

    [​IMG]

    [​IMG]

  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Quần Đảo Trường Sa. Tháng 5/1988

    Biểu diễn cho lính công binh, đâu đó gần Núi Le hay Tiên Nữ

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Quần Đảo Trường Sa. Tháng 5/1988

    [​IMG]

    Mang quà vào cho lính đảo
    Đây có thể là ảnh chiếc tàu thứ hai của Đoàn, chiếc tàu mà bác Thái đi trên đó

    [​IMG] \
    Ảnh này không thấy bác Thái chú thích nhưng rất có thể ba tàu vận tải này đang neo đậu để xây nhà đá chẻ ở đảo Tiên nữ
  8. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Cái này là pháo 105 ly thu được sau chiến tranh không phải D-30 122 ly đâu bác [:D]
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Quần Đảo Trường Sa. Tháng 5/1988

    [​IMG]

    Con tàu HQ-861. Lúc này tàu ta chưa sơn thêm chữ HQ-

    Tàu HQ-861 là tàu quét mìn project 1265E có trọng tải khoảng 400 tấn được sản xuất ở Liên xô Là chiếc đầu tiên trong bốn chếc cùng loại của HQ VN có số hiệu từ 861 đến 864 nhận từ năm 1987 đến năm 1990.

    Trong chiến dịch CQ-88, ngày 18/2/1988, tàu HQ-861 của Vùng 3 tăng phái cho vùng 4, trên đó có đồng chí Lê Văn Thư, lúc đó là Tham mưu trưởng Vùng 4 đã cùng đi với tàu HQ-614 ra giành giật đá Châu Viên với tàu Trung Quốc

    Nhưng Trung Quốc kéo đến 4 tàu chiến: 208, 209, 164…, quay pháo về phía tàu Việt Nam đe dọa nổ súng. Ta không lên được Châu Viên nữa.
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Quần Đảo Trường Sa. Tháng 5/1988



    Tấm ảnh dưới đây không thấy bác Thái chú thích nhưng có thể những người đang tắm là những chiến sĩ công binh đang xây nhà trên đảo Tiên nữ trơ về tàu sau một ngày lao động vất vả. Tắm nước ngọt là một điều xa xỉ ở Trường sa.


    [​IMG]
    [​IMG]
    Cũng trên đảo Phan Vinh, các vị khách đã chứng kiến niềm vui sướng đến tột độ của lính đảo, khi một trận mưa giông ập đến bất ngờ. Cả đảo ùa ra tắm, nhảy nhót, la hét… Xúc động trước cảnh lính đảo đón mưa, nhạc sĩ Xuân An viết ngay bài hát “Mưa Trường Sa”, rất được lính Trường Sa ưa thích. “Mưa! Trời mưa! Á ha, trời mưa! Từng bàn tay với lên trời cao, vuốt trên mặt người, thấm từng giọt mưa lẫn dòng nước mắt. Mưa ơi mưa ơi đảo nhỏ chờ mưa. Mưa đi mưa đi chúng tôi cần mưa…”.

    Có lần khi ca sĩ Hoàng Nguyên đến biểu diễn ở đảo Trường Sa Đông. Anh em chiến sĩ đề nghị anh hát bài "Mưa Trường Sa"của nhạc sĩ Xuân An, bởi đã vài tháng đảo không có một giọt mưa. Mọi người muốn được "thưởng thức mưa" qua bài hát. Ðáp lại tình cảm của chiến sĩ, Hoàng Nguyên đã hát. Và lạ thay, khi vừa cất tiếng hát "Mưa! Trời mưa, A ha trời mưa. Từng bàn tay với lên trời cao, vuốt trên mặt người, thẫm từng giọt mưa lẫn dòng nước mắt..." thì tự nhiên mây ùn ùn kéo đến và cả đảo... chìm trong mưa. Dưới trời đêm, các chiến sĩ không kịp cởi quân phục, để nguyên như vậy vẫy vùng dưới mưa, sung sướng la hét đón từng giọt mưa đầu mùa hiếm hoi của đảo. Từng đôi chân họ chạy tung tăng, hò reo như trẻ nhỏ. Hoàng Nguyên đã cảm nhận, sẻ chia cả niềm vui và nỗi khát khao của người lính Trường Sa như thế.

    Chỉ có những ai đã từng sống, từng tận mắt chứng kiến cái nắng, cái mưa, cái gió và sự thiếu thốn nơi đây mới cảm nhận hết được những khó khăn vất vả của người lính đảo. "Mưa Trường Sa" với lời ca, giai điệu mộc mạc, ân tình đầy chất lính nhưng cũng đấy khát khao cuộc sống, với những điều trong trẻo, tự nhiên.

Chia sẻ trang này