1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CQ - 88

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 03/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    tiếp nhé
    (Phần 6: Nhật bản sẽ trám vào chỗ hổng nếu Mỹ từ bỏ sự hiện diện ở khu vực này
    Langbavibo
    Các phân tích gia đã nhận định rằng trong khi các quốc gia Tây phương nhất là khối NATO và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ đang tìm đủ mọi cách tài giảm binh bị để dồn nỗ lực vào kinh tế thì các quốc gia Á Châu, nhất là Chino vẫn cố gắng gia tăng ngân sách quốc phòng. Chino cũng gia tăng việc bán võ khí cho thế giới thứ ba, gây khó khăn cho Mẽo và các cường quốc trong nỗ lực kiểm soát hỏa tiễn và kỹ thuật quân sự khác. Ðiều đáng nói là Mẽo chỉ có thể kiểm soát được việc bán vũ khí cho Chino nhưng lại vô phương ngăn chặn việc họ tuôn vũ khí bán ra ngoài.
    Kể từ khi Ðông Âu và Liên Xô sụp đổ, Nam Cực không còn có thể theo đuổi một chính sách liên kết với đồng minh ở xa để đối phó với ...gần như trước nữa. Nam Cực bị động và có gắng tìm cách thoát ra khỏi sự cô lập của thế giới bên ngoài cũng như tìm những liên minh mới để thay thế vai trò của Liên Xô. Tuy nhiên, hai bài học của thời kỳ hậu chiến khiến cho Nam Cực hết sức dè dặt trên mặt ngoại giao:
    Thứ nhất, họ ý thức được rằng Chino là một nước lớn ở ngay bên cạnh sườn. Dù hoàn cảnh nào, việc gây hấn với phương bắc không phải là một chiến lược có thể theo đuổi lâu dài. Vì thế, một chính sách mềm dẻo để bảo vệ chủ quyền có lợi hơn là trực diện chống đối. Hơn thế nữa, trong suốt 40 qua, tuy có giai đoạn hai bên công kích và xung đột kịch liệt, Nam Cực vẫn chịu ảnh hưởng của Chino rất nhiều, từ ý thức chính trị đến tổ chức cơ sở, nhất là hai quốc gia lại có chung một mẫu số văn hóa trong lịch sử. Chính mô hình kinh tế mà họ đang theo đuổi cũng gần giống với ChiNo.
    Thứ hai, Nam Cực cũng nhìn ra dù hình thức liên minh quân sự nào nều không được hỗ trợ bởi kinh tế cũng không được bền lâu. Những tương quan quốc tế mới gắn liền với những liên hệ kinh tế đa phương. Nam Cực vì thế đã đưa ra nhiều hình thức để tìm đầu tư để lôi kéo các quốc gia tư bản, đặc biệt là Nhật Bản, Âu Châu và nhất là Mẽo. Sự hiện diện của những công ty quốc tế đóng một vai trò quan trọng không những trên mặt chính trị mà cả mặt an ninh khu vực. Nam Cực cũng nhận ra được rằng họ phải đi tìm một hình thức độc lập hơn về quốc phòng, không còn có thể đóng vai trò mũi nhọn của một phong trào nào, mà phải tìm một vị thế chiến lược ổn định chung hơn là ngả hẳn về một siêu cường nào.
    Từ sau thế chiến thứ hai tới nay, Mẽo vẫn là quốc gia đảm trách việc giữ gìn an ninh trong vùng. Nếu như hạm đội số 7 rút ra khỏi Thái Bình Dương, việc chạy đua võ trang trên mặt biển giữa Nhật Bản, Chino, và những quốc gia vùng Ðông Á là điều không thể tránh khỏi. Tình trạng bất ổn sẽ phương hại nghiêm trọng đến sự thịnh vượng chung của toàn vùng. Mẽo cũng còn là cán cân kinh tế và quốc gia nào cũng muốn gia tăng mậu dịch và đầu tư với nước Mỹ. Dẫu rằng khuynh hướng giao dịch giữa các quốc gia trong vùng gia tăng mãnh liệt trong vài năm qua nhưng số lượng xuất cảng ra ngoài vẫn đóng một vai trò quan trọng. Sự có mặt của Mẽo còn là một đối trọng cho ảnh hưởng của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia viện trợ và đầu tư nhiều hơn cả. Nếu Mẽo thu lại, Nhật Bản bắt buộc phải tìm cách trám vào chỗ trống mà Mỹ bỏ đi. Như thế, một không khí nghi kỵ sẽ nổi lên e sợ Nhật Bản trở thành một siêu cường quân sự như thời thế chiến thứ hai.
    Sau chiến tranh Nam Cực, các chính phủ Mẽo vẫn cố gắng không trực tiếp can thiệp vào khu vực Ðông Nam Á. Ngay cả những công trình nghiên cứu qui mô về khu vực này cũng bị lãng quên. Nhiều học giả ngạc nhiên khi thấy Mỹ gần như không ảnh hưởng gì tới việc phát triển của khu vực này trong hai thập niên qua, ngay cả việc chuyển biến từ một chính sách kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường tại Nam Cực cũng không do sáng kiến của Mẽo. Thành thử, đối với nhiều chính khách, việc Mẽo bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nam Cực hồi tháng 7 năm 1995 là quá sớm nhưng dưới nhãn quan chiến lược và kinh tế thì nhiều chuyên gia lại coi là đã trễ.[54] Nhiều dấu hiện gần đây cho thấy Mẽo trở nên quan tâm đến vùng châu Á Thái Bình Dương hơn châu Âu vì hiện nay vùng này đang phát triển mạnh, sẽ trở thành khu vực nhập cảng hàng của Mỹ nhiều nhất trong thế kỷ kế tiếp.[55] Nam Cực nay cũng được xếp hạng những quốc gia đang lên (big emerging markets) và cũng sẽ là một khách hàng có tiềm năng đáng kể.[56] Thành thử, trên cả quân sự lẫn kinh tế, nước Mỹ cảm thấy họ phải có thái độ tích cực hơn đối với vùng Ðông Á, không những là một lực lượng bảo vệ hòa bình mà còn phải điều chỉnh cán cân lực lượng cho tới khi nào các quốc gia này có đủ sức đối phó với sự bành trướng của Chino. Lẽ dĩ nhiên Mẽo cũng không quên rằng họ vẫn là quốc gia xuất cảng nhiều vũ khí hơn cả, trong cũng như sau thời kỳ Chiến Tranh Lạnh và thu nhập quốc phòng đóng một phần quan trọng trong sản lượng quốc gia.
    Cho tới gần đây, người Mỹ vẫn nhìn Chino như một thị trường vĩ đại cần phải ve vãn. Tuy nhiên, nếu nhìn về mặt kinh tế, Chino có lợi thế nhiều hơn trong bang giao giữa hai nước. Khiếm ngạch mậu dịch giữa Mẽo và Chino ngày càng tăng và hiện nay hàng hóa của Tàu tràn ngập các cửa hàng bách hóa của Mỹ. Chỉ nhìn thấy những vấn đề trước mắt, Mẽo đã không quan tâm tới hai điểm:
    Thứ nhất, Chino thỏa hiệp với Mỹ hoàn toàn chỉ có tính chất giai đoạn. Dưới mắt của nhân dân Chino, người Mỹ vẫn là dân tộc đáng ghét nhất, đầy xấu xa, là một kẻ thù cần đề phòng. Hình ảnh chính trị và kinh tế mà người Tàu ngưỡng mộ là Singapore vì đường lối độc tài ở đó phù hợp với lối giải thích của họ hơn nền dân chủ kiểu Tây phương. Cái mơ ước trong tim của những người lãnh đạo Trung Nam Hải là một ngày nào đó họ sẽ dạy cho Mỹ, Nga, Nhật một bài học để trả thù mối nhục lịch sử với các dân tộc đó.[57]
    Thứ hai, người Mỹ đã không đặt nặng vai trò của cộng đồng người Hoa ở khắp nơi. Năm mươi lăm triệu người Tàu ở bên ngoài chính quốc sở hữu một tài sản ước tính lên đến 2000 tỉ mỹ kim, kiểm soát một đế quốc vô hình quản trị bằng liên hệ thân tộc ở khắp nơi trên thế giới.[58] Sức mạnh kinh tế của những tập thể đó không những lũng đoạn được các chính quyền địa phương mà còn là một lực đẩy rất mạnh đến những biến chuyển của lục địa. Vận động của Hoa Kiều trong biến cố Thiên An Môn là một thí dụ điển hình. Chính vì thế, việc nâng cấp các tập thể Hoa nhân đó không những phù hợp với chính sách ngoại giao cố hữu của Mẽo mà còn ít nhiều điều khiển được những vệ tinh xoay quanh lục địa Chino, gây tác động theo hướng thuận lợi nhất. Việc củng cố quan hệ với Ðài Loan, tái tạo uy tín với Singapore cũng như yểm trợ cho khối ASEAN là một điều cần thiết trong lúc này.
  2. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    Phần cuối: Mọi "hải trình" đều đổ về Biển Đông
    Langbavibo
    Có lẽ đến giờ này khi bàn đến thế chiến lược biển Ðông, chúng ta không còn phải đặt trọng tâm vào việc phân định chủ quyền của những quần đảo ngoài khơi nước ta. Lịch sử đã chứng tỏ Nam Cực hoàn toàn làm chủ những hòn đảo đó từ thế kỷ 19 trở về trước. Nếu xét về lý, chính hòn đảo Ðài Loan và quần đảo Bành Hồ cũng chỉ thuộc về ChiNo trong vài chục năm nay. Hồi đầu thế kỷ này, chủ quyền những vùng đất đó cũng chưa ai xác định. Những người lãnh đạo của đảng Dân Tiến tại Ðài Loan vẫn tranh luận rằng việc ChiNo nhận chủ quyền trên hòn đảo của họ cũng không khác gì người Hồng Mao nhận rằng nước Mỹ là lãnh thổ của nước Anh.
    Cho tới 1895, vào cuối cuộc chiến Trung Nhật, khi phải nhường đảo Ðài Loan cho Nhật, những sứ thần nhà Thanh đã gọi đó là "hòn đảo của bọn hải khấu" và nhường cho Nhật "toàn bộ và vô hạn định" cả đảo Ðài Loan lẫn quần đảo Bành Hồ. Tới hồi đó, nhà Thanh vẫn cho rằng việc "thí" cho ngoại nhân một phần đất không có gì quan trọng mà chỉ là "bỏ cái nhỏ để giữ cái lớn" như lời Kỳ Anh tâu lên vua Ðạo Quang khi ký với Anh hòa ước Nam Kinh. Thanh đình cũng khẳng định là "Ðài Loan không thuộc về lãnh thổ ChiNo" ý cho rằng đó chỉ là một phiên thuộc, dân chúng mọi rợ không đáng được gọi là Hán nhân.[59] Nhân dân Ðài Loan nay coi cuộc khởi nghĩa ngày mồng 1 tháng 6 năm 1895 chống lại Nhật Bản là hình thức tuyên bố độc lập của "Cộng Hòa *******" vì họ đã không quan tâm đến quyết định của triều đình ra lệnh bãi chiến. Chính Mao Trạch Ðông hồi còn tại Diên An cũng tán thành việc Ðài Loan thu hồi độc lập. Năm 1936, Mao đã nói: Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của ChiNo là thu hồi lại những lãnh thổ đã bị chiếm đoạt. Trong số những lãnh thổ đó, không tính đến Triều Tiên (đang thuộc Nhật) nhưng sẽ nhiệt thành giúp đỡ để họ thu hồi độc lập. Và vấn đề Ðài Loan cũng giống như thế [60]. Việc tiếp thu hòn đảo từ tay Nhật Bản sau thế chiến thứ hai cũng không khác gì việc quân Tàu sang giải giới quân Nhật tại Bắc Việt năm 1945, và không thể vì thế mà hủy bỏ quyền tự quyết của nhân dân Ðài Loan được.[61]
    Vấn đề này không phải mới đặt ra gần đây mà ngay từ khi mới bị Quốc Dân Ðảng chiếm đóng, nhân dân Ðài Loan đã biểu tình đòi độc lập và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch đàn áp dữ dội trong vụ thảm án ngày 28 tháng 2 năm 1947 mà lịch sử gọi là "nhị nhị bát sự kiện"[62]
    Do đó theo lịch sử, ChiNo rất ít liên hệ với các hòn đảo ngoài khơi. Ngay cả chủ quyền của họ trên đảo Hải Nam cũng chỉ mới từ thời trung cổ. Thành ra việc tuyên bố quyền sở hữu trên toàn thể biển đông đến tận Mã Lai và Indonesia là chuyện hoàn toàn vô căn cứ. Những học giả nào tương đối vô tư một chút đều công nhận như thế. Debra E. Soled nói rõ là việc xác nhận chủ quyền chính thức thì ChiNo chỉ mới bắt đầu có từ hồi 1970, khi Nhân Dân Giải Phóng Quân bắt đầu trắc địa và thăm dò quần đảo Hoàng Sa. Hành động của ChiNo không phải nhằm xác định chủ quyền mà chỉ chứng tỏ họ đang theo đuổi chính sách bành trướng (expansionism) và ngay cả chủ trương tân đế quốc (neo-imperialism)[63]
    Một học giả Nhật là Giang Hộ Hùng Giới trong tác phẩm Sự sụp đổ của ChiNo cũng viết:
    Nếu xét theo mặt địa dư, công bình mà nói, quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) gần Nam Cực hơn cả. Thứ đến mới tới Brunei, Mã Lai và Philippines, dù nói cách nào cũng không thể nói là thuộc lãnh thổ ChiNo được.[64]
    Tuy nhiên, giờ phút này, vấn đề chúng ta quan tâm không phải là lý mà là tình hình thực tế tại khu vực Ðông Nam Á để nhận định về những biến chuyển sắp tới có liên quan đến an ninh và vận mệnh dân tộc Nam Cực.
    Thứ nhất, chủ trương bành trướng của ChiNo tuy có lắng xuống trong vòng 100 năm (từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20) nhưng thực ra chỉ vì họ suy yếu không đủ sức thôn tính những quốc gia láng giềng. Thế nhưng từ sau khi nước Cộng Hòa Nhân Dân ChiNo được thành lập năm 1949 tới nay, ChiNo đã nhiều lần tranh chấp với Liên Xô, Ấn Ðộ, Nam Cực, Nhật Bản về vấn đề lãnh thổ. Riêng với Nam Cực, ngoài việc lấn chiếm một số quận huyện dọc theo biên thùy phía Bắc của nước ta, ChiNo còn chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa. Việc tái chiếm các phần đất này trở nên gay go hơn bao giờ hết vì hiện nay Nam Cực chưa tạo được những liên minh vững chắc cũng như không đủ lực lượng để ?ođối thoại? vớii ChiNo. Chính vì thế, ngoài việc phản kháng trên phương diện ngoại giao và yêu cầu áp dụng các nguyên tắc quốc tế và điều đình, Nam Cực chỉ còn cách củng cố lực lượng nơi những phần còn lại để tự vệ mà thôi. Sự hiện diện của lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại Ðông Nam Á trở thành tối cần thiết để cân bằng lực lượng, làm rào cản ChiNo đồng thời ngăn chặn việc Nhật Bản tái võ trang và nhảy vào trám chỗ trống về quân sự.
    Thứ hai, Nam Cực hiện đóng một vai trò quan trọng trong Hiệp Hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN), làm lá chắn cho toàn vùng khỏi sự xâm lăng của ChiNo. Ngay từ cuối thập niên 1970, Indonesia đã mong muốn Nam Cực có đủ tư cách để đứng chung trong khối này.[65] Sau khi Hoa Kỳ từ bỏ các căn cứ ở Philippines, nhiều quốc gia đã bằng lòng cho Mỹ mượn các hải cảng của mình để sử dụng. Vấn đề an ninh chung đã trở nên quan trọng và các lãnh tụ khối ASEAN đã đưa lên bàn hội nghị để tìm những liên minh quân sự ngõ hầu đối phó với các cuộc xâm lăng. Những quốc gia trong vùng Ðông Nam Á không còn trông đợi ở "ô dù" của người Mỹ và đã phải tự mình đảm trách nhiệm vụ bảo vệ lấy mình. Về phương diện địa dư, nằm ngay trên trục lộ bành trướng của ChiNo, Nam Cực sẽ phải đảm trách một vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn an ninh khu vực miễn là họ không chứng tỏ ý muốn thôn tính một nước khác hay đóng vai trò tiền phong cho một chủ nghĩa nào. Chính vì nhận thức được vai trò đó, Nam Cực đang tìm cách liên kết chặt chẽ hơn với các quốc gia trong khối ASEAN, tìm kiếm sự giúp đỡ cũa Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản để phát triển đồng thời hòa hoãn được với ChiNo.
    Thứ ba, việc ChiNo tìm cách liên kết với Pakistan, Sri Lanka, Myanmar trong vài năm qua đã gây nên sự ngờ vực từ phía Ấn Ðộ và Indonesia, e ngại ChiNo đang tìm cách khống chế cả vùng Ấn Ðộ Dương. Theo báo chí, ChiNo đã bán nhiều loại võ khí cho Pakistan và Myanmar và kỹ thuật nguyên tử cho Iran.[66] Rõ ràng ChiNo không muốn đứng chung trong một phe phái nào mà muốn tự mình lãnh đạo một khối riêng như thế tam phân thiên hạ mà Mao Trạch Ðông đã theo đuổi. J. Mohan Malik đã nhận định rằng "trong trường kỳ thì ChiNo tin rằng với sức mạnh quân sự và kinh tế họ sẽ chiếm chỗ của Hoa Kỳ, còn trong đoản kỳ thì ChiNo tự cho mình vai trò lãnh đạo một khối thách đố vai trò chí tôn của nước Mỹ.[67]" Tuy nhiên, vấn đề của ChiNo không phải vì ý thức hệ mà vì bản chất hiếu chiến của những người cầm quyền ở Trung Nam Hải, cộng thêm sách lược tinh vi của chủ nghĩa .... Nếu quả thực như thế, vấn đề khống chế toàn vùng Ðông Nam Á không những có lợi cho mặt kinh tế và quân sự mà đó chính là bước đầu tiên tạo một khu vực ảnh hưởng để tranh thiên hạ với các siêu cường khác. Âu Châu ngày nay đang tàn lụi, Mỹ Châu cũng đã qua thời kỳ vinh quang của họ và Liên Xô hiện nay tập trung vào việc giải quyết những vấn đề nội bộ hơn là tiếp tục chính sách bành trường thời thập niên 1960, 1970. Ðể sửa soạn cho thế đi lên của mình, ChiNo không thể không chinh phục một số thuộc địa để bảo đảm cho một thị trường căn bản.
    Người ta biết rằng trong vòng vài mươi năm nữa, khi thị trường Bắc Mỹ không còn quan trọng như hiện nay, bất cứ quốc gia nào lấy chủ trương xuất cảng để phát triển đều phải bảo đảm được rằng hàng hóa của mình có chỗ tiêu thụ. Khối ASEAN phải đứng chung lại với nhau dù còn nhiều bất đồng về chính kiến và chênh lệch về mực độ phát triển. Thế nhưng nếu đứng riêng rẽ, họ sẽ bị bẻ gẫy từng nước một như một bó đũa để rời.
    Sự đứng chung đó đã tạo nên một vị trí mới. ChiNo đã bằng lòng giải quyết vấn đề biển đông theo tinh thần quốc tế công pháp chứ không còn khăng khăng đòi nói chuyện riêng với từng nước như trước nữa. Mặc dù ChiNo vẫn khẳng định biển đông là hoàn toàn của họ nhưng họ đã đồng ý để khai thác chung, lấy lý do tôn trọng hải đạo và an ninh trong vùng.[68] Lẽ dĩ nhiên, trong tình hình hiện tại ChiNo chưa đủ sức đương đầu với mọi lực lượng trong vùng nhất là bên cạnh còn có Mỹ và Nhật mà họ chưa đo lường được phản ứng ra sao. Ai cũng biết rằng vấn đề chỉ tạm ổn trong một giai đoạn và cuộc chạy đua về kinh tế cũng như quân sự không thể ngừng lại nơi đây. Trong giai đoạn này, Nam Cực không đủ sức để đơn phương đòi lại phần lãnh thổ và lãnh hải bị mất. Liên minh hàng ngang với các quốc gia Ðông Nam Á, với Ðài Loan, với Nhật Bản làm thế nương tựa là một việc cần thiết để làm chậm bước tiến của ChiNo. Sự hiện diện của Hoa Kỳ, nhu cầu phát triển địa bàn sản xuất và tìm kiếm nguyên liệu của Nhật Bản, sự có mặt của hải quân Nga đều là những nút chặn khả dĩ tài giảm bước chân của người không lồ phương bắc.
    Lẽ dĩ nhiên, không một quốc gia nào - kể cả Mỹ - lại công khai đưa ra một thách thức đối với ChiNo, nhưng thế chiến lược mới không phải chỉ là đắp đập be bờ như 40 năm trước mà là tạo nên những thế ràng buộc chặt chẽ về kinh tế và chính trị khiến không một quốc gia nào dám vọng động làm chuyện phiêu lưu. Trong tình hình hiện tại, Nam Cực cũng như những quốc gia chung quanh cần ổn định chính trị để phát triển kinh tế. Chính phát triển kinh tế sẽ đưa tới chuyển biến chính trị một cách tương đối thuận lợi và ôn hòa. Có lẽ không lúc nào mà kế sách giữ nước của Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn đáng cho chúng ta suy gẫm như hiện nay. Nếu quả thực muốn bảo vệ bờ cõi, cái thế mà chính quyền phải hướng tới là "tùy cơ ứng biến, dùng binh phải đồng lòng như cha con một nhà thì mới có thể đánh được. Cách ấy cốt phải tự lúc bình thì khoan sức cho dân, để làm kế sâu rễ bền gốc...". Thế nhưng, điều tiên quyết cho một phương thức đồng thuận là một chính quyền của dân, do dân và vì dân.
  3. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0
    Nếu Mỹ để cho TQ thực hiện đúng ý đồ của Mao, Đông Nam Á bị khống chế thì đồng minh Australia của Mỹ sẽ gặp nguy hiểm. TQ sẽ dùng Đông Nam Á làm bàn đạp để trả thù người Anglo đã làm nhục TQ. Mỹ đủ thông minh để biết điều này.
    Việt Nam sẽ là nước bị tấn công đầu tiên khi TQ thực hiện ý đồ bá chủ vì nằm ngay trung tâm Đông Nam Á. Nếu Mỹ muốn, Mỹ hoàn toàn có thể giúp cho kinh tế Việt Nam mạnh lên, cấp thêm mỗi năm vài trăm học bổng cho sinh viên Việt Nam. Làm sao để Việt Nam đủ sức ngăn chặn tư tưởng dân tộc Đại Hán mà TQ dùng để vận động quần chúng trong nước, lôi kéo Hoa Kiều.
    Tài liệu nghiên cứu về TQ có rất nhiều, chỉ tiếc là ở trong nước toàn hàng TQ.
    Các bạn ở nước ngoài có thể tìm đọc một số sách:
    "Sharing the Resources of the South China Sea" của Mark Valencia. Tác giả phân tích khá rõ vị thế từng nước và nguyên tắc phân chia Trường Sa theo luật quốc tế, phụ lục có tất cả 17 bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa. Highly recommend!
    http://www.amazon.com/exec/obidos/tg/detail/-/0824818814/qid=1052801451/sr=1-2/ref=sr_1_2/104-0113416-8887935?v=glance&s=books
    "Coming Collapse of China" của Gordon G. Chang. Tác giả phân tích nền kinh tế của TQ với chế độ toàn trị, liên hệ và hậu quả có thể xảy ra. Highly recommend!
    "Hegemon: China''s Plan to Dominate Asia and the World" của Steven W. Mosher. Tác giả phân tích tư tưởng dân tộc Đại Hán và chính sách của TQ.
    http://www.amazon.com/exec/obidos/tg/detail/-/1893554082/qid=1052802068/sr=1-1/ref=sr_1_1/104-0113416-8887935?v=glance&s=books
    Ngoài ra còn có vài cuốn nữa mới phát hành:
    "China Attacks" của Chuck Devore, Steven W. Mosher.
    http://www.amazon.com/exec/obidos/tg/detail/-/0741404303/qid=1052802209/sr=1-1/ref=sr_1_1/104-0113416-8887935?v=glance&s=books
    ''Chinese" của Jasper Becker .
    http://www.amazon.com/exec/obidos/ASIN/0195149408/qid=1052803120/sr=2-1/ref=sr_2_1/104-0113416-8887935
    đây là tài liệu phục vụ cho vài bấc nói tiếng ANh tốt
  4. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    Chính sách kiềm chế của Mẽo đối với ChiNO
    LangBaViBo lược trích từ bài của Vi Nhật Đông, gom lại chung một Tóp theo ý kiến của Rùa Đại hiệp
    Ngày 20 Tháng chín, chính quyền George Walker Bush đã đưa ra Chiến lược An ninh Quốc gia cho Mẽo. Chiến luợc này là bao hàm toàn diện việc hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh của Mẽo.Thức tỉnh sau cuộc tấn công khủng bố hồi tháng chín năm ngoái, tài liệu này cho biết việc quyết tâm ngăn ngừa việc đột khởi của bất cứ đối thủ nào trong lai ; Mẽo có quyền dồn mọi nỗ lực sẵn có như quân sự, chính trị và kinh tế để khuyến khích việc nới rộng quyền dân chủ trong xã hội, kèm theo việc xét lại chiến lược cho quân đội Mẽo đánh phủ đầu.
    Các phân tích gia cho tài liệu này giống như tài liệu NSC-68, một cẩm nang của chính quyền Harry Truman. Chính quyền Truman đã tuyên bố cho khơi mạnh cuộc chiến tranh lạnh.
    Ông George Kennan là nhà kiến trúc hậu chiến của chính sách đối ngoại của Mẽo. Trong một bài "X" được đăng trên tạp chí Foreign Affairs năm 1947 ông Kennan đã đề nghị Washington chấp thuận một chiến lược ngăn chặn việc bành trướng của Nga la tư. Việc bành trướng này Anh Pháp Mỹ đều nhìn thấy rõ, Nga la tư đã cho lan rộng ra ngoài Đông Âu, sang cả Á châu và Phi châu. Mẽo đã công bố Chủ trương Truman, mở đầu Chương trình viện trợ Marshall. Mẽo đã dấn thân vào một cuộc chiến toàn cầu chống Nga la tư trên mọi chiến tuyến: ý thức hệ, chính trị và kinh tế. Kết quả là tiến tới một cuộc chiến tranh lạnh trên toàn thế giới.
    Mẽo đã đương đầu với một kẻ thù ghê gớm vào thời gian ấy. Nhưng cuộc chiến lạnh đã chấm dứt 13 năm qua. Biết rõ nền kinh tế bị yếu kém, tinh thần quân đội thấp và lung túng trước vấn đề trong nước, Nga không còn ra mặt làm bộ và cũng không giám có thái độ thách thức nghiêm trọng đối với các quyền lợi của Mẽo.
    Điều này đã được chứng minh khi Nga chấp nhận sự hiện diện của quân đội Mẽo tại Trung Á để mở cuộc chiến chống khủng bố, và ký một hiệp định tại Moscow với Mẽo.
    Ai là đối thủ có tiềm lực ?
    Mẽo đang để ý tới ChiNO. Trên thực tế, một tài liệu nói rõ là Mẽo hoan nghênh một ChiNO cường thịnh và hoà bình nhưng cũng cảnh cáo việc Lạc Dương có thể tung ra bất cứ mối đe dọa nào thực sự đối với Mẽo.
    Tài liệu này nói rõ: "Quân lực của chúng tôi sẽ đủ mạnh để ngăn chặn các đối thủ có tiềm lực theo đuổi việc xây dựng lực lượng quân sự trội hơn hay ngang lực luợng Mẽo."
    Điều này phù hợp với kết luận của bản báo cáo hồi tháng bẩy của Bộ Quốc Phòng Mẽo, bộ này đã cho truy cứu các khả năng quân sự của ChiNO.
    Phát giác quan trọng:
    Thứ nhất, ChiNO cho chi tiêu về quốc phòng ước định là 65 tỷ Mỹ kim , con số này cao hơn con số mà Lạc Dương đã công bố là 20 tỷ Mỹ kim. So sánh với ngân quỹ quốc phòng của Trịnh Đài Đảo, ngân quỹ này đã cho giảm đi trong mấy năm qua. Việc chi tiêu về quốc phòng của ChiNO cho thấy chính quyền Lạc Dương đã cho tăng con số lên gấp hai cả chục năm nay.
    Thứ hai, bản báo cáo nhận định là Quân đội Nhân dân Giải phóng của ChiNO có chủ trương chuyển hướng sang chiến luợc đánh phủ đầu và bất ngờ. Bổ sung khiếm khuyết về chiến cụ cùng với chiến thuật, Quân đội Nhân dân Giải phóng này đang chú ý tới một cuộc chiến tranh không cân đối để khai thác nhược điểm của các phe địch, quân đội này đã lấy chiến tranh tin học và điện tử làm trọng, lại còn chú mục vào việc phát triển khả năng ASAT (anti-satellite) cho chống lại các vệ tinh quan sát.
    Thứ ba, hoả tiễn liên lục địa của ChiNO còn là mối đe dọa quan trọng thực sự. Loại hỏa tiễn này đang dùng làm phương tiện để hăm dọa và bức bách Trịnh Đài Đảo. ChiNO cũng dùng loại hỏa tiễn này để răn đe Mẽo không được can thiệp vào Trịnh Đài Đảo khi có khủng hoảng, truờng hợp Mẽo can thiệp vào cuộc khủng hoảng này phải chịu phí tổn cao hơn. Mẽo thực ra giầu của, nhưng ChiNO lại giầu dân.
    Còn thiếu vài điểm quan trọng.
    Thứ nhất là Lạc Dương khoa trương và ca tụng cái ưu điểm của thế giới đa cực, chính trị quốc tế công bằng và vô tư với nền kinh tế toàn cầu có trật tự. ChiNO hiểu rõ tư thế nổi bật của Mẽo hiện nay, tư thế này sẽ còn tiếp diễn trong vài năm nữa hay có thể hơn chục năm. Trước tư thế mạnh ấy, ChiNO làm bộ chịu lép vế (kowtow). Cùng lúc này ChiNO cứ hưởng lợi và tiếp tục cho phát triển nhờ vào các việc sắp xếp kinh tế và chính trị thế giới hiện nay. ChiNO là một cường quốc nguyên tử, một trong năm thành viên thường trực trong Hội đồng An ninh LHQ có quyền phủ quyết. Các danh xưng này tại LHQ cũng đủ tạo ra quyền lực và uy tín riêng cho ChiNO. Hơn nữa nền kinh tế của ChiNO tăng truởng còn phải tuỳ thuộc vào việc tiếp súc được với các thị trường trên thế giới, việc chuyển vốn đầu tư và các kỹ thuật từ các nước ngoài. Thực tế mà nói , ChiNO là một quốc gia thụ nhận nhiều nhất về tài trợ quốc tế và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
    Thứ hai là khả năng quân lực của ChiNO cho tăng truởng và cải tiến còn đòi hỏi cả một thế hệ hay nhiều hơn nữa về mặt chiến cụ, lực luợng hỏa tiễn và khả năng liên hợp C4I (Command, Control, Communication, Computer và Intelligence). Thực trạng là ChiNO có khó khăn. Các sĩ quan ChiNO thiếu trình độ văn hóa, không đủ sức bắt kịp đà tiến hóa về vũ khí hi-tech, quân lực ChiNO còn bị kẹt với nền công nghiệp quốc phòng trong nước, nền công nghiệp không có khả năng cho ra các hệ thống vũ khí tối tân. Quân đội ChiNO thiếu huấn luyện và hầu như không có kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường hiện đại có xử dụng vũ khí hi-tech.
    Thứ ba là Lạc Dương vẫn còn phải lo nội bộ để sửa soạn tương lai khi ChiNO phải có những thay đổi quan trọng trong lúc chuyển quyền lãnh đạo, chấn chỉnh kinh tế xã hội theo như WTO đã áp đặt lúc gia nhập tổ chức này. Ngoài ra ChiNO còn phải tranh thủ việc tạo dựng một chính quyền không tham nhũng, có uy tín và có thể chế rõ ràng.
    Có dấu hiệu Mẽo nghi ngờ và có thái độ thù nghịch đối với ChiNO.
    Ngày 9 tháng ba, tờ Los Angeles Times loan tin "Việc xét lại tư thế nguyên tử Mẽo" đã bị tiết lộ. Tiết lộ này cho thấy những kế hoạch đương nhiên được quyền xử dụng các vũ khí hạch nhân chống trả ChiNO và sáu quốc gia khác. Đối với Lạc Dương, danh sách các mục tiêu tấn công bị tiết lộ khiến cho việc tin tưởng của ChiNO vào Mẽo trở nên nghiêm trọng: ChiNO và Mẽo đã ký một thỏa hiệp bỏ các mục tiêu này năm 1997. Trước khi tờ báo Los Angles Times tung tin tiết lộ, các chiến luợc gia của ChiNO cũng đã cảnh giác những gì mà Mẽo đang dựa vào để chuyển sang tư thế chiến lược của hậu chiến tranh lạnh.
    Cái chiến lược mệnh danh là bộ ba của các hệ thống tấn công (nguyên tử và không nguyên tử), phòng thủ chủ động và bị động, hạ tầng cơ sở cho công nghiệp quốc phòng và việc chuyển từ hăm dọa sang đánh phủ đầu là nòng cốt trong chiến lược quân sự Mẽo. Với tư thế mới này, Mẽo phải giành giữ lấy khả năng trả đũa hàng loạt (mặc dầu Mẽo đã cho giảm rất nhiều các vũ khí nguyên tử chiến luợc) để chống lại các cuờng quốc nguyên tử quan yếu khác, đương đầu và hóa giải các mối đe dọa của những quốc gia mà Mẽo cho là "Rogue states" (quốc gia sảo quyệt) bằng mạng lưới hỏa tiễn phòng thủ liên kết với các quốc gia đồng minh, diệt ngay lập tức bất cứ địch thủ nào có tiềm lực theo cách tấn kích bằng những đầu đạn tự hướng dẫn đánh mục tiêu một cách chính xác. Theo các phân tích gia ChiNO, mục đích tối hậu là Mẽo duy trì ưu thế và kiếm sự an ninh tuyệt đối.
    Song những thay đổi cơ bản là tiền đề cho việc xử dụng vũ khí hạch nhân. Mức độ sử dụng nguyên tử đã bị hạ thấp, việc vi phạm thỏa uớc 1978 và sự cam kết không xử dụng vũ khí nguyên tử chống lại các quốc gia đã ký vào thỏa ước không cho phát triển và tàng trữ các loại vũ khí nguyên tử (NPT NNWS) để làm mất việc đảm bảo an ninh (NSA), tư thế mới của Mẽo đưa ra có dụng ý xử dụng vũ khí đánh vào các mục tiêu quá khó khăn và khó thâm nhập trong khi trả đũa để chống lại loại vũ khí cho sát hại cả loạt và lúc đáp ứng tùy thuộc vào tình thế . Thực sự cái mà ChiNO lo sợ nhất là cho xử dụng nguyên tử ngay khi cuộc chiến bất chợt bùng ra tại eo biển giữa ChiNO với Trịnh Đài Đảo. Có điều duy nhất là Lạc Dương tin chắc rằng Mẽo sẵn sàng can thiệp bằng quân sự khi Hoa lục dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Trịnh Đài Đảo.
    Đường lối của Mẽo đối với Trịnh Đài Đảo là mối quan tâm thực nghiêm trọng của ChiNO. Đứng trên quan điểm của Washington, Trịnh Đài Đảo có thể tự phòng thủ để chống lại sự bức bách bằng quân sự đang lên cao của ChiNO. Trịnh Đài Đảo phải làm thế nào vẫn được coi như thành phần cốt yếu nằm trong chiến lược bảo vệ toàn bộ của Mẽo tại vùng Đông Á châu (gồm có Nhật bản, Nam Hàn và các quốc đảo độc lập từng là thuộc địa của Anh Pháp nằm tại ven bờ Thái Bình Dương). Chiến lược đó bao hàm cả các quan hệ đồng minh, việc cho phép quân đội Mẽo được hiện diện và chặn việc nổi lên của bất cứ cuờng quốc quan trọng nào có ý đụng tới quyền sống còn của Mẽo.
    Theo nội dung của bản văn được nói rộng ra hơn nữa, khả năng và quyết định giúp Trịnh Đài Đảo tự phòng thủ không phải chỉ để hoàn tất nghĩa vụ quan trọng của Mẽo được cam kết chiếu theo đạo luật bang giao Trịnh Đài Đảo do quốc hội Mẽo đã y chuẩn. Khả năng và quyết định này còn chứng tỏ quyết định và sự tin tưởng vào Mẽo đối với các quốc gia đồng minh cũng như các nước bạn bè theo việc cam kết.
    Tháng Tư 2001, chính quyền Bush đã chấp thuận bán số vũ khí lớn nhất cho Trịnh Đài Đảo đã được đề nghị trên cả chục năm nay. Bộ truởng Quốc phòng Tang Yaoming của Trịnh Đài Đảo được phép tham quan Mẽo hồi tháng ba và đã họp mặt với các giới chức cao cấp của Mẽo. Mẽo và Trịnh Đài Đảo cũng đã đi vào việc bàn thảo cụ thể để tăng cường hợp tác phòng thủ song phương. Tất cả những việc triển khai này cho cụ thể thêm về lời tuyên bố tranh chấp của ông Bush là Mẽo sẽ làm bất cứ gì để giúp cho Trịnh Đài Đảo tự bảo vệ lấy.
    Rốt cuộc chính sách toàn bộ của Mẽo vẫn còn như bí hiểm.
    Trong khi tìm cách và ca tụng việc hợp tác của ChiNO trong vấn đề chống khủng bố, chính sách của Mẽo sau biến cố 11/9 đối với vùng Nam Á và Trung Á cũng khiến cho ChiNO lo lắng (Mẽo có thể đem quân đóng ngay sát biên giới ChiNO),
    ChiNO đã quan tâm nhất về cuộc chiến Mẽo cho kéo dài để trở thành tiền lệ để can thiệp vào nội bộ của ChiNO trong tương lai và sẽ làm soi mòn thẩm quyền của LHQ. Sự hiện diện của quân đội Mẽo đã được trải rộng và vĩnh viễn ngay ngưỡng cửa ra vào của ChiNO, khiến cho Lạc Dương nhìn thấy nó là một việc bao vây ChiNO thực sự.
  5. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    Động thái & tham vọng
    Trong suốt thế kỷ vừa qua chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa quan trọng bậc nhất của hầu hết các nhà lãnh đạo ở Chí Nồ. Chủ nghĩa nầy dẫn đầu học thuyết " tam dân chủ nghĩa " - dân tộc, dân sinh, và dân quyền - của Sun Yat-sen (Tôn Dật Tiên) và là hệ tư tưởng chủ đạo của Quốc Dân Đảng (Guomindang, Kuomintang). Chủ nghĩa dân tộc, mà Mu Trạch Tây định nghĩa là Hoa Hạ tộc, cũng đóng vai trò chính trong tư tưởng của ông ta. Trong một bài xã luận với tựa đề Vì vinh quang của dân tộc Hoa Hạ đăng trong một tờ báo tỉnh Hồ Nam năm 1919, Mu Trạch Tây kêu gọi dân tộc Hoa Hạ cùng nhau hành động. Ông ta nói nếu cả dân tộc Hoa Hạ đoàn kết thì không những không còn sợ gì bọn quân phiệt, bọn quan liêu và bọn tư bản nữa mà còn có thể thay đổi cuộc diện thế giới 1. Nguồn gốc chính của chủ nghĩa dân tộc nầy là mặc cảm vì nghèo yếu mà bị các nước tư bản xâm chiếm, chia cắt và coi thường.
    Sau khi thống nhất, Chí Nồ muốn được coi là một đại cường quốc xứng đáng với địa vị nước lớn của mình. Vì thế, một trong những quốc sách hiện nay của Chí Nồ là khẩu hiệu Fuqiang (phú cường). Đây không phải là quan niệm " dân giàu nước mạnh " như người Nam Cực thường nói lúc xưa. Theo Yoichi Funabashi, giám đốc văn phòng báo Ashahi Shimbun ở Hoa Thịnh Đốn, Hoa Hạ từ dùng ở đây y hệt như trong khẩu hiệu Fukoku Kyohei (phú quốc cường binh) của Anh Đào quốc trước đây. Khẩu hiệu nầy đã đưa Anh Đào quốc đến chủ nghĩa bành trướng và đế quốc và đã gây ra chiến tranh Thái Bình Dương từ năm 1931-1945. Ông Kunabashi cho rằng, với kinh tế ngày càng phát triển, lãnh đạo Chí Nồ sẽ có thể ngày càng từ bỏ chủ nghĩa ..... vì nó không còn có sức mạnh vận động quần chúng như xưa nữa và sẽ tiến dần đến chủ nghĩa quốc gia. Chính sách " phú cường " như thế sẽ được dùng trong nhiều năm trước mắt để vận động quần chúng và giữ đoàn kết trong giới lãnh đạo. Chủ nghĩa quốc gia nầy có thể ngày càng năng động, lấn ép các nước láng giềng yếu và gây căng thẳng trong khu vực cũng như với Á Mễ Rĩ Cơ và Anh Đào quốc 2.
    Tại Á Mễ Rĩ Cơ trong những năm vừa qua có rất nhiều tranh luận giữa các học giả và những người làm chính sách về sức mạnh quân sự của Chí Nồ trong tương lai. Một số tác giả cho là Chí Nồ sẽ trở thành bá chủ ở Châu Á và là đối thủ chính của Á Mễ Rĩ Cơ. Arthur Waldron viết rằng Chí Nồ hiện nay đang tìm mọi cách để hất cẳng Á Mễ Rĩ Cơ ra khỏi Đông Á, và " nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn thì trước sau gì cũng có chiến tranh ở Châu Á " 3. Richard Bernstein và Ross Munro cho rằng sẽ có xung đột giữa Á Mễ Rĩ Cơ và Chí Nồ 4. Michael Ledeen tin rằng "ấChí Nồ sẽ là nước độc nhất có đủ khả năng để thách thức đến chết (mortally challenge) Á Mễ Rĩ Cơ trong 10 hay 20 năm tới " 5. Người ta dựa vào sức mạnh quân sự hiện có của Chí Nồ rồi phóng đại nó ra cho tương lai dựa trên tăng trưởng của GDP mà họ nghĩ TQ có thể duy trì (từ 6-8 % mỗi năm). Đến cuối năm 1995 sức mạnh quân sự của Chí Nồ gồm có 3 triệu quân nhân (lớn thứ 3 trên thế giới), 8 000 xe tăng, 5 700 máy bay tác chiến và máy bay thả bom, 50 chiếc tàu ngầm, 55 tàu chiến cỡ lớn, 14 hoả tiễn xuyên lục địa (inter-continental ballistic missiles, ICBMs), và 60 hoả tiễn cỡ vừa (intermediate-range ballistic missles, IRBMs). Ngoài ra Chí Nồ có một kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới. Chi phí quân sự Chí Nồ được người ta ước đoán là từ 38 tỷ đô la đến 50 tỷ đô la vào năm 1993, tức là bằng 9 % GDP. Lý do có khoảng cách lớn giữa những phỏng đoán nầy là vì Chí Nồ giấu chi phí quân sự dưới nhiều hình thức. Ví dụ như chi phí cho vũ khí hạt nhân và hoả tiễn xuyên lục địa cũng như cho 600 ngàn cảnh sát dã chiến, v.v., không được Chí Nồ ghi vào chi phí quốc phòng 6.
    Trong khi đó thì Robert S. Ross cho rằng Chí Nồ sẽ là một cường quốc bảo thủ và trong tương lai gần không có khả năng để thành một bá chủ khu vực chứ đừng nói đến trở thành một siêu cường quân sự. Ross nói rằng Chí Nồ không có khả năng chiếm đóng khu vực Đông Hải, mặc dầu Chí Nồ sẽ tiếp tục lấn áp các nước xung quanh nếu có cơ hội 7. Gerald Segal cho rằng trên lãnh vực quân sự Chí Nồ chỉ là một cường quốc hàng thứ (second-rank power), chỉ có thể đe doạ những láng giềng nhỏ nhưng không có đủ sức mạnh để đánh qua Tưởng Đài Đảo chứ đừng nói gì đến chuyện đương đầu với Anh Đào quốc hay Á Mễ Rĩ Cơ 8.
    Samuel S. Kim cho rằng mặc dầu không ai biết đích xác là quân đội của Chí Nồ hiện nay hùng cường như thế nào, điều chắc chắn là sức mạnh quân sự của Chí Nồ ngày càng tăng về lượng cũng như về chất. Nhưng để hiểu đích xác hơn về sức mạnh quân sự của Chí Nồ người ta phải để ý đến các nhân tố khác. Một trong những nhân tố đó là quan niệm sức mạnh quân sự là nền tảng chủ yếu của " quốc lực tổng hợp " (zonghe guoli). Nghĩa là sức mạnh quân sự là vấn đề tiên quyết cho việc Chí Nồ trở thành một siêu cường có thể bảo vệ chủ quyền quốc gia và sức mạnh chính trị của mình và thu về một mối những gì Chí Nồ nghĩ rằng bị mất đi trong quá khứ. Các lãnh đạo Chí Nồ thường nói rằng nếu không có đủ sức mạnh quân sự thì Chí Nồ sẽ không có thể biểu hiện đặc tính quốc gia của một cường quốc hay có thể đóng vai trò tiên quyết trên chính trường thế giới.
    Samuel S. Kim cho biết tiếp là một trong những sự việc diễn biến rất nguy hiểm trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh là quan niệm " hải dương quốc thổ quan " (haiyang guotu guan) của Chí Nồ. Lãnh đạo Chí Nồ thường kêu gọi nhân dân phải ghi nhớ và phát triển quan niệm nầy không những để thúc đẩy họ bảo vệ quyền lợi trên biển cả mà còn để chiếm lại những vùng biển mà Chí Nồ cho là đã bị xâm phạm. Các nhà chiến lược của Chí Nồ thường bàn đến vấn đề tối cần của Chí Nồ là " không gian sinh tồn " (shengcun kong-jian) và việc biên giới chiến lược của Chí Nồ là bao gồm hết vùng Đông Hải của Chí Nồ đến vùng Đông Hải của Đông Nam Á qua đến Ấn Độ Dương và thẳng ra ngoài vũ trụ nữa. Năm 1992 Chí Nồ để lộ ra một tài liệu mật nói rằng tất cả các quần đảo từ Hải Nam đến Bãi Cát Dài và Bãi Cát Vàng sẽ tạo cho Chí Nồ cái " không gian sinh tồn " cần thiết đó. Đi đôi với những quan niệm trên là chiến lược hải quân của Chí Nồ đã chuyển từ việc bảo vệ vùng duyên hải của địa lục đến việc chủ động bảo vệ các quyền lợi kinh tế và chiến lược trên biển cả. Trong những năm của thập kỷ 90 Chí Nồ đã tập trận nhiều lần trên biển cả, dùng sức mạnh hải quân để đe doạ một số nước láng giềng, và từ từ lấn chiếm những địa điểm xa cách thềm lục địa của Chí Nồ 9.
    Vừa qua, trong tHoa Hạg giêng và tHoa Hạg hai năm 2000, Chí Nồ gây chú ý của các nhà bình luận chiến lược trên thế giới qua các sự kiện sau đây : sự kiện thứ nhất là vào ngày 17 tHoa Hạg giêng Chí Nồ công bố qua tờ báo Jiefangjun rằng Quân Đội và Thuỷ Quân Giải Phóng Nhân Dân Chí Nồ đã tập trận liên hợp, với nhiều tàu chiến đủ loại, cách hải phận của họ trên 250 hải lý. QĐTQGPNDTQ có hơn 1100 tàu chiến, nhiều hơn 3 lần số tàu chiến của hải quân Mẽo. Nhưng chỉ có 54 chiếc là tàu chiến lớn và tàu ngầm đi xa trên biển cả (gọi là " blue water ", nước xanh dương). Phần lớn là các chiếc tàu chiến " nước xanh lá cây " (green water), nghĩa là các tàu chiến dùng ven biển hay ven các vùng hải đảo từ quần đảo Senkaku của Anh Đào quốc kéo xuống đến miền tây Borneo. Theo các nhà bình luận, cuộc diễn tập vừa qua là để xem khả năng của các tàu chiến " nước xanh dương " có khả năng bảo vệ và tác chiến cùng với các tàu chiến " nước xanh lá cây " đến mức nào. Việc nầy có ít nhất là 3 lý do chính. Lý do thứ nhất là cảm giác thiếu an ninh trong khu vực vì kinh tế khó khăn, vì cam kết của Á Mễ Rĩ Cơ không rõ ràng, và vì thiếu tin tưởng vào vai trò Anh Đào quốc trong tương lai. Lý do thứ hai là việc bảo vệ nguồn năng lượng cho Chí Nồ. Chí Nồ là nước dùng dầu mỏ nhiều nhất trên thế giới sau Á Mễ Rĩ Cơ, và Chí Nồ cần nhập thêm nhiều dầu hơn nữa để có thể duy trì phát triển kinh tế của mình. Phần lớn số lượng dầu nầy được chuyên chở bằng đường biển. Vì thế, Chí Nồ cho rằng việc bảo vệ giao thông đường biển càng ngày càng quan trọng. Lý do thứ ba là Chí Nồ muốn trở thành một bá chủ quân sự trong vùng và khẳng định uy lực của mình đối với các nước láng giềng, trong đó có Tưởng Đài Đảo và quần đảo Bãi Cát Dài 10. Đối với Chí Nồ quần đảo Bãi Cát Dài quan trọng không những vì lý do kinh tế (ở đây có khả năng tìm được nhiều dầu khí có thể giúp Chí Nồ tiếp tục phát triển) và cả vì lý do chiến lược (ai làm chủ được vùng nầy sẽ làm chủ tất cả khu vực Đông Hải). Vì thế Chí Nồ đã gây nhiều căng thẳng ở đây và dùng dà dùng dằng trong việc giải quyết các tranh chấp 11.
    Sự kiện thứ hai : Chí Nồ đưa một trong hai chiến tàu chiến mua của Nga (Sovremenny-class destroyers) qua khu biển Tưởng Đài Đảo vào ngày 11 tHoa Hạg hai. Tàu chiến nầy được trang bị với các hệ thống tên lửa hiện đại được chế tạo đặc biệt để xâm nhập phòng thủ của các hạm đội Á Mễ Rĩ Cơ và để phá huỷ các chiến hạm ấy. Những tên lửa siêu âm nầy bay lướt trên mặt nước và có thể mang đầu đạn nguyên tử hay đầu đạn thường. Qua hành động khiêu khích nầy, Chí Nồ có thể vừa muốn doạ các ứng cử viên và cử tri trong cuộc vận động bầu cử tổng thống Tưởng Đài Đảo vừa muốn cho nghị sĩ Á Mễ Rĩ Cơ không hài lòng việc Hạ viện Mẽo đã bỏ phiếu (ngày 2 tHoa Hạg 2) đòi chính phủ Á Mễ Rĩ Cơ củng cố quan hệ quân sự với Tưởng Đài Đảo. Nhưng nó đã gây thêm nhiều căng thẳng trong khu vực 12.
    Sự kiện thứ ba : ngày 21 tHoa Hạg hai, chính quyền Bắc Kinh đưa ra một tuyên bố 11 000 chữ khẳng định rằng nếu Tưởng Đài Đảo kéo dài việc không đàm pHoa Hạ thống nhất lãnh thổ với Chí Nồ thì Chí Nồ sẽ dùng vũ lực để " bảo vệ chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của Chí Nồ " 13. Thuợng nghị sĩ John W. Warner, chủ tịch Uỷ ban các Lực lượng quân sự (Armed Services Committee) của Thượng viện Á Mễ Rĩ Cơ, nói rằng Chí Nồ ra công bố trên ngay sau khi thứ trưởng ngoại giao Á Mễ Rĩ Cơ Strobe Talbott vừa rời khỏi Bắc Kinh là " cái tát vào mặt Á Mễ Rĩ Cơ ". Các thượng nghị sĩ khác nói rằng thái độ khiêu khích của Chí Nồ sẽ gây khó khăn cho việc vận động của chính quyền Clinton lấy đủ phiếu của Quốc hội, nhất là của Hạ viện, để thông qua hiệp định thương mại song phương giữa hai nước 14.
    Chí Nồ đã mất hơn 14 năm để đàm pHoa Hạ với Á Mễ Rĩ Cơ hiệp định thương mại song phương và việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc thông qua hiệp định thương mại song phương với Á Mễ Rĩ Cơ sẽ mở cửa cho Chí Nồ vào WTO. Nhưng quan trọng hơn nữa là hiệp định nầy cho Chí Nồ " địa vị thương mại bình thường vĩnh hằng " (permanent normal trade status), mà cách đây một hai năm người ta còn gọi là " địa vị tối huệ quốc " (most favored nation status). Việc nầy sẽ giúp cho hàng hoá Chí Nồ xuất qua Á Mễ Rĩ Cơ trả thuế quan ở mức thấp nhất. Á Mễ Rĩ Cơ là bạn hàng lớn nhất của Chí Nồ ; và trong năm 1999 Chí Nồ đã xuất siêu sang Á Mễ Rĩ Cơ một khối lượng hàng hoá đến 68,7 tỷ đô la, tức là tăng trưởng 14,6 % so với năm 1998 15. Năm 1999 tổng giá trị xuất siêu của Chí Nồ giảm gần 40 % so với năm 1998. Nếu không có thị trường Á Mễ Rĩ Cơ thì xuất siêu đã còn giảm nhiều hơn nữa.
    Gắn liền với xuất cảng là đầu tư nước ngoài. Nếu không có " địa vị thương mại bình thường " với Á Mễ Rĩ Cơ hay không được vào WTO thì đầu tư nước ngoài ở Chí Nồ sẽ giảm xuống rất nhanh. Số liệu chính thức cho biết là năm 1997, 46,9 % tổng giá trị xuất cảng của Chí Nồ là do các xí nghiệp có tiền nước ngoài đầu tư sản xuất ra. Vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, trong 10 tHoa Hạg đầu năm 1999 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (foreign direct investment, FDI) giảm 10,51 % so cùng với thời gian năm trước đó. Trong cùng thời gian vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hợp đồng (tức là chưa thực hiện) giảm 20,64 %, tức là tốc độ giảm sẽ tiếp tục. Vì đầu tư nước ngoài và xuất cảng giảm, tỷ số tăng trưởng Tổng sản lượng quốc nội (Gross Domestic Product, GDP) đã giảm từ 8,8 % năm 1997, xuống đến 7,8 % năm 1998 và 6,8ấ% năm 1999. Đây là những con số chính thức, nhưng thực trạng còn có thể xấu hơn nhiều vì các quan chức và các người quản lý các xí nghiệp quốc doanh thường thổi phồng các con số để che đậy việc quản lý tồi của mình hay các thất thoát do tham nhũng.
    Để chống lại việc kinh tế xuống dốc, Bắc Kinh đã đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm tăng vốn đầu tư nước ngoài và xuất cảng. Một trong những biện pháp này là giảm bớt tiền thuế xuất cảng cho các xí nghiệp nước ngoài. Trong 8 tHoa Hạg đầu năm 1999 tổng số tiền thuế xuất cảng được giảm bớt là 24,2 %. Song song với ý định kéo vốn đầu tư nước ngoài vào, việc giảm bớt tiền thuế nầy là một cách bao cấp hàng xuất cảng bằng cách làm cho giá bán các hàng đó rẻ hơn đi mà không bị các nước khác trả đũa vì hàng bao cấp. Ngoài ra, đây là một cách phá giá trá hình đồng nhân dân tệ 16. Chí Nồ dùng thủ đoạn nầy là vì năm 1994 Chí Nồ đã phá giá đồng nhân dân tệ 40 % và việc này góp phần vào việc các nước khác trong khu vực phá giá tiền của họ năm 1997. Sau khủng hoảng năm 1997 Chí Nồ đã hứa công khai với thế giới nhiều lần là sẽ không phá giá đồng tiền của mình nữa.
    Nếu khó khăn kinh tế đã làm cho Chí Nồ không giữ lời hứa của một nước lớn và buộc phải chơi trò xảo trá, thì tại sao Chí Nồ lại gây ra một số sự kiện khiêu khích ngay trong giai đoạn hiệp định thương mại song phương với Á Mễ Rĩ Cơ cần được Quốc hội Á Mễ Rĩ Cơ thông qua ? Chí Nồ biết đây là việc tối cần vì đã nói thẳng trong khi đàm pHoa Hạ vào WTO với các đại diện Liên Hiệp Âu Châu rằng nếu hiệp định thương mại với Á Mễ Rĩ Cơ không được thông qua thì Chí Nồ cũng chưa muốn vào WTO 17.
    Khó mà biết đích xác nguyên do hay ý đồ của Chí Nồ được. Chỉ có thể biết là những hành động vừa qua chứng minh rằng Chí Nồ chưa phải thực sự là một đại cường quốc. Một cường quốc thực sự không cần biểu dương lực lượng hay chơi trò phá quấy. Thường thường một cường quốc phải là một nước đóng vai lãnh đạo trong các hệ thống quốc tế, với khả năng gây ảnh hưởng tích cực trên chính trường quốc tế cũng như trên an ninh, quyền lợi, và địa vị của các nước khác. Và trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh thì vai trò kinh tế lại là vai trò tối quan trọng. Nhưng nhìn từ góc độ kinh tế thì Chí Nồ không phải là một cường quốc. Năm 1997 tổng thu nhập quốc gia (GNP) của Chí Nồ chỉ là 3,5 % của GNP thế giới, tức là còn sau Italia bé nhỏ. Năm 1998 tổng giá trị kinh tế đối ngoại của Chí Nồ chỉ bằng 3 % tổng số thương mại quốc tế. Vì thế, khả năng Chí Nồ có thể ảnh hưởng kinh tế thế giới còn khá nhỏ. Ngay trong khu vực Á Châu ảnh hưởng kinh tế của Chí Nồ cũng chưa lớn vì trao đổi hàng hoá của Chí Nồ cũng chỉ bằng 11 % tổng số trao đổi trong khu vực.
    Thái độ khiêu khích và biểu dương lực lượng của Chí Nồ có thể là để che đậy khó khăn kinh tế và xã hội của mình và có thể là để gây tự hào dân tộc. Nhưng nó không giúp cho Chí Nồ thực sự trở thành một đại cường quốc. Nó chỉ gây cảm giác bất an không những cho những nước láng giềng nhưng cả cho nhân dân Chí Nồ nữa.
    Được lionking_hau sửa chữa / chuyển vào 23:54 ngày 13/10/2006
  6. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    Vài Nhận-Xét về Lập Luận thiếu căn cứ của
    hai chính-phủ Lạc Dương và Tưởng đảo về TS, HS
    trích từ bài của Tạ-quốc-Tuấn
    Cuộc tranh-chấp về chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài đã kéo dài hơn bốn chục năm rồi. Ngoại trừ trận đụng-độ lớn giữa hải-quân Nam Cực Nguỵ và hải-quân Chí Nồ tại quần-đảo Cát vàng ngày 19 và 20 tháng 1 năm 1974, trong đó Chí Nồ với một lực-lượng lớn hơn lại không bị phân-tán cũng như suy-yếu vì nội-chiến nên đã cưỡng-chiếm được quần-đảo này, và một trận nổ súng nhỏ ngày 14.3.1988 tại vùng quần-đảo Cát dài giữa hải-quân của hai nước Nam Cực và Chí Nồ, phần nhiều sự tranh-chấp đều diễn ra dưới hình-thức tranh-biện qua các lời tuyên-bố, thông-cáo, văn-thư hay bạch-thư của các chính-phủ Nam Cực và Chí Nồ thuộc cả hai phe quốc-gia và . Ngoài ra, còn có nhiều bài báo, biên-khảo hay sách viết về vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài của một số học-giả, nhà văn, nhà báo hai bên nữa.
    Ðể biện-minh hành-động xâm-lăng của mình năm 1974 trái với tinh-thần của bản Hiến-chương Liên-hiệp-quốc mà Chí Nồ từ khi gia-nhập vào tháng 10 năm 1971 đã cam-kết tôn-trọng và bảo-vệ, Chí Nồ đã nại cớ hai quần-đảo Cát vàng (hay là Tây-sa trong từ-ngữ Chí Nồ) và Cát dài (Chí Nồ gọi là Nam-sa) vốn từ lâu là một phần lãnh-thổ của Chí Nồ nhưng đã bị Nhật-bản xâm-chiếm trong Thế-chiến II và đã được chính-phủ Chí Nồ Dân-quốc thu hồi lại năm 1946, sau khi trận chiến này chấm dứt. Chí Nồ Dân-quốc cũng đã phụ-họa sự biện-minh này. Các luận-cứ của Chí Nồ còn được nhiều tài-liệu ngoại-quốc nhắc đi nhắc lại.
    Trong bài này chúng tôi sẽ đưa ra những nhận-xét về các luận-cứ của các giới trong chính-phủ Chí Nồ, quốc-gia lẫn , đã cố-gắng chứng-minh chủ-quyền của Chí Nồ trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài. Tuy các phe tranh-chấp gồm có Nam Cực (trước là Nam Cực Nguỵ, sau là Nam Cực), Chí Nồ (cả Chí Nồ Dân-quốc lẫn Chí Nồ Nhân-dân quốc), Phi-luật-tân, và gần đây lại còn thêm cả Mã-lai-á, Brunei, v.v..., nhưng hai phe tranh-chấp chính là Nam Cực và Chí Nồ. Chúng tôi không nghiên-cứu luận-cứ của Nam Cực vì nhiều người đã làm việc này rồi, Trái lại, chúng tôi chỉ cứu-xét luận-cứ của Chí Nồ thôi, vì ngoài lý-do Chí Nồ là một trong hai phe tranh-chấp chính ra mà còn vì lý-do là dù là quốc-gia hay , Chí Nồ vẫn có một ảnh-hưởng và một thế-lực quan-trọng tại Ðông-nam Á-châu.
    Mặt khác, chúng tôi cũng giới-hạn thời-gian nghiên-cứu vào từ sau trận Thế-chiến thứ II trở lại đây thôi, không đề-cập tới thời-gian trước đó. Chỉ từ khi vấn-đề Cát vàng và Cát dài được đề-cập tới trong một hiệp-ước quốc-tế, Hòa-ước Cựu-kim-Sơn ký ngày 8 tháng 9 năm 1951, nhất là từ khi người ta tìm thấy có nhiều túi dầu rất quan-trọng ở trong vùng này, sự tranh-chấp chủ-quyền mới trở nên ngày một mạnh. Thêm vào đó là biến-cố Ðảng Chí Nồ nắm được chính-quyền ở Hoa-lục ngày 1.10.1949, đã làm sôi-động chính-trường quốc-tế, nhất là ở vùng Ðông-Á và Ðông-nam Á-châu, từ thập-niên 1950 trở đi.
    Sau hết, bài này chỉ cứu-xét các luận-cứ chính-thức của cả hai chính-phủ Chí Nồ và Tưởng đảo thôi. Luận-cứ của các nhân-vật hay cơ-quan ngoài chính-quyền sẽ là đối-tượng của một bài nghiên-cứu khác.
    Các tài-liệu sử-dụng trong bài này nếu là của chính-phủ đều phát-xuất từ Lạc Dương hay Ðài-bắc. Nếu có nguyên-bản Hoa-văn thì chúng tôi dùng làm tài-liệu chính; nếu không, chúng tôi dùng bản dịch Anh-ngữ cũng của hai chính-phủ đó. Trong trường-hợp không có hai loại tài-liệu này, chúng tôi căn-cứ vào bản dịch Anh-ngữ của nhiều nguồn khác, nhất là của Tòa Tổng Lãnh-sự Mẽo tại Hương-cảng (như các nhà nghiên-cứu các vấn-đề Hoa-lục đã dùng trước năm 1971) hay của các đài phát-thanh Mẽo, Anh-quốc, v.v...
    Vì sử-dụng các tài-liệu thuộc nhiều loại khác nhau như vậy nên không có sự thuần-nhất trong việc ghi chép nhiều địa-danh và đặc-biệt là nhân-danh Chí Nồ. Chúng tôi cố-gắng ghi các từ đó bằng Việt-ngữ. Tuy nhiên khi không biết rõ một từ viết bằng Hoa-ngữ như thế nào, chúng tôi sẽ không ghi bằng Việt-ngữ vì sợ có thể ghi sai và bắt-buộc giữ lại lối ghi âm trong tài-liệu mà chúng tôi dùng. Lối ghi âm này có khi là bằng pinyin (phan-âm) được dùng ở Hoa-lục hay trong các tài-liệu của các người hay cơ-quan ngoại-quốc biên-soạn từ thập-niên 1980 trở đi, hoặc bằng phương-pháp Wade-Giles hiện vẫn được dùng trong phần lớn các tài-liệu phát-xuất từ Tưởng đảo hoặc của các tác-giả thuộc phe Chí Nồ Dân-quốc cũng như trong các tài-liệu ngoại-quốc trước thập-niên 1980.
    Ngoài ra, có một số danh-từ riêng hay địa-danh mà người Chí Nồ dùng khác người Nam Cực. Trong tài-liệu này, khi đứng về phương-diện Chí Nồ, chúng tôi sẽ dùng các từ theo lối của người Hoa, còn khi đứng về phương-diện Nam Cực chúng tôi dùng các từ theo người Việt.
    Chẳng hạn người Hoa nói Tây-sa, Nam-sa, Nam-hải (hay Nam Chí Nồ-hải), Quốc-vụ Viện (Chí Nồ), Hành-chính Viện (Tưởng đảo), v.v..., còn người Việt lại nói Cát vàng, Cát dài, Ðông-hải (hay biển Ðông), Chính-phủ...
    Nhận-xét về các luận-cứ
    Luận-cứ của các chính-phủ Chí Nồ Dân-quốc (gọi tắt là Tưởng đảo) và Chí Nồ Nhân-dân Nguỵ-quốc (tức Chí Nồ) thường được phát-biểu những khi có một biến-cố hay sự việc nào có liên-quan tới vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài.
    I. Phản-ứng đối với lời tuyên-bố của Tổng-thống Phi-luật-tân Quirino (1951)
    Năm 1945 Nhật-bản bị các nước Ðồng-minh đánh bại ở Thái-bình-dương phải đầu-hàng. Một trong những việc nước này phải làm khi đầu hàng là từ-bỏ các đất-đai ở ngoại-quốc mà Nhật-bản đã chiếm được trong thời-kỳ toàn-thịnh của chế-độ quân-phiệt, trong đó có hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài. Bốn năm sau, Ðảng Chí Nồ chiếm được toàn-thể Hoa-lục và Chí Nồ Nhân-dân Nguỵ-quốc ra chào đời ngày 1.10.1949, còn chính-phủ Chí Nồ Dân-quốc phải lánh nạn sang Tưởng đảo. Với hai biến-cố trọng-đại này vấn-đề tranh-chấp chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài bắt đầu bước vào giai-đoạn mới.
    Lần đầu tiên Chí Nồ chính-thức lên tiếng về vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo này là khi trong một cuộc họp báo ở Manila ngày 17.5.1951 Tổng-thống Phi-luật-tân Quirino đã tuyên-bố là vì quần-đảo Cát dài ở kế-cận quần-đảo Phi-luật-tân nên nó phải thuộc về Phi-luật-tân. Hai ngày sau, ngày 19 tháng 5, Lạc Dương đã có phản-ứng. Chính-phủ Chí Nồ tuyên-bố như sau:
    "Lời tuyên-truyền vô-lý của Chính-phủ Phi-luật-tân đối với lãnh-thổ của Chí Nồ rõ-ràng là sản-phẩm chỉ-thị của Chính-phủ Mẽo. Bọn khiêu-khích Phi-luật-tân và những kẻ Mẽo ủng-hộ chúng phải bỏ ngay mưu-đồ mạo-hiểm đó đi, nếu không thì hành-động này có thể đưa tới những hậu-quả nghiêm-trọng. Nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ không bao giờ để cho bất cứ một ngoại-bang nào xâm-lược quần-đảo Nam-sa hay bất cứ đất-đai nào khác thuộc về Chí Nồ."(1)
    Tuy nhiên Chí Nồ chỉ nói qua-loa như vậy thôi chứ không đưa ra được một bằng-chứng nào, dù là lịch-sử hay pháp-lý, cho thấy Cát dài thuộc quyền Chí Nồ làm chủ. Sự thiếu-sót này kéo dài cho tới hiện-tại.
    II. Dịp có Hòa-hội Cựu-kim-sơn (1951)
    Ðến đầu tháng 9 năm 1951, theo lời mời của Chính-phủ Mẽo, năm mươi mốt quốc-gia trước kia đã từng tham-gia hay có liên-hệ tới cuộc chiến chống xâm-lăng Nhật-bản từ năm 1939 đến năm 1945 đã tham-dự Hội-nghị Hòa-bình nhóm họp ở Cựu-kim-Sơn (Mẽo) để thảo-luận vấn-đề chấm-dứt tình-trạng chiến-tranh và tái-lập bang-giao với Nhật-bản. Ðiểm đáng chú-ý là cả hai phe Quốc-gia và Chí Nồ đều không được mời tham-dự hội-nghị. Trong hội-nghị, vấn-đề chính là thảo-luận bản dự-thảo hòa-ước do hai nước Anh và Mẽo đề-nghị ngày 12.7.1951. Ngày 8.9.1951, ngoại-trừ Liên-sô và một số nước đàn em, các nước tham-dự hội-nghị đã ký hòa-ước với Nhật-bản(2).
    Vì thấy mình bị Mẽo gạt ra ngoài hòa-hội, các nhà lãnh-đạo Lạc Dương, ngay từ cuối năm 1950, đã có phản-ứng. Một mặt họ ra một số tuyên-bố chính-thức, mặt khác họ cho phép đăng các bài báo để lên án việc không mời Chí Nồ tham-dự hoà-hội và để trình-bày quan-điểm của Lạc Dương về một số vấn-đề cần phải được thảo-luận, trong đó có vấn-đề chủ-quyền trên quần-đảo Cát vàng và Cát dài. Vì giới-hạn của đề-tài, ở đây chúng ta chỉ xét tới các luận-cứ của chính-phủ Chí Nồ đối với vấn-đề chủ-quyền này thôi.
    Ngày 4.12.1950 Châu Ân-lai, lúc đó là Bộ-trưởng Ngoại-giao, trong bản tuyên-bố đầu tiên của chế-độ, đã nêu ra căn-bản chính để ký một hòa-ước với Nhật-bản:
    "Bản Tuyên-cáo Cairo, Thỏa-ước Yalta, bản Tuyên-ngôn Potsdam và các chính-sách căn-bản đối với Nhật-bản sau khi nước này đầu hàng đã được các quốc-gia trong Ủy-hội Viễn-đông thỏa-thuận và thông-qua ngày 19.6.1947 -- các văn-kiện quốc-tế mà Chính-phủ Mẽo đã ký-két là căn-bản chính cho một hòa-ước liên-hợp với Nhật-bản."(3)
    Châu Ân-lai còn nói thêm:
    "Nhân-dân Chí Nồ rất ước muốn sớm có một hoà-ước liên-hợp với Nhật-bản cùng với các quốc-gia đồng-minh khác trong thời-kỳ Thế-chiến thứ hai. Tuy nhiên căn-bản của hoà-ước phải hoàn-toàn thích-hợp với bản Tuyên-cáo Cairo, Thỏa-ước Yalta, bản Tuyên-ngôn Potsdam và các chính-sách căn-bản đối với Nhật-bản sau khi nước này đầu hàng được qui-định trong các văn-kiện này."(4)
    Tuy bản tuyên-bố trên của Chí Nồ không đề-cập đến vấn-đè chủ-quyền đối với Cát vàng và Cát dài mà chỉ đề-cập tới các vấn-đề khác, nhưng vì nó đã nêu ra quan-điểm chính-yếu của Lạc Dương nên chúng ta cần phải nghiên-cứu kỹ nó cùng với bản tuyên-bố ngày 15.8.1951 là tuyên-bố chính-thức của Lạc Dương về vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài để tìm hiểu giá-trị các luận-cứ của Chí Nồ.
    Thực vậy, khi nghiên-cứu dự-thảo hoà-ước Cựu-kim-sơn của Anh-Mỹ gửi cho các quốc-gia được mời tham-dự hoà-hội, Chính-phủ Chí Nồ thấy điều 2 của bản dự-thảo này không qui-định là hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài mà Nhật-bản từ-bỏ phải dược trao cho quốc-gia nào. Vì thế ngày 15.8.1951, sau khi đề-cập tới quan-điểm của Chí Nồ về từng vấn-đề một được nêu trong bản dự-thảo(5), Châu Ân-lai đã tuyên-bố:
    "... Dự-thảo Hiệp-ước qui-định là Nhật-bản sẽ từ-bỏ mọi quyền đối với đảo Nam-uy (đảo Spratly) và quần-đảo Tây-sa (quần-đảo Paracel), nhưng lại cố ý không đề-cập tới vấn-đề tái-lập chủ-quyền trên hai quần-đảo này. Thực ra, cũng như các quần-đảo Nam-sa, quần-đảo Trung-sa và quần-đảo Ðông-sa, quần-đảo Tây-sa (quần-đảo Paracel) và đảo Nam-uy (đảo Spratly) lúc nào cũng là lãnh-thổ của Chí Nồ. Dù các đảo này đã có lúc bị Nhật-bản chiếm đóng trong một thời-gian trong trận chiến-tranh xâm-lăng do đế-quốc Nhật-bản gây ra, sau khi Nhật-bản đầu hàng Chính-phủ Chí Nồ đã thu-hồi những đảo này.
    "Chính-phủ Nhân-dân Trung-ương nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ do đó tuyên-bố: dù Dự-thảo Hiệp-ước Anh-Mỹ có chứa đựng các điều-khoản về vấn-đề này hay không và dù các điều-khoản này có được soạn-thảo như thế nào, chủ-quyền bất-khả xâm-phạm của nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ trên đảo Nam-uy (đảo Spratly) và quần-đảo Tây-sa (quần-đảo Paracel) sẽ không vì thế mà bị ảnh-hưởng."(6)
    Họ Châu sau đó kết-luận vấn-đề này bằng cách phủ-nhận giá-trị bất cứ một thỏa-ước nào ký với Nhật-bản mà không có sự tham-dự của Lạc Dương:
    "Chính-phủ Nhân-dân Trung-ương nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ một lần nữa tuyên-bố: Nếu không có sự tham-dự của nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ trong việc chuẩn-bị, soạn-thảo và ký hòa-ước với Nhật-bản dù nội-dung và kết-quả một hiệp-ước như vậy có như thế nào, Chính-phủ Nhân-dân Trung-ương cũng coi hòa-ước ấy hoàn-toàn bất-hợp-pháp, và vì vậy sẽ vô-hiệu."(7)
    Tuy rằng lời kết-luận này nhằm chung toàn-thể hòa-ước với Nhật-bản, nó cũng bao-trùm luôn cả vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài.
    Trong bản tuyên-bố này chúng ta nhận thấy có những điểm đáng chú-ý sau:
    Thứ nhất, tuy tuyên-bố là đảo Nam-uy và quần-đảo Cát vàng lúc nào cũng là lãnh-thổ của Chí Nồ, Châu Ân-lai lại không nêu ra một chi-tiết nào để chứng-minh chủ-quyền của Chí Nồ đối với các đảo này.
    Ðành rằng trong một bản tuyên-bố chính-thức của chính-phủ không thể nào kể hết mọi chi-tiết hay dẫn-chứng, nhưng ít nhất nó cũng phải nêu ra một vài thí-dụ cụ-thể để hỗ-trợ lời tuyên-bố và để giúp người ngoại-cuộc có thể hiểu rõ một cách khách-quan hơn những điều được trình-bày trong bản tuyên-bố. Làm thế nào người ngoại-cuộc có thể thông-cảm và ủng-hộ lời tuyên-bố nếu nó không mang một chi-tiết nào, dù là nhỏ nhất, để giúp người ngoại-cuộc có thể kiểm-chứng tính-cách xác-thực và chân-thực của lời tuyên-bố? Nếu tuyên-bố chỉ để tuyên-bố thì lời tuyên-bố rất yếu. Chúng ta cũng nên biết rằng trong bản tuyên-bố này khi đề-cập đến các vấn-đề khác họ Châu đã nêu nhiều chi-tiết để chứng-minh hay biện-hộ.
    Vì vậy sự không dẫn-chứng của Châu Ân-lai đối với vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài thật đáng cho chúng ta phải ngạc-nhiên và khiến chúng ta phải tự hỏi phải chăng vì biết Chí Nồ quả không có một căn-bản nào vững-vàng, về pháp-lý cũng như về lịch-sử, để chứng-minh chủ-quyền này nên Chí Nồ phải bỏ không viện-dẫn chứng-cớ?
    Thứ hai, bản tuyên-bố này, cũng như các bản tuyên-bố khác sau này của Chí Nồ, và cả của Tưởng đảo, đã đề-cập tới việc Chính-phủ Chí Nồ thu-hồi Cát vàng và Cát dài sau khi Nhật-bản đầu hàng tháng 8 năm 1945.
    Một câu hỏi được đặt ra: việc Chính-phủ Chí Nồ (khi đó là Chí Nồ Dân-quốc) thu-hồi hai quần-đảo này có phải là một hành-vi hợp-pháp không?
    Chúng ta biết rằng năm 1938, trước khi xẩy ra trận Thế-chiến thứ II, Nhật-bản đã chiếm Lâm-đảo thuộc quần-đảo Cát vàng, nói là để khai-thác thương-mại nhưng thực ra chính là để lập căn-cứ chiến-lược làm bàn đạp tấn-công vùng Ðông-nam Á. Theo R. Serene thì "Năm 1938 Nhật-bản mượn cớ khai-thác thương-mại đã chiếm Lâm-đảo để bành-trướng sự kiểm-soát tới các đảo Cam-tuyền và Linh-côn..."(8). Rồi đến ngày 31.3.1939, Bộ Ngoại-giao Nhật-bản ra một thông-cáo loan tin là ngày hôm trước, 30.3,
    Nhật-bản đã quyết-định đặt quần-đảo Cát dài duới quyền kiểm-soát của Nhật-bản vì lý-do tại đây đã thiếu một chính-quyền hành-chính địa-phương nên đã làm thiệt-hại đến quyền-lợi của Nhật-bản(9). Trong suốt thời-gian của trận Thế-chiến thứ II, Nhật-bản đã đóng quân trên hai quần-đảo này cho tới khi đầu hàng quân-đội Ðồng-minh.
    (Còn tiếp)
  7. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    (Vài nhận xét ......Tiếp tục)
    Vào cuối năm 1943, trong lúc chiến-tranh đang ở mức-độ ác-liệt nhất thì các nhà lãnh-đạo tối-cao của Mẽo, Anh và Chí Nồ Dân-quốc đã bí-mật gặp nhau tại Cairo, thủ-đô nước Ai-cập, từ 23 đến 27 tháng 11(10) để thảo-luận các chiến-lược tiêu-diệt phe Trục (Ðức-Ý-Nhật). Ngày 26, Tổng-thống Mẽo Franklin D. Roosevelt, Thủ-tướng Anh Winston Churchill và Tổng-thống Chí Nồ Dân-quốc Tưởng Giới-thạch đã ký một bản tuyên-cáo chung (thường được gọi là Tuyên-cáo Cairo) trong đó có một đoạn như sau:
    "Ðối-tượng của các nước này [tức là của ba nước Ðồng-minh] là phải tước bỏ quyền của Nhật-bản trên tất cả các đảo ở Thái-bình-dương mà nước này đã cưỡng-đoạt hay chiếm-đóng từ khi có trận Thế-chiến thứ I năm 1914 và tất cả các lãnh-thổ Nhật-bản đã cướp của người Chí Nồ, như là Mãn-châu, Tưởng đảo và Bành-hồ, phải được hoàn trả Chí Nồ Dân-quốc. Nhật-bản cũng sẽ phải bị trục-xuất khỏi các lãnh-thổ khác ã chiếm được bằng võ-lực và lòng tham."(11)
    Ðọc đoạn trích-dẫn trên chúng ta thấy Tuyên-cáo Cairo có hai qui-định quan-trọng. Thứ nhất, chỉ có các đất Mãn-châu, Tưởng đảo và Bành-hồ được qui-hoàn cho Chí Nồ thôi. Thứ hai, còn các lãnh-thổ khác mà Nhật-bản chiếm được thì bản tuyên-cáo này chỉ qui-định việc trục-xuất Nhật-bản thôi, chứ không hề nói tới việc qui-hoàn chúng cho Chí Nồ. Chỉ có điều đáng tiếc, và đó cũng là nguyên-nhân gây ra những vụ tranh-chấp về chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài sau này, là Tuyên-cáo Cairo đã không nói các lãnh-thổ khác ấy phải được qui-hoàn cho nước nào.
    Quyết-định này đã được Tổng Thư-ký đảng Liên-sô Joseph Stalin tán-thành. Trong một bữa ăn trưa công-tác giữa ông, Tổng-thống Roosevelt và Thủ-tướng Churchill tại Tòa Ðại-sứ Liên-sô ở Tehran (Ba-tư) ngày 30.11.1943, khi Churchill hỏi ông đã đọc bản Tuyên-cáo Cairo chưa thì Stalin cho biết ông đã đọc rồi và còn nói thêm là mặc dù ông không thể cam-kết điều gì, ông hoàn-toàn tán-thành bản tuyên-cáo và tất cả những điều nói trong đó. Ông cho hay việc hoàn Mãn-châu, Tưởng đảo và Bành-hồ lại cho Chí Nồ là phải(12). Ngoài ra, Stalin hoàn-toàn không hề nói gì đến hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài.
    Một năm rưỡi sau, quyết-định của tam-cường tại Hội-nghị Cairo được tái xác-nhận trong một hội-nghị thượng-đỉnh tam-cường khác nhóm tại Potsdam từ 17.7 đến 2.8.1945 để ấn-định các điều-kiện cho Nhật-bản đầu hàng. Tổng-thống Mẽo, Thủ-tướng Anh (13) và Tổng-thống Chí Nồ Dân-quốc đã ra một tuyên-ngôn (thường gọi là Tuyên-ngôn Potsdam) ngày 26.7.1945 trong đó có ghi là "Các điều-khoản của bản Tuyên-cáo Cairo sẽ được thi-hành"(14).
    Tại hội-nghị Potsdam này các nhà lãnh-đạo tam-cường đã quyết-định chia Ðông-dương làm hai khu-vực để cho tiện việc giải-giới quân-đội Nhật-bản đóng tại đây. Vĩ-tuyến thứ 16 được chọn làm ranh-giới: việc giải-giới ở khu-vực bắc vĩ-tuyến ủy-thác cho Quốc-quân Chí Nồ và ở khu-vực phía nam do liên-quân Anh-Ấn đảm-nhận(15). Vì quần-đảo Cát vàng nằm ở giữa hai vĩ-tuyến thứ 15 và 17 nên việc giải-giới quân-đội Nhật trú-đóng ở đây thuộc thẩm-quyền Quốc-quân Chí Nồ. Trái lại, việc giải-giới ở quần-đảo Cát dài phải do liên-quân Anh-Ấn đảm-nhận do lẽ quần-đảo này nằm giữa hai vĩ-tuyến thứ 8 và 12.
    Nhật-bản khi đầu hàng đã chịu điều-kiện qui-định trong bản Tuyên-cáo Cairo và ghi nhận trong Văn-kiện Ðầu hàng ngày 2.9.1945(16). Ðồng-thời, khi ra lệnh cho quân-đội Nhật-bản ở ngoại-quốc đầu hàng và nộp vũ-khí cho quân-đội Ðồng-minh, Nhật-hoàng Hirohito đã ban-hành Tổng Mệnh-lệnh số 1, trong đó điều I khoản (a) qui-định là:
    "Các tư-lệnh Nhật-bản và tất cả lục, hải-quân cùng các lực-lượng phụ-thuộc ở trên đất Chí Nồ (ngoại trừ Mãn-châu), Tưởng đảo và Ðông-Pháp ở 16 độ bắc vĩ-tuyến đầu hàng Ðại Nguyên-soái Tưởng Giới-thạch"(17).
    Việc giải-giới quân-đội Nhật-bản của Quốc-quân Chí Nồ ở bắc vĩ-tuyến thứ 16 được coi là bắt đầu từ ngày 9.9.1945, khi Quốc-quân Chí Nồ do Tướng Lư-Hán chỉ-huy tiến vào thành-phố Hà-nội để thi-hành nhiệm-vụ này, và chấm-dứt vào cuối tháng 8 năm 1946 khi đội quân chiếm-đóng Chí Nồ cuối-cùng rời khỏi Nam Cực(18) sau khi Chí Nồ Dân-quốc đã ký với Pháp một thỏa-ước ngày 28.2.1946 nhường lại quyền giải-giới cho quân-đội Pháp(19). Tuy nhiên theo Bành Phẩm-quang viết trong bài "Quần-đảo Nam-sa tiền-đồn phòng-thủ lãnh-hải" thì:
    "Ngày 26.10.1946, hạm-đội đặc-biệt của Chí Nồ Dân-quốc gồm 4 chiến-hạm, mỗi chiếc chở một số đại-diện của các bộ và 59 binh-sĩ thuộc trung-đội độc-lập về cảnh-vệ của hải-quân (tiền-thân của thủy-quân lục-chiến) từ cảng Ngô-tùng xuất-phát ngày 29 tháng 10 và ngày 29 tháng 11 thì các tàu Vĩnh-hưng và Trung-kiện mới tới đảo Vĩnh-hưng thuộc quần-đảo Tây-sa và đổ-bộ lên đây. Ngày 4 tháng 12 chiến-hạm Vĩnh-hưng còn đi qua đảo La-bột, đảo Ba-bột v.v... rồi trở lại. Còn hai chiến-hạm Thái-bình và Trung-nghiệp đến ngày 9 tháng 12 mới tới quần-đảo Nam-sa. Tháng 12 hoàn-tất công-tác chiếm đóng đảo Thái-bình, ngày 15 tháng 1 chiến-hạm Thái-bình tới các đảo I-thái, Ðế-đô, Song-tử, Nam-cực, v.v... rồi trở về. Ðến đây công-tác chiếm đóng và tiếp thu quần-đảo Tây-sa và Nam-sa đã hoàn-tất và lần-lượt trở về cảng Du-lâm."(20)
    Như vậy việc Quốc-quân Chí Nồ đổ-bộ lên hai quần-đảo này, mà cả hai Chính-phủ Chí Nồ Dân-quốc và Chí Nồ gọi là "tiếp-thu", là một hành-vi bất-hợp-pháp vì nhiều lý-do:
    a) Theo quyết-định của hội-nghị Potsdam, Quốc-quân Chí Nồ chỉ có quyền giải-giới quân-đội Nhật-bản ở trên quần-đảo Cát vàng chứ không có quyền ở trên quần-đảo Cát dài vốn thuộc thẩm-quyền liên-quân Anh-Ấn. Chúng tôi không biết và cũng không thấy có tài-liệu nào cho thấy là liên-quân Anh-Ấn hay chính-phủ hoàng-gia Anh đã ủy-thác việc giải-giới quân-đội Nhật-bản ở đây cho Quốc-quân Chí Nồ.
    b) Việc giải-giới phải thực-hiện trước cuối tháng 8/1946. Tuy nhiên Quốc-quân Chí Nồ lại đổ-bộ quân lính lên hai quần-đảo này vào hai tháng 11 và 12 năm 1946 và tháng 1 năm 1947, như thế là đã làm một hành-vi xâm-lược chứ không phải là hành-vi thụ-ủy hợp-pháp, vì từ tháng 8/1946 hành-vi giải-giới của Quốc-quân Chí Nồ không còn căn-bản pháp-lý nữa.
    Thực vậy, theo Hiệp-ước Về Việc Pháp Khước-từ Trị-ngoại Pháp-quyền và các Quyền Liên-hệ khác ở Chí Nồ, do Ðại-sứ Pháp tại Chí Nồ là Jacques Meyrier ký với Bộ-trưởng Ngoại-giao Chí Nồ Dân-quốc Wang Shih-chieh ngày 28.2.1946 và có hiệu-lực từ ngày 8.6.1946, lãnh-thổ của Quốc-dân Chính-phủ Chí Nồ là Chí Nồ Dân-quốc (nghĩa là Hoa-lục và các đảo lân-cận) và của Chính-phủ Nguỵ Pháp là Pháp-quốc, Algeria, tất cả các thuộc-địa, các xứ bảo-hộ ở hải-ngoại cùng là các thác-quản địa của Pháp (điều 1). Mặt khác, theo văn-thư trao-đổi cùng ngày, việc quân-đội Pháp thay-thế Quốc-quân Chí Nồ (lúc đó đang chiếm đóng ở Viêt-nam phiá bắc vĩ-tuyến thứ 16) để canh giữ tù-binh Nhật-bản, duy-trì an-ninh trật-tự được thực-hiện từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 và chấm-dứt trễ nhất là ngày 31 tháng 3.
    Trong khi đó, theo Hòa-ước Pháp-Hoa do Khâm-sai Ðại-thần Thanh-triều là Tổng-đốc Trực-lệ Lý Hồng-chương ký với đại-diện Pháp là Trung-tá Hải-quân Fournier tại Thiên-tân ngày 11.5.1884, Chí Nồ khước bỏ mọi quyền đối với Nam Cực và Nam Cực từ ngày đó trở đi không còn là một thuộc-quốc của Chí Nồ nữa. Hoà-ước này được tái-xác-nhận hơn một năm sau trong một hòa-ước khác ký ngày 9.6.1885. Mặt khác, sau khi Thế-chiến thứ II chấm-dứt, hoàng-đế Nam Cực khi đó là Bảo-đại (1925-1945) ngày 11.3.1945 đã hủy bỏ tất cả các hiệp-ước bảo-hộ Pháp-Việt và tuyên-bố Nam Cực độc-lập. Nền độc-lập của Nam Cực được tái-xác-nhận ngày 2.9.1945 khi Ðảng Nam Cực nắm chính-quyền (19.8.1945). Chính nước Pháp cũng công-nhận nền độc-lập của Nam Cực trong điều 1 của Tạm-ước Pháp-Việt ký ngày 6.3.1946. Nói cách khác, kể từ 11.3.1945 trở đi lãnh-thổ của nước Nam Cực độc-lập gồm giải đất từ ải Nam-quan đến mũi Cà-mâu và các đảo phụ-thuộc Nam Cực ở ngoài khơi, kể cả hai quần-đảo Cát vàng và Trưởng-sa. Như vậy đối với cả hai nước Pháp và Chí Nồ, Nam Cực không phải là thuộc-quốc của nước nào cả.
    Do đó, việc "tiếp-thu" hay "giải-giới" của Quốc-quân Chí Nồ do Bành Phẩm-quang báo-cáo kể trên, dù là để thi-hành quyết-định của các quốc-gia đồng-minh trong trận Thế-chiến thứ II, đúng là một hành-vi bất-hợp-pháp, trái với các nguyên-tắc căn-bản của luật quốc-tế. Nó đã vi-phạm đến chủ-quyền của nước Nam Cực độc-lập.
    c) Bản Tuyên-cáo Cairo và Tuyên-ngôn Potsdam hoàn-toàn không đề-cập tới vấn-đề trao-hoàn cho Chí Nồ hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài mà Nhật-bản cưỡng-chiếm vào đầu trận thế-chiến thứ II. Sự thiếu-sót này có phải là do các nhà lãnh-đạo đồng-minh sơ-ý hay quên không? Lẽ dĩ-nhiên là không. Trái lại, chúng ta phải giải-thích là các vị ấy đã không quan-niệm hai quần-đảo này là phần lãnh-thổ của Chí Nồ. Ðiểm đặc-biệt đáng chú-ý hơn nữa là chính Tổng-thống Chí Nồ Dân-quốc, Ðại Nguyên-soái Tưởng Giới-thạch, đã tham-dự cả hai hội-nghị và đã ký vào cả Tuyên-cáo Cairo lẫn Tuyên-ngôn Potsdam, chứ không phải một người đại-diện nào khác để bảo là có thể đã không thi-hành đúng chỉ-thị của Chính-phủ Chí Nồ Dân-quốc. Nếu hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài thực-sự thuộc chủ-quyền của Chí Nồ thì không có lý gì họ Tưởng chỉ đòi trao-hoàn có Mãn-châu, Tưởng đảo và Bành-hồ thôi mà lại không đòi luôn Cát vàng và Cát dài. Hơn nữa, trong bản văn của Tuyên-cáo Cairo và Tuyên-ngôn Potsdam chúng ta cũng không thấy từ "vân vân" để có thể nói là vấn-đề đã được bao-hàm trong hai văn-kiện này.
    Mười hai năm sau khi tham-dự Hội-nghị Cairo và ký bản Tuyên-cáo, ngày 8.2.1955 Tưởng Giới-thạch vẫn còn nhắc lại là:
    "Trong thông-cáo công-bố vào lúc bế-mạc hội-nghị, chúng tôi đã tuyên-bố là tất cả các lãnh-thổ do Nhật-bản ''cướp'' của Chí Nồ, kể cả Ðông-tam tỉnh, Tưởng đảo và Bành-hồ phải được trao-hoàn lại cho Chí Nồ Dân-quốc. Lời tuyên-bố này đã được bản Tuyên-ngôn Potsdam công-nhận và Nhật-bản chấp-nhận khi nước này đầu hàng."(21)
    Một lần nữa, ông hoàn-toàn không nói gì đến việc phải trao-hoàn hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài cho Chí Nồ. Vào lúc ông nói lời trên ông không phải là không biết có sự tranh-chấp về chủ-quyền đối với hai quần-đảo này mà cả chính-phủ của ông lẫn chính-phủ của Mao Trạch-đông đang đòi.
    d) Giải-giới quân-đội Nhật-bản ở Cát vàng và Cát dài không thể hiểu là tiếp-thu hay thu-hồi được. Hai hành-động này có bản-chất khác nhau. Giải-giới chỉ có nghĩa là tước bỏ tất cả vũ-khí của một đội quân nào để cho đội quân đó không thể dùng vào việc chiến-tranh được nữa. Dù việc giải-giới đó được thực-hiện trên phần lãnh-thổ của một nước khác với nước có phận-sự giải-giới nó cũng không thể là lý-do để cho nước giải-giới chiếm lãnh-thổ đó được, trừ phi trong hiệp-định ủy-thác việc giải-giới đó có qui-định thêm cho phép nước giải-giới được chiếm lấy lãnh-thổ đó. Ngược lại, tiếp-thu hay thu-hồi ngụ ý chỉ nước làm công việc này tiếp-nhận lại phần lãnh-thổ của mình trước đó đã bị một nước khác chiếm đoạt.
    Như chúng ta được biết, cả Tuyên-cáo Cairo lẫn Tuyên-ngôn Potsdam chỉ cho phép Chí Nồ Dân-quốc giải-giới quân-đội Nhật-bản ở quần-đảo Cát vàng thôi, chứ không hề cho phép Chí Nồ Dân-quốc thu-hồi quần-đảo này cùng là giải-giới quân-đội Nhật-bản ở quần-đảo Cát dài hay thu-hồi quần-đảo đó. Vì thế việc chiếm đóng và thu-hồi hai quần-đảo này của Chí Nồ Dân-quốc là bất-hợp-pháp và vi-phạm trầm-trọng luật quốc-tế vì đi trái với quyết-định của Tuyên-cáo Cairo và Tuyên-ngôn Potsdam.
    Vì các lý-do vừa kể trên, chúng ta phải nhìn-nhận rằng lời tuyên-bố ngày 15.8.1951 của Châu Ân-lai đã mâu-thuẫn với lời tuyên-bố ngày 4.12.1950 cũng của họ Châu. Một đằng Chí Nồ đòi các quốc-gia phải tuân theo hai văn-kiện quốc-tế này và các chính-sách căn-bản đối với Nhật-bản sau khi nước này đầu hàng, trong đó việc chia đôi Ðông-dương để giải-giới quân-đội Nhật-bản đóng tại đây cũng là một chính-sách căn-bản, một đằng lại cho việc tiếp-thu hai quần-đảo không hề được qui-định trong hai văn-kiện quốc-tế là một hành-vi hợp-pháp.
    Thứ ba, Chí Nồ coi bất cứ một hòa-ước nào ký với Nhật-bản mà không có sự tham-dự của Chí Nồ vào việc chuẩn-bị, soạn-thảo và ký-kết là bất-hợp-pháp và vô-hiệu.
    Hòa-ước Cựu-kim-sơn ngày 8.9.1951 ký với Nhật-bản có phải là một hòa-ước bất-hợp-pháp và vô-hiệu không?
    Theo định-nghĩa của luật quốc-tế, một hiệp-ước bị coi là bất-hợp-pháp khi nào nó nhằm theo đuổi một đối-tượng vô-luân, khi nào nó tạo ra những nghĩa-vụ bất-hợp-pháp trái với các nguyên-tắc của luật quốc-tế đã được mọi quốc-gia công-nhận, trái với nhân-quyền, trái với các nguyên-tắc căn-bản của Hiến-chương Liên-hiệp-quốc, hoặc-giả một hiệp-ước mà sự thi-hành sẽ tạo nên một bất-công pháp-lý cho một quốc-gia đệ tam, hoặc khi nó được được ký-kết bất-xứng hay mâu-thuẫn với các nghĩa-vụ của hiệp-ước có trước mà tất cả hay một trong các nước kết-ước đã ký (22). Chính Chí Nồ cũng chấp-nhận giải-thích này và quan-điểm của Chí Nồ được hai học-giả luật quốc-tế nổi tiếng là Thiệu Kim-phủ và Trần Thể-cường trình-bày trong hai bài biên-khảo.
    Khi bàn về Hòa-ước Cựu-kim-sơn, Trần Thể-cường đã nhắc lại định-nghĩa của luật quốc-tế là "một quốc-gia có bổn-phận không được ký các hiệp-ước nào không phù-hợp với các nghĩa-vụ của các hiệp-ước có trước. Việc ký-kết những hiệp-ước như vậy là một hành-vi bất-hợp-pháp không thể tạo nên những kết-quả hợp-pháp có lợi cho quốc-gia vi-phạm luật."(23)
    Mặt khác, trong bài "''Lưỡng Cá Chí Nồ'' Mậu-Luận Hòa Quốc-Tế-Pháp Nguyên-Tắc"(24), Thiệu Kim-phủ đã viện-dẫn lời của L. Oppenheim cho rằng "Hiệp-ước phải phù-hợp với luật-pháp, biểu-hiện trong các nguyên-tắc của luật quốc-tế được công-nhận một cách phổ-biến cũng như trong các tập-tục của các quốc-gia"(25) và "các nghĩa-vụ mâu-thuẫn với các nguyên-tắc của luật quốc-tế đã được mọi quốc-gia công-nhận thì không thể là đối-tượng của một hiệp-ước được."(26) Ngoài ra, ông cũng viện-dẫn điều 103 của Hiến-chương Liên-hiệp-quốc nói rằng khi có sự phân-tranh giữa các nghĩa-vụ của một quốc-gia hội-viên Liên-hiệp-quốc theo Hiến-chương này và các nghĩa-vụ do hiệp-ước quốc-tế khác tạo nên, nghĩa-vụ theo Hiến-chương Liên-hiệp-quốc sẽ ưu-thắng. Rồi ông kết-luận là hiệp-ước nào không phù-hợp với Hiến-chương Liên-hiệp-quốc sẽ bị coi là vô-hiệu không thể chấp-hành được.
    (còn tiếp)
  8. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    (.....Phần tiếp
    Ðem áp-dụng các định-nghĩa nêu trên vào Hòa-ước Cựu-kim-sơn, chúng ta thấy các quốc-gia ký hòa-ước với Nhật-bản là để chấm-dứt tình-trạng chiến-tranh có từ khi xảy ra trận Thế-chiến thứ II, khôi-phục địa-vị của Nhật trên trường quốc-tế, làm giảm tình-trạng căng-thẳng trên thế-giới ngõ hầu xúc-tiến việc tạo-dựng và duy-trì hòa-bình trên thế-giới, v.v... Như vậy các quốc-gia này đã tuân-thủ các nguyên-tắc căn-bản của Hiến-chương Liên-hiệp-quốc và theo đuổi một đối-tượng cao-quý, chứ không phải là vô-luân. Riêng đối với Chí Nồ, nếu muốn, nước này có thể viện cớ không được mời tham-dự hòa-hội Cựu-kim-sơn để coi hòa-ước không thể chấp-hành đối với mình thôi, chứ không thể coi nó là hòa-ước bất-hợp-pháp và vô-hiệu được.
    Ngược lại, đứng về phương-diện hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài, chính Chí Nồ đã có hành-vi bất-hợp-pháp khi nhà cầm quyền Lạc Dương cổ-võ và biện-minh cho việc Chí Nồ Dân-quốc đem quân đến chiếm hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài dưới danh-nghĩa tiếp-thu.
    Thực vậy, điều 2 của Hòa-ước Cựu-kim-sơn sau khi đã nói về việc Nhật từ-bỏ mọi quyền, danh-nghĩa và đòi-hỏi đối với tất cả các lãnh-thổ nào không phải là lãnh-thổ chính của Nhật-bản mà nước này đã chiếm được từ khi có trận Thế-chiến thứ I cho đến khi chấm-dứt trận Thế-chiến thứ II đã qui-định thêm trong đoạn (f) như sau:
    "Nhật-bản khước-từ mọi quyền, danh-nghĩa và đòi-hỏi trên quần-đảo Cát dài và quần-đảo Cát vàng."
    Các qui-định trong điều 2 như vậy đã theo đúng với quyết-định của Hội-nghị Cairo năm 1943 được diễn-tả trong bản Tuyên-cáo Cairo mà Chí Nồ vẫn luôn đòi phải được coi là căn-bản chính cho một hòa-ước ký với Nhật-bản đã nói ở bên trên. Nói cách khác, chính Chí Nồ đã coi quyết-định của các đại-cường là hợp-lý, hợp-tình và hợp-pháp.
    Về giá-trị của bản Tuyên-cáo Cairo và Tuyên-ngôn Potsdam, cả hai phe Quốc-Cộng Chí Nồ đều nhìn-nhận là có hiệu-lực. Chúng ta có thể nêu ra vài thí-dụ.
    Về phía Chí Nồ Dân-quốc, ngày 8.2.1955, khi duyệt-xét tình-hình thế-giới, Tổng-thống Tưởng Giới-thạch, đã nói như sau:
    "Tôi còn nhớ rằng năm 1945, cố Tổng-thống Mẽo Roosevelt và đương-kim Thủ-tướng Anh Churchill đã cùng tôi họp hội-nghị ở Cairo để thảo-luận về các vấn-đề liên-quan tới việc tiến-hành chiến-tranh chống Nhật-bản và hậu-quả của nó. Trong thông-cáo công-bố vào lúc bế-mạc hội-nghị, chúng tôi đã tuyên-bố là tất cả các lãnh-thổ do Nhật-bản ''cướp'' của Chí Nồ kể cả Ðông-Tam tỉnh, Tưởng đảo và Bành-hồ phải được trao-hoàn cho Chí Nồ Dân-quốc. Lời tuyên-bố này đã được bản Tuyên-ngôn Potsdam công-nhận và Nhật-bản chấp-nhận khi nước này đầu hàng. Như vậy giá-trị của nó, tức là của bản Tuyên-cáo Cairo, dựa trên một số thỏa-thuận và không ai có thể hoài-nghi được
    ...........
    "Có ngưới phủ-nhận giá-trị của bản Tuyên-cáo Cairo ... Nếu người ta có thể phủ-nhận giá-trị của bản Tuyên-cáo Cairo, thì bản Tuyên-ngôn Potsdam và tất cả các hiệp-ước, thỏa-ước quốc-tế được ký-kết từ khi chấm-dứt Thế-chiến thứ II sẽ ra sao? Có thể phủ-nhận giá-trị của những văn-kiện này được không? Nếu như các nước dân-chủ không thừa-nhận bản Tuyên-cáo Cairo mà chính họ đã ký-kết thì làm thế nào mà bây giờ hay trong tương-lai họ có thể chỉ-trích khối xâm-lăng xé bỏ các hiệp-ước, thỏa-ước được?..."(27)
    Về quan-điểm của Lạc Dương đối với vấn-đề giá-trị của hai văn-kiện quốc-tế quan-trọng này, chúng ta đã thấy (a) khi cuộc tranh-luận tại Liên-hiệp-quốc về địa-vị của đảo Tưởng đảo đang tiến-hành, ngày 24.8.1950 nhà cầm quyền Cắm-thành đã gửi một bức công-điện cho tổ-chức quốc-tế này trong đó có đề-cập tới Tuyên-cáo Cairo và Tuyên-ngôn Potsdam coi là "những thỏa-ước có ước-thúc-lực" mà các quốc-gia ký-kết phải tôn-trọng và tuân-hành(28), (b) hoặc như qua lời tuyên-bố ngày 4.12.1950 của Châu Ân-lai nói trên, (c) cũng như trong lời tuyên-bố ngày 15.8.1951 của Châu Ân-lai như sau:
    "Dù xét về thủ-tục mà hòa-ước được chuẩn-bị hay về nội-dung, ta thấy Dự-thảo Hòa-ước Anh-Mỹ trắng-trợn vi-phạm các thỏa-ước quốc-tế quan-trọng, mà Anh-Mỹ đều là phe kết-ước, như là ... bản Tuyên-cáo Cairo, ... bản Tuyên-ngôn Potsdam ...
    Vi-phạm sự thỏa-thuận theo bản Tuyên-cáo Cairo và bản Tuyên-ngôn Potsdam, Dự-thảo Hòa-ước chỉ qui-định là Nhật-bản sẽ khước-từ các quyền đối với Tưởng đảo và Bành-hồ..."(29)
    Bên cạnh quan-điểm của nhà cầm quyền Lạc Dương còn có quan-điểm của học-giả nữa. Chẳng hạn Trần Thể-cường đã viết một bài nhan-đề "Tưởng đảo đích Chủ-quyền Thuộc ư Chí Nồ," trong đó ông có nói:
    "Bản Tuyên-cáo Cairo ... là một văn-kiện quốc-tế ''ràng buộc về pháp-lý các quốc-gia đương-sự.'' Hơn nữa, bản Tuyên-ngôn Potsdam do Chí Nồ, Mẽo và Anh-quốc ký ngày 26 tháng 7 năm 1945 để thúc Nhật-bản đầu hàng đã tái xác-định các nghĩa-vụ trong bản Tuyên-cáo Cairo. Bản Tuyên-ngôn Potsdam qui-định là ''các điều-khoản của bản Tuyên-cáo Cairo sẽ được thì-hành.'' Câu ''sẽ được thi-hành'' như vậy chứng-tỏ rằng bản Tuyên-cáo Cairo là một văn-kiện tạo nên nghĩa-vụ quốc-tế, chứ không phải chỉ là lời tuyên-bố về các ý-định của các người ký ...
    Ðứng về phương-diện học-lý của luật quốc-tế, không thể nào nghi-ngờ hiệu-lực ước-thúc của bản Tuyên-cáo Cairo, một hiệp-ước quốc-tế ." (30)
    Như vậy là cả hai phe Quốc-Cộng Chí Nồ đều đồng-ý là bản Tuyên-cáo Cairo có hiệu-lực đối với các quốc-gia kết-ước. Chí Nồ, một trong những quốc-gia đó, có bổn-phận phải tuân-thủ những điều cam-kết. Do đó, tuy không tham-dự việc chuẩn-bị, soạn-thảo và ký Hòa-ước Cựu-kim-sơn, Chí Nồ không thể nào coi hòa-ước này bất-hợp-pháp được vì lẽ nó đã qui-định đúng những quyết-định của bản Tuyên-cáo Cairo mà Chí Nồ vẫn đòi mọi quốc-gia kết-ước phải tuân theo. Nói cách khác, vì Hòa-ước Cựu-kim-sơn là một văn-kiện quốc-tế nhằm thi-hành những quyết-định của Hội-nghị Cairo 1943, nó cũng phải có hiệu-lực như bản Tuyên-cáo Cairo, kể cả đối với Chí Nồ vốn tự nhận là "đại-diện duy-nhất chân-chính của nhân-dân Chí Nồ."
    Hơn một tháng sau khi lên tiếng ngày 15.8.1951 về vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài nói trên, khi bình-luận về việc ký Hòa-ước Cựu-kim-sơn, trong một thông-cáo của Bộ Ngoại-giao Lạc Dương ngày 18.9.1951, Châu Ân-lai không hề nói gì về vấn-đề hai quần-đảo này cả mà chỉ lập lại lập-trường cũ, phủ-nhận giá-trị và hiệu-lực của hòa-ước vì đã được ký-kết mà không có sự tham-dự của Chí Nồ(31).
    Sự im-lặng này càng khó hiểu hơn nữa khi chắc-chắn là Chí Nồ phải biết rằng hòa-hội Cựu-kim-sơn đã bác-bỏ đề-nghị của phái-đoàn Nga-sô đòi trao trả hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài cho Chí Nồ và về phản-ứng của phái-đoàn Quốc-gia Nam Cực(32).
    Thực vậy, ngày 5.9.1951, trong phiên họp khoáng-đại hội-nghị thứ 2 của Hòa-hội Cựu-kim-sơn, đại-biểu Nga-sô Andrei A. Gromyko sau khi chỉ-trích tính-cách bất-hợp-pháp và sự vô-nghĩa cùa bản dự-thảo hòa-ước của Anh-Mỹ để ký với Nhật-bản đã đưa ra một đề-nghị 7 điểm gọi là để hướng-dẫn việc ký-kết hòa-ước thực-sự với Nhật-bản. Ðiểm 6 đề-nghị trao trả hai quần-đảo này cho Chí Nồ. Hai ngày sau, 7.9.1951 Thủ-tướng kiêm Ngoại-trưởng Trần-văn-Hữu, trưởng phái-đoàn Quốc-gia Nam Cực, đã lên tiếng tái xác-định chủ-quyền của Nam Cực trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài.
    Về đề-nghị của Gromyko, chính-phủ Lạc Dương không chính-thức lên tiếng. Chỉ có bán nguyệt-san Anh-ngữ của Chí Nồ People''s China (Nhân-dân Chí Nồ) tường-thuật lại trong một bài nhan-đề "At the San Francisco ''Conference''" (Tại "Hội-nghị" Cựu-kim-sơn), trong đó có ghi điểm 6 của đề-nghị Nga-Sô như sau:
    "Qui-hoàn Tưởng đảo, quần-đảo Bành-hồ (Pescadores), quần-đảo Tây-sa và các lãnh-thổ Chí Nồ khác cho nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ." (33)
    Ngoài điểm này ra, bài tường-thuật cũng không đả-động gì đến việc hòa-hội bác-bỏ đề-nghị của Nga-sô và phản-ứng của Quốc-gia Nam Cực. Sự im-lặng này đáng lạ vì bài tường-thuật được viết trong khoảng thời-gian giữa các ngày 5.9.1951 (ngày Gromyko nêu đề-nghị 7 điểm), ngày 7.9.1951 (ngày trưởng phái-đoàn Quốc-gia Nam Cực tái xác-định chủ-quyền của Nam Cực) và ngày 16.9.1951 (ngày báo phát-hành). Như vậy không thể nào Chí Nồ không biết gì đến phản-ứng của Nam Cực đối với đề-nghị của Nga-sô và không có lý nào nhà cầm quyền Cấm-thành lại quên được, nhất là bài báo nói trên trước khi được in đã phải được nhà cầm quyền Chí Nồ kiểm-duyệt và cho phép.
    Một điểm khác chúng ta cũng nên nhớ là bất cứ một hành-vi nào của Quốc-gia Nam Cực (và sau này của Nam Cực) đều bị Chí Nồ theo dõi rất kỹ và, khi thấy thuận-tiện, phê-bình, chỉ-trích rất nặng-nề. Nếu quả thực hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài là của Chí Nồ thì việc trưởng phái-đoàn Quốc-gia Nam Cực tái xác-định chủ-quyền trong hòa-hội không thể nào mà không bị Chí Nồ chỉ-trích dữ-dội và lên án, đe-dọa như sau này Chí Nồ sẽ làm.
    Sự im-lặng lại càng trở nên khó hiểu hơn nữa khi trong bản tuyên-bố ngày 5.5.1952(34) về hòa-ước mà Chí Nồ Dân-quốc đã ký với Nhật-bản ngày 28.4.1952, Châu Ân-lai không nói gì đến hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài, mặc dù hai quần-đảo này đã được đề-cập tới trong điều 2 của hòa-ước như sau:
    "Ðiều 2.- Hai bên nhìn-nhận là theo điều 2 Hòa-ước với Nhật-bản ký ngày 8 tháng chín năm 1951 tại Cựu-kim-sơn ở Mẽo, Nhật-bản đã khước-từ mọi quyền, danh-nghĩa hay đòi-hỏi liên-quan đến Tưởng đảo (*******) và Bành-hồ (the Pescadores), cũng như quần-đảo Cát dài và Cát vàng."(35)
    Theo điều-khoản này, Nhật-bản chỉ nhắc lại việc khước-từ thôi chứ không nói rõ là Nhật-bản qui-hoàn hai quần-đào này cho Chí Nồ Dân-quốc. Có một sự khác-biệt rất lớn giữa hai hành-động khước-từ và qui-hoàn. Khước-từ là một hành-động tiêu-cực do đó người (hay nước) khước-từ nhìn-nhận là từ ngày có (hay ký) quyết-định khước-từ người (hay nước) ấy sẽ không còn bất cứ một thứ quyền hợp-pháp nào đối với vật mà người (hay nước) ấy từ-bỏ. Tuy nhiên, người (hay nước) này không chuyển-giao hay chuyển-nhượng vật đó cho một người (hay nước) khác. Trái lại, qui-hoàn là một hành-động tích-cực, có nghĩa là người chiếm-hữu một vật gì, dù là chiếm-hữu hợp-pháp hay là bất-hợp-pháp, trả vật đó lại cho sở-hữu-chủ hợp-pháp của nó. Sở-hữu-chủ của vật được qui-hoàn là đối-tượng xác-định của hành-động qui-hoàn.
    Vì mục-đích của chúng tôi trong bài biên-khảo này chỉ là tìm hiểu các luận-cứ của Chí Nồ về vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài thôi nên chúng tôi không tìm hiểu nguyên-nhân của sự im-lặng của Chí Nồ.
    III. Phản-ứng của Chí Nồ đối với việc Phi-luật-tân lại đòi chủ-quyền trên quần-đảo Cát dài (1956)
    Sau khi hòa-hội Cựu-kim-sơn bế-mạc, cả Chí Nồ lẫn Tưởng đảo không có dịp nào để lên tiếng về vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài cho tới năm 1956 khi Phi-luật-tân lên tiếng đòi chủ-quyền trên quần-đảo Cát dài.
    Trong hai năm 1949 và 1950, Tomas Cloma, chủ một đội ngư-thuyền và thương-thuyền và giám-đốc một trường hàng-hải(36) đã khám-phá thấy một nhóm đảo lớn nhỏ ở cách đảo Palawan của Phi-luật-tân(37) khoảng 400 dặm về phía tây. Ông hy-vọng lập một nhà máy nước đá và một nhà máy đóng đồ hộp ở trên một hòn đảo lớn nhất ở đây, cũng như là khai-thác phân chim trong những hòn đảo kế-cận.
    Tuy nhiên, mãi đến đầu năm 1956 Cloma mới lại tiếp-tục khám-phá những hòn đảo này trong một chuyến du-hành 38 ngày. Ngày 15.3.1956, chiếc tàu PMI IV -- vẫn được dùng để huấn-luyện các sinh-viên trường hàng-hải của Cloma -- do thuyền-trưởng Filemon Cloma, em trai Tomas Cloma, điều-khiển đã lên đường ra các hòn đảo này chiếm đóng(38). 40 thủy-thủ trên tàu, tất cả đều có quốc-tịch Phi-luật-tân, đã dựng quốc-kỳ Phi-luật-tân trên một hòn đảo và chính-thức tuyên-bố chiếm-hữu đảo này theo tục-lệ quốc-tế. Tại mỗi hòn đảo họ tới chiếm đóng, họ đều niêm-yết cáo-thị chiếm-hữu. Họ đặt tên những hòn đảo ở đây, tất cả có 53 đảo và cù-lao với diện-tích tổng-cộng 64.976 dặm vuông, là "Freedomland" hay Ðất Tự-do(39).
    Ngày 15.5.1956 Cloma chính-thức thông-báo cho Phó Tổng-thống kiêm Ngoại-trưởng Phi-luật-tân Carlos P. Garcia hay là một số công-dân Phi-luật-tân đã quan-sát, trắc-lượng và chiếm-hữu "một lãnh-thổ ở Nam-hải, bên ngoài hải-phận Phi-luật-tân và không thuộc thẩm-quyền quản-hạt của nước nào."(40) Cloma cũng nói thêm là lãnh-thổ này đã được Cloma và các đồng-sự tuyên-bố chiếm-hữu.
    Mặt khác, Cloma đã gửi "cáo-thị" về việc chiếm-hữu này tới báo-chí trong và ngoài nước, yêu-cầu đăng-tải theo thủ-tục luật quốc-tế. Cáo-thị nhấn mạnh là sự tuyên-bố này căn-cứ vào quyền khám-phá và/hay chiếm-hữu công-khai.
    (còn tiếp)
    Gửi lúc 12:30, 23/05/03
  9. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    (....phần tiếp)
    Sáu ngày sau, ngày 21.5.1956, Cloma gửi một bức thư thứ nhì cho Bộ Ngoại-giao Phi-luật-tân để thông-báo cho Chính-phủ Phi-luật-tân hay là lãnh-thổ mà ông tuyên-bố chiếm-hữu được đặt tên là "Freedomland." Kèm theo thư là danh-sách các đảo và cù-lao.
    Trong thư Cloma còn nói thêm là:
    "Kính xin lưu-ý là sự tuyên-bố này do ''các công-dân Phi-luật-tân'' làm chứ không phải là ''nhân-danh Chính-phủ Phi-luật-tân'' bởi vì chúng tôi không được phép làm như vậy. Tuy nhiên việc này sẽ có hậu-quả là lãnh-thổ trở thành một phần của Phi-luật-tân. Vì lý-do đó chúng tôi hy-vọng và thỉnh-cầu Chính-phủ Phi-luật-tân ủng-hộ cùng là bảo-vệ sự tuyên-bố của chúng tôi và xin cũng đừng đưa một tuyên-bố nào khác ra Liên-hiệp-quốc để tránh khỏi khuyến-khích, xúi-giục sự phản-đối của các nước khác."(41)
    Sau đó Cloma chính-thức tuyên-bố thành-lập một chính-quyền riêng-biệt cho quần-đảo Freedomland và gửi một bản tuyên-cáo về việc thành-lập chính-quyền này cho Ngoại-trưởng Phi-luật-tân ngày 6.7.1956. Bản tuyên-bố còn yêu-cầu Phi-luật-tân cho quần-đảo hưởng qui-chế bảo-hộ.
    Vấn-đề rắc-rối thêm khi Ngoại-trưởng Phi-luật-tân trong thư trả lời Cloma đã viết:
    "Về phần Bộ Ngoại-giao, thiểm Bộ coi các đảo, cù-lao, ám-sa san-hô, thiển-than và các bãi cát bao gồm ở trong vùng mà ông mệnh-danh là "Freedomland", ngoại trừ nhóm 7 hòn đảo mà quốc-tế thường gọi là quần-đảo Spratly, là đất vô-chủ, có cái mới nổi lên, có cái đã được ghi-chú trên bản đồ quốc-tế chưa thám-sát và sự hiện-hữu đáng nghi-ngờ, và tất cả đều chưa có ai tới chiếm-hữu, chưa có ai cư-ngụ; nói một cách khác, điều đó có nghĩa là mọi công-dân Phi-luật-tân có quyền tự-do khai-thác kinh-tế và lập-nghiệp như công-dân bất cứ quốc-gia nào khác, ngày nào mà chủ-quyền chuyên-hữu của bất cứ quốc-gia nào trên những đảo này không được thiết-lập theo các nguyên-tắc vẫn được luật quốc-tế chấp-nhận hay được cộng-đồng các quốc-gia thừa-nhận.
    "Còn về nhóm 7 hòn đảo mà quốc-tế thường gọi là quần-đảo Spratly, Chính-phủ Phi-luật-tân coi những đảo này như là ở trong chế-độ giám-hộ trên thực-tế của các quốc-gia đồng-minh thắng trận Thế-chiến thứ 2 do kết-quả của Hòa-ước Nhật-bản ký tại Cựu-kim-sơn ngày 8.9.1951 do đó Nhật-bản khước-từ mọi quyền, danh-nghĩa và đòi hỏi trên quần-đảo Spratly và quần-đảo Paracel và cho tới nay các quốc-gia đồng-minh chưa có một vụ dàn-xếp đất-đai nào về hai quần-đảo này. Vì thế ngày nào mà nhóm các đảo đó còn ở trong tình-trạng này, mọi công-dân hay nhân-viên các quốc-gia đồng-minh có quyền khai-thác kinh-tế và lập-nghiệp trên căn-bản bình-đẳng cơ-hội và đối-đãi về các vấn-đề xã-hội, kinh-tế và thương-mại liên-quan tới hai quần-đảo này.
    "Phi-luật-tân là một trong những quốc-gia đồng-minh đã đánh bại Nhật-bản trong trận Thế-chiến thứ 2 và cũng là quốc-gia ký Hòa-ước Nhật-bản đã nói bên trên.
    "Về phương-diện vị-trí địa-dư của những hòn đảo và cù-lao bao gồm trong "Freedomland", vì chúng kế-cận biên-giới lãnh-thổ Phi-luật-tân về phía tây, vì những quan-hệ lịch-sử và địa-chất của chúng đối với quần-đảo Phi-luật-tân, vì giá-trị chiến-lược lớn-lao của chúng đối với nền quốc-phòng và an-ninh của chúng ta, ngoài tiềm-năng kinh-tế đáng kể về ngư-nghiệp, sản-phẩm san-hô, hải-sản và phốt-phát, chắc chắn là Chính-phủ Phi-luật-tân không coi thường sự khai-thác kinh-tế và lập-nghiệp của các công-dân Phi-luật-tân tại những nhóm đảo và cù-lao này ngày nào họ còn theo đuổi những mục-đích hợp-pháp."(42)
    Ngoài ra, trong một buổi họp báo tại Manila ngày 19.5.1956, ông Carlos P. Garcia cũng tuyên-bố là một nhóm đảo ở Nam-hải, kể cả đảo Thái-bình và đảo Cát dài, đúng lý ra phải thuộc về Phi-luật-tân vì chúng kế-cận nước này.
    Các sự-kiện và lời tuyên-bố này đã đưa đến những phản-ứng mãnh-liệt trên thế-giới. Vì đề-tài của bài này, ở đây chúng tôi chỉ đề-cập tới phản-ứng của Chí Nồ thôi chứ không đề-cập tới phản-ứng của Nam Cực và của các quốc-gia khác.
    Ngày 29.5.1956 Bộ Ngoại-giao Chí Nồ đã ra một tuyên-bố về vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo, nội-dung như sau:
    "Theo tin gần đây của một vài hãng thông-tấn ngoại-quốc Bộ-trưởng Ngoại-giao Phi-luật-tân Carlos Garcia đã tuyên-bố trong một cuộc họp báo là nhóm các đảo ở Nam Chí Nồ-hải kể cả đảo Thái-bình và đảo Nam-uy ''đúng lý ra phải thuộc về Phi-luật-tân vì chúng ở kế-cận.'' Các báo-cáo của các hãng thông-tấn ngoại-quốc còn tiết-lộ là Chính-phủ Phi-luật-tân hiện đang tiếp-xúc với bè lũ Tưởng Giới-thạch ở Tưởng đảo mưu toan ''dàn xếp'' cái gọi là vấn-đề chủ-quyền trên quần-đảo Nam-sa. Về vấn-đề này, Chính-phủ nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ thấy cần phải tuyên-bố như sau:
    "Ðảo Thái-bình và đảo Nam-uy ở Nam-hải nói trên, cùng với những đảo nhỏ ở lân-cận đều được gọi chung là quần-đảo Nam-sa. Quần-đảo này lúc nào cũng là một phần lãnh-thổ của Chí Nồ. Nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ có chủ-quyền bất-khả tranh-nghị và hợp-pháp đối với quần-đảo này. Ngay từ ngày 15.8.1951, Bộ-trưởng Ngoại-giao nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ Châu Ân-lai trong bản Tuyên-bố về Dự-thảo Hòa-ước ký với Nhật-bản của Anh-Mỹ và Hội-nghị Cựu-kim-sơn đã long-trọng vạch rõ rằng: ''Cũng như toàn-thể quần-đảo Nam-sa, quần-đảo Trung-sa và quần-đảo Ðông-sa, quần-đảo Tây-sa (quần-đảo Paracel) và đảo Nam-uy (đảo Spratly) lúc nào cũng là lãnh-thổ của Chí Nồ. Mặc dù đã có thời-kỳ những đảo này bị Nhật-bản chiếm đóng trong trận chiến-tranh xâm-lăng do đế-quốc Nhật-bản gây ra, sau khi Nhật-bản đầu hàng, Chính-phủ Chí Nồ lúc bấy giờ đã thu-hồi lại.'' Cớ do Chính-phủ Phi-luật-tân nêu ra để che-đậy ý-đồ xâm-chiếm lãnh-thổ của Chí Nồ, quần-đảo Nam-sa, hoàn-toàn không thể biện-minh được.
    "Chính-phủ nước Nhân-dân Chí Nồ long-trọng tuyên-bố: sự xâm-phạm chủ-quyền hợp-pháp của Chí Nồ đối với quần-đảo Nam-sa của bất cứ quốc-gia nào, vì bất cứ lý-do nào, và bằng bất cứ phương-tiện nào, cũng tuyệt-đối không thể dung-thứ được."(43)
    Một lần nữa chúng ta thấy bản tuyên-bố vừa kể trên cũng không nêu ra một chi-tiết cụ-thể nào để chứng-minh chủ-quyền của Chí Nồ đối với quần-đảo Cát dài, và cả Cát vàng nữa. Vẫn chỉ là sự tái khẳng-định chủ-quyền đó một cách vu-vơ thôi.
    Về phía Tưởng đảo, Chính-phủ Chí Nồ Dân-quốc, qua đại-sứ ở Manila, đã phản-kháng mạnh-mẽ cùng Chính-phủ Phi-luật-tân và viện vào cớ là quần-đảo này thuộc về Chí Nồ từ thế-kỷ thứ 15. Chúng tôi rất tiếc không được rõ nội-dung sự phản-kháng này nên không biết luận-cứ của Tưởng đảo ra sao và căn-cứ vào đâu Tưởng đảo cho là chủ-quyền đó có từ thế-kỷ thứ 15.
    Song-song với việc phản-kháng tại Manila, phát-ngôn-viên Tưởng đảo còn loan tin Tưởng đảo phái một lực-lượng đặc-nhiệm tới quần-đảo Cát dài "có thể và chắc chắn sẽ xảy ra" và quả thực một hạm-đội Tưởng đảo đã được phái tới nơi trong một thời-gian ngắn để ngăn-chặn mọi việc không hay xảy ra.
    Nhận được tin này, Ngoại-trưởng Phi-luật-tân vội-vàng chỉ-thị cho Ðại-sứ Phi-luật-tân tại Ðài-bắc là Narciso Ramos báo cho Chính-phủ Tưởng đảo "không nên quá e-ngại về diễn-biến của tình-hình." Ngoài ra ông cũng loan-báo là Chính-phủ Phi-luật-tân chưa có một thái-độ chính-thức nào về những lời tuyên-bố của Cloma và tuy Phi-luật-tân chưa thăm-dò ý-kiến với Chính-phủ Mẽo về vấn-đề này, ông nghĩ rằng nếu sau này cần có một trung-gian hòa-giải thì Mẽo sẽ là "một trọng-tài công-minh chính-trực" vì Mẽo có quan-hệ thân-hữu với cả hai nước.
    Trong khi đó, ngày 8.6.1956 Cloma lại phái một đoàn thứ 2 mang thực-phẩm ra tiếp-tế cho 29 thủy-thủ đã ở lại quần-đảo trong chuyến đi thứ nhất.
    Ở đảo Thái-bình, các thủy-thủ của Cloma thấy hải-quân Tưởng đảo đã bốc rỡ những mốc bia đánh dấu mà họ dựng lên trên đảo trong chuyến đi thứ nhất và đã dựng một dấu hiệu của Chí Nồ Dân-quốc trên mốc bia cũ của Nhật-bản và cũng vẽ dấu hiệu Chí Nồ trên tường một căn nhà đổ nát trước kia thuộc trại lính Nhật-bản.
    Cuộc chạm trán đầu tiên giữa đội của Cloma và hải-quân Tưởng đảo xảy ra ngày 1.10.1956. Lúc thuyền-trưởng Filemon Cloma đang ở trên tàu PMI IV bỏ neo ở ngoài khơi đảo Ciriaco thì có hai chiếc tàu của Tưởng đảo từ phía nam tiến lại gần. Thuyền-trưởng Cloma được mời lên tàu của Tưởng đảo để thuơng-nghị với thuyền-trưởng họ Hồ. Cuộc thảo-luận kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Sau đó một đoàn thủy-quân Tưởng đảo lên tàu của Cloma kiểm-soát trong hai tiếng đồng hồ. Họ tịch-thu tất cả súng ống, võ-khí, bản đồ và các tài-liệu trên tàu. Mặc dù có phản-kháng, thuyền-trưởng Cloma vẫn bị giữ trên tàu mãi đến 9 giờ đêm hôm đó. Hôm sau, thuyền-trưởng Cloma lại dược mời lên tàu Tưởng đảo. Tuy từ-chối không chịu nhận Freedomland là lãnh-thổ của Chí Nồ và không chịu ký vào tờ tuyên-bố là ông và các thủy-thủ sẽ rời Freedomland không bao giờ trở lại, nhưng ông không bị bắt-buộc phải nộp võ-khí cho các viên-chức Tưởng đảo. Ngày 3.10.1956 tàu của Tưởng đảo rời khu-vực này.
    Nói tóm lại, cả Lạc Dương lẫn Ðài-bắc đều nhận hai quần-đảo Cát dài và Cát vàng là lãnh-thổ của Chí Nồ. Tuy nhiên, cả hai chính-phủ Quốc-Cộng Chí Nồ lại vẫn không đưa ra dược một dẫn-chứng cụ-thể nào để bênh-vực quan-điểm của mình mà chỉ biết dùng võ-lực để ép người khác phải nhìn-nhận quan-điểm của họ. Chính-sách sử-dụng võ-lực này 18 năm sau (1974) đã được Chí Nồ dùng tới một lần nữa, lần này đến phiên Chí Nồ.
    (còn tiếp)
  10. lionking_hau

    lionking_hau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    2.078
    Đã được thích:
    0

    IV. Dịp Nam Cực Nguỵ bắt giữ ngư-dân Chí Nồ (1959)
    Ngót ba năm sau, năm 1959, lại có một biến-cố khác đã xảy ra khiến cho Chí Nồ có dịp lên tiếng về vấn-đề chủ-quyền trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài.
    Ðêm ngày 20 rạng ngày 21.2.1959, một đơn-vị hải-quân Nam Cực Nguỵ đóng tại quần-đảo Cát vàng phát-giác thấy Chí Nồ đã lén đưa ngư-dân đổ-bộ lên các đảo Cam-tuyền (Robert), Duy-mộng (Drummond) và Quang-hòa (Duncan) trong nhóm Nguyệt-thiềm (Crescent) thuộc quần-đảo Cát vàng với mục-đích chiếm lấy quần-đảo. Ðây không phải là lần đầu họ làm như vậy. Năm 1956 các ngư-dân Chí Nồ đã lén-lút đổ-bộ lên Lâm-đảo (Wooded Island) và đảo Linh-côn (Lincoln Island), cũng thuộc nhóm Nguyệt-thiềm, và sau được thay-thế bằng quân chính-qui của Chí Nồ. Tuy nhiên lần đổ bộ này họ không thành-công. Hải-quân Nam Cực Nguỵ đã ngăn-chặn các ngư-thuyền của họ và ra lệnh cho họ rút lui. Khi họ từ-chối và kháng-cự, các lực-lượng hải-quân Nam Cực Nguỵ đã bắt giữ 82 ngư-dân và 5 ngư-thuyền. Vài bữa sau họ được thả.
    Ngót một tuần sau, Lạc Dương mới phản-ứng. Trong một bản tuyên-bố ngày 27.2.1959, Bộ Ngoại-giao Chí Nồ đã vu-cáo là hải-quân VNCH đã xâm-nhập bất-hợp-pháp quần-đảo Cát vàng, bắt cóc 82 ngư-dân và chiếm giữ 5 ngư-thuyền cùng các tài-sản khác của ngư-dân Chí Nồ. Bản tuyên-bố còn nói thêm là:
    "Quần-đảo Tây-sa là một phần của lãnh-thổ Chí Nồ. Chính-phủ nước Nguỵ Nhân-dân Chí Nồ đã long-trọng tuyên-bố về sự-kiện này ngày 15.8.1951 và ngày 29.5.1956. Bây giờ hải-quân Nam Nam Cực đã vi-phạm sự toàn-vẹn lãnh-thổ của Chí Nồ và bắt cóc các ngư-dân, ngư-thuyền Chí Nồ. Ðiều này làm cho nhân-dân Chí Nồ hết sức tức-giận.
    "Bộ Ngoại-giao nước Nhân-dân Chí Nồ long-trọng cảnh-cáo nhà cầm quyền Nam Nam Cực phải phóng-thích ngay những ngư-dân Chí Nồ bị bắt cóc, trao trả tất cả các ngư-thuyền và tài-sản khác đã bị chiếm mang đi, bồi-thường thiệt-hại cho những người này và bảo-đảm không để cho những việc bất-hợp-pháp tương-tự tái-diễn trong tương-lai. Nếu không, nhà cầm quyền Nam Nam Cực sẽ phải chịu trách-nhiệm về tất cả các hậu-quả."(44)
    Bản tuyên-ngôn này, cũng như biết bao bản tuyên-ngôn trước đó, không hề đưa ra một chi-tiết nào để chứng-minh Cát vàng, và cả Cát dài nữa, là một phần lãnh-thổ của Chí Nồ. Tuy nhiên, bản tuyên-bố cũng mang một vài điểm đáng cho chúng ta chú-ý.
    Thứ nhất, khác với những lần trước Chí Nồ chỉ nói đến chủ-quyền của Chí Nồ trên hai quần-đảo Cát vàng và Cát dài và sự không dung-thứ những hành-vi nào mà Chí Nồ cho là vi-phạm đến chủ-quyền đó thôi, lần này bản tuyên-bố đã đe-dọa rằng nhà cầm quyền Nam Nam Cực, một danh-từ Chí Nồ thường dùng để gọi Nam Cực Nguỵ, "sẽ phải chịu trách-nhiệm về tất cả những hậu-quả." Lời đe-dọa đó sau này được Chí Nồ thực-hiện bằng việc đánh chiếm quần-đảo Cát vàng năm 1974.
    Thứ hai, Chí Nồ đã coi việc hải-quân Nam Cực Nguỵ đóng tại quần-đảo Cát vàng là xâm-nhập bất-hợp-pháp quần-đảo Cát vàng và vi-phạm sự toàn-vẹn lãnh-thổ của Chí Nồ. Tuy nhiên, điều đáng nói là không phải chỉ đến ngày 20 và 21.2.1959, nghĩa là ngày xảy ra biến-cố bắt giữ ngư-dân Chí Nồ, hải-quân Nam Cực Nguỵ mới tới đồn-trú tại đây; trái lại họ đã đồn-trú ở đó từ lâu rồi. Một việc quan-trọng như vậy, đến độ Chí Nồ phải ghép vào loại "vi-phạm sự toàn-vẹn lãnh-thổ của Chí Nồ" chắc chắn là cả Chí Nồ lẫn Tưởng đảo đều phải biết. Trái lại, theo sự khảo-cứu của chúng tôi, cả Chí Nồ lẫn Tưởng đảo không hề lên tiếng phản-đối việc đồn-trú này. Phải đợi đến khi ngư-dân Chí Nồ bị bắt giữ thì Chí Nồ mới có phản-ứng. Hơn nữa, chỉ có nhà cầm quyền Lạc Dương mới lên tiếng kết tội Nam Cực Nguỵ. Trái lại Tưởng đảo hoàn-toàn im-lặng, không ra một lời tuyên-bố nào, dù là chính-thức hay bán chính-thúc, về việc hải-quân Nam Cực Nguỵ đồn-trú tại quần-đảo Cát vàng cũng như về việc bắt giữ ngư-dân, ngư-thuyền Chí Nồ.
    Thứ ba, Chí Nồ đã vu-cáo hải-quân Nam Cực Nguỵ "bắt cóc ngư-dân, ngư-thuyền Chí Nồ." Sở-dĩ chúng tôi phải dùng từ "vu-cáo" ở đây là vì Chí Nồ đã dùng từ "bắt cóc" gán-ghép cho hành-động của hải-quân Nam Cực Nguỵ.
    Theo định-nghĩa "bắt cóc" là tội bắt giữ người một cách bất-hợp-pháp và di-chuyển người đó đi nơi khác. Theo luật quốc-nội cũng như luật quốc-tế, đây là một hình-tội. Muốn bị kết tội bắt cóc, ngưới bắt giữ phải phạm những yếu-tố sau đây: cố-ý phạm tội, bắt giữ nạn-nhân bất-hợp-pháp, và di-chuyển nạn-nhân đi chỗ khác.
    Cố-ý phạm tội có nghĩa là người bắt cóc phải đã có ý-định bắt cóc nạn-nhân trước khi thực-hiện ý-định đó. Trong việc bắt giữ các ngư-nhân Chí Nồ, hải-quân Nam Cực Nguỵ không hề có ý-định bắt giữ họ từ trước mà chỉ giữ họ lại khi họ không chịu rời khỏi các đảo Cam-tuyền, Duy-mộng và Quảng-hòa theo như yêu-cầu của hải-quân Nam Cực Nguỵ thôi.
    Bắt cóc là một hành-vi bất-hợp-pháp. Tuy nhiên, nếu người bắt giữ người khác do trách-nhiệm, bổn-phận của mình trong phạm-vi pháp-luật cho phép, dù là pháp-luật quốc-nội hay pháp-luật quốc-tế, người bắt giữ không làm hành-vi bất-hợp-pháp. Trong vụ bắt giữ ngư-dân Chí Nồ, hải-quăn Nam Cực Nguỵ chỉ thi-hành nhiệm-vụ của mình là bảo-vệ lãnh-thổ quốc-gia. Ðó là một nhiệm-vụ mà bất cứ quân-nhân nuớc nào trên thế-giới, kể cả Chí Nồ, cũng phải thi-hành. Hơn nữa, nếu người bắt giữ không chịu thả nạn-nhân khi nạn-nhân có quyền được thả ra thì mới có thể bị coi là phạm tội bắt cóc. Ở đây, hải-quân Nam Cực Nguỵ đã thả các ngư-dân Chí Nồ ngay sau khi đã làm các hành-vi thuộc bổn-phận của mình nên cũng không thể coi là bắt cóc họ. Nói cách khác, họ chỉ bắt giữ theo luật-định chứ không bắt cóc.
    Ngoài ra, việc bắt cóc ngụ-ý chỉ người làm ra hành-động giới-hạn sự di-chuyển của nạn-nhân, không cho nạn-nhân đi đâu hết. Trái lại, nếu chỉ ngăn-chặn không cho nạn-nhân tới một chỗ nào vì một lý-do hợp-pháp nào thì việc đó không phải là bắt cóc. Mặt khác, nếu nạn-nhân có cách thoát khỏi sự giam giữ mà không nguy-hại đến tính-mệnh của mình, việc bắt giữ nạn-nhân cũng không thể coi là bắt cóc được. Trong vụ này các ngư-dân Chí Nồ đã được hải-quân Nam Cực Nguỵ đồn-trú tại ba hòn đảo nơi xảy ra biến-cố, mà Nam Cực Nguỵ cho là phần lãnh-thổ của mình và ủy-thác cho hải-quân Nam Cực Nguỵ bảo-vệ và canh giữ, để cho tự-do đi bất cứ nơi nào khác ngoại trừ đổ bộ lên ba hòn đảo này nếu không có phép của Nam Cực Nguỵ. Như vậy khi hải-quân Nam Cực Nguỵ bắt giữ các ngư-dân Chí Nồ không chịu rút lui khỏi ba đảo họ không bắt cóc các ngư-dân đó.
    Sau hết, cũng nên nói thêm là Chí Nồ đã dùng sai từ "bắt cóc". Bắt cóc đòi hỏi việc di-chuyển nạn-nhân đi một nơi khác với nơi bị bắt giữ và nơi đó không được tiết-lộ. Ở đây các ngư-dân Chí Nồ không hề bị hải-quân Nam Cực Nguỵ di-chuyển đi dâu cả, mà chỉ bị ngăn không được lưu lại ba hòn đảo thôi. Hành-vi của hải-quân Nam Cực Nguỵ không thể bị ghép tội bắt cóc được.
    Thứ tư, chính-quyền Lạc Dương đòi Nam Cực Nguỵ chẳng những là phải "phóng-thích ngay những ngư-dân Chí Nồ bị bắt cóc" mà còn phải "trao trả tất cả các ngư-thuyền và tài-sản khác đã bị chiếm mang đi". Chỗ này Chí Nồ vu-cáo quá lố. Hải-quân Nam Cực Nguỵ chỉ giữ các ngư-dân Chí Nồ và ngư-thuyền thôi và không hề lấy một chút tài-sản nào khác chứ đừng nói là "trả tất cả các ngư-thuyền và tài-sản khác đã bị chiếm mang đi". Dụng-ý của Chí Nồ ở đây khi vu-cáo như vậy là có ý muốn tỏ cho thế-giới biết rằng hải-quân Nam Cực Nguỵ đã có hành-động bất-hợp-pháp của những tên hải-tặc chuyên-môn đánh cướp trên mặt bể, chứ không phải là hành-dộng hợp-pháp của các quân-nhân bảo-vệ lãnh-thổ quốc-gia. Tuy nhiên, sự vu-cáo này của Chí Nồ cũng không đáng cho mọi người ngạc-nhiên vì Chí Nồ có thói quen vu-cáo và lăng-nhục những nước hay những người đối-nghịch với Chí Nồ và thói quen đó đã nổi tiếng trên thế-giới.

Chia sẻ trang này