1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CQ - 88

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 03/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Đảo Thuyền Chài
    Tháng 5/1988

    [​IMG]

    Bác Thái đứng giữa

    [​IMG]

    Ảnh này không thấy bác Thái chú thích, có thể các ca sĩ biểu diễn bên trong nhà đá chẻ đảo Thuyền Chài.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Đảo Thuyền Chài
    Tháng 5/1988

    Dưới gầm nhà cao cẳng Thuyền Chài, các chiến sỹ nghĩ ngơi và ca hát.
    Chổ này là nơi mát mẻ dễ chịu nhất nhà cao cẳng khi thủy triều xuống thấp.

    [​IMG]



    [​IMG]

    Một chú cá mập lượn lờ bên dưới nhà cao cẳng đảo Thuyền Chài (NVT)
    [​IMG]

    Chỉ tiếng cánh chim quanh lều nghe đã căng nhức óc
    Sủi tăm dưới chân sàn, bóng mập lượn vòng quanh…


    Đảo Thuyền Chài, 1978

    Trần Đăng Khoa
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên

    Quần Đảo Trường Sa. Tháng 5/1988

    Phút nghỉ ngơi của lính: viết thư cho gia đình ,người thân. Tờ giấy viết thư thời bao cấp đen thui.

    [​IMG]

    [​IMG]

  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên


    Quần Đảo Trường Sa. Tháng 5/1988


    [​IMG]
    Rửa chén trên nhà cao cẳng

    [​IMG]

    Tranh thủ câu cá cải thiện

    [​IMG]

    Bữa cơm trưa dưới mái tôn nóng hầm hập
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những bức ảnh CQ-88: Trường Sa, những ngày không thể quên


    Quần Đảo Trường Sa. Tháng 5/1988

    [​IMG] Nhà báo Nguyễn Viết Thái (phải) và nhà báo Phạm Đình Quát tại đảo Trường Sa Lớn Ảnh: Nguyễn Viết Thái .

    Hành trình Trường sa của bác Thái có thể theo thứ tự như sau: Cam ranh-Đá Lát-Đá Tây-Trường sa Đông-Đá Đông-Trường sa lớn-Phan Vinh-Tốc Tan-Núi Le-Tiên Nữ-Thuyền Chài-An Bang và trở về TP Hồ Chí Minh hoặc Cam ranh.

    Bộ ảnh của bác Thái thiếu các ảnh ở Đá Tây có thể do tàu của bác không đi Đá Tây và ảnh An Bang do hết phim hay trục trặc kỹ thuật...

    Sau chuyến đi, hai bác Viết Thái và Đình Quát rửa mấy chục tấm ảnh khổ 40 x 60, giới thiệu ở một số nơi tại Nha Trang. Phòng VH-TT thành phố Đà Nẵng, khi đó thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng mời các anh tham gia triển lãm ảnh “Gặp gỡ Trường Sa”. Sau đó, triển lãm được đưa vào thành phố Cần Thơ. Bộ ảnh chụp trong chuyến đi đó được Nguyễn Viết Thái đưa lên blog, rất nhiều người xin sử dụng. Còn đối với nhà báo Phạm Đình Quát, Trường Sa không chỉ là những kỷ niệm, mỗi lần nhắc đến Trường Sa là cồn cào nỗi nhớ.

    Xin cảm ơn các anh và rất nhiều những anh chị khác đã mang những lời ca tiếng hát, điệu múa, thước phim, tấm ảnh, câu chuyện đất liền ra với bộ đội Trường Sa trong những ngày gian khổ, lửa đạn ấy. Sự có mặt của các anh chị trong những lúc “nước sôi lửa bỏng”, “hòn đạn mũi tên”, chấp nhận hy sinh bởi đạn thù, đã là nguồn động viên, niềm tin trực tiếp cho lính đảo, sẵn sàng hy sinh như những đồng đội đã hy sinh 1 tháng trước (14/3/1988), để bảo vệ Trường Sa. Các anh chị còn là nguồn chuyển tải cuộc sống, chiến đấu của đảo về đất liền, với người thân để lính đảo an tâm: “Cả đất liền đang dõi ra nhìn đảo”.
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ảnh của bác Thái tuy đẹp nhưng nó là ảnh trắng đen.

    Các bạn tự nhiên sẽ có những câu hỏi về màu sắc ví dụ như chiếc áo dài của ca sĩ Anh Đào trong ảnh này màu gì?

    [​IMG]

    Màu sắc của pông tông, nhà đá chẻ và nhà cao cẳng ở đảo Thuyền Chài trông như thế nào nhỉ?

    [​IMG]

    Chúng ta có một số ảnh của các bác khác cùng đi nhưng là ảnh màu

    [​IMG]

    Ảnh này ca sĩ Anh Đào chụp ở đảo Phan Vinh

    [​IMG]

    Ảnh của bác Nguyễn Vinh Quang. phóng viên báo ảnh Việt Nam (?)

    [​IMG]

    Đảo Thuyền Chài ngày đó

    “Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài”
    Lều bạt chung chiêng giữa nước, giữa trời
    Đến một cái gai cũng không sống được
    Sớm mở mắt gió lùa ngun ngút

    Đêm trong lều như trôi trong mây…
    Những con chim kỳ quái thấy hơi người

    Mừng rỡ quá cánh bay như bão thổi

    Chỉ tiếng cánh chim quanh lều nghe đã căng nhức óc

    Sủi tăm dưới chân sàn, bóng mập lượn vòng quanh…

    Đảo vẫn chìm trong màu nước lam xanh

    Cái giọt máu thiêng dưới ngầu ngầu bọt sóng

    Tổ quốc ơi!
    Tiếng chúng tôi kêu lên mà mắt chúng tôi nhìn xuống

    Bóng chúng tôi trùm khắp đảo thuyền chài…
    Đảo Thuyền Chài, 1978


    Trần Đăng Khoa
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ảnh của bác Nguyễn Vinh Quang
    Trường sa, 1988?

    [​IMG]

    [​IMG]
  9. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    tô màu cho ảnh nữa là đẹp
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Thuyền Chày xưa và nay

    [​IMG]



    [​IMG]

    Cái pông tông năm xưa ngày nay vẫn còn đó. Giống như ở Đà Lớn, nó trở thành vật chứa nước mưa
    Riêng nhà cao cẳng thì được thay thế bằng một ngôi nhà khang trang và một chiếc cầu đúc xi măng vững chắc thay thế chiếc cầu ghi sắt ngày xưa.


    [​IMG]

Chia sẻ trang này