1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CQ - 88

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 03/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ngày 25/11, Thủ tướng Việt Nam *************** đã có phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
    22 đại biểu đã đặt câu hỏi cho Thủ tướng, trong đó có hai người hỏi về vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan





    Dưới đây là nguyên văn trả lời của ông ***************, được Quốc hội Việt Nam công bố.
    "Quán triệt đường lối đối ngoại hòa bình hữu nghị, độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia của Đảng và Nhà nước ta, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc, tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông, gọi tắt DOC đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc, căn cứ vào thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà ta và Trung Quốc mới ký trong chuyến thăm của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc, căn cứ những chủ trương, đường lối và những nguyên tắc nêu trên, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên biển Đông như sau:
    Vấn đề thứ nhất, về đàm phán phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Trong Vịnh Bắc Bộ sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận phân định ranh giới năm 2000, còn vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ nếu theo Công ước Luật biển năm 1982 thì thềm lục địa của nước ta có trồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006 hai bên đã tiến hành đàm phán, mãi tới năm 2009 thì hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường hai bên còn rất khác xa nhau. Đến đầu năm 2010 hai bên thỏa thuận là nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển sau nhiều lần đàm phán như tôi vừa trình bày, nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc vừa rồi. Trên nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển này thì vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì vậy 2 nước Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau đàm phán để phân định ranh giới vùng biển này trên cơ sở Công ước Luật biển, trên cơ sở DOC, trên cơ sở các nguyên tắc đã thỏa thuận.
    Để có một giải pháp hợp lý mà hai bên có thể chấp nhận được chúng ta đang thúc đẩy cùng với Trung Quốc xúc tiến đàm phán giải quyết việc phân định này. Cũng xin nói thêm trong khi chưa phân định thì trên thực tế với chừng mực khác nhau, hai bên cũng đã tự hình thành vùng quản lý của mình trên cơ sở đường trung tuyến. Cũng trên cơ sở này chúng ta có đối thoại với Trung Quốc để bảo đảm cho việc an ninh, an toàn trong việc khai thác nghề cá của đồng bào chúng ta. Đó là vấn đề thứ nhất.
    "Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình."



    Vấn đề thứ hai, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa. Thưa các đồng chí, các vị đại biểu, Việt Nam chúng ta khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất là từ Thế kỷ XVII. Chúng ta làm chủ khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình. Nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Trường Sa. Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hợp quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
    Chủ trương này của chúng ta phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, phù hợp với Công ước về Luật biển, phù hợp với tuyên bố DOC. Đó là loại vấn đề thứ hai mà chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền.
    Vấn đề thứ ba, quần đảo Trường Sa, năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì Hải Quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản.
    Sau đó với chủ quyền của chúng ta, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo, với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra chúng ta còn xây dựng thêm, 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này, vùng biển trong phạm vi mà 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta. Trong khi đó ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng đã chiếm 7 bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philipin chiếm 9 đảo, Malaixia chiếm 5 đảo, còn Bruney có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển nhưng không có chiếm giữ đảo nào.
    Như vậy trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia và các bên có đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Việt Nam chúng ta cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà chúng ta đang đóng giữ với số hộ là 21 hộ, 80 khẩu, trong đó có 6 khẩu cũng đã sinh ra, lớn lên ở các đảo này.
    "Như vậy trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia và các bên có đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Việt Nam chúng ta cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà chúng ta đang đóng giữ với số hộ là 21 hộ, 80 khẩu, trong đó có 6 khẩu cũng đã sinh ra, lớn lên ở các đảo này."



    Chủ trương của chúng ta đối với thực hiện chủ quyền đối với Hoàng Sa là như thế nào mà các đồng chí nêu, tôi cũng muốn nói rõ vấn đề này. Chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện Công ước Luật biển, nghiêm túc thực hiện tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông gọi tắt là DOC và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây mà chúng ta đã ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm có ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này. Việc thứ nhất là chúng ta yêu cầu phải giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm để gây ảnh hưởng đến hòa bình ổn định ở khu vực này.
    Thứ hai là chúng ta tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế-xã hội và cơ sở vật chất, kỹ thuật ở những nơi chúng ta đang đóng giữ bao gồm cả đường sá, điện, trạm xá, trường học, nước v.v... để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ của quân dân đảo Trường Sa, đó là việc làm thứ hai.
    Việc làm thứ ba là chúng ta có các cơ chế chính sách hiện nay đã có, Chính phủ đang yêu cầu sơ kết đánh giá lại cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào ta khai thác thủy, hải sản, vận tải biển trong khu vực này. Không có thời gian, tôi không nói cụ thể nhưng đã có, đang có hiệu quả, nhưng chúng tôi thấy cần phải sơ kết để làm sao khuyến khích, hỗ trợ cho bà con của chúng ta thực hiện làm ăn sinh sống, thực hiện chủ quyền trên vùng biển Trường Sa này.
    Vấn đề thứ tư, liên quan tới cam kết quốc tế là chúng ta nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước Luật biển năm 1982 và tuyên bố DOC là phải bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, tự do hàng hải ở Biển Đông. Bởi vì đây là mong muốn, là lợi ích của tất cả các bên liên quan, không chỉ của Việt Nam, của tất cả các bên liên quan của các nước. Vì trên Biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hóa từ đông sang tây mà tuyến đường này là tuyến vận tải từ 50%-60% tổng lượng hàng hóa vận tải từ đông sang tây.
    Đó là những việc ta làm cụ thể. Lập trường này của chúng ta thì báo cáo với các vị đại biểu là được cộng đồng quốc tế ủng hộ, gần đây nhất là tại Hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao ASEAN với các đối tác.
    Vấn đề thứ tư, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền trên Biển Đông là vấn đề phải giải quyết và khẳng định chủ quyền của chúng ta trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển năm 1982. Chúng ta đã và sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền để quản lý thực hiện chủ quyền ngày càng đầy đủ hơn, hiện quả hơn đối với vùng biển này.
    Tôi xin nói lại là vùng biển 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Luật Biển năm 1982.
    Do không có thời gian, nên tôi xin trình bày vắn tắt 4 vấn đề mà chúng ta đang chủ trương giải quyết và khẳng định chủ quyền trên Biển Đông."
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    yêu cầu các bợn đọc thật kỹ nội dung trên trước khi bàn về TS-HS nhé.
    Nói chung chưa có gì là rõ ràng trong quyết sách của chính phủ. Không biết tình trạng TS-HS đến bao giờ mới có hướng giải quyết cụ thể vì sự khác biệt hai bên quá lớn
  3. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Cái ngu nữa của Phi là chưa giải quyết ra ngô ra khoai gì thì đã làm rùm beng lên, cứ tưởng thế là hay, chọc thêm TQ để bây giờ ôm cục hận, cứ như nhà mình, chịu nghe bọn rận nó chửi là không biết làm gì, nào là bán biển, phải học tập và làm theo bạn Phi,... ta cứ đem VH, TS, CSB ra húc. Giờ xem mấy bạn rận nói cái gì. [:D]
  4. pvnaf

    pvnaf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    2
    Bác evan căn cứ vào đâu coi thường Phi vậy... báo Foreign Policy nói Phi khôn hơn Tàu này... không thấy nói Phi nên học Việt Nam. Từ ngày Phi bị chèn ép chưa thấy người cùng canh ngộ lên tiếng. Chủ quyền là chủ quyền... có liên quan gì đến việc dùng tàu quân sự hay tàu phi quân sự.

    Hành động Phi rút tàu để giảm bớt căng thẳng tìm lối thoát bằng con đường ngoại giao, kéo dài thời gian tập hợp lực lượng chờ thời cơ thuận lợi... chứ không phải Phi thấy mình ngu mang tàu chiến ra dọa TQ... bác đừng hiểu nhầm.

    http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/05/15/how_to_outsmart_china
  5. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Ờ thế từ xưa giờ Việt Nam bị chèn ép thấy Phi có lên tiếng gì không nhỉ? Hay lại rủ TQ khai thác chung như đợt trước nhỉ? [:D] Cái bựa nhất của Phi là cho hải quân leo lên tàu cá của TQ tạo một bước leo thang mới, rồi đến khi TQ làm rắn hơn thì Phi dẹp luôn cả ý định lôi con PF-15 ra khu vực đó mà thay vào đó là tàu của Coast Guard. Thế theo như bác nói mấy lần trước thì Phi mua tàu to súng lớn về làm cái gì nhỉ? [:D]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Đợi ai vậy bác? Đợi Mĩ à? Ừ thì lãnh đạo Phi lên tuyên bố là có xung đột thì Mĩ nhảy vào chứ Phi không chơi nổi, thế Mĩ nó công nhận cái bãi cạn đó của phía nào chưa nhỉ? Nó chưa công nhận là của Phi thì liệu rằng nó nhảy vào thực thi cái hiệp ước phòng thủ hay không? Chủ quyền quốc gia mà đợi thằng khác bảo vệ như Phi thì không ngu chả lẽ là tấm gương để chúng ta noi theo? [:P]
  6. pvnaf

    pvnaf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    2
    Bác theo dõi thông tin đi... không phải là Phi cho HQ leo lên tàu cá là TQ leo thang lên đâu. Tất cả đâu là một chuỗi sự việc chu ý từ đầu của TQ, chứ khôgn phải hoạt động ăn miếng trả miếng.

    Bác đừng hiểu nhầm chuyện Phi rút tàu là do sợ TQ hay hối hận việc cho tàu Quân sự ra thực thi chủ quyền. Chủ quyền là chủ quyền, tàu quân sự hay phi quân sự chẳng liên quan gì cả. Hành động Phi rút tàu để giảm bớt căng thẳng tìm lối thoát bằng con đường ngoại giao, kéo dài thời gian tập hợp lực lượng chờ thời cơ thuận lợi... chứ không phải Phi thấy mình ngu mang tàu chiến ra dọa TQ... bác đừng hiểu nhầm.

    Cái dại của Phi là nhiều lần VN đề nghị Phi hợp tác những Phi luôn có hành động khôgn hợp tác. Sự thật nhãn tiền, đơn phương chống đối sẽ chết. Học bài học của Phi cũng được mà không học cũng được, tùy quan điểm thôi. Tương lai TQ rắn với Phi, sẽ là phép thử cho tương lai của Việt Nam, mà Phi còn xa TQ hơn VN....
  7. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    1.571
    cái này các bác trên đã nói đúng rồi. Phi dở ở chỗ đang tranh chấp dân sự lại đưa QS vào. Cái này 3 ship chỉ chờ dính bẫy của nó thôi. Bi giờ nó huênh hoang khoe là đã thí điểm được cách giải quyết khi tranh chấp tại BĐ rồi đó.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    đôi lúc mình cũng ko thể chịu đựng nổi hành động của bọn TQ. Thằng nhóc con bà chị nhà mình nè, học lớp 5 thôi, tối ngày chỉ biết học với chơi điện tử và ăn thế nào cho ngon nhưng bất ngờ khi nhắc đến TQ nó nói sau này mơ làm kĩ sư chế TSB đánh TQ đấy. đi chơi nó coi đồ chơi cái nào mà Made in china là nó ko mua nữa. nó bỏ hẳn lun. Đấy, con nít nó còn biết thế có ai dạy đâu. bố đi công tác xa. mẹ thì tối ngày đi làm với đi salon mátxa
  8. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    sao tàu quân sự với dân sự lại không liên quan gì, tại sao Việt Nam phải dùng lực lượng cảnh sát biển để ép nguội với tàu[:D]
  9. son_ici

    son_ici Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2011
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    246
    Bởi vậy bậy giờ mới thấy mấy con nhà ta đang đóng mới hay làm sao.
    Tàu to nhưng súng không lớn chỉ để đi húc nhau. :))
  10. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Thì nhà tớ đã nói cái ngu của Phi là đáp lại hành động khiêu khích của TQ bằng cách cho HQ leo lên tàu cá của TQ rồi còn gì, đối phó TQ với một tiềm lực yếu hơn như Phi, Việt Nam thì hành động như vậy có phải là quá dại dột và thiếu suy nghĩ hay sao? Chưa kể Phi lại làm rùm beng sự việc đó lên để TQ có cơ đẩy mức leo thang lên 1 bậc nữa? Vậy cái mà Phi mong chờ là các quốc gia khác lên tiếng có hay không? Đến Mĩ còn chưa tỏ lập trường rõ ràng về khu vực đó thì Phi mong đợi ai nhỉ? Việt Nam xưa nay còn chịu ức hiếp nhiều hơn thằng Phi, thế ta nên có hành động như bọn Phi hay không?

Chia sẻ trang này