1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CQ - 88

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 03/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kutonhuphjt

    kutonhuphjt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2009
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Sao Phi nó ko học tập Vn,lao tàu lên Scarborough để đánh dấu chủ quyền các bác nhể[:D]
  2. gepar3.9

    gepar3.9 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2012
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    8
    Cái bãi cạn đó cách đảo gần nhất của nó có 200km mà nó còn không làm cái bia chủ quyền để mấy thằng CHỆT vào ăn hôi ,bản lĩnh đâu ra mà lao tàu lên đảo như mình được ^:)^
  3. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.065
    Đã được thích:
    2.540
    Đến ngày lại lên!
    Một lần nửa nghiên mình trước linh cữu các anh để bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền biển đảo.
  4. nguoicamlaividai

    nguoicamlaividai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Bài viết:
    5.136
    Đã được thích:
    8.411
  5. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.065
    Đã được thích:
    2.540
    Hôm nay baothanhnien đăng bài này hay quá!

    Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?
    14/03/2013 13:15
    [​IMG]
    Đảo Gạc Ma đã bị quân Trung Quốc đánh chiếm vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: D.Đ.Minh
    (TNO) Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân gồm nhiều tàu chiến chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    >> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 1: Cuộc xâm lược của Trung Quốc
    >> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 2: Anh hùng đất Việt
    >> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 3: 1.000 ngày bị địch bắt
    >> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 4: Cuộc trở về của anh hùng Nguyễn Lanh
    >> Ngày 14.3.1988, hai lăm năm nhìn lại

    Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo 100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.

    Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những người bị thương, bị nạn.

    Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.
    [​IMG]

    Tàu HQ505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: tư liệu

    Đã một phần tư thế kỷ trôi qua, từ sự kiện 14.3.1988, có những điều cần phải nói rõ như sau:

    Đầu tiên, ngay sau ngày 14.3.1988, thông qua hệ thống tuyên truyền khổng lồ của mình, Trung Quốc đã ngang nhiên bịa đặt trắng trợn với dư luận trong nước và quốc tế rằng: Các tàu Trung Quốc đang thả neo để yểm trợ cho tàu chở đoàn các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi khảo sát khoa học tại Trường Sa thì bị các tàu chiến của Việt Nam tấn công. Vì thế hải quân Trung Quốc bắt buộc phải đánh trả tự vệ!

    Sau đó thông qua người phát ngôn của Tổng thư ký, LHQ đã nói rõ: không hề có tàu của LHQ tổ chức khảo sát khoa học ở Trường Sa vào 3.1988!

    Rõ là “cháy nhà ra mặt chuột” và chính quyền Trung Quốc đã “lấy thúng úp voi”, đã “lấy thịt đè người” lại còn muốn lấy tay che mặt trời!

    Đã không có tàu khảo sát khoa học của LHQ thì chắc chắn không có việc tàu chiến Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Điều mà nhiều người đều biết đó là chuyện “ngậm máu phun người” là sở trường của các nhà cầm quyền Trung Quốc.

    Trước đó, năm 1962 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Ấn Độ và chiếm của Ấn Độ hàng nghìn km2 nhưng lại vu cáo Ấn Độ xâm lược Trung Quốc. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục đem 60 vạn quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Bắc. Sự việc rõ ràng như vậy nhưng cũng được họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ quân Việt Nam xâm lược”!
    [​IMG]

    Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh ngày 14.3.1988 tại Cam Ranh (Khánh Hòa) - Ảnh: tư liệu

    Thứ hai, có một câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại tiến hành đánh chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa vào tháng 3.1988?

    Cuối 1987 đầu 1988 là thời kỳ Việt Nam rơi xuống điểm thấp nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tình hình trong nước chồng chất khó khăn: kinh tế đình đốn, đời sống của đại đa số người dân cực kỳ vất vả.

    Cũng trong thời điểm đó, Liên Xô cũng bắt đầu lâm vào khủng hoảng chính trị - xã hội. Bắc Kinh cúi mình trước Washington, tự nhận là “NATO phương Đông” để nhận được nguồn tài chính và công nghệ, kỹ thuật từ Mỹ và phương Tây để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc cũng đã câu kết với Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực (trừ Lào và Campuchia) siết chặt vòng bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.

    Lợi dụng tình thế khó khăn đó của Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa phục vụ cho ý đồ lâu dài.

    Trung Quốc cũng là bậc thầy trong việc lợi dụng thời điểm. Mặc dù đã đưa lực lượng ra Trường Sa và có những hoạt động đe dọa từ đầu năm 1988, nhưng thời điểm được Trung Quốc lựa chọn nổ súng rơi đúng vào 14.3.1988 cũng là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được tổ chức tại Hà Nội! Một khi họ đã có dã tâm thì chuyện “tang gia bối rối” lại trở thành điều có thể lợi dụng được!

    [​IMG]
    Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc - Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên đảo Len Đao (quần đảo Trường Sa) - Ảnh: D.Đ.Minh

    Câu chuyện xảy ra ngày 14.3.1988 tại Trường Sa đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Sự hy sinh của những người lính Việt Nam 25 năm trước là một lời nhắc nhở tới 90 triệu người đồng bào hôm nay, trước hết là những người có trọng trách với dân tộc, không bao giờ được quên 3 điều:

    Một là, lòng tin phải được đặt đúng chỗ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng không phải là lời nói mà là hành động. Các đấng quân vương Trung Hoa từ xưa đến nay và từ nay về sau đều là những bậc thầy về nghệ thuật “nói một đàng làm một nẻo”. Tin vào những điều mà giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh nói không khác gì chuyện “gửi trứng cho ác”!

    Hai là, cần phải hiểu về con đường mà Trung Quốc lựa chọn. Những toan tính và hành động của Trung Quốc liệu có phải là một quốc gia cộng sản đồng chí như họ từng miêu tả hay thực tế là chính sách dân tộc nước lớn vị kỷ?

    Việc vô cớ đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng, bất kể quốc gia đó phát triển theo đường lối nào cũng là đi ngược lại những nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế và phản bội đối với chủ nghĩa Marx - Lênin mà Trung Quốc từng sử dụng như một chiêu bài.

    Láng giềng là vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi, trừ phi có một trận siêu động đất đẩy hai quốc gia ra xa nhau!

    Việt Nam cần và mong muốn có một mối quan hệ hữu nghị, ổn định, lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ ấy cần được đặt trong sự tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề “bất biến” là chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức được điều này, lệ thuộc vào những yếu tố “ứng vạn biến” như “mười sáu chữ”, “bốn tốt” có thể dẫn đến những bước đi sai lầm mang lại hậu quả lớn cho quốc gia, dân tộc!

    Chúng ta đã có được bài học đắt giá khi rơi vào cảnh bị cô lập trên trường quốc tế từ 1979-1990. Bài học ấy cùng với sự kiện 14.3.1988 mách bảo chúng ta rằng bị cô lập không đồng nghĩa với có độc lập, mà ngược lại, bị cô lập sẽ dẫn đến thảm họa, thậm chí mất cả độc lập và chủ quyền quốc gia.

    Các nhà sử học Việt Nam chân chính và những người Việt có lương tâm trong sáng sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, mổ xẻ, soi xét sự kiện 14.3.1988 một cách khách quan để rút ra bài học bổ ích cho những người Việt hiện nay và các thế hệ mai sau.

    Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc không thuộc sở hữu riêng của riêng ai. Nó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc.

    Liêm Thạch
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...em-cac-dao-cua-viet-nam-vao-thang-3-1988.aspx
  6. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Khỏi cần đâu bác nó chỉ cần xây cái giống như nhà giàn DK của ta là ok roài.

    ngẫm lại thấy các cụ nhà ta cũng hay, nếu k xây mấy cái nhà giàn trên mấy cái bãi đó chắc giờ này cũng mệt mỏi với hán cẩu, nhà giàn DK giống như những chiếc kim nhọn đâm vào "lưỡi bò" của hán cẩu vậy[r2)][r2)]
  7. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.065
    Đã được thích:
    2.540
    'Chúng ta đã đề phòng Trung Quốc chiếm Gạc Ma'

    "Sau chiến tranh biên giới năm 1979, khi xuất quân ra Gạc Ma quân ta đã có đề phòng. Quân chủng Hải quân đã lường đến tình huống có xung đột vũ trang và quán triệt phải chiến đấu để giữ đảo", thượng tá Hoàng Hoan nói.
    > Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988 / 'Sẵn sàng để máu mình tô thắm cờ tổ quốc'

    Thượng tá Hoàng Hoan từng giữ chức Phó chỉ huy chính trị Trung đoàn 83 (Quân chủng Hải quân) giai đoạn 1988 - 1997 và là người trực tiếp chỉ huy Trung đoàn khi lính Trung Quốc đổ bộ đánh chiếm trái phép đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 trao đổi với VnExpress.net xung quanh trận đụng độ này.

    [​IMG]
    Thượng tá Hoàng Hoan mô tả lại thời khắc xảy ra trận đụng độ 14/3/1988 trên tấm bản đồ. Ảnh: Nguyễn Đông.
    - Bối cảnh tình hình tại quần đảo Trường Sa như thế nào vào giai đoạn xảy ra trận đụng độ Gạc Ma năm 1988 thưa ông?

    - Năm 1976, Quân chủng Hải quân chỉ đạo chiến sĩ đi kiểm tra các đảo chìm, cắm mốc chủ quyền. Tháng 10/1987 tình hình trên quần đảo Trường Sa rất phức tạp, Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Cuối năm 1987, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, trong đó gồm cả việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội. Nhiệm vụ cấp bách nên sau Tết Nhâm Thìn, các chiến sĩ vào cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

    20h ngày 11/3/1988, tàu HQ 604 (Lữ đoàn 125) của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhận lệnh xuất phát từ Cam Ranh chở theo 70 bộ đội công binh của Trung đoàn 83 và 22 bộ đội của Lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma. Khi bộ đội đang chuyển vật liệu lên đảo thì ba tàu chiến Trung Quốc áp sát, giật cờ, nã súng xâm chiếm đảo Gạc Ma trái phép. Sau đó, tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu HQ 605 đang bảo vệ và xây dựng đảo Len Đao và tàu HQ 505 canh giữ Cô Lin.

    Trước khi xảy ra xung đột vũ trang tại Gạc Ma, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có tranh chấp ở đảo Châu Viên (thuộc quần đảo Trường Sa). Hai tàu của Hải quân Việt Nam chuẩn bị vào đảo thì phía Trung Quốc đã kéo nhiều tàu đến, buộc quân ta phải rút về Đá Đông.

    - Trong tình hình đó Việt Nam đã có những chuẩn bị gì trước thời điểm Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma?

    - Do có kinh nghiệm từ chiến tranh biên giới năm 1979 nên khi xuất quân ra Gạc Ma quân ta đã có đề phòng. Quân chủng Hải quân đã lường đến tình huống có xung đột vũ trang. Lãnh đạo Quân chủng quán triệt nhiệm vụ với chiến sĩ tham gia nhiệm vụ là nếu có biến cố thì bằng mọi giá phải chiến đấu để giữ đảo.

    Lúc này, lực lượng công binh ra Trường Sa có nhiệm vụ xây dựng nhà chòi cho bộ đội ở, tạo thành thế trận vững chắc trên biển. Tâm thế của hải quân Việt Nam lúc đó là làm nhiệm vụ xây dựng trên đảo thuộc chủ quyền của mình. Tàu HQ 604 và HQ 605 là những tàu vận tải, vũ khí trang bị chỉ có AK và súng trường. Chủ trương của trung ương khi đó là không để chiến sự xảy ra ở Trường Sa.

    [​IMG]
    Chiến sĩ ở đảo chìm Len Đao làm nhiệm vụ canh giữ chủ quyền. Ảnh: Nguyễn Đông
    - Khi xảy ra chiến sự ở Gạc Ma, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đã có những động thái như thế nào thưa ông?

    - Sở chỉ huy Quân chủng lúc đó ở Vùng 4 Hải quân (Cam Ranh, Khánh Hòa), trực tiếp chỉ huy các lực lượng. Còn Trung đoàn 83 đóng quân cách Sở chỉ huy gần 1 km. Khoảng 8 - 9h sáng 14/3, đất liền nghe đài phát thanh (lấy lại tin của Bộ Quốc phòng) thông báo xảy ra chiến sự ở Gạc Ma.

    Bộ Quốc phòng chỉ đạo bằng mọi giá phải kiên quyết giữ được chủ quyền tại 3 cụm đảo này. Thượng tướng Giáp Văn Cương (chỉ huy trực tiếp Vùng 4 Hải quân và là Đô đốc đầu tiên của Hải quân Việt Nam) điều các tàu đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa có trách nhiệm cấp cứu thương binh đưa về đảo Sinh Tồn. Ông điện cho Bộ Quốc phòng yêu cầu điều thêm tàu cứu hộ cấp cứu chiến sĩ.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc nước này xâm phạm chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, đặc biệt là gây xung đột vũ trang tại đảo Gạc Ma.

    - Khi đó các lực lượng trên quần đảo Trường Sa đã hiệp đồng ra sao thưa ông?

    - Trận xung đột đã gây cho quân ta thiệt hại rất lớn, hai tàu chìm, một tàu hư hỏng, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị phía Trung Quốc bắt làm tù binh. Lúc đó, phía ta cũng có nhiều ý kiến khác nhau về quyết định đánh hay không đánh.

    Bản thân chỉ huy trưởng Giáp Văn Cương muốn đánh, nhưng cuối cùng chúng ta đã quyết định đấu tranh bằng pháp lý để bảo vệ chủ quyền.
    [​IMG]

    Chiến sĩ hải quân của Trung đoàn công binh 83 làm nhiệm vụ xây dựng các đảo ở Trường Sa sau sự kiện Gạc Ma. Ảnh: Tư liệu Trung đoàn 83
    - Sau khi Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma, Hải quân đã có những hành động gì để giữ chủ quyền tại các đảo khác?

    - Dù gây tổn thất lớn cho binh đoàn nhưng tình hình lúc này phải bình tĩnh để xây dựng quyết tâm cho các chiến sĩ. Đêm 16/4/1988, Trung đoàn công binh 83 lại đưa bộ đội ra xây dựng đảo và riêng năm đó Trung đoàn lập kỷ lục với 20 khung đi đảo, có chiến sĩ đi đảo tới 5 lần.

    Ở hai đảo chìm Cô Lin và Len Đao được xây dựng hai nhà sắt (sà lan), mỗi nhà 25 tấn thép chuyển vượt gần 500 km từ đất liền ra vô cùng vất vả và chỉ kịp sơn chống gỉ. Việc xây dựng này theo chỉ đạo của Quân chủng Hải quân để xem động thái của Trung Quốc. Các lực lượng bảo vệ đảo được tăng cường giữ chủ quyền.

    Chính phủ cũng tổ chức phát động phong trào Hướng về Trường Sa với khẩu hiệu "Vì Trường Sa thân yêu" về cả tinh thần lẫn vật chất. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng quyết định giao nhiệm vụ cho 6 tỉnh Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình (Bình Định và Quảng Ngãi), Vũng Tàu - Côn Đảo, TP HCM, Phú Khánh (Khánh Hòa và Phú Yên), mỗi địa phương phải có trách nhiệm làm một nhà cấp một lâu bền cho một đảo bằng kinh phí và cả lực lượng tàu vận tải. Tỉnh Nghĩa Bình huy động đến 5 tàu chở vật liệu và 100 công nhân ra đảo Đá Lớn.

    Năm 1988, Trung Quốc đưa quân ra chiếm đóng bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Do các bãi đá này không có quân đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa tàu ra bảo vệ và cuộc chiến nổ ra ngày 14/3/1988. Phía Việt Nam chìm 2 tàu vận tải, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt làm tù binh. Từ đó, Trung Quốc chiếm giữ đảo Gạc Ma, còn Việt Nam vẫn giữ được đảo Cô Lin và Len Đao.
    Nguyễn Đông thực hiện
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/chung-ta-da-de-phong-trung-quoc-chiem-gac-ma/
    Dòng màu nâu: Ngày đó ta dùng SU-22 tấn công lại chắc là ac liệc lắm các bác nhĩ?
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    >> Kỳ 1: Những kỷ vật từ lòng biển Trường Sa http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/536984/truong-sa-khuc-bi-trang-14-3.html
    >> Kỳ 2: “Vòng tròn bất tử” trên bãi Gạc Ma http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/537171/ -vong-tron-bat-tu-tren-bai-gac-ma.html
    >> Kỳ 3: Khi tiếng súng lặng im http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/537311/khi-tieng-sung-lang-im .html
    >> Kỳ 4: Lá thư không người nhận http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/537444/la-thu-khong-nguoi-nhan.html
    >> Kỳ 5: Cuộc tìm kiếm dưới đáy biển Gạc Ma http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/537607/cuoc-tim-kiem-duoi-day-bien-gac-ma.html
    >> Kỳ 6: Ngày trở về... http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...truong-sa-khuc-bi-trang-14-3-ngay-tro-ve.html
    >> Kỳ 7: Tìm lại tên cho anh http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...c-bi-trang-14-3-ky-7-tim-lai-ten-cho-anh.html
    >> Kỳ 8: Trường Sa - khúc bi tráng 14-3: Đường về quê mẹ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...ng-sa-khuc-bi-trang-14-3-duong-ve-que-me.html
    >> Kỳ 9: Trường Sa - khúc bi tráng 14-3: Hai chiếc đài để lại http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...-khuc-bi-trang-14-3-hai-chiec-dai-de-lai.html

    Gạc Ma-tháng 3 không quên: Chủ động bảo vệ vững chắc chủ quyền http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...quen-chu-dong-bao-ve-vung-chac-chu-quyen.html

    Cuộc hội ngộ sau 25 năm http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/538071/cuoc-hoi-ngo-sau-25-nam.html

    "25 năm trước, khi nằm trên giường bệnh nghe bản tin buổi sáng của Đài Tiếng nói Việt Nam đọc danh sách những liệt sĩ hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao, ông Phan Văn Bé (ở Hòa Cường, Đà Nẵng) vừa chuẩn bị xuất viện bỗng ngã vật xuống, máu từ vết mổ sắp lành chợt bục ra, ông Bé vừa nghe tên con ông, Phan Văn Sự - chiến sĩ trung đoàn công binh E83 - có tên trong số những liệt sĩ vừa được cô phát thanh viên đọc trên đài.

    Và ông Bé đã trút hơi thở cuối cùng buổi chiều hôm đó. Hôm chúng tôi đến Hòa Cường thăm gia đình liệt sĩ Phan Văn Sự, bà Lê Thị Muộn - mẹ của liệt sĩ Phan Văn Sự - đang chuẩn bị làm đám giỗ, một cái giỗ chung cùng ngày cho chồng bà - ông Phan Văn Bé, và con trai Phan Văn Sự đã nằm lại dưới đáy biển Gạc Ma.

    Cũng đúng 25 năm sau sự kiện 64 liệt sĩ hải quân nhân dân Việt Nam hi sinh khi bảo vệ vùng biển đảo Trường Sa ấy, tại Đông Hà (Quảng Trị), ông Hoàng Sĩ - bố của liệt sĩ Hoàng Ánh Đông, liệt sĩ Gạc Ma năm nào - cũng trút hơi thở cuối cùng đúng vào dịp giỗ con trai mình."
  8. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Con người sinh ra rồi lại chết đi, nhưng tuyệt đại đa số loài người chết đi rồi thân xác của họ chỉ để dưỡng thêm cho đất, xanh thêm cho cỏ cây và họ chỉ tồn tại thoáng qua trong tâm tưởng của 1, 2 thế hệ con cháu trong dòng tộc sau này nhưng có những người mà sự sống và cái chết cùng tên của họ sẽ đi cùng năm tháng của 1 đất nước, 1 dân tộc và có thể của cả người ngoài nữa. Các ANH là 1 trong rất hiếm người như vậy ở đất nước này! Xin nghiêng mình trước các ANH!
  9. hinado

    hinado Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2010
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1.563
    "Thà hy sinh chứ không để mất đảo... Hãy để máu mình tô thắm lá cờ tổ quốc và truyền thống vinh quang của quân chủng hải quân"

    Chúng cháu ghi nhớ lời của chú! Các chú hãy yên nghĩ để thế hệ chúng cháu sẽ tiếp bước truyền thống cha anh.
  10. karate_hn

    karate_hn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2012
    Bài viết:
    3.632
    Đã được thích:
    415
    Những ngày này, Trường Sa sống trong tâm thức của hàng triệu con tim nước Việt.

    Xương máu Trường Sa, hay xương máu những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến vì tự do, độc lập chủ quyền Tổ quốc, đều linh thiêng. Xin đừng vô tình, vô cảm, và vô nghĩa - với họ!

    vietnamnet

Chia sẻ trang này