1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CQ - 88

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dongadoan, 03/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Bác Chiangshan ơi! Em thấy có thông tin thế này:

    "Sáng ngày 10/3/1988, phi công Vũ Xuân Cương đã thành công chuyến bay nhiệm vụ đầu tiên trên cường kích Su-22M từ Phan Rang ra tuần tiễu Trường Sa. Đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam ra tới Trường Sa".
    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201303/dieu-it-biet-ve-cach-bao-ve-Truong-Sa-cua-Khong-quan-VN-899145/

    "Lúc đó, phía ta cũng có nhiều ý kiến khác nhau về quyết định đánh hay không đánh.
    Bản thân chỉ huy trưởng Giáp Văn Cương muốn đánh, nhưng cuối cùng chúng ta đã quyết định đấu tranh bằng pháp lý để bảo vệ chủ quyền"
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/chung-ta-da-de-phong-trung-quoc-chiem-gac-ma/

    “Buổi sáng ra, tình huống trước lặp lại: Trung Quốc cho tàu áp sát uy hiếp, lần này nhiều hơn: 7 tàu chiến Trung Quốc và vô số xuồng nhỏ vây quanh uy hiếp. Hải quân Việt Nam vẫn kiên quyết bám đảo dù lực lượng của Việt Nam ít hơn rất nhiều. Hai bên liên tiếp gọi loa sang nhau khẳng định chủ quyền
    Lúc đó không khí căng như dây đàn, cả hai bên cùng chĩa súng vào nhau, sẵn sàng nhả đạn. Chỉ huy hai bên gọi loa sang nhau nói rất nhiều bằng tiếng Trung Quốc, tôi không hiểu lắm. Nhưng sau được nghe lại là phía Trung Quốc nói đây là đảo thuộc chủ quyền của họ, yêu cầu Việt Nam tránh xa. Phía mình cũng nói lại đây là chủ quyền của nước Việt Nam và chúng tôi đang thực hiện của chủ quyền của Việt Nam. Hai bên cứ trao đổi một hồi, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu. Được một hồi, 7 máy bay chiến đấu của Việt Nam bay từ đất liền ra quần đảo, phía tàu Trung Quốc tản ra và chúng tôi được yên ổn làm việc. Rất may hôm đó không xảy ra xung đột, không bên nào nổ súng”,

    7 em SU-22 này mà thịt 7 em tàu chiến kia thì không biết tổn thất 2 bên thế nào.
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chuyến của bác Cương ngày 10/3/88 là bay Su-22UM cùng với phi công LX. Còn theo ghi nhận thì đến 24/6/88 mới có chuyến bay nhiệm vụ đầu tiên ra Trường Sa hoàn toàn do phi công VN thực hiện.

    Như vậy nếu đợt CQ88 mà có Su-22 ra thì vẫn do phi công LX (là chính) thôi.
  3. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Nghĩ cũng buồn cười. Cái SG này tên đường trùng, đánh số và vô nghĩa thì ko kể hết. Chẳng lẽ hết nguồn tên? Chẳng lẽ 64 cái tên của các anh ko xứng đáng để đặt cho 1 con đường...?
    Ko nghĩ tới? Ko dám? hay vô tâm?
  4. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Lịch sử dựng nước, giữ nước của Việt Nam không chỉ có 64 cái tên của các anh nên bác đừng có thắc mắc làm gì, đừng áp đặt duy ý chí của mình vào.
  5. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Vậy sao rất nhiều những con đường vẫn được đánh số, trùng tên hay tên vô nghĩa? Ko hiểu những người có trách nhiệm họ nghĩ gì?! Có thiếu nguồn tên đâu!!?
  6. vmsvms

    vmsvms Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2012
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Giống với câu trả lời của câu hỏi sau "Tại sao không thấy CSGT bắt người đi xe đạp đi sai luật mà bắt người đi xe máy với ô tô"
  7. banmehyvong

    banmehyvong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/04/2013
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Thế bác không hỏi nốt là tại sao Việt Nam chúng ta cái gì cũng rối. Bác cố gắng tìm hiểu trong bài này nhé:xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
    18:9' 13/11/2012
    Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân cần được hoạch định trên cơ sở nhận thức đầy đủ điều kiện, môi trường công nhân lao động sản xuất và sinh sống.


    Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Các Đại hội của Đảng đều đề cập đến yêu cầu phát huy bản chất giai cấp công nhân và xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ra Nghị quyết “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Nghị quyết đã cụ thể hoá, bổ sung và phát triển các quan điểm của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh gắn với chiến lược phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.



    Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị số 23-KL/TW, ngày 08-4-2008 về những công việc cần cụ thể hoá để triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 Khoá X, Bộ Chính trị giao cho Đảng Đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng “Đề án chiến lược xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn tới”.
    Chiến lược đang trong quá trình xây dựng, nhưng các cơ sở lý luận ban đầu là cơ sở quan trọng giúp cho Đảng ta có những nhận định đánh giá đúng thực trạng về giai cấp công nhân Việt Nam để đề ra chiến lược xây dựng giai cấp công nhân.

    Để hình thành Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn đã dựa vào một số căn cứ quan trọng.

    Thứ nhất, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

    Tác động của sự bùng nổ thông tin và cách mạng tin học dẫn đến sự phát triển lực lượng sản xuất với tốc độ chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Ở một số nước phát triển, kinh tế tri thức đã đóng vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Cùng với quá trình tri thức hoá nền kinh tế, giai cấp công nhân sẽ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Lao động trí tuệ gia tăng và có vai trò là động lực thúc đẩy xã hội tiến lên. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cực kỳ quan trọng đối với giai cấp công nhân Việt Nam là cần nâng cao trình độ về mọi mặt, làm chủ khoa học - công nghệ, lao động sáng tạo, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    Thứ hai, thực trạng của giai cấp công nhân Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới.

    Đội ngũ công nhân ở nước ta hiện chiếm tỷ lệ khoảng 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội, làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tư nhân và tập thể, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm việc trong các hộ sản xuất kinh doanh cá thể), trong lĩnh vực công nghiệp hoặc có tính chất công nghiệp. Bên cạnh đó còn có một lực lượng lớn lao động Việt Nam đang làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài (chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp).

    Cùng với các giai cấp, tầng lớp và thành phần xã hội khác trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giai cấp công nhân nước ta là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước.

    Tuy vậy, sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân xuất thân từ nông dân chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống.

    Giai cấp công nhân còn hạn chế về phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân còn thấp. Một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội.

    Mặc dù nền kinh tế phát triển, nhưng nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần cũng như điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động của công nhân chưa được cải thiện rõ rệt.

    Thực trạng đó đòi hỏi cần tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đời sống ngày càng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá theo hướng hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế.

    Thứ ba, những xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam

    Giai cấp công nhân Việt Nam sẽ phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đồng thời có biến động sâu sắc về thành phần và cơ cấu. Theo đó, công nhân trong các thành phần kinh tế ngoài nhà nước ngày càng tăng nhanh về tỷ lệ; công nhân trong doanh nghiệp có xu thế giảm và ổn định, nhưng có trình độ và năng lực cao hơn. Công nhân nước ta có xu hướng thay đổi nơi làm việc nhiều hơn, sự di chuyển và biến động công nhân giữa các ngành nghề, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sẽ diễn ra thường xuyên. Giai cấp công nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển lực lượng sản xuất và đóng góp chủ yếu vào thu nhập quốc dân ở nước ta.

    Tuy nhiên, hiện tượng phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội trong giai cấp công nhân tiếp tục diễn ra sâu sắc, nhiều vấn đề liên quan đến giai cấp công nhân cũng cần được quan tâm như nhận thức chính trị, bản lĩnh giai cấp, trung thành với Tổ quốc, với lý tưởng của Đảng, tinh thần yêu nước, yêu nhân dân...

    Thứ tư, định hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020

    Việt Nam đã xác định phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là định hướng đúng và phù hợp với xu thế thời đại. Phát triển kinh tế, mở rộng đầu tư, tiếp xúc với khoa học công nghệ hiện đại tất yếu là điều kiện thuận lợi để phát triển giai cấp công nhân.

    Mục tiêu chiến lược xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam đến năm 2020

    Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh toàn diện, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu hợp lý, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao.

    [B]Xây dựng giai cấp công nhân có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; có ý thức pháp luật cao, phát huy truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu cho tinh hoa văn hoá của dân tộc; có lòng tự hào và tự tôn dân tộc, có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết và hợp tác quốc tế; có đủ năng lực lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là **********************. [/B]

    Nâng cao đời sống công nhân, đảm bảo việc làm ổn định, cải cách một cách cơ bản chính sách tiền lương cho công nhân lao động ở các doanh nghiệp, đảm bảo công nhân có nhà ở, phương tiện đi lại, được hưởng thụ các hoạt văn hoá văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí.

    Để thực hiện chiến lược xây dựng giai cấp công nhân đến năm 2020, cần tập trung các nhiệm vụ chủ yếu sau:

    Phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tạo điều kiện cho giai cấp công nhân tăng về số lượng. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ công nhân có trình độ cao, làm chủ được khoa học công nghệ, có kỹ năng lao động, có tác phong công nghiệp, có ý thức kỷ luật.

    Bổ sung, sửa đổi, xây dựng chính sách đào tạo, đào tạo lại công nhân; khuyến khích, tạo điều kiện cho công nhân tự học tập nâng cao trình độ; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề gắn với các ngành, các vùng kinh tế trọng điểm. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dành kinh phí thích đáng và thời gian cho đào tạo, đào tạo lại công nhân; có quy định bắt buộc mọi thành phần kinh tế khi sử dụng công nhân đã qua đào tạo tại các trường, các trung tâm phải đóng góp kinh phí đào tạo; phát triển đa dạng các hình thức, các thành phần kinh tế tham gia đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

    Xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân. Rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm và đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao thể chất cho công nhân. Nhà nước ban hành chính sách đầu tư để các tỉnh, thành phố xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng cho công nhân. Đề cao trách nhiệm, tính tự giác của người sử dụng lao động và của công nhân trong thực hiện chính sách, pháp luật. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong doanh nghiệp; có chế tài xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm.

    Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng và hoạt động của tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với công tác tuyên truyền, giáo dục trong công nhân. Quan tâm đến công tác giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tình hữu ái trong giai cấp công nhân. Nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân. Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những cán bộ ưu tú xuất thân từ công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất, tăng dần tỷ lệ cán bộ xuất thân từ công nhân trong bộ máy lãnh đạo các cấp của Đảng, Nhà nước, công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác.

    Coi trọng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, khuyến khích các doanh nghiệp ủng hộ, tạo điều kiện để thành lập và hoạt động của các cơ sở đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp. Có nhiều hình thức tăng cường và phát triển đảng viên tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, làm nòng cốt xây dựng tổ chức cơ sở đảng, công đoàn, đoàn thanh niên... Xây dựng giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh phải luôn được đặt trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, vì lợi ích chung của toàn dân tộc.

    Đổi mới tổ chức, tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân, hướng vào giải đáp kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra, qua đó cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

    Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân của tổ chức công đoàn luôn gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội./.

    Theo: tuyengiao.vn
    In bài này Gửi bài này
  8. nhuvaythoi

    nhuvaythoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2013
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    các bác cho em hỏi là ba em có tham gia cq88 này, biên chế trên tàu nào mà thuyền trưởng bị thương vì pháo của địch mất 2 chân vẫn ra lênh tàu ủi bãi rồi hi sinh( đoạn này e nghe bố kể hòi nhỏ nên nhớ ko rõ, giờ ko dám hỏi lại sợ ba em buồn)?
    Tiếp đó ba em cùng đồng đội chiến đâu, ba bảo bên nào đặt chân lên đảo trước thì là của mình.
    Ba em bị thương ở ngực, 2 viên đạn đi sát tim rât may no lệch đi một chút nên sống, giờ vẫn còn sẹo. hồi đấy ở nhà ông bà nội e đã nhận được giấy báo tử của ba em rồi, bà nội khóc ngất lên ngất xuống, sau đó ba em về mới biết còn sống.
    bây giờ ba em muốn vào hội cựu chiến binh nhưng họ chưa cho vi bảo chưa đến mốc. làm chế độ thì giấy tờ đã mất hết sau khi giải ngũ vì bão lũ. giờ chỉ có sổ đoàn viên và có giấy chứng nhận của cấp trên ba em hồi đó và đồng đội. bác nào biết về thủ tục và hướng dẫn dùm e được ko?, em cảm ơn trước.
  9. nhuvaythoi

    nhuvaythoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2013
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    các bác cho em hỏi là ba em có tham gia cq88 này, biên chế trên tàu nào mà thuyền trưởng bị thương vì pháo của địch mất 2 chân vẫn ra lênh tàu ủi bãi rồi hi sinh( đoạn này e nghe bố kể hòi nhỏ nên nhớ ko rõ, giờ ko dám hỏi lại sợ ba em buồn)?
    Tiếp đó ba em cùng đồng đội chiến đâu, ba bảo bên nào đặt chân lên đảo trước thì là của mình.
    Ba em bị thương ở ngực, 2 viên đạn đi sát tim rât may no lệch đi một chút nên sống, giờ vẫn còn sẹo. hồi đấy ở nhà ông bà nội e đã nhận được giấy báo tử của ba em rồi, bà nội khóc ngất lên ngất xuống, sau đó ba em về mới biết còn sống.
    bây giờ ba em muốn vào hội cựu chiến binh nhưng họ chưa cho vi bảo chưa đến mốc. làm chế độ thì giấy tờ đã mất hết sau khi giải ngũ vì bão lũ. giờ chỉ có sổ đoàn viên và có giấy chứng nhận của cấp trên ba em hồi đó và đồng đội. bác nào biết về thủ tục và hướng dẫn dùm e được ko?, em cảm ơn trước.
  10. Javelin

    Javelin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2010
    Bài viết:
    1.338
    Đã được thích:
    138
    Bạn vào http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,1056.0.html red một nick và hỏi ,có thể sẽ giúp được Bạn .

Chia sẻ trang này