1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Creative Day Vietnam 2006

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi Basten, 23/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Basten

    Basten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Ngày Sáng Tạo Việt Nam 2006
    ?oSáng tạo vì trẻ em và thanh thiếu niên thiệt thòi?​

    Chương trình Ngày Sáng Tạo Việt Nam của Ngân hàng Thế giới là một ?ohội chợ nhỏ? dành cho các sáng kiến giải quyết những thách thức đối với phát triển trong nước. Chương trình tìm kiếm và hỗ trợ trực tiếp các ý tưởng nhỏ có tính sáng tạo về phát triển ở cấp địa phương, những dự án này sau đó có thể được mở rộng hoặc nhân rộng. Chương trình này tạo cơ hội cho những cá nhân và tổ chức trong nước có ý tưởng sáng tạo được gặp gỡ, trao đổi ý kiến, chia sẻ thông tin và liên kết với những người có cùng mối quan tâm.

    Chủ đề của cuộc thi năm nay là ?oSáng tạo vì trẻ em và thanh thiếu niên thiệt thòi? với bốn chủ đề nhỏ: (i) Giáo dục có chất lượng cho trẻ em và thanh thiếu niên thiệt thòi; (ii) Trẻ em và thanh thiếu niên đường phố; (iii) Trẻ em và thanh thiếu niên thất học và thất nghiệp; và (iv) Sự tham gia của trẻ em và thanh thiếu niên trong xã hội.

    Chương trình bao gồm hai phần chính:

    ? Cuộc thi Sáng tạo ?" là một cuộc thi công khai có ban giám khảo chấm điểm, tại cuộc thi này vốn ban đầu sẽ được trao cho những đơn vị đề xuất các ý tưởng mang tính sáng tạo về những vấn đề liên quan đến ?oTrẻ em và thanh thiếu niên thiệt thòi? ở Việt Nam, và
    ? Diễn đàn Tri thức - là nơi các cá nhân và tổ chức đi đầu trong cộng đồng hỗ trợ phát triển sẽ tập trung để chia sẻ kinh nghiệm về chủ đề Trẻ em và thanh thiếu niên thiệt thòi.

    Chương trình do văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự án Giáo dục Tiểu học cho Trẻ khó khăn).

    Các chủ đề của giải thưởng sáng tạo

    Chủ đề nhỏ số 1: Giáo dục có chất lượng cho trẻ em và thanh thiếu niên thiệt thòi
    Đối với một nước có GDP bình quân đầu người là 430 đô-la Mỹ thì thành tích của Việt Nam về giáo dục cơ bản là khá ấn tượng. Gần 92% trẻ em nhập học bậc tiểu học và tỷ lệ học sinh nữ chỉ thấp hơn tỷ lệ học sinh nam rất ít.
    Tuy nhiên, nhiều trẻ em đang phải đối diện với nhiều khó khăn trong việc học mẫu giáo và tiểu học và/hoặc tham dự đầy đủ lớp học trong toàn niên khóa. Những trẻ em này, ví dụ như ở vùng xa, người dân tộc thiểu số, sống với người tàn tật và/hoặc học tập khó khăn và xuất thân trong các gia đình di cư, không được hưởng lợi từ các dịch vụ giáo dục và có nguy cơ không được hưởng các cơ hội bình đẳng như các trẻ em khác. Việc này có thể tác động đến sự phát triển, việc học tập và sự chuyển tiếp từ thời thơ ấu lên trưởng thành của các em.
    Những yếu tố góp phần gây thiệt thòi về giáo dục: Trẻ em chịu thiệt thòi về giáo dục ở Việt Nam có nguy cơ chịu rủi ro do các yếu tố trong trường học, gia đình, và môi trường kinh tế xã hội nơi các em sinh sống gây ra. Các yếu tố rủi ro dễ nhận thấy nhất như sau:
    ? Sự nghèo túng và chi phí mà cha mẹ phải gánh vác, có thể dẫn tới việc các em không đi học, bỏ lớp bỏ học
    ? Một số trẻ em không có khả năng phát triển trong lớp vì các em có vấn đề thường xuyên về sức khỏe hoặc dinh dưỡng, hoặc vì các em đi học nhưng có rào cản về ngôn ngữ;
    ? Các hộ gia đình và cộng đồng không phải lúc nào cũng có thể tạo môi trường thuận lợi cho trẻ em đi học (chẳng hạn, trong một số cộng đồng, họ rất cần trẻ em lao động và xảy ra tình trạng nghèo đói và mù chữ giữa các thế hệ);
    ? Một số trẻ em đặc biệt dễ chịu tác động của những thay đổi về điều kiện xã hội và suy thoái kinh tế, nhiều trường học và địa điểm dạy học thiếu trang thiết bị hoặc không được tổ chức để đạt hiệu quả về mặt nguồn lực, quản lý, hay nghiệp vụ giảng dạy;
    ? Trường học, nhất là các trường cấp dưới, thường không có đủ nguồn lực và hỗ trợ về tài chính, thể chế, nhân lực và vật chất.
    Cho dù trẻ em có thể học xong giáo dục bậc tiểu học, nhưng nhiều em không thể học tiếp bậc phổ thông cơ sở do các trở ngại tương tự - về giới tính, khoảng cách tới trường, khó khăn kinh tế và khuyết tật. Nếu trẻ em chưa có điều kiện hoàn thành giáo dục tiểu học, thì hầu như không có sự hỗ trợ nào cho trẻ em hoặc thiếu niên phát triển tay nghề để bảo đảm khả năng tự túc trong tương lai. Hậu quả có thể là điều kiện sống chỉ đủ để tồn tại hoặc em đó buộc phải chuyển ra khu vực thành thị để tìm phương kế sinh nhai khác.

    Chủ đề nhỏ thứ 2 ?" Trẻ em và thanh thiếu niên đường phố

    Hiệp hội thanh niên Việt Nam ước tính có khoảng 50.000 trẻ em đang sống và lao động trên hè phố. Nhiều em xuất thân từ gia đình di cư, những em khác thì tự chuyển đến thành thị để thoát khỏi điều kiện sống khắc nghiệt ở vùng nông thôn với hy vọng kiếm được ít tiền mà đối với gia đình các em là rất cần thiết, có đến một phần tư các em chạy trốn khỏi hoàn cảnh tan vỡ gia đình hoặc bị ngược đãi.

    Những em này rất dễ có nguy cơ trở thành nạn nhân của sự lạm dụng ********, khiến các em dễ bị lây nhiễm HIV/ AIDS, nghiện ngập ma túy, vi phạm luật pháp và nhiều em trở thành tội phạm. Nhiều trẻ vị thành niên khác có số phận còn đau lòng hơn. Hầu như ít người biết về mức độ thực sự buôn bán trẻ em và phụ nữ nhưng có bằng chứng cho thấy số lượng này đang tăng lên ?" bị bán để làm ?~vợ?T qua biên giới Trung Quốc hay để làm như nô lệ trong nhà chứa.

    Phương pháp truyền thống để quản lý trẻ em đường phố là đưa các em về, giam giữ một thời gian, và sau đó trả các em về lại với gia đình. Tuy nhiên nhiều em lại bỏ nhà đi vì những phức tạp trong gia đình và vì các em không tự nguyện trở về nhà, hoặc gia đình không thể chăm sóc các em được. Do vậy, những em này sớm quay lại đường phố để kiếm sống bằng cách ăn xin hoặc bán mình. Những em này đặc biệt dễ bị lạm dụng sức khỏe và ********.

    Chủ đề nhỏ thứ 3 ?" Trẻ em và thanh thiếu niên thất học và thất nghiệp

    Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi của thanh thiếu niên từ ghế nhà trường sang môi trường công việc. Ngày nay, nhiều thanh niên gia nhập thị trường lao động do túng thiếu. Mặc dù tiềm năng được hưởng lợi từ những thành công kinh tế xã hội của đất nước trong 15-20 năm qua là đáng kể, nhưng thanh niên Việt Nam đang phải đối diện với hàng loạt những thách thức mới. Chẳng hạn, bất bình đẳng, phâp cấp xã hội và thất nghiệp đã xuất hiện. Việc giảm biên chế trong khu vực công cùng với mức đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thấp cho thấy cơ hội việc làm chỉ còn giới hạn trong khu vực nông nghiệp chiếm ưu thế, tại đó tình trạng thiếu việc làm và nghèo đói vẫn còn phổ biến cho dù đang giảm dần.

    Trong hoàn cảnh này, chính phủ Việt Nam đặt ưu tiên cho việc tạo cơ hội việc làm tốt, nâng cao trình độ tay nghề và chống thất nghiệp, với trọng tâm đặc biệt đặt vào thanh niên. Các chính sách của chính phủ đến nay chưa định hướng lại được nguồn lực từ giáo dục phổ cập bậc sau đại học sang đào tạo hướng nghiệp và tay nghề cần thiết hơn.

    Theo số liệu từ cuộc Khảo sát đánh giá thực trạng thanh thiếu niên Việt nam năm 2003, khoảng 20% thanh niên thất học cho biết họ bỏ học vì nghĩa vụ phải làm việc vì sự tồn tại của gia đình, khoảng 35% thất học nhưng có đi làm, và 25% khác cho biết họ không đi học nhưng cũng không đi làm.

    Thực tế là phần lớn thanh niên không làm việc và thất học đang tiếp tục gây sức ép việc làm lớn lên xã hội. Hàng năm, Việt Nam phải tạo ra 1,5 triệu việc làm mới. Số lượng thanh niên gia nhập thị trường lao động ước tính là 1,4 triệu người mỗi năm. Ngoài ra, còn có khá đông thanh niên xuất ngũ. Nhiều người trong số họ chưa được đào tạo hướng nghiệp, và vì hầu như không có tay nghề, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn khi trở lại xã hội dân sự.

    Trung tâm của vấn đề là số lượng và chất lượng việc làm dành cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay. Khoảng hai phần ba thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24 làm việc trong các nông trại hộ gia đình nhỏ và trong khu vực phi chính thức mà phần lớn tính chất công việc có đặc điểm là chất lượng thấp, không đủ việc làm, không bảo đảm và vi phạm an toàn lao động. Nhiều thanh niên thất học hiện đang làm việc để kiếm sống cho gia đình bằng những công việc có thu nhập thấp và mua bán lặt vặt.

    Thất nghiệp có thể dẫn tới vòng luẩn quẩn của bạo lực, nghiệp ma túy, phá hoại, và các vấn đề khác. Những người bỏ học sớm mà không có việc làm ổn định có thể đi theo con đường kiếm sống nguy hiểm như mại dâm và tội phạm, và bản thân họ có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS, bị buôn người và bóc lột sức lao động trẻ em. Tình hình còn xấu hơn đối với trẻ em đường phố, tàn tật, dân tộc thiểu số, mồ côi, v..v?

    Bằng việc giảm tỷ lệ thất nghiệp, cung cấp dịch vụ việc làm và tăng cường khả năng xin được việc làm cho thanh niên sẽ giúp trẻ em và thanh thiếu niên thoát khỏi hè phố, giảm số lượng các em phải kiếm sống trên hè phố, tạo cơ hội cho các em tàn tật và sống ngoài lề xã hội, nhờ vậy giảm nguy cơ mà trẻ em và thanh thiếu niên thiệt thòi phải đối diện.

    Chủ đề nhỏ số 4 ?" Chủ đề xuyên suốt ?" Sự tham gia của trẻ em và thanh thiếu niên

    Mặc dù trẻ em là công dân chính thức của quốc gia và được hưởng các quyền nhất định, nhưng độ tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn mà các em hoàn thành quá trình trở thành công dân đầy đủ. Nói cách khác, vào thời điểm các em ở độ tuổi giữa 20 và 30, các em thường có gần đủ toàn bộ quyền và nghĩa vụ công dân (nộp thuế, phục vụ trong quân đội, và hưởng các quyền dân sự, chính trị và xã hội ở mức mà nhà nước cho phép). Và các em cũng tham gia vào các tổ chức xã hội dân sự. Sự chuyển đổi này có liên quan nhiều đến việc hình thành tính cách của thanh thiếu niên.

    Các em sẽ phải đối diện với một thế giới trong đó thanh thiếu niên cảm thấy mình không có tiếng nói trong việc ra quyết định có ảnh hưởng lớn đến tương lai của bản thân, chứ chưa nói đến tương lai của cộng đồng hoặc đất nước. Khi thanh niên cảm thấy vô vọng, các em có nguy cơ làm những việc liều lĩnh mà phải trả giá đắt cho bản thân và cho xã hội nói chung.

    Đối với những thanh thiếu niên nghèo hơn sinh sống trong các khu nhà ổ chuột, ngoại ô, và các vùng lân cận thành thị, các quyền công dân chính thức ?" như an toàn cá nhân và giáo dục ?" không được thực thi, và quan hệ với chính quyền chủ yếu là phản đối sự xa lánh và phân biệt đối xử. Đối với nhiều thanh thiếu niên này, bạo lực, bất ổn, không có cơ hội kinh tế, và ý thức thấp về bản thân và tự trọng khiến việc tham gia vào xã hội rộng hơn trở nên khó khăn.

    Sự tham gia của thanh thiếu niên (và trẻ em trong trường hợp có thể) với tư cách là một bên hữu quan, người ra quyết định và người hưởng lợi ở tất cả các cấp ?" từ cấp chiến lược cho đến thiết kế chương trình, từ triển khai cho đến đánh giá ?" là rất quan trọng vì việc này liên quan tới chính sách và biện pháp can thiệp ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những thanh thiếu niên này. Việc này sẽ đảm bảo thanh thiếu niên làm chủ quá trình phát triển đồng thời tăng cường hiệu lực của các biện pháp can thiệp trong việc tiếp cận thanh thiếu niên. Việc này sẽ xác lập những điều kiện nhờ đó thanh thiếu niên có sự chọn lựa và cơ hội để tác động tích cực đến cuộc sống của chính bản thân các em, cũng như cuộc sống của gia đình, cộng đồng và đất nước.

    Để đạt được điều này, cần hợp nhất quan điểm, ý kiến và sức lực của thanh thiếu niên không chỉ với tư cách là đối tượng hưởng lợi của chương trình mà còn với tư cách là người tham gia chủ động tích cực vào việc xác định và triển khai những chương trình này. Thanh thiếu niên phải tích cực tham gia vào việc ra quyết định và định hình những gì có thể hỗ trợ các em tốt nhất trong việc giải quyết những thách thức đặc trưng của lứa tuổi mình.
  2. Basten

    Basten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0

    Hạn nộp bài dự thi:​
    Các bài dự thi phải gửi đến Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam hạn chót là vào hồi 17:00 ngày 28 tháng 4 năm 2006. Các tài liệu dự thi có thể viết bằng tiếng Việt, hoặc tiếng Anh (nếu có thể) và phải theo đúng mẫu của đơn dự tuyển (application form). Chúng tôi sẽ thông báo đến tác giả của những bài dự thi được chọn qua vòng sơ tuyển vào giữa tháng 5 và mời những tác giả này tham gia trình bày tại cuộc thi được tổ chức ở Hà Nội vào trung tuần tháng 6. Cá nhân và đơn vị trúng giải sẽ phải tiến hành thêm một số thủ tục để được nhận giải thưởng tài chính.
    Yêu cầu đối với những đối tượng tham dự​
    :
    Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cùng các nhà tài trợ khác và Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lựa chọn đề án để trao giải một cách riêng biệt và độc lập như sau:
    ? Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cùng các nhà tài trợ khác sẽ trao giải thưởng cho các đề án sáng tạo của tất cả các cá nhân và tổ chức Việt Nam, bao gồm các tổ chức phi chính phủ (NGOs), cơ quan nhà nước địa phương, các doanh nghiệp về phát triển nhà nước và tư nhân có đề tài riêng về thanh niên hoặc đề tài cho cả trẻ em lẫn thanh thiếu niên.
    ? Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trao giải cho các đề tài sáng tạo của các tổ chức (không dành cho cá nhân), bao gồm các tổ chức phi chính phủ (NGOs), cơ quan nhà nước địa phương, các doanh nghiệp về phát triển nhà nước và tư nhân làm đề tài chỉ về trẻ em.
    Giải thưởng dành cho các cá nhân và tổ chức Việt Nam. Các tổ chức quốc tế chỉ có thể tham dự cuộc thi cùng với một đối tác Việt Nam, trách nhiệm triển khai chính của dự án sẽ do đối tác này đảm nhận.
    Đối tượng tham gia cần phải tuân theo những quy định sau:
    ? Có kế hoạch hoàn thành dự án trong vòng một năm;
    ? Được cộng đồng và địa phương ủng hộ và phải thu hút và duy trì được sự tham gia của những người hưởng lợi;
    ? Có những ý tưởng, phương pháp tiếp cận và những giải pháp sáng tạo;
    ? Góp phần vào những nỗ lực của quốc gia nhằm cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục chính thức và không chính thức; khả năng tiếp cận thị trường lao động; và để trẻ em và thanh thiếu niên tham gia vào các hoạt động của cộng đồng và xã hội nói chung; và
    ? Chứng minh khả năng triển khai dự án.
    Tiêu chí đánh giá:
    Giải thưởng sẽ được trao cho những đề xuất bám sát những chủ đề đặt ra và phải đáp ứng các tiêu chuẩn về tính sáng tạo. Định nghĩa của chúng tôi về sáng tạo là việc giới thiệu khái niệm mới, dịch vụ mới hay cách làm mới bằng việc áp dụng thành công những ý tưởng mới. Công tác đánh giá sẽ dựa trên, nhưng không chỉ giới hạn trong, khả năng đáp ứng những chỉ tiêu sau đây:
    ? Dự án giải quyết tốt một vấn đề trong các chủ đề nêu trên và trình bày giải pháp khả thi cho vấn đề đó;
    ? Dự án phải có tính sáng tạo;
    ? Được cộng đồng và địa phương ủng hộ hoặc có kế hoạch thuyết phục để thu hút và duy trì được sự tham gia của những người hưởng lợi;
    ? Dự án phải có kết quả khả thi và có tính bền vững;
    ? Có tính khác biệt so với những gì đã được thực hiện từ trước đến nay hoặc đang được thực hiện; và
    ? Có khả năng nhân rộng hoặc áp dụng lại tại cộng đồng hoặc những nơi khác.
    Dự kiến sẽ có ít nhất 30 giải thưởng do Ngân hàng thế giới và Dự án Giáo dục Tiểu học cho Trẻ khó khăn sẽ được trao trong một cuộc thi công khai. Mỗi giải thưởng sẽ có giá trị tối đa 10.000 đô la Mỹ để thực hiện dự án. Giá trị cuối cùng của giải thưởng có thể khác nhau và sẽ được quyết định dựa theo nhu cầu cụ thể của từng dự án được chọn.
    Để có thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng gọi số 1900 ?" 1734 để sử dụng dịch vụ điện thoại trả lời tự động hoặc liên hệ với:
    Chị Ngô Kiều Anh Chị Lưu Thu Thủy
    Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. PEDC
    Tầng 8, 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội 57a phố Trần Phú
    ĐT: (04) 934-6600 máy lẻ 335 ĐT. (04) 734 2092 máy lẻ 207
    Fax: (04) 934-6597 Fax. (04) 734 2091
    Thư điện tử: vietnam@worldbank.org Thư điện tử: thuy.pcu@pedc.org.vn
  3. Basten

    Basten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    PHỤ LỤC:
    Định nghĩa về ?othiệt thòi?
    Thiệt thòi là trường hợp một cá nhân không thể có hoặc không thể được tạo cho cơ hội như tiếp cận giáo dục tiểu học, giáo dục bậc cao hơn, hay việc làm để có thể tự lập, đây được xem là quyền cơ bản của tất cả cá nhân trong cộng đồng và xã hội nói chung. Trẻ em bị thiệt thòi nghĩa là quá trình chuyển đổi từ thời thơ ấu sang niên thiếu tạo nên một tương lai không chắc chắn với khả năng chậm phát triển, hầu như không có trình độ hoặc trình độ yếu kém, và cơ hội phát triển rất hạn chế. Thanh thiếu niên bị thiệt thòi nghĩa là trong giai đoạn chuyển đổi lên thời kỳ trưởng thành có kỹ năng và cơ hội hạn chế, và có nguy cơ giảm thu nhập hoặc phải sống trong cảnh nghèo túng.
    Việc chịu thiệt thòi gây ra nguy cơ trẻ em và thanh thiếu niên không có khả năng tiếp cận những dịch vụ như nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Việc này có thể làm cho các em cảm thấy bị tách ra khỏi cộng đồng đang chung sống, tăng di cư vào thành thị và không có khả năng tham gia hay đảm nhận trách nhiệm xã hội cho hành vi của mình.
    Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cung cấp và phát triển nhanh những dịch vụ này, tuy nhiên một số trẻ em và thanh thiếu niên chưa được hưởng lợi từ những bước phát triển này và thấy mình bị tách ra khỏi xã hội, không đủ trình độ và/hoặc bị tước quyền công dân. Hậu quả là trẻ em và thanh thiếu niên bất mãn với tương lai không được đảm bảo.
    Định nghĩa về Trẻ em và thanh thiếu niên
    Trẻ em được định nghĩa là trong độ tuổi từ 4 đến 14. Trẻ em có quyền cơ bản là được tham gia và học xong giáo dục bậc mẫu giáo và tiểu học, được cung cấp các dịch vụ y tế và bảo trợ xã hội để đảm bảo sự phát triển và khỏe mạnh, và có tiếng nói trong việc ra quyết định có ảnh hưởng tới các em. Mặc dù có quyền cơ bản này, nhưng nhiều trẻ em, đặc biệt là ở các vùng xa và vùng núi của Việt Nam, lại gặp phải những rào cản đối với việc được hưởng cơ hội và khả năng tiếp cận dịch vụ một cách bình đẳng. Nhiều rào cản trong số này là do địa hình và khó khăn trong việc hỗ trợ trẻ em và gia đình các em tại các địa phương xa xôi. Tuy nhiên, những rào cản khác ví dụ tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai, giới tính, nghèo đói, không có gia đình và/hoặc gặp khó khăn trong học tập và phát triển, là những yếu tố chính cản trở thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em.
    Định nghĩa về thanh thiếu niên thì phức tạp và còn có nhiều tranh cãi, nhưng phổ biến nhất là định nghĩa dùng trong chương trình Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ - đó là những người nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24. Tuổi thanh thiếu niên nói chung được xác định là giai đoạn một người chuyển từ thời kỳ sống phụ thuộc (tuổi thơ) sang thời kỳ sống độc lập (tuổi trưởng thành). Quá trình chuyển tiếp này gồm một số giai đoạn phổ biến với các thách thức đặc trưng như sau:
    ? Thời kỳ chuyển tiếp từ đi học đến tìm việc làm và nguồn thu nhập độc lập.
    ? Giai đoạn chuyển sang cuộc sống độc lập. Khi thanh niên trưởng thành và sống độc lập, họ bắt đầu có ý thức lớn hơn về kiểm soát cơ thể và hành động của mình. Sự độc lập hơn nghĩa là họ có cơ hội lớn hơn để trải nghiệm cuộc sống nhưng lại được bảo vệ ít hơn trước những hậu quả mà mình gây ra.
    ? Giai đoạn chuyển sang công việc/đi làm. Những quyết định về việc khi nào làm gì, loại hình công việc nào nên làm, cần phát triển kỹ năng nào, và làm việc ở đâu sẽ có ảnh hưởng lớn đối với họ và xã hội.
    Vậy tại sao chúng ta nên gộp chung trẻ em và thanh thiếu niên vào cùng một nhóm?
    Nghèo đói: nhiều chỉ số đánh giá nghèo đói bằng thu nhập và phi thu nhập thấp hơn nhiều trong nhóm trẻ em và thanh thiếu niên; và ngày nay, hai độ tuổi này chiếm đa số trong người nghèo.
    Khả năng dễ tổn thương nhất: trong số người nghèo, trẻ em và thanh thiếu niên là nhóm dễ bị tổn thương nhiều hơn trong thời kỳ kinh tế suy thoái và do tác động của các cú sốc bên ngoài (ví dụ thể hiện qua tình trạng suy dinh dưỡng, bỏ học để giúp đỡ gia đình, thất nghiệp trong thanh niên, các hành vi bạo lực, vân vân).
    Rủi ro cao nhất: hai nhóm tuổi này đại diện cho hai giai đoạn có nguy cơ chịu tác động tâm lý và xã hội cao nhất trong vòng đời. Trong những năm đầu, nguy cơ này thể hiện qua ví dụ việc suy dinh dưỡng, không được quan tâm chăm sóc và bệnh tật dẫn đến khả năng chậm phát triển và học tập khó khăn. Trong giai đoạn thiếu niên và trưởng thành ban đầu, nguy cơ này thể hiện qua sự trải nghiệm và chịu rủi ro lớn hơn, chẳng hạn: có hành vi quan hệ giới tính rủi ro cao (ví dụ từ HIV), phạm tội, thiếu dinh dưỡng, hút thuốc lá và nghiện ma túy.
    Thời kỳ thơ ấu và thiếu niên là hai thời kỳ hữu ích và hiệu quả nhất để đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực. Nếu không đầu tư trong những năm đầu thì cái giá và hậu quả sẽ rất lớn đối với cá nhân và xã hội về sau.
    Được Basten sửa chữa / chuyển vào 19:54 ngày 23/02/2006

Chia sẻ trang này