1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Critical Regionalism - Chủ Nghĩa Địa Phương Phê Phán

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi Adamour, 20/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Critical Regionalism - Chủ Nghĩa Địa Phương Phê Phán

    Hầu như bất cứ KTS nào tại Việt Nam đều nghe câu nói cửa miệng "Một nền kiến trúc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Thế thì nó là cái gì?

    Tôi lập topic này mong làm rõ.

    Chủ Nghĩa Địa Phương Phê Phán​

    Chủ Nghĩa Địa Phương Phê Phán là một sự tiếp cận kiến trúc, đấu tranh chống lại sự thiếu địa điểm và thiếu ý nghĩa của Kiến Trúc Hiện Đại, bằng cách dùng sức mạnh của bối cảnh để mang lại một cảm giác về vị trí và ý nghĩa. Thuật ngữ Chủ Nghĩa Địa Phương Phê Phán (Critical Regionalism) được dùng trước tiên bởi Alexander Tzonis và Liane Lefaivre, và sau đó bởi nhân vật nổi tiếng Kenneth Frampton.

    Frampton đưa ra cái nhìn của ông trong bài viết ?oHướng về một Chủ Nghĩa Địa Phương Phê Phán: Sáu điểm của một nền kiến trúc kháng cự? (Towards a Critical Regionalism: Six points of an architecture of resistance). Ông gợi lại câu hỏi của một nhà triết học người Pháp, Paul Ricoeur (1913-2005): ?oLàm thế nào để trở nên hiện đại và quay về nguồn gốc; làm thế nào để làm sống lại một nền văn minh xưa đang say ngủ và tham gia vào nền văn minh chung?. Theo Frampton, Chủ Nghĩa Địa Phương Phê Phán nên chấp nhận kiến trúc hiện đại một cách cẩn thận vì những giá trị tiến bộ của nó, nhưng cùng lúc phải đề cao những phản ánh có giá trị của bối cảnh. Nên đặt trọng tâm vào địa thế, khí hậu, ánh sáng, những hình thức kiến tạo, hơn là phép phối cảnh, và nên chú trọng tới xúc giác hơn là thị giác. Frampton đã đúc rút từ Hiện Tượng Học (phenomenology) để bổ sung cho những những lập luận trên của mình.

    Thuật ngữ Hiện Tượng Học (phenomenology) là một cách tiếp cận Triết học bằng cách lấy kinh nghiệm trực giác của các hiện tượng (những gì thể hiện chính nó cho chúng ta thấy trong nhận thức) như điểm khởi đầu và thử rút ra từ nó những đặc trưng của các kinh nghiệm và bản chất của những gì chúng ta trải qua.

    Theo Tzonis vàLefaivre, Chủ Nghĩa Địa Phương Phê Phán không cần rút trực tiếp từ bối cảnh, đúng hơn là những thành phần có thể được bóc ra khỏi bối cảnh và sử dụng theo những cách khác lạ, không thông dụng. Ở đây mục đích là dùng cách ngẫm nghĩ và tự đánh giá để tạo ra nhận thức về sự gẫy vỡ và mất vị trí đã thành thục. (Nguyên gốc: As put forth by Tzonis and Lefaivre, Critical Regionalism need not directly draw from the context, rather elements can be stripped of their context and used in strange rather than familiar ways. Here the aim is to make aware of a disruption and a loss of place that is already a fait accompli through reflection and self-evaluation.)

    Chủ Nghĩa Địa Phương Phê Phán khác với Chủ Nghĩa Địa Phương, vốn cố gắng đạt được quan hệ một-một với nền Kiến trúc Bản xứ theo một cách có ý thức nhưng chưa cố ý tham gia vào nền kiến trúc phổ biến (universal).

    Chủ Nghĩa Địa Phương Phê Phán được coi là một kiểu của sự hưởng ứng hậu hiện đại tại các nước đang phát triển (không nên nhầm lẫn với Phong cách Kiến trúc Hậu Hiện Đại).

    Các kiến trúc sư sử dụng cách tiếp cận này trong một số công trình của họ là: B.V.Doshi, Charles Correa, Raj Rewal, và Tadao Ando.

    Tài liệu tham khảo:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Critical_Regionalism
    http://en.wikipedia.org/wiki/Paul_Ricoeur
    http://en.wikipedia.org/wiki/Phenomenology

    Link về Postmodernism tại trang tiếng Việt wikipedia:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn_tr%C3%BAc
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn_tr%C3%BAc_H%E1%BA%ADu_Hi%E1%BB%87n_%C4%91%E1%BA%A1i
  2. btvnnkl

    btvnnkl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là bạn có thể thấy được Chủ Nghĩa Địa Phương Phê Phán có thể là một hướng đi của nền ktVN. thông tin bạn đưa còn quá ít để mọi người thảo luận.bạn có thể lấy vị dụ cụ thể của KTS nào đó đưa lên dược chăng?
  3. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Vị kts VN đó chưa xuất hiện. Chủ đề này rất hay và thực tế, nhưng em bận quá không tham gia cùng bác Adamour được. Các tài liệu liên quan có thể tìm thấy rất nhiều tại link dưới đây:
    http://archnet.org/library/documents/
  4. asd1738

    asd1738 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi chúng ta không nên sử dụng cụm từ "nền kiến trúc truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc" nữa. Không phải tôi nói vậy là phủ nhận tính đặc thù khu vực như khí hậu ...,hay phủ nhận truyền thống.Mà tôi cho rằng yếu tố đấy chỉ là 1 trong rất nhiều phương pháp concept kiến trúc mà chúng ta có thể hướng tới. Infact có nhiều công trình kiến trúc đương đại tốt sử dụng vật liệu địa phương, hình thái kiến trúc địa phương.. Nhưng kiến trúc sư làm vậy không phải để diễn tả bản chất đặc thù của địa phương mà chẳng qua để làm công trình hoà nhập tốt với bối cảnh xung quanh tạo nên 1 motif chung .
  5. asd1738

    asd1738 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } [​IMG][​IMG][​IMG] Stone house ở Tavole,Itali(Herzog & de Meuron) sử dụng vật liệu đá địa phương .
    [​IMG]Alvaro Siza :Schilderswijk Ward Social Housing ,The Hague, Holland .
    Sử dụng hình thái kiến trúc địa phương(hệ thống cửa ra vào ,cửa sổ, vật liệu).
    Đều không phải nhấn vào cái gọi là "đậm đà bản sắc dân tộc" mà là tôn trọng cái urban context .kekeke..Với lại tớ có bảo phải thay thế nó đâu..kekeke.. Chẳng wa là đừng động đến nó nữa thôi..kekekkekeke
  6. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    "Đậm đà bản sắc dân tộc" chỉ là cụm từ các cụ ăn to nói lớn thích nói thôi. Tác giả topic này không tiếp tục nữa à?
  7. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nghĩa Địa Phương Phê Phán (CNDPPP):
    - Giúp kiến trúc dung hoà đặc tính địa phương và văn hoá toàn cầu
    - Ưu tiên cho cái đặc thù, hơn là những giáo điều chung
    - Không phải là "hoài cổ" hay "dân gian"
    Nguồn:
    http://rhineriver.blogspot.com/2004/10/critical-regionalism.html
    Có lẽ khi nào "đẻ" ra một con như thế sẽ hiểu hơn.
  8. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Đây là một nghịch ngợm của em về âm hưởng dân gian trong hình khối, post cho các bác xem chơi:
    [​IMG]

Chia sẻ trang này