1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cross culture

Chủ đề trong 'Anh (English Club)' bởi bad_girl_vn, 22/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bad_girl_vn

    bad_girl_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ Cross Culture, Giao thoa văn hoá chưa?

    Đối với những người học ngoại ngữ, việc nghiên cứu và tìm hiểu nền văn hoá của đất nước mà mình đang học thứ ngôn ngữ đó là một điểm tự nhiên và bình thường.
    Nhưng nếu bạn làm phép so sánh thì bạn sẽ thấy cực kỳ thú vị.

    Ví dụ nhé, cách chào hỏi trong tiếng Việt giống và khác với cách chào hỏi trong tiếng Anh như thế nào???

    Tiếng Anh: Hi, hello, good morning, good afternoon, good evening,...That's all. Bạn có thể áp dụng cách chào hỏi này cho tất cả mọi đối tượng, già trẻ, trai gái, thân quen, ....Có thể nói là khá đơn giản và dễ dàng.

    Tuy nhiên, trong tiếng Việt: bạn có thể chào hỏi theo cách thông thường: cháu (em, anh, chị, con, ....) chào cô ( bác, chú, thím,......) Bạn phải xem đối tượng mà bạn sẽ chào hỏi có mối liên hệ như thế nào với bạn, thì mới có được câu chào hợp lý. Chắc bạn không thể nói: cháu chào mẹ ạ được phải không???

    Đó là đơn cử cách chào hỏi thông thường đơn giản đầu tiên. Bên cạnh đó, nếu nghiên cứu sâu hơn về tiếng Việt, bạn sẽ thấy người Việt mình còn chào theo cách đặt câu hỏi. Ví dụ: bạn đang đi đường gặp bạn mình, bạn có thể chào bằng cách đặt câu hỏi :"Này, (ê,...) Đi đâu đấy?", ... ....

    Một cách nữa mà người Việt dùng cho việc chào hỏi, đó là nhận xét về một sự vật hiện tượng đang diễn ra. Ví dụ: đến chơi nhà bạn gặp cả nhà đang ăn cơm chẳng hạn, bạn có thể buông một câu nhận xét: nhà mình ăn cơm sớm (muộn) thế. Đó cũng là cách mà bạn chào hỏi mọi người.

    Nhìn chung, việc chào hỏi trong tiếng Việt phụ thuộc rất nhiều vào việc nhận biết được mối quan hệ giữa người chào và người được chào. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa cách chào trong tiếng Việt và trong tiếng Anh.

    Có thể nói, chào hỏi chỉ là một phần rất nhỏ mà bạn có thể nhận thấy trong việc so sánh đối chiếu giữa văn hoá tiếng Việt và văn hoá tiếng Anh.

    Now come on, let's join and share what you find out when you learn English.

    BADGIRL
  2. bad_girl_vn

    bad_girl_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Hey, chúng ta tiếp tục nha.
    Này nhé, bạn có bao giờ để ý rằng trong tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt, có những topic of conversation mà người ta có thể dùng cho các cuộc trò chuyện, còn có những chủ đề mà bạn không nên, (hay có thể nói không thể chấp nhận trong conversation) ???
    Ví dụ nhé, người Việt Nam rất thích hỏi (như điều tra hình sự) đối tượng mà mình mới biết, những câu hỏi mà đôi khi rất riêng tư. Như bạn trai nào mà đến nhà bạn gái chơi chắc chắn sẽ nhận được những câu hỏi đại loại như: Cháu bao nhiêu tuổi? Nhà cháu ở đâu? Bố mẹ cháu làm gì? Cháu đang làm ở đâu? Lương tháng bao nhiêu? .... Đại thể là rất nhiều, không kể xiết
    Tuy nhiên, trong văn hoá tiếng Anh, là một việc rất impolite nếu như bạn đặt những câu hỏi như vậy. Đặc biệt là những người mà bạn mới quen lần đầu thì hầu như là không có những câu hỏi như vậy. Người ta chọn những chủ đề mà không gây khó xử cho người đối diện. Đó là lý do tại sao, trong văn hoá tiếng Anh, người ta thích nói về Thời tiết, nói về những sự kiện hiện tại đang xảy ra, etc.
    And you, Can u point out some acceptable topics of conversation and unacceptable topics of conversation in Vietnam and those in English speaking countries???
    To ongladanhca: Bạn cố tìm cuốn sách Interculture Communication của Nguyễn Quang, Trường ĐHNN - ĐHQG Hà Nội. Nhờ ai or vào hiệu sách Thư viện trường sẽ mua được. Vì nó là sách nên rất sorry vì không gửi được cho cậu :)
    BADGIRL
  3. bad_girl_vn

    bad_girl_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Directness and Indirectness in conversation.
    Bạn đã bao giờ để ý sự trực tiếp và gián tiếp trong đàm thoại trong văn hoá tiếng Việt và văn hoá tiếng Anh chưa?
    Này nhé, bạn có thấy rằng, người Việt mình rất thích "Beat around the bush" khi nói về một vấn đề gì.
    Ví dụ nhé:
    Tiếng Việt: Bạn đến vay tiền của một người bạn chẳng hạn, chắc chắn bạn sẽ phải nói chuyện trên trời dưới biển, các chuyện mà chẳng liên quan gì đến tiền nong cả. Và có khi đến trước khi về thì bạn mới đề cập đến việc vay tiền.
    Tiếng Anh: người Anh sẽ phát cáu nếu bạn viếng thăm họ có mục đích nhưng lại cứ vòng vo như thế. Vậy nên, có rất nhiều những expression được để nói đến vấn đề đó. "Get to the point! Don't beat around the bush! Let's get down to business!"
    Nhìn chung, trong văn hoá tiếng Anh, người ta tin rằng "honesty is the best policy" và giao tiếp của họ cũng phản ánh rất nhiều đến điều đó. Bản thân cái honesty và directness có quan hệ rất mật thiết với nhau trong giao tiếp. Và văn hoá tiếng Anh đánh giá rất cao cái đó.
    BADGIRL
  4. anisme_vn

    anisme_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    To a girl who is bad:[​IMG]
    (Hôm qua ngồi gõ gần xong bài trả lời thì mất điện, tức wá, nhưng hôm nay lại kiên nhẫn ngồi gõ lại...)
    Chả là em không đồng ý với bác về cái chủ đề yêu thích của "tây" là thời tiết. Trong thực tế thì "nó" cũng chán ngấy cái chủ đề này rùi bác ạ. Đôi khi người C.Á đến bắt chuyện với "Tây" thường đưa ra chuyện thời tiết một cách máy móc làm họ phì cười....Sau đây là nội dung trong cuốn " USA today"...cho thấy thực chất còn rất nhiều điều mà ta hiểu nhầm về "nó" mà khi đọc chắc bác cũng ngạc nhiên là sao lại khác với những gì mình nghĩ như thế....
    Chẳng hạn như cái vụ " Beat around the bush" bác nói í mà....nhiều lúc dân châu á cứ tưởng như thế thật nên đôi khi cư xử rất thiếu tế nhị..đành rằng đừng có vòng vo tam quốc nhưng nếu cứ đi thẳng vào vấn đề sẽ khiến cho họ có cảm giác mình không được tôn trọng..Chính bọn " Tây" cũng đang nghiên cứu cách làm việc mềm dẻo của C. Á.....Tất nhiên trong vấn đề gì, ở đâu , thẳng thắn luôn được tôn trọng...Nhưng thực chất bọn "Tây" lại rất khách sáo...chẳng hạn xem múa rối chán ngấy đến tận cổ rùi nhưng khi hỏi "nó " vẫn lịch sự khen rất hay, rẩt dân tộc...bác mặc cái áo xấu mù nó vẫn khen nức nở....Trong cuộc đối thoại, 'nó' cũng hay hỏi thăm  về người thân của mình ( "Nó" gọi hành động này là"Love me do " )..Một hiểu nhầm tai hại nữa là các chủ đề mình đưa ra nói chuyện..Thường thường để tránh chuyện riêng tư, ta thuờng nói chuyện thế giới cho sôi nổi...và đưa ra một chủ đề có thể có tranh cãi, xem đó là nơi bắt đầu một câu chuyện vui vẻ, nhưng ta sẽ cụt hứng ngay vì sau hai ba câu , thấy mình hơi trái quan điểm, nó sẽ nói: " OK, u may be right" hoặc" we all have diffrent ideas" để kết thúc câu chuyện làm ta cụt hứng...Nghĩa là chủ đề chính trị và tư tưởng cũng khá nhạy cảm như những chuyện riêng tư...Còn nhiều hiểu nhầm của người châu á về cách cư xử  của " Tây" mà khá nghiêm trọng...( Đọc USA today), suy cho cùng cũng do sự nghiên cứu còn chưa kĩ càng ....Sự khác nhau về văn hóa là một nguyên nhân chính...
    Dù sao em cũng chưa hiểu lắm về cái này, chỉ đọc được một chút hay hay mạn phép các bác ạ...
    Bác học NN hả.....Bác nói có đỉnh không? Em có một kế hoạch  cho mùa hè hay lắm để thực hành môn nói mà chưa có đồng minh...bác xem thế nào...[​IMG] ...
    ( TB: Cái mục REPLY này mới hay sao í...khó dùng nhở...)
     
     
     
    Anisme
  5. bad_girl_vn

    bad_girl_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    To Anisme_vn:
    Welcome bài viết và những ý kiến đóng góp cho mục Giao thoa văn hoá này.
    Tuy nhiên, hãy nên nhớ rằng đây là việc tổng hợp, so sánh đối chiếu văn hoá nhé (read the topic pls)
    Và be careful, cái thẳng thắn và cái khách sáo mà bạn đề cập là hoàn toàn khác nhau đấy. Đừng nhẫm lẫn.
    Cuối cùng thì, cái câu kết của bạn mình rất thích và không biết chúng ta áp dụng đến đâu rồi nhỉ ???
    P/s: Bạn có công nhận với mình là văn hoá thì nên tiếp thu, chọn lọc và ứng dụng sao cho hài hoà không nhỉ? Ngoài ra thì cũng không nên và không cần thiết phải khen ngợi hay chê trách cái gì, vì nó là văn hoá cơ mà .
    BADGIRL
  6. hoangtudeucang

    hoangtudeucang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2002
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    0
    Hi all,
    I highly appreciate this topic. I am myself so keen on it that I would wish to be a lecturer of this minor. I admire Mr. Nguyen Quang who has brought it to English language learners. Hope that it wil widespread.
    As a contribution to this, I wanna share some materials (both in English and VIetnamese) including some essays and some books (namely Culture shock).....
    Just msg me at hoangtudeucang@yahoo.com or drop me a line at ...........
    By the way, it seems to be better to call this Cross-cultural Communication than Cross Culture
    [magenta]Nothing better than nothing[/magenta]
  7. newmember2003

    newmember2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    As a contribution to this, I wanna share some materials (both in English and VIetnamese) including some essays and some books (namely Culture shock).....
    Just msg me at hoangtudeucang@yahoo.com or drop me a line at ...........
    Extracted from Hoangtudeucang''s
    Thanks for your kind offer. Would it be possible for you to post some of interesting stories/ experiences from your books/ materials, so that it can be shared with all those who are interested? Thanks.
  8. Sil

    Sil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Talking about the weather is often viewed as a ''hint'', either sarcasm, or even indirectly that the conversation is heading towards a dead end, or that they should try to steer the conversation to a different course, rather than a ''commonly discussed'' topic.
    "Gomen nasai....demo..A****erui Sayuri-san.."
  9. ke_khieu_khich

    ke_khieu_khich Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2002
    Bài viết:
    1.178
    Đã được thích:
    0
    Người lập ra topic này chắc là dân Sư phạm NGoại ngữ năm 4 hả? (<--- đoán thế). Dạo này mấy bà ý phải làm nhiều về cái vụ Giao thoa văn hoá nì nên tui biết.
    Còn về các topic trong communication với bọn nước ngoài thì cũng tuỳ từng thằng mà nói thôi, như em đây hay nói về chuyện học hành, hỏi han về cái sự học hành, làm việc, v.v... bên nó, hay chuyện nhạc nhẽo, bóng đá chẳng hạn, bất cứ chủ đề gì mà làm cho mình với nó có thể nói chuyện lâu lâu một tí mà không phải thằng nào sau khi nói cũng mặt hằm hằm.
    Nói chung, đó cũng là một vấn đề khá nhạy cảm vì bọn Tây nó rất ít nói thẳng quan điểm với người lạ mặt, nhất là khi nó đang ở nước mình.
    Nothing lasts forever but I hope your heart won't change.
  10. Pippin

    Pippin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Tớ thấy chủ đề này rất hay, và mong muốn đóng góp 1 chút kinh nghiệm của mình.
    Mình thấy văn hoá của bọn "Tây" rất đa dạng; nó phụ thuộc vào tính cách cá nhân và tính cách dân tộc nữa. Người Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc đều có những nét văn hoá khác nhau mà phải để ý trong lúc giao tiếp. Vì vậy tớ nghĩ tuyệt đối không nên vơ đũa cả nắm.
    Tớ sống ở nước ngoài đã khá lâu (10 năm), và có dịp làm việc tại nhiều nước, cũng như tiếp xúc với nhiều người, tớ rút ra kinh nghiệm là : Thứ nhất, tuyệt đối không có 1 định kiến trước 1 cái gì cả. Thứ hai, tất cả những văn hoá giao tiếp đều có 1 tính nhân bản chung đó là: Đừng nên làm những điều gì cho ng khác mà mình không thích ng ta làm cho mình.
    Từ cái cốt lõi đó, nếu mình chịu khó suy nghĩ, nhận xét môi trường tiếp xúc xung quanh thì bạn sẽ rút ra được là mình phải làm thế nào. Bạn đến 1 môi trường khác, bạn sẽ phải làm lại quá trình này từ đầu, nhưng bản chất nó giống nhau nên cũng không khó khăn quá.
    Tớ nói vào 1 ví dụ cụ thể nhé. Người VN hay thích hỏi những câu hỏi liên quan đến tiền nong. Một người đàn ông mới được lên chức hay kiếm được 1 chỗ làm ngon lành. Họ hàng bạn bè hỏi thăm, chúc mừng đều có câu hỏi: "Thế cháu kiếm được bao nhiêu 1 tháng?" Người đàn ông vì không muốn có nhiều người ghen tỵ nên nói ra 1 con số chỉ bằng 1/2-1/3 con số thật, và đệm vào 1 câu "Tiền lương chỉ có thế thôi bác ạ, nhưng được cái cơ quan cháu thoải mái có thể làm thêm ở ngoài bù vào cho nên cũng đủ ăn."
    Người hỏi thăm biết thừa con số mình được trả lời không phải là con số thật, và biết thừa tại sao người được hỏi không muốn nói thật. Ấy thế mà họ vẫn cứ hỏi. Ngoài tiền nong, người VN còn có rất nhiều câu hỏi dùng để "nắn gân" nhau như vậy. Tớ lúc đầu không quen, rất lúng túng nhưng bây giờ thì đã quen rồi: tớ cứ cười nói qua chuyện khác họ thấy mình không thích thì cũng thôi. Về phần tớ thì tớ cũng không bao giờ hỏi ai những câu đại loại như vậy.
    Ví dụ này để nói lên là ng VN thích hỏi những câu như vậy nhưng đảm bảo là họ cũng không thích nói thật khi bị hỏi. Nếu áp dụng nguyên tắc số 2 ở bên trên tớ đã nói thì không những đối với Tây mà cả đối với ng VN cũng nên tránh. Đấy, "văn hoá" của bọn Tây có gì xa lạ khó hiểu lắm đâu? Tất cả đều là common sense thôi mà.
    Và cũng phải đề cập là không phải những gì mà mình nhìn thấy một vài (thiểu số) bọn Tây làm mà mình thấy hay hay, là lạ đều là những nguyên tắc chung của văn hoá 1 nước phương Tây. Những sách báo đôi khi cũng phiến diện. Cái cốt chính là tính nhân bản mà dân tộc nào cũng đánh giá cao. Và để được là 1 người dễ thích ứng thì bạn luôn phải nghi ngờ những điều mình đã đọc được. (Even this post should be taken with a grain of salt. )
    Bài viết cũng đã khá dài (cảm ơn những bạn đã đọc đến chỗ này), tớ xin kết thúc và tặng các bạn 1 câu mà tớ quên béng mất là ai nói rồi -- ngay cả từ ngữ chính xác cũng không nhớ, tất nhiên ý chính thì vẫn thế:
    "The highest form of intelligence is the ability to hold on to two opposing ideas without sacrificing the reasoning capacity of the mind."
    --Pippin

Chia sẻ trang này