1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

cù lao Thới Sơn

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi Milou, 01/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    cù lao Thới Sơn

    cù lao Thới Sơn
    Du lịch xanh hấp dẫn 16 vạn khách
    Từ lâu rồi, người dân ĐBSCL đã rất quen thuộc với cù lao Thới Sơn nằm ngay sát Tp Mỹ Tho Tiền Giang với bốn bề mênh mông, ?onghe bìm bịp kêu con nước lơn ròng? và xanh bạt ngàn cây trái. Nay, cù lao còn là khu du lịch xanh thu hút hơn 12 vạn khách du lịch nước ngoài và hơn 4 vạn khách thập phương trong nước hàng năm.

    Chương trình du lịch xanh do Công ty du lịch Tiền Giang tổ chức. Người nước ngoài quen thuộc với cái tên Mekong Tour. Từ bến Cửu Long Mỹ Tho, đi xuồng máy trên dòng sông Mê Kông (sông Tiền) để sang cù lao Thới Sơn. Gần 100 xuồng máy lớn đậu san sát ở các bến bên Tp Mỹ Tho sẵn sàng đón khách sang sông.

    Xanh mướt vườn cây và làn điệu dân ca
    Tháng 8 năm nay, lũ về lớn hơn mọi năm, dòng sông đục ngàu cuồn cuộn chảy. Khoảng 20 phút lênh đênh trên sông Tiền là đến cù lao Thới Sơn. Phía đông, cách cù lao 50 km là biển Đông, cách 170 km về phía Tây là đất nước Campuchia. Thới Sơn có 4 cù lao mang tên dân gian Việt Nam là Long, Lân, Quy, Phượng với diện tích 11 km2. Cù lao khá mát mẻ, nhiệt độ luôn thấp hơn khoảng 20C so với nhiệt độ ở Tp.HCM.

    Anh Nguyễn Bảo Giang, nhân viên điều hành du lịch Công ty du lịch Tiền Giang cho biết, năm ngoái, trong số 160.000 lượt khách du lịch đến cù lao Thới Sơn thì có tới 120.000 lượt khách nước ngoài đến từ Pháp, Đức, Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Công, TQ, Đài Loan và Australia. Lúc xuồng đưa chúng tôi cập bến, có đến 5 đoàn khách nước ngoài cũng ?ođổ bộ? lên cù lao, trên đầu người nào cũng đội nón bài thơ, kể cả mấy ông Tây. Duy nhất có một đoàn toàn là phụ nữ ả Rập là không mang nón mà họ bịt kín đầu theo tập quán dân tộc.

    Anh Nicholas Goldsbrovsh, một thuỷ thủ người Anh rất thích ca nhạc tài tử Nam Bộ và ăn nhãn, chuối cao, thanh long. Anh tâm sự: ?oVườn trái cây ở đây rất dễ thương, rất đẹp, nhất là khi ta dải bước bách bộ giữa cù lao hay đi xe đạp dưới những vườn cây xum xuê trĩu quả. Ba loại trái cây tôi thích bởi vừa ngon lại vừa thơm, đầy hương vị thiên nhiên. ở nước Anh, người ta chưa nhập khẩu 3 loại này?. Anh nói thêm: ?oTôi nhất định đưa vợ và 5 con đến du lịch Việt Nam thưởng thức trái cây?. Anh Nicholas đã đi bộ thoải mái trên cù lao suốt 3 giờ đồng hồ và thuê xe đạp chạy lòng vòng trên những con đường mòn thêm hơn 2 giờ để ?ocho biết hết cái đẹp của thiên nhiên Việt Nam?. Một điều từ khi sinh ra đến nay anh Nicholas mới biết, đó là ca nhạc tài tử Nam Bộ do chính những chủ nhà vườn tự tổ chức để thu hút khách nước ngoài và những đoàn khách đến từ các tỉnh miền Trung hay phía Bắc. Dàn nhạc toàn là nhạc cụ dân tộc như đàn cò, đàn tranh, đàn ghi ta phím lõm. Các ?oca sĩ? đều là người dân địa phương.

    Khám phá nhiều điều lý thú bất ngờ
    Chúng tôi đi bộ trên con đường đất ngoằn nghèo, nhỏ xíu đến Khu du lịch Thời Sơn 6. Ven đường đất hoang sơ, người ra trồng bằng những cây hoa mười giờ nở đỏ. Anh Nguyễn Thành Minh (dân nhà vườn kêu là anh Mười Minh) đón chúng tôi trong khu nhà rất sạch sẽ và đẹp kiểu Nam Bộ. Toàn bộ nhà làm từ cây dừa, từ cột nhà, tường nhà, giường tủ, bàn ghế... đến hàng thủ công mỹ nghệ đều làm từ gỗ cây dừa, chỉ có mái nhà lợp bằng lá cây dừa nước.

    Anh Minh nói: ?oKhách nước ngoài rất thích mua gương, lược, gạt tàn, chén, ly, dĩa, muỗng, đũa.. và những con vật xinh xắn (mèo, voi, hải cẩu..) làm từ gỗ dừa. Bởi lẽ những vật này được làm thủ công rất công phu nhưng chúng đẹp hơn làm từ những loại gỗ khác?. Anh Mười Minh trình diễn cách làm bánh tráng tươi từ nước cốt dừa, bột gạo, đường và mè và mời nếm thử. Ai cũng phải công nhận bánh tráng dừa tươi anh Minh vừa làm ra ngon hơn bánh tráng dừa khô nướng. Anh Minh còn mang khoe một bộ đồ cổ từ thời ông cố để lại gồm một bình rượu cổ, 1 cái dĩa và 4 cái ly con. Khi rót rượu từ bình vào ly thì bình phát ra tiếng chim sâu kêu thánh thót trong đáy các ly có chân dung một cô gái rất đẹp mà mọi người nhận ra đó là cô gái Nhật.

    Anh Minh còn nuôi ong, nuôi cá tai tượng, rô phi chỉ để cho du khách xem. Sắp tới anh sẽ tổ chức cho ông tây, bà đầm tập cưỡi trâu và cày ruộng. Cạnh chỗ chúng tôi ngồi ăn trái cây và bánh tráng dừa, vợ anh Mười Minh đang chăm chỉ sao khô lá đu đủ đực. Chị nói khi sao xong rải xuống đất sau đó pha nước uống như uống trà hàng ngày nhưng cái thứ lá cây này chữa được bệnh gan. Trước khi chia tay, anh Minh kể rằng, 5 năm trước, nhà vườn ở cù lao thu nhập từ trái cây được khoảng 100 triệu đ/năm, nay chỉ còn 20 - 30 triệu đ/năm do người dân đổ xô vào trồng trái cây, năng suất lại tăng lên nhiều nên trái cây rớt giá thê thảm. Trong khi đó, thu nhập từ du lịch hiện nay khác hơn trồng trái cây, mỗi nhà vườn có điểm du lịch thu được từ 5 - 15 triệu đ/tháng, tuỳ theo lượng khách.

    Trở về Công ty du lịch Tiền Giang, chúng tôi được biết, Công ty đang xin phép cho thực hiện một dự án du lịch ?orất Việt Nam?. Đó là tổ chức cho người nước ngoài ăn nghỉ ở trong nhà dân trên cù lao và sinh hoạt y chang người dân Nam Bộ, từ chuyện nấu ăn bằng nồi cơm đất, ngủ trên giường chiếu mà người Nam Bộ thường sử dụng đến trực tiếp tham gia ca nhạc tài tử Nam bộ.

    Hoàng Lộc

    <:3~~ <:3~~ <:3~~ <:3~~

Chia sẻ trang này