1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cú " nốc ao" với Làng võ Việt Nam

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi yeuvovietnam, 25/07/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nokia3350

    nokia3350 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    E đề nghị Ông nào bít về võ vật làng Bùng lên gặp anh Ngũ Duy Anh đề nghị phát triển môn võ Vật cho tât cả những ai yêu thích võ trên Vn vì đó mới là Lịch Sử của Vn còn cho dù có hỏi bất kỳ 1 cụ bô lão của Làng Bùng thì cũng không ai có thể bít Vovinam chui từ đâu ra trong thời gian đó vậy nên e ủng hộ việc học và tập môn Võ Vật .yeah yaeh yeah
  2. dhlv

    dhlv Guest

    Nên đưa võ thuật vào trường học
    Ở một số nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, võ thuật được chính phủ chú trọng và sử dụng trong trường học như một môn học chính thức. Bởi họ hiểu được tầm quan trọng của võ thuật trong việc rèn rũa đạo đức cho thể hệ trẻ. Còn ở Việt Nam, các nhà ?olàm? giáo dục hình như đã quên mất điều này!
    1. Nhức nhối bạo lực học đường do thiếu giáo dục về đạo đức.
    Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang là vấn đề rất được quan tâm. Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện nhiều đoạn video clip học sinh ?ochoảng? nhau trong trường học, ?othanh toán? nhau chỉ vì một cái liếc mắt, sự mâu thuẫn nhỏ không khác gì cách hành xử của xã hội đen. Rồi các vụ đánh ghen vì tình của học sinh cấp tiểu học... Hơn bao giờ hết, tình trạng bạo lực học đường đã lên đến mức đỉnh điểm, nếu xã hội không gióng lên hổi chuông cảnh tỉnh thì hậu quả sẽ tàn phá đi cả một thế hệ là tương lai của xã hội. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ chính người lớn¸ họ mãi lo kiếm tiền, bỏ mặc con cái tự phát triển theo tự nhiên. Và ngay trong bản thân xã hội hiện nay, việc các em học sinh chứng kiến các vụ bạo lực diễn ra hằng ngày trên đường phố, trong chính gia đình các em và các trò chơi games online bạo lực đã hình thành nên trong các em học sinh tính cách bạo lực.
    Nói đến việc đào tạo học sinh từ nhân cách đến chuyên môn, vai trò của nhà trường là rất lớn, trong khi nền giáo dục Việt Nam còn nhiều yếu kém về trình độ thì việc định hình nhân cách sống cho các em cũng bị bỏ quên. Nhà trường cũng như các bậc phụ huynh chỉ lo đào tạo các em về mặt chuyên môn mà bỏ quên một nửa quan trọng có tính chất quyết định: đó là đạo đức. Chúng ta hãy tự hình dung một chương trình học tập của học sinh có bao nhiêu tiết học về đạo đức? Bao nhiêu tiết học về giáo dục thể chất? Bao nhiêu tiết học về kỹ năng sống?... Con số đó chỉ bằng 1/10 so với các tiết học chuyên môn, chiếc cặp xách trên lưng của con em chúng ta đang ngày càng bị đè nặng.
    2. Võ thuật là chiếc ?ochìa khóa vàng? để rèn luyện đạo đức và thể chất cho học sinh.
    Bởi vậy, việc cần làm ngay là phải chấn chỉnh lại cơ cấu tiết học. Trong đó, có một hướng đi mới và rất hiệu quả là đưa võ thuật mà cụ thể là Vovinam vào trường học dưới hình thức là một môn thể dục vì lợi ích mà môn võ thuật đưa lại thì rất nhiều.
    Thứ nhất, mang võ thuật vào trường học là một cách tự quảng bá võ thuật nước nhà tới lớp lớp người dân Việt Nam, để võ thuật Việt Nam thực sự trở thành quốc võ của dân tộc. Bởi, dù võ thuật cổ truyền Việt Nam được quảng bá rộng rãi trên thế giới mà chính người dân Việt Nam không am hiểu võ thuật nước nhà thì chưa thể gọi là quốc võ. Nếu tinh túy của võ thuật không phải là tinh túy của người Việt thì chưa thể gọi Vovinam là quốc võ.
    Đồng thời, qua chương trình võ thuật trong nhà trường, chúng ta có thể phát hiện và bồi dưỡng được rất nhiều những nhân tài võ thuật để cống hiến cho thể thao nước nhà khi Vovinam đã có Liên đoàn cấp thế giới, cấp châu lục.
    Thứ hai, giảng dạy võ thuật trong nhà trường là phương pháp ?onhân đôi? vừa rèn luyện sức khỏe và rèn luyện đạo đức cho học sinh, hâm nóng tinh thần yêu nước thương nòi của con em Việt Nam. Có thể khẳng định, dạy võ thuật bằng dạy hai môn đạo đức và thể dục trong nhà trường. Bởi những người học võ sẽ hiểu được rằng võ là võ đạo, mới tới võ thuật. Nghĩa là dạy cho võ sinh cách làm người sống biết yêu nước thương nòi, sống có ý chí và có nghị lực?
    - Đưa võ cổ truyền của dân tộc vào giảng dạy, có thể là đưa Vovinam vì nó đã được truyền bá rộng rãi trên thế giới và có tổ chức liên đoàn Vovinam thế giới. Bởi vậy, võ thuật trong nhà trường nên gắn với võ thuật nước nhà, nghĩa là phải được sự quan tâm của các Sở TDTT của từng địa phương. Từ đó, sẽ tổ chức được các giải đấu võ thuật trong nhà trường chỉ dành cho học sinh.
    - Đưa vào chương trình dạy môn thể dục cho học sinh, đồng thời, cơ cấu bài giảng phải gồm cả đạo đức và thể chất
    - Võ thuật phải là môn học bắt buộc từ cấp tiểu học tới THPT. Tuy nhiên, do đặc trưng của võ thuật phải có sự rèn luyện đều đặn. Bởi vậy, cần phải được giảng dạy ít nhất là 4 tiết/ 1 tuần.
    - Giáo viên giảng dạy, nên mời các võ sư giảng dạy. Theo tôi, việc mời những võ sư có tâm huyết vào giảng dạy trong nhà trường là điều không khó bởi những võ sư chính là người nắm vững được võ đạo võ vã thuật, sẽ đưa ra được phương pháp giảng dạy phù hợp nhất đối với học sinh. Đồng thời, tạo được sự đam mê cho học sinh.
    Hà Anh Chiến
    http://www.nghiadungkarate.com.vn/?cat_id=28&id=292&p=3
  3. dhlv

    dhlv Guest

    Vật dân tộc chính là khởi nguồn của võ thuật từ thượng cổ!
    Bản năng của chúng ta khi còn bé "đánh nhau trẻ con" đã có bản năng này cho dù chưa có ý thức về chuyện đấm thế nào? vào đâu? hiểm hay không hiểm?
    ==============================
    VẬT DÂN TỘC:
    Môn thể thao dân tộc, đối kháng trực tiếp giữa 2 đối thủ, sử dụng sức mạnh và kĩ thuật để giành chiến thắng khi đối phương "ngã ngửa bụng" hoặc "túc li địa".
    Luật VDT không phân biệt trọng lượng, thời gian thi đấu kéo dài khi có sự phân định thắng - thua. Trong quá trình đấu vật, các đô vật không được vi phạm những điều cấm kị đã quy định. Thi đấu trên sới vật trong vòng tròn, đường kính 5 - 6 m. Sới vật thường bằng đất nện hoặc cát pha.
    Hội vật: đầu tiên là vật lèo để chọn người vào vật giải, vật giải thấp để chọn dần đô vật giỏi cho vật giải cao. Nhưng dù vật lèo hay vật giải, từng đôi vật vào sới đều mình trần, đóng khố màu, đi chân đất, thân thể không được xoa chất nhờn. Mở đầu trận đấu, hai đô vật cùng làm động tác xe đài để vái tạ thành hoàng và chào khán giả. Xe đài là hình thức thao diễn đẹp như rồng bay, phượng múa, hổ vờn áp đảo đối phương.
    VDT có nguồn gốc gần với những truyền thuyết về sự nghiệp giữ nước của dân tộc qua nhiều thời kì lịch sử.
    http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=201FaWQ9MzcwOSZncm91cGlkPSZraW5kPSZrZXl3b3JkPSUzY3AlM2VWJWUxJWJhJWFjVCUzYyUyZnAlM2U=&page=3
  4. tieutuytien

    tieutuytien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2008
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Căn cứ vào tình hình này thì ...... em chắc phải chào các bác, em về em đi ... kiếm xiền ... .... hix .... đời em kiếm chưa đủ thì hy vọng đời con em, cháu em, chắt em, chút chít chụt chịt nhà em sẽ kiếm đủ xiền. Mà đã kiếm đủ xiền rồi thì em hứa là sẽ làm một quả "Cuốc võ" khác thật hoành thị văn tráng luôn, mà vớ vẩn lại còn làm được "Châu võ", hay "Thế giới võ" luôn í chứ ....
    PS: Bắt đầu thực hiện từ bây giờ luôn, từ giờ em sẽ cởi trần đóng khố, không mặc quần áo nữa ... (ấy, nhưng tạm thời là chỉ khi đi ngủ thui .... hế ... hế ...)
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    Chỉ đạo đưa Vovinam vào dạy trong trường học: Kẻ khóc, người cười
    (TT&VH) - Ngày 21/7/2010 ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng vụ Học sinh - sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công văn số 4267/VHSSV-BGD&ĐT gửi các Sở GD & ĐT các tỉnh, yêu cầu phối hợp với Liên đoàn Vovinam Việt Nam và các địa phương, đưa bộ môn võ này vào dạy trong toàn bộ hệ thống nhà trường phổ thông và đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Sự kiện này làm bùng nổ các ý kiến trái chiều và e ngại làm ảnh hưởng tới tính đa dạng trong văn hóa, bởi võ thuật chính là một bộ phận cấu thành nền văn hóa mỗi quốc gia. TT&VH đăng bài viết của tác giả Đào Công và các ý kiến tác giả thu thập. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
    Vovinam có phải là Quốc võ?
    Theo dòng sự kiện, chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc của môn phái võ Vovinam. Trên trang web của Liên đoàn Vovinam Việt Nam , được biết võ phái này mới thành lập từ năm 1938, do võ sư Nguyễn Lộc kết hợp giữa võ thuật Trung Quốc và kỹ thuật vật vùng Sơn Tây (Việt Nam ) sáng chế ra. Trong quá trình phát triển, môn võ này du nhập thêm các kỹ thuật của nhiều môn võ khác.
    Trong những năm gần đây, Vovinam có sự phát triển mạnh ở các nước có cộng đồng người Việt sinh sống, đã thành lập được Liên đoàn cấp quốc gia, từng bước tham gia vào hệ thống thi đấu khu vực. Đây là điều đáng mừng, vì thể thao nước nhà có nhân tố mới, với sinh khí mới, góp phần đưa thể thao trong nước hội nhập khu vực và quốc tế. Cũng chính vì sự khởi sắc, phát triển của Vovinam thời gian qua, mà có ý kiến chọn bộ môn võ này là ?oQuốc võ?!.
    Vấn đề này khi đưa ra cũng đã gặp phải rất nhiều ý kiến phản biện, nhất là tại các bộ môn võ thuật cổ truyền, các chuyên gia về lịch sử, văn hóa.
    Qua tham vấn các chuyên gia nội dung thuộc ?oDự án số hóa di sản văn hóa? - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các nhà khoa học thuộc ?oViện Việt Nam học và khoa học phát triển?, quan điểm chung là có hai tiêu chí để lựa chọn một bộ môn võ thuật nào đó là ?oQuốc võ? - với tư cách là bộ môn đại diện cho nền võ thuật của một quốc gia.
    Một là, phải được sinh ra từ dân tộc và có thời gian tồn tại lâu dài (có thể hàng trăm, hàng nghìn năm) trong lòng dân tộc đó, đồng thời phải có những đóng góp lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ, triều đại.
    Hai là, phải mang đậm bản sắc của dân tộc đó, nghĩa là phải thuần nhất là của dân tộc đã sản sinh ra nó, không được pha tạp, lai căng với võ thuật ngoại bang. Điều này đòi hỏi môn võ đó phải có hệ thống lý luận về tâm pháp, yếu pháp, môn công, y võ?đồ sộ, toàn diện, mang đậm tính riêng có được đúc kết qua hàng ngàn đời của dân tộc đó.
    Trở lại với câu chuyện VOVINAM, nếu căn cứ theo tiêu chí bề dày lịch sử, có công lao với đất nước và tính truyền thống đặc dị, thì môn này không phải là ?oQuốc võ?. So với truyền thống hàng trăm năm của võ Tây Sơn - Bình Định, của võ Hét miền Thanh - Nghệ (Nhất Nam ) và nhiều võ phái khác, thì môn VOVINAM là phái võ trẻ. Thời gian chưa đủ nhiều để kiểm chứng tính khoa học của nó. Có học giả đặt câu hỏi: ?oNếu VOVINAM là Quốc võ, thì trước khi ra đời (năm 1938), tổ tiên ta đánh giặc và thắng giặc bằng gì??.
    Khả năng ảnh hưởng tới các môn võ cổ truyền
    Tuy nhiên, như người xưa thường nói: ?ovăn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị?, việc tranh luận hơn thua trong võ, thật không có hồi kết. Điều cần thiết lúc này là nhận thức sao cho đúng để bộ môn nào cũng được tạo điều kiện phát triển như nhau. Việc ?ochỉ thầu? cho các tỉnh phải dạy võ Vovinam là không có cơ sở khoa học, đồng thời làm ảnh hưởng tới tất cả các võ phái khác.
    Bên cạnh đó, tại rất nhiều địa phương, nhiều bộ môn võ thuật khác nhau đã được đưa vào nhà trường và triển khai rất thành công, trong phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ GD&ĐT phát động.
    Điển hình như tại tỉnh Yên Bái, ngành Giáo dục TX Nghĩa Lộ đã triển khai dạy võ thuật dân tộc Nhất Nam trong toàn bộ hệ thống các trường phổ thông, đã thu được những kết quả rất đáng phấn khởi, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Tại quê hương môn võ Tây Sơn - Bình Đình, phong trào học sinh tập võ của cha ông trong một số trường học cũng rất mạnh mẽ?Tại TP Hồ Chí Minh, các môn phái như Tân Khánh Bà Trà, Sa long Cương, các môn võ Thiếu Lâm, Nam Hồng Sơn, Karatedo, Taekwondo, Judo.v.v. cũng phát triển rất mạnh trong các nhà trường, đem lại bầu không khí sinh hoạt võ thuật sôi động và lành mạnh...
    Do đó, nếu công văn nói trên đi vào cuộc sống, hàng loạt chương trình đào tạo võ thuật cho học sinh đang được triển khai của rất nhiều môn phái sẽ ?ochết yểu?. Hậu quả nhãn tiền đó là sự kỳ thị, thậm chí mâu thuẫn giữa các môn phái, phát sinh thành các vấn đề xã hội phức tạp khác. Nhiều võ phái vì không có học trò mà đóng cửa, những giá trị văn hóa phi vật thể theo đó mà mất dần?
    Võ thuật dân gian Việt Nam từ ngàn đời đã tạo nên khí phách con người Việt. Hơn cả câu chuyện quyền cước, đó chính là văn hoá. Sự đa dạng về văn hoá làm giàu tài sản tinh thần của dân tộc. Do đó, không thể vì những cái nhìn trong ngắn hạn, mà phá bỏ huỷ hoại khối tài sản vô giá này.
    Vì đây là một vấn đề lớn và nhạy cảm, nên chăng Bộ GD&ĐT cho dừng ngay việc triển khai văn bản này, đồng thời cho phép ngành giáo dục ở các địa phương được quyền chủ động lựa chọn bộ môn võ thuật phù hợp để đưa vào các nhà trường rèn luyện thể chất cho học sinh.
    Họ đã nói
    Ông Nguyễn Công Minh - thành viên Liên đoàn võ thuật tỉnh Nghệ An: ?oTrong xã hội Việt Nam hiện nay có hàng chục môn phái võ khác nhau đang cùng hoạt động, vì mục tiêu bảo tồn vốn cổ và tăng cường sức khỏe cộng đồng. Đối tượng chiêu sinh của các võ phái có tới 98% là thanh thiếu niên, những người đang trong độ tuổi đi học. Nay bằng mệnh lệnh hành chính này, Bộ GD&ĐT đã dành sự ưu ái thái quá cho bộ môn võ Vovinam, mà ?ođóng cửa? phát triển của các võ phái khác. Vì khi tất cả học sinh buộc phải tập Vovinam, thì các môn khác sẽ dạy ai? Hệ quả tất yếu là các võ đường, các CLB phải đóng cửa vì không có học sinh. Đây phải chăng là sự "chỉ thầu" trong đào tạo, giáo dục thể chất trong các nhà trường? hành động này nguy hiểm ở chỗ dẫn đến sự thất truyền, mất mát dần những tinh hoa văn hóa cổ truyền, làm nghèo nàn đi sinh hoạt võ thuật của nước nhà?.
    Ông Nguyễn Văn Thắng - HLV môn phái Tây Sơn ở Hà Nội: ?oNhững kỹ thuật đặc dị, mang tính riêng có và nguyên gốc đã làm nên một Thiếu Lâm Tự của Trung Quốc, một Taekwondo của Hàn Quốc, một Karate do của Nhật Bản. Ở nước ta, tiếng là võ Việt, nhưng quan sát kỹ hình thái chiêu thức, đòn thế, kỹ chiến thuật?của một số môn phái, thấy ngay bóng dáng của quyền thuật Trung Hoa...Nhiều võ sư không phủ nhận đó là ?ovõ Tầu?, nhưng đã được ?oViệt hóa?. Cách tư duy ?ocá vào ao ta là của ta? cũng không vấn đề gì, nhưng đó không thể là sản phẩm ?onội? thứ thiệt, vì vậy không thể có tiếng nói đại diện??.
    Ông Đào Hoàng Long - HLV môn phái Nhất Nam ở Yên Bái: ?oVõ ta xưa sinh ra từ làng quê, từ cuộc sống lao động nông nghiệp của cư dân Lạc Việt. Trải qua bao cuộc chiến tranh giữ đất, giữ làng, những kỹ thuật tự vệ - chiến đấu được hình thành dần. Võ ra đời từ đó và trở thành thứ vũ khí lợi hại của tổ tiên ta trong các trận đối đầu trực diện với kẻ thù hùng mạnh. Người Đại Việt vốn nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn nên thường lấy thủ làm gốc, rèn thân pháp thật nhanh để tránh né đòn thù cho khéo, rồi chớp thời cơ nhắm vào điểm hở, điểm yếu, chỗ hiểm của địch mà ?o xuất kỳ bất ý?, ào ạt tấn công để dứt điểm. Kỹ thuật cận chiến, xoay trượt, tiếp áp rồi bung ra hàng ?osêri? đòn bằng kỹ thuật gật, lắc cổ tay; thuật cầm nã, tiếp vít, khóa quật?là những nét đặc dị của võ ta, xuất phát từ đặc điểm thể chất và tâm lý của con người Việt?.
    Đào Công
    (Nguô?n http://vocotruyen.vn/index.php?option=com_fireboard&Itemid=13&func=view&id=9374&catid=9&limit=10&limitstart=50)
  6. zen_oldman

    zen_oldman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Nếu như báo viết đúng, thì vovinam và BGD đã có tính toán kỹ lưỡng các trường hợp có nhiều ý kiến thắc mắc và đã lên khung chương trình và kế hoạch cụ thể đưa bộ môn này phổ cập nền GD việt nam .
    http://vietnamnet.vn/giaoduc/diendan/201008/Vovietnam-noi-gi-trong-con-vo-lam-day-song-926384/
    Hơi băn khoăn: Tuy nói không bắt buộc , nếu giáo viên TD không chịu học thêm học vovinam không biết có bị thay thế ( sa thải) không? trường hợp:
    1- GV chỉ biết các môn thể thao khác mà không biết võ thuật....
    2- GV biết võ thuật nhưng tập những môn võ chuyển sang vovinam khó khăn do khác nguyên lý luyện tập...hoặc không muốn quay lưng lại với môn phái sở học.
    Tôi nghĩ, môn phái nào cũng có cái hay cái đẹp , tất cả đều đóng góp cho bản sắc văn hóa Việt nam. Đường ai chọn người nấy đi, các võ phái tại VN đã trải qua các giai đoạn rất khó khăn , bi tráng trong lịch sử hào hùng của dân tộc mà vẫn lưu truyền đến thế hệ chúng ta ngày nay đấy thôi!
    Chúc mừng cho sự thành công của Vovinam.
    Nói vui vĩ mô chút, luật doanh nghiệp có phân chia doanh nghiệp nhà nước và DN tư nhân, kỳ tới nên đề xuất quốc hội luận bàn: văn bản nhà nước đinh nghĩa các môn không phải võ quốc doanh là gì ?
  7. dhlv

    dhlv Guest

    Vovinam được đưa vào giảng dạy ở trường học
    5/8/2010
    Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định đưa môn võ truyền thống của Việt Nam vào giảng dạy chính khóa ở học đường.
    Theo Tổng thư ký Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) và thế giới Võ Danh Hải, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ủng hộ bằng quyết định chọn Vovinam là một trong những môn học là một cơ hội rất tốt để quảng bá, phát triển Vovinam. Môn võ thuật dân tộc này đã được hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới tập luyện và ưa chuộng.
    [​IMG]
    Môn võ cổ truyền Việt Nam sẽ tiến vào học đường. Ảnh: An Nhơn.
    Ông Hải cho biết, từ nhiều năm qua Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng chương trình giảng dạy trong học đường. Ban nghiên cứu khoa học và ban kỹ thuật đã đảm nhận vai trò đầu mối với sự góp sức của nhiều võ sư, HLV tâm huyết và nhiều nhà giáo, nhà khoa học thể dục thể thao. VVF sẽ sớm hoàn tất chương trình chung.
    Trước mắt VVF sẽ phối hợp để tổ chức khóa hướng dẫn viên vovinam ngắn hạn cho các 4 khu vực miền Bắc, miền Trung Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu long, Miền Đông Nam bộ. VVF cũng có kế hoạch xây dựng các CLB Vovinam mẫu cho các địa phương, các trường điểm trong toàn quốc.
    Hiện trong nước đã có 2 trường đại học đào tạo cử nhân TDTT chuyên sâu Vovinam: đại học TDTT TP HCM và đại học quốc tế Hồng Bàng. Trong năm học mới này, dự kiến Đại học Hùng Vương và đại học TDTT Bắc Ninh sẽ có đào tạo Vovinam.
    An Nhơn : http://vnexpress.net/GL/The-thao/2010/08/3BA1EDD5/
    ======================================================
    Tổng hợp vài bài báo Vovinam nói gì trong cơn võ lâm ''dậy sóng''?
    http://vovinamvvd.com/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=2570
    Nghe ông Ngũ Duy Anh phát biểu (giải thích, đính chính) : http://www.youtube.com/watch?v=SPYJBFCLOkg
  8. nothing_can`t_change

    nothing_can`t_change Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng VVN nhé. Sau này còn thành lập " Học viện VVN " nữa cơ đấy.
    Đầu tư như thế mà không đem lại kết quả gì kể cũng hơi phí. Cho dù là sản phẩm có là đống **** đi chăng nữa.
    Ngó lại mấy món khác. Chia buồn.
  9. manhcuong11

    manhcuong11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    các võ phái khác nên học tập cách phát triển của vovinam.dừng có tự co cụm lại,dấu nghề, huyền bí võ thuật bản môn,rồi khi thấy người khác mở rộng phát triển thì mình mới cà cuống cả lên.....hhêhhhehhêh
  10. Firzen

    Firzen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2009
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    thôi thì tự sinh tự diệt, chúc VVN phát triển

Chia sẻ trang này