1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cú " nốc ao" với Làng võ Việt Nam

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi yeuvovietnam, 25/07/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    Võ lâm ngớt lời, Bộ Giáo dục cất tiếng
    - Trước nhiều luồng dư luận về công văn đưa vovinam vào chương trình ngoại khoá ở trường phổ thông của Bộ GD-ĐT, VietNamNet tìm đến ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh- Sinh viên tìm câu giải đáp.

    Thưa ông, vừa qua Vụ Công tác Học sinh- Sinh viên, Bộ GD-ĐT có công văn số 4267 về việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi và đưa môn võ Vovinam vào chương trình thể thao ngoại khóa. Tại sao, Bộ GD-ĐT lại có quyết định đó?
    Khi Bộ có văn bản hướng dẫn các địa phương đưa các hoạt động thể thao thành chương trình ngoại khoá, nhiều câu lạc bộ đã thành lập. Hiện nay, không chỉ các môn võ mới có câu lạc bộ trong trường học mà còn có rất nhiều môn thể thao khác.
    Bộ GD- ĐT cùng với Hội Thể thao học sinh Việt Nam chỉ đạo các địa phương là căn cứ vào các điều kiện thực tế của nhà trường, nhu cầu của học sinh để thành lập các câu lạc bộ thể thao, trong đó có môn võ. Chưa văn bản nào của bộ có câu đưa môn này thì cấm môn kia.
    Những năm trước, Bộ cũng có văn bản hướng dẫn đưa các môn thể thao dân tộc vào trường học. Bên cạnh đó căn cứ vào điều kiện của các liên đoàn các môn thể thao tích cực vận động, họ cung cấp đội ngũ chuyên môn, bám sát cơ sở.
    Tôi nghĩ,việc Bộ có thêm một văn bản đưa thêm một hoạt động nữa vào trong nhà trường không có tính bắt buộc. Liên đoàn (Vovinam- PV) có một chương trình rất bài bản, cùng phối hợp với nhà trường trong điều kiện cụ thể của nhà trường thì chúng ta triển khai.
    Khi triển khai thì theo yêu cầu, sở thích của học trò. Ở địa phương, ở trường đó có võ sư hay chuyên gia về lĩnh vực nào thì họ triển khai môn võ đó trong nhà trường.
    Hiện nay, chúng tôi chưa nhận được văn bản đề nghị nào của các phái võ khác và đề nghị Bộ phối hợp tuyên truyền trong nhà trường. Còn liên đoàn võ vovinam Việt Nam họ có văn bản, có cán bộ đi sâu sát từng địa phương.
    Văn bản này không có gì mang tính ép buộc và loại trừ các môn thể thao khác ra.

    Như vậy, những môn phái võ khác cũng muốn có một văn bản đề nghị như vậy thì trực tiếp làm việc với Bộ?
    Để Bộ có một văn bản gợi ý hoặc chỉ đạo xuống các nhà trường, những môn phái hoặc những chương trình tập luyện câu lạc bộ phải rất rõ ràng, đảm bảo các nguyên tắc như: an toàn, học sinh hứng thú, không ép buộc học sinh, chương trình phù hợp lứa tuổi, phù hợp điều kiện của nhà trường. Khi văn bản này chuyển xuống, không phải trường nào cũng có thể thực hiện được, có thể không đủ đội ngũ võ sư hoặc hướng dẫn viên.
    Chỉ có một nguyên tắc: tất cả những hoạt động gì đưa vào nhà trường làm cho các học sinh vui hơn, khỏe hơn, kỷ luật tốt hơn, đoàn kết hơn, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác thì chúng tôi khuyến khích.
    Như vậy, ông khẳng định văn bản này chỉ là một gợi ý cho các trường triển khai võ Vovinam, không bắt buộc?
    Đúng vậy! Không phải chỉ Vovinam mà còn các môn thể thao thao khác. Vovinam chỉ là một phương tiện, không phải phương tiện duy nhất.
    Liên đoàn võ Vovinam đã đưa ra những cam kết gì đối với Bộ?
    Họ có một chương trình tương đối cụ thể để triển khai trong việc thành lập các câu lạc bộ. Họ cử cán bộ, chuyên gia xuống các nhà trường. Đã có nhiều câu lạc bộ võ Vovinam trong nhà trường rồi.
    Liên đoàn võ Vovinam đã có một chương trình rất cụ thể. thấy chương trình này phù hợp thì chúng tôi có văn bản đề nghị các địa phương phối hợp cùng liên đoàn Vovinam địa phương để triển khai câu lạc bộ trong nhà trường.
    Có những câu lạc bộ khác hoặc võ phái khác đã được nhà trường chấp nhận thì vẫn tiếp tục triển khai. Trong nhà trường có hàng nghìn học sinh thì không phải tất cả các em đều tập một môn thể thao, mà có thể các em thích Nhất Nam, Thiếu Lâm, Karatedo, Taekwondo, Judo...
    Hơn nữa, nếu có tập cùng một môn thì cũng không thể có đủ chuyên gia hay võ sư để dạy.
    Hiện nay đã có sự nghiên cứu nào của Bộ đánh giá xem Vovinam có những bài tập nào ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh không?
    Thực tế, để kiểm định một cách chính thức thì chưa môn phái nào có sự kiểm định, kể cả các môn thi đấu là vô hại hay có hại đối với học sinh. Võ cổ truyền cũng vậy. Khi tập luyện, không phải em nào cũng trở thành một võ sư có hạng được. Nhiều em chỉ tập một thời gian làm sao cho có sức khỏe những bài tập đơn giản.
    Có dư luận cho rằng đưa Vovinam vào trường học như là một sự ngầm khẳng định đây là "Quốc võ". Ông nghĩ như thế nào về điều này?
    Tôi chưa thấy có thông tin nào nói môn võ nào là "Quốc võ". Cho nên, khi chưa có một cơ quan có thẩm quyền khẳng định đây là "Quốc võ" thì chúng tôi cũng không nói là Quốc võ. Mà hiện nay, môn võ nào có một chương trình rõ ràng cùng phối hợp với các ban ngành thì chúng tôi đưa vào. Những hoạt động nào có ích, có lợi thì chúng ta không nên ngăn cấm.
    Cám ơn ông!
    Hương Giang (Nguô?n: http://vietnamnet.vn/giaoduc/diendan/201008/Vo-lam-ngot-loi-Bo-Giao-duc-cat-tieng-926711/)
    Được lyhl sửa chữa / chuyển vào 10:36 ngày 06/08/2010
  2. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    Nhờ sự đấu tranh của chúng ta, ngày hôm qua ông Ngũ Duy Anh đã phải đăng đàn tuyên bố với báo chí để "giải thích" cho công văn chết người nói trên như sau:
    1/ Không có chuyện ép các địa phương phải dạy VOVINAM, công văn trên chỉ là sự "Gợi ý", không bắt buộc, không chỉ định.
    2/ Tùy điều kiện cụ thể của các địa phương mà đưa môn võ thích hợp vào nhà trường. Không nhất thiết là Vovinam. Nơi nào đã dạy môn gì, cứ thế mà dạy, không thay đổi!
    Chúng ta đã thắng.
    Sau đây tôi sẽ liệt kê những người làng võ Việt Nam cần tri ân sâu sắc với lòng biết ơn chân thành, bởi đã mạnh mẽ đấu tranh cho chúng ta, cho sự đa dạng văn hóa của dân tộc:
    1/ Bác NMT - Đại biểu Quốc hội, Lãnh đạo Ủy ban giáo dục, văn hóa, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc Hội;
    2/ Bác VTP- Vụ trưởng - Tạp chí Cộng sản - Đảng CSVN;
    3/ Cô HTH- Vụ trưởng vụ dân tộc tôn giáo - Ban Tây bắc - Đảng CSVN
    4/ Nhà báo To Rang, nhà báo HM, PĐ...
    5/ Ban biên tập trang điện tử báo Vietnam net
    6/ Các nhà khoa học thuộc "Dự án số hóa di sản văn hóa" của Bộ Văn hóa, TT và du lịch, các nhà nghiên cứu thuộc viện: "Việt Nam học..."
    7/ Anh em HLV các võ phái: Tây Sơn, Nhất Nam, Nam Hồng Sơn, Taewkondo, Wushu, Karate do.v.v.
    Họ đã giúp và cùng chúng tôi:
    1/ Gửi thư kiến nghị đến ông Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo;
    2/ Đưa vấn đề này ra các Ủy ban chuyên trách của Quốc hội, báo cáo bác Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch QH về vụ việc này;
    3/Có ý kiến trao đổi đề nghị Bộ Giáo dục kiểm tra, xem xét lại công văn nêu trên.
    4/Cho ý kiến khoa học làm căn cứ xác định thế nào là một Quốc võ, để có tư liệu viết bài đấu tranh;
    5/Nhiệt thành xúc tiến cho bài báo: "Chỉ đạo đưa VOVINAM vào trường học - kẻ khóc, người cười" của tôi được xuất hiện kịp thời trên báo Thể thao văn hóa.
    6/ Báo Vietnam net đã thành lập cả thư mục về vấn đề của chúng ta. Kịp thời cử phóng viên đến Bộ Giáo dục để ghi nhận sự "giải thích" quý giá của chắt nội cụ Ngũ Tử Tư!
    Chúng ta đã thắng, văn hóa cổ truyền dân tộc đã thắng, làng võ Việt Nam chân chính đã thắng!
    Việt Nam ơi người vẫn đẹp tuy có hơi già...
    Các vị đại diện các Liên đoàn, hội võ thuật bấy lâu nay kín tiếng, bận lo giữ ghế, hạn chế đấu tranh...đâu cả rồi? ra chia vui với huynh đệ chúng tôi đi thôi.
    Tôi cảm ơn tất cả bằng hữu đã chia sẻ, tiếp thêm máu liều cho tôi gõ cửa những chỗ mà bình thường ít người (gồm cả tôi) dám gõ.
    Tác gia? : Đội đá vá giơ?i (Nguô?n: http://vocotruyen.vn/index.php?option=com_fireboard&Itemid=13&func=view&id=9374&catid=9&limit=10&limitstart=80)
  3. dhlv

    dhlv Guest

    Khó mơ hợp nhất võ lâm
    07/08/2010
    TT - Cách đây hơn chục năm, cố võ sư - nhà báo Đỗ Hóa đã tổ chức một cuộc gặp gỡ chưởng môn các danh môn chánh phái tại TP.HCM để mong hợp nhất võ lâm, thành lập một tổ chức chung nhất cho võ cổ truyền VN. Nhưng cuộc gặp đã biến thành một cuộc tỉ thí công phu...
    [​IMG]
    Biểu diễn vovinam hưởng ứng Đại hội thể thao trong nhà châu Á 2009 - Ảnh: H.Long
    Ngày 21-7, ông Ngũ Duy Anh, vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên (Bộ Giáo dục - đào tạo), đã ký công văn đề nghị các trường học phối hợp với Liên đoàn Vovinam VN phổ biến rộng rãi và đưa môn vovinam vào chương trình thể thao ngoại khóa. Ngay sau khi thông tin này được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, làng võ cổ truyền VN đã ?odậy sóng?! Nhiều chưởng môn của các môn phái đã lên tiếng cho rằng đó là một sự thiên vị với vovinam.
    "Võ vô đệ nhị"!
    Trên một số tờ báo in và báo điện tử, dân làng võ đã nườm nượp tham gia diễn đàn phản đối chuyện đưa vovinam vào trường học. Người ta cho rằng vovinam do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập năm 1938 chưa đủ để làm đại diện cho tinh hoa võ thuật VN.
    Có võ sư còn bày tỏ sự lo ngại, cho rằng việc Bộ Giáo dục - đào tạo ?ochỉ định? đưa vovinam vào trường học là một quyết định gián tiếp thừa nhận vovinam là quốc võ của VN. Có võ sư cho rằng việc ưu ái vovinam như thế sẽ góp phần ?ogiết chết? nhiều môn phái khác cũng rất đặc trưng cho võ Việt như Nhất Nam, Tân Khánh Bà Trà, Tây Sơn...
    Trước sự phản đối rầm rộ của làng võ cổ truyền, ông Ngũ Duy Anh đã phải lên tiếng giải thích, nhấn mạnh việc đưa vovinam vào trường học chỉ là ở chương trình ngoại khóa của môn giáo dục thể chất và không bắt buộc. Tùy trường, tùy học sinh thích thì chọn, không thì thôi.
    Và cũng nhân câu chuyện này, làng võ khuấy động trở lại giấc mơ thống nhất võ lâm, quy tụ làng võ cổ truyền VN về một mối nhằm giới thiệu với bè bạn quốc tế một nền võ học phong phú của VN, chứ mỗi mình vovinam là không thể đủ để đại diện.
    Nhân chuyện làng võ cổ truyền khuấy động lại chuyện thống nhất võ lâm, chợt nhớ đến ước mơ của cố nhà báo - võ sư Đỗ Hóa: cách đây hơn chục năm, anh Đỗ Hóa, khi ấy là cánh tay mặt của ông Hoàng Vĩnh Giang, đã thực hiện một chuyến hành phương Nam với giấc mộng hợp nhất hàng trăm môn phái trong làng võ cổ truyền VN. Tại TP.HCM, ở một nhà hàng trên đường Trần Huy Liệu, anh Hóa đã mời trên chục chưởng môn của những môn phái lớn đến để bàn chuyện hợp nhất.
    Đúng là ông bà xưa đã có câu ?ovăn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị?! Các chưởng môn ngồi chưa ấm chỗ đã bắt đầu thi triển công phu để thăm dò nhau. Hoảng quá, anh Hóa đã phải giải tán và cười buồn nói: ?oĐúng là không thể thống nhất được võ lâm!?.
    Thà vovinam, còn hơn không có gì
    Nếu chúng ta đủ lực và có một chương trình nghiêm túc cấp quốc gia thì nên học như những gì mà Trung Quốc đã làm để có được môn wushu. Đầu thế kỷ 20, ông Tôn Dật Tiên đã cổ xúy việc đi tìm quốc võ của Trung Quốc. Tuy nhiên, làm sao chọn được khi có quá nhiều danh gia, chánh phái danh trấn võ lâm như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Không Động... Cuối cùng, năm 1928 Chính phủ Trung Quốc đã thành lập viện
    nghiên cứu quốc võ đặt tại Nam Kinh. Và phải mất hơn 20 năm, viện này mới trình làng được wushu với định nghĩa là môn võ hiện đại của Trung Quốc, được xây dựng trên nền của những môn phái nổi tiếng như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Vịnh Xuân, Không Động... Và ngày nay wushu là môn võ được Trung Quốc nỗ lực vận động để đưa vào chương trình thi đấu chính thức ở Olympic, sau khi đã chính thức có mặt tại Asiad.
    Rõ ràng nếu VN muốn có quốc võ nhằm lưu giữ tinh hoa võ thuật nước nhà thì phải có viện nghiên cứu quốc võ như Trung Quốc đã làm.
    Nhưng trong lúc chưa có quốc võ, không lẽ chúng ta đành khoanh tay ngồi nhìn pencak silat của Indonesia, muay của Thái Lan, anis của Philippines... lần lượt xuất hiện tại SEA Games? Trong hoàn cảnh đó, việc vovinam đã có những bước đi bài bản thể hiện qua việc thành lập Liên đoàn vovinam Đông Nam Á, rồi châu Á và cả thế giới là một điều đáng khuyến khích. Trước mắt, tại SEA Games 2011, việc vovinam có mặt chính thức trong chương trình thi đấu tranh huy chương là một điều đáng mừng.
    Dĩ nhiên, vovinam không phải là quốc võ của VN, vovinam chưa thể gọi là đại diện cho tinh hoa võ thuật VN. Nhưng trong khi chưa có quốc võ, có vovinam còn hơn không có gì...
    HUY THỌ : http://chuyentrang.tuoitre.vn/TheThao/Index.aspx?ArticleID=394127&ChannelID=14
  4. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    1) Đúng là cùng một sự kiện nhưng tư duy đến đâu sẽ nhận thức được đến đấy ! Ông ta phải hiểu khi gặp nhau dân võ không thể ngồi bình thơ, luận văn hay ăn no rồi về ... họ cùng nhau thi triển công phu cũng là cách thể hiện trên tinh thần cởi mở, cùng trao đổi. Thật đáng buồn vì ông ấy không hiểu đấy là dấu hiệu thành công đầu tiên mà ông ấy có được.
    2)Tuy cùng là giải thích nhưng sự giải thích này thể hiện rõ sự ngoan cố đeo bám cho bằng được vào hai từ Quốc Võ. Phải hiểu rằng dù có hay không có Vovinam thì không thể nhận định nền Võ học dân tộc là không có gì khi hội nhập với phần còn lại của thế giới !
  5. maquyen

    maquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    1
    Mình thấy nhiều các huấn luyện viên VOVINAM, đã tập các môn khác rồi mới sang tập Vo VI Nam và dạy
    Hic, kiểu này các môn phái đánh nhau chết mất!
    VoVI nam đúng là phát triển mạnh thật!
    ko biết quen ai mà xin được cái giấy phép KHỦNG thế
  6. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    Thông báo tạm ngừng hoạt đông site​
    Xin thông báo: Website www.vovinamvvd.com tạm ngưng hoạt động để bảo trì và sẽ phục hoạt trong thời gian sớm nhất. Xin cáo lỗi.
  7. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    http://www.vovinamvvd.com/index.php
    http://vovinam.org.vn/
    Trang web đã hoạt động lại bình thường .
  8. dhlv

    dhlv Guest

    Hơ hơ! Bác duckhang này cũng chỉ khó đọc báo nghe đài phết.
    Thực ra bây giờ có thêm vài diễn đàn về Vovinam nữa hay bỏ bớt đi một vài cũng chẳng ảnh hưởng gì vì tầm này hành lang, cơ chế cũng đã thông thoáng. Chuyện hay - chuyện dở - chuyện rởm cũng đã chẻ hoe khắp nơi rồi.
    Chỉ tiếc và thiệt thòi cho các môn sinh tại Việt Nam tuổi lỡ cỡ theo Vovinam đã lâu không đi học lấy bằng đại học, chứng chỉ về TDTT cấp thì làm sao mà làm thày giáo, giáo viên dạy Vovinam trong các trường học đây ? Trong khi Học viện Vovinam chưa có, khoa đào tạo về Vovinam trong các trường đại học TDTT còn khiêm tốn.
    (Thày giáo trong trường học khác với thầy dạy võ của một môn võ thuật nói chung)
    Có một số người còn kịp tỉnh đòn như chị Phượng đã kịp đi học đại học TDTT, còn võ sư Cường không biết thế nào? Họ đã theo Vovinam từ khi còn bé. Không lẽ cứ trông chờ vào việc dạy Vovinam ở các CLB, trọng tài các giải thi đấu thì....chết....đói
  9. dhlv

    dhlv Guest

    Cái việc nhiều HLV Vovinam (theo sự hiểu biết của Tôi) đã tập các môn khác rồi chuyển sang Vovinam là bình thường.
    Còn tại sao họ lại tự giác chuyển sang Vovinam để đầu quân trong khi theo Vovinam chẳng được thêm đồng xu cắc bạc nào, mất thời gian về những lễ nghi rườm rà, mấy chuyện lu bu vớ vẩn có khi còn mang họa vào thân nhưng vẫn theo đuổi ...chỉ khi nào các bạn trở thành môn sinh thì các bạn sẽ hiểu.
  10. dhlv

    dhlv Guest

    Một ví dụ nho nhỏ vì sao mà võ cổ truyền không phát triển được:
    [​IMG]
    Nick của Tôi đăng ký từ rất sớm bên vocotruyen.vn . Vài hôm trước chính tôi đăng (copy paste) một vài bài viết bất lợi về Vovinam mà cũng bị khoá nick. Họ đã xoá một vài bài báo !
    Có lẽ phải chửi Vovinam thật thậm tệ, mạt sát Vovinam thì mới trúng ý và quan điểm của website vocotruyen.vn chăng?
    Cần nên biết là website vocotruyen.vn có tư cách pháp lý chứ không phải như diễn đàn này mà thích nói trời nói đất gì để mà bỏ qua.
    ===========================================
    Tôi chỉ đáng tiếc một vài ông trong môn phái Nhất Nam bị kích động huặc cố tình hùa vào chuyện này (không thích Vovinam) trong khi chính họ cũng phải biết Thầy Chưởng Môn của Nhất Nam đã từng bị thế nào với võ giới tại Hà Nội
    A dua, a tòng trong một không gian võ thuật đầy chật chội của cái gọi là không gian võ giới thì chính ngay Nhất Nam cũng không thoát khỏi vòng kim cô tổng hợp các môn võ cổ truyền. Rồi Nhất Nam cũng sẽ bị kéo chân bởi chính đồng môn - đồng đạo của mình trong cái gọi là làng võ cổ truyền mà thôi.
    Còn Vovinam đã phải đề nghị, mong muốn dứt ra không muốn nằm trong liên đoàn võ cổ truyền từ cách đây hơn 15 năm là vì thế . Nếu không Vovinam tại Việt Nam đã nằm chung số phận bi đất như vô số môn phái khác mà thôi.
    5-10 năm nữa hãy ngẫm lại lời Tôi nếu những anh em nào liên quan đến Nhất Nam mà Tôi đã từng gặp.

Chia sẻ trang này