1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cú Pháp Tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi kevin_thi, 23/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bias

    bias Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    1

    Thành phần nghĩa phản ánh hiện thực khách quan của câu và hình thức thể hiện trong câu Tiếng việt​
    1. Cấu trúc nghĩa biểu hiện
    Chú trọng tới vai trò của vị từ (động/ tính từ) làm trung tâm vị ngữ và sự chi phối của nó tới phần còn lại trong câu, một số nhà ngữ pháp chức năng cho rằng: Thành phần nghĩa miêu tả hiện thực khách quan của câu, còn gọi là nghĩa biểu hiện, đưọc ví như một màn kịch nhỏ mà sự tình trung tâm của nó có thể là một biến cố động hay một tình trạng tĩnh, do vị từ trung tâm vị ngữ biểu thị. Các nhân tố tham gia vào sự tình đó được gọi là các tham tố. Tham tố thường được biểu thị bằng ngữ danh từ, danh từ, đại danh từ hoặc ngữ có quan hệ từ ở trước (còn gọi là giới ngữ).
    Ví dụ:
    Tôi tặng bạn Lan quyển sổ tay nhân ngày 8- 3
    Trong câu này:
    Hành động trung tâm: tặng, do động từ "tặng" biểu thị .
    Tham tố thứ nhất: chủ thể hành động, do đại từ "tôi" biểu thị.
    Tham tố thứ hai: đối tượng hưởng kết quả hành động, do ngữ danh từ "bạn Lan" biểu thị.
    Tham tố thứ ba: đối tượng chịu tác động trực tiếp của hành động, do ngữ danh từ "quyển sổ tay" biểu thị.
    Tham tố thứ tư: lý do thực hiện hành động, do giới ngữ "nhân ngày 8- 3" biểu thị.
    Xét theo từng vị từ trung tâm vị ngữ, tham tố nào bắt buộc phải có do nội dung của vị từ đó đòi hỏi thì đưọc gọi là diễn tố (actants). Tham tố nào không bắt buộc phải có đối với vị từ trung tâm thì được gọi là chu tố (circonstants). Sự có mặt của chu tố do tình huống giao tiếp hoặc do văn cảnh quy định.
    Trong câu: "Tôi tặng bạn Lan quyển sổ tay nhân ngày 8- 3" có 4 tham tố. Trong đó, các tham tố thứ nhất, thứ hai, thứ ba đều là diễn tố của động từ trung tâm "tặng". Nếu thiếu một trong ba diễn tố đó, câu sẽ được xem là "câu què câu cụt". Tham tố thứ tư là chu tố, nếu bị lược bỏ thì câu vẫn đúng ngữ pháp. Sự có mặt của nó là vì: trong một tình hình giao tiếp cụ thể, người nói cảm thấy cần nói rõ về lý do dẫn tới hành động của mình.
    ... Như vậy, việc xác định số lượng cấu trúc nghĩa biểu hiện của một câu cần dựa vào việc xác định số lượng vị ngữ của câu và chỉ ra vị từ trung tâm của vị ngữ.
    Trong Tiếng Việt, có vị từ cần tới ba diễn tố, chẳng hạn: coi, tặng, yêu cầu...
    Có vị từ cần hai diễn tố, chẳng hạn: đọc, nghe, căm thù v..v..Có vị từ cần một diễn tố, chẳng hạn: nghỉ ngơi, vui vẻ, đẹp, gầy...
    Trong số các diễn tố, diễn tố chủ thể được xem là đệ nhất diễn tố vì hầu hết vị từ đều đòi hỏi diễn tố này.
    Có thể nhận thấy: Trong những câu có vị từ làm trung tâm vị ngữ thì vị từ đó chính là yếu tố quan trọng nhất của câu. Bởi nhờ đó mà xác định được:
    - Kiểu nghĩa biểu hiện của câu: câu miêu tả biến cố, tình thái, đặc tính hay quan hệ.
    - Kiểu cấu tạo của bộ phận ngữ pháp quan trọng nhất, tạo nên tính hoàn chỉnh độc lập về ngữ pháp của câu: cùng với vị từ trung tâm, cần phải có bao nhiêu biểu thức ngôn từ kết hợp với nó để đảm bảo tính đúng ngữ pháp của câu; quan hệ nghĩa giữa các biểu thức đó với vị từ trung tâm là như thế nào (chỉ chủ thể, chỉ đối tượng, nới chốn, thời gian, phương hướng, phương tiện, điều kiện hoàn cảnh, mục đích, kết quả, v.v..).
    Cấu trúc nghĩa biểu hiện lấy vị từ hạt nhân làm tiêu điểm còn đưọc gọi là cấu trúc nghĩa của vị từ hay cấu trúc tham tố- vị từ.
    * Lưu ý: Khi xét nghĩa biểu hiện của cả câu thì không cần tính đến cấu trúc nghĩa của những vị từ không làm trung tâm vị ngữ của cả câu.
    2.Cấu trúc nghĩa mệnh đề
    2.1. Nhìn từ góc độ mối quan hệ giữa câu với phán đoán (mệng đề), có thể xem cấu trúc nghĩa phản ánh hiện thực khách quan của câu đồng dạng với cấu trúc phán đoán.
    Nội dung phản ánh hiện thực của câu có thể gồm một/ một số mệnh đề (tương ứng với một số phán đoán đơn). Mỗi mệnh đề thường gồm hai bộ phận chính:
    S: Đối tượng được nhận thức, thường được biểu thị bằng biểu thức ngôn từ làm chủ ngữ của câu.
    Ví dụ:
    Quả đất / luôn tự quay
    Voi/ không phải động vật ăn thịt.
    Mọi người/ đang thảo luận sôi nổi.
    Cái mũ này/ của chị Hương.
    Tôi/ tên là Nguyễn Văn Nam.

    P: Nội dung nhận thức về đối tượng S, thường được biểu thị bằng biểu thức ngôn từ làm vị ngữ của câu. Nội dung P có thể là thuộc tính động, cũng có thể là thuộc tính tĩnh.
    Trong một số câu, biểu thức ngôn từ biểu thị đối tượng S vắng mặt. Nhưng dựa vào ngữ cảnh, ta có thể xá định được S.
    Ví dụ:
    (1) Khuya rồi.
    (2) Hết giờ bán vé.
    (3) Không hút thuốc!
    (4) Cháy!

    Đối tượng nhận thức S của câu (1) là thời điểm nói (bây giờ); của câu (2) cũng là thời điểm nói; của câu (3) là mọi người trong một phạm vi không gian nhất định; của câu (4) là sự vật đang bốc cháy trong khung cảnh hiện hữu tại thời điểm nói hoặc bản thân khung cảnh hiện hữu.
    2.2 Phân biệt cấu trúc nghĩa mệnh đề với cấu trúc nghĩa thông báo
    a) Cấu trúc thông báo
    - Chủ đề: Phạm vi hiện thực khách qua được bàn bạc trong câu hoặc một chuỗi câu (còn gọi là phần nêu).
    - Thuật đề: Nội dung triển khai chủ đề, thuyết minh, thông báo về chủ đề (gọi là phần báo).
    Các đơn vị ngôn từ có chức năng thông báo như câu, đoạn văn, văn bản đều có cấu trúc thông báo của mỗi loại đơn vị khác nhau. Chẳng hạn: trong đoạn văn chủ thể thường được thể hiện bằng một/ hai câu chủ đề, nhưng cũng có khi bằng một thành phần trạng ngữ/khởi ngữ trong câu mở đầu đoạn văn.
    Ví dụ:
    (1) Tham nhũng đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở châu Á. Mới đây, chính phủ Nam Triều Tiên đã bắt giam hai cựu tướng lĩnh về tội nhận hối lộ một triệu đô la. Giới lập pháp ở Đài Loan hiện phải công khai tài sản của mình va rồi đây các viên chức cao cấp cũng sẽ làm điều đó.
    (2) Quê hương, nơi ấy nếu không là quê cha đất tổ thì cũng là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Đối với rất nhiều người, quê hương gắn với những kỷ niệm tươi đẹp của của thời thơ ấu, gắn liền với hình ảnh những người thân yêu nhất cuả mình. Quê hương là một phần máu thịt của mình.
    b) Cấu trúc thông báo trong câu có thể trùng với cấu trúc nghĩa mệnh đề, cũng có thể không trùng
    Xét hai câu sau:
    (1) Anh Hùng là người rất giỏi giang,
    (2) Về phương diện chuyên môn, anh Hùng là người rất giỏi giang.

    Ở câu (1) biểu thức "Anh Hùng" nêu chủ đề được bàn tới đồng thời cũng là đối tượng nhận thức S. Biểu thức "(là) người rất giỏi giang" nêu thuật đề - nêu nội dung nhận xét về anh Hùng, đồng thời cũng là thuộc tính năng lực (P) của đối tượng S.
    Ở câu (2), biểu thức "Về phương diện chuyên môn" nêu chủ đề đưọc bàn tới. So với câu (1) thì chủ đề này hẹp hơn (bàn về phương diện chuyên môn của đối tượng S). Biểu thức ngôn từ làm nòng cốt của câu: "anh Hùng là người rất giỏi giang" thể hiện nội dung triển khai chủ đề, tức biểu thị thuật đề. Nhưng khác với thuật đề trong câu (1), phần thuật đề ở câu (2) không phải là thuộc tính P của bản thân cái phạm vi hiện thực làm chủ đề (phương diện, lĩnh vực chuyên môn). Do đó, quan hệ giữa chủ đề với thuật đề ở câu (2) không chặt chẽ và trực tiếp với thuật đề ở câu (1).
    Cấu trúc nghĩa mệnh đề (S _ P) của câu (2) được biểu thị bằng kết cấu nòng cốt: "anh Hùng là người rất giỏi giang".
    2.3. Mối quan hệ giữa cấu trúc nghĩa mệnh đề với cấu trúc tham tố- vị từ (cấu trúc nghĩa biểu hiện)
    Việc phân tích nội dung phản ánh hiện thực khách quan của câu thành cấu trúc nghĩa mệnh đề (S- P) hoặc thành cấu trúc tham tố- vị từ thực ra là hai cách phân tích khác nhau với cùng một đối tượng.
    Trong cấu trúc tham tố- vị từ, các tham tố đều bổ nghĩa cho vị từ (đặc biệt là đệ nhất diễn tố) có vai trò quan trọng hơn chu tố.
    Trong cấu trúc nghĩa mệnh đề S- P, người nói đã phần nào thể hiện thái độ đối xử phân biệt của mình khi lựa chọn một trong các tham tố của vị từ trung tâm (có thê là diễn tố hoặc chu tố) đưa lên làm đối tượng nhận thức S.
    Tôi/ cắt tóc bằng kéo này.
    Tóc/ cắt xong rồi.
    Kéo này/ cắt tóc.

    Cả ba câu đều có vị từ trung tâm vị ngữ chỉ hành động :" cắt".
    Đối tượng nhận thức S trong nội dung mệnh đề của câu (1) là tham tố chỉ chủ thể hành động : "Tôi".
    Đối tượng nhận thức S trong nội dung mệnh đề của câu (2) là tham tố đối tượng chịu tác động: "Tóc".
    Đối tượng nhận thức S trong nội dung mệnh đề của câu (3) là tham tố phương tiện của hành động: "Kéo này".
    Tuy nhiên, khả năng chọn lựa diễn tố chỉ chủ thể hành động hoặc chủ thể mang trạng thái, đặc điểm mà vị từ trung tâm S là cao hơn cả.
    Ví dụ:
    Cuộc đời hoạt động của Bác/ vô cùng gian truân
    Mọi người dân Việt Nam/ đều kính yêu Bác.

    Ở câu (1) đối tượng S là tham tố chủ thể mang đặc điểm "gian truân".
    Ở câu (2) đối tượng S là tham tố chủ thể mang trạng thái tâm lý tình cảm "kính yêu".
    3. Tình thái khách quan
    Tình thái khách quan là thông tin bổ trợ cho nội dung mện đề của câu. Đó là những thông tin về:
    - Tính tất yếu hay tính ngẫu nhiên của mối quan hệ giữa S và P, được biểu thị bằng tình thái từ : tất yếu, tất nhiên, có nhiên, tình cờ, ngẫu nhiên.
    Ví dụ:
    Nghĩa tình thái tồn tại tất yếu trong mọi câu nói.
    Tình cờ tôi biết được người yêu cô ấy.

    - Tính hiện thực / phi hiện thực của mối liên hệ giữa S và P được hiển thị bằng phụ từ: không, chưa, chẳng, chưa, đã từng, vừa, mớiv.v...
    Ví dụ:
    Ngôi nhà này không đẹp.
    Tôi đã từng sống ở Lai Châu ba năm.

    - Khả năng (xác suất) xảy ra sự kiện được pháp đoán (S- P) biểu thị bằng tình thái từ: có thể, không thể, chắc chắn, nhất thiết, chưa chắc. v.v...
    Ví dụ:
    Có thể xuất hiện một sao chổi vào đầu thế kỷ 21.
    - Tính tiếp diễn, tái lặp, tính mức độ v.v...của thuộc tính P, biểu thị bằng phụ từ: vẫn, còn, nữa, mãi, lại, thỉnh thoảng, rất hơi, đang, sẽ v.v...(đi kèm vị từ trung tâm vị ngữ).
    -------------------------------------------
    Người đi chén rượu này đưa tiễn
    Đổ xuống xanh dòng nước Vu Gia

  2. phananhtu

    phananhtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2012
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. Tư duy không có lỗi thì ngôn ngữ cũng không có lỗi. Cấu trúc ngữ pháp không có lỗi chỉ có sự chưa hoàn thiện.

Chia sẻ trang này