1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cụ Trần Quốc Vượng ... đạo văn???

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Voldo, 14/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Cụ Trần Quốc Vượng ... đạo văn???

    http://evan.com.vn/Functions/WorkContent/?CatID=12&TypeID=39&WorkID=1390&MaxSub=1390

    (Trích)

    Nhân đây tôi muốn kể lại với anh Phạm Lưu Vũ về bài báo tôi đăng trên Thể thao & Văn hóa năm 1997 đã được Lương Xuân Hà đề cập. Chuyện này là có thật, đến nay nó vẫn làm cho tôi thấy việc làm của mình hầu như vô nghĩa. Chẳng là năm 1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai giảng dạy bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam (*) trong các trường đại học. Giáo trình bộ môn này được biên soạn dưới sự chỉ đạo của một vị giáo sư nổi tiếng trong ngành Sử học. Giáo trình in ra, người ta cũng tán dương om xòm ra trò, chỉ đến khi tôi tò mò tìm đọc, phát hiện ra đó là một cuốn sách ?ođạo văn vô tội vạ? và công bố ý kiến trên báo chí, thì nhóm tác giả nọ mới vội vàng sửa chữa quấy quá để tái bản. Gần mười năm nay, cuốn sách ?ođạo văn vô tội vạ? đó vẫn được sử dụng làm giáo trình chính thức cho bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam, đến mức tôi nghĩ, chẳng lẽ người ta muốn gián tiếp ?odạy? cho con cái chúng ta cả các kỹ năng ?ođạo văn?? Sự kiện này làm tôi lo ngay ngáy rằng sự phê bình của tôi, của Lương Xuân Hà và các ý kiến đồng tình như của anh Phạm Lưu Vũ cũng sẽ không mảy may tác động đến công trình Văn học Việt Nam thế kỷ 20 của GS Phan Cự Đệ, người ta sẽ chọn giải pháp ?oim lặng là vàng?, và nó vẫn nghiễm nhiên tồn tại với tư cách là cuốn sách ?ocó giá trị khoa học và thực tiễn cao, mang ý nghĩa chính trị, văn hoá, giáo dục sâu sắc, được trình bày và in ấn đẹp, gọi là sách tham khảo đặc biệt?.

    Nếu sự việc rồi đây xảy ra đúng như vậy, thì có lẽ chúng ta chỉ còn biết... thở dài mà thôi.

    -----------------
    (*) Ghi chú của eVăn: Đó là cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam do Giáo sư Trần Quốc Vượng chủ biên. Trong bài phê bình mang tên Một cuốn giáo trình "công phu" và "đáng giá" in trên báo Thể thao & Văn hóa năm 1997, Nguyễn Hòa đã chỉ ra rằng: Các tác giả của Cơ sở văn hóa Việt Nam đã "sao chép", "cóp nhặt" đến mức "không thể chấp nhận được". Tuy nhiên đến nay, bài phê bình của Nguyễn Hòa vẫn chưa có hồi âm và cuốn sách Cơ sở văn hóa Việt Nam do Trần Quốc Vượng chủ biên vẫn được tái bản... bình thường.

    Cái này có... tin được không nhỉ? Dẫu sao mình là người rất kính trọng cụ Vượng.
  2. khatsi

    khatsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Ấy dà, chuyện cũng phiền phức đây. Năm ngoái đọc thông tin này trên evan.com tớ cũng bức xúc, quyết tìm hiểu xem thế nào, té ra bác Nguyễn Hoà có bài viết về đạo văn thật đấy. Nhưng bác Nguyễn Hoà không quy việc đạo văn cho GS Trần Quốc Vượng, bác ý chỉ trách GS Trần Quốc Vượng không đọc kỹ để các cộng sự (Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thuý Anh) qua mặt đạo văn mà GS không biết. Cô Trần Thuý Anh dạy bọn tớ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam, còn bọn tớ thì nghiền ngẫm cái cuốn giáo trình đạo văn của cô ấy. Nghĩ lại mà "chim cú" không chịu được. Bài của bác Nguyễn Hoà cũng ngắn thôi, tớ gõ nhanh để voldo đọc xem phải quấy như thế nào.
    Về một cuốn giáo trình ?ocông phu? và ?ođáng giá?
    Báo Thể thao và Văn hóa số 75 (855, ra ngày 16.9.1997) có đăng bài Cơ sở văn hóa Việt Nam - một giáo trình được soạn thảo công phu của Nguyễn Thị Minh Thái. Theo tác giả, cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam(1) không chỉ được ?osoạn thảo công phu? mà cùng với cuốn Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam(2) được xem là ?ohai công trình rất đáng giá? do GS Trần Quốc Vượng (GS TQV) chủ biên với sự tham gia của một nhóm cộng tác và phụ tá. Có thể nói nhận xét của Nguyễn Thị Minh Thái được đưa ra khi chưa đọc kỹ cả hai công trình, đặc biệt, chưa đọc chúng trong tương quan với những công trình nghiên cứu văn hóa khác. Ở đây xin không bàn tới cuốn Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam, vì lẽ cuốn sách chưa phải là một giáo trình đại học, mới chỉ là một ?otập tài liệu để tham khảo, giảng dạy và học tập trong các trường đại học?. Cuốn sách này có 622 trang, chỉ dành 11 trang để phác thảo mục tiêu, nội dung, khuyến nghị sử dụng chương trình, còn 611 trang là tập hợp các bài viết, các công trình nghiên cứu của 35 tác giả bàn về văn hoá và văn hoá Việt Nam. Như vậy, nó chưa đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của một giáo trình trong tư cách là ?otoàn bộ những bài giảng về một bộ môn khoa học?.
    Đọc cuốn sách Cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV), rất dễ nhận ra những phần do GS Trần Quốc Vượng và GS TS Tô Ngọc Thanh biên soạn, vì đây không những là một bộ phận trong vốn tri thức uyên bác của các ông, đồng thời còn là một trong những điều tâm huyết của các ông lâu nay, như các phần: Con người - Chủ thể của văn hóa, Văn hóa và môi trường tự nhiên, Vùng văn hóa Tây Bắc, Vùng văn hóa Tây Nguyên? Điều đáng buồn là trong một số phần còn lại, đã có tác giả không thật sự cố gắng đầu tư công sức và đã tiến hành những thao tác không thể có trong biên soạn giáo trình. Nhận xét này sẽ là ?oquá lời? nếu không chứng minh được cơ sở của nó. Vậy chúng ta hãy xem xét:
    Từ trang 41 đến trang 46 của Cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV) phần nói về Giao lưu và tiếp xúc văn hóa trong văn hóa Việt Nam, tác giả đã chép lại nguyên văn nhiều đoạn trong các trang 3,4,5,7,8,11,15 của Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 4 (17) năm 1994. Đây là phần tổng quan của Đề tài khoa học cấp Nhà nước KXO6 - 15 do GS Phạm Đức Dương viết. Tác giả chép lại cả mô hình của quan hệ: Truyền thống - Tiếp xúc - Đổi mới của bài tổng quan và chép theo nguyên tắc: đoạn nào phù hợp thì chép cả đoạn, đoạn nào ít phù hợp thì chép lấy một câu cần thiết, đôi khi có biến báo một vài từ mà không làm sai lệch về nghĩa. Sự sao chép kể trên vẫn còn có chút chọn lọc, tác giả cũng cố gắng thoát ly khỏi tài liệu sử dụng song không thoát ra được! Nguyên tắc sao chép này tiếp tục được thể hiện ở các trang 51, 52, 53, 54 khi tác giả chép lại các trang 26, 27, 28, 29 của cuốn sách Cơ sở văn hóa Việt Nam(3) do PGS TS Trần Ngọc Thêm (PGS TS TNT) biên soạn. Ví dụ vài đoạn:
    - Trang 28 Cơ sở văn hoá Việt Nam (PGS TS TNT) viết: ?oĐó chính là đầu mối của tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng - cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là tập hợp các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích luỹ được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này: Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa; quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa??.
    Trang 53 Cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV) viết: ?oĐó chính là đầu mối của tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng. Cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là tập hợp các yếu tố riêng rẽ mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp có nghĩa là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến mối quan hệ giữa chúng? Người Việt tích luỹ được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này mà chứng tích là các câu tục ngữ: Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa; quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa??!
    Hoặc ở một đoạn khác:
    - Trang 27 Cơ sở văn hoá Việt Nam (PGS TS TNT) viết: ?oMỗi thái độ đều có mặt hay và mặt dở của nó. Tôn trọng tự nhiên có cái hay là giữ gìn được môi trường sống tự nhiên nhưng có cái dở là khiến con người trở nên rụt rè, e ngại. Coi thường thiên nhiên có cái hay là khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với thiên nhiên, khuyến khích khoa học phát triển nhưng có cái dở là hủy hoại môi trường. F.Enghels trong cuốn Phép biện chứng của tự nhiên đã nhận ra rằng ?oCon người là một phần của tự nhiên?, và kêu gọi: Vấn đề của con người không phải là chiến thắng tự nhiên mà là sống trong sự hoà hợp có ý thức và tế nhị với tự nhiên?.
    Trang 53 Cơ sở văn hóa Việt Nam (GS TQV) viết: ?oMỗi thái độ đều có mặt hay và mặt không hay của nó. Tôn trọng tự nhiên thì gìn giữ được môi trường sống tự nhiên nhưng lại khiến con người trở nên rụt rè, e ngại thậm chí tôn sùng. Coi thường tự nhiên thì khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với tự nhiên, khuyến khích khoa học phát triển nhưng lại hủy hoại môi trường. Có lẽ nên nhìn nhận ?oCon người là một phần của tự nhiên? sống trong một sự hoà hợp có ý thức và tế nhị với tự nhiên? (Anghen)?!
    Đến phần Các thành tố văn hoá (từ trang 56 đến trang 67) thì tình trạng không thể chấp nhận được, phần này đáng lẽ phải mang tên PGS TS Trần Ngọc Thêm. Vì lẽ, tác giả biên soạn đã chép lại một cách ?okhông thương tiếc? những gì mà PGS TS Trần Ngọc Thêm đã trình bày trong cuốn giáo trình của ông. Công phu duy nhất của người biên soạn là chép, lắp ghép những đoạn thích hợp! Ở một vài phần khác, kết quả nghiên cứu của GS Đinh Gia Khánh, PTS Ngô Văn Doanh? cũng được chép lại ít nhiều. Và đáng buồn hơn, khi viết về Nho giáo, đạo Lão - Trang, tác giả cũng chép lại của hai GS Ngô Vinh Chính và Vương Miện Quý (từ các đoạn trích trong Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam - GS TQV), thậm chí còn chép sai! Ví dụ:
    - Trang 548 Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV) hai vị Giáo sư Trung Hoa viết: ?oHạt nhân tư tưởng triết học Nho gia là Nhân và Lễ. ?oNhân giả nhân dã? (kẻ có nhân ấy là con người vậy)? và ghi chú là lời Mạnh Tử.
    Trang 97 Cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV) viết: ?oHạt nhân tư tưởng Nho gia là Nhân và Lễ. Mạnh Tử khẳng định ?oNhân giả, nhân dã? (kẻ ác nhân ấy là con người vậy)?. Khi viết rằng Mạnh Tử coi kẻ ác nhân ấy là con người vậy, tác giả biên soạn phần này không những đã chứng tỏ mình đã viết một điều họ không hiểu và qua đó còn xuyên tạc một quan niệm hết sức quan trọng của Mạnh Tử về con người.
    Phải nói rằng, những đoạn cóp nhặt, sao chép như đã dẫn ở trên, có mặt tràn ngập trong nhiều phần của Cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV), trong phạm vi một bài báo nhỏ không thể dẫn ra nhiều. Hoàn toàn có thể coi tác giả các phần này đã tuỳ tiện xâm phạm tới bản quyền của người khác, bởi vì tuyệt nhiên không thấy chúng được đặt trong ngoặc kép hoặc được ghi chú nguồn tài liệu, tác giả. Cũng cần nói thêm, cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV) còn nhiều bất cập như không thống nhất trong bút pháp của cả cuốn sách, thể hiện rất rõ tính ?otập thể? của công trình, nên có phần mang phong cách hàn lâm, có phần lại mang phong cách trữ tình! Mặt khác, cần tránh việc dẫn lại quan niệm của người khác kèm theo một lời bình chú dễ gây hiểu lầm không cần thiết, như: ?oThực ra ý này đầu tiên là của?? hoặc ?oThực ra ý này của GS TQV??. Kiểu dẫn như trên dễ làm cho người đọc nghi ngờ quan niệm được trích dẫn và còn cảm thấy có điều không bình thường!
    Sau khi cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam (GS TQV) được xuất bản, một số người đọc đã bất bình về ?ocông phu? xào xáo của một vài tác giả tham gia biên soạn. Tháng 10. 1997, cuốn sách tiếp tục được in ở NXB Đại học Quốc gia với một hình thức trang nhã hơn. Đặc biệt, những phần sao chép quá lộ liễu đều được ghi chú một câu rất mơ hồ: ?oBài này chúng tôi sử dụng kết quả nghiên cứu của PGS TS Trần Ngọc Thêm??, ?oChúng tôi dựa vào kết quả nghiên cứu của GS Đinh Gia Khánh??, ?oChúng tôi sử dụng kết quả nghiên cứu của Lương Ninh? Ngô Văn Doanh??. Kế thừa kết quả nghiên cứu của người khác vốn là việc bình thường trong khoa học, nhưng về nguyên tắc mọi trích dẫn đều phải tuân thủ các yêu cầu của sự trích dẫn. ở đây, dường như tác giả cho rằng việc ?osử dụng kết quả nghiên cứu? của người khác bao gồm cả việc potocopy thoải mái. Có gì đó thật khôi hài vì mấy ai lại ?osử dụng kết quả nghiên cứu? của người khác nhiều đến thế! Xin nói thêm, tác giả vẫn không sòng phẳng và trung thực ở phần chép lại của GS Phạm Đức Dương trong đề tài KXO6 - 15, hoàn toàn không có ghi chú gì, phải chăng do tài liệu này ít người biết đến! Cuối cùng xin nói rằng, điều đáng tiếc là GS Trần Quốc Vượng đã không đọc kỹ bản thảo và quá tin tưởng vào một vài cộng sự để họ đã làm tổn hại tới uy tín của ông.
    Nguyễn Hoà
    ----------------------------
    1. Cơ sở văn hoá Việt Nam - GS Trần Quốc Vượng (chủ biên) - NXB Giáo dục, H. 1997.
    2. Văn hoá học đại cương và Cơ sở văn hoá Việt Nam - GS Trần Quốc Vượng (chủ biên) - NXB Khoa học Xã hội, H.1996.
    3. Cơ sở văn hoá Việt Nam - PGS TS Trần Ngọc Thêm - Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1999.

Chia sẻ trang này