1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cửa hàng cung cấp, tư vấn TRỒNG RAU XANH TRONG NHÀ.

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi nuquainhatrang, 01/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tweety7984

    tweety7984 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    1
    co lan to xem tren bao noi ve 1 vi Giao su o DH Nong Nghiep(ten la An thi fai) co sang che ra loai dung dich trong cay xanh! Nhung to quen mat k ghi lai SDT hay dia chi cua GS do. Neu ban nao biet thi giup to voi nha. bay gio to dang can hoi ve dung dich do! cam on moi nguoi nh nha
  2. dungvm

    dungvm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Đó là thầy Hồ Hữu An, nhưng theo tớ biết thầy kô bán dung dich lẻ, thầy chủ yêu cung cấp cho các dự án lớn.
    Nếu bạn quan tâm đến thuỷ canh thì tớ có.Hiện taị tớ cũng đang bán dung dịch cho các mẹ bên webtretho
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Vườn rau tôi trồng rất không ra hàng lối .
    Tôi trồng theo kiểu theo thời vụ .
    Cây nào mọc trước thì trồng trước, rồi ăn đến đâu thì cuốc lên
    trồng cây nào moc sau . Có những mánh đất dành riêng để
    trồng những cây lụi đi mùa đông, tự mọc lên mùa hè .
    Vì thế, tôi sẽ gắng chụp đưa lên cho các bạn coi, đừng cười
    nhé.
    Trưóc khi trồng, tôi cuốc đất lên, và lót cỏ xuống dưới làm phân
    xanh để đất thêm màu mỡ, khỏi bạc màu . Khi cây bén rễ, tôi
    rắc phân hoá học NPK, nhưng không gần ngày thu hái, mà cách
    ngày hái rau chừng 10 ngày thì bón phân hoá học nhưng rất ít .
    Các nhà Mỹ thì không trồng rau, mà trồng hoa và thảm cỏ . Họ
    bón phân cho cỏ tốt và xanh, rồi 2 tuần cắt cỏ một lần . Nhà nào
    chịu chơi thì cắt có cách nhau 10 ngày hay 1 tuần, để thảm cỏ
    lúc nào cũng đep mà không mọc cao quá . Tôi xin các cỏ cắt ra
    này mang về làm phân cho vườn rau của mình . Đôi khi gặp nhà
    trồng cỏ có bón phân trộn thuốc diệt cây dại, rau mình không thể
    đâm rễ xuống tới lớp cỏ lót đáy đưọc, mà đôi khi bị chết khô .
    Tôi rất thích thuốc tăng trưởng của VN, không phải để trồng rau
    cho mình ăn, mà để gây giống, vì cây giống của tôi còi cọc, mà
    cây giống bọn Mỹ bán thì mập khoẻ hơn rất nhiều. Có lẽ tôi cần
    tìm hiểu khoa học kỹ thuật thời nay mới được .
    Rau muống đỏ chỉ mọc dưới ao, và chỉ ngọn đua ra mới ăn
    được. Khi ngắt ngọn, nhựa tráng ứa ra rất nhiều và đặc dính .
    Có người thích rau đỏ hơn rau xanh nhạt (không xanh đậm như
    rau TQ hay trắng nhợt) mà ở VN gọi là rau muống trắng, nhưng
    có người thích rau cạn hơn. Rau ao và rau cạn còn loại màu
    tím nữa . Thân nó không hẳn đó, tím, hay xanh, mà là màu trung
    gian, có chỗ xanh, có chỗ đỏ, có chỗ xám chứ không một màu.
    Tôi thích cả 3 loại rau này của VN, mỗi thứ một mùi vị khác nhau
    nhưng đều ngon cả. Rau tôi trồng ở đây không được ngon, vì
    rau muống xanh khi trồng tốt thì rất mập ngọn, to lá, nhưng trên
    thân có gai lởm chởm, còn rau trắng thì màu trắng bệch hơi
    vàng trông bệnh hoạn quá. Hạt giống rau ở đây lấy từ Trung
    Quốc . Tôi ngày xưa trồng rau muống mang ra chợ bán mà chưa
    bao giờ trồng rau muống hạt, cũng chưa thấy ai lấy hạt rau
    muống bao giờ . Có lẽ ta học kỹ thuật này của TQ, hay lấy giống
    của họ, mà để giống rau VN tuyệt diệt chăng?
    Ngày xưa mùa thu thì rau muóng ra hoa . Rau trắng thì ra hoa
    trắng, và rau đỏ thì ra hoa đỏ tím sẫm ở giữa, bìa ngoài trắng .
    Sau đó thì kết trái có 4 múi, bên trong có 4 hột, mỗi hột đều dẹp
    3/4 quãng giữa nơi 4 hột dính vào nõi giữa của trái. Bóc hột ra
    thì đã thấy lá mầm bên trong . Tuy thế đến mùa đông thì rau
    muống cạn lụi hẳn chỉ còn gốc rễ, mùa xuân năm sau thì mọc
    lại, còn rau nước thì vần tươi, nhưng ngừng lại, đợi sang năm
    mới mọc tốt lên. Vì thế tôi chưa bao giờ để ý lượm hạt rau
    muống. Vả lại, gơ giống bằng những ngọn to mập thì rau mới
    to mập dễ bán ngoài chợ hơn rau gầy nhom, và chúng nảy mầm
    mạnh hơn, non hơn so với rau nảy mầm từ những ngọn nhỏ mọc từ hạt giống lên .
  4. nuquainhatrang

    nuquainhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    Bác codep công nhận am hiểu về rau cỏ thiệt. Em hâm mộ bác ghê.
    Hôm trước em trồng mấy kg rau mầm đem tặng bà con ăn, ai cũng tấm tắc, chắc em phải tập trung phát triển dự án này quá.
    Nói về chuyện trồng cây trong nhà thì muôn trùng, và đó là xu hướng em nghĩ nên phát triển trong tương lai cho các gia đình ở đô thị, thành phố. Đúng là nó có rất nhiều lợi ích, nhưng vấn đề chưa thể nhân rộng ra hiện nay: là phải tìm 1 loại đất hay dung dịch gì vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa có khả năng tái sử dụng nhiều lần + 1những giống tốt khả năng phát triển nhanh, ko sâu bệnh + và ko quên nghiên cứu thiết kế những loại cây nào thì nên đặt ở vị trí nào trong gia đình để có thể phát triển một cách tốt nhất.
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đây là loạt photos chụp theo yêu cầu .
    [​IMG]
    Mảnh trồng cà pháo, đứng từ nhà nhìn ra phía sau.
    Cà này trồng xuống đầu tháng Sáu, bây giờ đã hái trái.
    [​IMG]
    Bên trái mảnh cà là mảnh mồng tơi, trồng được gần tháng,
    đã hái lượt đầu (bấm ngọn) và vừa hái đợt một. Hai mảnh
    này là nơi nhiều nắng nhất (ít bị nhà và cây che). Chụp
    theo chiều ngang lô đất. Cây cách cây 2 gang tay. Có thể
    thấy rau sam mọc dại, cứ để khá lớn mới nhổ đi.
    [​IMG]
    Mảnh mồng tơi thứ hai, vốn là mảnh gieo giống mồng tơi,
    và rau đay, đứng từ cuối vườn mé phải nhìn ngược về nhà.
    [​IMG]
    Mảnh giấp cá, nhìn cùng chiều với mảnh mồng tơi thứ hai,
    nhưng trước mảnh mồng tơi. Nơi đây ở dưới bóng râm của
    cây dẻ nhà hàng xóm, nên giấp cá mọc mầm muộn cả tháng,
    tức là đầu tháng Bảy mới nảy mầm. Năm ngoái mọc mầm sớm
    hơn, vì mưa xuân đẫm hơn năm nay. Có thể thấy có quãng
    trống, là nơi cuốc lên lấy giống cho bạn trồng.
    [​IMG]
    Mảnh giấp cá chính, ở giữa lô đất, đứng từ cuối vườn
    nhìn về nhà. Nơi đây nhiều nắng nhất, giấp cá nảy mầm
    từ đầu tháng Sáu, trong khi đó, giấp cá hàng xóm nảy
    mầm sớm nhất là giữa tháng Năm, vì có nắng 100%. Ăn
    đến đâu ngắt ngọn đến đấy nên nó um tùm như vậy. Mùa
    thu chớm lạnh thì nó giũi mầm xuống đất, và tụ chất bổ
    vào thân rễ ngầm. Khi có tuyết thì những thân rễ gần
    mặt đất sẽ chết hết. Tháng Năm thì mầm bắt đầu mọc từ
    dưới đất sâu chừng một gang tay, mảnh như que tăm. Đến
    mặt đất thì mầm dừng lại, làm gốc, và từ đây mọc thành
    cây, có ngọn, gốc, và rễ như một cây mọc từ hạt giống ra.
    [​IMG]
    Mảnh rau muống, nhìn từ cuối vườn về nhà. Rau muống mới
    bén rễ, rắc phân NPK hơn một tuần rồi
    [​IMG]
    Mảnh cà trồng muộn nhất, tuy ương giống cùng một lúc, sát
    bờ giậu mé trái, cũng đã có trái hái ăn rồi. Mánh này có
    3 chục cây, vốn là mảnh rau cần tự nảy mầm hàng năm, sau
    khi ăn cần xong mới có đất trồng cà.
    [​IMG]
    Đây là bồn tắm bằng nhựa, chôn xuống đất để trồng rau cần.
    Trong khi cần các nơi khác khô cằn, thì cần ở đây vẫn ăn
    được, và hái chụp trong hình. Trong cà, dưới bóng rợp, vẫn
    không nhổ sạch cần đi, để sang năm nó mọc lên có giống trồng
    khắp vườn, phủ cỏ dại, để có giống rau nào thì giồng rau ấy.
    Hình chụp ban sáng, còn thấy bóng đầu người chụp đó . Thửa
    đất nhà chạy theo hướng Đông Tây, nhà hướng Tây, phố hướng
    Bắc Nam. Có thể thấy mảnh trước xa là mảnh cà chính, mảnh
    ngay ống kính là mảnh cà trồng muộn, và bên trái nó là mảnh
    trồng cà chua trồng muộn vì nhà tự gieo giống.
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
    Mảnh cà chua muộn trong bóng rợp nhìn về mé nam lô đất, có
    thể thấy dưa chuột đang lên giàn, nhưng vài hôm lại phải
    hái dưa kẻo già, chừng 3-4 trái một lượt hái.
    [​IMG]
    Từ ruộng cần nhìn về tây, trước mảnh mồng tơi thứ nhất là mấy
    cây rau đay trắng. Chúng được gieo sớm cùng mồng tơi, và bây
    giờ mới hái lượt đầu, chỉ đủ một bát canh loãng. Trong mảnh
    này có mấy cây rau đay già, vốn là ngọn rau đay mua chợ về ăn,
    rồi cắm xuống.
    [​IMG]
    Mảnh mồng tơi thứ ba, chạy ngang vườn, vốn là chỗ trồng
    chục cây xu hào, đã ăn xong. Đầu đằng kia chọc vào ngang
    sườn mảnh trồng cà chính. Mảnh này chỉ có 2 chục cây mồng tơi.
    [​IMG]
    Đứng từ cuối parking lot chụp về hàng xóm bên trái . Gần nhất
    là 4 cây ớt, nhà gieo, trong đó có 2 cây lớn nhất, trái đã già
    chưa chín, 2 cây còn nhỏ, đang mải mọc lớn lên. Xa tí nữa bên
    trái là mảnh mồng tơi thứ hai, bên phải là mảnh rau muống trồng
    từ ngọn lác đác hái khắp vườn về. Giây mơ tam thể thì trồng gần
    hàng rào, và leo lên hàng rào của nhà hàng xóm. Kinh giới, húng
    quế, húng giũi cũng trồng quanh đây. Cũng là nơi bắt đầu của
    mảnh trồng Giọc Mùng nấu canh cá.
    [​IMG]
    Mảnh giọc mùng nhìn bên hông nhà. Trước khi có tuyết thì phải
    đào củ, cắt ngọn, để dành trong basement, thì sang năm mới nảy
    mầm được. Vì thế giọc mùng không thể nào to như ở ViệtNam. Bên
    kia hàng rào là một nhà người ViệtNam, xin giống Giọc Mùng của
    tôi, được hơn chục củ to nhất, nên mọc to hơn cây của tôi.
    Giọc Mùng được bón phân hoá học đều đặn chứ không bị cắt
    lương thực như các rau khác vì chúng còn đang lớn, chưa thu
    hái. Mấy giọc để chụp ảnh là lá già tỉa đi, nên nhỏ còi như vây.
    [​IMG]
    Mảnh trồng cà từ đầu tháng Sáu, khi cà giống mới có vài lá nhỏ
    bằng hạt ngô. Mảnh này có nhiều hố chôn cỏ tươi, nên sau khi cà
    mọc tốt, cỏ thối sụt xuống, đứt rễ cà, làm cả vườn chết ngắc ngư.
    Đây là nơi để giống cho mùa xuân năm sau. Cây gần nhất vốn là cây
    mọc kém nhất vì không có chôn cỏ ở dưới, trải qua một trận mưa
    đá, rồi mấy ngày nắng gắt trên 30 độ C không rảnh mà tưới được,
    nay đã là cây to đẹp nhất. Quả cà gốc nó có đường kính 7 cm, là
    quả cà lớn nhất vườn.
    Mảnh này là cánh phải đằng trước nhà trông ra đường phố .
    [​IMG]
    Mảnh trồng Giọc Mùng muộn, vốn là nơi trồng cây giâm bụt Mỹ.
    Hai cây trồng xen ban đầu mọc từ củ to nên to tốt nhất vườn.
    Mảnh này là cánh trái đằng trước nhà trông ra đường phố .
    [​IMG]
    Đây là hình toàn vườn sau nhà, chụp lúc 3 giờ chiều, còn nắng
    chói chang.
    Các hình đã làm giảm Resolution, và hầu hết làm lợt màu đi để
    giảm cỡ của hình cho dưới 200 KB.
  7. dungvm

    dungvm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi, ước gì em có 1 mảnh vườn chỉ 1/3 vườn nhà bác, trông thích ghê, bác đúng là nông dân xịn rồi .
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Vườn nhà tôi thật vừa đủ diện tích, nhưng chỉ có 1/5 diện tích
    có đủ nắng 100% tức là nắng trực tiếp suốt khi có mặt trời .
    Những nơi còn lại thì chỉ có nắng trực tiếp một phần của ngày,
    và chỉ có ánh sáng gián tiếp trong bóng rợp thôi. Nhà thành thị
    mà. Nói vậy, chứ ở Mỹ, trừ trang trại thẳng cánh cò bay ra, thì
    nhà nông thôn cũng bị cây rừng hay cây hàng xóm rợp bóng,
    chỉ quãng giữa mới có nắng 100% thôi. Những chỗ có nắng
    toàn phần thì rau trồng ăn ngon nhất.
    Nhà tôi nổi tiếng về Rau Cần và Cà Pháo. Tôi mới có nhà được
    4 năm nay. Mười mấy năm đến Mỹ chỉ thuê nhà, chẳng được
    ăn rau mình trồng cấy. Rau Cần thì tôi mới học cấy và kinh
    nghiệm trồng nó ở xứ lạnh này. Mãi đến nay tôi mới biết thời
    gian nảy mầm, mọc, sau khi thu hái, khoảng cách cấy, và cách
    tưới nước của nó. Rau Cần cấy và tưới theo cách của tôi thì
    không to thân, rỗng lòng, xốp, và cao như ở Việtnam, nhưng
    giòn hơn, ngọt hơn và thơm hơn. Luật Mỹ rất khắt khe về an toàn
    nên tôi không đủ sức làm ao, mà chỉ có thể để mức nước dưới
    gốc mà thôi. Mùa Xuân thì cả diện tích được trồng Cần, khi các
    cây khác còn chưa mọc lên và còn đang ương trong khay . Sau
    khi ăn Cần, thì chỉ còn cái bể tắm có thể tiếp tục có rau Cần ăn
    được . Các nơi khác Cần cũng mọc lại, nhưng dai và đắng, ăn
    không ngon. Trong bể tắm, nước không bao giờ được dâng cao
    để có thể có Cần như ở Việtnam.
    Cà Pháo tôi lấy giống từ Đồng Nai, nhà bố mẹ vợ, nhờ người
    đưa vào Mỹ không hợp pháp (Mỹ bắt các giống cây phải qua một
    thủ tục khắt khe mới vào được Mỹ, phiền hà, phần lớn không
    được phép). Cà pháo này dày cùi, hầu như không chát, nên
    nhiều người thích . Tôi thì lại buồn ở chỗ nó không chát như cà
    thường, nhưng dù sao, cà ngọt cũng có cái ngon của nó. Mãi
    cho đến năm nay tôi mới biết thời gian gieo cà, vì không chịu
    học thời tiết, và không chịu học các đồ bán ở cửa hàng nông
    nghiệp.
    Cần và Cà Pháo nhà tôi giá bán lẻ 2 đô rưỡi một pound, nhưng
    chỉ có bán năm ngoái, khi tôi thuê một mảnh 1/10 hecta trồng
    để bán . Sau khi tính toán, thì tiền công chỉ được 6 đôla một giờ
    chưa kể thời gian lái xe đến đất trồng, so với mức lương tối
    thiểu nhà nước quy định 8 đô thì lỗ . Năm nay người ta còn hỏi
    mua Cà và Cần, nhưng vườn nhà chỉ có thừa để biếu thôi . Ai
    muốn ăn ngon thì phải trồng lấy mà ăn.
    Đến nay, ngoài chợ chỉ còn ngọn rau đỗ Hoà Lan bán với giá
    4 đô rưỡi một pound để ăn sống và nhúng lẩu . Các rau khác
    đều không quá 2 đô một pound (rau muống chẳng hạn). Các
    rau thơm không bán pound nên có thể đắt hơn ngọn đỗ Hoà
    Lan nữa (giấp cá chẳng hạn). Rau đắt hơn thịt là ở đây, đúng
    nghĩa của chữ .
  9. nuquainhatrang

    nuquainhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    Hình như cái chỗ trồng rau muống của anh đất hơi khô phải không??? Phải cấp bằng nông dân cho anh mới được. Thật sự rât hâm mộ
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Vườn đất nhà tôi rất khô. Không bao giờ bị úng hay lụt .
    Mỗi khi mưa to và lâu thì nước róc xuống cống thành phố hết,
    và đất được ẩm ướt vài ngày. Rau của tôi hoàn toàn trông cậy
    nước máy, lấy từ hồ chứa nước rất sạch, dân đều uống nước
    không đun sôi. Giá nước cũng rẻ, nhưng chỗ rau muống là chỗ
    xa vòi nước nhất, nên khi tưới được nó, thì các chỗ khác được
    phun ướt đẫm. Tôi cũng lười không xới đất, nên đất bị nước tưới
    làm thành váng đất trên mặt, có tưới nhiều thì nước chảy lênh
    láng có vẻ ẩm ướt lắm, nhưng xới đất xuống 1 centimet thì thấy
    đất vẫn khô như thường (không khô như sa mạc) . Phải xới đất
    luôn, hay phải tưới bằng ống ngầm, hay đổ nước bằng gáo nhẹ
    nhàng, thì nước mới ướt sâu được. Vòi phun nước lên cao thì
    khi nước rơi xuống mặt đất quá mạnh, làm thành váng đất, là
    một lớp đất liền tịt không có kẽ hở xuống dưới, khiến đất bị khô
    nhanh, và lâu bị thấm ướt . Tôi cũng rất chăm giun, nhưng khi
    không cho cỏ thì giun bỏ đi hết, làm váng đất hình thành nhanh
    và bền. Xới đất luôn luôn thì tôi không có công sức .
    Tôi vốn là thợ mộc, cắp hòm đồ đi đóng dạo, và xẻ gỗ thuê,
    nhưng ở miền quê, nhà cũng có vườn trồng rau ăn, nên cũng
    có vài hiểu biết căn bản của cây cối. So với nông dân hời hợt
    thì có khi còn hiểu biết nghề nông hơn.

Chia sẻ trang này