1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cửa ô phía Nam Hà Nội - một lần nữa " thi để mà thi " ?

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi meo_con_ngoc_nghech1986, 06/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    meo_con_ngoc_nghech1986 ơi, đúng là mèo con nghốc nghếch quá hí hí. Tại đồng chí Mèo đặt số thứ tự file ảnh (1.jpg, 2.jpg...hoặc 01.jpg, 02.jpg ...) của Nhà văn hoá Qtrị trong máy tính bị trùng với số thứ tự file ảnh của con Cửa Ô trong máy tính cá nhân í nên khi post lên mới râu ông nọ chắp tùm lum rùm la vậy hí hí.
    Lần sau nhớ đổi lại tên thứ tự khác trước khi post, chẳng hạn như chimlac1.jpg hoặc NVHQT.jpg .
    À,mà quả NVH nớ giống phong cách Hàn Quốc rứa mà không trúng tiếc hè

  2. meo_con_ngoc_nghech1986

    meo_con_ngoc_nghech1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Ừ há ! Mình ngốc thật ! Cảm ơn HSS nhiều ! Chuẩn bị vụ kia tới đâu rồi HSS nhỉ ?
  3. vnarchitect

    vnarchitect Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Em thấy "Cửa ô phía Nam" có ý nghĩa lớn trong lịch sử đó ạ mặc dù không có 1 cái mốc cụ thể. Nó đánh dấu sự "Khai hoá phía Nam" (Trong đó có TPHCM) của nhiều đời người "Thăng long - Hà nội".
  4. khanh_mk

    khanh_mk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    5h chiều hôm nay trao giải.
    Anh em đi đến dự lễ trao giải cần lưu ý những diểm sau:
    Khi đi không mang theo vũ khí và những chất liệu gây nổ.
    Không nên có những hành động quá khích,khiếm nhã như:
    * Khi vào gửi xe không nắm tóc mấy thằng bảo vệ mà lên gối vỡ mũi người ta ra.
    * Khi tất cả mọi người vỗ tay không la ó ầm mĩ và không lấy tay vỗ vỗ vào mông làm động tác như đang trung tiện.
    * Khi những cô gái mặc áo dài và mỏng mang giải thưởng lên tặng thì không suýt soa,làm những động tác thèm muốn,gợi dục.
    * Khi các đại biểu và các thí sinh đạt giải phát biểu thì không chạy lên giật micro rồi ném xuống đất lấy chân dẫm lên di di như di tàn thuốc.
    * Hoàn toàn không nên giật phong bì tiền thưởng của ban tổ chức rồi mở ra tung lên trời tạo thành một cơn mưa tiền làm đám đông náo loạn nhặt mà gây mất trật tự công cộng.
    * Khi ra về không nhầm Lesux của các sếp thành ra wave tàu của mình.
    * Giành tất cả sự lạc quan tưởi đẹp vào nền kiến trúc Việt Nam sáng lạng để có ý chí thi thố những cuộc thi sau này.
    Chúc thế giới tình yêu thế giới hoà bình.
  5. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Đừng nói thế, bọn sinh viên Sử nó cười chết Trong Nam có 1 vị được thờ nhiều nhất là Nguyễn Ánh (Nguyễn Phúc Ánh - Gia Long), người có công đầu trong việc khai khẩn, phát triển xứ Nam Kỳ. Sự ra đời và phát triển của TP Hồ Chí Minh (Sài gòn xưa) và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhờ các chính sách lớn của ông vua đầu triều Nguyễn. Được dân Nam và các thế lực ngoại bang giúp đỡ nhiều, ngay khi Nguyễn Huệ qua đời, chỉ mất vài năm Nguyễn Ánh dẹp gọn triều đại Tây Sơn, ngay sau đó Nguyến Ánh tiến hành phát triển kinh tế và đặc biệt chú ý phát triển phía Nam. Dân đi khai hoang được cấp lương thực, trâu, bò, ngựa... Tù nhân được tha nếu chấp nhận đi "kinh tế mới". Mặc dù đất Nam Bộ có vùng thuộc Việt Nam, có vùng tranh chấp trước đời Gia Long nhưng chỉ khi Gia Long nắm quyền thì vùng đất này mới thực sự được phát triển và có chủ quyền rõ ràng. Cho dù Nguyễn Ánh để lại nhiều tiếng xấu trong lịch sử nhưng công khai khẩn Nam Kỳ thì không ai phủ nhận. Trong Nam còn rất nhiều đền thờ Gia Long, Sài Gòn trước cũng có đường Võ Tánh - tên 1 tâm phúc của Nguyễn Ánh, nay không biết còn không
    Có lẽ lịch sử không ghi nhận gương mặt "Thăng long - Hà nội" nào đáng kể trong việc khai hoá phía Nam, nếu muốn đánh dấu sự việc đó thì nên xây cái "cửa ô" ở đâu đó miền Trung (đúng với nhiều đời có công Nam tiến )
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 01/11/2006
  6. haluu_kts

    haluu_kts Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    2.254
    Đã được thích:
    1
    Sống khoẻ,sống có ích là k đi tham dự mấy vụ đó
  7. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Nói đến " Khai hoá phía Nam " ( không phải khai hoá Sài gòn nhé ) người ta nói đến Nguyễn Kim trước , sau đến Nguyến Hoàng , sau nữa mới đến Nguyễn Ánh .
    Cái câu : '' Từ thưở mang gươm đi mở cõi ...." hình như để nói về nhân vật Lsử này.
  8. meo_con_ngoc_nghech1986

    meo_con_ngoc_nghech1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Buồn cười quá thể !
    Chiều qua bác Khanh_mk có đi không,làm bài tường thuật theo phong cách vừa rồi cho anh em thư giãn tí đi !
  9. khanh_mk

    khanh_mk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    @heo con dang yeu:
    Anh ma di du thi hong het ca com chao a....hihihi
    Anh em tiếp tục lạc quan nhé,sống trên đời cố mà tìm lấy niềm vui,la la lal
  10. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Xếp theo thứ tự thời gian thì VBL đúng rồi, nhưng điều tớ muốn nhấn mạnh là không có liên hệ cụ thể nào giữa Thăng long - Hà nội với "sự khai hoá phía Nam" - mà bạn vnarchitect cho rằng của "nhiều đời người Thăng long - Hà nội". Điều tớ muốn nhấn mạnh thể hiện qua 2 việc lịch sử ghi nhận:
    - Quá trình thôn tính (khai hoá) phương Nam xuất phát từ việc các đời Chúa xứ Đàng Trong (Nguyễn) xây dựng hậu phương để đối đầu với Đàng Ngoài và một số lực lượng khác. "Chốt hạ" của công cuộc này, thống nhất bờ cõi là Nguyễn Ánh (xem Phụ lục)Vậy nên Nam Kỳ thờ Nguyễn Ánh nhiều - Nguyễn Ánh không liên quan đến Thăng Long - Hà nội.
    - Xét tiếp về gia tộc Nguyễn Ánh và nhà Chúa Nguyễn - dòng tộc có công mở mang phương Nam xem có ai gốc gác gì Thăng Long không vậy, biết đâu Nhưng cũng không có nốt, thuỷ tổ Nguyễn Kim ở làng Gia Miêu Ngoại Trang, tổng Thượng Ban, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Bực mình, tớ truy tiếp thuỷ tổ của thuỷ tổ thì được biết: hoá ra là dòng dõi của Định (có sách ghi là Đinh) Quốc Công Nguyễn Bặc ở Ninh Bình, bạn của Đinh Bộ Lĩnh...Truy đến hơn 1000 năm mà tớ không tìm được cái gì liên quan Thăng long - Khai hoá phía Nam.
    Cái câu "Từ thuở mang gươm đi mở cõi..." tớ rất thích, nhưng không chắc là nói cụ thể nhân vật nào. Cũng có thể ẩn ý "phò Lê diệt Trịnh" của chúa Nguyễn... mở cõi này nhưng sẽ "về" Thăng Long, sẽ mang cái dấu ấn của ngàn năm lịch sử "triện" lên đất phương Nam màu mỡ... vẫn nhớ cái hào khí Thăng Long vì Thăng Long (1010) đánh dấu chấm hết 1000 năm Bắc Thuộc, mở đầu thời kỳ hưng thịnh của phong kiến Việt Nam.
    Nó thế cơ chứ không phải anh nào vác gươm đi qua bến xe phía Nam để mở cõi đâu
    Phụ lục:
    Năm 1777 khi Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, cùng với cháu là Hoàng Thân Nguyễn Phúc Đồng (con Ngài Nguyễn Phúc Luân) và Tống Phước Thuận, Nguyễn Doanh Khoảng...bị Nguyễn Huệ bắt tại Long Xuyên và đem về Sài Gòn giết, thì chỉ có một mình Hoàng Thân Nguyễn Phúc Ánh thoát nạn. Ngài chạy ra đảo Thổ Châu (Hà Tiên) và từ đó mọi quyền hành quốc sự do Ngài thống lĩnh.
    Năm 1778 (16 tuổi) Ngài được ba quân suy tôn lên làm nguyên soái nhiếp chính quốc và khởi binh chiếm lại Gia Định.
    Từ đó suốt 24 năm, được sự ủng hộ của dân nghĩa hiệp vùng đất mới khai hoá từ Gia Định đến Phú Quốc, từ Cà Mau đến Hà Tiên, Ngài đã vượt qua mọi gian nguy, bao phen vào sanh ra tử, kiên cường chống lại quân Tây Sơn. Cuối cùng Ngài khôi phục lại xứ Đàng Trong của các Tiên Chúa. Năm 1801 tiến quân ra Bắc Hà, đánh bại hoàn toàn nhà Tây Sơn; năm 1802 lập nên một nước Việt Nam thống nhất từ Nam chí Bắc, từ mũi Cà Mau đến Ải Nam Quan như ngày nay.
    Sau khi lên ngôi Hoàng Đế năm 1802, Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế đã xếp đặt lại cơ cấu điều hành quốc gia, cho soạn bộ luật Gia Long, thành lập Quốc Tử Giám, ấn định học hiệu và các loại thuế. Công cuộc cai tri đất nước được thuận lợi sau khi thực hiện các việc lớn như: Tổ chức triều đình gồm có lục bộ và Đô Sát Viện; phân chia khu vực hành chánh (Tổng trấn, Trấn, Phủ, Huyện, Xã); ấn định quyền hạn chức chương, lương bổng, văn võ giai các cấp, tu soạn sách sử, văn truyện, địa lý, lập dinh Điền Sứ trông coi việc khai khẩn ruộng đất...

Chia sẻ trang này