1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cục Kiểm soát và An toàn Bức xạ hạt nhân

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hueanh88, 15/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. demngay

    demngay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2007
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    tiềm năng quân sự các nước phát trien nhanh thật bác con biết loại nào mạnh mạnh hơn ko
  2. hueanh88

    hueanh88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Đài Loan phủ nhận đang phát triển một chương trình vũ khí hạt nhân
    20/10/2007

    Hôm nay, các nhà lãnh đạo chính phủ Đài Loan đã phủ nhận tin cho rằng nước họ đang phát triển một chương trình võ khí hạt nhân sau khi một nhà lập pháp đối lập nêu lên ý kiến về một phi đạn đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân.
    Hôm qua, dân biểu Tô Khởi nêu ý kiến rằng phi đạn Hùng Phong 2- E được thiết kế để có thể mang đầu đạn hạt nhân tới Hoa Lục. Người ta tin là phi đạn này có tầm bắn ít nhất là 600 miles, tức là có khả năng bay tới Thượng Hải.
    Thủ Tướng Trương Tấn Hùng nói rằng, Đài Loan không có kế hoạch sản xuất, phát triển hay sở đắc võ khí hạt nhân.
    Các chuyên gia quốc phòng nói rằng Đài Loan đang phát triển các phi đạn đạn đạo để chống lại việc tăng cường binh lực tại Hoa Lục trong những năm gần đây.

  3. hueanh88

    hueanh88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Các nước có vũ khí hạt nhân
    Vũ khí hủy diệt hàng loạt

    Sắp xếp theo loại
    Vũ khí sinh học
    Vũ khí hóa học
    Vũ khí hạt nhân
    Vũ khí phóng xạ
    Sắp xếp theo quốc gia
    Anh Quốc
    Ấn Độ
    Ba Lan
    Brasil
    Canada
    Đài Loan
    Hà Lan
    Hoa Kỳ
    Iran
    Iraq
    Israel
    Nam Phi
    Nga
    Pakistan
    Pháp
    Triều Tiên
    Trung Quốc


    Vũ khí hạt nhân
    Các nước có vũ khí hạt nhân
    Sự phổ biến vũ khí hạt nhân
    Chiến lược phát triển vũ khí hạt nhân
    Khủng bố bằng vũ khí hạt nhân
    Chiến tranh hạt nhân
    Lịch sử vũ khí hạt nhân
    Thiết kế vũ khí hạt nhân
    Vụ nổ hạt nhân
    Thử nghiệm hạt nhân
    Xem thêm
    Bom bẩn
    Chiến tranh phóng xạ
    Hiện nay trên thế giới có 9 quốc gia đã cho nổ hay đã dùng vũ khí hạt nhân; 5 quốc gia trong số đó được Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân xem là "các quốc gia có vũ khí hạt nhân", bao gồm Hoa Kỳ, Nga (trước đó là Liên Xô), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Pháp và Trung Quốc; 3 nước không ký vào hiệp định này thực hiện các thí nghiệm cho nổ vũ khí hạt nhân: Ấn Độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên; quốc gia còn lại là Nam Phi, tuy nhiên quốc gia này đã từ bỏ.
    Nhiều người tin là Israel có vũ khí hạt nhân dù quốc gia này không phủ nhận hay xác nhận việc này.[1][2] Iran và Syria đang bị nghi ngờ là có các chương trình sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt, trong đó có chương trình hạt nhân.
    Có bốn quốc gia từng sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng đã từ bỏ, đó là Kazakhstan, Belarus, Ukraina và Nam Phi. Kazakhstan, Belarus và Ukraina từng sở hữu một số lớn đầu đạn hạt nhân cũ từ thời Liên Xô, tuy nhiên cả ba quốc gia đã giao nộp lại cho Nga và kí vào NPT.[3][4][5] Nam Phi cũng từng sản xuất một số quả bom hạt nhân vào những năm 1980 và được cho là đã tiến hành một số vụ thử cùng với Isreal nhưng đã phá hủy chúng vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ trước và tham gia NPT.[6]
    Có năm quốc gia không tự sở hữu và sản xuất vũ khí hạt nhân nhưng đang được chia sẻ bởi Hoa Kỳ, đó là Bỉ, Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan.[7] Trước đây, Canada và Hy Lạp cũng tham gia chương trình này.[8] Các quốc gia này được Hoa Kỳ chia sẽ vũ khí hạt nhân (quyền sở hữu vẫn thuộc Hoa Kỳ) để sử dụng cho huấn luyện và tác chiến trong các chiến dịch của NATO
  4. berkut

    berkut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2008
    Bài viết:
    1.144
    Đã được thích:
    0
    01: Có mốt số chỗ nó giống wiki thế nhỉ? Hồi trước em sưu tầm tư liệu về vũ khí hạt nhân nó cũng có những cái y thế này, ở đây còn hơi thiếu tí đó.
    02: Sợ là bị dính topic liên quan đến vũ khí hạt nhân (hình như có rồi, để em mò lại)
    03: Đợi phán quyết của mod: Maseo, Vo_quoc_tuan_new, Chiangsan, ptlinh ở lần đi dạo gần nhất.......
    Em thì em ko bảo khóa........ chỉ có điều nó dễ bị khóa...
  5. hueanh88

    hueanh88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Chiều 12/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty TNHH du lịch quốc tế Châu Giang, Hải Nam của nước này mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói việc này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Ảnh: BNG

    Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng, lập trường của Việt Nam về vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này.
    "Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty du lịch quốc tế Châu Giang mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam", ông Lê Dũng nói.
    Người phát ngôn nhấn mạnh: "Việc này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên".
    Người phát ngôn Lê Dũng khẳng định: Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, cũng như thỏa thuận chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc.
  6. hueanh88

    hueanh88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Hội thảo khoa học "Chiến thắng Ðiện Biên Phủ - sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, bài học và giá trị lịch sử"
    --------------------------------------------------------------------------------
    ND- Tiến tới kỷ niệm 55 năm Ngày chiến thắng Ðiện Biên Phủ (7-5-1954 - 7-5-2009), ngày 12-3, tại TP Ðiện Biên Phủ tỉnh Ðiện Biên, UBND tỉnh Ðiện Biên, Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Viện lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Chiến thắng Ðiện Biên Phủ - Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, bài học và giá trị lịch sử".
    Tới dự có các đồng chí: Thượng tướng Phan Trung Kiên, Ủy viên T.Ư Ðảng, Thứ trưởng Quốc phòng; Lò Mai Trinh, Bí thư Tỉnh ủy Ðiện Biên; Thào Xuân Sùng, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La; Hoàng Minh Nhất, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang; Ðinh Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Ðiện Biên; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Liên, Phó Chính ủy Quân khu 2; Thiếu tướng Phạm Văn Thạch, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở T.Ư, các quân khu, quân chủng, quân đoàn; lãnh đạo các tỉnh phía bắc và hơn 100 đại biểu là các nhà nghiên cứu lịch sử, khoa học trong và ngoài quân đội, các thế hệ cán bộ đã từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ.
    Hơn 40 tham luận gửi đến, trong đó có nhiều tham luận trình bày tại Hội thảo đã nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của chiến thắng Ðiện Biên Phủ đối với dân tộc ta và đối với thế giới, chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã làm sụp đổ ý đồ xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, mở ra một trang sử đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, tự do cho các nước thuộc địa trên toàn thế giới. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã chứng minh cho sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lê-nin và phản ánh quy luật tất yếu của loài người tiến lên cách mạng giải phóng dân tộc và CNXH. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ là kết tinh truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Các đại biểu khẳng định vai trò lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Ðảng, Bác Hồ; tinh thần đoàn kết chiến đấu anh dũng, sáng tạo của quân và dân ta, đặc biệt là những đóng góp to lớn của quân và dân các dân tộc vùng Tây Bắc vào thắng lợi vĩ đại này. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ là một minh chứng hùng hồn của lịch sử về sự phát huy sức mạnh tổng hợp của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tinh thần đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân chống lại cuộc chiến tranh thực dân xâm lược, đưa tới thắng lợi cho dân tộc ta. Các đại biểu cũng nêu lên vị trí, tầm quan trọng của vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Ðiện Biên nói riêng là vùng đất có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy có phong tục tập quán và bản sắc văn hóa riêng, nhưng đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc đều có chung lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất, đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc. Cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân, đế quốc trước đây và những thành quả trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay là minh chứng cho lòng yêu nước chân chính và tinh thần đoàn kết dân tộc không gì phá vỡ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong đó có vùng Tây Bắc. Song, hiện nay, các thế lực thù địch đang dùng mọi âm mưu, thủ đoạn, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo và những khó khăn, thiếu thốn về vật chất để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.
    Các tham luận đã chỉ rõ sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta không chỉ biểu hiện ở sự đoàn kết các dân tộc, mà còn là sự đoàn kết, chi viện giữa các vùng miền, các địa phương, bộ, ngành, đoàn thể trong cả nước, sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội, các tôn giáo, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích; là sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ là chiến thắng của trí tuệ và ý chí Việt Nam, đồng thời cũng là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu ba nước Ðông Dương và sự đoàn kết giúp đỡ quốc tế. Các đại biểu đã kiến nghị các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm phát huy tinh thần quyết thắng và sáng tạo của Chiến thắng Ðiện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, CNH, HÐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.
    Trong dịp này, các đại biểu dự hội thảo đã dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ và thăm các di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh Ðiện Biên.
    PV
  7. hueanh88

    hueanh88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Việt - Mỹ thảo luận về an ninh trên Biển Đông
    20:08'' 09/03/2009 (GMT+7)
    - Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Robert Willard, đang thăm và làm việc tại Hà Nội. Ông cho biết Mỹ và Việt Nam chia sẻ quan tâm về an ninh hàng hải, chống hoạt động bất hợp pháp trên biển cũng như xem xét các khả năng hợp tác rộng rãi khác.

    Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Robert Willard. Ảnh: XL

    Trao đổi với báo chí chiều 9/3 tại Hà Nội, Đô đốc Robert Willard nói ông thảo luận với quan chức quốc phòng Việt Nam về an ninh trên Biển Đông, theo đó Mỹ mong muốn các bên sẽ tìm ra giải pháp hòa bình cho vấn đề.
    Về lĩnh vực hợp tác chung, Đô đốc cho biết Mỹ và Việt Nam chia sẻ quan tâm về an ninh hàng hải, chống hoạt động bất hợp pháp trên biển như ma túy, khủng bố cũng như các khả năng hợp tác rộng rãi khác. Trong đó, cứu trợ thảm họa trên biển hiện là ưu tiên hợp tác hàng đầu.
    "Chúng tôi rất hài lòng với nhịp độ hợp tác mà Việt Nam mong muốn. Quan hệ giữa quân đội hai nước đang tiến triển tốt đẹp, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm hai bên có điểm chung và mối quan tâm như thế nào. Mỹ sẽ giúp Việt Nam trong những lĩnh vực Việt Nam mong muốn", ông nói.
    Đô đốc hải quân Mỹ cũng ấn tượng về bước phát triển của hải quân Việt Nam thông qua các hoạt động như đóng tàu, mua thêm tàu quân sự góp phần củng cố năng lực của hải quân Việt Nam.
    Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cũng cảm ơn Chính phủ Việt Nam về những nỗ lực trợ giúp tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh. Ông mong muốn tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm của tàu hải quân Mỹ đến Việt Nam thời gian tới.
    - (Reuters): Trung Quốc đang mở rộng hoạt động hải quân của họ. Có báo của Trung Quốc nước này đang theo đuổi kế hoạch chế tạo tàu sân bay, mặc dù kế hoạch chủ yếu để phòng vệ. Vậy tham vọng của Trung Quốc có mối quan ngại thế nào đối với hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ?
    Đô đốc Robert Willard: Trong một vài thập kỷ qua, Mỹ đã quan tâm theo dõi chặt chẽ sự phát triển của Hải quân Trung Quốc. Mong muốn của chúng tôi và các nước trong khu vực đó là hải quân của Trung Quốc và hải quân của chúng tôi sẽ đóng góp tích cực cho an ninh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ở Biển Đông. Mỹ quan tâm theo dõi chặt chẽ đến hải quân Trung Quốc để có thể hiểu tốt hơn kế hoạch dài hạn của Trung Quốc.
    Chúng tôi quan tâm làm sao cải thiện tương tác giữa quân đội hai bên. Hai nước đã đạt được tiến bộ trong thời gian qua và tôi hy vọng hai bên sẽ đạt những tiến bộ hơn nữa. Trung Quốc cũng cam kết để thực hiện điều này.
    Chúng tôi muốn hiểu mối quan tâm tương lai dài hạn của quân đội Trung Quốc và hiểu rằng các nước trong khu vực cũng muốn hiểu được điều đó vì Trung Quốc là nước láng giềng lớn của họ. Sự hiểu biết này hy vọng sẽ đóng góp vào an ninh, an toàn của khu vực.
    Về kế hoạch chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc, chúng tôi quan tâm đến thông tin này nhưng chúng tôi không quan ngại.

    Xuân Linh

  8. prohezt

    prohezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2008
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    0
    Hạt nhân với an toàn bức xạ xcho63 nào vậy bác ( bài trên}

Chia sẻ trang này