1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cúm gà ở Nga, Ukraina

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi hastalavista, 19/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Ukraina đối phó với cúm gà
    Ukraina tuyên bố cúm gà đang lan rộng trong đàn gia cầm ở bán đảo Krưm sau khi được phát hiện từ đầu tháng 12.
    Krưm là điểm dừng chân của chim di cư xuống miền Nam tránh rét.
    Ca phát hiện đầu tiên là ở một số làng đông bắc Krưm và kết quả xét nghiệm ở phòng thí nghiệm của Nga đã khẳng định có sự hiện diện của virus H5N1.
    Từ 3-12-2005 Ukraina đã cử quân đội đi tuần tra các khu vực ở Krưm để phòng chống cúm gia cầm.
    Ngày 5-12 Nga tuyên bố cấm nhập gia cầm từ Ukraina. Riêng ở Nga từ tháng 7-2005 đã có 600.000 gia cầm bi tiêu huỷ để chống sự lây lan của virus cúm gà có mặt tại 8 khu vực từ Sibery tới vùng lãnh thổ Nga ở châu Âu.
  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Bộ Nông nghiệp Nga thông báo đã lên kế hoạch tiêm vacxin đàn gia cầm phòng cúm gà trong tháng 3, 2006 tại các trang trại nhỏ, vườn thú cũng như các khu vực có rủi ro cao.
    Virus H5N1 hiện đã gây tổn thất khoảng 1 triệu gia cầm ở Nga.
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga thử thành công vắc-xin cúm gia cầm trên người

    Các nhà khoa học Nga đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thử nghiệm vắc-xin cúm gia cầm H5N1 trên người, Novosti đưa tin.
    Giai đoạn đầu của quá trình thử nghiệm tiến hành với 6 nhóm tình nguyện, mỗi nhóm 20 người và vắc-xin thử nghiệm gồm 3 chủng loại tương ứng với ba dạng cúm gia cầm ở thể nặng nhẹ khác nhau, theo bà Mariana Erôpheeva, trưởng phòng thí nghiệm nghiên cứu thuốc phòng các bệnh cúm truyền nhiễm trực thuộc Viện nghiên cứu cúm St. Petersburg (Nga).
    Kết quả cho thấy trong cơ thể của cả 6 nhóm người tình nguyện đều có phản ứng miễn dịch.
    Bà Erôpheeva nói trong thời gian thử nghiệm vắc-xin không có biến chứng hay phản ứng nghiêm trọng nào đối với vắc-xin, đồng thời cả ba chủng loại vắc-xin đều cho thấy đủ phản ứng miễn dịch trên cơ thể người thử nghiệm.
    Bây giờ các nhà khoa học sẽ phải chọn một chủng loại vắc-xin thích hợp nhất để chống lại vi-rút H5N1 với hai tiêu chí là độ an toàn của vắc-xin căn cứ vào việc cơ thể người dùng chấp nhận vắc-xin đó như thế nào, cũng như số lượng kháng thể sản sinh ra trong máu người thử nghiệm sau khi được tiêm.
    Các nhà khoa học Nga sẽ tiếp tục thử nghiệm giai đoạn 2 với số lượng người tình nguyện có thể là 100-200 người mỗi nhóm.
    Giai đoạn này sẽ được tiến hành đồng thời tại một số cơ sở nghiên cứu như Viện nghiên cứu khoa học về bệnh cúm, Viện vắc-xin và sinh phẩm Mátxcơva, công ty Microgene và Viện kiểm tra quốc gia mang tên Tarasêvích.
    Bà Erôpheeva cho biết việc sản xuất đại trà sẽ được bắt đầu dự kiến vào đầu năm 2007 chỉ sau khi giai đoạn thử nghiệm thứ hai cho kết quả tốt.
    Vắc-xin H5N1 do Nga điều chế trên cơ sở chủng vi-rút H5N1 do các nhà khoa học Anh thu được bằng phương pháp tái tạo di truyền học.
    Vắc-xin điều chế được sẽ trở thành vắc-xin dự trữ và chỉ được sử dụng trong nhóm người có "nguy cơ cao" đối với cúm gia cầm, có tiếp xúc với gia cầm như người làm việc tại các nông trại, thợ săn, nhân viên thú y...
    (Theo QDND)
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Vườn thú ở Nga đóng cửa sau khi ngỗng chết nghi do cúm gia cầm
    Một trong các vườn thú chính ở Nga đã đóng cửa cái chết của 2 con ngỗng đã gây sợ hãi về dịch cúm gia cầm, song các quan chức y tế đã loại trừ đây là nguyên nhân làm chúng chết.
    Vườn thú Saint Petersburg, một trong các vườn thú lâu đời nhất ở Nga, đóng cửa hôm thứ Hai 18-tháng 12 năm 2006 song từ chối giải thích nguyên nhân song quan chức y tế đã liên hệ sự việc này với việc tìm thâý hai con ngỗng chết.
    Một chuyên gia nói ngỗng không phải chết do cúm gia cầm, vì chúng đã được tiêm phòng trước đó. Số lượng chim muông ở vườn thú vào khoảng 800.
    (Tin tức Mockba dẫn tin Reuters)
    u?c hastalavista s?a vo 12:49 ngy 31/12/2006
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Dịch cúm gia cầm bùng phát ở châu Âu

    Sau gần một năm bị dập tắt, dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại châu Âu, châu lục vốn được xem là ít dịch bệnh nhất trên thế giới.
    Ngày 30/1, nhà chức trách Nga đã thông báo trường hợp gia cầm mắc bệnh đầu tiên ở nước này trong năm nay kể từ khi dịch cúm gia cầm lây lan tới 90 thành phố và làng mạc ở miền Nam và vùng Xibêri (Siberia) năm 2006.
    Trước đó, ngày 29/1, Ủy ban châu Âu EC cũng xác nhận đợt bùng phát cúm gia cầm do virút H5N1 đầu tiên ở Liên minh châu Âu (EU) kể từ hè năm ngoái, sau khi những xét nghiệm đối với mẫu thử lấy từ ngỗng ở Hungari cho kết quả dương tính với loại virút nguy hiểm này.
    (Theo VNA)
  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga siết chặt kiểm soát gia cầm
    Ngày 19-2, sau khi nhiều khu vực ở tỉnh Mátxcơva (vùng ngoại ô thủ đô Mátxcơva, Nga) xác nhận xuất hiện virus cúm gia cầm H5N1, Bộ Y tế Nga đã ban hành các biện pháp kiểm soát chặt chẽ số lượng gia cầm tại khu vực Ussuriik, Spassk, Khasan? Các chuyên gia y tế đã tiêm chủng ngừa virus H5N1 cho hơn 800.000 con gia cầm. Bộ Nông nghiệp Nga đã thiêu hủy toàn bộ số gia cầm ở những trại gà có ổ dịch.
    Ngoài ra, Chính quyền tỉnh Mátxcơva đã kêu gọi dân chúng thi hành những biện pháp nghiêm ngặt nhằm phòng ngừa lây lan dịch trong gia cầm và lây lan sang người.
    Trong diễn biến liên quan đến cúm gia cầm, Indonesia đã đồng ý nối lại việc chia sẻ chủng virus cúm gia cầm H5N1 ở nước này với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với điều kiện thế giới phải có một cơ chế chia sẻ virus mới, công bằng và chú ý hơn đến quyền lợi của các nước đang phát triển.
    Ngày 19-2, Tổ chức Y tế Thế giới WHO xác nhận cúm gia cầm đã làm thiệt mạng một phụ nữ Ai Cập 37 tuổi. Theo WHO, từ năm 2003 đến nay, cúm gia cầm đã làm thiệt mạng 167 người trên thế giới và ít nhất 200 triệu gia cầm đã chết hoặc bị tiêu hủy vì cúm gia cầm.
    (Itar-Tass)

Chia sẻ trang này