1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng bàn bạc, tìm mục đích, tiên đoán các khả năng xảy ra... của siêu thí nghiệm.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi diachiso, 24/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. diachiso

    diachiso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2007
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    0
    Cùng bàn bạc, tìm mục đích, tiên đoán các khả năng xảy ra... của siêu thí nghiệm.

    Mặc dù vừa xảy ra sự cố khiến việc sửa chữa lại khá tốn kém, nhưng vài tháng nữa nó sẽ được thực hiện lại. Có lẽ chúng ta nên bàn qua về sự kiện khá lớn trong giai đoạn này một chút cho vui.

    Tôi vẫn theo quan điểm cũ, tôi xin trích lại:
    Nó như việc bạn cho bột sắn vào một cái xô nhựa, quấy đều lên mọi người cùng uống. Khi bột tan đều và nước ko còn quay nữa, ta coi đó là chân không. Bỗng nhiên có sự nhiễu động của các hạt bột sắn (thăng giáng lượng tử) và chúng liên kết với nhau thành cục - đó chính là khối lượng - các vật thể ta vẫn thấy như mặt trăng, mặt trời, trái đất...
    Mở rộng thêm thì Einstein coi đây là điều tất định sẽ xảy ra và ta có thể lập nên một lý thuyết giải thích và tiên đoán được nó, "Chúa ko chơi xúc xắc!". Còn cơ học lượng tử coi đây là một sự ngẫu nhiên, nhưng cái phần trăm của sự ngẫu nhiên này ta có thể tính toán được. Nghĩa là có rất nhiều (hàng triệu, hàng tỷ) sự tình cờ và may mắn, thế giới chúng ta với được hình thành. Vì mỗi một thứ cơ bản (hạt cơ bản, lực cơ bản) chỉ cần thay đổi độ lớn đi một chút thôi, tất cả sẽ sụp đổ như cái xô bột sắn đồng đều, ko có sự kết hợp lại với nhau tạo thành khối lượng.
  2. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    TN này nhắm tìm hạt Hígg. Tuy nhiên kq sẽ không đi đến đâu dù có tìm được hay không, bởi quan điểm nền tảng của nó xem ra chưa chứng minh được tính đúng đắn về VL và triết học.
  3. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Ai dà, hệ thống 2 tỷ USD này đã hỏng nặng do nam châm điện bị cháy...tạm thời hỏng hóc 3 tháng (hoặc hơn )
    Theo em thì chắc cũng phải 1-2 năm nữa mới có câu trả lời do thời gian phân tích, kiểm tra các dữ kiện thu được...nhưng trước hết thay thế lại cái đống nam châm ấy cũng đã bộn $ rồi nhà tài trợ lại thêm 1 phen nhăn mặt
    Được MaiTrang84 sửa chữa / chuyển vào 20:39 ngày 28/09/2008
  4. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Trích:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1t_Higgs
    "Khi đặt chân lên bàn cân, bạn có thể hy vọng rằng cân sẽ chỉ một con số nhỏ hơn đối với ngày hôm trước, bạn mong rằng... mình đang giảm cân. Số chỉ trên bàn cân đó chính là khối lượng của bạn dưới tác dụng của lực hấp dẫn xác định lên trọng lượng của bạn. Nhưng cái gì xác định cho khối lượng của bạn đây?
    Đó là một trong những câu hỏi được hỏi nhiều và mong chờ có lời giải thích trong vật lý ngày nay. Rất nhiều thí nghiệm thuộc lĩnh vực vật lý hạt nhân trên thế giới đang tìm kiếm bộ máy (mechanism) tạo ra khối lượng. Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm hạt nhân CERN ở Geneva cũng như tại Fermilab ở Illinois đang hy vọng tìm kiếm được cái họ gọi là "Higgs boson". Họ tin tưởng rằng nó là một hạt, cũng có thể là một tập hợp hạt mà chúng có thể tạo ra những hạt có khối lượng khác.
    Ý tưởng về một hạt tạo ra một khối lượng khác quả là một điều phi trực quan... Phải chăng khối lượng không là một đặc tính cố hữu của vật chất? Nếu ko thì làm sao lại có thể tồn tại một thực thể ở đó nó truyền khối lượng vào một thực thể khác bằng cách luân chuyển và bằng cách tương tác với chúng?".
    ---------------------------------------------------------------------------------------------
    Xin có ý kiến:
    Tôi tin rằng nếu cứ theo cách tiếp cận cũ, chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu cả. Nghĩa là cái siêu thí nghiệm tốn kém kia sẽ cho ra những thứ mà ta ko ngờ đến nhất.
    ---------------------------------------------------------------------------------------------
    Theo cách tiếp cận của tôi thì sẽ khác rất nhiều. Trước hết xin được nói qua lại các khái niệm của tôi:
    Quán tính: khoảng không (thời) gian vật thay đổi mức năng lượng
    Trọng lượng: sức nặng của vật có khi hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên khối lượng của vật. Khi ở Sao Hoả vật có trọng lượng khác.
    Khối lượng (cũ): đại lượng vật lý đặc trưng cho mức quán tính của vật.
    Thế sẽ ra sao nếu vật đơn độc trong vũ trụ? Nó có nặng ko? Hay là khi ta đẩy nó đi, thì có cần một lưc có độ lớn để thắng quán tính của nó? hay quán tính của nó có cản sự đẩy này lại?
    Tôi trả lời khi đó là ko. Quán tính chỉ là thời gian vật thay đổi mức năng lượng (trong quảng thời gian đó không gian (hình thái vũ trụ) thay đổi). Mà thời gian theo tôi là đại lượng ko có thật (ta ko thể cầm nắm được thời gian) nên khối lượng ko phải là một đại lượng đặc trưng cho mức quán tính (vì quán tính có là một cái gì đâu mà đặc trưng) của vật mà thô thiển nó chỉ cho ta lượng vật chất (lượng hạt) cấu tạo nên một vật.
    Thực ra khi vật đơn độc trong vũ trụ, thì việc nó có hay ko sức nặng là một điều vô nghĩa (tất nhiên tôi vẫn theo quan điểm trên). Vô nghĩa không phải là nó có hay ko, mà là có hay ko, và có bao nhiêu cũng chẳng quan trọng gì - vô nghĩa - lúc này ko có ai cả. Điều này khác với sự vô nghĩa của thời gian mà tôi trình bày. Sự vô nghĩa của thời gian là vì nó ko có trong thực tế, nhưng chúng ta vẫn cảm nhận với nhau là nó có tồn tại và đang trôi đi. Nếu ko có chúng ta, hoặc chúng ta ko có ý niệm về thời gian thì thời gian chẳng có nghĩa lý gì...
    Nhưng cũng phải nói lại là: thời gian ko có là đối với thế giới tự nhiên thôi, còn đối với loài người, chúng ta ko thể thiếu nó được. Chúng ta cần nó cho nhiều thứ như: để sắp xếp trình tự công việc, để lên kế hoạch, để phân biệt già trẻ, để biết xem ta đã sống được bao lâu rồi và còn bao lâu nữa...
    Thế tại sao lại có khối lượng? hay các vật thể được hình thành như thế nào? Bàn về vấn đề này, tôi lại xin được lòng vòng một chút:
    Thứ nhất: theo tôi chẳng có Vụ nổ lớn hay Vụ co lớn nào cả.
    Về tổng thể, chắng có một lực hút nào hút toàn bộ vũ trụ lại, và chẳng có một lực đẩy nào đẩy toàn bộ vũ trụ ra cả.
    Thứ hai: các lực cơ bản đều có nguyên nhân từ chuyển động quay - một hiệu ứng cuốn các vật xung quanh của một vật thể quay.
    Lực hấp dẫn của Trái Đất chỉ có khi nó quay. Lực này tác dụng lên khối lượng tạo ra trọng lượng của vật ta vẫn thấy. Khi mà vật đơn độc trong vũ trụ, nó chẳng có một sức nặng nào cả vì nó chẳng nằm trong vùng cuốn (ảnh hưởng) của một vật thể quay nào khác.
    Ban đầu của vũ trụ theo tôi là một ý niệm tồi. Chẳng có đầu hay cuối gì cả. Đây là một điều khó diễn đạt nhưng ko khó để hình dung. Chúng ta sinh ra nó đã thế này, mãi về sau nó vẫn thế. Vì đơn giản (và cơ bản) nó vốn (và sẽ vẫn) là thế. Câu hỏi nó sinh ra như thế nào là một ý tưởng vớ vẩn. Chính sự thông minh của chúng ta làm rắc rối vấn đề.
    Tôi xin đính chính là bỏ (sai) ý tưởng về cái xô bột sắn bên trên. Đơn giản là vì sẽ có người hỏi: tại sao lại có sự nhiễu động? Và lại cho rằng Chúa sinh ra nó - như những câu hỏi cơ bản vẫn thường được đặt ra liên tục. Đây là sự thật - ko phải một sự chốn tránh.
    Với quan niệm đương nhiên có, các câu hỏi như: trước big bang là gì? thứ gì sinh ra Chúa?... được trả lời là ko nên đặt ra chúng.
    Việc thấy được bản chất thời gian ko có thực cũng giúp loại bỏ hai câu hỏi về điểm bắt đầu và kết thúc của nó. Chỉ còn câu hỏi về giới hạn của không gian - sự vô biên của vũ trụ là đến đâu? mà thôi.
    Tuy nhiên việc hình thành (và tan rã) của một vật thể cụ thể là có trong tự nhiên. Điều này là một sự thật khách quan, vì các vật thể có tồn tại trong cuộc sống của chúng ta, ta cảm nhận chúng qua trực quan: nhìn thấy, sờ thấy, ngửi thấy, nghe thấy, nếm được...
    Đó là sự hiệu ứng cuốn của sự chuyển động. Khi có một đám khí bụi cuốn lại, ma sát nhỏ, ko va chạm vào đâu, khối lượng sẽ được hình thành.
    Vật tan ra khi nó: tan rã, cháy, nổ, vỡ...
    Như vậy khối lượng ko phải là sức nặng của vật. Nó đơn giản chỉ là một sự tập trung về số lượng cho ta thấy vật - về mặt trực quan. Còn sức nặng là trọng lượng, trọng lượng có do hấp dẫn, hấp dẫn có do có chuyển động quay.
    Xin bỏ qua lỗi chính tả và vui lòng ko bàn những vấn đề ngoài vật lý.
    Được DANKOVN21 sửa chữa / chuyển vào 17:59 ngày 30/09/2008
  5. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý hoàn toàn với các điểm này và bàn thêm chút thôi:
    - Nhân loại vẫn giữ đầu óc bảo thủ cho rằng: có một cái gì đó "cơ bản" quyết đinh mọi (hoặc là phần lớn) cái khác. Về cơ bản quan niêmh này sai - tự nhiên là có quy luật, nhưn khng có cái "cơ bản" theo nghĩa toàn diện. Ý tưởng này thực chất vẫn là "chúa sinh ra thế giới mà thôi". Hoàn toàn phản tiến bộ, và chống lại sự công bằng vốn có của tự nhiên (Vì thế không bao giờ tìm được cái gì gọi là cơ bản cả).
    - Hệ quả của cái trên là: nói vũ trụ có bắt đầu là hoàn toàn vô nghĩa. Thực ra không cần quá quan tâm đến vụ nổ lớn có hay không, nếu xét trên quan điểm triết học. Tuy nhiên trên góc độ "kỹ thuật" thì có nó hay không và nó xảy ra như thế nào (nếu nó ddax xảy ra), cũng là quan trọng, vì các ảnh hưởng của nó có thể quyết định đến "số phận" của tình trạng vũ trụ hiện nay (chứ không phải là ảnh hưởng đến toàn vũ trụ nhé-tôi không nói thế).
    - Riêng về khối lượng: đây là một quan niệm và nó sẽ được chuẩn hoá dần dần theo hiểu biết tăng lên của con người về thế giới.
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ai ở TP.HCM Chủ Nhật 5/10 rảnh tham gia Ngày Hội Thiên Văn. Chương trình có phần giao lưu với GS.TS Nguyễn Mộng Giao chuyên gia đầu ngành về vật lý năng lượng cao và máy gia tốc hạt của Việt Nam, là người tham gia nghiên cứu ở CERN. Giao lưu quanh chủ đề hoạt động của LHC, vấn đề đang hot hiện nay.
    http://vietbao.vn/Khoa-hoc/GS-Nguyen-Mong-Giao-Can-chinh-sach-dai-ngo-xung-dang/20224785/193/
    Chương trình Ngày hội Thiên Văn Vũ Trụ
    http://www10.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/425452/trang-13.ttvn
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 12:36 ngày 30/09/2008
  7. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Đúng!
    Vũ trụ vận động như thế nào thì chúng ta phải quan tâm, thậm chí phải hết sức quan tâm vì vận mệnh của chúng ta nằm trong đó. Khoa học nghiên cứu cấu tạo và sự vận động của vũ trụ để làm gì ngoài mục đích phục vụ con người.
    Nhưng nếu có một điểm bắt đầu về mặt thực tế thì rất khó ngăn cản việc triết học bàn về nó, thậm chí trước nó... Vì con người chúng ta là loài có tri giác. Thứ ko tồn tại trên đời chúng ta còn tưởng tượng ra và nghiên cứu về nó nữa là cái có thật.
    Mình muốn nói là về mặt thực tế ko có điểm bắt đầu cơ.
    Sở dĩ có ý niệm về sự bắt đầu là có quan niệm về số không (0) - và sự ko có của loài người. Tự nhiên ko có số không (0):
    Trích lại:
    "Số không theo quan niệm của con người khác với số không của tự nhiên. Hay chính xác hơn là tự nhiên không có số không. Bạn cứ hình dung thế này: ông anh họ tôi ở quê có 5 con lợn. Dịch bệnh làm chúng chết cả, ông chẳng còn con lợn nào. Theo ông ấy và tất cả chúng ta là như thế. Nhưng theo tự nhiên, vẫn có 5 con lợn, và 5 con lợn ấy đã chết. Đối với những con vi khuẩn, vi rút... có một bữa tiệc lớn cho chúng. Nghĩa là số không có chỉ là do cách nhìn và hiểu nhầm với sự ko có: tôi không có vợ, tôi không có tiền, tôi không có nhà... số không này khác. Có hàng triệu cô gái, có rất nhiều tiền và có rất nhiều nhà... Xã hội luôn có những thứ đó, chỉ có một cá nhân cụ thể là không có thôi".
    Vả lại, việc đặt ra một sự bắt đầu của tất cả mọi thứ sẽ luôn phải đối diện với những câu hỏi: "trước đó là gì?" - Sẽ luôn luôn có câu hỏi như thế... Đây là sự sai lầm xuất phát từ sự ngộ nhận của chúng ta về tự nhiên.
  8. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    trước đó là 1 cái vũ trụ khác, sau khi co lại bởi sự phát triển của các lỗ đen và khi đạt tới giới hạn tương quan kích thước - khối lượng, nó nổ tung, sinh ra một không thời gian mới và khởi đầu 1 sự sống mới ... cứ thế rồi lại bị các lỗ đen nuốt hết, co lại, rồi nổ tung, rồi sinh ra 1 vũ trụ mới vv..v.v.
    thế có đc k ạ
  9. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Được chứ ạ!
    Mỗi một cá nhân có quyền chọn cho mình một mô hình mình cho là đúng. Chừng nào mọi vẫn đề chưa ngã ngũ, khoa học chưa đi đến được tận cùng của chân lý, ko ai có quyền phủ nhận nó.
    Đây là một mẫu hình được nhiều người lựa chọn - mẫu vũ trụ luân hồi. Một quan niệm được xem là có hậu, vì trong những lần co vào nở ra đó, sự sống có thể xuất hiện.
    Nhưng tôi thấy, nếu như thế thì đó chỉ là sự vận động. Bởi như thế điểm ban đầu mất đi ý nghĩa của nó rồi. Vì về mặt logic của khoa học, tôi hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi: liệu có điểm ban đầu của các sự ban đầu đó (tiên nhất) ko?
  10. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    thế thì lại quay về bài toán không có lời giải: quả trứng và con gà. Điểm ban đầu vốn là điểm mà ta đặt nó là ban đầu.
    Năng lượng và vật chất chuyển hóa qua lại liên tục, việc xác định điểm ban đầu thực ra chỉ là tương đối
    nếu bạn hỏi tiếp thế năng ắt phải có cái j sinh ra năng lượng or vật chất để chúng chuyển hóa qua lại, thế thì lại quay trở lại bài toán vô tận những câu hỏi vì sao.
    đơn giản vì những khái niệm đó nằm ngoài vũ trụ này, nằm ngoài sự quan sát và tưởng tượng của chúng ta, do đó chúng ta chưa đưa ra được giả thiết hợp lý về nó (soon or later !)
    mình k biết gì chỉ nghĩ đơn giản thế

Chia sẻ trang này