1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng bàn luận về giai đoạn cuối của một ngôi sao: Supernova, Sao khổng lồ đỏ, Sao lùn trắng, sao neu

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 19/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cùng bàn luận về giai đoạn cuối của một ngôi sao: Supernova, Sao khổng lồ đỏ, Sao lùn trắng, sao neutron, hố đen, ...

    Cùng bàn luận về giai đoạn cuối của một ngôi sao: Supernova, Sao khổng lồ đỏ, Sao lùn trắng, sao neutron, hố đen, ...​

    Chào các bạn
    Trước đây, tôi lập ra topic này để post những bài viết liên quan đến Nova Scorpii 2007.
    Gần đây, bên topic hỏi đáp, có nhiều bài viết tranh luận về vấn đề "Sao Neutron"

    Tôi ghép 2 topic này làm 1 để với mục đích tạo thành một topic thảo luận, trao đổi kiến thức về giai đoạn cuối của một ngôi sao (Supernova, Sao khổng lồ đỏ, Sao lùn trắng, sao neutron, hố đen, ...).

    Rất mong nhận được sự tham gia thảo luận, trao đổi kiến thức của các bạn

    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 18:38 ngày 04/04/2007
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Ngày 04/02/2007, hai nhà thiên văn Nhật Bản Yuji Nakamura và Yukio Sakurai, độc lập với nhau, đã thông báo về sự tăng độ sáng đều đặn của một ?ongôi sao? cấp 9 trong chòm Scorpius và dự đoán đó là một nova (sao mới).
    Từ đó đến nay, độ sáng của ngôi sao này tiếp tục tăng lên và đạt đến cấp sao 3.9 vào thứ 6, 16/02. Tuy nhiên, nó đã mờ dần đi, vào sáng chủ nhật 18/02, độ sáng biểu kiến chỉ còn là 4.4
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Vào thời điểm này, chòm Scorpius có thể nhìn thấy ở phía Đông Nam ngay trước khi trời sáng. Trong mấy ngày tới, có lẽ nova này sẽ tiếp tục mờ dần đi, tuy nhiên, khả năng nhìn thấy nó bằng ống nhòm là hoàn toàn khả thi.
    Mùng 1, mùng 2 tết, trời Hà Nội khá đẹp, tuy nhiên, đến mùng 3, trời đã bắt đầu nhiều mây. Giá mà biết được tin này sớm hơn 1 chút ...
    Các bạn có thể xem thêm ở các link sau:
    http://skytonight.com/observing/ataglance
    http://skytonight.com/observing/home/Nova-Sco-2007.html
    [​IMG]
  4. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Vào thời gian này, nova Scorpii 2007 sáng đến mức có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, nó đang mờ dần đi. Bức ảnh dưới đây do nhà thiên văn nghiệp dư Mohammad Rahimi chụp nova vào lúc gần sáng ngày 16/2 tại sa mạc Varzaneh, Iran.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070219.html
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    5h sáng ngày 20/02/2007, trời Hà Nội toàn mây là mây, thế này thì đến ... hypernova cũng chẳng nhìn thấy được, đừng nói là nova
    Trời hôm nay lúc nắng, lúc mây. Hy vọng là đêm nay trời sẽ trong hơn
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Sáng ngày 21/02/2007 (mùng 5 tết), 5h: trời vẫn toàn mây. Đến 10h lại còn có mưa nữa. Có lẽ sẽ không thể quan sát nova này bằng mắt thường được nữa rồi.
    Xem tấm ảnh Perseus post ở bài trên nhớ lại một đoạn trong sách ?oHệ Mặt Trời? của Isaac Asimov
    ?oChương 1
    Khởi đầu từ Babilon

    ...
    Song các ngôi sao biết bao diễm lệ. Nếu bạn từng ở ngoài trời vào một đêm quang đãng, không trăng, ở một chố nào đó mà xung quanh không có ánh sáng nhân tạo có thể làm át các ngôi sao, thì hẳn bạn đã biết được cảnh đẹp của các ngôi sao diễm lệ đến dường nào.
    Vẻ đẹp này trước tiên phải tác động đến những người suốt đêm chăm chú theo dõi các vì sao. Những người chăn cừu phải một mình canh giữ đàn cừu trong đêm, có thể say mê với vẻ đẹp thầm lặng, xa xôi của cac ngôi sao. Học có thể xứng đáng đáng là những ?onhà thiên văn? đầu tiên. Babilon (một vùng đất bây giờ thuộc Iraq) là nơi sớm nhất thu được những tiến bộ trong việc nghiên cứu bầu trời và các hiện tượng diễn ra trên đó. Đó là một vùng ít mưa, ít mây đến mức có thể nhìn thấy các ngôi sao hết đêm này sang đêm khác?.
    Iran hay Iraq thì cũng từa tựa như nhau. Nhìn một b ầu trời toàn sao là sao thích thật.
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Ngày 22/02/2007 (mùng 6 tết): sáng sớm trời hết mưa nhưng vẫn toàn mây là mây.
    Qua hai vụ: sao chổi McNaught và nova Scorpii 2007, phải công nhận rằng quan sát thiên văn tại bước sóng khả kiến ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn. Ở Hà Nội, thời gian quan sát thuận tiện nhất có lẽ là:
    + Giai đoạn cuối mùa hè
    + Toàn bộ mùa thu (tuy nhiên, năm 2006, trời thu cũng không được trong lắm)
    + Một số ngày cuối đông, tương ứng với khoảng 10 ngày đầu tháng 1 dương lịch
    Trong sách ?o Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại?, nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu đã viết:

    ?oNước ta ở trong vùng nhiệt đới, khí hậu ẩm và nóng nên không có những điều kiện tối ưu để quan sát cac thiên thể trong vùng phổ khả kiến. Ánh sáng phát ra từ Vũ trụ bị hấp thụ bởi hơi nước trong khí quyển. Ở vùng nhiệt đới, khí quyển hay bị loạn lưu (xóa động) làm giảm khả năng phân giải của viễn kính nên ảnh không được rõ. Trái lại, bức xạ phát ra bởi các thiên thể trong vùng phổ vô tuyến, đặc biệt trên lĩnh vực xentimet, không bị hấp thụ bởi khí quyển và không bị ảnh hưởng của loạn lưu. Thiên văn vô tuyến có phần nào thích hợp với điều kiện khí hậu của nước ta hơn. Những nước như Ấn Độ đặc biệt chú ý vào ngành Thiên văn vô tuyến và xây những kính vô tuyến để quan sát Vũ trụ.?
  8. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Do khối kượng riêng của nó rất lớn (khỏang 8-10^13 đến 2-10^15 g/cm³, tức chỉ cần 1cm³ vật chất của nó ít nhất đã nặng đến 80 triệu tấn!!! )
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 18:39 ngày 04/04/2007
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Các sao neutron thông thường có đường kính từ 10 đến 20 km, khối lượng gấp 1.35 đến 2.1 lần khối lượng Mặt Trời. Sao neutron chính là phần lõi của một ngôi sao đã kết thúc cuộc đời bằng vụ nổ supernova.
    Bức ảnh sau chụp tàn tích của một supernova trong chòm sao Puppis, đốm trắng trong hình là sao neutron:
    [​IMG]
  10. cong_chua_ech

    cong_chua_ech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Từ câu trả lời này sẽ tiếp tục sinh ra một câu hỏi nữa: vì sao sao neutron lại có khối lượng riêng quá lớn như vậy? Mình nghĩ những vấn đề khoa học như thế này nên trả lời vào tận bản chất của nó chứ đừng trả lời kiểu lơ lửng con cá vàng như thế này, mất công người khác hỏi lại.

Chia sẻ trang này