1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng bình phẩm văn học nhé !

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi hienmuoiHVS, 20/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    nếu tâm đác thì cứ nói thử xem, Chắc chắn sẽ có người bồi tiếp ! lo gì

    Trán người già lận giấu đem đen
    Đôi mắt trẻ sóng xô từng vầng sáng
  2. hienmuoiHVS

    hienmuoiHVS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Vậy thì bây giờ mình sẽ thử nói lên suy nghĩ của mình khi đọc tác phẩm "vợ nhặt" của Kim Lân nha. Và mình chỉ xin nói 1 ý nhỏ đó là người vợ của anh Tràng.
    Theo mình vì cuộc sống quá ư là cực khổ mà cô ta phải chịu lấy chồng "im hơi lặng tiếng" thậm chí đến hồi phải năn nỉ người ta lấy mình nữa, người đàn bà ấy dường như quá trơ trẽn, không còn phẩm chất của người phụ nữ lúc bấy giờ nữa. Phải chăng vì cuộc sống? Vì mấy cái bánh đúc? Mà chị ta phải chấp nhận lấy anh Tràng, người mà ko dám mơ là mình sẽ có vợ?
    Mình sẽ chờ các bạn nói tiếp vậy.
    Chào thân ái!

    Hiền muội
  3. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Dù sao thì chị ta cũng là phụ nữ mà phụ nữ thì cần trước hết là Nam giới. Thế thôi

    Trán người già lận giấu đem đen
    Đôi mắt trẻ sóng xô từng vầng sáng
  4. Thang_Troc

    Thang_Troc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    theo trọc thì hình như cuộc sống của những con người trong thời cuộc đó họ không có đưọc một sự chọn lựa nào cả...kể cả sự chọn lựa về cách sống cho cuộc đời họ...cái đó gọi là bần cùng tuyệt đối. ....cô ta lấy anh tràng vì 1 diều duy nhất....sẽ có cái để ăn....mà có ăn thì sẽ được sống cho dù không cần biết phải sống như thế nào...đó là điều duy nhất cô ta có thể làm được....để tồn tại mà không hề bị mang tiếng là kẻ đi xin ăn hay trở thành người trộm cắp để có cái ăn....hehe.....
    C&P
  5. hienmuoiHVS

    hienmuoiHVS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Có thể bạn đã nói đúng, cuộc sống mà không có cái ăn, con người dễ sinh ra bần cùng, dẫn đến mất nhân cách của mình. Điều đó có thể vẫn còn trong thời đại ngày nay nhưng không phải là tất cả, đúng không? Cảm ơn bạn đã nói lên suy nghĩ của bạn.

    Hiền muội
  6. hienmuoiHVS

    hienmuoiHVS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Còn bây giờ thì mình sẽ nói về tác phẩm " Kính gửi cụ Nguyễn Du" của Tố Hữu nhé. Một Tố Hữu với niềm thương cảm, một Nguyễn Du với số phận "Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh", đó cũng là số phận của "thương thân nàng Kiều". Tố Hữu là nhà thơ của hiện đại, vậy mà đối với nhà thơ Nguyễn Du, ông vẫn có niềm thương cảm sâu sắc, bằng 2 câu mở đầu bài thơ, ông đã đưa mọi người vào không khí thời Nguyễn Du " bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều", và nỗi niềm thương cảm của tác giả với cuộc đời của Nguyễn Du của Thuý Kiều thật chua xót.
    Tố Hữu đã biết cách kết hợp tập Kiều rất nhuần nhuyễn, tạo nên mối quan hệ giữa xưa và nay; "Mai sau dù có bao giờ; Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng" để nói lên được tâm sự của Thúy Kiều; Nguyễn Du.
    Song với cái tài đó họ vẫn không được hạnh phúc bởi vì: "Song còn bao nỗi chua cay; Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh; Cũng loài hổ báo, ruồi tanh; Cũng phường gian ác, hôi tanh hại người", đó là thái độ của nhà thơ đối với bọn ưng Khuyển, Sở Khanh hiện đại bằng cách dẫn lời của thi hào với cái ác và thái độ của chúng ta dù thời đại nào đó cũng chỉ là hổ báo, ruồi tanh. Đó là sự nối liền giữa quá khứ và hiện tại, và nó sẽ vẫn còn là gạch nối cho sự hình thành nhân cách con người, phải không các bạn?

    Hiền muội
  7. LES-GO-MY-STAR

    LES-GO-MY-STAR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    [Nhắc đến những tác phẩm nói về người phụ nữ .Mình cảm thấy rất xúc động nhất là tác phẩm '''Truyện người con gái nam xương ......'''' . câu chuyện thật cảm động .Một nhạc sĩ đã viết lên ca khúc '''Mẹ Tôi ''' do ca sĩ Đan Trường thể hiện thật ấn tượng khó quên .......Chính vì nhiều tác phẩm văn học đã thúc đẩy các nhà làm phim có những bộ phim thật hấp dẫn lôi cuốn ngưòi xem như :Chị Dậu trong tác phẩm Tắc Đèn ....
    [blue][marque]Tình cho đi là tính tình giữ lại[blue][/marque]
  8. lbaniusagi

    lbaniusagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2002
    Bài viết:
    598
    Đã được thích:
    0
    theo bani thì ko fải vậy đâu. đồng ý là vì miếng ăn mà cô nàng trở nên chua ngoa, đanh đá, nhưng đó chỉ là lúc ban đầu. sau này cô nàng đã thay đổi 1 cách rõ rệt đó, ko thấy sao? nếu nói chỉ vì miếng ăn thì Thị-cô nàng đó- có thể lấy 1 người hơn hẳn anh Tràng mà, có thể đảm bảo bữa ăn cho cô, chứ ko fải "ăn chè khoán" như nhà anh Tràng đâu.
    to hienmuoiHSV: nếu bạn muốn bình luận văn học thật sự thì vào các forum văn học ấy, chứ ở đây thì thấy toàn nói nhảm ko à, ko đúng với ý nghĩa bình luận đâu, cái này gọi là bình loạn thì đúng hơn!
    cheers!
    To love is to build bridges of chance for your loved one
  9. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    tôi nhớ không lầm thì hai câu thơ này không phải của Tố Hữu, không phải ở trong truyện Kiều mà của Nguyễn Du trong một bài thơ ( quên tên) lẹo tẹo với Hồ xuân Hương.

    Trán người già lận giấu đem đen
    Đôi mắt trẻ sóng xô từng vầng sáng
  10. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    đã tìm thấy tên bài nhưng quên thơ
    Mộng đắc thái liên ( ngũ thủ)
    Xin đính chính là câu này cũng có trong kiều ( lú quá)
    2241"tiếc thay chút nghĩa cũ càng
    dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng"
    ra cụ Nguyễn cũng có hình ảnh gỗ nhể

    Trán người già lận giấu đem đen
    Đôi mắt trẻ sóng xô từng vầng sáng

Chia sẻ trang này