1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng chia sẻ về chế độ ăn cho người bệnh gút hiệu quả

Chủ đề trong 'Giáo dục Giới tính' bởi benhxuongkhoptak, 07/04/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. benhxuongkhoptak

    benhxuongkhoptak Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/08/2017
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Điều trị bệnh gout thông thường sẽ được kê đơn các loại thuốc giảm đau, chống viêm cho bệnh nhân gout cấp tính và các thuốc phân hủy, đào thải và giảm tổng hợp acid uric. Tuy nhiên, không phải chỉ dùng thuốc là chúng ta có thể điều trị tốt căn bệnh này. Chế độ ăn uống đóng một vai trò rất lớn đối với người bệnh gout. Cùng tham khảo chế độ ăn cho người bệnh gút để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả sau đây:
    Thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn cho người bệnh gút
    Những thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn cho người bệnh gút đó là những thực phẩm chứa nhiều purin - chất gây nên tình trạng dư thừa acid uric và dẫn tới lắng đọng tinh thể urat ở các khớp của người bệnh gút. Các thực phẩm chứa nhiều purin nằm chủ yếu trong nhóm chất đạm. Tuy nhiên, không phải thực phẩm chứa đạm nào người bệnh gút cũng cần kiêng. Ngược lại có nhiều thực phẩm không thuộc nhóm đạm nhưng vẫn chứa nhiều purin và phải kiêng ăn.

    [​IMG]

    Thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn cho người bệnh gút
    Các thực phẩm chứa nhiều purin với lượng 150mg trên 100g thì người bệnh gút nên tránh trong chế độ ăn cho người bệnh gút. Chúng là các loại thức ăn như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, trứng lộn, nấm, măng tây, giá, súp lơ xanh, cải bó xôi, dọc mùng…

    Bên cạnh các thực phẩm chứa nhiều purin thì trong thực đơn người bệnh gút cần tránh rượu bia. Rượu bia không chứa purin nhưng chúng làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan, thận vì vậy làm cản trở sự đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

    Thực phẩm cần hạn chế trong chế độ ăn cho người bệnh gút
    Các thực phẩm chứ lượng purin thấp hơn từ khoảng 50 đến 100mg trong 100g thức ăn người bệnh gút có thể ăn nhưng chỉ ăn với một lượng vừa phải. Chúng là các thực phẩm quen thuốc như thịt lợn, thịt gà, trứng, tôm, cua…Tốt nhất nên chọn thịt nạc, thịt ức gà mỗi ngày 200g mỗi ngày cho người bệnh gút.

    [​IMG]

    Thực phẩm cần hạn chế trong chế độ ăn cho người bệnh gút
    Bên cạnh đó, những trái cây có vị ngọt tự nhiên mạnh chứa fructose cũng có thể làm tăng các triệu chứng bệnh gút. Những loại trái cây ngọt người bệnh gout nên hạn chế đó là lê, mậm, nho, đào…

    Các thức ăn giàu chất béo, ngọt cũng cần phải hạn chế trong xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gút vì chúng có thể gây nên tình trạng thừa cân. Thừa cân sẽ làm tăng áp lực lên các khớp xương và gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh gút.

    Thực phẩm cần tăng cường trong chế độ ăn cho người bệnh gút
    Những thực phẩm cần tăng cường trong chế độ ăn cho người bệnh gút đó là các loại rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt, sữa ít béo...Chúng là những thực phẩm chứa lượng purin ít, dưới 50mg /100g hoặc không có. Vì vậy, đây chính là những thực phẩm nên bổ sung để đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe mỗi ngày cho người bệnh gút.

    [​IMG]

    Thực phẩm cần tăng cường trong chế độ ăn cho người bệnh gút
    Bên cạnh đó, những loại thực phẩm có tính kiềm, nhiều nước, tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc rất phù hợp cho người bệnh gút. Chúng có tác dụng thúc đẩy hiệu quả quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể nhanh chóng qua đường bài tiết. Cụ thể như củ cải, bí xanh, rau cải bẹ xanh, dưa chuột, bí đỏ, cà chua, bắp cải...
    Tìm hiểu thêm về: cách trị gai cột sống

    Vai trò của nước trong chế độ ăn cho người bệnh gút
    [​IMG]

    Vai trò của nước trong chế độ ăn cho người bệnh gút

    Nước lọc hay các loại nước khoáng có bicarbonate là phù hợp nhất cho người bệnh gút. Xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gút chúng ta cần chú ý loại bỏ các loại thức uống đóng chai như nước ngọt, nước có ga vì chúng chỉ làm cho các triệu chứng bệnh thêm nặng hơn.

    Thay vì sở thích uống nước ngọt, nước có ga bạn hãy bổ sung 2.5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Có thể dùng thay thế bằng nước lá sa kê, trà xanh, nước vối hoặc nước trái cây, rau ép có lợi.

    Trên đây là những điều cơ bản nhất giúp bạn xây dựng một chế độ ăn cho người bệnh gút hợp lý. Hãy ghi nhớ để đảm bảo ăn uống không còn là rào cản trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh gút.
    nguồn:
    http://hoancotdan.com/che-do-an-cho-nguoi-benh-gut

Chia sẻ trang này