1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng đọc và suy ngẫm - Mỗi ngày một câu chuyện ...

Chủ đề trong 'Hải Phòng' bởi ha_kennic, 01/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Trí thức sạch ​

    Trên Tia Sáng số 12 (trang 54) vừa rồi, nhà thơ Lê Đạt đưa ra một từ rất hay - ?oTrí thức sạch?, ?onhìn lên không xấu hổ với cha ông, nhìn xuống không xấu hổ với hậu thế?. Ở đây tác giả dùng ?oTrí thức sạch? để nói về các sĩ phu yêu nước thời Đông kinh Nghĩa thục cách đây tròn 100 năm.

    Rất tiếc ngày nay nước ta chẳng còn bao nhiêu ?oTrí thức sạch? như vậy. Tôi không nói những người đạo văn, đạo thơ, đạo nhạc... mà chỉ muốn nói về những người được xã hội thừa nhận là ?onhà trí thức?, có bằng cấp, tên tuổi hẳn hoi, thậm chí rất nổi danh nữa kia. Họ chưa ?osạch? ở chỗ không kiên trì chính kiến của mình, thường nói lấy lòng cấp trên, dám bóp méo sự thật, kể cả sự thật lịch sử. Họ sẵn sàng a dua phê phán các nhà trí thức khác, thậm chí nói xấu, dù đó là những người chân chính và là đồng nghiệp của họ. Gần đây tình cờ đọc bài phê phán triết gia Trần Đức Thảo của một vị giáo sư cùng cơ quan với ông Trần đăng báo hồi thập kỷ 50 gì đó, tôi thật sự thất vọng với vị giáo sư-thần tượng này của tôi. Cảm giác ấy cũng xuất hiện mỗi khi thấy các nhà trí thức của ta tranh cãi trên báo chí, bảo nhau là dốt, là không biết gì... Như thế sao gọi là ?oTrí thức sạch? được nhỉ?
    Bỗng liên hệ ngay với mối quan hệ giữa hai nhà cách mạng họ Phan. Phan Châu Trinh tranh luận nhiều lần với Phan Bội Châu, vì cụ hoàn toàn phản đối đường lối chống Pháp theo phương thức bạo động, khôi phục nền quân chủ và cầu viện Nhật Bản của Phan Bội Châu. Tuy mâu thuẫn cơ bản về đường lối, nhưng hai cụ vẫn hết mực kính nể nhau. Phan Châu Trinh từng nói với viên Khâm sứ Pháp rằng Phan Bội Châu ?olà một nhà hào kiệt ái quốc của nước Nam, trong nước không ai không biết tiếng? (xem Thi tù Tùng thoại của Huỳnh Thúc Kháng). Phan Châu Trinh thật là một ?oTrí thức sạch? đáng ngưỡng mộ.
    Hữu Dương

  2. congchua_thino

    congchua_thino Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2006
    Bài viết:
    5.314
    Đã được thích:
    3
    Ta không trách em ?.
    Đó là điều em chẳng bao giờ có thể biết được , cả những giây phút cuối cùng của ngày hôm qua ?" cho một cuộc viếng thăm của em với ta ? và có lẽ là lần cuối cùng .
    Nếu như có quyền thay đổi cái định mệnh ta sẽ không cho sự hội ngộ ấy xảy ra,thà rằng đừng bao giờ biết nhau trên cõi đời này ,có lẽ ? ..sẽ tốt hơn .
    Nhưng giờ đây, tất cả những điều ấy bỗng thành vĩ thường mà cả hai người chúng ta đều ước ao thôi phải không em , Bởi ai đã vô tình vun xới cho cây tình yêu ấy,ai đã vô ý thắp ánh mặt trời trong khu vườn tình ái ?ta từng cầu mong chính mình là kẻ ngộ nhận nhưng đã muộn màng khi tình cảm đã có một chỗ đứng .
    Chẳng phải tình yêu, ta biết điều đó, nhưng xin lỗi em , ta đã không còn coi em là bạn nữa rồi , ta chỉ biết rằng cứ mỗi ngày nhiều thêm ta cứ chờ bước chân em đi qua nơi khu vườn có rặng tường vi ta trồng, chờ bàn tay em mướt trên ấy , chờ nụ cười sáng bừng thay cho cả những tia nắng nhác lười ?., và ? ta chờ em .
    Ta không hiểu nỗi nhớ của con người ta được tạo ra bằng hợp chất gì, chỉ đơn giản là nhớ một người không cần có lý do !!
    Em yêu những con phố dài ,ta tập yêu những hàng cây trong ấy .
    Em yêu những khúc tình ca êm ái du dương , ta tập viết vời ca khúc rồi hát tặng cho em nghe.
    Em say sưa kể cho ta nghe về những con phố dài em đã di qua trong giấc mơ, bao nhiêu giấc mơ em kể là bấy nhiêu bức vẽ ta đã vẽ tặng em, trong đó có hết những con phố khác nhau mà em đã tưởng tượng ra , những con phố mùa đông sương mờ trắng xoá , những con phố xếp đều hàng cây vàng ươm đứng cuộn mình lại trong một tiết cuối thu, hay một trời đỏ rực trên nền phố hạ khô ròn ?tất cả chỉ dành cho những giấc mơ của em thôi .
    Nhưng em không thể nhìn thấy những điều ấy , ta giống như một người vẽ truyền thần cho những giấc mơ không có tuổi của em ?" một cô gái bị khuyết đi cái nhìn mà bao nhiêu người khác trên trần thế này vẫn có .
    Và từ bao giờ những bước viếng thăm của cô gái mù có một tâm hồn trong veo với chàng nghệ sĩ không tên đã thành một điều hiển nhiên như mỗi ban mai chim hót , và cũng từ bao giờ ta yêu những giấc mơ ,những con phố ,những bản tình ca và ?ta yêu em .
    Rồi em tặng cho ta một khung trời ngập những ngọn cỏ đang nhảy múa bằng những câu thơ ...Chắc em không còn nhớ nữa...
    Em xếp tay mình thành muôn ngọn cỏ
    Giữa một khung trời êm dịu trở tuổi thơ
    Ánh mặt trời rụng xuống như trong giấc mơ
    Và anh nghe không ngọn cỏ mềm đang múa
    ?.
    Đó là bài thơ trước khi em nói rằng em sẽ phẫu thuật .
    Giá như em nhìn thấy sự vui mừng của ta khi ấy , ta muốn đc ôm em thật chặt, muốn đc nói với em nhiều hơn là câu ngắn ngủn ?oem đi bình an và yên tâm nghe? ?..
    Rồi ta hái tặng em một đoá tường vi trước khi chiếc xe đưa em vút đi .Em quay lại cười phía ấy , phía mà em biết ta đứng đó .
    Và rồi yên bình đã đến bên em như những tháng ngày ta đã cầu nguyện .Em đã vượt qua ca phẫu thuật thành công .
    Rồi em quay trở về vườn tường vi vẫn những ngón tay mướt trên ấy ,nhưng em không còn nụ cười cũ nữa , em quay lại thăm ta, cùng với những bức tranh của ta đã vẽ tặng cho em.
    Em trả lại nó cho ta và nói rằng vài ngày nữa em sẽ bay,?trong cái khoảng khắc ấy ta thấy mình giống với những ngọn cỏ vô tri kia .
    Em nhìn ta . Em khóc , và lần đầu tiên ta thấy những giọt nước mắt của em, mà không, đó không phải giọt nước mắt của em , chỉ là giọt nước mắt của đôi mắt em đang mang thôi phải không ?Vì với ta....chưa bao giờ em khóc?
    Lời xin lỗi là điều cuối cùng em để lại trước khi em vụt chạy đi ?..
    Và rồi em đi, như chưa bao giờ biết đến khu vườn tường vi ,như chưa bao giờ biết ?.. Ta yêu em ??
    Trơ lại phía ta một nốt lặng của bản nhạc dang dở viết cho em ,trơ lại một khoảng tối trong bức tranh phố giao mùa ?vẽ tặng cho em
    Ta biết, biết em đã nguôi hết những ước mơ về phố về những hàng cây và về những ngọn cỏ múa ? và biết em rồi sẽ quên ta ?
    Ta chưa từng nghĩ mình sẽ trách em vì thế vẫn còn lời xin lỗi của em để lại chờ một ngày em đến nhận .
    Vẫn còn một người vẫn chờ ngày em đi qua để vẽ lại những giấc mơ ?
    Và bây giờ thì chính ta sẽ vẽ cho mình giấc mơ ngày em quay lại ?.cho riêng ta mà thôi
    =================>suy ngẫm........thế nài mí là tình yêu nài
  3. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Chẳng ai thèm nghe ​
    [​IMG]
    Bell ra khỏi tac-xi tại một quảng trường ở thủ đô Washington rồi đi xuống đường ngầm vào ga metro. Anh lấy cây vĩ cầm ra, đặt hộp đàn dưới chân mình rồi mở nắp hộp và vứt vào đấy mấy đồng xu để mọi người biết là anh cần xin tiền. Sau đó Bell bắt đầu kéo đàn.
    Lúc ấy là 7 giờ 51 phút sáng, đang giờ cao điểm mọi người đi làm. Trong suốt 43 phút tiếp sau, Bell biểu diễn cả thảy 6 nhạc phẩm cổ điển quen thuộc. Tổng cộng có 1097 khách bộ hành đi qua trước mặt anh. Chẳng ai nghĩ rằng chàng thanh niên đứng kéo đàn xin tiền dưới ga metro này lại chính là Bell ?" nhạc công vĩ cầm nổi tiếng thế giới hiện nay. Chuyến biểu diễn độc đáo này do báo ?oBưu điện Washington? tổ chức, nhằm mục đích khảo sát tình trạng cảm thụ cái đẹp của công chúng trong những bối cảnh đặc biệt.
    Mới ba hôm trước, Bell vừa có buổi biểu diễn tại Phòng hòa nhạc thành phố Boston, giá vé vào cửa cao tới 100 USD mà không còn ghế nào trống. Thế mà bây giờ, cũng chính Bell khi kéo đàn dưới ga metro thì cả nghìn con người hối hả qua lại trước mặt anh lại không ai thèm để ý tới nhà nghệ sĩ vĩ cầm này. Kéo đàn được 3 phút mới có người chú ý đến sự tồn tại của anh. Nửa phút sau, Bell nghe thấy tiếng đồng xu kim loại đầu tiên quẳng vào hộp đàn dưới chân mình. Đó là đồng 1 USD, bà khách qua đường vứt tiền vào hộp đàn rồi tất tả bỏ đi ngay. Sau đấy tình hình cũng chẳng có gì khá hơn. Trong suốt 43 phút Bell say sưa kéo đàn, có 7 người dừng lại nghe, 27 người cho tiền, hầu hết họ vừa đi vừa quẳng tiền xuống chứ không thèm đứng lại nghe dù chỉ một phút. Cách chỗ Bell chừng hơn chục mét có một ki-ốt bán vé xổ số lúc nào cũng bị người mua vây kín. Họ đứng cách Bell có dăm bước nhưng chẳng ai để ý tới anh.
    Sau khi buổi biểu diễn kết thúc, báo ?oBưu điện Washington? tiến hành việc lấy ý kiến của khách qua đường, với câu hỏi trên đường đi làm hôm nay các vị có thấy chuyện gì đặc biệt không. Trong số những người được hỏi chỉ có một vị nhắc tới anh chàng kéo vĩ cầm.
    - ?oCó ai đó kéo đàn vi-ô-lông ở lối vào ga metro.?
    - ?oTrước đây ông bà đã bao giờ trông thấy một nhạc công như thế chưa ??
    - ?oỒ, anh chàng này có gì khác mọi người.?
    - ?oSao cơ ??
    - ?oTiếng đàn hay tuyệt. Chưa bao giờ tôi thấy ai kéo vĩ cầm du dương như thế.?
    Đây là vị khách duy nhất thưởng thức được cái đẹp của âm nhạc; người này chưa học qua đại học, trước nay chưa bao giờ tìm hiểu về nhạc cổ điển ! Phóng viên tờ ?oBưu điện Washington? ngao ngán thở dài. Thật kỳ cục là chẳng ai nhận ra Bell ! Rốt cục, cuộc sống tất bật đã tước đoạt mất khả năng thưởng thức cái đẹp của người ta, hay tất cả chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên ?
    Nguyễn Hải Hoành dịch. Nguồn: ?oQingnian Wenzhai? số 8.2007
  4. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Vững tin ở tương lai​
    [​IMG]

    (ĐCSVN)- Thêm một lần nữa, chúng ta lại được vui mừng chào đón ngày Quốc khánh, ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng những người đã chứng kiến, đã làm nên sự kiện trọng đại ấy. Xưa đấu tranh giành chính quyền, nay đấu tranh bảo vệ chính quyền, hoàn cảnh, thế hệ tuy khác nhau nhưng mục đích là một. Với tiền đề là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, chúng ta vững tin vào tương lai.
    Thời điểm lịch sử càng lùi xa, ta càng xúc động trước chuyện kể, những dòng hồi ức của chính những người đã làm khán đài, đã kéo cờ, đã mặc quần soóc ka ki vàng, đi xe đạp hộ tống chiếc ô tô sơn đen của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên quảng trường Ba Đình; những anh, những chị trong số hàng nghìn người đã thức trắng từ đêm hôm trước để đổ về quảng trường được lắng nghe trên khán đài, giọng trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ?o Tôi nói đồng bào nghe rõ không ?? trước khi Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, dõng dạc tuyên bố trước toàn thế giới : ?o Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập?
    Được sống cùng thời với những người anh hùng, trong một thời đại anh hùng thật là hạnh phúc. Nhưng điều đó không thể kéo dài mãi mãi. Sẽ đến lúc các thế hệ tương lai hân hoan chào đón Quốc khánh 2-9 mà hình ảnh của những người Cứu quốc quân súng kíp mã tấu, những tự vệ cảm tử ôm bom ba càng, những du kích Nam Bộ ?o nóp với dáo, chân đi không mà lòng người giầu lòng vì nước? sẽ chỉ còn trong các viện bảo tàng. Sẽ đến lúc những kinh nghiệm làm mìn tự tạo, đào hầm chông, rào làng đánh giặc sẽ được thay thế bằng kinh nghiệm chiến tranh hiện đại. Cũng sẽ đến lúc khái niệm độc lập, tự chủ được bổ sung những nội dung hoàn toàn mới mẻ. Lịch sử tiếp tục đi lên phía trước. Mỗi thế hệ đều phải tạo ra những anh hùng của mình, những kỳ tích của mình. Sự vắng bóng dần của thế hệ những người đã làm nên Cách mạng Tháng Tám là một lẽ tự nhiên Tuy nhiên, tinh thần của họ và những bài học của Cách mạng Tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân, giành độc lập, tự do cho tổ quốc sẽ mãi mãi được phát huy, mãi mãi là ánh sáng soi đường
    Mỗi dân tộc đều có những tinh hoa văn hóa đáng tự hào. Đối với dân tộc Việt Nam thì tinh hoa tiêu biểu nhất, bền chắc nhất, tinh hoa của mọi tinh hoa chính là lòng yêu nước. Khơi dậy được lòng yêu nước từ trong nhân dân, kết hợp mục tiêu giải phóng dân tộc với giành chính quyền về tay nhân dân, đáp ứng nguyện vọng nghìn đời của người dân là có một chính quyền ?ocủa dân, do dân, vì dân? đó là nguồn gốc sức mạnh để một Đảng 15 tuổi đã giành được chính quyền. Không chỉ giành được chính quyền, cũng bởi có được niềm tin của dân, sự ủng hộ của dân, chúng ta đã bảo vệ được chính quyền trước hai kẻ thù xâm lược khổng lồ và củng cố được chính quyền ngày càng vững mạnh sau khi đất nước thống nhất.
    Sau hơn nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, hệ thống chính trị của nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn nhưng bên cạnh đó cũng đã xuất hiện nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Đó là tình trạng quan liêu, mất dân chủ, xa rời nhân dân của không ít quan chức, công chức. Đó là tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Đó là bộ máy hành chính, thủ tục hành chính thiếu khoa học, kém hiệu quả nhưng chậm được thay đổi. Những thiếu sót, khuyết điểm và thoái hóa của một bộ phận trong bộ máy hành chính đó đã khiến cho lòng tin của nhân dân vào Đảng và hệ thống chính quyền phần nào bị giảm sút. Ở nơi này, nơi kia đã xuất hiện những dấu hiệu bực dọc, phàn nàn. Nhìn thẳng vào sự thật, Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì và quyết tâm chỉnh đốn và xây dựng Đảng; cải cách hành chính, củng cố và hoàn thiện nhà nước pháp quyền ?ocủa dân, do dân, vì dân? trong sạch, có hiệu quả. Cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ đó chưa phải đã đạt yêu cầu nhưng cũng đã thu được nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực chống tham nhũng, lãng phí; cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như trong nhiều lĩnh vực khác. Đó là cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền với tinh thần vì nước, vì dân của Cách mạng Tháng Tám. Đó cũng là cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám, cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nước ta cách đây 62 năm với mốc son chói lọi đánh dấu thắng lợi là ngày Quốc khánh 2-9./.
    ( Vũ Duy Thông )
  5. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết bài về giáo dục ​
    Phần 1
    Ngày 6/9, VietNamNet nhận được bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tiêu đề "đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà". Được biết, bài viết đã có sự tham khảo của một số nhà khoa học, nhà giáo. Trong bài viết hơn 4.000 từ này, có nhiều vấn đề đã từng đặt ra từ trước tới nay; đồng thời nêu 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm "triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo. Để rộng đường dư luận, VietNamNet giới thiệu bài viết này.
    Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà
    Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam và cộng đồng dân tộc Việt Nam, là động lực quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta tiến lên nhanh và vững, hội nhập quốc tế thắng lợi, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.
    Đảng ta đã xác định rất đúng đắn: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
    Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và sự nỗ lực phấn đấu của ngành giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có một số tiến bộ mới: Ngân sách đầu tư cho giáo dục nhiều hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, quy mô giáo dục được mở rộng, trình độ dân trí được nâng cao. Những tiến bộ ấy đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    Tuy nhiên, cho đến nay, nền giáo dục và đào tạo của nước nhà vẫn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập, từ việc xác định quan điểm và mục tiêu giáo dục đào tạo, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp, đội ngũ thầy giáo, hệ thống tổ chức cho đến công tác quản lý. Chất lượng giáo dục và đào tạo ở cả phổ thông và đại học đều thấp. Nội dung chương trình quá tải, sách giáo khoa có nhiều mặt lạc hậu; cách dạy và học nặng về nhồi nhét kiến thức một cách thụ động, thiếu kết hợp học với hành, giáo dục và đào tạo với thực tiễn kinh tế, sản xuất và đời sống. Học sinh, sinh viên kém năng lực chủ động, sáng tạo, kém khả năng thực hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước trong tình hình mới. Hiện tượng mua bằng cấp, gian lận trong thi cử, bệnh chạy theo thành tích còn phổ biến. Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sáng kiến tiến hành cuộc vận động ?ohai không?, kết quả bước đầu cho thấy, sự yếu kém về chất lượng giáo dục và đào tạo đã bộc lộ một cách rất đáng lo ngại. Sự bất cập thể hiện ở cả ba phương diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.
    Nhìn chung, hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta đang tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (1). Thực trạng này đã sớm được phát hiện. Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết và chủ trương đúng đắn mà chưa được thực hiện nghiêm túc. Mấy năm qua, chúng ta đã trăn trở tìm tòi cách giải quyết, nhưng tình hình chuyển biến rất chậm. Cho đến nay, vẫn còn những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau chưa được đưa ra trao đổi, bàn bạc để tìm ra phương sách chấn chỉnh có hiệu quả. Sự yếu kém, bất cập kéo dài của hệ thống giáo dục và đào tạo đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.
    Nhìn lại tình hình đất nước, trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, cho đến nay, nước ta vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển (2).
    Trong khi Việt Nam bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhiều nước đã vượt qua thời đại cách mạng công nghiệp đi vào thời đại cách mạng thông tin, xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Khoảng cách về trình độ kinh tế, khoa học và công nghệ giữa nước ta với các nước phát triển trên thế giới, kể cả một số nước trong khu vực, có xu hướng ngày càng mở rộng thêm, mà một nguyên nhân quan trọng là do chất lượng trí tuệ, năng lực sáng tạo và kỹ năng chuyên môn còn bất cập của nguồn nhân lực (3).
    Trước những thách thức của thời đại cách mạng tri thức gắn liền với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi mà nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong cuộc đua tranh quyết liệt về mọi mặt, mà chủ yếu là đua tranh về trí tuệ của các quốc gia trên toàn cầu, sự yếu kém, bất cấp và tụt hậu của giáo dục và đào tạo đang trở thành lực cản đối với sự phát triển nhanh và vững của đất nước.
    Chúng ta đang ở vào thời kỳ có nhiều biến đổi sâu sắc và nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Trước những thách thức và yêu cầu của thời đại mới - thời đại của sự phát triển dựa chủ yếu vào nguồn lực thông tin và tri thức với xu thế toàn cầu hóa lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia, các nước trên thế giới, ở mức độ khác nhau, đều thực hiện những thay đổi có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo. Ngay từ những năm 80 và 90 của thế kỷ XX, một làn sóng cải cách giáo dục đã diễn ra trên thế giới, trước tiên là ở các nước công nghiệp phát triển. Nước Mỹ đã đề ra chương trình cải cách giáo dục 10 điểm để chuẩn bị hành trang cho người Mỹ tiến vào nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI, gần đây lại đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho kỷ nguyên thông tin. Liên minh châu Âu gồm 29 nước đã thống nhất đổi mới hệ thống giáo dục, coi việc xây dựng không gian giáo dục và đại học châu Âu, không gian nghiên cứu châu Âu, không gian tri thức châu Âu là nền tảng cho sự tăng trưởng mới nhằm biến châu Âu thành một nền kinh tế tri thức hiệu quả nhất trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa trong thế kỷ XXI?
    Tư tưởng chủ đạo của làn sóng cải cách giáo dục trên thế giới ở cuối Thế kỷ XX là chuyển hệ thống giáo dục và đào tạo cũ được xây dựng để đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên công nghiệp cổ điển sang một hệ thống giáo dục và đào tạo mới thích ứng với những đòi hỏi của kỷ nguyên thông tin và tri thức.
    Ngay từ đầu thập niên 90 của Thế kỷ XX, Tổ chức UNESCO nêu lên 4 trụ cột của cải cách giáo dục đã đặc biệt nhấn mạnh: Thời đại mới đòi hỏi con người phải có cách nhìn mới, cách nghĩ mới và những kiến thức, kỹ năng mới của chính thời đại mình. Nói cụ thể hơn, con người mới đó phải có khả năng tư duy độc lập, có phương pháp tư duy hệ thống và cách nhìn toàn thể; có năng lực sáng tạo và tinh thần đổi mới; có khả năng thích ứng với sự thay đổi thường xuyên, đa dạng, phức tạp, đầy biến động bất ngờ và bất định; có năng lực hành động hiệu quả và tinh thần hợp tác trong một môi trường đa văn hóa của một thế giới toàn cầu hóa.
    Nền giáo dục của kỷ nguyên thông tin là một nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện để mọi người được học, giúp cho mọi người biết cách học, biết cách tự học, học tập liên tục, học suốt đời; là một nền giáo dục mở và liên thông, có khả năng hội nhập với nền giáo dục chung của thế giới.
    Nền giáo dục mới là một nền giáo dục hiện đại, sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông, mạng máy tính và Internet để tổ chức và triển khai quá trình dạy và học với những phương pháp và hình thức linh hoạt nhằm nâng cao nền tảng văn hóa và tinh thần chung của xã hội, mở ra những khả năng mới hỗ trợ cho quá trình học tập liên tục, học tập suốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc, học từ xa và đặc biệt là tự học của mọi người. Học trực tuyến và tương tác qua mạng Internet sẽ trở thành một hiện tượng toàn cầu?
    Chúng ta cần nghiên cứu những quan điểm và bài học kinh nghiệm của các nước về cải cách giáo dục và đào tạo để có thể vận dụng thích hợp vào hoàn cnh cụ thể của nước ta.
    Mục tiêu sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, hội nhập quốc tế, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới trong thế kỷ XXI mà Đại hội X của Đảng đã nêu ra, cũng cần được hiểu với một tầm nhìn mới, nhận thức mới, bởi vì trong thế kỷ XXI, các mục tiêu đó chỉ có thể đạt được nếu ta xây dựng được nước ta trở thành một nước độc lập, có năng lực sáng tạo mạnh mẽ, góp phần tạo nên những thành tựu và cống hiến đặc sắc, độc đáo vào sự phát triển chung của một thế giới của nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức toàn cầu hóa.
    Một nền giáo dục hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội đó phải là một nền giáo dục mở, hướng tới đối tượng trung tâm là người học, có trách nhiệm tạo điều kiện và môi trường cho mọi cá nhân người học được trang bị một nền học vấn vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, vừa hiện đại về tri thức, khoa học và công nghệ,?

  6. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về giáo dục​
    ( Tiếp theo )​
    Mỗi con người mà nền giáo dục đó đào tạo phải có:
    1. những hiểu biết và cảm thụ sâu sắc đối với những tinh hoa của truyền thống văn hóa dân tộc;
    2. những kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại;
    3. năng lực tư duy độc lập trên cơ sở kết hợp tư duy khoa học với phương pháp tư duy hệ thống, tư duy phức hợp, để có khả năng sống và hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo trong một thế giới phức tạp, đầy những bất định và đổi thay, đan xen những thách thức và cơ hội?

    Trong lúc ấy, nền giáo dục của nước ta về cơ bản vẫn dựa trên mô hình cũ. Để đưa đất nước phát triển nhanh với chất lượng cao và bền vững, tiến kịp thời đại trong kỷ nguyên thông tin và tri thức, chúng ta cần tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà.
    Để thực hiện chủ trương này, cần tập hợp một số chuyên gia hàng đầu về giáo dục, khoa học và quản lý để giúp Đảng và Nhà nước nghiên cứu, kiểm điểm, đánh giá tình hình giáo dục và đào tạo một cách khách quan khoa học với tinh thần nhìn thẳng và sự thật, làm rõ những kết quả đạt được, vạch rõ những yếu kém, bất cập, đặc biệt làm rõ những nguyên nhân vì sao mấy năm qua chúng ta đã có nhiều cố gắng tìm cách chấn chỉnh nhưng tình trạng yếu kém, bất cấp trong giáo dục vẫn tồn tại, chậm chuyển biến, để đi đến một nhận thức mới, một quyết tâm mới, một chương trình hành động mới làm chuyển biến căn bản nền giáo dục và đào tạo của nước nhà. Trước hết, cần đổi mới tư duy về quan điểm và mục tiêu giáo dục và đào tạo, từ đó mà đổi mới chương trình, nội dung, phương châm, phương pháp giáo dục, đổi mới hệ thống tổ chức, công tác quản lý và hệ thống chính sách nhằm hiện đại hóa nền giáo dục của nước ta phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và xu hướng phát triển chung của thời đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển và hiện đại hóa đất nước ta trong tình hình mới.
    Ngành giáo dục và đào tạo phải đổi mới tư duy và có quyết tâm cao đối với công cuộc đổi mới nền giáo dục. Trước mắt, cần rà soát lại các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo được đề ra trong các nghị quy ết của Đảng, trong luật và chiến lược giáo dục của Nhà nước để xác định một kế hoạch, một lộ trình đổi mới nền giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2020 với yêu cầu nâng cao một bước rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo.
    Để triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo, cần thực hiện ngay một số vấn đề cơ bản và cấp bách:
    Trước hết, cần tổ chức lại và kiện toàn Hội đồng giáo dục quốc gia cho ngang tầm với nhiệm vụ. Đây là hội đồng khoa học, chủ yếu làm nhiệm vụ tư vấn cho Trung ương, Quốc hội và Chính phủ trong việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo ở tầm vĩ mô. Hội đồng phải tập hợp được các nhà giáo dục và khoa học có tâm huyết, những chuyên gia giỏi, am hiểu hình hình giáo dục trong nước và thế giới, có uy tín, phần lớn không phụ trách chức vụ quản lý, kể cả những người đã nghỉ hưu nhưng có năng lực, có kinh nghiệm và còn sức làm việc. Chủ tịch Hội đồng nên là một nhà khoa học giáo dục có uy tín phụ trách. Hội đồng có quy chế làm việc chặt chẽ, bảo đảm thực sự dân chủ, tôn trọng những ý kiến khác nhau, cùng nhau thảo luận đi đến kết luận và đưa ra kiến nghị với Đảng và Nhà nước.
    Hai là, tổ chức nghiên cứu rà soát lại hệ thống chương trình giáo dục và sách giáo khoa. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, ổn định chương trình làm cơ sở để sớm biên soạn xong sách giáo khoa chuẩn mực cho mọi bậc học, mọi ngành học trong một vài năm. Thay đổi cách tổ chức biên soạn chương trình, sách giáo khoa, thực hiện dân chủ, công khai, tránh độc quyền, có hội đồng thẩm định nghiêm túc, tránh sửa đi sửa lại, biên soạn kéo dài và thay đổi sách triền miên. Một số nhà khoa học nêu ý kiến có thể giải quyết vấn đề chương trình và sách giáo khoa chuẩn cho cả phổ thông và đại học trong một năm với kinh phí 100 tỷ đồng. Những ý kiến như vậy nên được trao đổi, bàn bạc.
    Ba là, cần nghiên cứu tổ chức hệ thống giáo dục quốc dân cho hợp lý. Sớm chấm dứt tình trạng ?ovừa thừa vừa thiếu cả thầy lẫn thợ?. Cấp đại học trước hết phải nâng cao chất lượng về mọi mặt, phấn đấu đến năm 2020 có một số trường đại học trọng điểm đạt đẳng cấp quốc tế. Chỉ mở thêm trường đại học khi có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng. Sớm khắc phục tình trạng đào tạo trên đại học tràn lan, không bảo đảm chất lượng. Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng và thực hiện tốt việc phân luồng ở cấp phổ thông. Phát triển mạnh hệ thống các trường dạy nghề để đáp ứng kịp nhu cầu nhân lực có kỹ năng chuyên môn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu trong một thời gian ngắn nhất có thể được, làm cho bằng cấp của nước ta, lao động kỹ thuật do ta đào tạo ra được thị trường quốc tế thừa nhận.
    Hết sức coi trọng phương châm gắn học với hành. Trường đại học gắn với viện nghiên cứu và các cơ sở kinh tế lớn. Trường dạy nghề gắn với các cơ sở sản xuất. Trường phổ thông phải tổ chức hướng nghiệp, gắn với đời sống kinh tế xã hội ở địa phương.
    Tiếp tục chống gian lận trong thi cử, chạy theo thành tích giả. Sớm chấm dứt mọi hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục.
    Bốn là, cần triển khai tích cực công tác phát hiện, tuyển chọn nhân tài, tổ chức đào tạo trong nước và ngoài nước để sớm có một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, bồi dưỡng thành đội ngũ giảng viên đại học, đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng của cấp đại học. Nâng cao chất lượng cấp đại học là cơ sở để nâng cao chất lượng cấp trung học phổ thông và dạy nghề. Đào tạo đội ngũ thầy giáo có trình độ quốc tế là vấn đề quyết định để đổi mới, hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà. Coi trọng việc lựa chọn đúng cán bộ quản lý giáo dục, nhất là chức bộ trưởng, hiệu trưởng các trường đại học lớn và giám đốc các sở giáo dục. Những cán bộ ấy phải là những người có tâm và có tầm, có phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ, năng động, sáng tạo, không bảo thủ giáo điều, có uy tín, có cách làm việc tập hợp được nhân tài, phát huy được trí tuệ của chuyên gia giỏi, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.
    Để khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ đầu đàn và sự mất cân đối về cơ cấu, trước mắt, cần có cơ chế và chính sách tiếp tục sử dụng những cán bộ khoa học và giáo dục đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn đủ sức khỏe, có năng lực chuyên môn và có tâm huyết.
    Mặt khác, cần có chủ trương, chính sách và cơ chế tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà khoa học giỏi vào đội ngũ giảng viên cao cấp của các trường đại học và các viện nghiên cứu, thu hút các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam.
    Năm là, cần tăng thích đáng đầu tư, và quan trọng hơn, cần quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Mức đầu tư phải tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo đi trước, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mấy năm qua, mức đầu tư cho giáo dục và đào tạo (tính theo % GDP và % ngân sách nhà nước) đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, cần thấy rõ là mức đầu tư cho giáo dục và đào tạo tính theo đầu người của nước ta còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (4), vì vậy, cần tính toán các mặt để có một mức tăng đáng kể từ nay đến năm 2020 nhằm tạo nên một sự chuyển biến căn bản về chất lượng và quy mô giáo dục và đào tạo. Đầu tư từ ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng, nhưng chắc chắn không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, bởi vậy, một nguồn lực quan trọng là cần xác định trách nhiệm, cơ chế và chính sách cụ thể nhằm huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế và xã hội sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo. Đồng thời, đặc biệt quan tâm việc quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo một cách đúng hướng, hợp lý và hiệu quả, tránh gây thất thoát, lãng phí.
    Dành tỷ lệ đầu tư thích đáng cho việc nâng cấp, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là nguồn thông tin tư liệu, các trung tâm thử nghiệm, các cơ sở dạy nghề và sản xuất thử, các trung tâm đào tạo ngoại ngữ và tin học.
    Cuối năm 2000, Trung ương đã có chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục và đào tạo vẫn còn hạn chế, còn kém so với các nước trong khu vực. Để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục, cần có chủ trương và chính sách cụ thể tạo điều kiện cho các giáo viên, học sinh, sinh viên được dễ dàng sử dụng máy tính và Internet trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Đồng thời, cần nghiên cứu thực hiện chủ trương phổ cập tiếng Anh để nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính và Internet trong giáo dục và đào tạo, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong hoạt động quản lý và kinh doanh (5).
    Sáu, nền giáo dục của ta là nền giáo dục của dân, vì dân, do dân. Dân chủ và công bằng là tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, trước hết phải được thể hiện trong giáo dục và y tế, hai lĩnh vực trực tiếp bồi dưỡng con người. Bác Hồ mong muốn ?oai cũng được học hành?. Vì vậy, xu hướng đúng đắn là phải tiến tới bỏ học phí. Nhiều nước tư bản cũng đã bỏ học phí ở cấp phổ thông, có nước bỏ học phí ở cấp đại học. Đất nước Cuba còn nhiều khó khăn vẫn kiên trì thực hiện học tập và chữa bệnh miễn phí. Vì vậy, không lý gì ta lại chủ trương tăng học phí tràn lan (6). Phải kiên quyết thực hiện không thu học phí đối với giáo dục phổ cập theo đúng tinh thần của Hiến pháp. Mặt khác, cần nghiên cứu kỹ chế độ học phí theo hướng không tăng mà giảm dần, tiến tới bỏ học phí ở cấp phổ thông rồi tiến đến bỏ học phí ở cấp đại học. Ở cấp mẫu giáo, mầm non, không nên hình thành một loại trường cho các cháu con nhà giàu và một loại trường cho các cháu con nhà nghèo. Nên nghiên cứu vận dụng cơ chế khuyến khích cạnh tranh dạy tốt, học tốt, nhưng không nên phát triển tư nhân hóa trường công, phát triển xu hướng thương mại hóa giáo dục, coi nhà trường là tổ chức kinh doanh để thu lợi nhuận dưới danh nghĩa ?oxã hội hóa giáo dục?, không đúng với tinh thần chủ trương của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng nền giáo dục của nhân dân, vì nhân dân.
    *************
    Đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để có tính cách mạng nền GD-ĐT là một điều kiện tiên quyết để đưa nước ta tiến lên nhanh và vững trên con đường hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và sánh vai cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa.
    ____________________________________
    (1) Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2006: Giáo dục Việt Nam đang bị tụt hậu so với các nước khác trong khu vực, chỉ có 2% dân số được học trong thời gian trên 13 năm. Việt Nam xếp hàng chót trong khu vực châu Á nếu xét trong độ tuổi từ 20 đến 24 chỉ có 10% học lên tới đại học (so với Trung Quốc 15%, Thái Lan 41%, Hàn Quốc 89%). Tỷ lệ 167 sinh viên/1 vạn dân là rất thấp so với khu vực và các nước phát triển.
    (2) Một nước được coi là ?okém phát triển? nếu GDP/người dưới 750 USD/năm (theo Liên hiệp quốc) và dưới 1.000 USD/năm (theo phân loại và xếp hạng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD); GDP/người của Việt Nam hiện nay khoảng trên dưới 600 USD/năm.
    (3) Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), (năm 2005), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam xếp thứ 53 trong số 59 quốc gia được khảo sát.
    Báo cáo về phát triển con người của Liên hiệp quốc (UNDP) đánh giá: Việt Nam tụt hậu so với Trung Quốc 10 năm, Thái Lan 15 năm, Malaysia 20 năm, Hàn Quốc 25 năm, Singapore 35 năm, Nhật Bản 40 năm.
    Nếu tiếp tục tốc độ phát triển như hiện nay (GDP tăng 8% - 8,6% mỗi năm và GDP/người cứ 10 năm tăng gấp đôi) thì đến năm 2020, Việt Nam vẫn đi sau Thái Lan 15 năm và GDP/người vẫn thấp hơn nhiều nước trong ASEAN.
    (4) Hiện nay, mức đầu tư cho GD-ĐT tính theo đầu người của Việt Nam chỉ bằng 1/8 của Thái Lan và chỉ bằng 1/20 mức trung bình của các nước phát triển.
    (5) Hiện nay, khoảng 90% nguồn thông tin, tri thức khoa học và công nghệ trên internet được viết bằng tiếng Anh.
    (6) Hiện nay, tỷ lệ đóng góp giữa nhân dân và nhà nước ở ta là 50/50, trong khi tỷ lệ đóng góp cao nhất của người dân trên thế giới khoảng 20% (Mỹ 19%, Pháp 7%, Trung Quốc 12%).

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  7. keIangthang

    keIangthang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    327
    BA CHÚC CON ĐỦ
    Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình lại mất nhiều thời gian của cuộc đời mình ở các sân bay đến thế. Tôi vừa thích lại vừa ghét việc đó !?!!Tôi thích được ngắm nhiều người. Nhưng đó cũng là lý do tôi ghét: Phải nhìn mọi người " chào " và " tạm biệt ". Nó làm tôi xúc đông đến phát mệt.
    Cho nên, mỗi khi gặp 1 thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn thường ra sân bay thành phố nhìn mọi người "tạm biệt ". Để tôi thấy rằng mình vẫn hạnh phúc khi không phải nói lời chia tay với những người thân yêu của mình. Nhìn mọi người cố níu kéo nhau, khóc. . . tôi cảm thấy mình còn rất nhiều điều quý giá khác. Những gia đình, những người yêu nhau cuối cùng cũng phải xa cách, nhìn họ sải rộng cánh tay để nắm tay nhau, cho đến khi chỉ còn 2 đầu ngón tay của 2 người chạm vào nhau. . . đó là những hình ảnh mãi mãi nằm trong tâm trí tôi.
    Và tôi cũng học được nhiều điều từ những giây phút "tạm biệt " đấy. Có 1 lần, tôi nghe loáng thoáng tiếng 2 cha con đang bên nhau trong những phút giây cuối cùng. Họ ôm nhau và người cha nói: " Ba yêu con, ba chúc con đủ ". Rồi cô gái đáp lại: " Con cũng yêu ba rất nhiều và chúc ba đủ "
    Và cô gái quay đi, tôi thấy người cha cứ đứng nhìn theo, thấy ông ấy muốn và cần khóc. Tôi lại gần, nhưng lại không muốn xen vào giây phút riêng tư của ông ấy nên không nói gì. Bỗng ông quay lại chào tôi và:
    - Đã bao giờ anh nói lời tạm biệt với 1 người, và biết rằng mãi mãi không gặp nữa ?
    +Xin ông cho tôi hỏi, có phải ông vừa vĩng biệt với con gái ông ? Tại sao vây ?
    -Tôi già rồi, mà con tôi sống cách tôi đến nửa vòng trái đất -Người cha nói -Thực tế, tôi biết lần sau con tôi quay về đây nhưng lúc đó có thể tôi đã mất.
    +Khi tạm biệt con gái ông, tôi nghe ông nói: " Ba chúc con đủ ". Tôi có thể biết điều đó có ý nghĩa gì không ?
    Người cha già mỉm cười: Đó là lời chúc gia truyền của gia đình tôi, đã qua nhiều thế hệ rồi - Nói đoạn ông dừng lại, ngước nhìn lên cao như thể cố nhớ lại từng chi tiết, và ông cười tươi hơn - Khi tôi nói: " Ba chúc con đủ ", tôi muốn chúc con gái tôi có cuộc sống đủ những điều tốt đẹp và duy trì được nó.
    Rồi ông lẩm nhẩm đọc: " Ba chúc con đủ ánh sáng mặt trời để giữ cho tâm hồn con trong sáng. Ba chúc con đủ hạnh phúc để giữ cho tinh thần con luôn sống. Ba chúc con đủ những nỗi đau để biết yêu quý cả những niềm vui nhỏ nhất. Ba chúc con đủ những gì con muốn để con hài lòng. Ba chúc con đủ mất mát để con yêu quý những gì con có. Và ba chúc con đủ lời chào để có thể vược qua được lời "tạm biệt " cuối cùng.
    Ông khóc và quay lưng bưóc đi.
    Tôi nói với theo " Thưa ông, tôi chúc ông đủ "
    Và các bạn, khi các bạn đã đọc xong mẩu chuyện này, tôi cũng chúc các bạn như vậy. Chúc chúng ta đủ...

    Sưu Tầm.
  8. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Xem trọng việc xây dựng lòng tin ​

    Lòng tin là chất xi-măng kết dính con người trong khuôn khổ đời sống xã hội, tạo ra động lực thôi thúc con người tìm đến nhau và dựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Cũng chính lòng tin đặt cơ sở cho việc thực hiện tất cả các giao tiếp nhân văn, từ mời nhau một ly cà phê, cho mượn một chiếc xe đạp, cho vay một số tiền, đến ủy thác bằng lá phiếu cử tri cho đại biểu dân cử thực hiện các quyền chính trị của người dân tại cơ quan lập pháp.
    Xã hội có tổ chức thừa nhận sự tự do của mỗi thành viên. Trong điều kiện xã hội có nhiều thành viên, chuẩn mực ứng xử được đặt ra để tạo điều kiện mỗi thành viên thụ hưởng tự do của mình trong chừng mực tôn trọng tự do của thành viên khác. Với mục tiêu đó, chuẩn mực ứng xử phải mang ý nghĩa của sự thoả thuận tự nguyện giữa các chủ thể quan hệ xã hội về việc giới hạn tự do của mỗi chủ thể, để tất cả đều có cuộc sống tốt đẹp, ít nhất là chấp nhận được, trong không gian chung. Nói cách khác, chính từ lòng tin mà hệ thống chuẩn mực ứng xử khách quan hình thành và được hoàn thiện theo thời gian.
    Có những chuẩn mực, được Nhà nước xác nhận và bảo đảm thực hiện, trở thành luật. Chuẩn mực pháp lý được người làm luật lựa chọn giữa các phương án ứng xử khác biệt; và sự lựa chọn ấy chỉ có sức thuyết phục đối với công dân, một khi nó dựa vào sự tin tưởng của người làm luật đối với sức sống của các phẩm chất tốt đẹp của con người, của những giá trị nhân văn tích cực. Bảo vệ, cổ vũ, phát huy điều thiện, lòng bao dung, hào hiệp, sự hòa thuận, tính trung thực... luật trước hết được coi là kim chỉ nam cho hành vi giao tiếp trong quan hệ xã hội mà một con người điển hình thực hiện, trong quá trình theo đuổi các lợi ích chính đáng của bản thân, các lợi ích được xác định như các mục tiêu tồn tại của cá nhân trong cộng đồng.
    Cả việc thực thi pháp luật cũng chỉ có thể đạt được kết quả tốt nhất khi dựa vào lòng tin, chứ không phải vào sức mạnh của bộ máy trấn áp, cưỡng chế. Một người kiên nhẫn dừng lại trước đèn đỏ, vì tin rằng khi mình vượt đèn xanh, những người đang di chuyển theo hướng vuông góc sẽ dừng lại để nhường đường; một người chấp nhận gửi tiền vào ngân hàng, vì tin rằng ngân hàng sẽ quản lý tiền bạc của mình một cách có hiệu quả và nhất là sẽ trả tiền vốn, lãi cho mình theo đúng thoả thuận. Lòng tin về tính hữu hiệu của luật thể hiện thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật và ý thức phê phán, tẩy chay đối với thái độ không tôn trọng hoặc chống đối pháp luật.
    Thậm chí, khi có đủ lòng tin hỗ tương, người ta có thể không cần đến các biện pháp bảo đảm loại trừ rủi ro mà luật dành cho mình khi giao tiếp: cho vay, cho mượn mà không cần tài sản cầm cố, thế chấp; bán trả chậm mà không cần bảo lưu quyền sở hữu. Lòng tin hỗ tương không làm cho pháp luật trở nên thừa: đơn giản, trước lòng tin mạnh mẽ, pháp luật tự bằng lòng với vai trò công cụ chi phối dự bị.
    Một khi lòng tin không tồn tại hoặc không còn, con người, trong quá trình tìm kiếm lợi ích, sẽ không chủ động, tự nguyện giao tiếp, mà chỉ lẳng lặng thực hiện hành vi của mình, đồng thời dè chừng, đối phó, đề phòng hành vi của những người khác. Không có sự trao đổi ý chí thẳng thắn, minh bạch, sòng phẳng giữa người và người, hệ thống quy ước xã hội sẽ không có điều kiện để hình thành. Thế rồi, trong bối cảnh thiếu vắng chuẩn mực khách quan đặt cơ sở cho hành vi ứng xử, con người có xu hướng tìm đến những thế lực có khả năng bảo bọc mình chống những rủi ro, đe dọa từ bên ngoài; con người chấp nhận ứng xử theo sự chỉ dẫn của thế lực ấy để được hưởng sự bình yên. Cơ chế xin-cho ý kiến ra đời như kết quả tất yếu của xu hướng đó. Thế lực càng mạnh, ý kiến chỉ dẫn đưa ra càng có giá trị chuẩn mực.
    Luật, được xây dựng trong điều kiện con người không có lòng tin, không còn mang ý nghĩa chủ yếu là cho phép, điều chỉnh hành vi tích cực được chủ thể thực hiện trong quá trình thụ hưởng tự do. Cai quản một tập hợp chủ thể không đáng tin cậy, nhà chức trách tự nhiên bận tâm nhiều đến việc hoàn thiện chuẩn mực pháp lý có tác dụng cấm đoán, ngăn chặn, kiểm soát, khống chế hành vi tiêu cực của một chủ thể nhằm mục đích xâm phạm tự do hoặc chiếm đoạt lợi ích của chủ thể khác: luật sẽ mang nặng tính chế tài, trấn áp, hơn là tính tổ chức, hướng dẫn, điều khiển ứng xử trong khuôn khổ trật tự xã hội.
    Về phần mình, người dân mà không tin tưởng vào sức mạnh chi phối của luật, thì sẽ không tự giác tuân thủ pháp luật. Khi có công an đứng chốt ở ngã tư, người dân có thể dừng lại trước đèn đỏ; còn khi không có công an, thì đèn nào cũng vượt; bởi vậy, muốn người dân tôn trọng luật lệ giao thông, dù không tin vào luật, Nhà nước phải tăng cường lực lượng công an. Nói chung, nếu đa số chủ thể không tự nguyện tôn trọng pháp luật, thì, để bảo đảm trật tự xã hội, Nhà nước sẽ buộc phải tổ chức và duy trì một cách thường trực và trên quy mô lớn bộ máy trấn áp của nhà chức trách.
    Còn một điều nữa: một khi lòng tin bị đẩy lùi thì, theo đúng logic, sự đố kỵ và lòng đa nghi sẽ ngự trị. Người cầm quyền luôn cảm thấy bất an trước mọi động thái, trào lưu xã hội không bình thường và, do đó, phải xây dựng một cơ chế bảo đảm trật tự công cộng có tác dụng thiết lập tai mắt của mình ở mọi ngóc ngách. Tất cả các khâu trong quy trình vận hành của guồng máy xã hội đều phải được giám sát, kiểm soát nghiêm ngặt. Đến lượt mình, chính người giám sát, kiểm soát cũng không được tin tưởng và, do đó, cũng phải được giám sát, kiểm soát. Cứ như thế, con người sẽ bị cuốn vào vòng xoáy vô tận của hệ thống quản lý quân phiệt, cảnh sát.
    Nguyễn Ngọc Điện


  9. neveronsunday

    neveronsunday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    1.258
    Đã được thích:
    0
    Thế hệ "x" giao mùa ​
    (VietNamNet) - Hà Nội đã chớm đông, giây phút chuyển mùa khiến lòng xôn xao lạ. Đời người cũng vậy, mỗi lần đi qua một khúc giao mùa, lại thêm nhiều điều để cảm, để ngẫm. Để thoát khỏi tiếng thở dài khe khẽ mà nhắc em: Giao mùa rồi, em hãy giữ gìn!
    [​IMG]
    Mùa thu năm nay nghe chừng dài hơn, đậm chất thu hơn. Cuối mùa, hoa sữa nồng nàn toả hương hết mình cho một đời hoa giản dị.
    Thời khắc giao mùa, cái lạnh thấm vào mỗi thớ thịt cuộc sống. Khi ấy, tôi lại vô thức đắm chìm trong hồi ức. Quá khứ không còn là những đoạn phim quay chậm rãi mà hiện lên ngay trước mắt, trong từng cử động con người. Khi ấy, lòng xôn xao lạ, tôi lại ngỡ như mình 15 hay 18 tuổi, những thời khắc ?ogiao mùa? của cuộc đời.

    Thời trong sáng. Ảnh: Theo thanhnien.com.vn
    8x thuở 15 tuổi, đỏ mặt ngượng ngùng khi bắt gặp ánh mắt cậu bạn cùng lớp. Bó hoa sinh nhật trao nhau vội vàng, để khi về nhà chậm rãi nâng niu. Suốt ba năm, người e thẹn, kẻ bối rối. Giờ gặp nhau cười xoà vì kỉ niệm quá đỗi nhẹ nhàng.
    9x 15 tuổi, khái niệm ?othích? dường như biến mất. Cô em gái về nhà kể chuyện bạn bè với chị bằng giọng trẻ con: ?oCái M. với thằng T. lớp em yêu nhau mà ngồi trong lớp tự nhiên như ngoài công viên, kinh ơi là kinh!?.
    Nghĩa là, trên mức bạn là yêu. Nhớ khi trước, vì thích nên gọi ?obạn ấy? bằng tên riêng. Bây giờ, vì hiếm có khái niệm thích nên tên riêng không được ?otrọng dụng?. Bởi vì ?oyêu? nên gọi nhau là vợ và chồng, nghe mới tình cảm và ?ora dáng người lớn? làm sao!
    Khúc "giao mùa" của cuộc đời là sự biến chuyển rõ rệt về nhận thức và lối sống. Giao mùa của 7x và 8x đặt trong thời khắc của sự phát triển xã hội, bởi vậy, mọi thứ gần như đi theo trong khuôn khổ nếp nghĩ Á Đông, phần nào rụt rè với những chiếc máy tính đầu tiên được kết nối internet, với vài thư viện nhỏ, ít tài liệu nước ngoài, với hiếm hoi những tài liệu giáo dục giới tính, với xe đạp cà tàng loanh quanh phố xá?
    Còn giờ đây, khi đất nước đã ?ohội nhập?, cũng có nghĩa là các em có đủ điều kiện để phát triển toàn diện, có những định hướng để ?onuôi lớn? tâm hồn cùng trí óc, cả những xu hướng du nhập từ bên ngoài cùng luồng văn hoá thời kì mở cửa.

    9x lên sàn. Ảnh: CAND
    Gần đây, một số nhà chuyên môn có tâm huyết với ?ocái hồn? và bản sắc văn hóa của đất nước trăn trở và lên tiếng vì sự ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề. Nhìn lại mới thấy, quả đúng là như vậy. Ô nhiễm đang rõ nét dần trên nhiều mặt: môi trường sinh thái và môi trường sống, "môi trường văn hoá"của tâm hồn.
    Cũng dễ dàng để thừa nhận rằng, sự nhạy bén của 9x thực sự vượt trội so với thế hệ 7x hay 8x chúng tôi. Còn nhớ khi trước, với sự ưu ái dành cho lớp có liên kết với nước ngoài, chúng tôi được tài trợ một phòng máy kết nối internet. 27 cô cậu học trò trung học phổ thông hân hoan và luống cuống trước hơn chục chiếc máy tính. Suốt cả tháng trời vẫn còn bối rối với những thao tác trong hòm thư điện tử của mình.
    Bây giờ, cô bạn du học bên Pháp mỗi tối đều chat và nhảy Au***ion với cậu em bảy tuổi ở nhà. Bố mẹ đã nhiều tuổi, ngại cập nhật thông tin, bớt phần lo lắng, khi rảnh lại giục cậu con trai mở máy tính lên mạng để cả nhà ?ochat voice? với chị, hoặc gửi email cho chị giúp bố mẹ.
    Nhưng những trào lưu và xu hướng sống quá "hiện đại" đang tràn lan một cách khó kiểm soát, trong một môi trường xã hội phức tạp, ô nhiễm, đi ngược lại với cách nghĩ và nếp sống nhân văn Á Đông.
    8x, khi 18 tuổi vẫn đỏ mặt cất vội cuốn sách nhỏ dành cho bạn gái, nhà trường phát vào trong cặp, lén lút như người mắc tội. Con trai thì chỉ bàn luận những vấn đề ?otế nhị? khi túm năm tụm ba ở nhà một đứa bạn Không thể biết trước thế hệ ?ox? sau mình lại có lối nghĩ, lối sống cởi mở và đôi khi ?othoáng? đến vậy.

    Nhạy bén. Ảnh: Cẩm Quyên
    Trên một diễn đàn giáo dục giới tính, các thành viên không khỏi giật mình khi một thành viên quen thuộc, rất ?oam hiểu? và không ngại ngần trao đổi kinh nghiệm, ngay cả ở các chủ đề nhạy cảm của những người đã lập gia đình (chủ yếu là nơi cánh mày râu bàn luận), lại là một em gái 16 tuổi.
    Và dường như quá tự tin trước vẻ đẹp tự nhiên của mình, nhiều nữ sinh 9x và cuối thế hệ 8x rất vui khi được tung lên mạng những bức ảnh tự chụp hở hang, gợi dục, như một cách thể hiện sự tự hào về hình thể bản thân và ?ostyle? riêng.
    Mỗi lần đi qua một khúc "giao mùa" của cuộc đời, lại thêm nhiều điều để cảm, để ngẫm. Nhưng nhìn nhận bản thân, nhìn nhận cuộc sống qua mỗi thế hệ ?ox? dường như những vẻ đẹp truyền thống hao hụt dần, bị lấn át bởi những điều mà đến giờ, tuy đã hội nhập, xã hội Việt Nam vẫn khó lòng chấp nhận.
    Cũng giống như khi giao mùa, những cơn nóng lạnh bất thường khiến người ta thích thú hoặc khó chịu, khiến lòng bâng khuâng niềm vui hay chùng xuống nỗi buồn xa vắng, thì vào thời khắc thấy mình thêm tuổi mới, lại băn khoăn không biết viết gì vào trang đời còn thơm hương nguyên khôi ấy.
    Khi ấy, cần một một chiếc khăn ấm áp trìu mến choàng lên cổ, để giữ hơi ấm cho lúc sang mùa. Khi ấy, cần những lời nhẹ nhàng nhắc nhở, động viên: Giao mùa rồi, em hãy giữ gìn!

    Khánh Chi


  10. neveronsunday

    neveronsunday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    1.258
    Đã được thích:
    0
    Kẹt xe, những cuộc vượt đèn đỏ: Bi kịch chưa hạ màn ​
    Chúng ta đang rơi vào ?obi kịch? của chuyện kẹt xe. Có lúc, chúng ta nhìn thấy nhà mình trước mặt mà lại mang cảm giác không bao giờ có thể về đến nhà mình được. Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến kẹt xe là ý thức chấp hành luật lệ giao thông của chúng ta. ..
    [​IMG]
    Tôi đã lẩn mẩn phỏng vấn những người đi nước ngoài mà tôi biết với một câu hỏi duy nhất trong vòng một năm nay: "Ông (bà) đã bao giờ thấy người nước ngoài vượt đèn đỏ chưa?". Cho đến bây giờ tất cả những người được hỏi đều trả lời: "Chưa thấy bao giờ".
    Nhưng ngay sau đó có những người ghé tai tôi hỏi: ?oÔng có hâm không mà hỏi thế??. Tất nhiên là tôi không hâm. Tôi hỏi thế để khẳng định một nhận định mà tôi không có nhiều chứng cứ nhưng bằng những gì hiểu biết tôi rất tin người nước ngoài không vượt đèn đỏ trừ những kẻ cướp nhà băng hay một loại tội phạm nào đó đang trên đường chạy trốn sự truy đuổi của cơ quan pháp luật. Tôi hỏi thế để cố gắng lý giải vì sao người Việt Nam lại thường xuyên vượt đèn đỏ.
    Chúng ta thử đi một ngày qua các ngã ba, ngã tư của một trong những nơi ?ovăn minh văn hóa nhất? của đất nước. Nơi có tỷ lệ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cùng sinh viên và công chức cao nhất. Nơi ấy là Hà Nội. Nhưng chính ở nơi ?ovăn minh, văn hóa nhất? ấy, số người vượt đèn đỏ lại nhiều hơn cả. Tôi thường xuyên nhìn thấy những thanh niên vụt qua đám đông đang dừng xe khi có đèn đỏ và phóng như bay qua ngã ba, ngã tư. Lúc đầu, tôi nghĩ chỉ có những thanh niên lêu lổng, ngang tàng, không chịu học hành gì mới vượt đèn đỏ như vậy. Nghĩa là chỉ những người ấy mới sống một cách không có ý thức trong cộng đồng của mình.
    Nhưng không phải thế - mà cả những công chức áo cổ cồn, giày da đen bóng. Nhưng chưa hết - mà có cả những người tóc đã hoa râm. Nhưng chưa hết - mà cả những cô gái ăn mặc rất mốt đến những bà đầy phong cách của một bà chủ. Tất cả đều vượt đèn đỏ. Cũng lại lúc đầu tôi nghĩ họ chỉ vượt đèn đỏ buổi sáng vì vội đến trường, đến công sở cho đúng giờ, kịp đưa con tới lớp, kịp tàu kịp xe đi công tác. Nhưng không! Bảy giờ sáng họ vượt đèn đỏ. Mười giờ sáng họ vẫn vượt đèn đỏ. Giữa trưa họ vẫn vượt. Ba giờ chiều vẫn thế. Bảy giờ tối vẫn không có chiều hướng giảm. Nửa đêm vẫn cứ vượt đèn đỏ. Nghĩa là lúc nào có thể vượt đèn đỏ là họ vượt và không chỉ người trẻ mà người già cũng vượt.
    Không chỉ đàn ông mà đàn bà cũng vượt. Vượt đèn đỏ đã trở thành một bệnh dịch của người Việt. Chắc nhiều người còn nhớ cách đây dăm sáu năm gì đấy, có một cán bộ của chúng ta đi công tác nước ngoài, mà hình như là Singapore, đã vượt qua đường cao tốc và bị xe cán chết. Theo luật pháp của nước đó, thì người cán bộ Việt Nam kia phải đền bù thiệt hại cho nước họ vì tai nạn giao thông do ông ta gây lên.
    Ở nước ngoài luôn luôn có những lối đi riêng an toàn cho người đi bộ khi qua đường đặc biệt là qua đường cao tốc. Ông cán bộ của chúng ta đã mang cái lối ăn xổi ở thì bước vào một xã hội luật pháp nghiêm minh và khoa học. Đương nhiên lối sống như thế trong thời đại văn minh sẽ bị bật ra và đôi khi còn bị nghiền nát. Tôi có đọc một bài báo viết về sự đi bộ của người Việt Nam trên đường phố. Họ đi tự do và không coi luật lệ là gì cả. Họ thủng thẳng bưng một bát phở từ bên này đường sang bên kia đường bất chấp mọi luật lệ giao thông. Có người còn quần đùi áo lót vừa đi qua đường vừa xỉa răng vô tư giống hình ảnh lão Nghị Quế ngày xưa súc miệng ằng ặc rồi nhổ toẹt ra nền nhà. Chẳng lẽ từng ấy năm ý thức về một lối sống văn minh của người Việt mình không nhích thêm được một chút nào ư? Một câu hỏi được đặt ra mà tôi tin tất cả đều phải đồng ý với tôi là vì sao chúng ta lại sống luộm thuộm và vô kỷ luật đến như thế?
    Hãy nhìn các quán ăn lê lết vỉa hè. Hãy nhìn các quán bia hơi ngập tràn xương xẩu, cuống rau, giấy ăn, mẩu thuốc phủ quanh những đôi giày da đắt tiền. Hãy nhìn chợ búa bẩn thỉu với thịt cá và ruồi xanh bày ra mọi nơi bên lề đường có thể. Hãy nhìn những người vô tư đến kinh hãi dựng xe bên hồ Thiền Quang hay một công viên, một hè phố nào đó và bước đến một gốc cây để ung dung ?otè?. Hãy nhìn các cô các cậu thanh thiếu niên da thịt béo tốt, quần áo sang trọng ăn kem và thoải mái vứt bọc giấy và que kem ra hè phố. Có người ngồi trong những chiếc xe đẹp mở cửa vứt ra ngoài vỏ bánh kẹo hoặc vỏ trái cây. Có người còn ném cả cái túi ni-lon đựng những thứ mà họ vừa nôn trong xe ra ngoài. Có người ngồi trên xe máy thoải mái khạc vung ra khi xe đang chạy làm nước bọt bay tứ tung vào mặt người đi sau. Tôi nói vậy sẽ có người bực bội kêu lên ?oKhổ lắm biết rồi nói mãi?.
    Vâng đúng thế. Chúng ta nói mãi rồi nhưng chẳng thay đổi là bao. Vậy thì chúng ta phải nói nữa, nói mãi, nói đến khi không còn khả năng nói nữa thì mới thôi. Chúng ta phải bắt đầu lại từ việc đi như thế nào cho đúng. Một đội quân mạnh và thiện chiến lúc nào cũng bắt đầu bằng bài tập đi cho đúng đội ngũ. Nếu chúng ta cứ sống một cách ?otự do chủ nghĩa? như đang sống thì làm sao chúng ta xây dựng được một xã hội văn minh? Một xã hội văn minh đâu cứ thật nhiều xe máy và xe hơi đắt tiền.
    Xã hội văn minh đã xuất hiện trên thế giới từ khi chưa có Boeing và Computer cơ mà.Đời sống vật chất của chúng ta được cải thiện rất nhiều. Nhưng chúng ta đang sống với lối sống của những anh trọc phú. Chẳng lẽ những con mối và những con ong có kỷ luật còn chúng ta mang danh con người lại không? Có thể có những người khi đọc xong bài này thì bĩu môi: ?oNói gì không nói lại đi nói toàn chuyện vặt vãnh?. Xin thưa các quý bà và các quý ông của tôi, những chuyện vặt vãnh đó đang làm cho các thành phố của chúng ta lộn xộn trong giao thông (và gây ra chết người không ít), bẩn thỉu trong môi trường và vô nguyên tắc trong lối sống. Nhưng tệ hại vô cùng là nó sinh ra một xã hội ít tính luật pháp. Nó cản trở chúng ta xây dựng một cuộc sống hiện đại và văn minh. Nếu bây giờ, chúng ta thử đặt cuộc sống hiện đại văn minh thuần túy với nghĩa đích thực của nó như của Singapore hay Nhật Bản vào xã hội ta thì có nguy cơ chúng ta sẽ chối từ chính cái mục đích mà chúng ta đang phấn đấu. Vì như thế, chúng ta đâu được thoải mải vượt qua ngã ba, ngã tư đang có đèn đỏ.
    Chúng ta không được thoải mái vừa xỉa răng vừa khệnh khạng qua đường không thèm để ý đến ai. Chúng ta đâu còn vừa được ăn vừa được ném rác ra đường v.v... Tất cả những hành động trên chính là thói ích kỷ và lối sống thiếu ý thức của chúng ta. Chúng ta nên xem lại lòng yêu nước của mình. Đọc xong bài báo này ở công sở hay trong quán cà phê, các quý bà quý ông sẽ lên xe về nhà. Tôi tin 100% là: các quý bà, quý ông sẽ thấy những gì ?ovặt vãnh? tôi vừa nói ở trên đang diễn ra ở quanh mình. Chắc chắn lúc đó, các quý ông, quý bà sẽ kêu lên đầy bực bội: Này, sao họ lại đi đứng như thế nhỉ!
    Nếu chúng ta nhìn từ trên cao xuống toàn bộ thành phố, chúng ta sẽ thấy một sự náo loạn trên các tuyến giao thông. Chúng ta thường xuyên bị tắc đường. Tất nhiên đường chúng ta quá hẹp mà lưu lượng người và xe cộ đi lại quá đông. Nhưng một phần chẳng kém quan trọng tí nào là ý thức của người dân. Một người thấy đèn đỏ cứ thản nhiên vượt lên. Thế là gặp người ở chiều đường đang đèn xanh. Không ai chịu nhường ai. Thế là ùn tắc. Đã ùn tắc rồi nhưng ai cũng tìm cách chen lên phía trước. Tất cả không ai bảo ai cứ thấy kẽ hở là nhích lên. Được tí nào hay tí ấy. Được tí nào là thỏa mãn tí ấy.
    Cái thói ích kỷ này hiển hiện ở mọi nơi. Trong việc xây dựng tôi thấy rất rõ. Mặt tiền nhà mình 3m nhưng cứ muốn nhích sang đất nhà khác chưa xây dù chỉ 3cm đến 5cm. Nhà hàng xóm xây nền nhà cao 60cm thì mình phải xây 65cm. Phải cao hơn nó chứ! Tầng nhà hàng xóm 3,1m thì nhà mình phải 3,2m. Sao mình lại thấp hơn nó? Trên đường đi sao mình lại chậm hơn nó? Thế là vượt nhau không có một trật tự nào cả. Mặt mày đỏ phừng phừng. Chen vai hích cánh. Cãi cọ, chửi bới nhau. Rất nhiều khi chỉ vì một cái xe đạp ?ongang tàng? vô lối mà tắc đường đến cả tiếng đồng hồ.
    Rất lạ là, khi họ thủng thẳng đạp xe đạp vượt đèn đỏ thì chẳng thấy gương mặt nào tỏ một chút ngượng ngùng hay lấm lét nhìn xem có công an không. Họ cứ đi như đang đi trong sân nhà họ vậy. Họ cứ nghĩ: ông đi xe đạp thì ông cần cái quái gì. Ông cứ đi như thế đấy làm gì được ông. Lúc này tôi hiểu thêm một lý do vì sao mà cái anh Chí Phèo của ông Nam Cao lại sống lâu như thế trong đời sống xã hội Việt Nam.
    Nhiều đoạn đường hình như không có lý do gì để ùn tắc mà vẫn bị ùn tắc làm tôi cứ phải hỏi mãi: Vì sao lại có thể ùn tắc được nhỉ? Xin thưa ngài: chỉ vì người này muốn nhanh hơn người kia có vài ba giây đồng hồ mà thôi. Có khi chỉ vì hai cái xe khẽ chạm nhau một tí thôi thế là dựng ngay xe giữa đường, rồi cúi rạp xuống nhìn xem cái xe có bị xước một tí gì không, rồi sừng sừng sộ sộ, hận thù dâng cao. Thế là người này dừng lại ngó một tí, người kia ngó một tí. Vui quá nhỉ. Đánh nhau thử xem nào. Cứ thế và cứ thế, chỉ trong vài phút ngã ba hay ngã tư ấy đã đông ngẹt người và không tài nào có thể giải tỏa được.
    Những lúc như thế, công an có ba đầu sáu tay cũng chịu.Cho đến bây giờ tôi vẫn thường tự hỏi: Tại sao người ta luôn luôn muốn nhanh hơn người khác chỉ một vài giây hay một gang tay đường. Mặc dù có nhanh hơn cả tiếng đồng hồ thì rất nhiều người có dùng một tiếng đồng hồ nhanh hơn ấy để làm việc đâu. Tranh giành để nhanh hơn nhau vài ba giây để rồi ngồi quán hai ba tiếng tán gẫu những chuyện không đâu.
    Thực ra, nếu người này nhường người kia một gang tay đường hay một vài giây đồng hồ thì đám đông đặc quánh mùi khói xe và mồ hôi người sẽ nhanh chóng được giải tỏa. Bạn tôi nói rằng ông đã nhìn thấy ở một ngã tư phố nhỏ ở Singapore vào một buổi tối đã muộn khi đèn đỏ chỉ đúng có một người đàn ông đi bộ. Người đàn ông đứng thanh thản chờ cho đèn xanh bật lên mới qua đường. Trong khi đèn đỏ, dù biết rằng quanh mình không có dấu hiệu của bất kỳ chiếc xe nào sẽ đi qua nhưng người đàn ông vẫn tự giác chấp hành luật lệ. Ý thức chấp hành luật lệ giao thông đã trở thành một hành vi sống văn hóa trong máu thịt của người dân Singapore kia. Nếu so với một người Việt Nam đi bộ thì người đàn ông Singapore kia sẽ chậm hơn đôi ba phút . Thực sự họ chậm hơn chúng ta đôi ba phút khi vượt đèn đỏ nhưng đất nước của họ lại phát triển nhanh hơn chúng ta cả một thế kỷ.
    Minh Luận (VieTimes)

Chia sẻ trang này