1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng đọc và suy ngẫm - Mỗi ngày một câu chuyện ...

Chủ đề trong 'Hải Phòng' bởi ha_kennic, 01/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Nhầm topic. Mod xoá hộ
    Được royalgia sửa chữa / chuyển vào 00:55 ngày 13/06/2008
  2. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    "Bão giá": Thủ phạm duy nhất làm "bạc" mâm cơm người nghèo?​
    Ai đó nói rất có lý rằng: ?omũi tên tăng giá? sẽ bắn trúng, làm đau đớn, thậm chí có thể giết chết những người nghèo đầu tiên. Người giàu người ta chỉ bớt ăn bớt chơi, chỉ phải đá lưỡi hơn khi cái miệng có gang có thép của họ tuyên bố ban phát cho người khác tiền (hoặc cái này cái nọ); chỉ phải nấn ná hơn khi vung tay quá trán; chỉ bóp mồm bóp miệng bớt cái thú ăn của ngon vật lạ một tí thôi. Chỉ làm thế, cũng đủ để họ có thể qua cơn bão tăng giá
    Còn với những người nghèo thật sự, còn hàng mấy chục triệu người nông dân chân lấm tay bùn của chúng ta, họ đang phải làm cật lực để lo cho bữa cơm hằng ngày của mình, thì: cơn bão tăng giá lại ?oquét? thẳng vào, làm tan hoang chính cái qua mâm cơm tội tình kia.


    Sự bất lực của ?ohạt gạo làng ta?
    Tôi đến với bà con nông dân ở vùng Thuận Thành, Bắc Ninh, chỉ chọn ngẫu nhiên, chỉ ghé thăm tình cờ, để tận mục sự chua xót của cơn bão tăng giá đột xuất. Trong ?obão khô? của giá cả leo thang, những bữa cơm quê mới cay đắng, tuyệt vọng làm sao. Tôi muốn nói: các nhà quản lý vĩ đại thân mến, các vị đừng điều chỉnh giá, đừng ?ocứu giá? xa xôi ở trên trời như giá vé máy bay, đừng viển vông ở quốc lộ xa hoa như bàn về giá nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, giá xăng dầu vượt ngưỡng gì gì đó, với chỉ số in đếch in điếc gì đó của chứng khoán. Hãy nhìn vào mâm cơm của người nghèo. Có một nỗi kinh hoàng, khi người già thật sự chia tay thịt, trứng, sữa; khi bé thơ ngày càng xa lạ với thực phẩm bổ dưỡng. Mâm cơm của người nông dân, chỉ nỗ lực làm sao đủ vài lật cơm xơi cho mỗi thành viên, cơm ăn với rau muối vườn nhà, thế là trọn cả niềm ước ao trong thì buổi ?ogạo châu củi quế?. Khi người nông dân chỉ biết trông vào mỗi một cái hạt lúa, cơn bão tăng giá ập đến, họ muốn có một trinh cắc nào để tiêu pha, đều phải bán lúa gạo. Sự tăng giá của mấy tạ gạo trong bồ, làm sao đuổi kịp cơn bão giá của hàng trăm hàng nghìn nhu cầu của một cuộc sống của ngót chục thành viên từ già đến trẻ thời ?ohội nhập? hiện nay? Hầu như tất cả những thứ lương thực, thực phẩm thiết yếu ở nông thôn bây giờ đều có giá tăng gấp đôi so với hồi trước Tết.
    Ghé một quán nước ven đường, thuộc xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng ba chục cây số, chúng tôi tình cờ gặp bà Nguyễn Thị Liên. Thề có? Chúa, hoàn toàn ngẫu nhiên, bởi trong cái quán tiêu điều đó, bà Liên cởi mở với khách xa hơn cả. Con đường chạy qua xã đang được nâng cấp, nó bụi đến mức, chủ quán phải cầm cái dẻ to sù sụ để lau ghế bàn đen nhẻm, dọn chỗ sạch cho khách ngồi. Tầm nhìn giữa xe nọ với xe kia, ở ngoài đường, chỉ còn 3m, là bởi vì bụi. Cả năm nay, cứ bụi tơi bời như thế, đường xá cứ dở dang nắng bụi mưa ngập như ruộng cày như thế. Nghe đâu, cái doanh nghiệp làm đường, đã cam kết rồi, giờ cơn bão giá sắt, thép, xi măng, nhựa đường, công xá leo thang khủng khiếp quá, anh ta không dám chạy làng, nhưng bèn hoãn binh chờ ?okêu cứu?. Chắc là xin thêm vốn, nếu không có vốn thì đành phải làm điêu toa đi một tí. Thế thì ?ocon dân? của chúng ta còn khổ sở hơn về sau này.

    [​IMG]
    Bà Liên với tài sản duy nhất là chiếc xe đạp cà tàng, đi trên đường làng mình. Cơn bão giá về, bà vẫn chỉ có một cách kiếm tiền duy nhất là ra đồng bắt cua, bắt ốc đem ra chợ quê bán, giờ được giá lắm: 6 nghìn đồng/kg ốc.​

    Bà Liên đi bán một giỏ ốc mương về. Bà hí hửng khoe: ?oỐc bây giờ nó được giá ghê. Nó tăng đến 6 nghìn đồng/kg. Giá tăng cứ là gấp đôi hồi trong tết!?.
    Bà Liên mò ốc từ sáng sớm, đến 2 giờ chiều, đói lả ngoài đồng, mới được mớ ốc 2kg, bán được 12 nghìn đồng. 12 nghìn đồng trong cơn bão giá này, sẽ mua được cái gì? Được 1kg gạo và 2 bìa đậu phụ bé như? lưỡi mèo.
    ?oRuộng giờ người ta thả thuốc sâu, rắc thuốc diệt cỏ nhiều lắm. Thì nhà tôi cũng rắc mà, không rắc thuốc diệt cỏ thì có mà cỏ nó lút cả lúa, không phun thuốc sâu thì có mà sâu nó ăn thịt cả người đi thăm lúa. Đành phải làm, vì các cái tàu há mồm thôi, nhà bác ạ. Nhưng dùng thuốc diệt cỏ thì cá tôm, ốc hến nó chết sạch. Nếu nhà bác mà bắt được con ốc nào trong ruộng, giữa cái thì buổi này, thì tôi cứ là đi đầu xuống? bờ ruộng. Bắt ốc, bắt cá, giờ phải ra mương, ra sông, may ra mới có. Mà nông nhàn, cả làng cả tổng đi bắt cá bắt ốc thế này, chả mấy mà? hết tiệt cả cá, cả ốc, đến chai chai, trùng trục ở tít dưới bùn đen giờ cũng hiếm vô cùng. Sợ nhất là cái bọn dùng bình ắc quy đi bắt cá. Nó giật đùng một cái, con gì cũng trắng bụng nổi lên. Hãi hãi là??.
    Chúng tôi đang chết lặng với nỗi buồn đồng quê trong cơn sóng thần tăng giá, bà Liên lại chép miệng buồn rầu:
    ?oMấy hôm nay, mưa, nước mương lên đầy, cũng chả có ốc mà bắt! Nếu không mưa, tôi gửi cháu vào nhà trẻ, là suốt ngày ở ngoài đồng mò cua bắt ốc. Thì chú bảo, đói đầu gối phải bò thôi?. ?oAnh biết, tôi sợ nhất là cái gì ở trên đời này không? Sợ nhất đi bệnh viện. Vừa rồi tôi bị suy nhược thần kinh, đầu đau như búa bổ, phải ra Bệnh viện Việt Đức ngoài Hà Nội nằm, trời ơi, giá cả thuốc thang, giá ăn uống ở ngoài Thủ đô, tôi hãi quá. Tô bỏ viện về, thà chết không dám bán thóc để? đi chữa bệnh nữa, anh ạ!?.
    Có người góp chuyện, nhà bà Liên có lúa gạo trữ trong bồ, ốc vặn ốc nhồi thì chứa sẵn ngoài các con mương thủy lợi, gạo tăng giá, ốc tăng giá, thì bà Liên phải dễ thở hơn trong cơn ?obão giá? chứ? Bà Liên nuốt nước bọt, vuốt mái tóc đã bạc phơ, dù bà mới gần 60 tuổi, vẫn là chủ cái gia đình bé mọn của bà, bà nói như mếu:
    ?oAnh mà so bì việc gạo nhà tôi được giá với việc cái gỉ cái gì cũng đắt đỏ hiện nay, bảo là tôi sẽ? không việc gì, chứng tỏ anh ăn sung mặc sướng quen rồi, chả hiểu gì người nông dân chúng tôi. Giá thóc, có lúc cao điểm, lên tới 620.000 đồng/ tạ, nghĩa là tăng gấp đôi so với trước Tết, so với năm ngoái; nếu sát gạo ra bán, gạo được giá tới 9.000 đồng/kg, cũng tăng gấp đôi năm ngoái.
    Người nông dân chúng tôi chỉ có một thứ là thóc gạo để bán. Nhà tôi đông người, được nhà nước cho cấy 4 sào ruộng, ăn từ đầu vụ đến giờ còn dư 2 tạ thóc. Nếu bán hết, thì nhịn đói đến hết cái mùa giáp hạt này ư? Đành bán 50 kg tuần trước, cần tiền cho cháu nội tôi nộp tiền đi nhà trẻ ở thôn, tôi phải bán; nửa tháng rồi gia đình chưa biết đến một miếng thịt thà, tôi phải bán thóc đi chợ. Bán ở đầu chợ, cầm tiền, đi đến cuối chợ là hết veo. 50kg thóc, bán được hơn 300 nghìn đồng, nộp tiền đi nhà trẻ tháng này cho cháu nội (tên là Dương Tuyết Hiền) đã hết 100.000 đồng. Tôi chỉ dám mua 15.000đồng tiền thịt mỡ về cho cháu nó ngửi cái mùi thịt thôi. Tôi mua thịt véo, tức là cái thịt nó không thuộc vào nây hay dọi, mông hay sấn, nó là thịt thừa thịt thẹo, ?ovéo? từ thủ, từ chân, từ rìa các miếng thịt mỡ, ?otổng hợp? thành một dúm thịt rẻ tiền. Thịt véo giờ cũng có giá 50.000 đồng/kg; tôi mua 15 nghìn được 3 lạng, về phục vụ việc ?onhìn thấy thịt thà? của cả cái nhà 4 miệng ăn này, anh ạ?.

    Người nông dân chân chỉ, họ chỉ có gạo, lúa để bán. Họ chỉ bán thóc, khi không thể giữ được ngọc thực mình đã đổ mồ hôi sôi nước mắt làm ra kia nữa. Tức là họ chỉ bán khi chẳng đặng đừng. Mà cuộc sống có bao nhiêu nhu cầu khiến người ta phải cần tiền nhờ bán thóc: con đi học, cháu đi học, đi nhà trẻ, đóng góp ?osản lượng? cho xã, đóng góp cứu trợ lũ lụt, tiền làm đường xá trong thôn, tiền ma chay cưới xin ?okhông đi không được?, tiền ốm đau bệnh tật (ai nắm tay được đến tối). Tóm lại là phải bán thóc. Thóc tăng giá theo cơn bão đau lòng hôm nay, nhưng sự tăng gấp đôi ấy không thể đủ để ?ohạt gạo làng ta? cứu được bữa cơm đạm bạc đến tê tái lòng của người nông dân.
    Bài toán ?othua lỗ? của ruộng đồng
    Đấy là chưa kể, khi giá của mọi thứ vật tư nông nghiệp tăng, thì người nông dân làm ruộng hầu như không còn lãi. Nghĩa là cái công của họ bỏ ra, có khi lỗ chống vó, có khi phần tiền thu được (nhờ bán số thóc thu hoạch) chỉ đủ để? lượn từ đầu chợ đến cuối chợ, mua mấy thứ tối thiểu, trong cơn bão giá thê thảm. Tiền mất giá thê thảm. Trong khi tiền bán thóc chả được bao nhiêu, trong khi ngày công đi làm thuê của con em người nông dân vẫn hầu như không tăng. Cả ngày, miệt mài cật lực từ sáng đến tối, một thanh niên làm hàng mã thuê cho các tổ hợp sản xuất hàng mã Làng Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) chỉ được 20.000 đồng. Hai mươi nghìn, chỉ đủ mua hai ký lô gạo. Nếu không mua gạo thì tiền ấy cũng chỉ đủ mua một gói bánh quy cho con. Hai mươi nghìn, mua được hai lạng thịt ở chợ quê.

    Làng quê, giờ hãi nhất là việc tăng giá gạch xây dựng, tăng gấp 3 lần; thép cũng tăng, xi măng cũng tăng. Có anh ở Thuận Thành định làm nhà, giá tăng quá chả dám làm nữa, bán gạch đã chuẩn bị sẵn đi, lãi được 15 triệu đồng. Đó, có lẽ là người nông dân duy nhất, hiếm hoi được? hỉ hả vì cơn bão tăng giá, cay đắng thay! Rau cỏ, thịt thà, trứng sữa, đậu đỗ, cái gì cũng tăng giá gấp đôi so với mấy tháng trước. Đặc biệt đáng sợ là sự tăng giá của vật tư nông nghiệp, đạm, lân, kali, thuốc trừ sâu, thuốc diện cỏ, cái gì cũng tăng đến chóng mặt. Nhiều người nông dân sợ hãi bán ruộng không dám cấy cày nữa. Vì càng làm, trong cơn bão giá, trong dịch bệnh hành hoành thế này, không khéo lại càng? lỗ. Chẳng thà để sức lực ấy lên thành phố làm thuê.
    Hãy nghe bà Liên phân tích cái quy trình ?ođầu tư mạo hiểm? vào ruộng đồng để rồi thu lượm được vài đồng bạc lẻ, những cái đồng tiền ấy nó lẻ hơn, vô dụng hơn, thê thảm hơn trong cơn bão giá này.
    ?oMột sào ruộng, phải đầu tư vào đó 8kg đạm, giá 10.000 đồng/kg. Anh về hỏi Trung ương hộ tôi, sao đạm, lân, kali bây giờ người ta tăng ác thế. Muốn tăng bao nhiêu thì tăng à? Ruộng đồng giờ không có những thứ đó, là lúa không lên được. Gà thì sợ H5N1, lợn lại sợ tai xanh, bò trâu lở mồm long móng, người thì tiêu chảy cấp với dịch tả. Đủ thứ bệnh tật, dịch bệnh, sao tivi họ cứ trách chúng tôi bỏ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ vào làm hại môi trường? Không trừ sâu, sâu ăn hết lúa, chúng tôi ăn? sâu bọ à? Mà thuốc sâu đắt cắt cổ, chúng tôi sung sướng gì khi bán thóc gạo mua thuốc sâu về tưới vào ruộng vườn nhà mình đâu, cũng là ?ochó cùng cắn giậu?, bị dồn đến chỗ buộc phải làm thế, anh ạ. Tôi nói tiếp, một sào ruộng bón 8kg đạm, mất 80 nghìn đồng + 70 nghìn tiền thuê người ta cày, bừa (con cháu chúng tôi đi làm thuê ở công ty may, không cày cấy được) + 50 nghìn tiền bón Kali + 50 nghìn tiền mua thuố trừ sâu + 10 nghìn thuốc diệt cỏ + 40 nghìn tiền thóc giống (loại nguyên chủng)... Đấy là chưa kể công xá chúng tôi tối mặt tối mũi bỏ ra trong suốt mấy tháng trời. Mất khoảng 300 nghìn đầu tư cho một sào ruộng (tiền này chỉ có thể có nhờ bán thóc gạo của vụ trước), số thóc thu được nhờ một sào ruộng là khoảng gần 2 tạ thóc. Vụ trước bán được 300 nghìn/tạ. Vụ này bán được 600 nghìn/tạ. 1 sào, 2 tạ là cứ cho thật ?ođược giá?, là bán được gần 1 triệu đồng. Lấy công làm lãi, ?olãi ròng? cả thảy được 600 nghìn/ trong một vụ/ sào ruộng. Trong cơn bão giá, 600 nghìn đồng mua được những cái gì??.

    Theo khảo sát của chúng tôi, ở chính xã Gia Đông của bà Liên, giá thịt lợn là 90 nghìn đồng/kg; giá gạo là 9 nghìn đồng/kg; rau muống là 1 nghìn đồng/mớ; đậu phụ là 1 nghìn đồng/bìa (bằng với bìa đậu cách đây mấy tháng vẫn bán 500 đồng). (Cái giá này còn là rất rẻ so với giá ở Hà Nội và Sài Gòn thời lạm phát mà báo chí đăng tải: 18 nghìn đồng/kg gạo; 7 nghìn đồng/ mớ rau muống; 5 nghìn đồng một lần đánh giày? Cùng ngày, khi chúng tôi có mặt ở Gia Đông, qua tivi, thấy nói, Chính phủ và các bộ ngành cũng họp bàn phương án chống giá cả leo thang, kiềm chế lạm phát. Trong khi bà con ở miền Nam đổ xô đi mua gạo về tích trữ vì lo cho an ninh lương thực của nhà mình. Đến mức nhiều đại lý phải ngừng việc bán gạo, nhiều siêu thị khống chế không cho cá nhân nào được mua quá 10kg gạo/lượt để tránh đầu cơ? ). Tất cả mọi thứ đều tăng giá, bà Liên và những người hàng xóm chân chỉ của bà, chỉ còn biết bóp mồm bóp miệng vào để sống. Thật ra không có đồng nào tiêu, đành chấp nhận thì đúng hơn là một ?ophương án tiết kiệm?. Đành phải để lâu lâu, xa xa, khi cái hương vị thịt thà, trứng, cá nó hết sạch mùi tanh tao trong? ký ức đi, thì mới dám xúc thóc đem bán, mua thịt ăn một lần. ?oXóm giờ lắm thằng nghiện, con gà không dám nuôi. Mà nuôi cũng sợ dịch bệnh?. Nửa tháng ăn thịt lợn một lần, cầu trời cho nó đừng bán cho mình dính cái (lợn dịch) ?otai xanh?, bởi mình đang thèm quắt tai ra đây này.
    Bà Liên lại xúc cái bao thóc xẹp lép của mình đi bán. Bà đi bằng một cái xe đạp cà tàng. Khổ, bán để đi ăn cưới đứa cháu, quê bà giờ phong bì ăn cưới nó ?oleo thang? đến độ, tối thiểu phải năm chục nghìn, kẻo nó cười vào mũi. Làng này, xã này, huyện này, giờ hãi nhất đi? ăn cỗ, ai cũng hãi. Con đầy tháng, vợ vỡ ối, cưới xin, ma chay, giỗ chạp, có người chạy được đi xuất khẩu lao động, có người từ nước ngoài méo mặt trở về, đem được hài cốt ở xa về làng, xây được cái nhà ba gian? Thôi thì cái gì nó cũng mời, xa tít mù tắp nó cũng mời. Giả nợ miệng kiểu ấy, không đi thì không thành cái con người làng được, mà không đi, lúc nhà mình có việc chả ai nó đến thì nhục! Lại thêm cái tiền nộp sản ruộng, 3 trăm nghìn đồng/ vụ; tiền làm đường liên thôn, tiền đóng góp cho bà con bão lũ, có khi là chục nghìn, có khi là hai ký lô thóc, liên tục.

    ( Còn nữa...) ---Theo Vietimes
  3. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0


    "Bão giá": Thủ phạm duy nhất làm "bạc" mâm cơm người nghèo? ​
    ( Tiếp theo ) ​

    Và, thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc diệt cỏ đều tăng giá gấp đôi! Làm ruộng thời lạm phát, hầu như không có lãi, khiến nhiều người bán ruộng ra thành phố hy vọng kiếm ăn nhờ làm thuê nhì nhằng. (ảnh chụp tại quê bà Liên, vùng Thuận Thành)​
    Bà Liên gạt nước mắt: ?oThằng con trai tôi, đi làm may điện ở trên huyện, làm cả ngày lẫn đêm, lương được 600 nghìn đồng/tháng. Tháng vừa rồi, hình như ông bán điện đòi tăng giá, bà con không đồng ý tăng, thế là ông ấy giận hờn tắt điện suốt (?), thế là con tôi đi làm may điện phải nghỉ làm liên tục. Làm ở tổ là quần áo trước khi xuất đi, việc của cháu nó suốt ngày ôm cái bàn là, mùa nóng thì người cứ tóp lại như? tóp mỡ. Thế mà, tháng vừa rồi nó đi làm có 6 buổi, được đúng 120 nghìn đồng, chả đủ tiền đóng góp cho con nó đi học mẫu giáo. Thế mà tôi cũng thấy nó ti toe dùng điện thoại di động, chả biết lấy tiền ở đâu. Chú thấy, cái nhà tre nứa của tôi đã sụp cả mái, không lấy đâu ra tiền sửa lại. Thôi thì, giột chỗ nào ta căng ni lông che chắn chỗ đó. Vừa rồi, xóm giềng mỗi người góp một cây tre, ?odặm? lại cái nhà cũng đỡ hơn một tí?.
    Bà Liên chia tay chúng tôi, bảo bán thóc xong, bà sẽ mua ít thịt mỡ, thịt véo về băm ra, ra vườn nhặt lá về dán chả xương xông lá lốt cho vợ chồng cái con nhà nó ăn một bữa, gọi là tanh tao mút mát một tí. Chứ lâu quá rồi, ?otinh có ăn cơm với rau cỏ, muối mắm, cái thứ mắm bán ba nghìn đồng một lít ấy, nó là nước muối, đến mùi? mắm cũng chả có. ?oHôm trước, bố cái bé này, nó đi làm về, không nuốt được cơm muối trắng, nó ngồi ngắc ngứ, thấy nó chạy ra đầu ngõ mua ba nghìn nem thính về ăn với cơm, tôi thương quá. Cái nem thính ấy, bọn bán nó thái từ cái tai lợn ra, bán ở góc làng toàn ruồi muỗi. Tôi không dám ăn, chả biết nó làm kiểu gì mà rẻ thế. Chắc gì đã phải làm bằng tai con lợn. Mà ti vi nó bảo đang lợn tai xanh hãi lắm mà!?.
    ( Theo Vietimes )
  4. mydungachau

    mydungachau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Nhọc nhằn thúng vịt lộn...mẹ nuôi con...
    --------------------------------------------------------------------------------
    Thành phố Huế vào khuya, lẫn trong tiếng động cơ thưa thớt là những lời rao ?oAi lộn đây? lộn nào!? nhọc nhằn của những phụ nữ nghèo mưu sinh chốn thị thành nhờ thúng trứng vịt lộn.
    Nghề gian lao
    Những ngõ ngách sâu, xa đến mấy, miễn có người ở, là họ tìm đến. Khi trời vào khuya, nhà nhà lên đèn, có khi đã chuẩn bị đi ngủ, họ mới bắt đầu cuộc mưu sinh. Hành trang kiếm sống chỉ có chiếc làn nhỏ, một chiếc thúng, một cây đèn dầu, vài chục quả trứng vịt lộn và một chiếc áo mưa phòng thân.
    Nghề này đặc biệt không có đàn ông tham gia. ?oĐàn ông vai u thịt bắp có thể bê, vác nặng nhưng làm nghề bán nước bọt, đi khuya về sáng ni thì chịu, họ không đủ kiên nhẫn như tụi tui...?, chị Lê Thị Hạnh lý giải theo cách riêng của mình.
    Cứ chập choạng tối, chị Hạnh lại cùng cô con gái út bê thúng trứng ra đầu ngõ bán. Thúng trứng, cây đèn dầu này là ?ocần câu cơm? của cả nhà, ngoài khoản tiền chạy xe ôm ít ỏi của chồng chị. Đến khuya, đã vãn khách, hai mẹ con lại chia nhau đi rao tận các ngõ nhỏ, đến khi hết hàng mới thôi.
    ?oTui làm nghề này được cả chục năm rồi, lời lãi không được bao nhiêu nhưng không có nghề ngỗng chi nên phải làm thôi. Mà nghĩ cũng lạ, làm nhiều rồi quen miết, nghỉ một hôm lại thấy nhớ. Cả đêm rao hoài, sáng mai lại phải chỉnh tu lại giọng?, cô Nguyễn Thị Lài vừa thoăn thoắt lấy trứng cho khách vừa bộc bạch. Cô là người đã nuôi hai con vào đại học bằng nghề rao trứng lộn hằng đêm và gánh bánh canh mỗi sáng.
    Để có những cuộc hành trình vào đêm như chị Hạnh, cô Lài?, những người phụ nữ ấy phải chuẩn bị từ đầu chiều: chọn trứng, luộc trứng, nhặt rửa gừng răm,... Lời lãi không nhiều nhưng cũng lọ mọ suốt buổi. Nghề nghe thấy nản nhưng đã nuôi bao người con cảnh nghèo xứ Huế này nên người?
    ?oLộn đê, lộn nào? ai lộn không?
    ?oHọ đang la gì lạ vậy? Cứ lộn lộn gì đó??, Nguyễn Văn Thanh, một học sinh tỉnh khác ôn thi tại TP Huế giật mình hỏi. Đây không phải là câu hỏi thường gặp của những người lần đầu đến Huế. Đó cũng là điểm khác biệt, giản dị mà quen thuộc của những người dân Huế.
    Lạ một nỗi, tiếng rao trứng lộn văng vẳng ấy không hiểu sao không bao giờ làm những chú chó vốn hậm hực với âm thanh khuya bực mình lên tiếng. Có lẽ chúng cũng biết phân biệt đâu là kẻ gian, đâu là người kiếm miếng cơm cực nhọc trong đêm khuya vắng.
    ?oKhách của mệ chủ yếu là sinh viên mà. Mệ phải vào từng xóm trọ rao bán?, bà Cung Thị Loan tâm sự. Đã gần 70 tuổi nhưng không đêm nào, những ngõ ngách của con đường Phan Châu Trinh vắng tiếng mệ rao. Những sinh viên học bài khuya nhớ tiếng mệ, thèm lời rao ?oai lộn đê, lộn này?? như một lời hỏi han ân cần của mệ.
    Tiếng rao bây giờ có hiện đại hơn. Cô Lài, chị Hạnh, mệ Loan? ít phải chỉnh chu giọng mỗi sáng mai vì đã có cái máy đài rao giùm. Nhưng không phải ai trong số những người rao trứng lộn cũng có máy, bởi một chiếc máy như vậy phải đầu tư đến 2-3 trăm ngàn đồng, một khoản tiền khá lớn so với thu nhập ít ỏi của họ.
  5. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Bóng đá đã dạy chúng ta điều gì? ​
    Các chuyên gia bóng đá đã thất bại khi họ dự báo về trận đấu giữa đội tuyển Đức và Croatia. Và rất nhiều người hâm mộ bóng đá chúng ta cũng thất bại trong dự báo của mình. Không phải họ không hiểu được cái mạnh, cái yếu của hai đội tuyển kia là gì. Nhưng họ đã không để ý đến một điều vô cùng quan trọng. Đó là: cuộc sống luôn luôn chứa đựng những bất ngờ. Việc đội tuyển Hà Lan thắng đội đương kim vô địch thế giới Italia cũng là một bất ngờ. Và bất ngờ đến lộng lẫy trong EURO bốn năm về trước là sự thăng hoa của một đội bóng không nằm trong ý nghĩ của chúng ta - đội tuyển Hy Lạp.
    [​IMG]
    Vậy bóng đá có dạy cho chúng ta những gì về cuộc sống này không? Xin thưa, bóng đá không dạy cho chúng ta kỹ thuật bóng đá mà dạy cho chúng ta nhiều điều về cuộc sống này. Chính vì thế mà môn thể thao này đã quyến rũ loài người ngay từ thuở nó ra đời.
    Điều thứ nhất: Đó là sự bất ngờ của đời sống. Trước mọi trận đấu, chúng ta đều phân tích vô cùng kỹ lưỡng và đưa ra rất nhiều khả năng trận đấu có thể diễn ra. Nhưng mọi phân tích và dự báo của chúng ta cũng chỉ là một thứ công việc nhiều lúc lẩm cẩm và đầy thô thiển. Chính vì thế mà khi trái bóng bắt đầu lăn thì chẳng còn ai nhớ những phân tích đầy lý luận này nọ nữa. Trái bóng cuốn đi như như chính cuộc sống này. Nó cuốn chúng ta vào dòng chảy của nó. Và chúng ta không bao giờ biết trước điều gì sẽ hiện ra hay xảy ra sau từng vòng lăn của trái bóng. Chính vì trong mỗi vòng lăn của trái bóng đều chứa đựng những bất ngờ thì môn thể thao này mới còn tồn tại và quyến rũ chúng ta đến tận bây giờ. Cũng như vòng lăn của mặt trời mỗi ngày luôn luôn hé lộ cho con người những vẻ đẹp và bí ẩn của đời sống. Nếu mỗi ngày mới không mang lại cho chúng ta những bất ngờ kỳ diệu trong mong ước của chúng ta thì chúng ta không đủ kiên nhẫn để sống bảy tám chục năm dằng dặc với công việc như một người tù khổ sai để mà làm gì.
    Điều thứ hai: Đó là khát vọng vươn tới cái đẹp và giấc mơ của con người. Nếu tất cả những đội bóng đều bước vào trận đấu với ý thức đầy tính nô lệ và ngớ ngẩn về sự phân định đẳng cấp của mình thì tất cả các trận đấu chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nếu Hà Lan và Croatia nghĩ rằng mình đá thì cứ đá thôi chứ Đức và Italia là đẳng cấp trên mình thì chúng ta đâu có được những cảm xúc tuyệt vời khi chứng kiến họ thi đấu. Bất cứ đội nào bước vào sân cỏ cũng mang theo họ một giấc mơ và sự dâng hiến. Cuộc đời cũng vậy, thưa các bạn. Nếu những người nghèo khổ và đứng ở vị trí thấp nhất trong xã hội lại nghĩ rằng nghèo hèn như mình thì mơ ước để làm gì thì họ sẽ sống ra sao? Vươn đến cái đẹp và giấc mơ không bao giờ là độc quyền của những người có quyền thế và giàu có. Trong mười mấy năm nay, tôi theo dõi đầy hứng thú bóng đá khu vực Đông Nam Á. Có một đội bóng mà tôi luôn luôn theo dõi với một sự xúc động lạ thường. Đó là đội tuyển Lào. Có những lúc, tôi nghĩ Lào sẽ bỏ không tham dự bóng đá khu vực vì họ luôn luôn thua với một tỷ số choáng váng. Nhưng lúc nào họ cũng bước vào trận với một tinh thần trong sáng và khát khao mãnh liệt. Đội tuyển Việt Nam đã nhiều lần thắng họ đến 9, 10 bàn. Những lúc đó, tôi lo sợ họ sẽ sụp đổ tinh thần. Nhưng không. Họ luôn luôn hiện ra thật xúc động và thật đẹp. Còn đội tuyển chúng ta khi thua thì suy sụp như những kẻ vô hồn và quá tội nghiệp. Bởi một trong những lý do là đội tuyển chúng ta thi đấu đã thực sự không vì cái đẹp và sự dâng hiến. Họ thi đấu vì ?olòng tham?. Chủ nghĩa thành tích chính là một lòng tham.
    Điều thứ ba: Sự thất bại của thói ngạo mạn. Thói ngạo mạn dù sớm hay muộn cũng đưa con người đến thất bại. Tại sao nhiều đội mạnh lại rơi vào thất bại thảm hại trước các đội yếu hơn? Nguyên nhân là thói ngạo mạn. Lịch sử nhân loại đã chứng minh thói ngạo mạn đã từng giết chết các đội quân xâm lược hùng mạnh. Thói ngạo mạn làm cho kẻ mạnh nhiều lúc trở nên mù loà. Thói ngạo mạn thường dẫn chúng ta đến chủ quan. Lúc này tôi lại nhớ đến câu chuyện về thói ngạo mạn của một võ lâm. Sau nhiều năm theo thầy học võ trên núi, gã ngỡ rằng đã giỏi hơn thầy. Thế là dục vọng trở thành đệ nhất kiếm trong thiên hạ đã đẩy gã đến hành động giết thầy để chiếm ngôi vị. Hôm đó, người thầy chống một cây gậy trúc xuống núi. Gã đệ tử chặn đường thầy mình và đòi giết khi thầy không có một tấc vũ khí trong tay. Người thầy già nói với gã học trò bất nghĩa kia rằng nếu gã chém đứt được cây gậy trúc trong tay ông thì ông sẽ tự sát chứ không cần gã phải ra tay. Kẻ ngạo mạn kia cười khẩy và rút kiếm chém đứt cây gậy trúc. Nhưng gã biết đâu rằng nhát kiếm của gã đã vạt nhọn cây gậy trúc và biến nó thành một vũ khí lợi hại của người thầy. Khi gã chưa kịp thu lại đưòng kiếm thì cây gậy trúc kia đã xuyên thủng họng gã. Thói ngạo mạn, vô ơn và sự phản bội của gã đã biến gã trở thành một kẻ mù loà. Và thói ngạo mạn của gã đã phải trả giá bằng cái chết.
    [​IMG]
    Cho đến lúc này, chẳng có chuyên gia nào, chẳng có sự phân tích nào cho chúng ta biết đường đi của trái bóng trong mỗi trận đấu sắp tới. Bóng đá đâu chỉ là bóng đá. Môn thể thao này chứa đựng những điều kỳ diệu của cuộc sống. Và tôi lại nhớ đến một bài đồng dao mà chúng ta hát mãi mấy trăm năm nay rồi - bài đồng dao về con voi:
    Con vỏi con voi
    Cái vòi đi trước
    Hai chân trước đi trước
    Hai chân sau đi sau
    Còn cái đuôi đi sau rốt
    Tôi xin kể nốt
    Cái chuyện con voi

    Nghe bài đồng dao này nghe có vẻ buồn cười. Đương nhiên vòi phải đi trước, đương nhiên chân trước phải đi trước, đương nhiên chân sau phải đi sau và đuôi thì phải ở cuối cùng? nói thế thì nói làm gì. Khác nào bảo mắt để nhìn, mũi để thở, miệng để nói, cơm để ăn, áo để mặc, nhà để ở? Vậy thì tại sao ông cha lại sáng tạo ra bài đồng dao này và vì sao người ta vẫn hát mãi mà không thấy buồn cười? Theo tôi, vì người sáng tác ra nó muốn gửi đi một thông điệp rằng: mọi điều trong cuộc đời này chỉ tồn tại khi nó vận hành đúng quy luật của nó. Con voi có thể coi như một xã hội hay chính là cuộc đời rộng lớn. Dù cho lớn đến đâu và không vận hành đúng quy luật, mà phá vỡ quy luật thì sẽ sụp đổ. Con voi mạnh mẽ nhường kia, nhưng nếu chân trước của nó đi sau và chân sau lại đòi đi trước thì chuyện gì sẽ xảy ra? Thì nó sẽ ngã kềnh ra chứ chẳng còn gì khác. Bài đồng dao khẳng định chân lý đó.
    Sẽ còn rất nhiều điều thú vị và bất ngờ hiện ra. Nó mang lại cho chúng ta những cảm xúc lạ kỳ. Và sau cảm xúc đó, chúng ta ngồi xuống với một ly cà phê buổi sớm và suy ngẫm. Chúng ta sẽ nhận ra quá nhiều điều không nhỏ.
    ( Theo Vietimes )
  6. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Về những "sát thủ" ở một thành phố hòa bình​
    Chuyện về cái chết của những con sẻ nâu trong thành phố của chúng ta là chuyện nhỏ phải không? Chuyện về việc một tiến sĩ và những sinh viên xâu xé những bông hoa anh đào (Nhật Bản) trong triển lãm Giảng Võ mùa xuân vừa rồi còn nhỏ hơn? Nhưng? những chuyện rất nhỏ ấy chính là những chấm hoại tử không nhỏ trong cơ thể văn hóa của một đất nước, một thủ đô được gọi là thành phố hòa bình.
    [​IMG]
    Thành phố vì hoà bình​
    Cái tít bài tôi đặt như là tên một bộ phim hành động của Hollywood. Nhưng nếu tôi đặt một cái tên bằng một cụm từ mỹ miều hay to tát nào đó thì có lẽ rất nhiều bạn đọc sẽ bỏ qua những điều tôi sẽ viết dưới đây. Những điều tôi sắp viết có thể trong mắt nhiều người là những điều vụn vặt không đáng nói. Có thể một nhà quản lý nào đó của thành phố này sẽ bực dọc: ?oChúng tôi đang bận bao việc to lớn mà lại mang cái việc bé bằng hạt tấm ra mà nói?.
    Thành phố này là thành phố nào?
    - Đó là thủ đô Hà Nội yêu dấu của chúng ta.
    Cái việc bé bằng hạt tấm là việc gì?
    - Đó là việc liên quan tới những con sẻ nâu bé bỏng.
    Và tôi muốn nói về cái chết của những con sẻ nâu ấy.
    Cách đây vài năm, tôi nhớ là như thế, Hà Nội được gọi là thành phố hoà bình. Nhưng trong thành phố hoà bình ấy, tôi đã từng chứng kiến những công dân của thành phố vác súng hơi săn tìm những con sẻ nâu trở về làm tổ trong những mái nhà và bay lượn trong những vòm cây. Vào mùa hạ, bầy sẻ nâu như đông hơn. Đó cũng là mùa sinh nở của chúng.
    Có những người đàn ông mặc soọc trắng, áo pull hàng hiệu, đi giày thể thao Adidas, tay lăm lăm khẩu súng hơi 12 ký, săm soi tìm những con sẻ nâu và những con chim khác để tiêu diệt. Tôi đã thấy những người đàn ông khoác súng hơi, đi xe máy Dylan hoặc SH và một dây những chú sẻ nâu bị bắn chết treo ở xe.
    Trên đường về nhà sau chuyến đi săn, họ ghé vào một quán bia hay cà phê như để tự thưởng cho chiến công của họ. Những người trong quán nhìn thấy dây chim sẻ nâu dài thì ồ lên vẻ thán phục. Hình như không có ai cảm thấy day dứt về những con chim bị đạn chì bắn vỡ ngực.
    Những người tìm giết những con chim bé bỏng ấy không phải là những kẻ đói khát. Việc bắn vỡ ngực những con sẻ nâu là thú tiêu khiển của họ. Họ mệt mỏi khi đọc một cuốn sách, khi xem một bức tranh, khi nghe một bản nhạc, khi chăm sóc một cái cây? nhưng bắn giết những con chim vẫn sáng sáng hót vang trong những vòm cây thành phố lại là niềm hứng khởi của họ. Đó là một niềm hứng khởi ma quỷ.
    Những ?osát thủ? vô cảm của bầy sẻ nâu kia là ai? Đương nhiên, họ không phải là những người nghèo. Vì nghèo thì làm gì có tiền mua súng. Người sở hữu những khẩu súng hơi nhãn hiệu của Đức chỉ thuộc hai loại: người giàu có và những công chức khá giả. Nghĩa là, hầu hết họ thuộc những người có học hành chứ không phải những người ít được giáo dục.
    Lúc này, tôi nhớ là hình như trong sách giáo khoa phổ thông không có những bài học về cái thế giới kỳ diệu của côn trùng và chim muông. Và bao nhiêu năm nay, trên nhiều kênh truyền hình, người ta quảng cáo về các game thủ chứ đâu có ai nói về những con chim đang chết dần chết mòn trong những vòm cây thành phố.
    Đã nhiều lần tôi (và cả chúng ta) chứng kiến trên hè đường ở ngay cạnh Hồ Gươm một cảnh tượng hãi hùng. Một người ngồi bán những con sẻ nâu còn sống. Những con sẻ nâu bị vặt trụi lông đứng run rẩy bên nhau như những đứa trẻ con bị lột truồng trong gió rét. Trong khi đó, người bán hàng điềm nhiên lôi những con sẻ nâu khác từ trong ***g ra và tiếp tục vặt lông.
    Nhưng cảnh tượng ấy hình như không gây nên bất cứ cảm giác gì với những người đi đường. Và rồi, một người béo tốt nào đó, ăn mặc sang trọng dừng lại mua những con sẻ nâu đã vặt trụi lông đang rúc vào nhau và tươi tỉnh xách đi. Họ đang nghĩ về một bữa tối có bia lạnh hay rượu vang đỏ nhấm nháp với những con sẻ nâu bị vặt trụi lông vũ như những đứa trẻ cởi truồng được chiên vàng.
    Không ít nhà hàng ở Thủ đô Hà Nội, các nữ tiếp viên xinh đẹp nồng nhiệt giới thiệu với khách món đặc sản của họ: Chim sẻ chiên bơ. Và không chỉ mình tôi mà rất nhiều người trong chúng ta đã chứng kiến những vị khách đeo caravat nhai rau ráu những con sẻ nâu chiên vàng làm mỡ tứa ra hai bên mép.
    Tôi không nói thì mọi người đều biết những vị khách ẩm thực kia thuộc loại người nào trong xã hội. Tuy nhiên tôi vẫn phải nói: họ là những người có tiền và có vị trí trong xã hội. Chính thế mà tôi mới cảm thấy rùng mình về một cái gì đó thuộc về văn hoá trong đời sống của chúng ta. Nếu những người ăn những con sẻ nâu kia là những người ăn mày thì chúng ta có thể tha thứ.
    Những con sẻ nâu bị đạn chì bắn vỡ ngực hay bị vặt trụi lông vũ, khi còn sống chưa bao giờ trở thành đề tài của chúng ta. Có lẽ người ta nghĩ những con sẻ nâu quá vớ vẩn và chẳng có một chút ý nghĩa gì trong sự phát triển một một đô thị hiện đại. Rằng họ phải lo những điều lớn lao. Nhưng họ đã sai lầm - một sai lầm có thể nói là hệ trọng.
    Việc hành xử với những con sẻ nâu bé bỏng kia đã để lại một lỗ thủng không nhỏ trong tâm hồn con người và trong đời sống văn hoá của chúng ta. Sự bắn giết và ăn thịt những con sẻ nâu chỉ là một ví dụ trong muôn vàn ví dụ khác. Và cái lỗ thủng tâm hồn ấy cũng chỉ là một trong muôn vàn lỗ thủng tâm hồn khác của các công dân trong một thành phố vốn chứa đựng một nền văn hóa lâu đời.
    Toà tháp đôi khổng lồ đến nhường kia mà sau khi bị sụp đổ, người ta đã đang bắt đầu xây dựng những toà nhà khổng lồ hơn thế. Chỉ vài ba năm nữa, chúng ta sẽ được chứng kiến sự xuất hiện của những toà nhà khổng lồ ấy. Nhưng một lỗ thủng lớn trong tâm hồn con người sẽ mất bao lâu thời gian để hàn gắn lại?
    Chúng ta đang mắc rất nhiều sai lầm trong chiến lược về con người. Và mỗi ngày, chúng ta đã được chứng kiến hậu quả của những sai lầm ấy. Nhiều lúc, chúng ta không tìm được cách lý giải vì đâu mà con người hôm nay trở nên hiếu sát, cay nghiệt và vô cảm hơn hôm qua.
    Chúng ta thấy sự cay nghiệt và vô cảm ngay trong chính ngôi nhà của mình. Bạn phải thừa nhận với tôi điều ấy và xin đừng ngụy biện. Nhưng tôi tin rất nhiều người đồng ý với tôi về sự thật này. Nếu con người biết yêu một con chim thì sẽ biết yêu một con người. Đấy là một chân lý đơn giản mà ai cũng biết dù bây giờ quá ít người muốn nghe.
    Chuyện về cái chết của những con sẻ nâu trong thành phố của chúng ta là chuyện nhỏ phải không? Chuyện về việc một tiến sỹ và những sinh viên xâu xé những bông hoa anh đào (Nhật Bản) trong triển lãm Giảng Võ mùa xuân vừa rồi còn nhỏ hơn. Chuyện các công dân thành phố này vứt những con chuột chết ra đường còn nhỏ hơn nữa. Chuyện một người trẻ không chịu nhường chỗ cho một người già trên những chuyến xe buýt thành phố lại còn nhỏ hơn nhiều?
    [​IMG]
    Và nhiều người trong chúng ta chẳng hề cảm thấy những việc trên có ảnh hưởng gì đối với họ hay đối với công cuộc hiện đại hóa thành phố. Nhưng họ không biết rằng, những chuyện rất nhỏ ấy chính là những chấm hoại tử không nhỏ trong cơ thể văn hoá của một đất nước, một thủ đô được gọi là thành phố hòa bình.
    ( ST )
    Được royalgia sửa chữa / chuyển vào 16:19 ngày 19/07/2008
  7. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Nghĩ thiện và làm thiện, ấy là "không lễ mà lễ"...​
    "Thấy thương cho những người đi nghe giảng pháp đua đòi, hay những kẻ chửi rủa, cầu điều ác cho người khác khi đến cửa chùa khấn bái. Điều đó vừa mất sức khỏe, mất thì giờ, mất tiền, lại không lợi lộc gì. Ấy là có lễ mà không lễ...".
    [​IMG]
    "Mỗi nén hương thờ Phật, thờ Tổ, chỉ là một hình thức nhắc nhở do tâm của mình mà ra"​
    Không có hiếu không phải phật tử
    Thầy Thích Nữ Như Hiền (trụ trì chùa Linh Sơn, Thanh Nhàn, Hà Nội): ?oTích Vu Lan bắt nguồn từ tấm lòng hiếu thảo cứu mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên. Tấm gương chí hiếu lớn lao ấy muôn đời sau vẫn phải soi vào. Tích này được chép trong kinh Vu Lan bồn, dịch nghĩa là Giải đảo huyền (giải cái tội bị treo ngược).Câu chuyện ý nói rằng, những người nào tạo tội ác thì phải thọ quả báo nơi địa ngục, ma quỉ, súc sinh, chịu sự hành hạ thống khổ cùng cực giống như người bị treo ngược. Nghĩ đến công ơn cha mẹ, khi ngày Vu Lan đến, phật tử thường đem tâm chí thành, chí hiếu cúng đường Tam Bảo để cầu nguyện cho thân nhân, tiền vong của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực.
    Ngày Vu Lan là ngày của phật tử đền ơn đáp nghĩa bằng cách đến chùa cầu thỉnh chư tăng, chú nguyện cho vong nhân của mình thoát khỏi cảnh đọa đày tăm tối của địa ngục, đồng thời cầu nguyện cho tất cả người khác cũng thoát khỏi tội khổ đau cùng cực như Mục Kiền Liên đã làm khi cứu mẹ.
    Tuy nhiên, không có nghĩa là cứ đốt thật nhiều vàng mã, khấn bái xì xụp là trọn. ?oThiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên? (Ngàn quyển kinh, vạn quyển sách đều lấy hiếu làm đầu), nếu như suốt ngày lễ Phật mà không có hiếu với cha mẹ cũng không phải đệ tử của Phật. Hiếu lễ biểu hiện ở cái tâm mình. Thấy thương cho những người đi nghe giảng pháp đua đòi, hay những kẻ chửi rủa, cầu điều ác cho người khác khi đến cửa chùa khấn bái. Điều đó vừa mất sức khỏe, mất thì giờ, mất tiền, lại không lợi lộc gì. Chỉ có con người phạt nhau, Phật không hại ai bao giờ. Ấy không phải là lễ...
    Mình thấy chúng sinh khổ mình khổ hơn chúng sinh, mình thấy chúng sinh đói mình đói hơn chúng sinh đó mới là báo ơn Phật. Tốn hàng triệu đồng tiền vàng mã, đi cúng bắc loa cho người đời nghe chẳng những người chết không được hưởng mà người sống cũng không có lộc. Mỗi nén hương thờ Phật, thờ Tổ, chỉ là một hình thức nhắc nhở do tâm của mình mà ra. Thành tâm phải ninh minh, phải hiểu biết, sáng suốt thì mọi điều mới tốt đẹp hơn
    "Lễ mà không lễ"...
    Thầy Thích Đàm Lan (Trụ trì chùa Bồ Đề, Hà Nội): ?oTrong mùa lễ Vu Lan, người con của Phật nghĩ đến cha mẹ, ông bà tổ tiên mà sắm hương hoa oản quả tỏ lòng thương nhớ, có người đến chùa tụng kinh, có người lễ tại gia, cầu cho các vị được siêu thoát.
    Theo quan niệm của nhà Phật, việc báo ân, báo hiếu không chỉ thực hiện mỗi năm một lần vào lễ Vu Lan mà phải thực hiện trong suốt cuộc đời. Và trong lúc báo hiếu phải có quan niệm đúng đắn sáng suốt mới đủ. Làm việc thiện, làm phúc giúp người nghèo, người khó khăn cũng là một cách nhớ đến ông bà, tổ tiên.
    Nhiều người mải mê với công việc, đến ngày này vội vã đến khấn lễ theo phong trào, đó là tín tâm nhưng chưa hiểu biết. Phật dạy phải biết ?onhẫn?, Phật chỉ chứng cho những người có tâm thật sự, biểu hiện bằng những việc thiện hàng ngày. Chí tiết, chí thành theo lời Phật dạy không cần lễ lộc cũng có phúc. ?oKhông lễ mà lễ, lễ mà không lễ?, ?okhông làm mà làm, làm mà không làm? là vậy.
    Báo hiếu xuất phát từ tấm lòng. Cứ đi lễ ào ào chưa chắc đã tưởng nhớ đến cha mẹ. Không phải khi cha mẹ ông bà mất rồi mới phô trương ma chay theo kiểu ?osống thì chẳng cho ăn, chết mới làm ma tế ruồi? mà săn sóc quan tâm đến cha mẹ khi cần, vâng lời cha mẹ nhưng không chiều theo ý sai trái của cha mẹ.
    Luôn luôn làm việc thiện, có ý nghĩa cho đời để tưởng nhớ đến người quá cố như lời Phật ?ophục vụ chúng sinh cúng dường chư Phật?, ?oTùy thuận chúng sinh nhi vi lợi ích?.
    Tích Vu Lan báo hiếu nói lên lòng chí hiếu, chí thành của người con có sức mạnh cảm thông và kích thích đến tâm hồn người đau khổ làm họ thức tỉnh cơn mê, xoay chuyển tâm niệm ác, hướng về nẻo thiện. Nhờ sự chuyển hướng của cái tâm này, mà họ thoát khỏi hình phạt đau khổ mà trước kia chính cũng do cái tâm ấy tạo ra.
    Trong kinh có nói: "Tâm có thể tạo nghiệp, mà tâm cũng có thể chuyển nghiệp". Sự tích Vu Lan báo hiếu khởi đầu bằng hình ảnh Mục Kiền Liên cứu mẹ trở thành hình ảnh mang tính giáo dục nhân văn.
    Phật không chứng người hiềm khích
    Hòa thượng Thích Thanh Tứ (Viện chủ Tùng Lâm Quán Sứ): ?oVào ngày Xá tội vong nhân, ngày lễ báo ân báo hiếu, theo tập quán các gia đình sửa soạn lễ nghi khấn cúng, lễ Phật cầu nguyện cho các vong linh được siêu thoát.
    Tuy nhiên, lâu nay từ tập quán tốt đẹp này, một số bà con ta không hiểu rõ ý nghĩa của ngày Vu Lan báo hiếu, sắm vàng mã đốt thật nhiều gây tốn kém, không cần thiết. Điều chính là con cái hiếu thảo với cha mẹ, đi lễ hướng thiện, thành tâm, nếu không hiểu ý nghĩa thì chính tín dễ thành mê tín.
    Lễ Phật cầu phúc là điều tốt, nhưng lễ Phật cầu những điều không tốt cho người khác là không lành mạnh. Nếu trong tâm đầy hiềm khích, độc ác, có đi lễ Phật cũng chẳng ích lợi gì bởi Phật nào có chứng.
    Phật khuyên mọi người bỏ việc ác, làm việc lành, bỏ đường tà, theo đường chính, nếu tâm nguyện thì chẳng lễ Phật cũng được phúc?.
    Ông Nguyễn Quang Hoán (Trưởng Tiểu ban Quản lý chùa Hà, Hà Nội): ?oNgày rằm tháng bảy, nhà chùa không tổ chức lễ Vu Lan. Vào ngày này, nhiều gia đình làm lễ cúng gia tiên tại gia, nhà chùa vẫn mở cửa để phục vụ nhu cầu tự do tín ngưỡng của mọi người.
    Theo quan điểm của chúng tôi, việc hiếu nghĩa, biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên được biểu hiện qua việc làm hàng ngày, chứ không phải khi người thân mất rồi mới có mâm cao cỗ đầy.
    Nhà chùa không khuyến khích đốt vàng mã gây lãng phí. Với lòng thành mỗi người chỉ cần kính cẩn thắp một nén hương. Tâm xuất thì Phật sẽ biết, tu thân mình cho chính, ăn ở làm việc thiện cũng là báo ân báo hiếu?.
    ( ST )
  8. mydungachau

    mydungachau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Có những Vu Lan cười ra nước mắt !!!!!!

    Mùa Vu Lan này, người con trai đâm đơn ra toà án kiện mẹ đẻ đòi tiền công ... nuôi dưỡng đã mâm cao cỗ đầy rất linh đình để làm lễ báo hiếu. Ông sắm đầy đủ vàng, hương, ngựa giấy, vãi gạo, muối ra 4 phương 8 hướng để "báo hiếu" và là "từ thiện"...
    Dư luận còn chưa hết sửng sốt về chuyện một nam công dân xã Đại Đình, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đưa đơn ra toà án kiện chính mẹ đẻ mình đòi tiền công ... nuôi dưỡng mẹ !
    Trong đơn kiện, người con "chí hiếu" này còn tính toán chi tiết mỗi ngày phải chi 50.000 đ nuôi mẹ kể từ khi đến ở nhà ông cho đến khi chuyển về ngôi nhà tình nghĩa do địa phương giúp, số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.
    Thế mà mùa Vu Lan này, ngay từ ngày 12 - 14/7 (âm lịch), ông đã mâm cao cỗ đầy rất linh đình để làm lễ báo hiếu. Ông sắm đầy đủ vàng, hương, ngựa giấy, vãi gạo, muối ra 4 phương 8 hướng để "báo hiếu" và là "từ thiện" cho các cô thần quả tú không người thờ cúng nơi cõi âm...
    Ở phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, có 4 người cháu đều đã trưởng thành, ai nấy đều cửa cao nhà rộng mà hè nhau đi kiện ông chú ruột đã 79 tuổi nghèo khó, đơn thân để tranh chấp 11 m² nhà.
    Đây là ngôi nhà mà ông chú và anh trai ông (bố đẻ những người đi kiện nói trên) đã sống chung rất hoà thuận với nhau hàng chục năm khi người anh còn sống.
    Trong số nguyên đơn, có người đã có ôtô riêng, tự lái đến dự phiên toà. Mùa Vu Lan này, chính ông cháu có ôtô kia đã mua cả một chiếc xe ôtô vàng mã đốt để "báo hiếu" cho một bà cô ruột đã mất vì bà được tiếng là "thiêng". Bà là em ruột ông chú còn sống đang bị kiện.
    Người mua ôtô còn chu đáo làm cả "giấy phép lái xe" đốt theo cho bà cô tiện dùng nơi Suối Vàng (!).
    Ở xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, một bà cụ có 5 người con trai, 2 con gái nhưng vẫn phải sống cô đơn một mình tại ngôi nhà cũ được làm từ cách nay 40 - 50 năm. Các con bảo cụ "trái tính", không ai chịu được và cũng không ai thèm chấp (!).
    Năm nay, cụ đã 86 tuổi. Vừa dịp xuân Mậu Tý 2008, người con trưởng của cụ đứng ra triệu tập các em làm lễ mừng thọ 85 cho mẹ với cả trăm mâm cỗ.
    Người ra kẻ vào cười cười nói nói, tiền mừng bề bộn. Bữa cỗ thật linh đình, chỉ thiếu có mỗi... bà mẹ!
    Mùa Vu Lan này, các ông, các bà kia cũng lại mâm cao cỗ đầy rất linh đình, vàng mã ngồn ngộn, khói hương nghi ngút.
    Bà mẹ già cô đơn kia nói qua nước mắt ?oMay tôi có bà con chòm xóm, có ****, chính quyền quan tâm. Cứ như các con tôi thì tôi đã chết từ lâu".
    Chính quyền, các đoàn thể cũng đã nhắc nhở, cảnh cáo những người con của cụ nhưng họ đều chủ quan cho rằng: "Không chấp người già trái tính"...
    Vu Lan, mùa báo hiếu là nét đẹp truyền thống. Tuy nhiên, đạo hiếu phải thật sự từ cái tâm, mỗi người phải đối xử tốt ngay từ khi các đấng sinh thành, những người có công với mình còn sống và với người đang sống.
    Nếu chỉ vàng hương, khấn khứa cho những người đã khuất kiểu như nói ở trên thì có thể gọi là đạo đức giả hoặc thắp hương hy vọng cầu lợi.
    Theo Vietnamnet
  9. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Tôn Đức Thắng - biểu tượng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc ​
    Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, từ Côn Đảo trở về, với cương vị và trọng trách to lớn được Đảng giao phó, Bác Tôn đã góp phần xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; tập hợp toàn dân tộc đoàn kết một lòng đưa kháng chiến đến thắng lợi vẻ vang; góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội; đưa cách mạng Việt Nam hoà trong dòng thác cách mạng thế giới đấu tranh cho độc lập, tự do, hoà bình, hạnh phúc, tiến bộ và nhân văn.
    Hoạt động trên nhiều cương vị khác nhau, Bác Tôn luôn quan tâm và chăm lo việc tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Góp phần quan trọng vào việc thu hút trí lực của toàn dân tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc.
    Tình hình đất nước ta vào đầu năm 1946 cực kỳ khó khăn. Vận mệnh Tổ quốc đang ?onghìn cân treo sợi tóc?. Đảng ta chủ trương một mặt hoà để tiến, mặt khác ra sức củng cố khối đoàn kết làm hậu thuẫn chính trị cho chính quyền nhân dân còn non trẻ và chuẩn bị điều kiện kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao cho Bác Tôn nhiệm vụ quan trọng là vận động, xây dựng một tổ chức đoàn kết rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhằm tăng thêm lực lượng cho cách mạng. Sau gần nửa tháng nỗ lực chuẩn bị, ngày 2/5/1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) được thành lập. Trên cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng. Bác đã làm rõ: nhận thức đại đoàn kết là chính sách liên minh giai cấp để kháng chiến, mẫu thuẫn quyền lợi giữa các giai cấp phải được điều hoà hợp lý, trong đó chú trọng quyền lợi của đông đảo quần chúng vì họ là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất. Trực tiếp bàn bạc, trao đổi với cán bộ Hội, đối thoại với người của các đảng phái, giai cấp, dân tộc, tôn giáo khác nhau, làm cho họ nhận rõ ý nghĩa của việc thành lập Hội Liên Việt, vai trò của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống xâm lược. Do thống nhất trong nhận thức, hoạt động của tổ chức này đã góp phần tăng sức mạnh cho chính quyền cách mạng non trẻ và đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến kiến quốc.
    Cùng với sự ra đời của các Hội, tổ chức trong giai đoạn này, những hoạt động của Bác Tôn đã góp phần tích cực, tạo mọi điều kiện cho các tổ chức trên hoạt động có hiệu quả.
    Không chỉ có vậy, Tôn Đức Thắng còn đóng góp tích cực trong việc thống nhất ********* ?" Liên Việt (3 ?" 7/3/1951). Thắng lợi của Đại hội toàn quốc thống nhất ********* ?" Liên Việt đã làm cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã được tăng cường và phát triển thêm một bước mới. Cuộc hợp nhất thành công đã tăng sức mạnh cho cuộc kháng chiến, khẳng định ý chí quật cường của toàn dân trước sự xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ và bọn tay sai.
    Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc (từ 5 ?" 10/9/1955) là sự kiện trọng đại đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Đại hội đã thảo luận thông qua dự thảo Cương lĩnh, Điều lệ mới và quyết định tên là Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Cương lĩnh của Mặt trận được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao. Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và giữ trọng trách này đến năm 1977. Trên cương vị lãnh đạo Mặt trận, Bác đem hết sức lực, nhiệt tình và trí tuệ của mình, cống hiến cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong mọi hoạt động cụ thể của mình, Bác đã làm sáng tỏ chủ trương đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, phá tan âm mưu của các thế lực thù địch chia rẽ đoàn kết lương giáo, nhắc nhở các thành viên trong Mặt trận phải tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện đời sống mới, bảo vệ quyền lợi của người lao động, bảo vệ người già yếu, tàn tật, phụ nữ trẻ em, gìn giữ văn hoá truyền thống và tiếp thu văn hoá nhân loại làm phong phú và phát triển nền văn hoá dân tộc, mọi mặt công tác của Mặt trận đều nhằm phục vụ cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam? Mặt trận đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân. Nhờ đoàn kết trong nước, chúng ta đã mở rộng và phát triển đoàn kết quốc tế, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và hợp tác của bạn bè trên thế giới. Có thể nói Mặt trận đã trở thành một nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
    Phẩm chất đạo đức của người chiến sĩ cộng sản gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Bác Tôn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phẩm chất cách mạng của người cộng sản với phong cách giai cấp công nhân Việt Nam.
    Giữ nhiều cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhưng Bác Tôn, sống bình dị, nêu gương sáng về sự trung thành, lòng tận tuỵ phục vụ nhân dân. Mẫu mực về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị.
    Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng để lại bài học về việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân thực hiện những mục tiêu cách mạng vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc đổi mới hiện nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, ôn lại cuộc đời cách mạng của những người cộng sản tiền bối như Chủ tịch Tôn Đức Thắng để hiểu hơn giá trị thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đã đạt được, tiếp nối truyền thống ông cha bằng những thắng lợi của cách mạng hôm nay; học tập tấm gương đạo đức sáng ngời của lớp người đi trước, tự tu rèn đạo đức cách mạng để phụng sự cách mạng, phụng sự nhân dân tốt hơn./.
    ( Theo VOV )
  10. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Hoa hậu Việt Nam 2008 và một sự thật không thể chối cãi ​
    [​IMG]
    Trong đời sống tinh thần của chúng ta có rất ít niềm vui. Thế mà trong những niềm vui ít ỏi đó lại có những niềm vui khi nhìn kỹ vào bên trong lại chỉ là nỗi buồn và sự thất vọng. Một hoạt động văn hóa năm 2008 vừa chợt mang đến một niềm vui nho nhỏ thì ngay lập tức tràn ngập chúng ta bằng một nỗi buồn không nhỏ chút nào. Đó là sự kiện Hoa hậu Việt Nam năm 2008.

    Dù là Hoa hậu nhưng Thùy Dung cũng chỉ mới mười tám tuổi. Cô còn ít hơn con gái tôi một tuổi. Bởi thế sự kiện đang nóng lên bởi dư luận xã hội và bởi các phương tiện truyền thông đại chúng ít nhiều sẽ làm cô hoang mang và có thể hoảng loạn. Mục đích của tôi trong bài này không phải nhằm nói về cá nhân cô, tôi chỉ muốn nói đến những người lớn chúng ta đã đã ?olàm hư? con cái mình.
    Hiện nay, dư luận đang nói đến việc Hoa hậu Thùy Dung có vi phạm quy chế hay thể lệ cuộc thi hay không? Thùy Dung đã tốt nghiệp PTTH hay chưa tốt nghiệp? Ông hiệu trưởng trường tư thục Quang Trung, Đà Nẵng tuyên bố cô chưa tốt nghiệp. Bố cô khẳng định con gái ông đã tốt nghiệp. Còn Ban tổ chức thì thực sự lúng túng không biết nói thế nào khi nghe tin rất ?ochoáng? này. Một số báo đã phỏng vấn Ban tổ chức và Cục biểu diễn nghệ thuật về quy chế. Nhưng mỗi người giải thích một cách. Đã là quy chế thì chỉ có một cách giải thích mà thôi. Chúng ta thường vẫn ?oluộm thuộm? như vậy. Nếu không nói đó là sự hời hợt hay là sự tắc trách trong công việc.
    Hoa hậu Trần Thị Thùy Dung đã đi khỏi trường tư thục Quang Trung mà cô theo học đến giữa lớp 12. Nhưng học bạ cô lại đầy đủ điểm và các môn của của lớp 12 tại trường này. Báo Đất Việt viết: ?oBà Lê Thị Mỹ Nguyên, Hiệu phó THPT Quang Trung, cũng khẳng định với Đất Việt: ?oTrần Thị Thùy Dung là học sinh của trường từ năm lớp 10 nhưng chỉ học hết kỳ I năm học 2007 ?" 2008 (lớp 12), sau đó xin rút hồ sơ, học bạ ra khỏi trường". Theo bà Nguyên, việc Thùy Dung rút hồ sơ khỏi trường rồi nhập học tại một trường khác và thi tốt nghiệp là hoàn toàn có thể.
    Tuy nhiên, khi được xem hình ảnh học bạ của Trần Thị Thùy Dung, bà hiệu phó vô cùng bất ngờ. Chính bà cũng không tin Thùy Dung lại có một học bạ đầy đủ như thế tại trường mình. Sau khi xem kỹ tên nhiều giáo viên (GV) bộ môn ký trong học bạ năm lớp 12 của Thùy Dung, bà Nguyên cho hay, thực tế những người này hoàn toàn xa lạ trong danh sách giáo viên của nhà trường hoặc có tên nhưng đã rời khỏi trường từ trước đó, như: Nguyễn Thị Mai (GV toán), Bùi Anh Thái (GV sinh học), Võ Thị Xuân (GV tin học)... Có giáo viên lại không được xếp dạy khối 12.
    Ông Nguyễn Minh Hùng, Trưởng phòng giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục - Đào tạo, Thành phố Đà Nẵng cũng khẳng định: "Danh sách học sinh 12 tại sở không có tên em này". Qua xác minh, Sở được THPT Quang Trung thông báo, cô học sinh này đã rút hồ sơ sau khi học xong học kỳ I".
    Vậy thì chuyện gì đã xảy ra? Đương nhiên có sự giả dối trong việc lập một học bạ giả của Hoa hậu Trần Thị Thùy Dung. Nếu ban giám hiệu trường tư thục Quang Trung và Sở Giáo dục ?" Đào tạo TP Đà Nẵng đúng thì học bạ kia là một học bạ giả. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng hoặc bố mẹ cô hoặc chính bản thân cô đã mua cái học bạ này. Cho dù Hoa hậu Trần Thị Thùy Dung không trực tiếp mua cái học bạ ấy thì đứng về mặt đạo đức của cô là không thể chấp nhận. Còn đứng về mặt luật pháp thì những người mua và bán học bạ (giấy tờ) giả sẽ phải bị truy tố tùy theo mức độ phạm tội.
    Chuyện mua bán bằng cấp chẳng có gì xa lạ với xã hội chúng ta. Nhưng chuyện xảy ra với một Hoa hậu làm chúng ta xấu hổ và đau lòng. Thực sự, tôi không quy lỗi này cho Hoa hậu Trần Thị Thùy Dung. Tôi quy lỗi này cho người lớn chúng ta. Nhiều lúc, vì lòng tham và háo danh của người lớn mà những đứa trẻ lại phải làm nạn nhân của những tham vọng của người lớn.
    Nhiều chứng cứ về tính không hợp lệ của học bạ của Hoa hậu Trần Thị Thùy Dung đã được báo chí đưa ra. Chính thế mà cho dù thế nào chúng ta cũng phải thừa nhận rằng: Hoa hậu Trần Thị Thùy Dung đã dùng học bạ giả cho những mục đích cá nhân mình. Như vậy cô đã phạm vào hai điều: điều thứ nhất, cô đã vi phạm đạo đức (nói dối). Điều thứ hai, cô đã phạm luật vì dùng giấy tờ giả. Cho dù Ban tổ chức biện minh như thế nào về quy chế. Tất nhiên chúng ta đợi chờ câu trả lời chính thức của Ban tổ chức cuộc thi HHVN 2008 hoặc của cơ quan điều tra về học bạ của Hoa hậu Trần Thị Thùy Dung. Nếu đúng học bạ của cô là mua, bán thì chúng ta sẽ xử lý Hoa hậu Trần Thị Thùy Dung như thế nào? Phán quyết cuối cùng sẽ thuộc về các tổ chức và cơ quan liên quan cho dù câu trả lời đã có trong tất cả những người quan tâm đến sự việc này.
    Nếu trường hợp Trần Thùy Dung là con cháu của một ai đó trong chúng ta thì chúng ta cũng không muốn làm chuyện này ầm ĩ. Nhưng chúng ta không thể chôn vùi sự thật này khi các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội đã lên tiếng cho dù chúng ta chẳng muốn chuyện này xảy ra. Nhưng những người lớn liên quan là những người phải bị xử theo pháp luật một cách nghiêm khắc. Họ đã và đang làm hỏng con cái họ. Nói rộng hơn, họ đang làm hỏng những thế hệ tương lai của đất nước bằng những tham vọng cá nhân của họ. Còn đối với một cô gái mới mười tám tuổi thì chúng ta chỉ nên đưa đến cho cô một bài học không được quên để cô đi tiếp trên con đường còn quá dài, rộng của mình. Vương miện Hoa hậu của Trần Thùy Dung có còn hay không cũng không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là dư luận công chúng đã mất hoàn toàn lòng tin về một sự kiện mang tính văn hóa nhưng lại không phải là như thế.
    ( ST )

Chia sẻ trang này