1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng đọc và suy ngẫm - Mỗi ngày một câu chuyện ...

Chủ đề trong 'Hải Phòng' bởi ha_kennic, 01/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thankiemvdk

    thankiemvdk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    10.532
    Đã được thích:
    372
    Ba nhà thầu tham dự đấu thầu sửa lại cảng SG . Người thái lan sau khi đo đạc ,tính toán kỹ rùi nói : - Tôi cần 9 triệu do-la , 4 triệu mua vật liệu , 4 triệu trả công thợ , 1 triệu cho tôi . Người trung quốc sau khi đo đạc cũng nói lun : - Tôi cần 6,5 triệu do-la , 3triệu cho vật liệu , 3 triệu trả công thợ , 0,5 triệu cho tôi . Ngưởi vn chỉ ngồi rung đùi , buông thõng: - 26.5 triệu do-la !!! Người giao thầu kêu lênh : - Sao đắt thế ?? thậm chí a chưa đo đạc ji` kả !! Nguoi vn : - Bé mồm thôi ,tôi 10 triệu , anh 10 triệu , kòn 6,5 triệu mướn thằng TQ làm trọn gói -> Việt Nam trúng thầu
  2. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Thành nhân trước khi thành tài
    [​IMG]
    Nhiều năm nay, ngành giáo dục nước ta đã lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên ở mọi cấp. Những vấn đề tiêu cực trong ngành đang là nỗi bức xúc lớn của xã hội. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã đặt mục tiêu phòng chống tiêu cực lên hàng đầu như chống gian lận trong thi cử là bệnh thành tích của bộ giáo dục.
    Nhưng những hiện tượng tiêu cực chỉ là triệu chứng của những vấn đề lớn hơn. Giáo dục ở nước ta đã lâm vào tình trạng khủng hoảng thì phải có cái nhìn hệ thống để tìm ra cả những nguyên nhân gián tiếp dính dáng tới giáo dục.
    Vì vậy, đòi hỏi trước tiên là cần phân tích từ gốc để tìm ra những cái thiếu, những cái sai làm cho sản phẩm giáo dục của chúng ta èo uột? và phải xét từ hai góc độ tư duy và góc độ cơ cấu. Trong giới hạn của bài này, chỉ xin đặt trọng tâm phân tích ở góc độ tư duy hệ thống.
    Khi xã hội đã định rõ được và đồng thuận về mục tiêu của giáo dục (nên là gì và tại sao) và xác định được một tư duy hệ thống chuẩn thì bài toán của vấn đề cấu trúc hệ thống sẽ tự nó được giải một cách dễ dàng và hợp lý. Cái đầu có đúng thì cái tay mới có thể làm đúng và có hiệu quả.
    Nhiều năm nay, ngành giáo dục nước ta đã lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên ở mọi cấp. Những vấn đề tiêu cực trong ngành đang là nỗi bức xúc lớn của xã hội. Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã đặt mục tiêu phòng chống tiêu cực lên hàng đầu như chống gian lận trong thi cử là bệnh thành tích của bộ giáo dục.
    Nhưng những hiện tượng tiêu cực chỉ là triệu chứng của những vấn đề lớn hơn. Giáo dục ở nước ta đã lâm vào tình trạng khủng hoảng thì phải có cái nhìn hệ thống để tìm ra cả những nguyên nhân gián tiếp dính dáng tới giáo dục.
    Vì vậy, đòi hỏi trước tiên là cần phân tích từ gốc để tìm ra những cái thiếu, những cái sai làm cho sản phẩm giáo dục của chúng ta èo uột? và phải xét từ hai góc độ tư duy và góc độ cơ cấu. Trong giới hạn của bài này, chỉ xin đặt trọng tâm phân tích ở góc độ tư duy hệ thống.
    Khi xã hội đã định rõ được và đồng thuận về mục tiêu của giáo dục (nên là gì và tại sao) và xác định được một tư duy hệ thống chuẩn thì bài toán của vấn đề cấu trúc hệ thống sẽ tự nó được giải một cách dễ dàng và hợp lý. Cái đầu có đúng thì cái tay mới có thể làm đúng và có hiệu quả.
    Mục tiêu của giáo dục xã hội nên là gì?
    Là thành nhân, sau đó mới đến thành tài. Trong hai mục tiêu này, thành nhân phải là mục tiêu chính của phần lớn các công tác giáo dục của xã hội. Phải đặt trọng tâm ở trường phổ thông là giáo dục con người thành nhân với một số kỹ năng rất cơ bản: biết cách học, biết phân tích và phản biện, biết đặt ưu tiên và giá trị của việc học tùy theo khả năng, hoàn cảnh và sở thích của cá nhân.
    Giáo dục để thành nhân
    Chúng ta lớn lên với những chữ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Chữ Nhân đứng đầu. Hiểu một cách thoáng thì Nghĩa, Lễ, Trí là kiến thức và nguyên tắc sống để thành nhân. Trí để biết sống thế nào là đúng. Lễ để biết cách sống thế nào để làm giàu cái tình, cái Nghĩa. Cái Nghĩa tạo nên cái Tín. Cái Tín là điều kiện cần để các mối quan hệ xã hội đạt hiệu quả tối ưu, từ tình cảm cá nhân đến kinh tế, chính trị.
    Như vậy, biết sống đúng vai trò xã hội của mình để được chữ Tín thì mới có được nhân tính tốt. Mẫu số chung trong tất cả các điều kiện để sống đúng là tính trung thực. Sống trung thực là một giá trị đạo đức bất di bất dịch. Sống không trung thực, thì ở bất cứ văn hóa nào cũng đều không đúng lễ, sinh ra bất nghĩa, bất tín, bất nhân.
    Vậy chúng ta hãy cùng nhau thẳng thắn nhìn lại xem nền giáo dục nước ta có đào tạo được những sản phẩm biết và đang sống trung thực để thành nhân chưa?
    Trước nhất, cần một cách nghiêm túc và sòng phẳng trong cách chúng ta đặt ưu tiên của giáo dục con em chúng ta qua sự đối xử với thầy cô. Chúng ta thờ ơ với sự vô cảm không thể chấp nhận được của xã hội đối với họ. Chúng ta giao cho họ một trách nhiệm cực kỳ lớn mà chỉ với một mức lương không đủ cho họ ăn sáng và đổ xăng đến trường.
    Có qua thì có lại, đối xử với người thầy như vậy thì người thầy làm gì có cái nghĩa để làm đúng trách nhiệm của mình? Một khi người thầy không thể làm đúng, không thể sống đúng để làm gương tốt cho con em mình thành nhân thì bàn chi đến vấn đề hiệu quả của việc dạy và học?
    Người Mỹ có câu: "Đầu vào là rác thì đầu ra cũng rác" (Garbage in, garbage out). Từ ghế nhà trường đến cuộc sống trong xã hội của chúng ta, chữ Tín đã bị biến dạng tới mức không còn nhận dạng được nữa.
    Trò không tin thầy (cháu bé mới tám tuổi đã biết không đi học thêm với thầy thì không làm bài được), làm ăn không tin nhau (một khảo sát quốc tế mới đây cho biết hơn 70% doanh nghiệp trong nước tin tưởng làm ăn với đối tác nước ngoài hơn đối tác trong nước), các tệ nạn xã hội, từ bán độ bóng đá đến tham nhũng, chính sách bất cập đầy rẫy.
    Nhà tâm lý học B.F. Skinner đã nói: "Con người là sản phẩm của môi trường". Giáo dục phải đóng vai trò chủ động tạo dựng môi trường xã hội vì giáo dục có cơ hội tiếp cận với sản phẩm "từ thuở lên ba".
    Một chính sách giáo dục có trọng tâm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín sẽ có tác động cạnh tranh tích cực với môi trường xã hội tiêu cực và phải là điểm khởi động để cải thiện môi trường xã hội. Cái đúng bao giờ cũng là điểm gặp nhau ở cấp độ cao nhất của mọi văn hóa, tư tưởng có giá trị.
    Tỷ phú Warren Buffett, người đã cống hiến hầu hết gia tài của mình (trên 30 tỉ USD) cho công việc từ thiện, thường nhắc nhở các sinh viên tốt nghiệp đại học ngày họ ra trường rằng: "Các em cần tính trung thực, sự thông minh và ý chí để thành công. Nhưng nếu các em có tất cả các yếu tố sau mà thiếu yếu tố đầu (trung thực) thì các em sẽ trở thành những người rất nguy hiểm cho xã hội và các em sẽ có khả năng tự hủy diệt".
    "Tôi yêu thầy tôi, nhưng tôi còn yêu sự thật hơn ông ấy nữa"
    Xã hội chúng ta mang nặng tư tưởng Khổng - Mạnh: Quân, Sư, Phụ. Vua cho một môi trường xã hội tốt để sống nên phải trung với Vua; Thầy cho cái đầu để biết sống phải đạo nên phải kính Thầy. Cha mẹ sinh con, cho con thể xác và tình thương để phát triển cái "Nhân" nên phải hiếu để với cha mẹ.
    Lâu đời vì áp lực của nhu cầu chính trị, từ các thế lực cầm quyền, người dân dưới văn hóa Khổng Mạnh đã "bị" áp đặt hiểu cái trật tự xã hội theo nghĩa hủ nho: Chấp nhận xuôi tay trung với vua, "bán tự cũng vi sư", mà đã là sư thì trò không dám phản biện.
    Cho nên thầy đọc còn trò chỉ có biết chép và lặp lại khuôn mẫu để trúng ý thầy. Người ta quên cái vế kia của nền văn hóa là Vua phải tốt, phải thương Dân thì Dân mới trung với Vua. Dân có ý thức được giá trị và có khả năng phản biện thì Vua mới được nghe từ Dân.
    Triết gia lớn của nền văn hóa phương Tây là Aristote đã nói: "Tôi rất yêu Plato (cùng là một triết gia lớn khác), là ông thầy của tôi, nhưng tôi còn yêu sự thật hơn tôi yêu ông ấy nữa". Xã hội nào biết quý sự thật, biết đòi sự thật thì xã hội đó mới tiến hóa. Có sự thật ("Chân") thì mới có cái hay cái tốt ("Thiện") và cái đẹp ("Mỹ").
    Đòi sự thật là đòi quyền phản biện để cho ra lẽ. Phản biện tức là có sự tranh luận nhằm loại bỏ cái sai và giữ cái đúng, cái hay. Phản biện là làm giàu cho cái "động" tích cực, cần thiết cho mọi tiến hóa của con người, của xã hội. Cái "tĩnh" là cái bảo thủ làm xói mòn, giết chết tính năng động phát triển. Mối nguy hại của cái "tĩnh" là làm cho người ta có một cảm giác an bình giả tạo, phản lại nhu cầu của cái "động" cần thiết.
    "Giá trị của giáo dục là người học còn nhớ được cái gì sau khi đã quên hết tất cả"
    Giáo trình, cách dạy, cách ra đề thi và từ đó cách học nhồi sọ trong xã hội ta hiện nay không những phản khoa học mà còn phản hiệu quả. Khi người học không có cơ hội phản biện, không được khuyến khích tìm hiểu đến nơi đến chốn thì sẽ không hiểu, không hiểu thì sẽ không biết, không biết thì sẽ không nhớ.
    Giá trị cụ thể của một xã hội có nhân tố tốt là gì? Là sự ổn định xã hội từ ý thức tự trọng và tương kính (nhờ mọi người có cái nghĩa và biết lễ), là sự kết hợp hài hòa giữa người với người, giữa người với hệ thống, giữa xã hội và môi trường thiên nhiên, đưa đến kết quả tối ưu trong tất cả các giao dịch xã hội, kinh tế, chính trị (nhờ mọi người có cái trí và cái tín).
    Xã hội Nhật Bản là hình ảnh cụ thể của một nền giáo dục tốt. Người Nhật hiểu và hành Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín nên dù họ không được đánh giá là dân tộc có tính sáng tạo cao nhưng họ vẫn có thể đạt được những thành tựu kinh tế-xã hội lớn lao và có một xã hội văn minh, có văn hóa hàng đầu thế giới.
    Giáo dục để thành tài. Đó là vấn đề của cái tay. Khi một người đã có văn hóa, biết tôn trọng sự thật và muốn tìm sự thật thì người ấy đã có một tinh thần khoa học, biết nhìn nhận phân tích vấn đề, có một sự chuẩn bị tốt để phát triển bản thân. Phương tiện, khả năng chuyên môn để giải quyết vấn đề chỉ là phần giá trị phụ, vì nếu không có thì cũng có thể đi mua, đi thuê.
    Thành nhân là đã giải quyết được phần lớn mục đích thành tài. Với những phương tiện hiện đại của thế giới ngày hôm nay, học để có tài không còn là một thử thách khó khăn, phức tạp như trước nữa. Nguồn thông tin cho bất cứ ngành nghề nào cũng cực kỳ đa dạng, phong phú và dễ dàng tiếp cận.
    Một sinh viên, kỹ sư có thể ngồi trước máy tính học để học làm được một trái bom nguyên tử mà không hề phải bước chân ra khỏi nhà. Điều kiện thành công của con người đã trở thành định tính nhiều hơn là định lượng. Mức độ thành công chỉ còn tùy thuộc vào hai yếu tố nữa (cũng định tính) là tư duy tổ chức tốt và tính kiên trì.
    Vì vậy, tất cả các đại học hàng đầu thế giới hiện nay khi tuyển sinh chỉ dùng số điểm (học bạ, kỳ thi tuyển) với chỉ số 30-50%, phần còn lại là kinh nghiệm hoạt động xã hội (từ thiện, phi lợi nhuận?), thành tích chứng tỏ khả năng lãnh đạo, khả năng rèn luyện thể dục thể thao, nghệ thuật? Đó là họ tìm giá trị của cái Nhân trong tuyển sinh.
    Ý thức tư duy đã rõ ràng như thế. Nếu xã hội đã có sự đồng thuận theo mục tiêu của giáo dục thì vấn đề còn lại là tổ chức cho được một hệ thống cấu trúc để đạt được mục tiêu đó. "Đổi mới" luôn là một quá trình đấu tranh nhọc nhằn để từ bỏ những thói quen, cách sống, cách suy nghĩ, cách làm việc chưa hợp lý. Nhưng xã hội cần phải có một sự lựa chọn dứt khoát để nắm bắt cơ hội thăng tiến, hội nhập thành công vào nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI.
    (ST)
  3. thankiemvdk

    thankiemvdk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    10.532
    Đã được thích:
    372
    Bạn Roy đã đóng góp cho Box những giá trị tinh thần ko nhỏ.
    Bài viết mặc dù là ST nhưng thật sự hay !
    Được thankiemvdk sửa chữa / chuyển vào 22:02 ngày 30/09/2008
  4. thankiemvdk

    thankiemvdk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    10.532
    Đã được thích:
    372
    Có người gửi YH cho mình cái này , mình thấy nó hay quá ,
    1. Nếu bạn muốn thực hiện một ước mơ, hãy xác định bạn sẽ bắt đầu từ đâu và làm cách nào để đạt được ước mơ đó. Và từ lúc ấy, đừng bao giờ bỏ cuộc, cho dù gặp bất kỳ trở ngại nào.
    2. Chìa khóa của cuộc sống không nằm ở những việc đã xảy ra với bạn mà nằm ở cách bạn giải quyết chúng.
    3. Hãy giúp đỡ người khác khi họ đối mặt với khó khăn và bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi đối mặt với các khó khăn của chính mình.
    4. Đừng bao giờ nói ?okhông thể?, hãy gạch từ đó ra khỏi từ điển ngôn từ của bạn.
    5. Sự tự tin bao giờ cũng là chìa khóa đầu tiên cho thành công. Hãy tin tưởng vào chính bản thân ngay từ bây giờ bạn nhé.
    6. Hãy dũng cảm đương đầu với khó khăn và tìm cách giải quyết chúng, bạn sẽ cảm thấy thật ra chúng đơn giản hơn so với những gì bạn tưởng tượng rất nhiều.
    7. Hạnh phúc sẽ nhân đôi khi được chia sẻ, ngược lại nỗi buồn lại vơi đi.
    8. Đôi khi bạn có xu hướng trầm trọng hóa mọi vấn đề nào đó, hãy tập nhìn mọi thứ từ phương diện tích cực.
    9. Thêm một chút gia vị vào cuộc sống, đừng ngần ngại cống hiến hết mình, hãy ban tặng cuộc sống tất cả những gì bạn có và bạn sẽ nhận lại được từ nó những món quà thật bất ngờ.
    9 ý nghĩ tích cực trên sẽ giúp bạn thêm yêu đời hơn. .
    Chúc Hạnh Phúc và Luôn Mỉm Cười
  5. thankiemvdk

    thankiemvdk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    10.532
    Đã được thích:
    372
    Người yêu bản thân dễ thành lãnh đạo
    Một nghiên cứu cho thấy, khi một nhóm không có người ra quyết định, những cá nhân mắc hội chứng yêu quý bản thân sẽ tìm mọi cách để trở thành người dẫn dắt nhóm. Điều thú vị là họ thường thành công trong phần lớn trường hợp.
    Theo các chuyên gia tâm lý của Đại học Ohio (Mỹ), những người mắc hội chứng tự yêu mình thường thích quyền lực, hay khoác lác về năng lực bản thân, dành quá nhiều thời gian để nghĩ về mình nên hiếm khi quan tâm tới suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Tuy nhiên, sự tự tin quá mức không đồng nghĩa với việc họ ra quyết định sáng suốt và đúng lúc hơn so với người khác.
    Hội chứng yêu bản thân quá mức không giống với tự trọng. "Một người có lòng tự trọng cao luôn tự tin và hấp dẫn, nhưng họ thích xây dựng mối quan hệ thân tình với những người xung quanh. Người yêu bản thân thích được chú ý nhưng lại chẳng bao giờ nghĩ người khác", Amy Brunell, tiến sĩ tâm lý của Đại học Ohio (Mỹ), phát biểu.
    3 thử nghiệm của Amy và cộng sự cho thấy những tính cách trên không tạo nên một người ra quyết định sáng suốt.
    Trong thử nghiệm đầu tiên, 432 sinh viên được yêu cầu trả lời những câu hỏi về tính cách cá nhân trong một phiếu điều tra. Sau đó, họ được xếp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 người. Các nhà nghiên cứu đặt vấn đề: Giả sử mỗi nhóm là một ủy ban cao cấp đại diện cho sinh viên trong cả nước Mỹ. Nhiệm vụ của ủy ban là bầu ra giám đốc điều hành của nhiệm kỳ sau.
    Kết quả cho thấy những sinh viên thích quyền lực muốn được bầu làm giám đốc điều hành. Họ có xu hướng dẫn dắt cuộc thảo luận trong nhóm và những thành viên còn lại cũng coi họ là nhà lãnh đạo tiềm năng.
    Trong nghiên cứu thứ hai, những sinh viên ở thử nghiệm trên được chia thành những nhóm 4 người. Họ phải tưởng tượng rằng họ cùng đi trên một tàu biển và con tàu sắp đắm. Mỗi người chỉ được chọn 15 đồ vật trên tàu trước khi xuống thuyền cứu sinh để bơi vào một đảo hoang gần nơi tàu đắm. Các nhóm phải thảo luận xem nên chọn những đồ vật nào để có thể sinh tồn trên đảo hoang.
    Qua quan sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy những người tự yêu mình vẫn nắm vai trò dẫn dắt quá trình thảo luận của nhóm. Vai trò lãnh đạo của họ được các thành viên khác chấp nhận một cách vô thức.
    Để đánh giá khả năng lãnh đạo của các tình nguyện viên, nhóm nghiên cứu so sánh 15 vật mà họ chọn với 15 vật mà một sĩ quan đặc nhiệm của quân đội Mỹ chuẩn bị trước khi tới nơi không có người ở. Kết quả cho thấy người yêu bản thân không tỏ ra xuất sắc hơn những người khác trong việc lựa chọn đồ vật cần thiết cho sự sinh tồn.
    Trong thử nghiệm thứ ba, nhóm nghiên cứu tuyển 150 tình nguyện viên đang tham gia khóa học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại một trường đại học. Đầu tiên các chuyên gia yêu cầu họ trả lời các câu hỏi về tính cách cá nhân. Sau đó, các tình nguyện viên được chia thành những nhóm 4 người. Mỗi nhóm phải tưởng tượng rằng họ là ban giám hiệu của một trường và nhiệm vụ của họ là phân bổ khoản tiền đóng góp khổng lồ của một công ty.
    Kết quả cho thấy những học viên thuộc nhóm tự yêu bản thân tỏ ra sôi nổi hơn người khác trong các cuộc thảo luận và họ luôn ra quyết định cuối cùng để "chốt" quá trình tranh luận. Đa số quyết định của họ được chấp nhận.
    Nhiều nghiên cứu cho thấy những người tự tin thái quá thường tỏ ra mạo hiểm nhưng lại không kiên định trong việc ra quyết định. Amy Brunell nói thêm rằng những người mắc hội chứng này thích trở thành chính trị gia vì thích quyền lực, nhưng nhiều người lại muốn trở thành nhà đầu tư chứng khoán vì thích mạo hiểm.
    Việt Linh (theo Physorg)
  6. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Cà vạt - xe hơi và cái đầu trống rỗng ​
    ?Đúng là tiền triệu, to lắm chứ, xót lắm chứ - xót hơn cả rách da, rách thịt mới nổi khùng ầm ầm lên thế. Nếu vỡ kính, vỡ đèn hậu tôi cam đoan anh ta sẽ ngất xỉu?

    Một buổi sáng, trên đường Nguyễn Trãi, tôi đã tận mắt chứng kiến vụ va quệt giữa một anh xe thồ và một anh xe hơi. Sở dĩ tôi nhận ra xe thồ - người được cho là gây ra vụ va quệt vì cứ trông cái xe máy của anh ta thì biết: tuềnh toàng, tróc sơn, không còn nhãn hiệu, xích trần, không gương, có thể không còi, cũng có thể chẳng còn phanh? Loại xe này chắc chắn chẳng đủ tiêu chuẩn để lưu hành. Nhưng người ta vẫn dùng nó vào việc chở hàng và thường là các loại hàng hoá không vệ sinh lắm.
    Số là cái anh xe hơi đi trước rồi đột ngột phanh gấp, cú phanh quá gấp và ngọt vì đó là xe hơi xịn, chỉ cần nhấn một cái là đứng im. Thế là cái anh xe thồ tội nghiệp kia có nghiến răng thắng mạnh đến mấy cũng trượt đi, đánh rầm một cái vào phía sau. Hậu quả: lõm một chỗ, sứt một ít ở đuôi anh xe hơi xịn. Cái vết lõm, sứt ấy còn quá may và cũng là thành quả nghiến răng, nghiến lợi và cố gắng đến vô vọng của anh xe thồ. Nếu không, có thể anh xe thồ sẽ bay qua đầu xe hơi - cảnh thường thấy trong phim hành động.
    Tất cả mọi người trên đường đều thở phào khi thấy anh xe thồ lóp ngóp bò dậy, hàng hoá bắn tung toé, cái mùi không được dễ chịu lắm từ đó bốc lên - thối khẳm! Rồi từ xe hơi bật cửa - một người ăn mặc sang trọng, dáng vẻ béo tốt, kính trắng, giày da đen? nhưng có lẽ cái cà vạt đỏ mới khiến người ta chú ý nhất.
    Anh ta có thể là một quan chức, một doanh nhân, một giáo sư, hay một ai đó rất sang trọng. Những tưởng anh ta xuống kiểm tra xem gã xe thồ khốn khổ đó có làm sao không. Nhưng không! Anh ta xăm xăm ngó xuống đuôi xe của mình, rồi rít lên: ?oThằng nhà quê! Mày đi thế à??. Rồi anh ta túm gáy anh xe thồ chỉ vào cái chỗ lõm, sứt ấy đay nghiến: ?oMày biết bao nhiêu tiền không??. Cái anh xe thồ, chưa hết hoàng hồn vì cú va chạm, lại thêm chỗ lõm, sứt ấy thì mặt cắt không còn hột máu. Có lẽ anh ta vẫn còn đau, nhưng cái đau thể xác chắc không bằng sự sợ hãi khi người ta nói đến tiền. Đúng là chỗ lõm, sứt ấy nếu đổi ra tiền thì anh chàng xe thồ có bán cả cái xe tàn tạ đi cũng không đủ đền vì xe hơi là một cái gì đó quá sang trọng với anh ta.
    Tất nhiên, đường lại tắc: hiếu kỳ, tò mò, bực bội, la mắng, xuýt xoa, khuyên giải? Những âm thanh nhao nháo đó chỉ muốn hai người kia táp vào hè đường để khỏi tắc đường. Nhưng không! Cái anh cà vạt đỏ, trừng mắt nói đầy quyền uy: ?oGiữ ngay hiện trường, tao gọi cảnh sát, mày biết tao là ai không?!?!?. Cái anh xe thồ mếu máo, ấp úng, nước mắt trào ra, hết phân bua rồi xin xỏ. Nhưng không! Cái anh cà vạt đỏ một tay vẫn túm lấy gáy anh ta, tay kia lục điện thoại để gọi cảnh sát.
    Phải nói rằng, lúc này trông cái anh chàng xe thồ sự sợ hãi đã lên tới tột đỉnh. Anh ta mếu máo phân bua, đại loại là tại bác phanh gấp quá, nhà cháu không kịp, xin bác cháu chẳng có tiền? Nhưng không! Cái anh cà vạt đỏ lại gầm lên: ?oĐi đường phải làm chủ tốc độ chứ! Học luật chưa, mà cái xe rách của mày thì làm gì có phanh? Đồ nhà quê!?. Lại đồ nhà quê, cái câu ấy anh ta văng ra liên tục. Mọi người nóng ruột cáu ầm lên, một bác trạc lục tuần nói: ?o? Thôi, sứt một tí đáng gì? Cho người ta đi, tắc đường đây này??. Tưởng lời nói người già có hiệu quả. Nhưng không! Anh cà vạt đỏ trừng mắt, quát tiếp: ?oMột tý là thế nào? Tiền triệu đấy! Ông có giỏi, đưa tiền đây tôi tha??. Lúc này trông anh ta mới dữ dằn làm sao, mặt đỏ phừng phừng, cái kính trắng lệch đi, cái cà vạt đỏ cũng cong lên thách thức. Chẳng ai dám lên tiếng nữa, tất cả ngao ngán lắc đầu tìm cách lách đi cho xong chuyện.
    Mãi sau mới xuất hiện cảnh sát giao thông. Vừa trông thấy bóng cảnh sát, anh chàng cà vạt la lên: ?oÔng xem giải quyết thế nào? Cái thằng nhà quê này??. Lại nhà quê, cái câu nhà quê ấy phải vang lên không dưới vài chục lần. Tất nhiên, cảnh sát yêu cầu anh ta táp vào lề đường để mọi ngươi đi tiếp. May quá, tôi cũng đi được.
    Trên đường đến cơ quan, tôi căng mắt tập trung, giữ cho tốc độ vừa phải, nhỡ đâu lại đụng vào một chiếc xe hơi sang trọng thì có bán cả nhà cũng không đủ đền. Tiền triệu - lớn quá - cái anh chàng xe thồ kia không biết sẽ thế nào. Tiền triệu - kinh hãi quá - cái anh chàng xe thồ kia làm sao đủ trả. Tiền triệu, tiền triệu - nhà quê và nhà quê. Đó là khẩu ngữ được cái anh chàng có bề ngoài sang trọng, lịch lãm ấy phát đi phát lại rất nhiều lần.
    Đúng là phải có tiền, phải giỏi giang lắm mới có xe hơi, chứ đùa à! Nhưng thật nực cười, cách hành xử của anh ta lại hoàn toàn trái ngược với vẻ lịch lãm ấy. Đúng là tiền triệu, to lắm chứ, xót lắm chứ - xót hơn cả rách da, rách thịt mới nổi khùng ầm ầm lên thế. Nếu vỡ kính, vỡ đèn hậu tôi cam đoan anh ta sẽ ngất xỉu. Tiền mà! Trong túi anh ta có lẽ rất nhiều tiền, nhưng đầu anh ta chắc chắn là trống rỗng. Tiền mà! Sợ gì lũ nhà quê!
    A Sáng (Vietimes)
  7. xautraivotinh

    xautraivotinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    9.374
    Đã được thích:
    1.336
    Có chắc là như vậy không ????
    thử hỏi lại xem có thằng nào đầu rỗng tuếch mà lại nhiều tiền không.
  8. thankiemvdk

    thankiemvdk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    10.532
    Đã được thích:
    372
    Có. Chỉ đơn giản vậy thôi
  9. congchua_thino

    congchua_thino Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2006
    Bài viết:
    5.314
    Đã được thích:
    3
    Có 2 loại nhiê?u tiê?n ma? đâ?u óc rông tuếch:
    loại 1 : đâ?u óc rôfng săfn rô?i,nhưng vi? 1 lí do na?o đó ma? có xiê?n(gia đi?nh,lô đê?,...).Có nhiê?u tiê?n nhưng tiê?n cufng ko nhét đâ?y va?o đâ?u loại na?y đc.
    loại 2: trước khi có tiê?n,đâ?u loại na?y chưa chắc đaf rôfng,nhưng có tiê?n va?o,nó lú mê?,che?n đâ?y cái óc ra ==> nga?y ca?ng rôfng !
  10. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    có nhiều người nhìn thì có vẻ rất là giống người nhưng nhìn kỹ lại thì chỉ là 1 cái vỏ
    1 cái vỏ rỗng ruột

Chia sẻ trang này