1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng đọc và suy ngẫm - Mỗi ngày một câu chuyện ...

Chủ đề trong 'Hải Phòng' bởi ha_kennic, 01/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cogaikieukyhp

    cogaikieukyhp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    1.982
    Đã được thích:
    0
    Có chứ,nhưng có tiền mà giữ được mới khó chứ có để mà mất thì dễ ấy mà???
  2. thankiemvdk

    thankiemvdk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    10.532
    Đã được thích:
    372
    Ông xautraivotinh gặp anh chị em Box HP là mất điện rồi !
  3. xautraivotinh

    xautraivotinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    9.374
    Đã được thích:
    1.336
    Mạng chán quá may ngay mưa ko vào đc để xem bài
    Chị E Box Hp vẫn như xưa ----> Hay ^^
    mỗi người 1 ý kiến và cách lý giải khác nhau nhưng câu trả lời là ----> Chưa chính sác
    Câu kết của bài viết là " ĐẦU RỖNG TUẾCH " nhưng thật ra phải nói là " VÔ HỌC " hoặc là 1 câu cùng nghĩa như vậy
    Vì ở địa vị như vậy không hẳn ng ta đầu rỗng, đầu rỗng thì làm gì biết kiếm ra tiền và biết tiêu tiền
    Chỉ có cái loại Vô Học có nhiều tiền mà không có trí thức, không có văn minh, thể hiện ra ngoài những cái suy nghĩ thô bẩn. Chỉ có học cách kiếm tiền và tiêu tiền chứ không học cách sống và cách làm Người
    Chúc Box Hp luôn vui vẻ ....
  4. thankiemvdk

    thankiemvdk Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2002
    Bài viết:
    10.532
    Đã được thích:
    372
    CHÚC MỪNG SN CÁI NICK
    06 năm là 2190 ngày ....có dài có ngắn

  5. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Người thầy

    [​IMG]
    Trong cuộc đời mỗi con người, đã có biết bao lần đi học? bao lần chúng ta học hỏi thầy cô, ghi nhớ những kiến thức vào đời? chúng ta lớn lên, trưởng thành và nhớ gì về họ? Riêng tôi, không bao giờ tôi quên được hai người thầy đã để lại những ấn tượng không thể nào phai...
    Người thầy đầu tiên khiến tôi nhớ mãi không phải là một giáo viên dạy môn chính, không phải là một giáo viên chủ nhiệm đầy quyền uy nào, khi tôi lần đầu bước chân vào học chuyên Toán, ông chính là một giáo viên dạy môn... Văn (!). Năm đó tôi lên 9 tuổi, khấp khởi bước vào lớp 4 (hệ cải cách) sau một cuộc thi cam go và bắt đầu háo hức học Toán. Thế nhưng chỉ sau vài buổi học Văn, chính ông ?" người thầy già, thấp bé và nói năng nhỏ nhẹ - mới là người khiến tôi thích thú nhất. Ông không tuân theo các giáo án cũ kỹ và khuôn phép như lệ thường mà thường dành thời gian đọc thêm cho chúng tôi chép và bình luận cho chúng tôi thấy cái hay, cái đẹp của những bài thơ (thậm chí không có trong chương trình!). Cho đến nay, tôi vẫn còn nhớ được ít nhất 3 bài thơ trong số đó (mặc dù một phần tư thế kỷ đã trôi qua). Đó là những vần thơ ca ngợi quê hương, Tổ quốc, những vần thơ nói lên cái sự học là vô cùng, với những câu như:
    ?o...làm được bài tính đúng,
    con đừng vội hái hoa,
    còn nhiều bài tính khác,
    đang chờ con đi xa...?
    ...và đặc biệt, một bài thơ ngắn giản dị của Hai-nơ ?" nhà thơ Đức ?" khuyên con người ta hãy mộng mơ, phải có hoài bão, nhưng đồng thời cũng phải biết gắn với thực tế...
    Khoảng 8 năm sau đó, tôi gặp được người thầy thứ hai để lại dấu ấn sâu sắc. Lúc đó, đứng trước ngưỡng cửa của kỳ thi vào đại học, tôi được người quen giới thiệu học thêm để luyện thi với một thầy giáo dạy Hóa/Lý rất giỏi. Ông là người rất uyên thâm, là một giảng viên đại học lâu năm, thậm chí từng được mời sang giảng dạy sau đại học ở những trường đại học danh tiếng trong khu vực, nhưng vì những vấn đề ?olý lịch? (vốn rất nhạy cảm trong một giai đoạn lịch sử đầy khốn khó của đất nước) ông đã bị người trong nước đối xử bất công và gặp rất nhiều biến cố, thiệt thòi (những điều mà sau này tôi mới biết, khi đã thân với ông và được ông tâm sự khi tới thăm nhà riêng). Khi bước vào học cái lớp luyện ?ongoài giờ? mà không phải trả tiền ấy (ông thầy này kiên quyết ?ochỉ dạy các cháu vì là con nhà quen biết chứ không vì tiền?), tôi thấy mình may mắn vì nhờ những người quen vòng vèo mà được học. Trong lớp toàn là những ?ocậu ấm, cô chiêu? con nhà được coi là trí thức có tiếng của Việt Nam, trong khi bố mẹ tôi chỉ là những trí thức bình thường, không quyền chức. Thế rồi sự tình cờ (hay là cũng không tình cờ lắm?) tôi dần được ông chú ý trong lớp. Ban đầu là do tôi ?ocãi? ông. Nói vậy e hơi nặng, thực ra ông giảng rộng và sâu, nhiều khi nói cho chúng tôi biết thêm nhiều về Hóa học, bên ngoài nội dung phổ thông để ôn thi đại học, nhưng một lần tôi đã tranh luận lại rằng hình như ông nhầm. Tôi vẫn nhớ chi tiết xoay quanh nguyên tố Indium, với cái tên như vậy, ông nói rằng người ta tìm ra nó lần đầu ở Ấn Độ, và đó là lý do có cái tên hao hao ?oIndia?. Tôi đã phát biểu rằng hình như không phải, theo tôi đọc đâu đó, ?oIndium? là bắt nguồn từ ?oindigo? vì có liên quan đến mầu tím trong quang phổ của nguyên tử nguyên tố đó, chứ không liên quan gì tới nước Ấn Độ xa xôi. Sau khi tìm hiểu lại, không bảo thủ như một số giáo viên khác, buổi học tiếp theo ông đã thừa nhận là tôi đúng và cũng từ đó, ông thường dành quan tâm đặc biệt cho tôi. Có những lần, câu hỏi ?ovượt khung? của tôi khiến ông lại phải khất lần sau trả lời. Và có buổi học ông gọi tôi ở lại cuối giờ, giải thích ôn tồn với đầy vẻ quan tâm và nhấn mạnh nhiều lần rằng ?ocháu phải rất cẩn thận, không được để xảy ra sai sót, phải làm đúng lời bác nói? (chả là câu hỏi của tôi có liên quan tới Hóa thực nghiệm, tôi muốn tự mình làm, tự khám phá, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với những phản ứng hóa học có thể gây cháy nổ). Sau này, lâu lâu tôi lại đến chơi nhà ông, tâm sự với ông, đôi khi tranh luận với ông cả về Vật lý vũ trụ, và thậm chí có lúc còn hỏi ý kiến ông khi cần quyết định chọn hướng đi vào đời sau khi rời trường đại học. Ông lắng nghe, theo thời gian ông yếu dần, nhưng lần nào ông cũng vẫn rất lắng nghe và cho tôi lời khuyên xác đáng. Rồi ông chia sẻ với tôi những chuyện thế sự ở đời, những đắng cay mà ông chịu đựng. Ông cũng cho tôi biết thêm nhiều điều thú vị về Hóa học và Vật lý, khiến tôi thấy ngỡ ngàng và nhận ra rằng cái sự học là vô bờ, rằng nhiều thứ tưởng như đơn giản như bảng tuần hoàn Menđêlêep hóa ra liên quan tới nhiều qui luật vĩ mô và vi mô của thế giới... Đặc biệt, ông động viên tôi học tiếp, học lên cao (nếu có cơ hội) và mang theo những say mê của mình suốt cuộc đời, đừng đánh mất chúng (dù rằng, về sau tôi chuyển sang say mê nhiều điều khác, không còn cặm cụi với những phản ứng hóa học như thời được ông dìu dắt ban đầu nữa). Sau này, khi đã hoàn thành những bậc học sau đại học, tôi đã tìm đến nhà ông với mong ước chia sẻ với ông thành quả nhỏ đó của mình. Rất tiếc ông đã chuyển đi nơi khác mà không một người hàng xóm nào trong cái khu nhà cổ bé nhỏ đó có thể cho tôi địa chỉ mới. Dường như ông đã cố ý mai danh ẩn tích, hay là biến cố nào đó đã lại xảy ra với ông? Tôi cầu mong không đúng vậy, và thấy mình như mang một món nợ với người thầy xưa...
    Năm tháng trôi qua, tôi đã được gặp và học với biết bao nhiêu người thầy ở những trường đại học cả ở trong và ngoài nước. Có những người đã dạy tôi những kiến thức sâu sắc, giúp tôi có một tầm hiểu biết nhất định trong chuyên môn của mình. Có những người rèn cho tôi độc lập suy nghĩ, thậm chí khuyến khích tôi ?ovượt? họ, tìm hiểu thêm để rồi khi nắm chắc thì quay về ?odạy lại? cho họ... Xét về những khía cạnh đó, tôi mang ơn nhiều người đi trước, nhưng thật đặc biệt, tôi cảm giác rằng để sống và làm người cho tử tế, tôi đã học được rất nhiều từ hai người thầy kể trên, dù rằng họ không hề dạy tôi những chuyên môn cụ thể tôi đang làm hàng ngày. Người thầy dạy Văn đó không ồn ào, và chắc ông cũng không quá kỳ vọng vào cái sự yêu văn của học sinh lớp chuyên Toán, nhưng ông đã làm hết sức mình để chúng tôi biết về tình yêu quê hương đất nước, yêu cái đẹp, yêu sự học mãi và vun đắp những hoài bão, ngay từ khi có thể nói là còn rất bé dại. Người thầy dạy Hóa đó đã chỉ cho tôi thấy cuộc đời có thể nhiều trái ngang, nhưng cần học để vươn lên, không chỉ học kiến thức, mà học cả cách sống. Ông động viên tôi và làm tôi sáng tỏ, rằng cái ?odanh? ở đời nhiều khi là hư ảo, rằng tài năng thực sự đòi hỏi nhiều phẩm chất và rèn luyện, và là để cống hiến. Nhưng điều lớn nhất (và cũng là điểm chung của cả hai người, dù rằng chính họ có lẽ cũng không biết được vai trò của họ đối với tôi) chính là cảm hứng và lòng tận tâm mà họ truyền cho tôi, những điều dường như là khó truyền thụ nhất trong nghề nhà giáo, nhưng họ đã làm được một cách đơn giản. Và tôi mong muốn rồi mình cũng làm được như họ, đối với những học trò của tôi... Khi nghĩ về họ, tôi thấy đúng như có người đã nói:
    Người thầy trung bình chỉ biết nói,
    Người thầy giỏi biết giải thích,
    Người thầy xuất chúng biết minh họa,
    Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.
    ( ST )
  6. coldcapu

    coldcapu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2008
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Thắt lòng trẻ em đi học ở Nam Trà My
    Cả ngày đi học chỉ bỏ bụng một nắm cơm, đêm mùa đông miền núi cắt da cắt thịt, nhưng các em học sinh bán trú ở Nam Trà My (Quảng Nam) vẫn chỉ độc một manh áo mỏng, ngủ không chăn, không chiếu...
    Trường THCS bán trú cụm xã Trà Don, cách thị trấn Tắc Pỏ, trung tâm huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam chừng 9 km, từ cuối tháng 11 đến nay, mưa lũ lớn đã làm đường sá bị chia cắt. Giá lương thực thực phẩm ở trung tâm xã đội lên rất cao. Giá gạo khoảng 10 nghìn đồng/kg, nhưng chất lượng gạo chỉ tương đương với loại gạo 5.000 đồng/kg dưới đồng bằng.
    Hơn nửa tháng bị cô lập do mưa lũ, cả thầy cô và các em học sinh ở đây đều phải cố sức tiết kiệm lương thực, tránh để các em phải đứt bữa.
    Học sinh đến trường mỗi ngày chỉ một nắm cơm. Hôm nào vào rừng được thì cải thiện bữa ăn với rau rừng và củ khoai, củ sắn. Chứng kiến bữa ăn chiều của các em tại trường, chúng tôi chỉ thấy cơm và canh (gồm mì tôm nấu với bí đao), tuy nhiên cơm bị nhão và khét. Cô phụ trách cho hay do mùa mưa, củi bị ẩm ướt nên nhen lửa mãi không cháy, đến khi củi cháy thì gạo đã nở.
    Em không có áo ấm, áo trắng ngả màu cũng rách tả tơi
    Thầy hiệu phó trường THCS bán trú cụm xã Trà Don Nguyễn Phước Tỉnh cho biết, hiện gạo ở trường có thể nấu cho các em ăn đến cuối tháng 12, mì tôm thì đang mua tạm ở nhà dân, rau cải đã đứt từ vài ngày nay, các loại thực phẩm khác cũng đang sử dụng cầm chừng chờ trời nắng ráo ra huyện chở về. Nếu thời tiết tiếp tục bất lợi, gây chia cắt giao thông, hàng trăm em học sinh sẽ không còn gạo ăn trong vòng nửa tháng tới.
    ?oToàn trường có 193 học sinh, trong đó có 100 em ở nội trú tại chỗ để học. Mỗi tháng các em học sinh ở bán trú được cấp 100.000 đồng từ ngân sách tỉnh. Với mức hỗ trợ này, thực lòng, nhà trường chỉ có thể lo được cho các em có gạo ăn. 1kg gạo hiện nay rẻ cũng đã 10 nghìn đồng, có đợt lên đến 17-18 nghìn đồng. Còn lại các em tự túc thức ăn với rau rừng, khoai củ. Ở cái vùng hơn 70% hộ dân thuộc diện nghèo, học trò cũng như nhà dân đã quen với những bữa ăn thiếu trước hụt sau?, thầy Võ Đăng Chín, hiệu trưởng trường THCS bán trú cụm xã Trà Don nói.
    Không vào rừng kiếm thêm rau, thêm sắn - các em ăn cơm trắng không của thầy cô san sẻ
    Đường đến trường THCS bán trú cụm xã Trà Vân, cách trung tâm huyện Nam Trà My khoảng chừng 12km, vừa chạy xe vừa dắt bộ gần 2 giờ đồng hồ thì đến nơi. Hơn nửa tháng nay, 20 cán bộ, giáo viên và 110 em học sinh bán trú tại đây cầm hơi bằng cơm và rau rừng. Bữa cơm giáo viên vùng cao, sang lắm là có món trứng luộc dầm mắm hoặc? trứng chiên. Còn các em học sinh, tận mắt chứng kiến bữa cơm chiều của các em, không ai trong chúng tôi có thể không chạnh lòng. Cứ mười em học sinh được độc một mâm cơm trắng.
    Nhưng thương nhất là trong mùa đông giá rét, các em đến trường học chỉ với một manh áo mỏng. Các thầy cô mỗi khi về xuôi thăm gia đình vẫn tranh thủ xin áo ấm cũ mang về cho các em ở trường, nhưng cũng chỉ lo được một phần.
    Có trải qua đêm miền núi mùa đông mới thấu cái lạnh cắt da, cắt thịt. Vậy mà các em đến trường học, không có áo ấm, đêm ngủ không chiếu, không chăn. Chuyện nửa đêm học trò vào trường báo thầy cô biết có bạn đang bị nhiễm lạnh, sốt cao là chuyện thường.
    Giường các em ngủ trong khu bán trú không chiếu - không chăn
    Hỏi các em ?ođêm ngủ có được không?, em Hồ Văn Nhơn, học sinh lớp 6 trường THCS bán trú cụm xã Trà Vân hồn nhiên: ?oKhông có chăn lạnh lắm. Bọn em ba bạn nằm chung một giường quàng vào nhau cho đỡ lạnh mà không hết lạnh. Trời mưa, củi trong rừng ướt hết, không nhen lửa sưởi ấm được?.
    Trong khu nhà bán trú vào loại sang nhất ở các xã vùng cao huyện Nam Trà My, hầu hết các em ngủ trên những chiếc giường tầng chỉ trơ những dát gỗ, không chiếu không chăn, lác đác vương vãi sách vở. Chỉ một số hiếm hoi có chăn ở nhà mang vào trường san sẻ với bạn.
    Lòng chúng tôi như se thắt lại khi nghĩ tới mùa đông còn kéo dài trong vài tháng nữa rồi cả những mùa đông sau, các em sẽ chịu đựng sao đây.
    Trời lạnh, em ngồi trong lớp học phải kéo cao cổ áo mà vẫn co ro
    Tuyến giao thông về các xã Trà Vân và Trà Don hiện nay vẫn còn nhiều đoạn sạt lở, lầy lội, cánh xe ôm chạy loại xe chuyên trị đường núi cũng chưa chở được hàng hoá về.
  7. caothu_hocnghe

    caothu_hocnghe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2002
    Bài viết:
    4.719
    Đã được thích:
    11
    Đời tôi là một giấc mơ trải đầy sỏi
    Tình cờ đọc trên VnExpress về cuộc thi viết "Tôi có thể". Nghiền ngẫm điều lệ sao thấy giống mình mấy năm vừa qua quá. Thế là tôi đặt bút xuống, trải lòng những tháng ngày mà tôi đã cố gắng bằng chính đôi chân đầy nghị lực của mình. Đây là câu chuyện hoàn toàn có thật của đời tôi...
    Nhiều lúc ngồi suy nghĩ lại, tôi cứ ngỡ chặng đường đã qua của cuộc đời mình là một giấc mơ. Giấc mơ rải đầy những viên sỏi chông chênh rát bỏng. Giấc mơ đã được tôi thắp lên bằng chính sự nỗ lực của mình.
    Học xong lớp 9, tôi phải bỏ dở giữa chừng vì gia đình vốn nghèo nay lại lâm vào tình cảnh bi đát hơn. Cha tôi trở bệnh rất nặng cần phải chạy chữa gấp mới mong cứu sống được. Cái nghèo, cái đói đeo dai dẳng suốt mấy mươi năm qua giờ tiếp tục đổ ập xuống cái gia đình vốn đã lam lũ này. Mẹ thì vất vả bên gánh cá ngoài chợ. Các anh chị thì không được học hành đến nơi đến chốn cũng tất tả lao vào dòng đời mưu sinh.
    Vậy mà cuộc sống gia đình cũng chẳng khá hơn chút nào khi mãi quanh quẩn bên cái xóm nghèo của một tỉnh miền Trung cằn cỗi. Chính điều đó khiến tôi thấy sự học của mình trở thành một gánh nặng ngàn cân đè lên đôi vai người mẹ tóc đã ngả màu mây chiều. Thế là tôi quyết định nghỉ học, đi làm thêm phụ giúp gia đình.
    Từ khi rời ghế nhà trường, tôi làm đủ thứ nghề nào là cầu đường, phụ hồ, cơ khí, công nhân... việc gì miễn có tiền và không vi phạm pháp luật là tôi lao vào bươn chải. Thế nên, thân hình bé bỏng nay lại gầy theo năm tháng. Nhưng không vì thế mà sự ngã gục đổ quỵ xuống bàn chân tôi. Tôi vẫn bước đi, bước đi để tìm cho mình một ánh sáng của tương lai.
    Có ai hiểu hiểu được nỗi lòng của tôi khi hằng ngày đi làm phải nhìn các bạn nam thanh nữ tú cắp sách đến trường, những tà áo trắng thân thương cứ gợi lên trước mặt làm lòng tôi tựa hồ như có vết dao cắt tới tận xương.
    Ánh mắt thèm thuồng, tôi ước, ước gì mình có thể đến lớp để tận hưởng những bờ tri thức của nhân loại. Nhưng đó chỉ là ước mơ mà ước mơ thì mong manh quá. Ước mơ này đã tan biến ngay tức khắc mỗi khi hình bóng người mẹ già ẩn hiện trước mặt tôi, dáng người lam lũ dưới cơn mưa của miền Trung khắc nghiệt.
    Nuốt nước bọt, tôi đạp xe vút nhanh để tránh cái cơn khát thèm thuồng đang cháy lên sùng sục trong lòng mình.
    Rồi một hôm, tình cờ tôi lại gặp người bạn học chung năm xưa, giờ đã trở thành cậu sinh viên tuấn tú. Ánh mắt của nó hăm hở khoe thành tích học tập. Lòng tôi lại nghẹn ngào dâng lên khó tả. Nó nói: "Tại sao mày không đi học tiếp? Con người chỉ có một lần để thực hiện ước mơ của mình. Đó chính là cổng trường đại học, để biến ước mơ thành hiện thực nếu mày muốn thay đổi cuộc đời hiện tại...".
    Trầm ngâm suy nghĩ, tôi không biết mình phải làm sao khi đã 5 năm trôi qua tôi không đến trường? Giờ này còn có thể đến lớp được hay sao?... Ước mơ - ai lại không muốn? Cổng trường đại học - ai lại không thích đặt chân vào? Nhưng khó quá, khó có thể đưa cái ước mơ đó vào thực hiện.
    Tuy nhiên, nhiều đêm suy nghĩ lại lời khuyên đó, tôi thấy thật có lý. Muốn đến đích thì phải biết vượt qua số phận của mình mà thôi. Từ đó, tôi nuôi dưỡng ước mơ và thay đổi quan niệm. Tôi tự nhủ tôi có thể làm được, phải hi vọng dù ước mơ đó có mong manh đi chăng nữa. Và tôi đã đăng ký lớp bổ túc buổi tối.
    Ban ngày, tôi làm việc tại một quán Trà Tàu mang kiểu cách Cung Đình xưa. Đêm đến lại lọc cọc đạp xe tới lớp. Ba năm trôi qua, quãng đường từ lớp 10 đến lớp 12 chầm chậm quay theo bánh xe thời gian. Những đêm đông mưa như trút tát vào khuôn mặt tôi rát bỏng. Mưa miền Trung là thế, cứ dai dẳng suốt tháng này qua tháng nọ không ngớt. Đạp xe trong làn mưa buốt giá, đạp qua những cơn mưa lạnh cóng để hối hả nhanh chóng về nhà...
    Năm cuối cấp. Tôi xin làm thêm một việc nữa để dành dụm tiền thi đại học. Được người quen giới thiệu, tôi gác bảo vệ đêm cho một người thân của chủ quán nơi tôi làm. Như vậy, thời gian của tôi đã kín chỗ, không một khoảng hở nào cho làn gió ban mai của buổi sớm lọt qua. Ở cái tuổi 22, tôi đã hun đúc cho mình ước mơ vào đại học cháy bỏng. Nhiều đêm tôi cứ nhủ thầm: "Tôi có thể làm được. Tôi có thể vào đại học...". Đó chính là những câu nói bùng cháy, tiềm ẩn trong tôi như dòng nham thạch âm ỉ, chỉ đợi đến "điểm nút" quan trọng là nó có thể phun trào.
    Buổi sáng, tôi làm tiếp viên bàn tại quán Trà Tàu, chiều về ôn bài, tối đến lớp, rồi khi tan trường tôi lại hối hả tới chỗ làm bảo vệ. Ở chỗ gác bảo vệ, tôi phải dọn dẹp nhà cửa cho đến hơn 12h khuya mới được chợp mắt. Và khi chuông nhà thờ chưa điểm, đồng hồ chỉ 4h sáng, tôi lò mò thức dậy để học bài. Vừa trực vừa ôn luyện vì không còn bao nhiêu nữa là đến tháng 7 - tháng để thực hiện ước mơ.
    Cứ thế thời gian xoay vòng đi, nó qua nhanh như một làn gió thoảng khiến tôi chẳng hay biết gì. Mặc dù bận rộn như thế nhưng trong đầu tôi là một bảng khóa biểu to đùng đã sắp xếp lịch trình phải thực hiện. Môn nào cần tập trung, môn nào cần đi sâu, rất trật tự.
    Mặt khác, vào những buổi cuối tuần, ban đêm không đến lớp, lợi dụng thời gian ít ỏi đó, tôi tới nhà sách lựa chọn, tìm tòi cho mình những cuốn sách hay về học cho kỳ thi cam go. Hầu như sự chuẩn bị cho đợt thi đại học, tôi đều dựa hoàn toàn vào sức của mình, vì trên lớp bổ túc, giáo viên không truyền sâu kiến thức cho học viên. Họ chỉ giảng sơ qua chủ yếu để các em trót lọt kỳ thi tốt nghiệp. Tôi đăng ký vào ĐH Sư phạm TP HCM và CĐ Văn hóa Nghệ Thuật - Du lịch Nha Trang.
    Ba năm học bổ túc, tôi luôn là một học viên khá nhất lớp, dù thời gian học bài chẳng có bao nhiêu. Nhưng bằng sự tiếp thu nhanh chóng tại lớp, tôi đã hơn hẳn các bạn. Cùng với sự mày mò trong đêm tại nơi làm việc, tôi đã hoàn thành tất cả bài học của mình. Kỳ thi tốt nghiệp năm đó tôi đậu Á khoa tỉnh Khánh Hoà với số điểm 54.
    Tôi vẫn còn nhớ lời khuyên người chủ quán nơi tôi làm. Bà nói: "Nhị à! Con đừng thi vào ĐH Sư phạm vì trường đó lấy điểm cao lắm, luôn nằm tốp trên ở TP HCM. Nếu có thi thì đăng ký vào trung cấp nghề đi".
    Thấy tôi học bổ túc nên bà mới nói vậy nhưng tôi chỉ im không đáp lại bởi đó cũng là lời khuyên chân thành của bà mà thôi. Tôi không trách bà nhưng tôi đã nuôi ý chí, hoài bão cho mình. "Tôi có thể làm được, tôi phải thực hiên ước mơ mà mình hun đúc bao năm nay. Tôi phải thi đại học để rọi sáng tương lai cho mình".
    Thế là tôi cố gắng hơn. Dù có nhiều lời khuyên đi ngược với ước mơ nhưng tôi vẫn phải tiếp tục, tiếp tục để bước lên nấc thang đời tôi. Nên tôi càng lao vào học nhiều.
    Kỳ thi đại học năm đó, tôi đã đậu 2 trường mà mình đăng ký. Khi cầm hai tờ giấy báo nhập học trên tay, lòng tôi rộn ràng một niềm vui khôn tả. Tôi đã làm được. Tôi biết mình có thể thực hiện được mà. Giọt nước mắt của tôi rơi xuống hòa lẫn vào niềm hạnh phúc.
    Ước mơ đã được thắp sáng ngời lên bởi sự nỗ lực của tôi. Đâu có sự thất bại, đâu có hy vọng nào vụt tắt bởi những hoài bão dù hoài bão đó có mong manh nhưng sẽ chiến thắng nếu ta tự tin vào bản thân.
    Tôi... có... thể thắp ước mơ của mình lên được rồi.
    Nguyễn Văn Nhị (ĐH Sư phạm TP HCM)
    theo vnexpress.net
    *** Nhân đọc bài viết của bạn này mà ký ức lại gợi về trong tôi, con đường tôi đi cũng gần giống bạn này ...tôi cũng phải nghỉ học 2 năm vì gia đình quá nghèo, và tôi cũng ước mơ được đến trường ...và tôi cũng học Bổ túc 3 năm hết 5 lớp từ lớp 8 đến lớp 12 , rồi tôi cũng ước mơ vào ĐH. Và tôi đã làm đc ... ko có gì gian khó nếu bạn có quyết tâm. ( Lời bình của tôi )
  8. cahophalong

    cahophalong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Chuyện của tôi:
    1 buổi tối, cách đây cũng khoảng gần chục ngày, trời cũng đã lạnh rồi, 2 vợ chồng cho con đi mua đồ ở đường Lê Chân. Lúc về đi qua đối diện đền Nghè, thấy 1 ông bác cũng đã già (vì tóc khá dài và bạc) ngồi dựa vào tường rạp Lê Văn Tám, mặc 1 cái quần đùi, 1 cái áo ngắn tay, đốt mấy tấm bìa các tông để sưởi ấm. Vợ mình nói: "Chẳng biết hồi thanh niên như thế nào mà bây giờ như thế kia?". Lúc đó mình cũng chỉ ừ hữ, kô nghĩ gì nhiều, rồi cũng quên luôn.
    Vài hôm sau, chở vợ đi đâu về, kô biết nghĩ vẩn vơ thế nào mà lại quay lại hình ảnh bác già đó. Rồi tự nhiên nhớ lại là cũng ông bác này, mùa hè, hôm 17-8, 2 vợ chồng đi mua áo sinh nhật cho cháu gái ở đường Cát Dài (gần ngã 4 Mê Linh), ngồi trên bậc cửa nhà cạnh cửa hàng, cũng mặc cái quần đùi đó, nhưng cởi trần. Lúc đó mình đứng trông xe ở ngoài 1 lúc, đã định về mang cái áo phông kô mặc nữa ra cho, nhưng đã kô làm đc ...
    Rồi lại nhớ ở nhà còn cái áo rét bảo hộ lao động mấy năm nay không dùng đến nữa, nên lại chạy qua đường Lê Chân tìm xem ông bác đó (mặc dù nghĩ rằng chẳng biết bác già còn ngồi ở đó, giờ này hay kô). Đúng là kô gặp.
    Về nhà thấy vợ đang đợi cơm, rồi hỏi đi đâu thế, bèn trả lời vòng vo, mãi rồi mới nói thật. Vợ chỉ bảo chắc giờ này phải đi kiếm ăn, tầm 9 rưỡi 10 giờ anh quay lại. Thế rồi mấy hôm sau cũng định đi giờ đó nhưng lại ngại trời lạnh, rồi mở cửa khoá cửa lích kích, nên cũng kô quay lại (mặc dù nhà mình ở đường Cát Dài, vài bước chân là ra đến đền Nghè). Chẳng hiểu mình thế nào nữa ...
    Năm mới đến rồi, cũng đặt ra những dự định mới, quyết tâm mới (nghĩ được là phải làm được), nhưng cũng chẳng biết có đi đến đâu kô!
  9. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa sống- ?oBó tay.com??​
    Con người ta rất khó có niềm tin nếu như nhìn vào những hiện tượng ?onói vậy mà không làm vậy?. Khi niềm tin đã mất tới "hai lần", mọi thang bậc giá trị dĩ nhiên rất dễ bị con người chà đạp, coi thường. Như những bàn chân, bàn tay đã vô cảm, nhẫn tâm chà đạp, vặt trụi không thương tiếc Phố Hoa.
    ?oĐói? văn hóa hay tính tư lợi bản chất.
    Quả thật, những ngày này, đọc trên báo chí, tôi thấy không còn đủ những từ ngữ để nói tới nỗi xấu hổ, sự phẫn nộ chê trách, và cả nỗi nhục nữa- về thái độ và văn hóa ứng xử của người Việt chúng ta, qua lễ hội Phố Hoa Tết Dương lịch 2009 mới đây tại Hà Nội.
    [​IMG][​IMG]
    Bưng cả chậu hoa về làm của riêng. Sẵn sàng đạp lên lên hàng rào, dẫm nát cỏ cây...
    Cái ?ovăn hóa vặt trụi? hoa anh đào ngày nào còn nguyên vẹn trong tâm cảm, làm sượng sùng thể diện của cả đất nước, trước sự kinh ngạc sau động thái giao hảo văn hóa thân tình của nước bạn láng giềng. Nay, cả nước lại được chứng kiến tận mắt lễ hội Phố Hoa, như cách gọi chua chát, mỉa mai, lễ hội Phá Hoa. Vâng, lễ hội phá hoa của một bộ phận những người sống ở Hà Nội, ở một t/p, một Thủ đô luôn được gọi bằng những từ ngữ đẹp, mỹ miều- người Hà Nội thanh lịch (!)
    Sự dự cảm, nỗi lo sợ mơ hồ của người viết bài này trước mỗi sự kiện văn hóa sẽ diễn ra, không còn là dự cảm, và mơ hồ nữa. Nó hiển hiện như những cánh tay thô bạo vặt, ngắt, nhổ, thậm chí bưng cả chậu hoa về làm của riêng. Hiển hiện như những bàn chân vô cảm, không hề xấu hổ, sẵn sàng đạp lên hàng rào, dẫm nát cỏ cây, chỉ vì sở thích làm đẹp riêng mình. Hay chính họ đang đạp lên những giá trị văn hóa tối thiểu- sống có sự tự trọng, có văn hóa trong một xã hội đang hô hào hướng tới sự văn minh.
    Hiển hiện như chính sự thật đáng lo này- cứ mỗi sự kiện văn hóa được tổ chức, được diễn ra, gắn với nó như hình với bóng, là một sự kiện ?ophản văn hóa?- tạo nên những cú sốc, những chấn thương tâm lý- khiến xã hội luôn bị ?osốc? phản văn hóa liên miên.
    Tôi không đồng ý với một nhận xét đầy sự ?ođộ lượng? của một người dân, vì ?ođói? văn hóa...Đúng là dân ta rất ?ođói?, do tầm, do tài của ngành chức năng. Nhưng chả lẽ cứ đói văn hóa thì cư xử vô văn hóa? Ngẫm cho kỹ, có thể thấy lễ hội phá hoa vừa qua, cũng chỉ là ?ocách ứng xử? bình thường như nhiều cách ứng xử, cách sống của người Việt lâu nay giữa cộng đồng, trong mọi hoạt động của đời sống.
    Khi cơn bão Gustav đổ bộ vào nước Mỹ, trên báo mạng có một bức ảnh chụp dân Mỹ đi sơ tán, khiến người viết bài này xem mà thấy chạnh lòng cho xứ sở mình. Hàng dãy dài ô tô con cứ xếp hàng nối đuôi nhau chạy trên con đường rộng. Nếu muốn, một chiếc xe nào đó có thể phóng vượt lên. Nhưng không, tất cả vẫn nối đuôi nhau tuần tự ngay trong những thời khắc khẩn cấp. Nhờ ý thức tôn trọng pháp luật và văn hóa ứng xử nơi công cộng, mà con người ta không làm tổn hại đến lợi ích của người khác (đồng loại), đồng thời, vô hình chung, xây dựng và củng cố thêm ?onếp gia phong quốc gia?, đẹp dần lên trong mắt các quốc gia khác.
    Chạnh lòng, vì nghĩ ngay tới những đường phố Hà Nội, đông cũng như hè, xuân cũng như thu, sáng cũng như chiều, phố nhỏ hay đại lộ, lúc nào cũng tắc nghẽn. Đành rằng, đất nước đang phát triển, giao thông không theo kịp là một nguyên cớ. Nhưng nguyên cớ quan trọng hơn, liệu có phải là cái cách tham gia giao thông đầy tính ?otư lợi? của người Việt chúng ta không? Mạnh ai nấy chen, chen xuôi chen ngược, không cần phải trái. Xe máy chen, xe đạp chen, xe thồ chen, đến cả ô tô con, ô tô khách, tắc xi?cũng chen. Đường ta, ta cứ đi, cứ chen, cứ lấn. Chỉ lợi ích đi đường của ta là trên hết. Ngay cả vỉa hè- không phải ?ođường ta?, nếu cần, ta cũng láu cá, cũng khôn vặt, leo lên để phóng, bất cần luật lệ.
    Chạnh lòng, vì nghĩ tới những bức tường của bất cứ ngôi nhà nào của Hà Nội như mắc bệnh ghẻ lở, với chi chít dọc ngang, trái phải?những dòng chữ ?oKhoan cắt bê tông?, những ?oKhoan giếng?, những quảng cáo ?oGia sư??như khoan, như cắt vào cái diện mạo, vào mỹ quan đường phố, nhưng các cơ quan chức năng, quản lý vẫn ?ongoảnh mặt làm ngơ?.
    Chạnh lòng, vì nghĩ tới vấn nạn tham ô, tham nhũng, ăn cắp của công?
    Chạnh lòng vì quá nhiều cái phải...chạnh lòng.
    Ngẫm cho kỹ, từ chuyện ứng xử văn hóa như phá hoa, vặt trụi hoa, chen lấn đi lại, bôi bẩn đường phố, xả rác, khạc nhổ lung tung ra đường?đến chuyện lối sống, cách sống có nguồn gốc của nó. Bé thì ăn cắp vặt, ăn trộm mớ rau, con gà, móc túi đồng loại, lớn thì ?omua quan, bán tước?, móc túi của dân, ăn cắp của công, tham ô, tham nhũng?trong số đó, có nhiều kẻ ?ođói? không, hay ngược lại, rất giầu có? Liệu đó có phải bắt nguồn từ một thói quen bản chất của một xứ sở nông nghiệp, của một nền tảng văn hóa khập khiễng trong một quốc gia đang phát triển: Sự tư hữu, tư lợi, cá nhân của con người?
    Tâm lý cá nhân đến độ người ta không chịu nhường nhau dù chỉ một câu nói. Tâm lý ấy đi cả vào thành ngữ dân gian: ?oCon gà tức nhau tiếng gáy?. Đi vào đời sống: Bậc tam cấp hay cái nền nhà của nhà anh không thể cao hơn nhà tôi. Và đi ra xã hội: Anh lấy làm của riêng được, sao tôi không lấy được? Chỉ cần thấy có tý lợi, dù cỏn con, là con người ta sẵn sàng hành động, vì tính tư lợi. Chỉ cần một người dám làm, là lập tức, cả đám đông ?oA la sô?, không sợ xấu hổ, bất cần luật pháp, coi thường mọi giá trị chuẩn mực của nếp sống và hành vi văn hóa. Có những người hái hoa xong, là vứt bỏ, vì chẳng biết để làm gì(!)
    Niềm tin và các thang bậc giá trị
    [​IMG]
    Đương nhiên, sự tư lợi là bản năng của con người ở bất cứ quốc gia nào, của ngay đứa trẻ khi bắt đầu có chút nhận thức và ý thức.
    Sẽ có câu hỏi: Tại sao có những nước nông nghiệp láng giềng trong khu vực, nghèo như nước ta, con người ta cũng vốn có sự tư lợi như bản năng giống loài, lại không xử sự vô văn hóa như vậy, không ăn cắp, ăn nẩy đến như vậy?
    Câu trả lời: Vẫn là chính sách ?ohướng đạo? đúng, luật pháp công bằng và nghiêm minh. Con người ta có niềm tin vào sự tử tế, vào lẽ phải, sẽ dẫn đến sống có đạo lý, biết sợ luật pháp, và cả luật ?onhân ?"quả?.
    Đã có rất nhiều ý kiến phê phán, mổ xẻ sự kiện phá hoa, trong đó, không ít ý kiến đổ lỗi cho giáo dục. Điều đó không sai, và giáo dục cũng là ?ogót chân A- sin? dễ thấy nhất. Thế nhưng, xin đừng quên rằng, giáo dục ở một số nước nghèo trong khu vực, đâu đã phát triển, nhưng sao con người ta lại hướng thiện được, lại không ăn cắp vặt và ăn cắp lớn? Như vậy, đổ lỗi cho giáo dục, đúng mà không đủ.
    Xin đừng quên rằng, giáo dục tuy rất quan trọng cũng chỉ là một nguồn lực, một thành tố của xã hội, chịu tác động, ảnh hưởng rất lớn của xã hội. Xin đừng quên rằng, đứa trẻ sống với nhà trường nhiều lắm là 4-5 tiết học, nhưng sống với gia đình, với xã hội cả cuộc đời.
    Sản phẩm của giáo dục, chưa thành chính phẩm đã đành, nhưng bước ra khỏi cổng trường, rất có thể, nó xuống hạng, trở thành thứ phẩm trong quá trình sống và trưởng thành. Bởi ?otrường đời? có khi không chỉ phá vỡ những cái tốt còn bấy bớt, tiềm ẩn trong con người, mà có khi còn ?odạy ngược?, làm đảo lộn mọi giá trị. Không chỉ tìm ở trường học- giáo dục, xin hãy tìm chính nguyên cớ ở trường đời- xã hội.
    Xã hội chúng ta có không ít những cuộc vận động, những phong trào "hướng đạo" cho con người. Nhưng dường như sự "hướng đạo" ấy chỉ mang tính chất hô hào, khuyếch trương, nên tiếc thay, những khẩu hiệu đẹp, những ngôn từ đẹp cứ trượt đi như "nước đổ lá khoai", không đủ sức thấm vào nhận thức để từ đó điều chỉnh hành vi con người. Trong khi, văn hóa là hướng đạo kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, là "mưa dầm thấm lâu", và quan trọng hơn, văn hóa còn là sự làm gương của những người lớn.
    Con người ta rất khó có thể sống tốt, nếu như ngày ngày luôn được nghe những thông tin, hôm nay, ông này tham nhũng; ngày mai, ông kia chơi bời cờ bạc bằng tiền đi vay của quốc tế, ngày kìa, ông nọ..chiếm dụng đất công thành của riêng?mà pháp luật lại không đủ mạnh (hay không đủ minh bạch và công tâm) để răn đe. Con người ta rất khó có niềm tin nếu như nhìn vào những hiện tượng ?onói vậy mà không làm vậy?. Khi niềm tin đã mất tới "hai lần", mọi thang bậc giá trị dĩ nhiên rất dễ bị con người chà đạp, coi thường. Như những bàn chân, bàn tay đã vô cảm, nhẫn tâm chà đạp, vặt trụi không thương tiếc Phố Hoa
    Tôi thật sự tâm đắc về nhận xét của một giáo sư người Việt ở Singgapo: ?oNếu thấy người dân xem thường chính quyền thì phải xem lại đức hạnh của quan lại; nếu thấy người dân không tuân thủ luật pháp thì phải xem lại ý thức thượng tôn công lý của hệ thống; nếu thấy người dân hay trí trá thì phải xem lại sự thành tâm và tín nghĩa của người lãnh đạo; nếu thấy người dân hay mê tín dị đoan thì phải xem lại tính minh bạch và công tâm của cơ chế.?
    Nhưng cũng hy vọng, ở thái độ kiên quyết mới đây của chính quyền thành phố: Sẽ có chế tài nghiêm khắc xử lý mọi hành vi vô ý thức và vô văn hóa như đã diễn ra trong lễ hội Phố Hoa vừa qua. Điều đó tuy muộn nhưng còn hơn không!
    Và mong hơn, không phải chỉ là một giải pháp tình thế, luôn ?ochạy? theo các?cú sốc" phản văn hóa, giải quyết các hệ lụy khi mọi sự đã rồi. Quan trọng là " Ý thức thượng tôn công lý của hệ thống". Từ quan chức tới thường dân.
    Nhất là khi lễ hội Hoa đăng Tết âm lịch Kỷ Sửu lại sắp nở.
    Liệu chính quyền t/p có một lần nữa ?oBó tay.com??
    Và ..."Bó tay. com" với tất cả những hành vi, ứng xử, lối sống thiếu văn hóa khác đã thành thói quen, thành tính cách, thành "Văn hóa người Việt"?
    ( Theo Vietnamnet )
    Được royalgia sửa chữa / chuyển vào 20:37 ngày 10/01/2009
  10. ModBoxHp

    ModBoxHp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    90
    Chữ NHẪN
    [​IMG]
    [​IMG]
    " Có khi nhẫn để yêu thương
    Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
    Có khi nhẫn để chuyển vần
    Thiên thời địa lợi nhân tâm hiệp hoà
    Có khi nhẫn để vị tha
    Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù
    Có khi nhẫn tỉnh giả ngu
    Hơn hơn thiệt thiệt, đường tu ai tường
    Có khi nhẫn để vô thường
    Không không, sắc sắc, đoạn trường trần ai
    Có khi nhẫn để tăng tài
    Khôn khôn, dại dại, nào ai tránh phòng
    Có khi nhẫn để khoan dung
    Ta vui, người cũng vui cùng có khi
    Có khi nhân để kiên trì bền gan
    Có khi nhẫn để an toàn
    Có khi nhẫn đẻ rõ ràng đúng sai
    Bạn bè giao thiệp nào ai
    Có khi nhẫn để kính người trọng ta
    Kể ra cũng kho đó mà
    Chữ TÂM chữ NHẪN xem ra cũng gần"
    -ST-​

Chia sẻ trang này