1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng đọc và suy ngẫm: về hiện tượng tìm mộ bằng ngoại cảm

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi thutrang_bkn, 26/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thutrang_bkn

    thutrang_bkn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Cùng đọc và suy ngẫm: về hiện tượng tìm mộ bằng ngoại cảm

    Cuộc sống cứ tiếp nối, nhiều khi giật mình nhìn lại thấy thời gian qua nhanh quá. Có nhiều điều cùng muốn chia sẻ với mọi người mà không có cơ hội, đành mượn bài báo này để mọi người cùng đọc và bày tỏ quan điểm của mình.

    Bài văn gây xôn xao cư dân mạng

    ?oBạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại...?

    Bài văn được 9 điểm cộng của cô bé lớp 10 văn, Hà Minh Ngọc
    Đây là trích đoạn bài văn của một học sinh lớp 10 tên là Hà Minh Ngọc được post lên trang hanheldvn.com đang gây xôn xao cư dân mạng.

    Những ngày qua, cư dân mạng hết sức quan tâm đến bài văn của một học sinh lớp 10 được post lên trang hanheldvn.com và các blog (một dạng nhật ký trên mạng).

    Điều lạ không phải vì bài văn đạt điểm 9+, cũng không phải vì hành văn ấn tượng lạ ở chỗ là lời tâm sự của giáo viên với cô học trò nhỏ là tác giả bài văn.

    Những tâm sự trong bài viết của Ngọc nhận được nhiều cộng hưởng. Tại trang www.hanheldvn.com, Teddybear viết: ?oAi bảo giới trẻ bây giờ quên tiếng Việt??. Hepza thì ngắn gọn: ?oTuyệt! Cám ơn cô bé Minh Ngọc, cám ơn cô giáo??.

    Trên blog của ZoomNews (người đầu tiên post bài văn này lên) cũng có khá nhiều ý kiến chia sẻ. Các blogger ngạc nhiên về đề văn, thán phục cách học văn của Minh Ngọc.

    Và lớn hơn, như LeE nói: ?oVô tình, mình có dịp nhận định lại cuộc sống của mình?.

    Trong lúc cả nước đang nói về việc thay đổi cách dạy học, ra đề, chấm bài tập làm văn thì đề văn và bài viết này rất đáng suy nghĩ.

    Đề bài:

    Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em

    Bài làm

    Bản chất của thành công

    Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy giành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

    Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu? đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên ?ochiến trường? bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ ?ođoá hồng? của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

    Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

    Sau mỗi mùa thi đại học, có bao ?osĩ tử? buồn rầu khi biết mình trở thành ?otử sĩ?. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì ?" hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.

    Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

    Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá - học - của - một- người ?" cha.

    Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: ?oChăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn?. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

    Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

    Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich ?" ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho ?ođội bóng? của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!

    Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: ?oCuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi?. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.
  2. muathu05

    muathu05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong bài văn của cô bé lớp 10 cảm thấy mình đã bỏ phí nhiều thứ. Mình đã như thế nào nhỉ, luôn không bằng lòng với bản thân mình, phải nhờ bố mẹ refresh tinh thần ?, lẽ ra mình phải biết trân trọng những gì mình đang có hơn. Có lẽ phải xem lại một chút quan niệm của bản thân về cuộc sống, về thành công . Mình muốn được nói ?oNgọc ơi, cảm ơn em?.
  3. gaumeodangyeu

    gaumeodangyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2006
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Về bài văn này em mới nghe mấy thầy bên khoa em ( khoa Văn) nói hôm qua. Các thầy khen nhiều lắm. Đọc thấy tâm đắc thật.
  4. chamthao

    chamthao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Với cách nghĩ như vậy cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Người ta quen đòi hỏi mọi thứ phải thật hoàn thiện nên luôn thấy mình chưa thành công. Nhưng như vậy cũng đâu phải là xấu vì ta chưa thành công ta phải tiếp tục phấn đấu, phải luôn không ngừng cố gắng. Phải không nhỉ?
  5. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Hì, sáng mới đọc vì thấy nhiều người nói đến quá. Ai ngờ về đây đã thấy có trong BOX nhà mình rồi, đúng là khi đọc xong thấy có một chút gì đấy thấy mình không phải với bản thân mình, khi mà cứ theo đuổi những mục tiêu rất xa vời và không thực tế. Nhớ lời một danh nhân nói: Người tham vọng là người khổ nhất vì họ không bao giờ bằng lòng với những gì mình đang có, để rồi lúc nào cũng sống trong rằn vặt. Sống phải có tham vọng, phải có ước mơ thì mới vươn lên cao hơn, xa hơn được, nhưng cũng phải biết trân trọng những gì mình đang có. Chuyện xưa kể rằng: Khổng Tử và học trò đi ngao du các nước, trên đường họ gặp một ông lão sống trong túp lều tranh đang nói cười rất vui vẻ. Khổng Tử mới hỏi ông lão: Ông nghèo vậy sao vẫn vui vẻ thế. ông lão trả lời; Tôi các các lí do sau để luôn vui
    - Trong các loài thì loài người là tuyệt nhất, tôi là con người
    - Trong xã hội người nam giới được tôn trọng hơn phụ nữ, tôi là năm giới
    - Khi cha mẹ sinh ra, nhiều người bị tật, đui què,khổ sở, tôi sinh ra được lành lặn
    - Tôi được phúc trời sống khoẻ mạnh đến ngày hôm nay, chả lí gì mà tôi phải buồn khổ
    Những chân lí rất đơn giản vậy thôi nhưng trong xã hội này có bao nhiêu người nhận ra và ứng dụng nó trong cuộc sống đâu.
    Mỗi người có một mục tiêu cho cuộc đời, hãy cố gắng đạt được nó. Nhưng cũng đừng quên trân trọng những gì mình đang có.
  6. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Bài văn gây xôn xao TP Vinh

    - Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần vào sáng thứ hai vừa qua, thầy giáo Lê Trần Bân, phó hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Vinh, Nghệ An) đã đứng dưới cờ phát biểu cảm nghĩ và đọc bài văn của em Nguyễn Thị Hậu, cả sân trường xúc động lặng im.
    Nguyễn Thị Hậu, học sinh lớp 10A2, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An - Ảnh: Đắc Lam

    "Thầy Bân đọc được nửa bài văn quá xúc động nghẹn lời, ngân ngấn nước mắt. Chúng tôi đều rưng rưng, mến phục thương em Hậu và thôi thúc chúng tôi sống và giảng dạy tốt hơn. Từ nay vào các buổi lễ chào cờ đầu tuần chúng tôi chọn lọc những đề văn và bài làm hay đọc dưới cờ để nhân lên sự yêu thích văn chương của học sinh" - thầy Võ Tuấn Thiện, hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, cho biết.
    Ngay sau đó từ học sinh, giáo viên các trường trên địa bàn TP Vinh cho đến bà bán nước bác xe ôm đã photo bài văn, chuyền tay nhau đọc. Cứ thế bài văn nhân thêm nhiều bản, và chuyền về tận các huyện...
    Nguyễn Thị Hậu - học sinh chuyên Toán lớp 10A2 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An - chỉ có 45 phút ngồi trên lớp học để viết lên bài văn này. Bài văn với gần 1.500 từ trên bốn trang giấy kiểm tra ướt nhoè nước mắt của Hậu khi làm bài.
    Bóng dáng người bố yêu thương hiện lên trang văn, người đọc đường như thấy một chút bóng dáng người bố thân yêu của mình và thôi thúc nuôi dưỡng ước mơ và thúc giục sống tốt hơn.
    Bài làm văn của em đã viết lên cảm nghĩ chân thực về người cha thân yêu làm nghề xe lai, nhưng bị căn bệnh quật ngã ra đi, khá xúc động.
    Đề bài: ?oEm hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu nhất?
    Bài làm:
    Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
    Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
    Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
    Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
    Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
    Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
    Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
    Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
    Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
    Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng?
    Lời phê của cô giáo Phan Thị Thanh Vân:
    ?oEm là một người con ngoan, bài viết của em đã làm cho cô rất xúc động.
    Điều đáng quý nhất của em là tình cảm chân thực và em có một trái tim nhân hậu, em đã cho cô một bài học làm người.
    Mong rằng đây không chỉ là trang văn mà còn là sự hành xử của em trong cuộc đời?.
    Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
    Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.
    Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.
    Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc ***g chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với ?otử thần?, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
    Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
    Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
    Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình. NGUYỄN THỊ HẬU
    (Lớp 10A2, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An)
    Theo tuổi trẻ


  7. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.
    Bia mộ Xa Diễm với dòng chữ: "Con đã từng được sống và con rất ngoan".
    Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm".
    Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng bao giờ có cô nào chịu lấy cha nữa.
    Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa ngáp ngáp vừa khóc thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!".
    Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo.
    Vào học lớp Một, Xa Diễm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm.
    Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia).
    Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng.
    Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.
    Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự
    Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".
    Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra.
    Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.
    Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.
    Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ Thành Đô buổi chiều, thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.
    Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động.
    Có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé.
    Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái.
    Xa Diễm chịu đựng đợt hóa trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn.
    Sự kiên cường của đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hóa trị, đường ruột và dạ dày sẽ phản ứng kịch liệt, thời gian đầu mới hóa trị, mỗi lần Xa Diễm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không.
    Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".
    Hai tháng hóa trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hóa... lần nào cũng "hung hóa cát".
    Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.
    Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hóa chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khỏe Xa Diễm càng kém.
    Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: - "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?".
    "Bởi vì họ đều có lòng tốt!"
    - "Dì ơi, con cũng làm người tốt".
    "Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương".
    Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con...".
    Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc".
    Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn.
    Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì.
    Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới.
    "Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con.
    Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn...".
    Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.
    Con đã từng được sống, con rất ngoan
    Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.
    Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.
    Trên bia mộ, một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: "Con đã từng được sống, con rất ngoan! (30/11/1996 - 22/8/2005)".
    Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ".
    Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt.
    Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy giụa giữa sự sống và cái chết.
    Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hãy yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!".
    (Tiền Phong)
  8. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc khá nhiều bài viết về vấn đề tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm, thấy viết rất hay. Bỏ qua những gì về mê tín dị đoan thì thấy đây là một hiện tượng rất thú vị cho đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa lý giải nổi. Nhưng nổi bật lên ở đây là tính nhân văn, đó là tấm lòng của các nhà ngoại cảm, của những người đang sống với những người đã khuất và cả người chết với ngưòi còn sống. Và một niềm tin về luật nhân quả, sống tốt sẽ được báo đáp. Tôi xin trích ra đây một số câu chuyện cho mọi ngừoi cùng tham khảo
    Chị Năm Nghĩa tìm mộ liệt sỹ với khả năng đặc biệt
    Sự tuyệt diệu và bí ẩn của tuần lễ đi tìm mộ liệt sĩ với cô Năm Nghĩa ở Kông Tum (tháng 6/2004).
    Cô Vũ Thị Minh Nghĩa - thường gọi là Cô Năm Nghĩa -, không chỉ có ?okhả năng đặc biệt ?o trong việc tìm mộ Liệt Sỹ, mà còn là người đức độ, bình dị, trực tiếp cùng các gia đình tìm được hàng ngàn hài cốt Liệt sỹ ở khắp mọi miền đất nước ( cả trên đất bạn Lào, Cămpuchia...). Với khả năng và đức độ ấy, cô Năm Nghĩa đã đưuợc Liên hiệp Khoa học Công Nghệ Tin học ứng dụng UIA, Viện khoa học hình sự ?" Bộ công an, Trung tâm bảo trợ văn hoá kỹ thuật truyền thống (RCTCT) mời tham dự ?o Chương trình khảo nghiệm khoa hoc nghiên cứu khả năng đặc biệt của con nguười và ứng dụng trong việc tim mộ liệt sỹ thất lạc?.
    Cô đã được nhiều người viết bài đưa tin ca ngợi trên các báo chí và truyền hình. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nêu những chứng kiến trực tiếp tai nghe, mắt thấy trong một chuyến đi tìm mộ Liệt sỹ cùng các gia đình, nhằm cung cấp thêm thông tin cho những ai quan tâm đến nghĩa cử đối với những người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
    Chuyến đi Kon Tum tìm hài cốt Liệt Sỹ tháng 6 năm 2004 của chúng tôi có 4 gia đình ở Đồng Nai và Bà Rịa ?" Vũng Tàu, cả 4 gia đình đều có niềm tin sẽ tìm đưuợc hài cốt ngưuời thân , bởi thông tin các Liệt Sỹ ( Qua cô Năm Nghĩa cho biết) là khá chi tiết và cụ thể. Liệt Sỹ Nguyễn Đức Tâm, chồng chị Bùi Thị Ngoạt ở phường Tân Hiệp TP Biên Hoà tỉnh Đồng Nai và Liệt Sỹ Hoàng Văn Trọng, bố của anh Hoàng Văn Thọ ở xã Bình ba huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa ?" Vũng Tàu. Hài cốt hai Liệt Sỹ đã được quy tập vào Nghĩa Trang Thị xã Kon Tum, mộ là vô danh, nhưng được Liệt sỹ chỉ dẫn tường tận, có cô Năm Nghĩa hỗ trợ hướng dẫn và được địa phương quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, cả hai Liệt Sỹ đều đã được đặt bia Liệt Sỹ. mang lại niềm vui hạnh phúc cho các Liệt Sỹ và cho cả những nguời thân của gia đình.
    Sau đây xin dành thời gian giới thiệu quá trình tìm hai mộ Liệt Sỹ còn nằm ngoài bìa rừng và trong rẫy nhà dân:
    Liệt Sỹ Đoàn văn Cờ: Sinh năm 1938, quê ở Bình Minh, Kiến Xương, Thái Bình, hy sinh năm 1969 tại chiến trường phía Nam, trên địa bàn huyện 40 tỉnh Gia Lai Kon Tum. Người đi tìm là em gái Đoàn Thị Duyên và em rể Nguyễn Minh Châu, ở 84 Bà Huyện Thanh Quan, TP Vũng Tàu. Thông tin được Liệt Sỹ chỉ dẫn trước ( thông qua người phiên dịch là cô Năm Nghĩa ): từ trung tâm huyện Đắc Tô tới khu vực mộ anh ở ngoài rừng là khá xa, phải qua những cái cầu, cống và những nhà Rông của đồng bào dân tộc như thế nào... Anh còn chỉ rõ : Mộ chôn phía tây một con suối, vị trí mộ cách con suối khoáng 20 bước chân, đầu hướng phía núi, chân quay phía suối. Sau 35 năm, mộ đã bị nước mưa sói mòn, không còn dấu vết nấm mồ, nhờ đất đồi cứng mà chưa bị cuốn mất mộ. liệt sỹ chỉ dẫn tiếp:
    Trên mộ có những cây cỏ mắc cỡ trổ hoa màu tím , tấm vải bạt bố lúc chôn , hiện có mảnh nổi trên mặt đất. Mộ anh ở vị trí đầu tiên, kế đó phía bên trái còn có 4 ngôi mộ Liệt Sỹ nữa.
    Anh còn thúc dục : các em hãy nhanh chóng đưa anh về, mùa mưa này chắc anh không trụ nổi nữa, nước có thể cuốn trôi hài cốt các anh xuống suối. Anh còn dặn : Khi đi tìm cứ vào đơn vị bộ đội ở huyện hỏi, sẽ có người dẫn chỉ đường, chứ mình biết đâu mà tìm.
    Nghe anh nói, ai cũng vui mừng. Lần theo những thông tin ấy, với sự hỗ trợ của cô Năm Nghĩa, đoàn đã tiến hành đi tìm. Ngày đầu đoàn vào Trung đoàn 66 tại KonTum trình bày các thông tin, ban chỉ huy trung đoàn đã hướng dẫn đoàn tới trung đoàn 24 ở Đắc Tô, nơi đơn vị anh Cờ chiến đấu trước đây. Tới trung đoàn 24 đã quá trưa, nhưng vẫn được trung đoàn đón tiếp rất chu đáo. Sau khi nghe chúng tôi trình bày việc đi tìm mộ Liệt Sỹ, ban chỉ huy trung đoàn đã cử đồng chí đại uý Đào Quốc Phòng - Đại đội trưởng trinh sát cùng đi với đoàn. Bằng nghiệp vụ chuyên môn, anh Phòng đã xác định khu vực mộ trên bản đồ cách đơn vị hơn 40km ở Ngọc Hồi, khu vực ngã ba Đông Dương. Đường từ đơn vị tới khu vực ấy rừng núi trùng điệp, thế mà anh Phòng vẫn đưa đoàn tới địa điểm chính xác một cách bất ngờ. Tại đây cả khu vực chỉ là đồi núi nương rẫy mênh mông, không một nấm mồ nào có mô đất gọi là mộ. Anh Phòng, cô Năm và cả đoàn tìm quanh khu vực khá lâu và vất vả. Nhờ linh cảm đặc biệt của cô Năm, đã phát hiện được ngôi mộ như những thông tin anh Cờ đã nói. Kế mộ anh, bên trái cũng có ngôi mộ như anh Cờ đã cho biết trước. Đúng là chỉ có bộ đội dẫn đường mới thấy, nhiều ý nghĩ cứ vơ vẩn trong đầu tôi, sao anh Cờ chỉ được đơn vị bộ đội này, chẳng lẽ các Liệt Sỹ lại ?ođiều động? được cả công việc của đơn vị bộ đội như vậy chăng???. Tôi báo tin về cho gia đình tôi biết, cả nhà đều mừng rỡ, con dâu cả vui mừng gửi ngay tin nhắn ?o Vậy hả bố, thật là một sự tuyệt diệu và bí ẩn?.
    Ngày hôm sau cả đoàn chúng tôi đã tiến hành bốc hài cốt anh Cờ với cả niềm vui phấn khởi. Mộ anh, xương tuy đã mục nát, nhưng những vật kỷ vật của anh vẫn còn : tấm vải bạt bó anh lúc hy sinh, vẫn gắn bó với anh - là cái chiếu anh nằm qua 35 năm sương gió- cái bình tông đựng nước uống của anh ( vật dụng của anh hàng ngày) vẫn còn được cái quai nhựa. Hài cốt và những kỷ vật ấy, tuy không còn nhiều, nhưng đủ làm an ủi gia đình, họ hàng qua bao năm chờ mong. Hài cốt anh đã được đưa về quê ở Thái Bình, được địa phương tổ chức lễ đón nhận hài cốt Liệt Sỹ rất trọng thể, và được an táng tại nghĩa trang liệt sỹ huyện nhà. Bà con quê hương tới viếng thăm, được chứng kiến xem toàn bộ quá trình tìm kiếm, bốc hài cốt qua các thước phim ghi trực tiếp và những tấm hình chụp, đều xúc động, rất nhiều người ca ngợi cô Năm Nghĩa về khả năng đặc biệt, về tính kiên trì và lòng thiết tha vì nghĩa cử với các Liệt Sỹ. Những gia đình có Liệt Sỹ chưa tìm thấy mộ đều mong mỏi tìm gặp được cô Năm Nghĩa, để có thể đi tìm được hài cốt Liệt Sỹ của gia đình mình .
    Tìm Liệt Sỹ Nguyễn Ngụ - khó khăn và kỳ tích bất ngờ:
    Quê Liệt sỹ ở xã Đức Hương, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Hy sinh năm 1965 tại chiến trường phía nam . Người đi tìm: Con gái Nguyễn Thị Huệ, con rể Hoàng Văn Chí, hiện ở xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thông tin ông Ngụ về báo rằng ( qua người phiên dịch là cô Năm Nghĩa ) : Ông hy sinh ở chiến trường Gia Lai ?" KonTum, phần mộ còn ở phía tây thị xã KonTum, cách thị xã khoảng 2km, mộ nằm trên rẫy nhà bác Hai Tân, Trên rẫy bác Hai Tân chỉ có một ngôi mộ . Đoàn đã dò hỏi ra khu vực ông Ngụ cho bết là Phường Nguyễn Trãi, đoàn tới đặt vấn đề với ông chủ tịch UBND phường. Mọi người đều hăng hái, nhiệt tình với trách nhiệm cao, đã tiến hành rà soát phát hiện có hai người tên Tân, nhưng không có rẫy. Mặc dù vậy chúng tôi vẫn đặt vấn đề nhờ phường tiếp tục tìm giúp, giữ liên lạc bằng điện thoại trong khi đoàn đi tìm hài cốt Liệt Sỹ Đoàn Văn Cờ.
    Trong thời gian đoàn lên Đắc Tô - Tân Cảnh chúng tôi nhận được điện của anh Dương báo đã tìm được hai ông Tân ở xã Đoàn kết ( trước đây thuộc phường Nguyễn Trãi). Trong đó nhà bác Hai Tân có rẫy, trên rẫy cũng có một ngôi mộ như chỉ dẫn . Cả đoàn chúng tôi vui mừng không sao kể xiết. Hoàn thành nhiệm vụ tìm hài cốt Liệt Sỹ Đoàn Văn Cờ, chúng tôi trở lại KonTum cùng ông Dương tới thẳng nhà Hai Tân. Được Hai Tân trao đổi rất tâm huyết, ông khẳng định những thông tin về ngôi mộ trên rẫy nhà ông là đúng như đoàn đã nêu, rẫy nhà ông mua của nguười khác, khi mua đã có ngôi mộ này, nhưng ngôi mộ có chủ , chủ ngôi mộ hiện còn sống là vợ và con, hàng năm vẫn ra cúng viếng, đắp mộ thắp nhang.
    Từ lúc này trong đoàn đi có những nhận định khác nhau về những thông tin của ngội mộ này, nhưng đều có chung ý nghĩ ngôi mộ ấy chắc là của liệt sỹ Nguyễn Ngụ còn quan hệ của người chủ ngôi mộ này với người đã khuất cũng có những giả thiết giống nhau. Riêng hai anh em Chí và Huệ khẳng định đó là mộ bố rồi, một mực yêu cầu mọi người can thiệp để đưa hài cốt bố về, chứ nhất định không chịu về, vì bố đã mách bảo kỹ trước khi đi. Cô Năm Nghĩa bình tĩnh trấn an tư tưởng gia đình và những người trong đoàn: ?o vấn đề mồ mả phải hết sức thận trọng, tranh chấp về đất đai con dễ giải quyết, còn tranh chấp mồ mả là rất phức tạp, phải bình tĩnh, cần có thời gian tìm hiểu kỹ mới đi đến kết luận được?. Hai anh em vẫn không chịu, chúng tôi tìm giải pháp đến nhà Đức Tân (là người thứ hai có tên Tân) tìm hiểu thêm. Nhà Đức Tân cũng có vườn khá rộng, có quán cà phê giải khát tương đối lớn. Đức Tân vắng nhà, chúng tôi quan sát vườn không hề có ngôi mộ nào.
    Tại quán Đức Tân có cuộc tranh luận xoay quanh ngôi mộ trên rẫy Hai Tân, nhiều ý kiến nói là nên tạm dừng ở đây, nhờ anh Dương và chính quyền địa phương tìm hiểu nguồn gốc ngôi mộ này. Song cô Huệ và anh Chí vẫn rất thổn thức, bồn chồn, buồn bã, có ý giận dỗi gay gắt cả với anh em trong đoàn. Hai anh em nói là quyết ở lại làm rõ, không tìm được mộ bố thì không về. Nhiều ý kiến phân tích giải pháp, an ủi, trong đó cô Năm Nghĩa với tình cảm chân tình, cô khẳng định : các em phải thật bình tĩnh, nếu ở lại mà giải quyết được, dù có thêm 5 ?" 7 ngày chị cũng sẵn sàng ở lại với các em.
    Câu nói của cô Năm Nghĩa chứa đựng biết bao tình thương yêu đầy trách nhiệm không chỉ với người thân đi tìm, mà còn nói lên cả bao tâm huyết đối với các liệt sỹ. Sau khoảng thời gian tranh luận, chúng tôi thống nhất phương án nên trực tiếp tới thẳng gia đình chủ ngôi mộ, làm sáng tỏ.
    Khi tới gia đình này, vợ và con chủ nhà khẳng định đó là ngôi mộ của gia đình, ông mất năm 1974, trong khi liệt sỹ Ngụ mất năm 1965. Nhiều người trong đoàn tưởng chừng như đã thất vọng, song vẫn kiên trì làm rõ và thật bất ngờ, gia đình cho hay trong khi mai táng mộ ông,ở cạnh ngôi mộ của gia đình, đã có một ngôi mộ, không biết của nhà ai, từ đó cũng không thấy có người trông nom, lúc đầu có mộ, nhưng dần dần đất lấp phẳng phía dưới chắc chắn còn mộ, mọi người trong chúng tôi thở phào nhẹ nhõm .
    Nhưng để chắc chắn có cơ sở hơn, chúng tôi tiếp tục tới gia đình người bán đất cho gia đình Hai Tân, gặp cụ già trên 80 tuổi, cụ khẳng định: Không phải mộ của gia đình tôi, trong chiến tranh họ chôn không biết từ ngày nào, chỉ biết có mộ và không thấy ai nhận từ lâu rồi . Tới lúc này chúng tôi nhẹ nhõm yên tâm là mộ ông Ngụ ở cạnh ngôi mộ kia. Chúng tôi đã mời các gia đình, chính quyền địa phương và bà con các gia đình xung quanh chứng giám việc khai quật ngôi mộ bên cạnh ấy.
    Mọi người tham dự tại hiện trường đều trầm trồ ca ngợi người nào tìm ngôi mộ quá tài giỏi, họ đâu có biết chính là cô Năm Nghĩa, người đang tự tay đào khai quật mộ cũng chính là người phát hiện. Những người trong đoàn cũng không ngờ, được chứng kiến những thông tin do liệt sỹ Nguyễn Ngụ cho biết (qua cô Năm Nghĩa )lại có mức độ chính xác đến như vậy.
    Hài cốt liệt sỹ Nguyễn Ngụ đã được đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai, gần nơi các con ông sinh sống. Sự thật trong suốt quá trình đi tìm mộ liệt sỹ Nguyễn Ngụ đã được quay phim, ghi hình khá đầy đủ, là minh chứng sống có giá trị trước hết cho gia đình dòng tộc của liệt sỹ Nguyễn Ngụ, đồng thời cũng là nhứng tư liệu thực tế có thể cung cấp cho các nhà khoa học đang quan tâm nghiên cứu.
    Chúng tôi, các gia đình trong chuyến đi tìm hài cốt liệt sỹ trên đây, xin bày tỏ lòng mến phục và ngưỡng mộ cô Năm Nghĩa và các nhà ngoại cảm do 3 cơ quan ( là Liên hiệp Khoa học UIA, Viện khoa học hình sự Bộ Công an, Trung tâm bảo trợ Văn hoá kỹ thuật truyền thống )đang bảo trợ và quản lý. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, với sự quan tâm của Đảng,Nhà nước, cán bộ ngành TW và trực tiếp là lãnh đạo các địa phương, cô Năm Nghĩa và các đồng nghiệp trên lĩnh vực có tính huyền thoại còn nhiều bí ẩn mới mẻ này sẽ tiếp tục hỗ trợ các gia đình tìm được nhiều hài cốt liệt sỹ, góp phần làm giảm nỗi đau mất mát của biết bao gia đình liệt sỹ .
    Nguyễn Minh Châu
    Nguyên chuyên viên cao cấp
    Văn phòng tỉnh uỷ Bà Rịa- Vũng Tàu
    ( theo timnguoithan.net)
    Được hoangnari sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 30/03/2007
  9. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Đỗ Bá Hiệp người có khả năng ngoại cảm
    Mùa hè năm 1987, nhân lễ 49 ngày mẹ vợ tôi, tôi cùng gia đình về thắp hương cụ ở Lai Xá, Hoài Đức. Trên một chuyến xe cách đấy 49 ngày, tôi gặp anh Đỗ Bá Hiệp, anh đã báo tin với tôi ?oTối nay cỼ/td>
    Lời đoán đúng 100% làm tôi suy nghĩ, Hôm nay trên xe trở về Hà Nội anh Hiệp lại làm cho tôi một bất ngờ thứ hai sau khi anh hỏi tôi một câu:
    - Mộ bố anh mất rồi phải không?
    - Đúng, ba anh em tôi đã tìm mộ cụ suốt ba năm qua mà không thấy, dù rằng nơi đó từ năm 1952 đến nay (1987) duy nhất chỉ có mộ bố tôi. Tôi vừa trả lời cũng vừa bàng hoàng.
    ?oTôi sẽ tìm giúp anh?. Anh Hiệp tiếp lời. Suốt từ tháng 4 năm 1987 đến tháng 7-1988, không ít hơn ba lần, anh Hiệp luôn giục tôi về quê tại Thanh Hoá.
    Tôi là người có hiểu biết nhất định về khoa học cơ bản, có tuổi đời cũng đủ để nhận biết được điều gì là mê tín dị đoan, điều gì mà trình độ của khoa học hiện đại còn phải chấp nhận để tiếp tục khám phá.
    Để có niềm tin chắc hơn, tôi tự đặt ra hai test đối với anh Hiệp: Tôi nhờ anh xác định hai điều sau đây:
    + Vị trí ngôi mộ bố tôi ở đâu?
    + Hình dạng bố tôi năm 1952-khi cụ qua đời như thế nào?
    cả hai điều này, anh Hiệp đã nói và bốn anh em chú cháu chúng tôi đều xác nhận là đúng, đặc biệt khi đem so với ảnh của bố tôi trước lúc cụ mất.
    Về sau trong những dịp cùng đi với anh Hiệp tìm giúp mộ của những người ở khắp nơi đến nhờ anh, tôi đều gợi ý cho họ chỉ cần hỏi anh Hiệp hai điều đó. Suốt trong 10 năm liền (1987-1997), đã có gần 100 lần tôi cùng đi với anh Hiệp ở khắp các miền Trung, Nam, Bắc, ra tận cả Côn Đảo, gặp và giúp đỡ mọi đối tượng từ cán bộ Tỉnh uỷ, Thành uỷ, đến người dân bình thường hoặc CBCNV nhà nước. Chúng tôi cũng đến nghĩa trang Liệt sỹ để xác định 13 ngôi mộ Liệt sỹ vô danh do yêu cầu của một hội làm công tác nhân đạo.
    Trong bài viết này, tôi muốn nêu lên những điều tôi được trực tiếp chứng kiến, đưa ra những suy sét đánh giá. Tôi nhận thấy anh Đỗ Bá Hiệp có một khả năng đặc biệt mà một con người bình thường không thể có được.
    Đã có lần tôi cùng đi và trao đổi với một viện sĩ đại biểu Quốc hội có trình độ khoa học cao, chúng tôi thống nhất với nhau rằng: khả năng của anh Hiệp đang còn là một vấn đề mà khoa học hiện đại chưa giải thích được một cách trọn vẹn: Thực tiễn đã đi trước lý luận.
    Trong 10 năm qua, tôi đã cùng với anh Hiệp đi tìm giúp những ngôi mộ đã mất, hoặc bị thất lạc. Cũng có trường hợp hai gia đình cùng nhận ngôi mộ đó là của nhà họ mình, có những ngôi mộ của cán bộ Đảng ta từ đày và chết cách thời điểm đi tìm từ 40 - đến 50 năm. Từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, đến Quảng Ninh ?" Yên Bái - Bắc Thái - Hải Phòng - Hải Hưng ?" Hà Tây - đến Nam Hà ?" Ninh Bình ?" Thanh Hoá - Nghệ An ?" Hà Tĩnh - Quảng Bình, Thừa Thiên Huế - Quảng Nam ?" Đà Nẵng ?" Thành Phố *** ?" Sông Bé - Đồng Nai đến Tây Ninh... ở đâu tôi cũng ghi lại những nhận xét: Đúng ?" chưa đúng. Có trường hợp xác định vị trí ngôi mộ từ năm 1992 nhưng mãi cuối năm 1993 gia đình mới tới để xác lại (lần trước gia đình đã bí mật đánh dấu). Lần thứ hai - vị trí vẫn được xác định như chỗ cũ. Và khi đào lên ?" đúng là có nguyên hài cốt của một tù nhân từ những năm 1950.
    Tôi đã thử tính bao nhiêu % đúng: Từ 70-80%. Vậy còn từ 20-30% tại sao chưa đúng? Sau nhiều lần điều tra tôi rút ra nhận xét: Anh Hiệp không thoải mái, chưa ?oXuất thần? thì tìm mộ không chính xác. Chính điều này đã làm cho một số người, một vài bài báo nêu lên sự nghi ngờ về khả năng của anh Hiệp.
    Có nhiều người muốn thử ?otài? của anh Hiệp, họ cũng mời anh đi tìm mộ, song thực ra mộ không thất lạc, việc này đã được anh Hiệp phát hiện ngay khi chưa tiến hành. Qua đây, tôi còn thấy anh Hiệp có những khả năng tiềm ẩn khác mà trong phạm vi bài viết này tôi chưa có dịp đề cập tới. Đã có nhiều người và tổ chức có quan hệ với anh Hiệp để cùng làm việc thiện, trong đó có Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ... họ đã giúp được cho khá nhiều gia đình liệt sỹ tìm được hài cốt của con em mình.
    Với tấm lòng vị tha và giúp người một cách chân tình, anh Hiệp đã không từ chối một ai tới nhờ từ người có hoàn cảnh khó khăn đến các gia đình kinh tế phong lưu, song trước và sau khi giúp đỡ được trọn vẹn, anh không hề có một đòi hỏi gì cho bản thân và gia đình mình, thậm chí còn không muốn ở lại để dự một bữa cơm mà gia đình thân nhân đã chuẩn bị. Cũng có nhiều gia đình để tỏ lòng cảm ơn, họ gửi bướu anh những món quà quí, kể cả vàng, anh cũng không nhận ?" Đã có những trường hợp mang tiền tới biếu và anh đã cùng họ tới Đài truyền hình Hà Nội gửi tặng vào quỹ từ thiện...
    Ngày nay, nhân dân ta có nhiều người có những khả năng kỳ diệu.
    Mỗi người có những khả năng khác nhau, thậm chí chỉ một khả năng tìm mọ bị thất lạc hoặc mất tích. Trong lĩnh vực này, tôi chưa thấy có người thứ hai nào như anh Hiệp nhận dạng ngôi mộ rõ người nằm dưới cóquan hệ ruột thịt với người đang sống. Những ngươif tới nhờ anh Hiệp tìm mộ hoặc người mất tích đều phải đảm bảo 3 yêu cầu của anh:
    a- Mối quan hệ với người đã mất với bản thân nhận dạng cần tìm.
    b- Nếu mang tới cho anh hiệp một vài nắm đất ở những điểm nghi ngờ đó là nơi người đã mất đang nằm thì rễ dàng cho việc tìm mộ.
    c- Quan trọng nhất là thân nhân của người đã mất phải cùng đi với anh Hiệp, tốt nhất là bố, mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột hoặc là cháu ruột mà tuổi đời đã lớn để những người này xác nhận hình dáng, đặc điểm của người đã mất mà anh Hiệp tả lại xem có phải là người nhà mình không?
    Tôi đã nhiều lần hỏi anh Hiệp: Tạo sao phải có những người trên đi cùng và đã được anh giải thích hàng chục lần với một nội dung giống nhau.
    Mỗi người có một đặc điểm riêng của mình, kể cả cá tính của họ, nhất là những người có những khả năng đặc biệt. Anh Hiệp là một con người như vậy. Từ cách ngủ, từ cách ăn, cách nói và diễn đạt ý cũng có cái khác nhiều người, do đó cũng có một số người không hài lòng về cách cư xử của anh Hiệp... Những lúc đó có dịp tôi lại là người tìm cách giúp cho thân thực hiện được nguyện vọng của họ.
    Anh Đỗ Bá Hiệp năm nay đã bước sang tuổi 62. Lẽ đời! Ai cũng phải già, sức cũng sẽ giảm sút dần. Từ cái thủa anh Hiệp còn là một cán bộ trung cấp rất nghèo, đi làm việc bằng chiếc xe đạp mini do Việt Nam sản xuất trong những năm 80-81, vận một chiếc áo vet mầu nâu cũ.
    Khả năng mới của anh mới xuất hiện được vài năm. Đến hôm nay, đã gần 20 năm qua đi, năng lực của anh Hiệp ngày càng phát triển, càng giúp được nhiều người ở mọi nơi, kể cả người nước ngoài. Anh đã giúp người Trung Hoa khi anh sang Bằng Tường và Quế Lâm năm 1995, giúp các phóng viên báo Pravda thường trú tại Việt Nam, trong những năm 1993,1994... Hiện nay tôi đang lưu giữ 4 tập với tiêu đề ?oHồi âm sự thật? và ?oTrả lại tên cho anh? ghi lại những lời cám ơn, ca gợi của rất nhiều người được anh giúp đỡ trong 10 năm qua. Tôi cũng đã giữ lại hàng trăm tấm ảnh anh đi giúp mọi người ở mọi nơi trong một công việc làm duy nhất là tìm mộ.
    Chúng ta cần phải thật khách quan để trân trọng khả năng này của anh Đỗ Bá Hiệp. Rất tiếc rằng anh Hiệp không thể truyền được khả năng này cho người thứ hai.
    Những năm đi cùng với anh Hiệp tôi hy vọng học ở anh Hiệp mọi điều gì đó để giúp người, nhưng chịu không thể học được khả năng tìm mộ tuyệt vời của anh.
    Với thiện cảm của một người được biết khá kỹ càng về gia đình anh Đỗ Bá Hiệp, về lý do và nguồn gốc anh Hiệp có khả năng siêu phàm này, biết được tâm lý của anh, tôi xin đề nghị với Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam?" Liên hiệp Khoa học - Công nghệ - Tin học Ứng dụng giúp đỡ và đào tạo những điều kiện tối đa để anh Đỗ Bá Hiệp giúp được nhiều người hơn nữa, nhất là những gia đình có con em liệt sỹ chưa tìm thấy mộ chí.
    Theo timnguoithan.net
  10. hoangnari

    hoangnari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

    Phan Thị Bích Hằng sinh năm 1971, tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (Hà Nội), nhỏ nhắn, xinh đẹp, thông minh nhanh nhẹn. Trước đây cô làm Kế Toán cho một công ty xây dựng của Quân Đội, nay cô đã tốt nghiệp lớp đào tạo thạc sĩ quản lý kinh doanh và làm hành chính trong trường Đại Học Dân Lập Quản Lý Kinh Doanh. Hiện nay cô là cộng tác viên của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng của con người và đã góp nhiều công sức trong việc tìm hài cốt Liệt sĩ. Hàng ngàn hài cốt liệt sĩ đã được tìm ra chính xác nhờ cô.
    Hồi còn học phổ thông, một lần cô Hằng và một bạn gái cùng bị một con chó dại cắn. Sau đó, cả hai người đều lên cơn, cô bạn chết, nhưng cô Hằng sau một thời gian dài vật vã mà không chết. Trở lại bình thường. Một hôm, giỗ bà nội, cô nhìn lên bàn thờ thấy hình bóng bà ngồi cùng hai đứa bé. Sau khi mô tả hình dáng đặc điểm hai đứa bé đó cho ông nội, ông cô đã nói hai người đó, một là bác cô - sống được một tuổi thì chết, người thứ hai là chú cô - sống được hai tuổi thì chết. Từ đó trở đi, khi đi qua nghĩa địa, cô nhìn thấy vô số trường năng lượng mang hình người khi tỏ khi mờ. Lúc đầu cô rất sợ, nhưng sau đó quen dần đi và cô nhận ra mình có thể tiếp xúc với các thể đó như với người bình thường.
    Có đợt mọi người đồn : cô bị mất khả năng do...kiếm tiền. Nhưng thật ra không phải, khi đó cô có bầu, sinh con, nên từ chối làm việc đó vì sợ con cô sẽ bị ốm ( mỗi lần cô giao cảm tiếp xúc với hình bóng người quá cố, cô bị lạnh, và nếu tiếp tục làm, đứa con sơ sinh của cô sẽ bị ốm). Sau khi con cô 14 tháng, cô lại tiếp tục cộng tác tìm hài cốt các liệt sĩ.

Chia sẻ trang này