1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng giúp nhau luyện viết văn

Chủ đề trong 'Văn học' bởi lifelearner, 04/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. __LeaFArT__

    __LeaFArT__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0

    Học thuộc lòng là một "bí quyết", nhưng không phải để giỏi văn mà là để có điểm cao. Điểm cao chưa chắc đã giỏi, mà điểm thấp chưa chắc đã kém, nhất là như nền giáo dục hiện nay thì điểm lại càng vô nghĩa. Những câu chuyện về các học sinh làm văn theo cảm nhận, theo ý sáng tạo... để rồi cuối cùng nhận lãnh một con điểm xấu số như luôn ám ảnh và răng đe những con người đã, đang và sẽ làm theo kiểu đó. Thật đáng buồn, nhưng biết làm sao, tình ngay lý gian mà! Trong khi đó, những kẻ đạo văn, học thuộc lòng rồi chép ra, lại dễ dàng kiếm được điểm cao. Phương pháp cũng là một yếu tố tương đối quan trọng, nhưng không là tất cả. Năng khiếu cũng quan trọng nhưng theo tôi nó không phải là yếu tố tiên quyết trong con đường văn chương. Thứ quan trọng nhất - theo tôi - là cảm xúc. Khoan nói đến những văn bản hành chánh khô khan hay những thứ tương tự, hầu như tất cả các loại văn khác đều cần cảm xúc. Cho phép tôi nói thẳng, văn không có cảm xúc chỉ là thứ văn rác vụn. Cũng thế nên những bài đạo văn thực thụ được coi là rác vụn, vì tác giả của nó không hề có cảm xúc, những cảm xúc trong bài là của một người khác. Tinh thần khẳng khái chống lối đạo văn của bạn luuchivi rất đáng hoan nghênh. Tôi ủng hộ bạn.
    Nói đi cũng phải nói lại. Dĩ nhiên chẳng có một tác phầm nào mà lại gây cho mỗi người đọc cảm xúc hoàn toàn khác nhau. Và trên thề giới có hàng tỉ người, chẳng lẽ người nào làm bài văn về một tác phẩm cũng đều khác nhau hoàn toàn, không có một từ ngữ hay ý nào trùng lặp? Không thể có sự tuyệt đối như thế được. Thế nên, chỉ cần viết bằng cảm xúc thật của mình và có sự đặc sắc riêng biệt từ hơn một nửa trở trên thì bài văn ấy cần được trân trọng.
    Về việc dạy văn và chấm thi. Có một câu nói mà tôi thấy khá đúng: Học tài, thi phận. Có biết bao nhiêu cảm xúc bị vùi dập dưới cách chấm bài khô khan, cứng nhắc, cứ nhất nhất theo kiểu "đủ ý - đủ điểm, thiếu ý - thiếu điểm". Tôi biết có những thầy cô giáo vẫn tâm đắc với nghề, giảng dạy bằng tấm lòng và đã truyền cho học sinh những cảm xúc chân thật, nhưng chính họ cũng không đủ can đảm chống lại cái "truyền thống" bất di bất dịch về cách chấm văn, hay nói đúng hơn là cái chế độ chấm văn bây giờ đã biến con người ta trở thành những cái máy làm văn không hơn không kém. Tình thế ấy buộc chúng ta phải chọn lựa một trong hai con đường: nghe theo một cách máy móc, để "đủ ý - đủ điểm", hoặc sống thực với bản thân để rồi "thiếu ý - thiếu điểm". Tôi thiết nghĩ tại sao không có... con đường thứ 3? Theo tôi, cần phải phân loại đề bài để làm. Với những loại đề bảo phân tích, chứng minh... thì cần có sự rõ ràng, minh bạch, phải làm cho người đọc hiểu những vấn đề, những ý mà đề bài yêu cầu, vì vậy trước hết bản thân người làm phải hiểu rõ tác phẩm nói gì, như thế nào, để làm được điều đó cần phải nắm ý của bài giảng văn (không phải học thuộc lòng), vì cho dù bài giảng có khô khan hay cứng nhắc cách mấy thì cũng có cái cốt lõi là sự thật, mình chỉ cần biết cái xương bài, sau đó thêm thắt vào theo cảm nhận bản thân. Vậy là vừa không sợ "thiếu ý", vừa không đánh mất mình. Theo bạn như vậy có được không? Còn những bài bình giảng thì tốt rồi, đây là mảnh đất màu mỡ cho những tâm hồn yêu văn, tha hồ cho cảm xúc thăng hoa.
    Và cuối cùng, dù tôi không có ý định thi khối C, còn khối D chỉ là nguyện vọng 2, nhưng điều đó không có nghĩa tôi bỏ mặc môn văn. Cuộc sống đâu phải quá thực dụng như thế, phải không? Ngược lại, tôi rất yêu văn và nguyện làm tất cả những gì có thể để gìn giữ và phát huy nền văn học nước nhà nói riêng và văn học thế giới nói chung. Tuy nhiên, khuyết điểm của tôi là... nói dài dòng (các bạn cứ nhìn bài này thì biết :P), tại vì tôi có cái tật là hễ cảm xúc dâng trào thì khó ngăn cản lắm (màđâu chỉ riêng tôi, nhiều người cũng thế), nên nếu trong quá trình dông dài nãy giờ có gì đụng chạm hay mếch lòng thì mong các bạn bỏ quá cho. Tôi rất thích topic này và cũng xin tham gia với các bạn nhé. Thân.
  2. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0

  3. lifelearner

    lifelearner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Học thuộc lòng là một biện pháp để giỏi văn hiệu nghiệm.
    Kinh nghiệm cho thấy học thuộc lòng giúp ích cho sự võ trang kiến thức và khả năng sáng tạo rất nhiều.
    Học thuộc lòng chính là để luyện cho mình có nếp tiếp thu và thưởng thức.
    Những nguyên liệu sống đã được họ nhào nặn rồi. Ta sẽ từ cái vốn ấy mà học tập và phát triển bằng cách riêng của ta. Tiếp thu một cách thẩm thấu như vậy, ta dễ dàng ứng phó với những trường hợp bất ngờ, và có thể thu được kết quả sáng tạo không nhỏ.
    Cái vốn từ ngữ ấy giúp cho việc tăng cường cảm xúc và khêu gợi nhiều ý tứ khác, sau đó sẽ là sự gia công bồi bổ, hoặc cải tạo phát minh. Những cái gì đã dc thuộc lòng sẽ có khả năng khêu gợi cho ta biết tìm cách nói khác đi, hoặc nói sâu hơn những gì đã được in hằn trong khuôn khổ.
    Phải có cái vốn ấy, rồi tài năng mới giúp cho ta được tung hoành thêm.
    Ngược lại:
    Học thuộc lòng mà không biết sáng tạo, không biết thâm nhập để biến những gì cũ kĩ thành cái mới riêng của mình, thì chỉ có đưa ra những sản phẩm nhạt nhẽo, vô duyên.
    Những điều thấm thía này được trích từ cuốn
    " Bí quyết giỏi văn" của giáo sư Vũ Ngọc Khánh.

    Tưởng tượng một chút nhỉ. Cũng giống như người lính khi ra trận đó. Có người võ nghệ cao cường thì khỏi cần vũ khí, đánh tay không cũng đủ thắng. Đó là người tài. Nhưng với những người bình thường (tớ là một ví dụ) thì có súng, có pháo, có đại bác tên lửa vẫn hơn, đánh nhanh thắng nhanh đỡ mất sức :D. Như vậy, việc học thuộc lòng cũng là tự trang bị cho mình vũ khí đó bạn. Mặc dù mỗi trận đánh lại có những đặc điểm khác nhau, mỗi đề bài lại có yêu cầu khác nhau nhưng chỉ cần bạn tự trang bị cho mình được một bộ vũ khí tốt, tất sẽ thấy bình tĩnh khi bước vào phòng thi và TỰ TIN CHIẾN ĐẤU.
    Các bạn ơi, mình cùng cố gắng nhé. CHIẾN THẮNG đang ở rất gần chúng ta .
  4. lifelearner

    lifelearner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Uh, tớ đồng ý với __LeaFArT__ . Cũng như người lính, không có tinh thần , nhuệ khí chiến đấu thì thua chắc. VĂN HỌC là thứ tác động tới tâm hồn, bài viết có cảm xúc thì mới gây được ấn tượng, bạn nhi?
    Vậy tổng kết lại, tớ thấy:
    Kiến thức học thuộc chỉ giúp cho mình điểm 5.
    Có cảm xúc sẽ kiếm được 8.
    Thêm năng khiếu là 9.
    Hơ hơ, còn may mắn thì sẽ được 10, như cái bạn năm ngoái đó, 5(Kiến thức học thuộc) X2=10
  5. lifelearner

    lifelearner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua mạng TTVN bị lỗi tớ không post bài như đã hứa được. Thành thật xin lỗi.
    Hôm nay trời lạnh thấu tận tim. Cái lạnh trong văn chương cũng nhắc đến nhiều, nhỉ. Trong chương trình Văn 12, ai đã học qua chắc không thể quên cái chớm lạnh trong bài thơ Đất nước.
    ĐỀ 1: Phân tích 4 câu thơ sau trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
    ''''Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
    Những phố dài xao xác hơi may
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy''''
    Thử nhé?
  6. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Phân tích 4 câu thơ sau trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
    ''''''''Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
    Những phố dài xao xác hơi may
    Người ra đi đầu không ngoảnh lâi
    Sau lung thềm lắng lá rơi đầy"
    Tôi không làm thành 1 bài hoàn chỉnh tôi xin được bình một số câu mà mình tâm đắc tôi xin được bắt đầu
    đây là những cảm nhận của riêng tôi về những câu thơ này có gì không hợp ý mọi người thì chúng ta hãy bỏ qua cho nhau.....ok
    ''''''''Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
    Những phố dài xao xác hơi may
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy''''''
    Có thể thấy đây là những câu thơ hay nhất của bài tho "ĐẤT NƯỚC" cũng là những câu thơ tuyệt bút khi viết về mùa thu đất nước .Có lẽ không mọtt người con HÀ NỘI chân chính nào là không biết đến những câu thơ này
    Câu thơ thứ nhất "''''''''Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội""" là câu thơ miêu tả cái lạnh đang tràn về ở HÀ NỘI (tôi cũng không biết viết tiép như thế nào nữa vì quán chat ồn quá mà cảm nhận VĂN phải ....)."Chớm lạnh "có nghĩa là cái lạnh mới tràn vể như vừa mới chạm dến khgông gian ngăn cách giữa hạ và thu ,độ lạnh hãn còn rất yếu .Cảm nhận được cái lạnh ở thời điểm nhạy cảm ấy có thể thấy tâm hồn nhà thơ rất tinh tế Cái lạnh đã thấm sâu vào từng ngóc nghách từng con đường HÀ NỘI không còn là một vật thể vô tri vô giác nữa mà bỗng có hồn cũng nhạy cảm tinh tế khi mỗi độ thu vể
    Câu thơ thứ hai ""Những phố dài xao xác hơi may"'' miêu tả âm thanh "xao xác " của những chiếc lá khô khẽ va chạm vào nhau trên những con đường phố HÀ NỘI .Âm thanh "xao xác " vốn là âm thanh rất nhỏ rất khẽ khó mà cảm nhận được nhưng nhà thơ vẫn cảm nhận một cách khéo léo mà tinh tế đường phố HÀ NỘI giờ đang rất yên ắng rất tĩnh lặng vâng đúng cái tĩnh lặng mơ màng của mùa thu xứ BẮC .Nhưng đó không chỉ là cái "xao xác " của thiên thiên mà dường như còn là cái "xao xác " của lòng người .lòng người cũng "xao xác '' trước mỗi độ thu về cũng bâng khuâng ....nhịp điệu câu thơ trầm lắng chậm rãi diễn tả hình ảnh của những chiếc lá bị gió thổi lất phất bay chạm nhẹ vào nhau cứ như vấy cho đến hết phố này sang phố khác
    Câu thơ thứ ba ""Người ra đi đầu không ngoảnh lại"".Trên kia là một bức tranh mùa thu đẹp mà buồn một cái đệp dịu nhẹ mơ màng những tưởng sự xuất hiện của con người có thể làm cho bức tranh thêm vui tươi nhưng không .....Con người xuất hiện trong cuộc chia tay ."Người ra đi " ở đây là những con người HÀ NỘI chia tay thủ đô thân yêu để lên đường đi kháng chiến .Người ra đi trong tư thế đầu không ngoảnh lai cũng không thèm quan tâm đến ai không quan tâm đến gì và cũng không cần biết aui đâng quan tâm đến mình.Ra đi trong tư thế dứt khoát kiên quyết hình ảnh người ra đi làm ta nhớ đến bài thơ "Ngày về" của CHÍNH HỮU:
    "Nhớ hôm ra đi đất trời bốc lửa
    Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
    Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
    Hồn mười phương phấp phơ cờ đở thắm
    Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
    Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa "
    (hay cũng có thể liên tưởng đến câu thơ"gian nhà không mặc kệ gió lung lay ")
    Nhưng đầu không ngoảnh lại nhưng người ra đi vẫn có thể cảm nhận được những gì đang điẽn ra sau lung mình"" Sau lung thềm lắng lá rơi đầy""Vâng chính câu thơ nay cũng với các câu thơ khác đã làm lên nét đẹp trong hình tượng người ra đi .Tâm hồn người ra đi luôn gắn bó sâu lặng với mảnh đât nơi chôn rau cắt rốn làm sao có thể lãng quên Con ngưòi lý trí thì cương quyết dứt khoát nhưng con người tình cảm thì cứ muốn quay đầu nhìn thủ đô thân yên lần cuối .Hoá ra dằng sau những câu thơ nhẹ nhàng phẳng lặng lại là một cuộc giẵng xé nội tâm sâu sắc .sau lưng người ra đi là một khung cảnh thiên thiên tuyệt đẹp không cần phải cắt nghĩa câu thơ theo nhịp chỉ cần thấy được đó là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp có lá có nắng Một mùa thu HÀ NỘI mơ màng đẹp mà buồn vùa có nét gì đó dịu dàng thanh tĩnh .Đó là nét riêng biệt mà chỉ mua thu HÀ NỘI mới có
    Khổ thơ tuy chỉ có bốn câu ngắn ngủi nhưng nó đủ sức để đứng riêng thành một bài thơ độc lập .Với bốn câu thơ này nhà thơ như gióp thêm nét đẹp trong hình tượng người lính như giúp chúng ta thêm yêu mùa thu HÀ NỘI yêu người HÀ NỘI chân chính

  7. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    thật ra thì ở nhà mình có thể cảm nhận hơn trên đây nhiêu cũng do mình chưa chuẩn bị với lkại quán chát ồn ào quá
    mình cũng muốn gửi thêm nhiều nhưng thời gian có hạn với lại tiền không có để ngồi lâu
    ước gì nhà mình có máy và nối mạng nhỉ
    mình cảm nhận chỉ như vậy thôi mong có thể giúp gì cho các bạn
    chúc các bạn học tốt và thi tốt
  8. __LeaFArT__

    __LeaFArT__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng hiểu lắm, môi trường là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với người viết văn. Trong cái không khí ồn ã, xô bồ đó những ý văn sẽ rất khó nảy sinh. Mà mình nghĩ nếu bạn vào đại học thì sớm muộn gì cũng phải nối mạng à, chi bằng nối mạng luôn bây giờ? Mà bạn cũng có thể soạn trước đi rồi hẵng post lên, cho đỡ tốn thời gian. À mà sao bạn lại ghét dấu phẩy đến thế nhỉ?
    Bạn Lifelearner nói cũng có lý, cám ơn đã góp ý, nhưng theo mình nghĩ thì không nhất thiết phải học thuộc lòng, chỉ cần nắm ý thôi; còn cái vụ học thuộc đoạn văn hay góp nhặt từ nhiều nguồn thì miễn bàn, dĩ nhiên không được rồi.
  9. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Vẫn là bài thơ "ĐẤT NƯỚC" mọi người hãy thử nêu cảm nhận của mình về một số câu thơ sau nha
    ai cảm nhận hay sẽ có thưởng
    ai có tư liệu nào hay thì post lên nha
    1) "Ôm đất nước những người áo vải
    Đã đứng lên thành những anh hùng"
    2) "Trời xanh đây là của chúng ta
    Núi rừng đây là của chúng ta
    Những cánh đồng thơm mát
    Những ngả đường bát ngát
    Những dòng sông đỏ nặng phù sa

    Nước chúng ta
    Nước những người chua bao giờ khuất
    Đêm đem rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về"
    MỌI NGƯỜI HÃY THAM GIA NHIỆT TÌNH VÀO
  10. culanus

    culanus Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2003
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    [Nguyễn Đình Thi:
    ''''''''Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
    Những phố dài xao xác hơi may
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy''''''''
    Thử nhé?
    [/quote]
    Hà nội 60 ngày ấy
    Phố hè giăng thành chiến luỹ
    Binh đoàn ra đi ngày ấy
    Mang theo trong tim bóng tháp rùa
    Bước đi đầu còn ngoảnh lại
    Hẹn ngày gặp giữa thủ đô.
    Ông thì ngoảnh, ông thì không, lẫn lộn thật giả, đâu địch, đâu ta.

Chia sẻ trang này