1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng giúp nhau luyện viết văn

Chủ đề trong 'Văn học' bởi lifelearner, 04/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    XEM CHỪNG CHỦ ĐỀ NÀY ÍT NGƯỜI THAM GIA
    QUANH ĐI QUẨN LẠI CHỈ CÓ MẤY ĐỨA DỞ NGƯỜI TRONG ĐÓ CÓ MÌNH
  2. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    sao cai box này vắng thế nhỉ
  3. lifelearner

    lifelearner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng đang ngồi ngoài quán, lại sắp đến giờ học rồi nên chỉ mới đọc bài phân tích của bạn luuchivi được một lần, có vài ý kiến sơ sơ như này:
    Đầu tiên là hoan hô nhiệt liệt tinh thần hăng hái mở đầu của bạn. Tớ chắc chắn với tinh thần này luuchivi cầm được 80% tấm vé vào đại học rùi đó. Cứ thế bạn nhé. Nhưng hơi buồn tẹo vì mấy ngày rùi mà mới chỉ có mỗi bạn trả lời
    Về bài của bạn:
    1. Lần sau bạn có thể viết truớc ở nhà như bạn Leafart đã vợi ý, rùi nhét vào USB ấy, ra quán chỉ paste thui. Không có cảm xúc hại chết văn, đúng như ý bạn Leafart nhỉ? Hoặc nếu viết ngay lúc ở quán thì đành khắc phục bằng cách bật một bản nhạc không lời lên nghe. Âm thanh du dương có thể xua bớt tiếng ồn ở quán mà.
    2. <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Sau lung thềm lắng lá rơi đầy""[/QUOTE]
    Sai chính tả kìa. Lỗi này tuyệt đối không được mắc trong bài kiểm tra đâu đấy.
    3. <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Người ra đi trong tư thế đầu không ngoảnh lai cũng không thèm quan tâm đến ai không quan tâm đến gì và cũng không cần biết aui đâng quan tâm đến mình[/QUOTE]

    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Con ngưòi lý trí thì cương quyết dứt khoát nhưng con người tình cảm thì cứ muốn quay đầu nhìn thủ đô thân yên lần cuối .Hoá ra dằng sau những câu thơ nhẹ nhàng phẳng lặng lại là một cuộc giẵng xé nội tâm sâu sắc [/QUOTE]
    Trong nội bộ suy nghĩ của bạn đã mâu thuẫn rồi đấy. Đọc lại nhé. Chỗ trên có thể sửa là
    " Phải chăng người ra đi trong tư thế ấy không hề quan tâm đến ...& ... Nhưng không, ... Ẩn sau ... là ... Đó là phép biện chứng của một tâm hồn Việt. "
    Đó đó.
    3. <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:sau lưng người ra đi là một khung cảnh thiên thiên tuyệt đẹp không cần phải cắt nghĩa câu thơ theo nhịp chỉ cần thấy được đó là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp có lá có nắng [/QUOTE]
    nhiều " tuyệt đẹp'''''''' thế bạn. Có thể thay bằng thơ mộng, nên thơ...
    4.
    Được lifelearner sửa chữa / chuyển vào 17:15 ngày 11/01/2007
  4. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bạn đã nhắc nhở tôi
    lấn sau tôi sẽ rút kinh nghiệm
  5. __LeaFArT__

    __LeaFArT__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Uhm, mình cũng thấy vậy và cũng muốn viết ngay lúc đọc đề lắm, nhưng tụi mình đều đang học năm thi, bài vở rất nhiều, mà muốn viết thì phải có thời gian, chứ viết bừa thì hư văn hết (mà làm sao có thể viết bừa được nhỉ?)
  6. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.690
    Đã được thích:
    7.188
    Bạn chỉ ngồi quán chat mà viết được như thế thì thật đáng khâm phục.
    Đồng ý với bạn là không thể viết văn hay bằng cách học thuộc lòng. Nói rộng ra, không thể làm gì giỏi chỉ bằng cách học thuộc lòng như con vẹt. Ông nào giáo sư giáo sãi gì mà còn khuyên như vậy thì bó tay, chẳng trách học sinh nó viết văn không ra gì.
    Nhưng nói năng khiếu thì hơi trừu tượng quá, thế nào là năng khiếu, năng khiếu từ đâu ra? Bẩm sinh à? Thế thì ai đẻ ra không năng khiếu đành chịu chết? Tôi nghĩ muốn giỏi văn, phải là người yêu thích văn học và đọc nhiều. Hai cái đó có dính dáng đến nhau, cái này kéo theo cái kia. Một khi đọc nhiều bạn sẽ biết cách trình bày ý tưởng, biết cách cảm nhận ý tưởng, tóm lại là biết cách viết văn sao cho hay và cuốn hút. CÓ thể khi đi học bạn không được điểm cao vì không học thuộc lòng, nhưng cái bạn có là khả năng viết văn, cái này không thể nào học thuộc lòng được.
    Điểm cao không có nghĩa là viết văn (theo nghĩa sáng tác văn) hay, và ngược lại. Nhiều nhà văn không được học hành đến nơi đến chốn, nếu làm bài theo kiểu bây giờ có lẽ không được điểm cao, nhưng văn họ viết ra lại rất lôi cuốn, và được đánh giá là hay. Ví dụ như Nguyễn Ngọc Tư, Phùng Quán.
  7. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn! Mình rất vui khi đọc những dòng này! Mình cũng là một người yêu văn chương, yêu lắm. Các bạn có thể tưởng tượng được sau này học về ngành kỹ thuật mà tớ vẫn đọc những bài thơ hồi phổ thông cho các bạn trong lớp nghe. Bài " Đất nước" của Nguyễn Đình Thi để lại cho mình nhiều cảm xúc và những ấn tượng sâu sắc về hình ảnh con người...
    "Ôm đất nước những người áo vải
    Đã đứng lên thành những anh hùng"
    Hai câu thơ rất đơn giản nhưng đầy xúc tích nó giúp cho chúng ta những con người thế hệ sau. HIểu được xuất thân từ những người anh hùng . HỌ chỉ là những người nông dân chân lấm tay bùn nhưng khi đất nước trong cơn hoạn nạn họ sẵn sàng đứng dậy, chiến đấu. ĐIểm qua hàng ngàn năm lịch sử dựng và giữ nước chúng ta tự hào về họ.
    " Trời xanh đây là của chúng ta
    Núi rừng đây là của chúng ta
    Những cánh đồng thơm mát
    Những ngả đường bát ngát
    Những dòng sông đỏ nặng phù sa
    Nước chúng ta
    Nước những con người chưa bao giờ khuất
    Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về"
    Đoạn thơ rất hay và chứa nhiều ý nghĩa nhưng lâu rồi ko viết văn nên văn hơi kém. Xin lỗi nhé hiiiiiiiiiiii . CÒn trong chương trình phổ thông mình thích đoạn trích " Mặt đường khát vọng" của Nguyễn KHoa Điềm :
    " Em ơi em
    Hãy nhìn rất xa
    Vào bốn nghìn năm đất nước
    Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
    Con gái, con trai
    Họ đã sống và chết
    Chẳng ai nhớ mặt đặt tên
    Nhưng họ đã làm lên đất nước"
    CHúc bạn thành công trong kỳ thi săp tới.
    " Yêu thơ từ thủa lên ba
    Yên em từ thủa quần đùi, em không"
    Sai chính tả kìa. Lỗi này tuyệt đối không được mắc trong bài kiểm tra đâu đấy.
    3. <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Người ra đi trong tư thế đầu không ngoảnh lai cũng không thèm quan tâm đến ai không quan tâm đến gì và cũng không cần biết aui đâng quan tâm đến mình[/QUOTE]

    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Con ngưòi lý trí thì cương quyết dứt khoát nhưng con người tình cảm thì cứ muốn quay đầu nhìn thủ đô thân yên lần cuối .Hoá ra dằng sau những câu thơ nhẹ nhàng phẳng lặng lại là một cuộc giẵng xé nội tâm sâu sắc [/QUOTE]
    Trong nội bộ suy nghĩ của bạn đã mâu thuẫn rồi đấy. Đọc lại nhé. Chỗ trên có thể sửa là
    " Phải chăng người ra đi trong tư thế ấy không hề quan tâm đến ...& ... Nhưng không, ... Ẩn sau ... là ... Đó là phép biện chứng của một tâm hồn Việt. "
    Đó đó.
    3. <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:sau lưng người ra đi là một khung cảnh thiên thiên tuyệt đẹp không cần phải cắt nghĩa câu thơ theo nhịp chỉ cần thấy được đó là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp có lá có nắng [/QUOTE]
    nhiều " tuyệt đẹp'''''''''''''''' thế bạn. Có thể thay bằng thơ mộng, nên thơ...
    4. <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:sau lưng người ra đi là một khung cảnh thiên thiên tuyệt đẹp không cần phải cắt nghĩa câu thơ theo nhịp chỉ cần thấy được đó là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp có lá có nắng [/QUOTE]
    Câu trên sai ngữ pháp. Bạn viết xong, vội quá không kịp đọc lại đúng không?
    Tớ rất thích câu thơ trích dẫn của bạn:
    "Ngày về" của CHÍNH HỮU:
    "Nhớ hôm ra đi đất trời bốc lửa
    Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
    Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
    Hồn mười phương phấp phơ cờ đở thắm
    Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
    Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa "
    Hay quá , mà bây giờ tớ mới biết.
    Tóm lại, ngoài một số lỗi nho nhỏ như trên, hơn nữa lại viết bất ngờ trong một môi trường khó chịu, bạn viết được vậy là khá ổn rùi đấy. Một người để tớ học tập.
    Đây là 4 câu thơ rất hay, nhiều ý nhiều tình. Tớ cũng sẽ thử sức. Đợi một chút nhá.
    À mọi người ơi, thử đi nào. Phát huy tinh thần TTVN đi chứ.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: luuchivi
    Vẫn là bài thơ "ĐẤT NƯỚC" mọi người hãy thử nêu cảm nhận của mình về một số câu thơ sau nha
    ai cảm nhận hay sẽ có thưởng
    ai có tư liệu nào hay thì post lên nha
    1) "Ôm đất nước những người áo vải
    Đã đứng lên thành những anh hùng"
    2) "Trời xanh đây là của chúng ta
    Núi rừng đây là của chúng ta
    Những cánh đồng thơm mát
    Những ngả đường bát ngát
    Những dòng sông đỏ nặng phù sa
    Nước chúng ta
    Nước những người chua bao giờ khuất
    Đêm đem rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về"
    MỌI NGƯỜI HÃY THAM GIA NHIỆT TÌNH VÀO
    [/QUOTE]
    Được lifelearner sửa chữa / chuyển vào 17:15 ngày 11/01/2007
    [/QUOTE]
  8. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Tác giả: hoa_khanh
    Tiêu đề: Cùng giúp nhau luyện viết văn
    Ngày gửi: 06:42,16/01/2007
    Nội dung
    Bạn chỉ ngồi quán chat mà viết được như thế thì thật đáng khâm phục.
    Đồng ý với bạn là không thể viết văn hay bằng cách học thuộc lòng. Nói rộng ra, không thể làm gì giỏi chỉ bằng cách học thuộc lòng như con vẹt. Ông nào giáo sư giáo sãi gì mà còn khuyên như vậy thì bó tay, chẳng trách học sinh nó viết văn không ra gì.
    Nhưng nói năng khiếu thì hơi trừu tượng quá, thế nào là năng khiếu, năng khiếu từ đâu ra? Bẩm sinh à? Thế thì ai đẻ ra không năng khiếu đành chịu chết? Tôi nghĩ muốn giỏi văn, phải là người yêu thích văn học và đọc nhiều. Hai cái đó có dính dáng đến nhau, cái này kéo theo cái kia. Một khi đọc nhiều bạn sẽ biết cách trình bày ý tưởng, biết cách cảm nhận ý tưởng, tóm lại là biết cách viết văn sao cho hay và cuốn hút. CÓ thể khi đi học bạn không được điểm cao vì không học thuộc lòng, nhưng cái bạn có là khả năng viết văn, cái này không thể nào học thuộc lòng được.
    Điểm cao không có nghĩa là viết văn (theo nghĩa sáng tác văn) hay, và ngược lại. Nhiều nhà văn không được học hành đến nơi đến chốn, nếu làm bài theo kiểu bây giờ có lẽ không được điểm cao, nhưng văn họ viết ra lại rất lôi cuốn, và được đánh giá là hay. Ví dụ như Nguyễn Ngọc Tư, Phùng Quán.
    ---------------------
    Hòa Khánh
    ____________________________________________________________________________________________________ tôi đồng ý với bạn
    cảm ơn bạn
    mong bạn tiếp tục vào và gửi bài
    box này thiếu sức sống quá
  9. lifelearner

    lifelearner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Dạo này tớ cũng bận, ít có thời gian online.
    Lâu vậy mới ghé lại thăm topic này mà có vẻ trống trải quá nhi? Giống như lên sân khấu tấu hài mà không có khán giả ý, đành cười một mình vậy Đây không phải bài văn do tớ tự làm. Biết thế. Các bạn tham khảo.
    ********************************************************************
    Hà Nội mùa thu có bao điều đáng nói, bao điều để nói vậy mà tác giả đã chọn nét thu:
    Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
    Những phố dài xao xác hơi may
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
    Cảm xúc thu của Nguyễn Đình Thi đã hướng về Hà Nội cũng là điều dễ hiểu vì mùa thu là mùa đẹp nhất của xứ sở, còn Hà Nội là trái tim của cả nước.
    Hai chữ chớm lạnh đã nói được thần thái của mùa thu Hà Nội. Nàng thu mới nhón gót để chạm ngõ đô thành. Cái lạnh mới bước những bước đầu tiên rón rén, e ấp, sẽ sàng vào phố phường Hà Nội. Cái chớm lạnh tinh khôi, trong mát và có phần thanh khiết ấy giống như một đặc ân của tạo hoá ban phát cho miền Bắc nói chung, cho Hà nội nói riêng, và cũng là quà tặng đặc biệt cho lòng người nghệ sĩ. Chút lạnh mới vương trong không gian dường như báo hiệu một tiết trời đầy thi vị giống như nhà thơ Hồ Dếnh đã từng nói :
    Trời không nắng cũng không mưa
    Chỉ hiu hiu rét cho vừa nhớ nhung
    ( Hồ Dếnh)
    Mùa thu không chỉ về với hoa lá,với phố phường, cỏ cây, cõi lòng người Hà Nội cũng như nhuốm cảm xúc thu. Người Hà Nội như cũng cảm nhận được thu đến từ trong chính lòng mình
    Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
    Những phố dài xao xác hơi may
    Thu về với những làn gió hơi may dịu dàng như hơi thở của nàng thu. Hơi may là làn gió nhẹ mỏng, phảng phất mơ hồ rất hợp với thời điểm chớm thu.Gió thu đùa với lá thu để tạo thành những thanh âm xao xuyến. Nhưng đó còn là cái xao xác của hồn người phút thu sang. Câu thơ đã vẽ lên kiến trúc Hà thành với những con phố dài hun hút, lá thu rơi lăn lăn trên hè phố. Xao xác gợi ra cảm giác nhẹ khẽ trong. Nó Khác với cái xào xạc trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư trầm, âm u và huyền bí. :
    Em không nghe mùa thu
    Lá thu rơi xào xạc
    Con nai vàng ngơ ngác
    Đạp trên lá vàng rơi
    Hơn nữ,Xào xạc chỉ đơn thuân miêu tả cảnh, còn xao xác còn miêu tả tình. Tác giả hẳn phải là người gắn bó sâu sắc với thiên nhiên Hà Nội thì mới có thể nghe được nốt lặng ấy của thiên nhiên hà thành.
    Thiên nhiên cũng đẹp hơn, nhưng cũng là buồn hơn khi xuất hiện hình ảnh con người
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
    Người ra đi với tư thế quyết tâm nhưng tình cảm bâng khuâng. Câu thơ vừa diễn tả ý chí kiên quyết, dứt khoát của người đi nhưng đồng thời cũng thấy được tâm trạng quyến luyến, bịn rịn.Nhịp thơ đảo từ nhịp 3/4 sang nhịp 4/3 đầy dao động. Sự chuyển đổi trong nhịp thơ cũng biểu hiện sự xao động của tâm trạng. Người ra đi đã cất bước từ đầu khổ thơ,khi trời vừa vào tiết thu "Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội" .Anh đã bước qua không gian những phố dài xao xác hơi may, với một tư thế đầu không ngoảnh lại. Nhịp chân như hoà với nhịp thơ. Chân bước đi mà lòng không nỡ bước theo chân. Chân bước đi mà lòng cứ hướng về một thềm nhà ngập nắng đầu thu, một thềm nhà ngập lá vàng rơi. Bề ngoài họ không " Bước đi một bước giây giây lại ngừng" như tráng sĩ trong Chinh phụ ngâm, nhưng trong thâm tâm, từng chiếc lá rơi đều đánh thức lòng họ những cảm xúc bâng khuâng. Câu thơ 7 chữ reo xuống chậm rãi, đều đặn như nhịp bước người đi vừa quả quyết mà lưu luyến, vừa lặng lẽ mà xao động. Người ra đi vừa cao cả nhưng cũng rất đời thường. Người ấy rất giống với nhân vật trữ tình trong bài Nhà tôi của Yên Thao :
    Ai chia tay mà chẳng từng bịn rịn
    Rời yêu thương nào đã mấy ai vui
    Em lặng buồn nhìn với lúc chia phôi
    Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ
    Bốn câu thơ mang đậm nỗi buồn lãng mạn, vừa bâng khuâng man mác lại vừa thanh lịch hào hoa, và đó cũng là cái buồn của mùa thu trước cách mạng.Những nét thần thái được diễn tả bằng ngòi bút tinh tế mẫn cảm và hào hoa nên những câu thơ càng hay, càng thêm quyến rũ. Bức tranh thu ở đây tuy chỉ hiện ra bằng một vài đường nét chắt lọc nhưng đủ cho ta hình dung về khung cảnh phố phường Hà Nội. Mùa thu đã hiện diện trong những đường nét không gian thật hoà hợp với nhau tạo nên một bức tranh thu vừa đơn sơ vừa sống động.
    Đoạn thơ chứa đựng cả tình thu và cảnh thu, cả hồn người và hình người, cả không gian và thời gian, cả âm thanh và màu sắc, ai đã đọc một lần khó có thể quên.
  10. lifelearner

    lifelearner Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Rùi, đã tốt thì tốt cho chót, nhỉ? Chia sẻ cùng các bạn một số kiến thức. Mong là sẽ có ích với các bạn.
    Đôi mắt - Nam Cao (hơi bị dài)
    Nam Cao là nhà văn đã kết thúc dòng văn học hiện thực phê phán một cách có hậu và cũng là người mở đường cho văn học cách mạng thành công. Điều đó được thể hiện rất rõ trong tác phẩm Đôi mắt ra đời năm 1948. Tác phẩm đã trở thành niềm vui chung của giới văn nghệ sĩ những ngày đầu kháng chiến.
    Thân bài:
    Xuất xứ:
    + Nhà văn Nam Cao là một người sớm nhập cuộc với công việc cách mạng. Ông đến với Việt Bắc đẻ làm công tác tuyên truyền viên. Chính dòng tâm sự trong "Nhật ký ở rừng" đã nói rất rõ hoàn cảnh sáng tác Nam Cao viết tác phẩm này: "gần gũi với những người mán đói rách và dốt nát thấy họ rất biết yêu cách mạng, làm cách mạng chân thành, sốt sắng, tận tuỵ, chúng tôi thấy tin tưởng vô cùng." Một tác phẩm viết cho đỡ nhớ như chính lời của Nam Cao từng nói lại trở thành một tác phẩm tiêu biểu của văn học kháng chiến.
    _ Tác phẩm Đôi mắt lúc đầu có tên "Tiên sư thằng Tào Tháo" sau đó được tác giả chuyển thành "Đôi mắt". Đây không phải đơn thuần là thay đổi một cái tên mà nó xuất phát từ nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. Cái tên Tiên sư? được rút ra từ câu nói của nhân vật Hoàng trong tác phẩm. Đây là một nhan đề ngộ nghĩnh,hấp dẫn, có khả năng gây chú ý cho người đọc nhưng lại không bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Vì thế Nam Cao đã chuyển thành Đôi mắt cho đứng đắn giản dị hơn. Đôi mắt chính là "cách nhìn, tầm nhìn của nhà văn đối với con người và cuộc sống.
    1. Hình tượng nhân vật Hoàng:
    _ Xuất hiện: Từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể. Dưới ngòi bút miêu tả hài hước dí dỏm của Nam Cao thì chân dung nhân vật Hoàng hiện lên sinh động. Người đọc không thể quên cái dáng hình khá đặc biệt của nhân vật. Bằng giọng văn hài hước châm biếm, Nam Cao viết: " Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá. Vừa bước, vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá." Dáng vẻ của Hoàng là dáng vẻ của một kẻ no đủ, dư thừa, đến mức thừa thãi. Nó giống với bộ dạng của một tên quan phụ mẫu hơn là nhà văn.
    Bên cạnh đó, nhà văn đã miêu tả gương mặt Hoàng một cách rất tỉ mỉ. " Trên mép, một vành móng ngựa ria như một cái bàn chải nhỏ". Có được một bộ ria như thế có lẽ H đã phải rất công phu với nó, cái công phu của một kẻ "chỉ biết mỗi chăm sửa thịt da chứ chả biết làm gì cả" (Trăng sáng)
    Giọng nói của H đã phần nào thể hiện tính chất con người H. Người khí to béo mà kêu lên giọng lâm li trong cổ họng: "Ối giời ơi!Anh!Quý hoá quá!" H nói với con thì hách dich, ra uy, vô lối mà đối với bạn bè lại khách khí đến giả tạo.
    Quá khứ:
    _ Từ cách đón bạn vồn vã, hồ hởi có phần thái quá khiến Độ đã nhớ đến Hoàng trong quá khứ. Một thước phim quay chậm đã hiện lên trong tâm trí Độ. Đối với Độ, Hoàng không phải là một người bạn chân thành. Có lúc Độ đến nhà Hoàng chơi, mặc dù có nhà nhưng H vẫn sai người nhà ra nói là đi vắng, không tiếp.
    _ H có tật đá bạn vì lí do gì thì chỉ mình H biết. H là một nhà văn kiêm một tay chợ đen tài tình. Trong khi các bạn văn chỉ có một dúm xương với cả đống bản thảo chẳng biết bán cho ai thì H vẫn sống rất phong lưu. H còn ra những tờ báo để chửi bạn bè trên báo. Giới nghệ sĩ khinh H là kẻ thiếu nhân cách.
    _Lần này, H chủ động mời Độ đến chơi là để thổ lộ niềm uất ức. Đ tưởng H đã thay đổi, đến rủ H tham gia công tác tuyên truyền với mình nhưng những ý nghĩ ban đầu của Độ khi đến đây đã tan biến qua cuộc trò chuyện giữa hai người. Họ là hai nhà văn, họ nói với nhau rất nhiều về các đề tài về cuộc kháng chiến, về người nông dân, về những người làm công tác chính quyền uỷ ban. Và ở góc độ nào H cũng bộc lộ cái nhìn phiến diện, một chiều.
    Đối thoại:
    Đối với cách mạng tháng 8 và kháng chiến thì h đóng cửa quay lưng trước những sự kiện lớn lao của dân tộc, không hoà vào không khí phấn khởi, sôi động, hào hứng của đất nước. H không tham gia bất cứ một công việc nào với kháng chiến. Ngay cả công việc dạy bình dân học vụ, công việc H hoàn toàn có thể làm tốt bởi anh là nhà văn, là trí thức. Hơn ai hết, anh rất hiểu vai trò của mình lúc này nhưng anh chấp nhận, bằng lòng cho họ gọi là ********* bởi anh nghĩ không thể nào cộng tác với người nông dân.

    H không có một chút niềm tin với cuộc kháng chiến. Khi được Độ hỏi về cuộc kháng chiến, H không ngại ngần bày tỏ quan điểm của mình: "Tôi bi lắm". Không có chút tin tưởng nào nhưng nếu có chút niềm tin thì cũng chỉ là xuất phát từ sự sùng bái cá nhân, sùng bái *****? Đó cũng là cái nhìn lệch lạc của H khi nghĩ về những nông dân , khi nghĩ về người lãnh tụ.
    _ Đối với người nông dân: Trong câu chuyện giữa H và Đ, H chủ yếu chê bai người nông dân. Thông qua câu chuyện anh thanh niên đọc thuộc long bài 3 giai đoạn của cuộc kháng chiến, H kết luận người nông dân giống như một con vẹt ngu ngốc.
    Người nông dân có tinh thần cảnh giác cao độ thì bị H mỉa mai, giễu cợt " Anh mứi đến chơi thế mà lúc nãy tôi đã thấy có người nấp nom rồi. Ngày mai thế nào chuyện anh đến chơi tôi cũng đã chạy khắp làng. Họ sẽ kể rất rạch ròi tên anh, tuổi anh, anh gầy béo thế nào, có bao nhiêu nốt ruồi, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái"
    Tự vệ tập đánh vần H cho là nhặng xị, nhiêu khê. Nhưng tinh thần cách mạng của quần chúng H dè bỉu, bôi bác : "Họ mà tóm được thì chạy đằng giời. Họ tuyên truyền cho hàng giờ?"
    f Dưới con mắt của H, những người nông dân hiện lên chỉ là những kẻ lỗ mãng, ngu độn, ích kỷ, tham lam, bần tiện.
    _ Cái nhìn của Hoàng đối với những người làm công tác chính quyền uỷ ban cũng chẳng hơn gì. H gọi họ một cách coi thường xách mé: "Ông uỷ ban, bố tự vệ, thằng chủ tịch, bà phụ nữ". H châm chọc công việc của những người làm công tác chính quyền. Anh cháo lòng chỉ biết đánh tiết canh chứ làm uỷ ban sao được. Ở một góc nhìn nào đó, H nhìn như vậy là đúng, không thể lấy nhân tình để thay cho tri thức, nhưng cái không đúng của H: anh đã không đặt trái tim của mình vào hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Hơn 90% dân số không biết chữ, việc đào tạo cán bộ cần phải được thay thế dần dần. Cái nhìn ấy chứng tỏ H đã không nhập cuộc để hiểu rõ hơn về cách mạng, về kháng chiến.
    f Thông qua cuộc chuyện trò, đối thoại giữa Độ và H, những lời nói của H đã thể hiện anh là một tri thức có tài quan sát, sắc sảo thông minh có khả năng diễn đạt lại thêm cái tài lố bịch hoá người khác. Cái đáng phê phán ở H là cái nhìn một phía, cái phía cơ bản nhất của người nông dân với Tổ quốc anh ta không chịu nhìn và không chịu thấy. Chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngoài của anh thanh niên khi đọc thuộc lòng bài 3 giai đoạn của cuộc kháng chiến nhưng cái bản chất yêu nước bên trong thì H lại không ghi nhận. H không chỉ xa lạ với người nông dân mà dường như anh còn khinh ghét họ. Mỗi khi kể tội xấu của người nông dân, mũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối. Vợ H như cái bóng của chồng, qua những câu chuyện kể chị ta cười rú lên, cười chảy cả nước mắt. Còn Độ, cái cười không được tươi cho lắm. Phải có con mắt tình thương mới có thể thấy được bản chất của con người bởi " người ta chỉ trở nên xấu xa hư hỏng trước đôi mắt giáo hoảnh của một người ích kỷ". H ích kỷ nên H mới chỉ thấy người nông dân tai ác, nhìn kháng chiến sai lạc.

Chia sẻ trang này