1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng giúp nhau luyện viết văn

Chủ đề trong 'Văn học' bởi lifelearner, 04/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    lâu rồi ko qua box văn, thấy các bạn tranh luận khá nhiều về vấn đề '' học thuộc lòng". Như mình đã nói mình chỉ là người yêu thơ văn, cũng có một thơi đam mê cái nghiệp văn chương. Hồi đó mình cũng tham khảo rất nhiều các bài văn mẫu của một số tác giả bình phẩm văn học, tiến sĩ văn học hay những bài văn đoạt giải quốc gia, ...MÌnh thì chưa bao giờ qua điểm 5 nhưng cái đó ko quyết định nhiều đến mình. Đơn giản mình chỉ yêu văn, mê văn. CÒn về chuyện " học thuộc lòng" theo mình thì hầu hết các bạn đều tham khảo các bài văn mẫu, các bài văn tuyển chọn hay những lời bình phẩm của các nhà nghiên cứu và phê bình văn học. Cho dù các bạn cũng đã biến hành văn của họ thành văn của mình theo cảm xúc của bạn với tác phẩm và nội dung xuyên suốt tác phẩm. Mình thấy vấn đề là ở người ra đề để các bạn bày tỏ những cảm xúc, tình cảm hay những nhận xét của mình về nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Hầu hết các đề ra đều ở dạng chính xác một tác phẩm, một đoạn trích văn hay thơ, một bài thơ, .. Do vậy cảm nhận cũng giản đơn hơn. Trong tác phẩm " Đời thừa" nhà văn Nam Cao đã nêu rõ quan điểm về viết văn " Văn chương .. những người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết viết những gì chưa có". XIn lỗi vì lâu rồi ko đọc lại nên ko nhớ chính xác.. Mình chợt nhớ lại đề văn thi vào cấp 3 niên khoá 2000-2002 ở BN. Trong đề bài có câu.
    Trong bài thơ " Đọc Kiều", Tố Hữu có viết:
    Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
    Tài sắc mà sao lắm trân chuyên.​
    Thông qua tác phẩm " Truyện Kiều" của Nguyễn Du anh chị hãy bình luận và chứng minh ý thơ trên.
    Giả sử khi bạn bắt gặp đề văn như thía thì theo mình làm sao có thể học thuộc lòng mà viết dc chứ? Phải có sự hiểu biết nhiều về nội dung va hoàn cảnh lịch sử,..
    Chúc các bạn thành công trong kỳ thi sắp tới!
    Yêu thơ từ thủa nên ba
    yêu em từ thủa quần đùi, em ko ​
  2. luuchivi

    luuchivi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    tưởng chủ đề này đã bị lãng quên rồi
    không ngờ hãn còn có người mò vào
    thay mặt chủ tocpic cảm ơn bạn nhiều về những ý kiến bổ ích
    chúng mình vẫn đang học
  3. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Không có gì mà. Mình thấy các bạn là những ngưòi có tấm huyết với văn chương. Have fun!
  4. camellia7966

    camellia7966 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    Mình trước cũng học nhiều môn Văn nên mình xin đóng góp chút chút.
    Học văn cũng cần phải học thuộc lòng, nhưng thuộc lòng ở đây không phải là học thuộc lòng bài văn của người khác, mà là học thuộc lòng bài thơ, câu văn, đoạn văn trong các tác phẩm văn học. Các bạn biết đấy, chứng minh, bình giảng văn học đều phải có dẫn chứng, mà những dẫn chứng này phải đúng nguyên bản tác phẩm, nếu không sẽ gây tính thiếu chính xác, thậm chí làm mất đi cái hay cái đẹp của tác phẩm, vì vậy các bạn cố gắng học thuộc lòng, nếu không thể là cả bài thì ít nhất cũng là vài đoạn, hoặc vài câu văn, thơ "đắt" nhất. Khi tôi còn là học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp môn này, cô giáo tôi đã yêu cầu học sinh phải học thuộc tất cả các bài thơ trong sách giáo khoa, có kiểm tra và chấm điểm (đến giờ tôi vẫn đọc làu làu những bài thơ cần thiết).
    Thứ hai là sự sáng tạo, một bài văn đúng thôi chưa đủ, mà còn phải hay nữa. Tôi nhớ có một bài văn đoạt giải quốc gia được giải rất cao có cái mở bài là:
    "Có gì đẹp trên đời hơn thế
    Người yêu người sống để yêu nhau"
    Thế là sau khi bài văn này được in trong sách tham khảo, bao nhiêu học sinh cứ "phang" hai câu này làm mở bài cho bài làm của mình, chán không chịu được. Tất nhiên không phải không được phép dùng những dẫn chứng người khác đã dùng, nhưng cũng cố gắng dùng sao cho hợp văn cảnh và khác đi một chút. Văn chương kỵ nhất là sự "đụng hàng".
    Tuy nhiên sự sáng tạo trong văn chương là con dao hai lưỡi nhất là khi thi đại học. Có năm có bạn học sinh đã làm chấn động vì những sáng tạo trong suy nghĩ táo bạo của bạn. Nhân vật Hồ Tôn Hiến trong truyện Kiều xưa nay bị coi là kẻ xảo quyệt, mưu mẹo, lừa cô Kiều để mưu hại Từ Hải. Nhưng quan điểm của bạn đó thì Hồ Tôn Hiến không phải kẻ phản diện như mọi người vẫn nói, vì dùng mưu mà thắng kẻ thù của mình thì chẳng có gì là xấu, bạn còn ví dụ: dân tộc ta đã nhiều lần thắng kẻ thù cũng phải dùng mưu đó thôi!!!
    Vì vậy, các bạn phải nắm vững quan điểm chính thống để làm văn. Những sáng tạo kiểu trên đây chỉ nên dùng trong các cuộc thi học sinh giỏi, các cuộc bình văn thơ hoặc các diễn đàn văn học, còn trong những cuộc thi quan trọng, theo tôi vẫn nên theo những quan điểm số đông, quan điểm chính thống.
    Một vài ý kiến nhỏ cho các em học sinh sắp tốt nghiệp, sẽ còn quay lại nếu các em còn cần!
  5. hahathayroai

    hahathayroai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
  6. camellia7966

    camellia7966 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    Mình không biết bây giờ thi Đại học môn văn như thế nào, nhưng đề trên có vẻ hơi quá sức thì phải (mình nhớ không nhầm đầy là đề thi học sinh giỏi văn toàn quốc trước năm 2000). Ngày trước mình học văn nhiều đến nỗi, làm văn trở thành phản xạ, cứ vớ được cái đề là triền miên nghĩ và viết, có khi chẳng thèm lập đề cương. Bây giờ lâu lắm không động đến, đọc lại đề bài này thấy ớn quá. Tuy nhiên học văn nhiều bây giờ mới thấy cái lợi của nó, ít nhất biết viết một cái đơn xin việc và biết thưởng thức một cuốn sách hay.
    Tháng 3 rồi đấy, học đi các teen ạ!
  7. _sinhto_suachua_

    _sinhto_suachua_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    3.520
    Đã được thích:
    20
    Em cũng đang trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng lớp 12.Dân khối C chính cống.Thực ra một số tác phẩm anh chị nêu trong này là những tp em thấy hay trong sách giáo khoa 12.Ở đây có ai thích bài : " NHững vị là hán chùa Tây Phương" của Huy cận ko ạ.Em ko thích nên ko thể vào đc cái bài này.Thi vào bài này chắc chết luôn.Mà đc cái cô giáo dạy văn của em dạy rõ chán.Cô độc có đọc và chép.Mọi người có tài liệu bí truyền đi trước thìc hai sẻ cho em để em nuốt trôi mấy cái bài này.Đọc văn mẫu thì èo ơi ....
  8. camellia7966

    camellia7966 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    Ơ thế bây giờ người ta đổi tên bài thơ "Các vị La Hán chùa Tây Phương" thành "Những vị La Hán chùa Tây Phương" rồi à? Lạ nhỉ!
    Bài này chị cũng không thích lắm, mà làm văn nếu không thích thì khó viết nổi. Nhưng khó không có nghĩa là không làm được.
    Trước hết em chịu khó đọc bài thơ này vài lần đi đã, nhiều bài mình đọc mới một lần không thấy thích, sau khi đã đọc và suy ngẫm chút chút sẽ thấy khá hơn. Mỗi đoạn thơ, em thử nghĩ xem nó viết về cái gì, miêu tả cái gì, có tầng nghĩa nào ẩn sau những câu chữ miêu tả đó hay không. Em cũng nên đọc qua lại lời giảng của cô giáo, dù là đọc cho chép, nhưng chắc cô cũng đọc đúng ý chính và tinh thần chung của bài thơ.
    Em tập viết từng đoạn một trước đã, sau đó mới phân tích cả bài thơ. Lúc đầu chưa tìm được cảm hứng, em có thể phân tích một vài câu mà mình thích thôi cũng được. Làm văn là phải mưa dầm thấm lâu. Đây là cách làm văn cho tất cả các tác phẩm chứ không chỉ riêng bài thơ mà em "sợ". Trước đây chị cũng dùng các cách này để luyện những tác phẩm khó nhai như bài "Lấy củi" của Sóng Hồng, các bài thơ chính trị của Hồ Chí Minh hay Tố Hữu...
    Chúc em ngày càng viết lên tay!
  9. _sinhto_suachua_

    _sinhto_suachua_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    3.520
    Đã được thích:
    20
    Khi phân tích mọtt đoạn thơ đoạn văn ấy, ví dụ như đoạn giẵu bài.Em vào dầu rất khó và hay bị tắc... ví dụ phân tích khổ cuối của : Kính gửi cụ Nguyện Du của Tóo hữu..
    Tiếng thơ ai động đất trời.
    Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
    Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
    Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
    .....
    Sông Lam nước chảy bên dồi
    Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân.
    ...
    Em vừa kiểm tra bài này xong...đây à một bài em cũng ko thích.Đến đây mới nhớ em về học bài tiếp đây ạ.Anh chị tâm huyết giải đáp tiếp giúp em với ạ.

Chia sẻ trang này