1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng học triết (nếu bạn không thích cái tên này thì bạn có thể đổi tùy theo ý mình)

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi away, 25/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Cùng học triết (nếu bạn không thích cái tên này thì bạn có thể đổi tùy theo ý mình)

    Tôi có học năm đầu đại học nên tôi cũng biết có môn triết được dạy đầu tiên. Thậm chí, môn triết còn được dạy một chút trong môn học Giáo dục công dân hồi lớp 10,11. Ban đầu tôi cũng sợ, chả hiểu gì cả nhưng càng học càng thấy cũng không ghê rợn. Nhìn lại các thời gian đó thì tôi thấy những người giảng dạy môn này mà tôi được học đều dạy rất hay và có hiểu biết về nó. Các thuật ngữ như đối tượng lao động, lực lượng sản xuất... thật ra chỉ là gọi những cái chúng ta đã biết dưới một cái tên khác khoa học hơn. Không phải người đi sâu vào triết học hoặc không muốn hiểu người trong nghề nói cái gì thì cũng chả cần học. Tôi thấy cái mới lạ được học trong môn triết là thuật ngữ "mâu thuẫn", "biện chứng", "bước nhảy", "đủ độ"...

    Đặc biệt là tính/phép biện chứng để nhìn nhận một sự việc dưới nhiều góc độ, nhiều hoàn cảnh. Từ cái tính biện chứng này mà bớt nhìn sự việc theo kiểu: "Nó giống một cái đã có trong đầu đầu mình thì suy ra nó là cái đấy". Ví dụ cô gái bảo: "Em ghét anh" thì thôi không bị cái định kiến ghét là khó chịu, không yêu thương đánh lừa mà đau khổ, khóc lóc. Tương tự, cũng hiểu cái thuật ngữ "mâu thuẫn" là sự khác nhau giữa các mặt đối lập chứ không như từng chỉ hiểu là mâu thuẫn giữa người với người. Từ đó biết tiếp một điều quan trọng: "Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển". Có mâu thuẫn thì mới có phát triển. Nhưng còn được hiểu thêm rằng: Mâu thuẫn phải giải quyết được thì mới đạt đến "bước nhảy" lên một cấp độ khác, tức là phát triển. Chứ không phải cứ cãi nhau là thành cơm thành gạo.

    Rồi lại trở về tính biện chứng rằng: Hôm nay, "mâu thuẫn là động lực của sự phát triển", điều đó gần như tuyệt đối, nhưng có thể một lúc nào đó, cái động lực ấy không phải là mâu thuẫn nữa. Nếu nó đúng thì vẫn phải chấp nhận. Hoặc con người sống ích kỷ, hay bắt chước là thuộc tính nhiều đời nhưng rồi đây, con người hoàn toàn có thể trở thành bớt ích kỷ hơn, bớt bắt chước cái sai hơn. Thuộc tính của con người nếu cái nào không chung như ăn, uống, thở thì hoàn toàn có thể thay đổi. Ngay cả ăn, uống, thở cũng có thể thay đổi. Con người biết thích nghi với hoàn cảnh. Tạo hóa tạo ra con người bình thường rất tầm thường nhưng có một điều kỳ diệu là biết thích nghi và biết cái khó ló cái khôn. Chính điều đó đã bảo vệ loài người trong một xã hội đông đúc, nhiều mâu thuẫn, phức tạp và dễ vỡ.
    Chúng ta đang tạo nó thành một mớ rối. Nhiều người đã giải quyết bằng cách cắt phéng nó đi. Cũng là một cách. Nhưng cắt phéng nghĩa là phải tàn sát, chiến tranh, đàn áp chẳng hạn. Nhưng làm thế thì cắt chỗ này lại làm đứt cả chỗ khác. Rất rất nguy hiểm. Có một cách là mỗi cá nhân ứng với một đoạn rối trong mớ rối ấy tự gỡ mình. Điều này phụ thuộc lớn vào sự phát triển nhận thức, nghĩa là phát triển về chất của con người. Hiện thực đang đòi hỏi ở con người một sự phát triển nhân cách và trí tuệ đồng bộ. Điều này rõ ràng không ai làm hộ ai được nhưng làm chất kích thích cho nhau sẽ tạo được một làn sóng. Đây cũng là một thử thách xem khả năng của con người đến đâu. Cái khó ló cái khôn hay cái khó bó cái khôn. Chúng ta lười nghĩ đến chuyện rối và gỡ rối để bây giờ thành một mớ bòng bong, liệu có đủ sức để gỡ không?

    Triết học được coi là "khoa học của các khoa học". Nó gần như một cái chìa khóa để khai thác các lĩnh vực khác. Chính vì thế, nắm được một số cái cơ bản của nó sẽ thu được nhiều thành quả khác. Điều này chắc những người chắt lọc được điều gì đó ở triết học đều hiểu. Tôi chỉ nhân tiện giới thiệu như thế để nếu ai chưa học thì cứ thoải mái mà học, coi đó như một môn học quan trọng cho mình, chứ không phải học chỉ để qua.

    Có một câu hỏi đặt ra là: Hiến linh hồn của mình cho khoa học, nghệ thuật, công việc, học tập... hay lấy được linh hồn những cái đó làm công cụ cho mình? Tôi rất thích câu này ở truyện tranh Subasa: "Quả bóng là bạn". Hãy làm bạn và hòa hợp với nó, không việc gì phải nặng nề quá mức. Như thế, cái khiên cưỡng ban đầu rồi sẽ qua...


    (trích từ http://ttvnol.com/forum/t_124987/52a?0.8783778)

    Tôi có viết câu này ở bài trên: Triết học được coi là "khoa học của các khoa học".

    Mới đây, đọc lại một vài trang đầu của một giáo trình triết học mới thấy câu này: "Tuy nhiên, triết học Mác-Lênin không thay thế cho các bộ môn khoa học khác trong việc nhận thức thế giới. Nó đoạn tuyệt với quan niệm xem triết học là ''khoa học của các khoa học'' như tham vọng của nền triết học tự nhiên trước kia, mà xem sự gắn bó với các khoa học cụ thể là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết học"

    Chà, vậy là mình bắt chước, bê câu nói nghe mang máng vào đâm ra nhiệt tình cộng ngu dốt thành phá hoại sao?

    Tôi thì nghĩ đó là chuyện tùy ý hiểu mỗi người, tôi hiểu câu "triết học là khoa học của các khoa học" không phải theo nghĩa nó thay thế được tất cả mà là nó gần như một cái khó có thể thiếu trong mỗi môn khoa học. Đi theo các quá trình phát triển triết học, người ta có thể thấy được nhiều diễn biến của lịch sử, con người, nhiều những tinh hoa, rác rưởi của nhân loại, nói to tát một chút, triết học là cái xương sống của lịch sử từ trước đến nay. Còn về sau thì chưa biết. Tôi thật tiếc là tính mình lười học, không đi được đến nơi đến chốn.

    Tôi viết bài này với một mục đích là nếu có bạn nào sắp sửa bắt tay với triết hay đang có ác cảm với nó thì cứ bắt tay với nó, nó thật sự cần thiết cho cách sống, cuộc sống. Nếu khó bắt thì vào đây xem một số kinh nghiệm của những người đã trải qua một chặng đường ngắn hoặc dài với nó. Kinh nghiệm của tôi chỉ có một chút như vậy. Tôi biết nhiều người ở box học thuật này rất am hiểu, am hiểu thực sự chứ không cưỡi ngựa xem hoa như tôi.

    Mong các bạn chia sẻ những cảm nghĩ, kinh nghiệm hay hiểu biết về triết học (không nhất thiết cứ phải triết học Mác-Lênin) hay những gì gì đó xung quanh nó một cách tương đối đơn giản (hoặc phức tạp nếu bạn không quen nói đơn giản) để mọi người cùng tham khảo. Cách tốt nhất là bạn nào có câu hỏi, thắc mắc gì về triết học thì xin nêu ra để mọi người cùng trả lời. Tôi nghĩ, có một chút gì đó gần gũi với triết học sẽ phát triển tính biện chứng rất tốt. Cuộc sống của chúng ta đang thiếu những con người suy nghĩ và hành động một cách biện chứng. Có thể là cả tôi.

    Tôi chỉ xin viết mào đầu như vậy, nếu ai đó có gì cần hỏi, hỏi mọi người, xin đừng hỏi tôi, tôi không biết gì về vấn đề này đâu.



    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Triết học liệu có phải là khoa học của mọi khoa học ko?
    Theo tôi là ko? Ko chỉ riêng hệ thống triết học Mark Lenin mà tất cả các hệ thống triết học khác cũng vậy.
    Triết học là một ngành khoa học bình thường như các ngành khoa học khác Sinh, Hoá. Lý.... Khác với các ngành cụ thể thì Triết học đi vào các lý luận chung và kiến thức chung nhất của con người là: Vật chất, tư duy và xã hội.
    Tuy nhiên, để phát triển chính mình thì Triết học cần phải có kiến thức của các chuyên ngành. Và các ngành khác cũng cần triết học như một sự xuyên suốt khoa học, liên kết các ngành khoa học khác nhau.
    Do đó, có thể nói vai trò của triết học là rất quan trọng với khoa học. Nhưng cũng ko nên coi triết học (như Internet) là ông vua khoa học(ông vua của khoa học công nghệ thông tin) có tính chất quyết định toàn bộ sự phát triển khoa học.
    Chủ đề này khá hay, tôi sẽ xin phép trình bày quan điểm sau.
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Rất đồng ý với quan điểm của bạn. Nhân bàn đến triết, cũng muốn nói thêm, triết học Mác - Lê nin chỉ là một bộ phận của triết học. Người được coi là mở đầu triết học hiện đại là Kant, mà những người phát triển là Heideiger, Kiergegard...
    Còn các nhà triết học cổ đại là Platon,Decartes, Aristos (xin lỗi nếu đánh không chính xác tên)...
    Các trường phái triết học có triết học duy tâm, duy vật....
    Gửi luuthuy: 1,2 ngày tới anh cũng không rảnh lắm. Khoảng hai ba hôm nữa sẽ gặp lại.
    Thân mến.
    Thế cũng đủ cho hôm nay.
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề Triết học, theo tôi nghĩ chúng ta nên quay lại điểm khởi đầu đơn sơ của nó. Những định nghĩa chúng ta đang dùng là quan điểm của một xu hướng Triết học nào đó mất rồi.
    Thuật ngữ Triết học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là ?oyêu thích (philos) sự thông thái (sophia)?. Người ta dùng từ Triết học mỗi khi hồi tưởng, là suy tư về toàn diện đời người và về tất cả những gì có liên quan đến đời người.
    Con người lúc đó đóng vai Triết gia cố gắng vận dụng mọi hiểu biết của mình, đặt câu hỏi & cố gắng tư duy cho đến kỳ cùng, không những để tìm đến nền tảng sau cùng của sự vật, hiện tượng; đặt cả những câu hỏi về chính khả năng lý trí của mình, về chính những cái làm cho mình có thể đặt câu hỏi và trả lời.
    Có 2 điều có thể lưu ý lúc này:
    1- Chúng ta cố gắng trả lời bằng ranh giới của tri thức. Câu trả lời được đưa ra dựa vào hoạt động tư duy/lý trí chứ không phải là tưởng tượng
    2- Câu hỏi loại nào triết gia giải quyết? Mọi dạng câu hỏi xoay quanh thế giới và con người chúng ta, lý trí của chúng ta. Bạn có thể bắt đầu từ 1 câu hỏi đời thường? Sau đó bạn liên tục đặt câu hỏi Why? cho những câu trả lời... Dần dần bạn sẽ đi đến câu hỏi tận cùng, sâu xa của Triết học.
    Vấn đề triết học là vấn đề ý thức của con người về mình, đem mọi chuyện cuộc đời ra ánh sáng dưới lý trí chứ không phải để đem lại ích lợi vật chất.
    Thứ nhất sống khác mà đem cuộc sống ra ánh sáng của lý trí lại khác. Nó lại không phải như những tư tưởng biệt lập của các ngành khoa học khác mà là phần triết lý toàn diện về đời người. Chính vì vậy nó chiếm một vị trí trong toàn diện đời người. Mặc dù nó là ý thức của con người về đời người và người đời nhưng triết lý của mỗi người mỗi khác do kinh nghiệm sống, suy nghĩ và ý thức của mỗi người mỗi khác. Để có thể đạt được triết lý chung như các dòng triết học chính của toàn nhân loại ?" người ta phải dựa trên kinh nghiệm thực phổ biến và dùng cái Lý phổ biến, những kết quả của mọi khoa học khác đương đại.
    Vậy để có triết học phải thoả mãn 2 điều kiện
    - Thứ nhất, can đảm nhìn nhận chân lý và tin tưởng vào khả năng của lý trí
    - Thứ hai, lý tính là thước đo kinh nghiệm của con người nên không phải là tuyệt đối hay là thần thánh.
    Con người bước đầu ý thức về mình như 1 thực thể tách khỏi giới tự nhiên. Tư duy con người hướng sự ?ophản tư? (tiếng Hy Lạp reflxio nghĩa là suy ngẫm, đánh giá) vào chính hoạt động của bản thân mình; từ đó hình thành nên một phương thức mới của tư duy để nhận thức thế giới ?" tư duy triết học.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Ngay từ lúc bé, mỗi người chúng ta đều cần hiểu biết về thế giới và bản thân, ai cũng đặt ra những câu hỏi mà chính là những câu hỏi của triết học mọi thời đại:
    - Thế giới quanh ta là gì?
    - Nó bắt đầu từ đâu và có kết thúc hay không?
    - Sức mạnh nào chi phối sự tồn tại và biến đổi của nó?
    - Con người là gì?
    - Nó được sinh ra như thế nào?
    - Quan hệ của nó với thế giới bên ngoài ra sao?
    - Nó có thể biết gì và làm gì với thế giới đó?
    - Vì sao có người tốt, kẻ xấu?
    - Cuộc sống của con người có ý nghĩa gì?
    - Tại sao lại nên làm thế mà không nên làm cái khác?
    ...
    những kiểu câu hỏi như vậy được đặt ra với mức độ sâu sắc khác nhau và được con người từ thời nguyên thuỷ, đến nay và mai sau tìm cách trả lời.
    Quá trình tìm tòi giải đáp những câu hỏi trên hình thành nên mỗi người những quan niệm nhất định, hoà trộn cả những yếu tố về cảm xúc, trí tuệ, niềm tin, lý tưởng... thành 1 khối thống nhất gọi là thế giới quan của 1 người, 1 cộng đồng ở 1 thời đại. Đó chính là toàn bộ những quan niệm về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới đó, về chính bản thân và cuộc sống của con người và loài người.
    Huyền thoại và Triết học đều đóng góp hình thành nên thế giới quan của 1 người. Huyền thoại yếu tố biểu tượng, cảm tính đóng vai trò chủ đạo còn triết học tư duy lý luận là chủ yếu và thông qua hệ thống các phạm trù triết học.
    Triết học cũng như thế giới quan được hình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người và xã hội loài người. Tri thức của các khoa học cụ thể thì đưa lại cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niêm nhất định về từng mặt, từng bộ phận của thế giới.
    Chúng ta dùng Triết học với nghĩa của 1 ngành khoa học. Kết luận của nó là kết luận khoa học. Triết học chính là sự diễn tả thế giới quan ở cấp độ lý luận, chính là hạt nhân lý luận của thế giới quan.
    Phương pháp nghiên cứu của Triết học là xem xét thế giới như 1 chỉnh thể và tìm cách đưa ra 1 hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Điều này có được khi nó dựa trên những thành tựu khoa học mới nhất của thời đại cũng như tổng kết những tư tưởng triết học trong suốt lịch sử của ngành.
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  6. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Tiện đây mình xin nêu thêm vài điểm đáng lưu ý và quan tâm khi chúng ta bàn luận về Triêt học.
    Thứ nhất, Triết học có những mục đích riêng của 1 ngành khoa học và sự phát triển của nó theo mức độ pt khoa học chung của nhân loại. Vì vậy, thuật ngữ Triết học/khái niệm Triết học vận động và có mức độ bao quát khác nhau. Không nắm được đúng khái niệm Triết học của từng dòng, từng giai đoạn, từng tác giả chúng ta sẽ sa sẩy vào sự rối tinh rối mù của Trừu tượng hoá.
    Thứ hai, triết học không phải là món ăn bình dân, dễ dàng bàn tán mà không đào sâu tư duy. Mọi mệnh đề của Triết học đều là những mệnh đề khoa học có thiên hướng mô tả, lý giải các vấn đề Triết học. Chúng ta cũng cần hiểu các mệnh đề Triết học trong cùng tổng thể các mệnh đề và khái niệm của dòng Triết học đó. Nếu không sẽ lúng túng trong phân biệt các xu hướng, thành tựu Triết học của loài người. Điều này đặc biệt đúng khi bạn chót trọn thế giới quan của mình theo 1 dòng Triết học nào đó.
    Thứ ba, là tính thực tiễn của Triết học hay còn gọi là mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Triết học không phải là thứ kiến thức chỉ ngay cho bạn cách viết 1 bản hợp đồng hay làm thế nào kiếm thêm dăm đồng trong một ngày. Một số bạn không nên hy vọng ở điều này.
    Tuy nhiên nó cũng là từ cuộc sống mà ra và để phục vụ cuộc sống cả. Trong cuộc sống đổi thay và đa dạng, sự vận dụng cụ thể dựa trên sức khái quát của triết học sẽ giúp người/tổ chức/cộng đồng nó tồn tại và phát triển được tốt nhất. Đó chính là vấn đề cơ bản và cốt lõi mà Triết học muốn giải quyết.
    Thứ tư, tôi đã thấy nhiều tác phẩm nghiên cứu Triết lý để áp dụng vào những vấn đề cụ thể cuộc sống/kinh doanh, ví dụ Kinh Dịch, Lão Tử, Không Tử... và cũng có nhiều cuốn khác áp dụng Triết học vào cuộc sống như Áp dụng Duy vật lịch sử vào quản lý con người, Lý thuyết hệ thống vào phát triển tổ chức... Đó là những nghiên cứu ứng dụng của ngành khoa học - Triết học. Điều này không mới mẻ nhưng còn thiếu rất nhiều ở nước ta bởi vì hiểu đã khó, áp dụng nó sao cho đúng sự hiểu đó. Hy vọng đây cũng một vấn đề cơ bản chúng ta sẽ trao đổi nhiều ở Box Học Thuật này !
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  7. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Thưa MOD và các bạn!
    Triết học là 1 thứ rối rắm nhưng lại rất hữu dụng. Nó định hướng cả suy nghĩ, hành động và làm cuộc sống này thêm đúng đắn và hạnh phúc. Sự rối rắm, rối tinh mù, tranh cãi nhau giữa các dòng triết học là điểm yếu của ngành. Điều đó làm cho chúng ta mù mờ về Triết học.
    Tôi đề nghị dựa trên đặt vấn đề của bạn away chúng ta xây dựng 1 chủ đề Triết học và cuộc sống. Bây giờ mọi người gom hết các câu hỏi về Triết học lại và tôi dẫn dụ 1 lèo cho bài con có cái nhìn tổng quan, dễ hiểu, đối sánh được ngọn ngành. Từ đó bà con có thể tự học nâng cao hay tìm hiểu thêm về Triết học dễ dàng hơn.
    Các bạn hãy lấy topic này làm nơi đặt câu hỏi. Còn tôi sẽ sắp xếp các câu hỏi lại và post trả lời chúng vào 1 topic mang tên "Triết học... thật là đơn giản". Như thế có được không bà con?!
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  8. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Tôi không rõ về chủ nghĩa hiện sinh lắm. Mong được chỉ giáo. Định nghĩa? Sự vận động phát triển/diệt vong của nó (nếu có)? Các đại biểu tiêu biểu? Phạm Công Thiện và chủ nghĩa hiện sinh? Và cái mà bạn biết? Xin cảm ơn trước vì cảm ơn sau dễ thành spam.
    ...ngày mai sẽ nở hay tàn-nghe đi em tiếng bầy đàn xôn xao...
  9. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0

    Ngắn gọn: hiện sinh là khái niệm chỉ phương thức tồn tại của cá nhân con người. Theo quan điểm của triết gia của chủ nghĩa hiện sinh thì Hiện sinh là hạt nhân của cái Tôi con người cụ thể. Đặc trưng của hiện sinh là tính phi khách thể hoá. Con người có thể khách thể hoá những năng lực, tri thức, kỹ năng của mình bằng những đồ vật bên ngoài. Con người cũng có thể tự nghiên cứu hành vi tâm lý, tư duy, tưởng tượng của mình như một đối tượng khách quan, thử nghiệm tác động vào chúng...
    Chủ nghĩa hiện sinh coi sự nhận biết chính mình như một hiện sinh, con người sẽ tìm được tự do cho mình. Tự do là ở chỗ con người không đóng vai trò sinh ra tất yếu từ tự nhiên hay xã hội mà chính con người tạo nên bản thân mình qua từng hành động và hành vi của mình. Con người tự do cũng tự chịu trách nhiệm về mình và không tự bào chữa cho hoàn cảnh.
    Chủ nghĩa hiện sinh khắc phục được quan niệm duy lý chỉ coi bản chất con người là thực thể trí tuệ nhưng lại đối nghịch với quan điểm tiến bộ của Marx về con người là tổng hoà các quan hệ xã hội.
    Chủ nghĩa hiện sinh đại diện cho số đông trí thức phương Tây tuy quan niệm về chính trị - xã hội không hoàn toàn giống nhau. Nó cũng ảnh hưởng to lớn đến nghệ thuật và văn học phương Tây.
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  10. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    em muốn hỏi một câu: nhiều lúc thấy cuộc sống thật vô nghĩa, con người sinh ra rồi chết đi hết lớp này đến lớp khác rồi tranh cãi nhau đúng sai, có cái lúc này đúng lúc khác lại sai. Thật sự em thấy không biết tin tưởng vào cái gì nữa. Bác nào cho em mấy lí thuyết về ý nghĩa cuộc đời này với!

Chia sẻ trang này