1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng nhau bàn luận : Con đường nào cho quân Mỹ ở Iraq

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi bvkk, 12/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. omega45

    omega45 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    1. Người Mỹ tiếp tục ở lại Iraq với giá thuê là 5-6 xác lính Mỹ / ngày.
    2. Người Mỹ rút quân khỏi Iraq ( k/n này xem ra hơi khó )
    3. Người Mỹ chấp nhận chia phần cho các nước khác nhiều hơn .
    4.......
  2. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Trích từ Lam3d:
    ____________________________
    Trời ơi, các bác này không biết có phải đang ở VN hay không, hay là ra hải ngoại hết rồi? Dân VN được cả thế giới coi là bậc thầy, thiện chiến nhất thế giới về ''''chiến tranh du kích'''' mà lại sản sinh ra các công dân o biết tý gì về chiến tranh du kích hay sao?
    Quân du kích hoạt động được phải dựa vào dân. Cho nên mới có câu '''' quân với dân như cá với nước''''. Tụi Mỹ đối lại bằng biện pháp ''''tát nước bắt cá'''' - dồn dân lập ấp để hết nước. Về đọc sách kỹ lại, nếu quân du kích Iraq o được dân chúng ủng hộ thì o thể đạt được vô số thành công như hiện nay, khiến tình hình Iraq chưa thấy ánh sáng ổn định được. Nếu o có dân thì chỉ là bọn phỉ cướp thôi. Mỹ tốn rất nhiều tiền thuê gián điệp chỉ điểm mà cũng o làm được gì.
    ''''''''''''Có ai dám nói ră?ng, phe CS Việt Nam chiến thắng nhơ? du kích! Không hê?''''''''''''
    Anh bạn này cũng cần đọc sách lại luôn khẻo mang tiếng cho dân Việt. Chiến lược chiến tranh du kích bao gồm 3 giai đoạn : du kích chiến, trận địa chiến, vận động chiến. Các nhóm du kích sau khi ổn định sẽ kết hợp với nhau chuyển sang trận địa chiến, chiếm giữ trận địa, lập chiến khu. Giai đoạn cuối cùng sẽ bao vây, phong toả và chiếm thành phố. Hu hu
    ___________________________________________
    Hihihi, bạn Lam3d này Khó tính quá. Tôi nói tình hình Iraq khác với Việt Nam thì bạn lại bảo tôi lài phủ nhận vai trò chiến tranh du kích ở Việt Nam. Còn chuyện tôi ở hải ngoại hay trong nước thì có dính dáng gì đến việc thảo luận và đóng góp bài đâu. Và ở hải ngoại thì cũng chưa chắc đã không hiểu được tiếng việc như kiểu bạn "dịch nghĩa" của tôi.
    Tôi không nói là du kích chiến dựa vào lòng dân là không có. Và tôi đồng ý điều đó là 100% đúng. Nhưng dân Iraq không có khả năng sản xuất vũ khí trong tình hình hiện nay. Vậy lấy cái gì bắn xe tăng Mỹ? Bây giờ thì còn đạn dược giấu từ trước, mai mốt lấy gì đánh hả?
    Cái câu "VN không thắng Mỹ nhờ chiến tranh du kích" đúng chứ đâu có sai. Quân du kích ỏ VN có thể chiếm 1 vài cái đồn 1 vài ngày. Đến khi có quân chính quy VNCH, mọi sự đâu vào đó, đồn lại được xây dựng lại, du kích trở về với hầm bí mật. Chiến thắng trong những trận đânh lớn đều là quân chính quy.
    Còn cái khổ văn cuối cùng non trĩ quá, đã đành là chiến lược của chiến tranh du kích là vậy. Nhưng làm sao để cho du kích Iraq ổn định hả? Tổ chức như thế nào? Ai chỉ huy, chiến lược đâu? Hậu phương đâu? Vủ khí đâu?
    Bạn bảo chúng tôi nên đọc sách nào? Sách lớp 1 hả?
  3. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0

    Về cái chính nhỉ, tôi thấy thằng Iraq bây giờ thiếu nhất là tính đoàn kết và kiến thức chiến thuật, chiến lược. Đáng tiếc với dân đạo Hồi, kinh Koral là ấn phẩm sâu rộng nhất, được tuân thủ tuyệt đối thì lại thiếu mấy chương về nghệ thuật tác chiến.
    Chỉ cần có một tổ chức tương đối thống nhất và tổ chức tốt, được dân tình theo thì vấn đề đồ chơi không phải khó. Kiểu gì mấy ông Ả Rệp hàng xóm cũng sẽ không hở thì kín mà bơm đồ cho, vả lại kho vũ khí rải từ thời Saddam cũng còn vương vãi tương đối, biết dùng thì cũng không đến nỗi nào!!!!
    Mà lạ nhất là sao mấy thằng ku 1 rắc này thích bịt mặt đi đánh nhau thế không biết, nhỉ. Nóng bỏ bu đi!!!!
    Được chienv sửa chữa / chuyển vào 16:16 ngày 14/11/2004
    u?c spirou s?a vo 22:46 ngy 14/11/2004
  4. svnl

    svnl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Có cái này rất hay , vừa ra hôm nay trên vnn
    http://www.vnn.vn/tinnoibat/2004/11/345572/

    Fallujah: Khởi đầu cơn ác mộng chiến tranh đô thị?

    [​IMG]
    Sơ đồ tiến chiếm đô thị của quân Mỹ
    (VietNamNet) - Một cách đánh không chính quy đang làm đau đầu người Mỹ ở Iraq, đó là cuộc chiến tranh đô thị (Urban warfare). Đây chính là cơn ác mộng mà người Mỹ không hề muốn gặp khi tiến Bagdad hồi năm ngoái. Thật may, lúc ấy, cơn ác mộng đã không xảy ra, nhưng nay dường như đang dần xuất hiện tại Fallujah và nhiều nơi ở Iraq.


    Căng thẳng chờ những bất ngờ đến từ mỗi góc phố. (Ảnh: Time)


    Khi một quân đội yếu phải đụng độ với quân đội mạnh hơn, thường phía yếu phải áp dụng kiểu chiến tranh không chính quy. Ở những nước có vùng nông thôn rộng lớn với nhiều làng xóm có thể ẩn nấp được, người ta dùng cách đánh ?olấy nông thôn bao vây thành thị? như Quân đội Nhân dân Trung Hoa từng áp dụng trong cuộc chiến giải phóng Trung Quốc. Những nước có nhiều rừng núi, phía sau có một hậu phương vững mạnh như trường hợp Việt Nam thì ta phát động cuộc chiến tranh nhân dân, dựa vào tiếp liệu của hậu phương, sự che chắn của rừng núi làm chỗ dựa cho cuộc kháng chiến toàn dân.
    Ở Iraq, tất cả những điều trên đều không có. "Vùng nông thôn" của Iraq là sa mạc lồ lộ, dân cư thưa thớt (chỉ 20 triệu dân trên một diện tích rộng 438.000km2, trong khi Việt Nam có 80 triệu dân trên một diện tích chỉ 329.000km2), không có rừng già, núi non hiểm trở. Hậu phương tiếp tế, ủng hộ tinh thần cũng không? Có thể nói: Từng tấc đất của Iraq đều bị xăm xoi bởi hệ thống vệ tinh của Mỹ. Phi công Mỹ vẫn thường tự hào rằng họ rành rẽ địa hình của Iraq còn hơn cả lòng bàn tay, vì trước khi tiến vào Iraq, hầu hết họ đều có mười năm bay lượn trên lãnh thổ Iraq để bảo vệ hai vùng cấm bay ở phía Bắc và phía Nam (được áp đặt từ cuộc chiến vùng Vịnh lần trước).

    Sơ đồ tiến chiếm đô thị của quân Mỹ
    Nhưng người Trung Đông dường như có một cách đánh không chính quy riêng của họ: chiến tranh đô thị (Urban warfare). Đây chính là cơn ác mộng mà người Mỹ không muốn gặp khi họ tiến vào thành Bagdad năm ngoái. Lúc đó, chuyện ấy đã không xảy ra, nhưng nay dường như sự lo sợ nay đang dần xuất hiện ở Fallujah.
    Trong suốt nhiều tuần lễ tập kết 10.000 quân bao vây Fallujah trước khi tấn công (diễn ra hôm thứ hai 8/11 vừa rồi), người ta thấy thủy quân lục chiến Mỹ thường xuyên tập luyện luân chuyển đội hình theo cách đánh đô thị. Thực ra đây chỉ là... ôn bài, còn các bài học thực sự đã được lính Mỹ tập từ rất lâu trước khi tiến vào xứ sở này. Bởi ngay từ đầu, đô thị được xác định sẽ là chiến trường chính của cuộc chiến tranh Iraq.
    Đội hình tiến đánh đô thị của người Mỹ được xác lập như sau (xem sơ đồ trên):

    Lính Mỹ tiến vào trung tâm Fallujah trên xe tăng Bradley
    1. Đầu tiên, "kỵ binh" sẽ tiến vào trước để chiếm lĩnh địa bàn (trong quân đội Mỹ, "kỵ binh" - calvary là lực lượng tinh nhuệ, trang bị hỏa lực gọn nhẹ và thường có xe tăng hay thiết giáp vận chuyển và hỗ trợ). Quân "kỵ binh" Mỹ thường dùng hai loại chiến xa có tính năng khác nhau: thứ nhất là xe tăng Bradley trang bị đại bác 25mm, súng máy yểm trợ, tên lửa TOW. Xe tăng Bradley có thể vận chuyển được sáu lính, gọn nhẹ trong xoay trở, hỏa lực không mạnh nhưng làm công tác yểm trợ tốt; thứ hai là xe tăng hạng nặng Abrams M1A1, có hỏa lực rất mạnh nhưng tầm nhìn và độ xoay trở thấp vì to lớn cồng kềnh. Tăng, đặc biệt là loại tăng hạng nặng xem vậy nhưng lại rất dễ tổn thương trong chiến tranh đô thị, đặc biệt là trong các đường phố nhỏ hẹp. Do vậy, người Mỹ chỉ cho tăng dừng lại ở các đại lộ rộng lớn hay các ngã tư đường thoáng đãng, có tầm nhìn và độ xoay trở tốt, còn tiến sâu vào các phố nhỏ thì "kỵ binh" buộc phải tự thâm nhập.

    Tiến chiếm bằng cách đục tường
    2. "Kỵ binh" Mỹ tiến chiếm một con phố theo hai cách. Một, tiến theo đường phố (xem sơ đồ) - cách tiến này được quy định sẽ đi theo hai hàng hai bên vệ đường, mỗi hàng quân vừa tiến vừa phân công người đi trước bảo vệ trước, đi sau cùng bảo vệ đuôi, những người đi giữa bảo vệ lưng của toán quân phía bên kia đường. (Như vậy, mỗi người lính đi giữa hàng quân bỏ trống lưng của chính mình cho toán quân bên kia đường bảo vệ.) Hai, tiến bằng cách đục vách nhà liền kề mà đi (xem sơ đồ). Cách này giúp tránh được việc bị bắn tỉa nhưng lại dễ gặp phải mìn gài sẵn giữa các vách nhà.
    3. Trên không là sự hỗ trợ của không quân. Thích hợp cho địa hình đô thị là trực thăng Black Hawk vừa có hỏa lực vừa vận chuyển quân đổ bộ; và đặc biệt là máy bay hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh gọi là Spectre Gunship - loại này có bốn động cơ, bay lượn chậm được thiết kế phù hợp cho chiến tranh đô thị. Ngoài ra, họ còn dùng loại trực thăng nhỏ gọi là Chú chim con (Little Bird) để trinh sát địa hình, thả nhanh lính trinh sát vào phía sau quân địch đồng thời hỗ trợ hỏa lực từ trên cao.

    Máy bay Spectre Gunship
    4. Sau khi kỵ binh đã vào được và thiết lập vành đai tạm bảo vệ trận địa, bộ binh mới tiến vào chiếm giữ và triển khai tấn công (bộ binh Mỹ hỏa lực mạnh, đông đảo nhưng lại chậm xoay trở).
    Chiến tranh đô thị là ác mộng mà những đội quân phía tấn công đều muốn tránh. Tiến vào giữa những đường phố xa lạ đầy ngóc ngách, có thể bị bắn tỉa, đột kích bất ngờ, bị gài mìn, bị lạc đường. Chiếm từng căn nhà mà không biết sau cánh cửa có gì chờ đợi mình? Nói chung, tổn thất sẽ rất cao, ưu thế hỏa lực không được phát huy, thương vong cho dân thường luôn là nỗi ám ảnh lớn.
    Trong lịch sử chiến tranh cận hiện đại Việt Nam, người Việt đã nhiều lần áp dụng loại hình chiến tranh này như trận chiến cảm tử bảo vệ thủ đô Hà Nội khi quân Pháp tái chiếm Đông Dương; rồi cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Ở Trung Đông, quân Israel đã vấp phải một mô hình nhỏ hơn về chiến tranh đô thị khi quân Israel thường xuyên tiến vào các thành phố của người Palestine tại dải Gaza và bờ Tây sông Jordan. Trong trường hợp này, quân đội Israel thường dùng ưu thế tuyệt đối của mình về hỏa lực để phá sập tất cả những căn nhà nào cản đường họ. Nhưng ở Fallujah thì khác, quân nổi dậy Iraq vừa tinh nhuệ hơn, vừa có hỏa lực mạnh hơn rất nhiều. (Như trường hợp mặc dù xe tăng Abrams có tầm bắn xa gần 3km, tốc độ di chuyển có thể đạt đến 70km/giờ, mạnh như thế nhưng vẫn có một gót chân Achilles chết người: nếu một người lính khéo léo tiếp cận gần phía sau xe và bắn một hỏa tiễn chống tăng vào một khe hở nhỏ sau pháo tháp thì "người khổng lồ" hùng mạnh này có thể tiêu tùng ngay!)

    Thương vong gia tăng ngày càng nhanh bởi cuộc chiến đô thị. (Ảnh: Time)
    Kể từ thứ ba vừa rồi đến ngày cuối tuần này, người Mỹ đã chiếm được hầu hết thành phố Fallujah. Với tổn thất tương đối thấp, dù đã tuyên bố làm chủ thành phố, nhưng những cuộc đấu súng vẫn đang dằng dai ở vài đường phố trung tâm. Fallujah có thể chỉ là một khởi đầu của cơn ác mộng, bởi người ta có thể thấy rằng với rất nhiều thành phố lớn nhỏ rải rác khắp Iraq, quân nổi dậy ngày càng mạnh, quân chính phủ yếu ớt và không có cội rễ trong các khu dân cư thì quân Mỹ vẫn phải cáng đáng hầu hết các cuộc càn quét quan trọng xuyên qua các đường phố đầy chết chóc của cuộc chiến tranh ngày càng mang tính sống còn này.
    Trong khi đó, các quan chức tình báo và an ninh Iraq ở khu vực tự trị phía Bắc của người Kurd đã cảnh báo Mosul (thành phố đa sắc tộc với 2,5 triệu dân gần biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ) có thể trở thành chiến trường sắp tới giữa quân nổi dậy Iraq và liên quân Mỹ-Iraq khi có dấu hiệu rõ ràng lực lượng nổi dậy đang rút từ Fallujah về cố thủ ở nơi này.
    Lại thêm một cơn ác mộng chiến tranh đô thị nữa trong đang chờ người Mỹ ở Mosul?
    Nguyên Duẩn

  5. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    hi hi, bác SNVL vất cha cái bài của VietNam.Net đi. Mỹ chiếm xong Fallujah rồi. CÓ vẻ như các đồng chí du kích đã rút phần lớn lực lượng trước khi Mỹ tiến vào. Theo phía Mỹ, có khoảng 1000. quân du kích bị giết, Mỹ mất 24 chú. Về chiến thuật đánh đường phố, theo tin tình báo, có hàng trăm lính thuỷ mỹ đã tới TelAviv tập luyện với các chuyên gia Israel, những người đã hoạt động rất thành công ở Bờ Tây chống hamas.
    ***********
    U.S. MARINES USES ISRAELI TACTICS IN FALUJA

    BAGHDAD [MENL] -- The U.S. military has employed Israeli urban warfare tactics during the current invasion of the Iraqi city of Faluja.
    U.S. officials said the Army and Marine Corps have employed tactics developed during the Israeli military invasion of West Bank cities in 2002. They said the Israeli methods helped save soldiers and accelerate the advance through Faluja.
    "We have learned a lot regarding urban warfare tactics in the Middle East from our allies," an official said. "Yes, this includes Israel."
    Officials acknowledged that hundreds of officers have trained in Israel over the last two years in urban warfare and counter-insurgency. In September, scores of U.S. officers trained at the Adam urban warfare school northeast of Tel Aviv, a facility that contains a mock Arab village.
    --------------------------------------------------------------------------------

    [​IMG]
    [​IMG]
  6. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
  7. svnl

    svnl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    To kien2476 : chiếm không khó , giữ mới khó . Mosul chiếm được đã lại về tay quân nổi dậy . Bác chú ý con số thương vong nói trên là do phía Mỹ thống kê còn khách quan thì khó ai mà biết được
    Chiến binh Iraq kiểm soát Mosul
    Một chiến binh tại Mosul.
    Hôm qua ( 12/11/2004 ) , chính phủ lâm thời Baghdad phải cứu viện khẩn cấp cho thành phố lớn thứ ba Iraq, nhằm dập tắt cuộc nổi dậy của chiến binh. Cảnh sát Mosul đã bỏ hết các vị trí mà không hề kháng cự.
    Giới chức Mỹ nhận định lực lượng nổi dậy tân công Mosul nhằm ủng hộ cuộc kháng cự ở Fallujah, nơi liên quân mở cuộc tổng tấn công vào du kích.
    Các thường dân Mosul cho biết, cảnh sát hầu như biến mất trên các con đường trong thành phố. Trong khi đó, từng nhóm chiến binh vũ trang bằng súng tự động và súng phóng lựu thì xuất hiện khắp mọi nơi.
    Phản ứng trước sự kiện này, Baghdad quyết định sa thải tư lệnh cảnh sát Mosul sau khi giới chức địa phương báo cáo, lực lượng an ninh đã bỏ vị trí cho chiến binh chiếm đóng mà không kháng cự.
    Các tay súng tại Mosul tấn công vào trụ sở của đảng Liên minh Yêu nước Kurdistan. Ngoài ra họ còn ám sát chỉ huy lực lượng đặc nhiệm chống tội phạm của thành phố, thiếu tướng Mowaffaq Mohammed Dahham.
    Cùng với quyết định cách chức chỉ huy cảnh sát thành phố, chính phủ Iraq tăng viện cho Mosul 4 tiểu đoàn Vệ binh Quốc gia đang đồn trú tại những vị trí gần biên giới Syria và Iran nhằm giành lại các vị trí từ tay chiến binh.
    Các tay súng nổi dậy trên đường phố Mosul.
    Trong khi đó bạo lực tiếp tục gia tăng mạnh trên khắp Iraq, đặc biệt là những vùng có nhiều người Hồi giáo theo hệ phái Sunni. Hôm qua, lực lượng nổi dậy bắn hạ một chiếc trực thăng quân sự Mỹ UH-60 Black Hawk gần Taji, cách Baghdad khoảng 20 km về phía bắc, làm phi hành đoàn 3 người bị thương. Đây là lần thứ ba máy bay Mỹ bị bắn rơi trong tuần này, sau khi 2 chiếc Marine Super Cobras trúng đạn khi tham gia chiến dịch tại Fallujah.
    Còn tại điểm nóng Fallujah, binh sĩ Mỹ đang dồn các chiến binh du kích địa phương vào những góc hẹp ở phía nam thành phố sau 4 ngày tổng tấn công. Trong những ngày giao tranh ác liệt vừa qua có 22 lính Mỹ thiệt mạng và 170 binh sĩ bị thương. Lầu Năm Góc ước tính phía chiến binh có khoảng 600 tay súng chiến binh thiệt mạng.
    Đình Chính (theo Reuters, AP
  8. svnl

    svnl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Thêm tài liệu trên mạng :

    Chiến thuật trong đô thị của quân đội Mỹ

    Dưới đây là sơ lược về chiến thuật đô thị của quân đội Mỹ, chủ yếu dựa vào sức tấn công của xe tăng Bradley.
    - Xe tăng Bradley tiến với tốc độ 70km/h, chở lính bộ binh tới chiến địa, những người này ra khỏi chiến xa khi còn cách đối phương vài chục mét.
    - 4 chiếc Bradley tạo thành một trung đội, mỗi tăng chở một tiểu đội 6 binh sĩ. Trung đội tăng cùng tới một địa điểm, hai tiểu đội binh sĩ ra khỏi xe, tấn công từ phía sau hai chiến xa còn lại.
    - Hai chiếc tăng đầu tiên đứng tại chỗ, với pháo 25 mm sẵn sàng nhả đạn chứa uranium nghèo, có khả năng xuyên thép. Xe tăng Bradley còn được trang bị súng máy hạng nặng và hai tên lửa chống tăng.
    - Hai chiếc Bradley còn lại tiến dần tới mục tiêu, trong khi hai tiểu đội bộ binh chạy song song hai bên. Khi đã tới mục tiêu, nắp tăng bật mở và 12 binh sĩ trên xe xông ra. Cả trung đội sẵn sàng xâm nhập một toà nhà hay kiểm soát một con phố nhỏ.
    - Mỗi binh sĩ mang nhiều loại vũ khí - súng ngắn, tiểu liêu M-16A4 hoặc M-4, súng phóng lựu, hoặc súng máy M-249. Tiểu liên và súng máy đều có kính ngắm laser, có thể nhìn xuyên đêm giúp nhằm trúng mục tiêu.
    - Xe tăng Bradley có hệ thống định ảnh dùng nhiệt, nhằm trúng mục tiêu ở khoảng cách 3.000 yard.
  9. lam3d

    lam3d Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Hihi, nếu sợ o có vũ khí đánh Mỹ, nếu sợ đánh một đồn rồi vài ngày sau sẽ bị chiếm lại đành trở về hầm bí mật tức chiến tranh du kích quanh đi quẩn lại cũng sẽ chẳng thành công. Nếu suy nghĩ như vậy chúng ta chẳng có niềm tin lên chiến khu Cao-Bắc-Lạng chống Pháp trước 45. Sau 45 cũng chẳng dám lên chiến khu Việt Bắc. Vậy là, chỉ khi TQ và nước ngoài cho ta vũ khí năm 50, ta mới có một chút hy vọng, con o vĩnh viễn sẽ là thuộc địa. Du kích Mã lai, du kích, Angieri, du kích Philippine trước 45 và... đều o có vũ khí thì sẽ ra sao?
    Quân chính qui là gì? Ở đâu ra quân chính qui? Khi du kích quân phát triển, lực lượng đông đảo, những người giỏi sẽ là nguồn cung cấp cung cấp cho quân chính qui. Nói quân chính qui cho oai, nếu o có du kích chỉ điểm, cung cấp thông tin, phối hợp chiến trường... thì chút ít quân chính qui đó cũng sẽ nhanh chóng bị đánh tan. Nên hiểu quân chính qui ở đây là lính chủ lực chứ o phải là quân được chính quyền tuyển chính thức vì làm gì có chính quyền.
    Các quân du kích ( tất nhiên có chủ lực) vùng Hồ Nam TQ đã bao nhiêu lần đánh tan quân đội hiện đại của Tưởng. Quân du kích ở chiến khu D, Đồng tháp Mười, Việt Bắc trước khi có vũ khí tốt đã đánh tan bao nhiêu trận càn của TD Pháp.
    Khi o có vũ khí sẽ đánh theo cách o có vũ khí, khi có vũ khí, chiến tranh sẽ tiến theo qui mô lớn hơn, rộng hơn. Thực ra, nếu o có vũ khí LX thì du kích quân ở Phi, Angie, VN, Cu ba... vẫn thành công như thường.
    Du kích quân Iraq hiện đã có vài thành phố làm căn cứ địa. Nếu các căn cứ địa này chống chọi thành công các cuộc tấn công của quân Mỹ hoặc quân Mỹ sợ thiệt hại lớn o dám tấn công thì từ giai đoạn 2 này nó sẽ chuyển sang giai đoạn 3 bao vây, cô lập các thành phố có lính Mỹ khiến Mỹ phải rút. Tất nhiên, nếu thất bại, nó phải đành trở về giai đoạn 1, lúc này chỉ hoàn toàn trông cậy sự ủng hộ của dân chúng.
    Xin lỗi, chỉ người Mỹ và những người theo tư tưởng Mỹ mới nghĩ du kích quân luôn tuyệt vọng, vô ích, chẳng làm được tích sự gì như bác thôi.
  10. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Hihi, nếu sợ o có vũ khí đánh Mỹ, nếu sợ đánh một đồn rồi vài ngày sau sẽ bị chiếm lại đành trở về hầm bí mật tức chiến tranh du kích quanh đi quẩn lại cũng sẽ chẳng thành công. Nếu suy nghĩ như vậy chúng ta chẳng có niềm tin lên chiến khu Cao-Bắc-Lạng chống Pháp trước 45. Sau 45 cũng chẳng dám lên chiến khu Việt Bắc. Vậy là, chỉ khi TQ và nước ngoài cho ta vũ khí năm 50, ta mới có một chút hy vọng, con o vĩnh viễn sẽ là thuộc địa. Du kích Mã lai, du kích, Angieri, du kích Philippine trước 45 và... đều o có vũ khí thì sẽ ra sao?
    Quân chính qui là gì? Ở đâu ra quân chính qui? Khi du kích quân phát triển, lực lượng đông đảo, những người giỏi sẽ là nguồn cung cấp cung cấp cho quân chính qui. Nói quân chính qui cho oai, nếu o có du kích chỉ điểm, cung cấp thông tin, phối hợp chiến trường... thì chút ít quân chính qui đó cũng sẽ nhanh chóng bị đánh tan. Nên hiểu quân chính qui ở đây là lính chủ lực chứ o phải là quân được chính quyền tuyển chính thức vì làm gì có chính quyền.
    Các quân du kích ( tất nhiên có chủ lực) vùng Hồ Nam TQ đã bao nhiêu lần đánh tan quân đội hiện đại của Tưởng. Quân du kích ở chiến khu D, Đồng tháp Mười, Việt Bắc trước khi có vũ khí tốt đã đánh tan bao nhiêu trận càn của TD Pháp.
    Khi o có vũ khí sẽ đánh theo cách o có vũ khí, khi có vũ khí, chiến tranh sẽ tiến theo qui mô lớn hơn, rộng hơn. Thực ra, nếu o có vũ khí LX thì du kích quân ở Phi, Angie, VN, Cu ba... vẫn thành công như thường.
    Du kích quân Iraq hiện đã có vài thành phố làm căn cứ địa. Nếu các căn cứ địa này chống chọi thành công các cuộc tấn công của quân Mỹ hoặc quân Mỹ sợ thiệt hại lớn o dám tấn công thì từ giai đoạn 2 này nó sẽ chuyển sang giai đoạn 3 bao vây, cô lập các thành phố có lính Mỹ khiến Mỹ phải rút. Tất nhiên, nếu thất bại, nó phải đành trở về giai đoạn 1, lúc này chỉ hoàn toàn trông cậy sự ủng hộ của dân chúng.
    Xin lỗi, chỉ người Mỹ và những người theo tư tưởng Mỹ mới nghĩ du kích quân luôn tuyệt vọng, vô ích, chẳng làm được tích sự gì như bác thôi.
    ________________________________
    Đây là chủ đề về chiến tranh Iraq, tôi chỉ so sánh 1 vài điểm khác biệt về Iraq và VN. Nhưng bạn cứ cố kéo tôi vô cuộc tranh cãi không kết thúc về cuộc chiến VN (ỉt ra là trên forum này). Đây là lần cuối cùng tôi trả lời lạc đề với topic. Trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp. Quân Pháp chỉ chiếm được các thành phố nhưng miền quê VN đa phần vẩn nằm trong quyền kiểm soát của chính quyền VNDCCH. Cuộc chiến chống Pháp không phải là cuộc chiến tranh Du Kích mà là cuộc chiến tranh toàn dân, trong đó chiến tranh Du Kích là 1 trong những chiến thuật. Vệ Quốc Quân không phải là du kích mà là lính chính quy, tuy nhiên, lúc đầu thiếu trang bị nên bị người dân hiểu nhầm. Quân chủ lực và quân chính quy, theo tôi, là 1. Chỉ cách xài chử của người miền nam và miền bắc trước 75 thôi. Bạn cần biết rằng những việc bắn tỉa, đặc mìn là những việc của du kích. Còn những trận đánh lớn, từ Ấp Bắc, Đồng Xoài, và những trận lớn khác thì do lực lượng chủ lực (hay chính quy) tham dự. Còn bạn lý luận quân du kích chỉ điểm, cung cấp thông tin là nhân tố quyết định chiến trường thì tôi thấy bạn chắc đang học trung học quá. Nếu tôi là người chỉ huy 1 trận đánh, sau khi hành quân đến nơi gần chiến trường và lên phương án tác chiến. 1 trong những việc quan trọng là nghiên cứu địa hình, tình hình địch. Chợt thấy mấy anh du kích lẩn quẩn bên mấy anh lính của mình, hehehe, sẳn mấy chú du kích biết tình hình địch và địa hình, xài họ, khỏi mất công cho lính mình đi trinh sát, bỏ mạng vô ích. Nói theo kiểu bạn, Lúc ta đánh Campuchia, chắc quân ta bị đánh tan tành hả? Đâu có du kích VN ở bên đó đâu?
    Bạn đưa ra bốn nước VN, Angeria, Phi, và Cuba. Tôi thấy có 3 nước được người khác giúp, đó là VN, Phi và Cuba. VN được giúp đở từ Trung Quốc, Phi được giúp đở của Mỹ chống Nhật và Cuba được giúp đở từ Liên Xô. Angeria thì tôi chưa biết.
    Trở lại Iraq, Du Kích Iraq đă có mấy tháng rãnh tay để tổ chức lực lượng của họ thành những lực lượng chiến đấu hữu hiệu, nhưng họ đã bỏ cơ hôi. Cứ nhìn những toán chiến binh trên đường phố Falluhaj thì biết, hoàn toàn vô tổ chức. Nhìn tấm hình vị trí của khẩu DKZ, nó sẽ bị trực thăng phát hiện và tiêu diệt trước khi có cơ hôi nhìn thấy xe tăng, làm sao có cơ hội bắn? Tôi không nói về tinh thần của họ. Nhưng hy sinh 10-15 người để bắn 1 lính Mỹ thì tội nghiệp (và tội lổi của người lãnh đạo). Làm sao có thể đối mặt với quân Mỹ được trang bị đến tận răng và được huấn luyện kỹ nhất thế giới.

Chia sẻ trang này