1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cùng nhau chia sẻ...

Chủ đề trong 'Huế' bởi rockdream21, 13/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rockdream21

    rockdream21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Đúng roài...trên mấy phim nói về zhuế, người ta ***g tiếng nghe dễ sợ quá...đến dân mình mà cũng cảm thấy ghê nữa huống gì những người khác.Giọng Huế nói ở ngoài nghe dễ thương và hay hơn nhiều..nhỉ?
  2. hidetoshi

    hidetoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    3.585
    Đã được thích:
    0

    Phóng viên VnExpress từ Thừa Thiên - Huế cho biết, mực nước tại các sông Hương và Bồ đều trên báo động 3. Nước tràn vào nội thị nhấn chìm 23 phường xã và khiến thành phố Huế bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Nhiều tuyến đường như Nguyễn Sinh Cung, Bùi Thị Xuân, Lý Nam Đế, Nguyễn Hoàng đã biến thành sông với mức độ ngập từ 0,6 đến 1,4 m. Người dân phải chuyển sang đi lại bằng thuyền.
    4 sinh mạng đã bị lũ cướp đi là cụ Nguyễn Mai, 80 tuổi ở xóm Giồng, xã Thủy An, thành phố Huế; anh Hồ Thắng, 30 tuổi ở xã Phong Sơn, huyện Phong Điền; một người đàn ông ở huyện Phú Lộc và một hành khách ở trên đèo Phước Tượng. Ngoài ra, lũ còn khiến 8 người mất tích. Giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể, quốc lộ 1A qua Thừa Thiên - Huế có 5 đoạn từ km 871+650 đến km 900 bị ngập. Mức độ ngập từ 0,4 m đến 1,4 m khiến giao thông trên tuyến huyết mạch Bắc - Nam bị gián đoạn hoàn toàn. Đường tránh Huế có 6 đoạn bị sạt và xói lở. Đường Hồ Chí Minh tắc giao thông nhiều vị trí từ km 371+250 đến km 420.
    Giao thông ách tắc do mưa lũ.
    Đặc biệt, hôm 25/11 tại đèo Phước Tượng, huyện Phú Lộc nằm trên quốc lộ 1A xảy ra một vụ sạt lở đất làm đổ 1 xe tải. Tuy không có thiệt hại về người, song sự cố này đã làm 300 xe tải ở hai đầu bị ùn lại và đến chiều nay vẫn chưa giải tỏa xong. Tuyến đường sắt qua Thừa Thiên - Huế bị ngập 3 điểm ở La Chữ, Sò Trạch (Phong Điền) và gần ga Hương Thủy. Do đó, các tàu từ phía Nam chạy ra là S2, S4 và E2 hiện phải nằm chờ tại ga Huế. Ở phía Bắc chạy vào có tàu S5, S7 đang chờ ở ga Đông Hà (Quảng Trị). Nhiều khả năng phải sáng mai, đoạn đường sắt từ Huế đi Quảng Trị mới thông.
    Tại Quảng Trị, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Trần Anh Tuấn, cho biết, lũ trên các sông trên địa bàn đã vượt báo động 3 tới gần nửa mét. Nước lũ tràn ngập các huyện vùng trũng như Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, làm ngập khoảng 300 hộ dân và 300 ha hoa màu. Giặc nước đã cưới đi sinh mạng 1 học sinh lớp 1 ở thị xã Đông Hà khi đang trên đường từ trường về nhà. Ngoài ra, có một người lính ở kho quân đội bị lũ cuốn trôi, hiện chưa tìm thấy xác.
    Mưa lũ đã cuốn trôi 1 cây cầu ở xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, 1 cầu phao nhỏ bắc qua nhánh sông Thạch Hãn. Giao thông từ quốc lộ 1A đi về các địa phương dọc theo Triệu Phong, Hải Lăng bị ngập từ 0,6 m đến 1,5 m. Các huyện lộ, tuyến giao thông liên xã của 3 huyện này giờ bị chìm trong biển nước mênh mông. Đường Hồ Chí Minh qua tỉnh bị sạt lở 3 điểm và sáng nay đã khắc phục xong. Về thủy sản, có 3 tàu công suất 30CV neo đậu ở Cửa Tùng bị đứt dây trôi. Tuy nhiên, ngư dân đã vớt được 2 chiếc.
    Hôm qua, 3 xã vùng trũng là Hải Hòa, Hải Lăng, Hải Tân bị lũ cô lập hoàn toàn đã được huyện Hải Lăng cứu đói khẩn cấp mỗi xã 2 tấn gạo. "May chỉ có mưa nên vẫn có thể đi lại bằng xuồng. Nếu có bão thì việc vận chuyển lương thực tiếp tế sẽ rất khó khăn, xã vùng trũng rất nguy kịch", ông Tuấn nói. Điều lo lắng nhất hiện nay của Quảng Trị là đêm nay lũ tiếp tục lên, có thể đạt mức lịch sử năm 1999. Năm đó lũ lớn gây hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, so với 5 năm trước, năm nay lũ không đến bất ngờ mà kéo dài nhiều ngày (hôm nay bước sang ngày thứ 4).
    Tại Quảng Nam, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Truyền, cho biết, từ ngày 22/11 đến hôm nay lượng mưa bình quân trên toàn tỉnh đạt khoảng 150 đến 200 mm, cá biệt như huyện Tiên Phước là 303 mm, Trà Minh 339 mm... Mực nước trên các sông Thu Bồn, Vu Gia hiện dưới báo động 3. Lũ đã gây sạt lở taluy ở một số tuyến đường trên quốc lộ 14A, 14D và tỉnh lộ 604 đi các huyện Thăng Bình và huyện vùng biên giới giáp Lào. Tuy nhiên, ngành giao thông đã khắc phục xong, không gây ách tắc.
    Ông Truyền cho hay, lũ chưa gây ngập lụt trên địa bàn. Một khía cạnh tích cực của cơn lũ này là đã bổ sung nước cho các hồ chứa, vốn đang thấp hơn cùng kỳ năm ngoái tới 1 m.
    Theo Tổng công ty Đường sắt VN, do lũ ngập sâu, từ 17h ngày 25/11, các đoàn tàu trên tuyến Bắc - Nam phải tạm ngưng ở khu vực Huế đến Truồi, thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đến 6h hôm nay, tổng số điểm ngập là 23, tính từ km656 đến km700, cũng thuộc địa phận Huế.
    Đến 11h30 cùng ngày, phía Nam từ Huế vào Đà Nẵng đã thông tàu, nhưng hiện đường ray từ Huế trở ra Quảng Trị vẫn bị ngập sâu. Điểm nặng nhất là ở km656+500 đến km656+700 ngập trên ray 1,1 m. Nguy hiểm nhất là chiều nay, cửa hầm số 9 phía bắc đèo Hải Vân bị sụt đất. Việc khắc phục hậu quả sẽ phải tiến hành trong thời gian dài.
    Trước những sự cố do mưa lũ, hôm nay, Tổng công ty Đường sắt VN quyết định ngưng các đoàn tàu E1, S1, S3 xuất phát từ ga Hà Nội đi TP HCM. Còn ga Sài Gòn chưa thay đổi gì về lịch chạy tàu.
    Trích từ www.vnexpress.net
  3. KIENHSG

    KIENHSG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2002
    Bài viết:
    2.583
    Đã được thích:
    0
    Chà,mùa mưa này muỗi lên nhiều phải khiểp!
    nếu ai có vi tính thì download cái này về,bật lên chống muỗi nghe!
    nhớ phải bật loa,để nó phát ra âm thanh,chương trình này chủ yếu là dùng tần số cao mà người thường ko nghe được,nhưng tụi muỗi lại nghe được nó sợ ko dám bám gần...phạm vi cỡ 2m!
    http://download.thaiware.com/program8/antimos_xp.zip
  4. rockdream21

    rockdream21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ lại bàn đến chuyện sau khi lụt...ở những đường ko có bùn thì ko sao chứ những đường nào mà ko may đọng lại mấy đống..thì sợ kinh khủng.Trời mà mưa thì đường nhầy nhụa, trơn trợt, đi ko khéo thì dễ bị xoè.Còn trời nắng thì oa cha, kinh khủng hơn nữa là bụi, bbụi bay tứ lung tung, bám khắp nơi...nên ở đâu cũng thấy vàng vàng...
  5. hidetoshi

    hidetoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    3.585
    Đã được thích:
    0
    Công nhận lụt thì mấy nhà ở dưới khổ thật đó nhỉ?Mà cũng khó hiểu nhỉ,bị lụt nhiều mà không thấy có cách nào chống lụt hiệu quả cả
  6. Bijou

    Bijou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2004
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà nói như bác Hide thì người Nhật chắc cũng giỏi chống chọi với động đất lắm. Thiên tai thì chịu khó mà khắc phục với giảm thiểu thương đau thôi.
  7. KIENHSG

    KIENHSG Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2002
    Bài viết:
    2.583
    Đã được thích:
    0
    thì Nhật người ta xây nhiều nhà bằng gỗ là để giảm thiểu hư hại đấy thôi! lúc bị động nhà có thể dời nhà dời cửa đi dễ dàng!
    ở Huế thì khắc phục lụt cũng loạn cách đấy mà...hồi xưa Đập Đá tràn là nghĩ,giờ có thêm cầu Vĩ Dạ cao chót vót!
    sông Bến Ngự hồi xưa đất đai lở loét tùm lum,giờ đắp đê cũng ok,...
  8. rockdream21

    rockdream21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Ở Huế mà làm đắp đê thì xấu lắm, làm mất mĩ quan của 2 bên bờ sông hương, chỉ nên làm bờ kè là được rồi,vì hàng năm lụt cũng ko to mấy, trừ năm 99..hic
  9. hidetoshi

    hidetoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    3.585
    Đã được thích:
    0
    Những đứa con chị Mai

    20:06'' 14/12/2004 (GMT+7)


    (VietNamNet) - Cầm 10 triệu đồng của báo điện tử VietNamNet tặng, anh Ái  run run... Bảy đứa con chị Mai sẽ vịn tay vào tình yêu thương để bước trên đường đời. Và lớn hơn tất cả là niềm tự hào về Mẹ. Đó là niềm tin, là nghị lực, là hành trang cho những đứa con của người Mẹ quả cảm và nhân hậu ấy.
    Khi chúng tôi đến đầu xã Phù Hoá (Quảng Trạch, Quảng Bình) cả đoàn đang lơ ngơ chưa biết nhà chị Mai ở đâu thì có mấy đứa trẻ làng chạy ra: "Mấy o chú tìm nhà dì Mai phải không để chúng cháu dẫn đi".



    VietNamNet tặng gia đình chị Trần Thị Mai 10 triệu đồng



    [​IMG]
     
    (VietNamNet) - Hôm qua, UBND và các đoàn thể của xã Phù Hóa (Quảng Trạch) họp thống nhất đề nghị công nhận danh hiệu Anh hùng Lao động cho chị Trần Thị Mai.
    Một dòng sông hoang vắng và bơ phờ sau cơn lũ. Có đứa trẻ đang bế em đứng dưới rặng tre nhìn ra bờ sông. Trên đầu chúng chít khăn tang. Đứa lớn khoảng 12-13 tuổi. Đó là 2 trong số bảy đứa con chị Mai, người phụ nữ đã thiệt mạng khi quên mình cứu người trong cơn lũ ở tỉnh Quảng Bình tháng 11 vừa rồi. Chị Mai rời bảy đứa con của mình vào sáng 26/11/2004. Lúc đó, cơn lũ đã ập đến làng. Chị Mai lao ra  giữa dòng Gianh, nơi có tiếng kêu cứu.
    Bảy người được cứu sống. Còn chị Mai thì không trở về với bảy đứa con của mình. Năm ngày sau, người ta vớt được xác chị ở cửa Hác, nơi cách làng Phù Hoá 15km. Cho đến bây giờ, cả làng Phù Hoá vẫn còn khóc chị.

    [​IMG]

    Nơi chị Mai cứu người rồi mãi mãi không trở về.
    Hai chị em bé Sen vẫn đăm đắm nhìn ra bên bến sông, nơi chiều chiều mẹ của chúng - chị Mai thường cùng con thuyền trở về (khi thì trên thuyền có mấy thúng chắt chắt, khi thì mớ cá nhỏ hoặc vài gánh củi). Bao giờ mẹ của chúng cũng vứt vội mái chèo và nhảy ào xuống đất để ôm đứa bé còn Sen thì lẳng lặng lên thuyền xếp các thứ xuống đất... Gần 20g rồi, Sen, đứa con gái lớn nhất nhà đã phải dỗ những cơn khóc nhớ mẹ của em bằng cách bồng em ra bến sông. Cho đến khi đứa em khô nước mắt và ngủ quên trên vai chị. Lúc đó con chị lại khóc. Đồng nghiệp của chúng tôi cũng nhoè nước mắt khi quay lại cảnh này.
    Trên bàn thờ, nơi đặt tấm ảnh của người phụ nữ trẻ đẹp có nụ cười rất tươi, mấy nén hương vừa mới được thắp thêm. Chiều nào cũng có họ hàng, làng xóm đến để  chồng chị Mai và  mấy đứa trẻ thấy nhà đỡ quạnh.
    Anh Ái, người cha của bảy đứa con mồ côi này năm nay mới 37 tuổi nhưng gầy gò, đau ốm luôn. Mỗi khi có ai đến thắp hương cho vợ, anh lại dụi mặt vào đứa con nhỏ...
    Anh nói, từ khi vợ "đi", đêm đến, mấy đứa nhỏ khóc là anh lại mất ngủ cho tới sáng. Thắp hương cho vợ về là anh cứ ngồi ở bậu cửa thơ thẩn, lúc nhớ lúc quên. Anh nói: "Làng này người ta nói phúc đức ra răng (sao) tui mới lấy được mạ hắn. Mạ hắn đẹp người lại lanh lẹ. Cả làng ai có việc chi (gì) cũng kêu mạ hắn. Rứa là đời tui từ ni (nay) cho đến chết, không có ai bóp chân, bắt chấy cho tui nữa".

    [​IMG]

    Đại diện báo điện tử VietNamNet trao quà cho gia đình chị Mai.
    Chập choạng tối. Bé Sen giao đứa em út cho cha rồi đi vo gạo. Nó thẫn thờ quơ nắm lá dương khô lùa vào bếp - việc mà mẹ nó vẫn làm mọi khi. Thỉnh thoảng nó lại giơ tay quệt nước mắt. Mãi lâu, nồi cơm mới sôi. Bữa cơm được dọn trên nền đất. Hai cái soong to đùng, đen kịt nhọ nồi. Ba đứa nhỡ lặng lẽ ăn. Cái Sen ngồi đầu nồi, chỗ mà mẹ nó vẫn ngồi, vừa xới cơm cho cả nhà, vừa bón cơm cho đứa em trai thứ năm. Còn cha nó thì loay quay với cặp gái út song sinh ba tuổi. Hai đứa nhỏ khóc mãi không chịu ăn.
    Nồi cơm, nồi canh chưa vơi quá nửa, cả nhà đã buông bát. Anh Ái kể: "Từ khi mạ nó đi, tôi không nhớ bữa (không ăn được), nhiều khi nỏ (không) biết mình ăn hay chưa. Mấy đứa nhỏ cũng bỏ bữa luôn. Chẳng bù lúc trước. Mạ (mẹ) hắn cứ than: "Nhà mình ăn như cái thúng không có đáy". Mà cơm canh cũng rứa (thế) thôi. Bữa nào tươi thì có mớ tép, cá liu riu. Dăm ba tuần mới có vài lạng thịt. Mạ hắn nói là nhà mình phải mua một lần vài cân thịt thì ăn mới đã thèm. Mạ hắn từ ngày lấy tui (tôi) đến khi đi, chưa được ăn bữa thịt, bữa cá to mô (nào) cả". Anh Ái nhìn lên ảnh vợ, rồi lại dụi mặt vào đứa nhỏ.

    [​IMG]

    Chồng chị Mai trong cảnh vò võ gà trống nuôi con.
    Mười bốn năm về làm dâu làng này, chị Mai quăng quật cả ngày với con thuyền: chiều cào chắt chắt (hến nhỏ tí như hạt gạo), hái củi; sáng chèo thuyền sang chợ bán. Bảy đứa con quả là cái gánh quá nặng đối với người phụ nữ này. Anh Ái nhìn lên ảnh vợ nghẹn ngào: Cái áo đóng (áo khoác) mạ hắn mặc cho đến khi chết là của ông cậu trong Nam về cho cách đây gần chục năm rồi. Trước khi đi có hai ngày, mạ hắn nói với tui: "Khi mô mà tui may được cái áo đóng cha mấy đứa hè?". Tui nói: " Mình cứ làm ăn dần dần rồi tính chứ làm răng mua bi chừ được". Mạ hắn cười: "Thì ước rứa thôi". Đôi dép rớ mạ hắn đi rách lắm rồi, tui đang nghĩ trong bụng mà chưa nói ra là sẽ mượn bà chị gái 9000 đồng mua cho mạ hắn đôi dép nhựa. Rứa là cả đời, tui vẫn chưa mua được cho vợ đôi dép...
    Ở với nhau 14 năm thì vợ chồng con cái chị Mai đã 13 năm cùng con thuyền lênh đênh trên dòng Gianh. Năm ngoái, cha mẹ và các anh chị em của chị Mai làm kinh tế trong Nam ra cho vay hơn chục triệu làm nhà, họ mới lên bờ. Bếp chưa kịp ấm khói, chị đã trở về với dòng Gianh mãi mãi. Thêm một lý do để cả làng khóc thương người phụ nữ xấu số này.

    [​IMG]

    Gian bếp nguội lạnh trong nhà chị Mai.
    Trong nhà, có lẽ khổ nhất là bé Sen, chị cả của sáu đứa em. Sen mới học hết lớp ba thì phải nghỉ. Em rất ít được ngủ với mạ vì đêm đêm phải theo cha chài lưới trên sông. Năm rồi, khi làm xong nhà, mạ hứa sẽ cào thêm nhiều chắt chắt hơn để cho Sen đi học trở lại. Mẹ không còn nữa, lời hứa theo mạ đi xa và gánh nặng của cái gia đình này trĩu xuống đôi vai bé nhỏ gầy yếu của em.
    Cầm 10 triệu đồng của báo điện tử VietNamNet tặng, anh Ái  run run. Cả đời, rất ít khi anh nhìn thấy tờ tiền 100 ngàn. Anh nói: "Tổng cộng mấy cha con tui đã nhận của mọi người xa gần là 68 triệu nhưng cầm số tiền trực tiếp như thế này thì tui chưa". Những người họ hàng của anh nói số tiền trên đã được gửi vào tiết kiệm để nuôi các cháu dần dần. Còn anh Ái lại  dự định: "Số tiền nớ cứ để cho các con tui sau ni. Còn chừ thì tui còn khoẻ ngày mô tui kiếm cơm cho con tui ngày đó".
    Nghe thế, mấy nữ nhà báo ở đài Truyền hình Quảng Bình ràn rụa nước mắt: "Có lẽ những người có trách nhiệm phải bàn bạc một cách cụ thể để dùng số tiền mà các tổ chức, cá nhân đã gửi về vào việc ăn học cho các cháu. Cứ để thế này thì thảm quá. Không thể để cho các cháu có tiền mà vẫn đói rét. Xã hội sẽ phải có trách nhiệm cho đến khi các cháu trưởng thành".

    [​IMG]

    Hằng ngày, bố con anh Ái vẫn ngóng ra sông.
    Gian bếp và chiếc giường càng quạnh quẽ khi đêm xuống. Hai đứa gái út đã ngủ, mắt vẫn sưng húp vì khóc nhiều. Trên má chúng, những vết nhọ chưa được rửa. Bà Trần Thị Cam, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phù Hoá vừa tới, thấy thế lại sụt sùi: "Mấy ngày rồi, chỗ ni chỗ tê về cho các cháu tiền, chúng tôi cũng yên lòng. Nhưng nỗi đau mồ côi mẹ của các cháu thì không ai bù đắp nổi".
    Sự hi sinh của chị Mai đã được bù đắp. Những đứa con của chị sẽ luôn được sống trong vòng tay ấm áp của những người tốt trong cõi đời này.
    Con đường đi tới đích của những đứa trẻ mồ côi mẹ thường dài gấp đôi người khác. Bảy đứa con chị Mai sẽ vịn tay vào tình yêu thương để bước trên đường đời. Và lớn hơn tất cả là niềm tự hào về Mẹ. Đó là niềm tin, là nghị lực, là hành trang cho những đứa con của người Mẹ quả cảm và nhân hậu ấy.
    Việc làm của chị Mai đã nói với chúng ta rằng: những điều tốt đẹp vẫn đang tồn tại trên cuộc đời này.
    Phù Hoá ngày 13/12/2004
    Trích từ  http://www.vnn.vn/psks/phongsu/2004/12/356239/
  10. langtuphieudu

    langtuphieudu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2004
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    0
    OK!!!!!!!!!!!!!!!!1 Mi nói đúng lắm!!!! Nghe ti vi ngay ca? ngươ?i Huế cufng cươ?i nưfa huống gi? các ngươ?i ti?nh khác!!!!

Chia sẻ trang này