1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÙNG NHAU ĐÓNG GÓP KINH NGHIỆM SỐNG VÀ HỌC TẬP TRÊN ĐẤT KHÁCH QUÊ NGƯỜI

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi bittersweet82, 09/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    CÙNG NHAU ĐÓNG GÓP KINH NGHIỆM SỐNG VÀ HỌC TẬP TRÊN ĐẤT KHÁCH QUÊ NGƯỜI

    Các bác thân mến , hôm nay sau một thời gian nghiên cứu và phỏng vấn các cao thủ trong học đường trên đất khách quê người , tôi đã tự rút ra cho mình một kinh nghiệm và hy vọng sẽ cùng được mọi người cùng chia sẻ kinh nghiệm để chúng ta cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn về mặt tinh thần cũng như trong học tập , giống như một câu trong lời bài hát " cây đàn sinh viên'" của Mỹ Tâm
    "ĐỜI SINH VIÊN SỐNG TRONG TÌNH BẠN THÂN"

    Thật vậy ,nếu bạn lần đầu du học tại các nước có giáo dục đại học hiện đại, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cuộc sống của sinh viên khá lộn xộn trong suốt tháng đầu tiên nhập học. Sinh viên nháo nhào chạy đi ghi tên vào các cua, mua sách, nộp học phí, làm quen với các thiết chế của trường. Dưới đây là một vài kinh nghiệm tham khảo từ những sinh viên có dịp du học ở các nước trở về.

    Đa dạng

    Sự đa đảng về phương pháp giáo dục đại học của họ khiến cho lúc đầu sinh viên cho rằng hình như không có một chương trình đào tạo chuẩn mực, có rất nhiều loại lớp học và không có hai lớp học giống nhau. Không khí lớp học ở các trường đại học tư khác với các trường công, các trường quốc gia không giống các trường địa phương. Mỗi trường có một hệ thống đào tạo của mình.

    Chủ động

    Khi học, bạn không chỉ đơn thuần chấp nhận những gì ông thầy nói, mà chính bạn cũng đang được ông thầy ấy chờ đợi bạn tham gia xây dựng bài học. Họ quan niệm, một buổi học chỉ có thể hình thành và thành công trên cơ sở tham gia của cả thầy lẫn trò, cả hai đóng vai trò ngang nhau. Lúc này thầy chỉ là người hướng dẫn cả lớp thảo luận về đề tài của buổi học. Có những giảng viên tỏ ra thú vị và gật gù tán thưởng khi nhận được những câu hỏi và ý kiến phản biện từ sinh viên, tiếp đến họ yêu cầu sinh viên chứng minh ý kiến ấy và đưa ra giải pháp thực tiễn.

    Cách học này đặc biệt được ứng dụng trong các môn khoa học xã hội và nhân vZn. Tại các lớp về xã hội học hay tâm lý học chẳng hạn, sinh viên thường được giảng viên yêu cầu giải quyết vấn đề, lập kế hoạch nghiên cứu theo từng nhóm ba hoặc bốn người, nhóm này cạnh tranh với nhóm kia, tạo không khí hào hứng. Trong nhóm, bao giờ cũng có một người đóng vai trò phát ngôn để trình bày kết quả làm việc của nhóm mình và trả lời câu hỏi của nhóm khác. Tất cả các thành viên trong nhóm đều cùng làm việc, ngay cả khi bạn không muốn hoặc không quen với cách này. Thầy giáo thường bắt đầu bằng câu nói: "Nào chúng ta cùng ngồi lại với nhau".

    Độc lập

    Việc học là trách nhiệm của sinh viên, bởi vậy giảng viên thường giao cho họ những tài liệu tham khảo khá dài và yêu cầu mang về đọc, tự tìm kiếm thông tin giống như đã làm với các bài học trên lớp. Những ai học vì động cơ lợi ích thúc đẩy chứ không vì điểm số sẽ được đánh giá cao, vì thế ông thầy sẵn sàng cho điểm cao mặc dù sinh viên trả bài không như những gì mình nói trên lớp. Có những bài tập được giao về nhà làm, và không chấm điểm, nhưng sinh viên vẫn được yêu cầu phải hoàn thành tốt.

    Khi giao một đề tài nghiên cứu cho sinh viên, ông thầy thường chờ đợi ở họ sự độc lập làm việc và hoàn thành chỉ với một chút hướng dẫn của thầy. Thầy vẫn sẵn sàng giúp sinh viên, nhưng thích hơn là sự chủ động. Bản thân thầy còn khá nhiều việc phải làm như nghiên cứu, viết sách, hành chính sự vụ, đo đó thời gian dành cho sinh viên mà mình hướng dẫn không nhiều.

    Hệ thống danh dự

    Hệ thống này đòi hỏi sinh viên phải trung thực trong học tập, coi đó là danh dự của mình. Sinh viên không được phép gian dối trong các bài kiểm tra, sao chép tài liệu, trích dẫn ý kiến người khác mà không được họ đồng ý, nhờ người làm hộ bài...

    Vi phạm hệ thống danh dự có thể dân tới việc sinh viên bị đánh trượt trong các kỳ thi, có hồ sơ trong sổ đen được lưu giữ ở máy tính, và nếu tái phạm có thể bị trục xuất khỏi trường. Bản thân sinh viên vi phạm cũng cảm thấy rất xấu hổ với bạn bè.

    Khi sinh viên bắt đầu làm bài thi, thường giáo nên nói: "Tôi trông đợi tất ca các bạn tôn trọng hệ thống danh dự".

    Cạnh tranh

    Quan hệ giữa các sinh viên vừa là cộng tác, vừa là cạnh tranh. Một số lớp học sử dụng cách xếp hạng sinh viên theo Top 10 hoặc Top 5, nên ở những lớp này sinh viên thường miễn cưỡng chia sẻ các ghi chép về bài giải hoặc thông tin. Thứ hạng bằng tốt nghiệp của sinh viên ảnh hưởng rất lớn đến công việc và thu nhập sau này, nên tính cạnh tranh càng cao. Trong hệ thống các trường cũng luôn cạnh tranh thứ tự trong bảng xếp hạng các trường Đại học.

    Quan hệ thầy trò

    Người ta tin rằng, môi trường thân mật và thư giãn của lớp học có lợi cho việc học của sinh viên và tạo hiệu quả sáng tạo tối đa. Vì thế sinh viên thường có quan hệ bình đẳng và thân thiện với giảng viên. Ngoài giờ học, họ có thể mời nhau uống cà phế, chơi thể thao, thiết lập những mối quan hệ xã hội bên ngoài giảng đường. Chính điều đó đã làm một số sinh viên ta nhầm tưởng là có thể bê nguyên vẹn những quan hê bên ngoài này vào lớp học, để rồi thất vong khi thấy ông thầy dường như đổi khác. Ông thầy vừa uống cà phê với mình ngoài hiệu nhưng ngay sau đó lại đòi hỏi một bài kiểm tra có chất lượng. Thực tế, thầy vẫn là thầy khi ở trong lớp với những giới hạn không thể vượt qua. Với họ, xã hội là xã hội và lớp học là lớp học. Điều cần nhớ ở đây là mối quan hệ phụ thuộc vào hoàn cảnh, sinh viên phải biết tự điều chỉnh cho phù hợp.
    Mong các bác hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những người sinh viên còn chân ướt chân ráo như chúng tôi !!!!!!!!!!!!!! Xin chân thành cảm ơn các bác



    THÀ ĐỔ MỒ HÔI TRÊN THAO TRƯỜNG CÒN HƠN ĐỔ MÁU TRÊN CHIẾN TRƯỜNG
  2. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Các bác thân mến! Nhiều bạn ở Việt Nam muốn đi học đại học ở Pháp thường bZn khoZn về một vấn đề đơn giản những không biết tìm lời giải ở đâu, đó là về bằng cấp các loại, từ trung học phổ thông (THPT) cho đến bằng ĐH và so sánh giữa hai nước Việt Nam và Pháp ra sao?
    Giáo dục phổ thông của Pháp bao gồm 12 nZm học, cũng chia làm 3 cấp (Primaire 5 nZm, Collège 4 nZm và Lycée 3 nZm). Tên gọi của các lớp thì ngược lại với Việt Nam (về số thứ tự). Ví dụ ở Việt Nam, hết lớp 6 thì lên lớp 7, lớp 8... còn ở Pháp hết lớp 6 là đến lớp 5, lớp 4 (mà Việt kiều ở Pháp hay gọi theo kiểu cũ là lớp đệ tam, đệ nhị, đệ nhất). Trường Collège bao gồm từ lớp 6 đến lớp 3 và trường Lycée (THPT) bắt đầu từ đệ nhị (tương đương lớp 10 ở Việt Nam), rồi đến đệ nhất (lớp 11 ) và nZm cuối cùng gọi là terminal. Thi đỗ lớp terminal sẽ được nhận bằng Bacalauréat (tú tài) mà ở Pháp hay gọi tắt là Bac.
    Khác với ở Việt Nam, THPT Pháp được chia theo chuyên ngành, do vậy mới có các loại bằng là Bac S (Science: chuyên về Khoa học), Bac L (Litérature: VZn chương)... Nếu bạn cần phải khai hồ sơ để học ĐH ở Pháp, về loại bằng THPT của bạn thì hay khai là Bac G (Général: Đại cương).
    Một điểm khác biệt nữa là ở Pháp thì đầu ra rất khó so với đầu vào. Vùng Lorraine ở miền Đông nước Pháp, mùa hè nZm 2000 vừa qua đã rất tư hào là đã đạt tỷ lệ 60% thi đỗ PTTH, trong số hơn 200.000 HS lớp cuối cấp (terminal) dự thi mà "chỉ có" 80.000 HS thi trượt, không được nhân Bac; tỷ lệ thi đỗ vào loại cao so với mặt bằng chung của Pháp là xấp xỉ 50%
    Nhưng chính vì đầu ra khó khZn như vậy nên đầu vào ĐH lại rất dễ, hầu hết các trường ĐH của Pháp, ngoài vùng Pari, cứ có bằng Bac là được chấp nhận trở thành SV, không cần phải thi vào (trừ một vài trường danh tiếng, được gọi là Grand école, do có quá nhiều người đắng ký nên phải thi tuyển). Và như vậy cũng là rất dễ cho các SV nước ngoài như Việt Nam, chỉ cần có bằng THPT là đã được xét hồ sơ, không cần phải thi vào.
    Không giống như đi học ĐH ở Mỹ hoặc nhiều nước khác, SV nước ngoài muốn theo học trường ĐH của Pháp thì chỉ có một con đường duy nhất là đi qua ĐSQ Pháp (bất kể có loại học bổng nào hay tự túc hoàn toàn). Vì hầu hết các trường của Pháp thuộc sự quản lý của chính phủ, nên họ "giao khoán" cho đại diện của chính phủ Pháp ở nước ngoài - ĐSQ Pháp - làm nhiệm vụ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; kiểm tra trình độ ngoại ngữ, tình hình tài chính,... Các bằng mà các trường ĐH của Pháp sẵn sàng chấp nhận vào học cấp ĐH, thì bằng của Việt Nam được ghi là "Trung học phổ thông". Nếu bằng của bạn ghi là "Bổ túc VZn hoá" hoặc ghi theo kiểu ngày xưa "Bằng Tốt nghiệp Phổ thông" thì có thể một số trường Pháp sẽ không xem xét, vì họ chỉ tin vào chữ "Trung Học Phổ Thông" mà ĐSQ Pháp đã cung cấp cho họ.
    Sau hại nZm đầu học ĐH (gọi là premier cycle - tức vòng 1 ), bạn sẽ phải dự thi để lấy bằng DEUG (tương đương với Việt Nam là Đại học đai cương) hay còn gọi là "Bac + 2". Cũng như ở các cấp khác, tỷ lệ thi đỗ để lấy bằng DEUG này là khoảng 30-40%. ở Pháp có rất nhiều người chỉ có bằng DEUG mà đã đi làm, một phần vì bằng DEUG được số lớn các công ty coi là đủ tiêu chuẩn làm việc, nhưng một phần vì số người có bằng DEUG nhưng không thể thi lấy các bằng tiếp theo là quá nhiều. Hai nZm tiếp theo (Vòng 2 - 2è cycle) bạn sẽ phải thi lấy bằng Maitrise (Bac + 4), tương đương ĐH của Việt Nam. Như đã nói, đầu ra rất ngặt nghèo, nếu bạn đạt được bằng Maitrise thì xứng đáng được "ngả mũ kính chào" rồi đấy, vì tỷ lệ có được bằng "Bac + 4" sau 4 nZm học là vào khoảng 20% số người vào ĐH ban đầu, còn lại nhiều người phải mất 5-7 nZm và hơn một nửa "có thi mà không có bằng". (Nói vậy thôi chứ hầu hết SV Việt Nam theo học ĐH ở Pháp đều có bằng tốt nghiệp - người Việt mình siêu lắm).
    Nếu sau đó bạn còn đủ nghị lực (chống lại sự cô đơn xa nhà và sự thèm được Zn các món Zn Việt Nam... ) và còn đủ khả nZng tài chính nữa, thi học tiếp Vòng 3 (3è Cycle) là 1 hoặc 2 nZm nữa, tuỳ theo chuyên ngành, và sẽ thi lấy bằng DEA hoặc DESS, "Bac + 5 + 6" (tương đương với Thạc sĩ của Việt Nam).
    Những bạn đã tốt nghiệp ĐH ở Việt Nam muốn đi học cao học ở Pháp thì có thể đZng ký xin học 3è Cycle (vòng 3) nhưng thông thường, nếu đZng ký học 1 nZm để lấy bằng Maitrise rồi sau đó mới học Vòng 3 thì dễ được chấp nhận hơn. Nguyên nhân rất đơn giản là, trong khi bằng trung học phổ thông của Việt Nam được coi là tương đương với bằng "Bac" cua Pháp, thì bằng ĐH cua Việt Nam lại chưa được các trường ĐH Pháp chấp nhận tương đương. Rồi sau đó cứ lên nữa, lên nữa, lên mãi, hình như chẳng bao giờ lên được đến đỉnh cả.
    THÀ ĐỔ MỒ HÔI TRÊN THAO TRƯỜNG CÒN HƠN ĐỔ MÁU TRÊN CHIẾN TRƯỜNG

Chia sẻ trang này